Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Từ vấn đề “nhà nước phong kiến” Trung Hoa tìm hiểu mối quan hệ “phong – kiến” ở Việt Nam thời trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.75 KB, 9 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 153-161
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0037

TỪ VẤN ĐỀ “NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN” TRUNG HOA TÌM HIỂU
MỐI QUAN HỆ “PHONG – KIẾN” Ở VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
Phạm Hoàng Mạnh Hà
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Tóm tắt. Tổ chức nhà nước Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có phải phong kiến (?) là
vấn đề được tranh luận, bàn thảo rất nhiều trên các diễn đàn học thuật từ gần một thế kỉ
trước. Về đại thể, khi tìm hiểu về đặc trưng nhà nước phong kiến, các nhà nghiên cứu đã
giải thích bằng ba biểu hiện: “phong bang (hoặc phong thổ) - kiến chế (hoặc kiến quốc),
“phong tước - kiến địa” và mô hình phong kiến được dịch từ thuật ngữ “féodalité” của
phương Tây. Giữa “féodalité phương Tây” và “phong kiến Trung Hoa” (bao gồm cả
“phong bang - kiến chế” và “phong tước - kiến địa”) dẫu có một số khác biệt về biểu hiện,
về thời điểm xuất hiện, kết thúc, đặc biệt là quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất… nhưng
cả ba thể chế chính trị này đều có chung “mẫu số” là đất phong (hay lãnh địa riêng). Qua
một số trường hợp điển hình, chúng tôi nhận thấy, ở Việt Nam, việc phong tước diễn ra rất
phổ biến suốt thời Trung đại nhưng không đi kèm với “phong bang” hay “kiến địa”. Những
vùng đất được ban thưởng cho mỗi cá nhân thực chất chỉ là “lộc điền”, “lộc thổ”. Trên cơ
sở so sánh đối chiếu bước đầu, chúng tôi cho rằng tổ chức nhà nước Việt Nam thời Trung
đại không tương đồng với nội hàm các khái niệm đã nêu.
Từ khóa: nhà nước phong kiến, tước vị, đất phong.

1. Mở đầu
Tổ chức nhà nước Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có phải phong kiến (?) là vấn đề
được tranh luận, bàn thảo rất nhiều trên các diễn đàn học thuật từ gần một thế kỉ trước. Năm
1934, trong một chuyên luận, tác giả Phan Khôi đã thống kê một số mệnh đề như: “Người mình
chịu áp bách dưới chế độ phong kiến mấy ngàn năm”, “Ngày nay chúng ta bắt đầu thoát ly khỏi


chế độ phong kiến” và đặt câu hỏi: “Lịch sử nước ta từ xưa đến nay chưa hề có chế độ phong
kiến, thì người mình bởi đâu chịu nó áp bách, chúng ta ngày nay việc gì phải thoát ly?” [1;5-6].
Tuy vậy, nhiều thập kỉ sau đó, hình thái kinh tế xã hội Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến nhà
Nguyễn vẫn được gọi tên là “chế độ phong kiến”. Theo Nguyễn Thừa Hỷ, mô hình này tiếp thu
của Trung Hoa nhưng “được chỉnh sửa, đẽo gọt, thu nhỏ kích cỡ cho phù hợp với những điều
kiện cụ thể, đặc thù của lịch sử, xã hội Việt Nam”. Tác giả gọi là “Phong kiến kiểu Việt Nam”
đồng thời chỉ ra không ít độ chênh giữa “phiên bản” và “nguyên bản” [2;12]. Hướng tư duy này,
theo Phan Huy Lê thì bởi “đây là thời kỳ Sử học hiện đại xây dựng trên hệ tư tưởng Mácxít
đang hình thành và trong vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử” [3;13]. Phải chăng vì thế mà bộ Giáo trình Lịch sử Việt Nam phát
hành cuối thập niên 50 - nửa đầu thập niên 60 thế kỉ trước được đặt tên là “Lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam”; gồm 3 tập, tương ứng với ba giai đoạn phát triển: Thời kỳ hình thành và
Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020.
Tác giả liên hệ: Phạm Hoàng Mạnh Hà. Địa chỉ e-mail:

153


Phạm Hoàng Mạnh Hà

bước đầu phát triển (đầu thế kỉ II Tr.CN đến đầu thế kỉ XV), Thời kỳ phát triển cực thịnh (từ
đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI), Thời kỳ khủng khoảng và suy vong (từ thế kỉ XVI đến giữa
thế kỉ XIX).
Những năm gần đây, thuật nhà “nhà nước phong kiến Việt Nam” đã được nhận thức lại.
Trong các nghiên cứu đương đại, khái niệm “nhà nước quân chủ” bắt đầu phổ biến mà điển hình
là cuốn Tổ chức bộ máy nhà nước Quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) của Nguyễn
Minh Tường [4] như một cách “ngầm phủ nhận” mô hình phong kiến trong lịch sử Việt Nam
thời Trung đại. Dưới góc nhìn đổi mới, Nguyễn Thừa Hỷ nêu khái niệm “hệ hình quân chủ quan
liêu” mà thời Lê Sơ được xem là “chuẩn hệ hình” [5;7]. Tuy nhiên, quan điểm “nhà nước phong
kiến Việt Nam” vẫn xuất hiện rải rác trên truyền thông cùng một số tạp chí khoa học. Chẳng hạn

như bài viết “Chế độ đãi ngộ của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với giám sinh Quốc tử
giám từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX” [6;77].
Xin góp một số ý kiến về chủ đề này.

2. Nội dung nghiên cứu
Có rất nhiều cách giải thích về khái niệm phong kiến, trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin
giới hạn trong bốn cách thức tổ chức dưới đây (theo chúng tôi là phổ biến nhất đến thời điểm
hiện tại).

2.1. Chế độ “phong bang kiến quốc” (hay “phong thổ kiến chế”)
Về khái niệm: Theo nhà nghiên cứu người Trung Quốc Lý Căn Bàn: Ý nghĩa ban đầu của
“phong kiến” là “phong thổ kiến chế”, “phong bang kiến quốc”, phong kiến quy mô lớn thực sự
phát sinh vào những năm đầu thời Tây Chu. (Hán văn: 中 国 古 代 “封 建” 的 原 始 意 义 是
封 土 建 制、封 邦 建 国,大 规 模 “封 建” 的 事 实 发 生 在 西 周 建 国 初 年). Lý Căn
Bàn cho biết thêm: Trong giáp cốt văn ghi chép đã có chữ “phong”, là hình tượng trồng cây trên
gò đất (Hán văn: 是 在 土 堆 上 种 树 的 象 形), một cách đánh dấu cột mốc phân chia đất đai.
Học giả nổi tiếng Liễu Tông Nguyên (Trung Quốc) trong “Phong kiến luận” cung cấp thêm
thông tin: Thuở nguyên sơ, khi con người liên kết để ứng phó với thiên nhiên đã hình thành
quyền lực cho một số cá nhân, nhằm đẩy lùi phân tranh cục bộ, người ra đã “đặt cột mốc phân
chia đất đai”. Đến thời Tây Chu, khi đế vương kiến lập nước chư hầu trong phạm vi thế lực của
mình, đã thiết lập địa giới, đặt cột mốc đồng thời thiết lập những quy định pháp luật. Mô hình
này mặc dù bắt đầu diễn ra ở thời Tây Chu nhưng biểu đạt cụ thể, rõ ràng nhất vào thời Xuân
Thu [7;147].
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng hiểu “phong kiến” theo nghĩa này. Theo Lê Văn
Hòe, “phong” là đắp bờ, đắp thành xung quanh; đất đai của các nước chưa hầu đều có đắp thành
(…) nên lãnh thổ của chư hầu gọi là “phong”; “kiến” nghĩa là lập, là dựng; kiến được hiểu theo
nghĩa “kiến ấp” là “lập thành ấp”. Tác giả Tầm nguyên Từ điển khẳng định: “Thời có các nước
chưa hầu gọi là thời phong kiến”. “Phong kiến nghĩa là cho đất để lập thành nước chư hầu”
[8;206-207]. Đồng quan điểm, hai tác giả Nguyễn Bá Hưng, Nguyễn Hải Long đưa ra cách hiểu:
Kiến là dựng nên, lập nên; chế độ phong kiến là “chế độ do vua cai trị, đất được phong rồi dựng

nên nước” [9;469]. Tương tự như vậy là nhận định của Phan Khôi: Thiên tử phong cho các con,
em, cháu, mỗi người một phần đất, gọi là chư hầu, ấy tức là cái chế độ phong kiến bắt đầu có!
[1;5-6].
Cách thức tổ chức: theo Phan Khôi: “Các bực bá giả khi chinh phục và thống nhứt (thống
nhất) được một nước rồi, lên ngôi vua, tự xưng là thiên tử, và phong cho các con, em, cháu, mỗi
người một phần đất bởi trong nước ấy chia ra, cũng làm vua, mà gọi là chư hầu” [1;5-6]. Tác giả
cũng thống kê và phân loại chư hầu thành hai nhóm đối tượng: chư hầu đồng tính (cùng họ) và
154


Từ vấn đề “nhà nước phong kiến” Trung Hoa tìm hiểu mối quan hệ “phong - kiến”…

chư hầu dị tính (khác họ). Trên vùng đất được phân phong, quyền lợi và nghĩa vụ của chư hầu
với “thiên tử” về cơ bản nằm trong bốn tiêu chí/ đặc điểm: Được hưởng thuế trên vùng đất
phong; hàng năm phải cống nạp; với những việc lớn phải bẩm báo với “thiên tử” và khi có giặc
phải xuất binh giúp “thiên tử” đánh dẹp. Mô hình này này bắt đầu xuất hiện “trước Giáng sanh
(tức trước Công nguyên) vài ba ngàn năm”… trải qua Đường, Ngu, Hạ, Thương, Châu (nhà
Chu), ngót hai ngàn năm [1;5-6]....
Nguyễn Hiến Lê cũng giới hạn thời điểm xuất hiện nhà nước phong kiến Trung Hoa ở thời
Tây Chu, “Vua nhà Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu
gọi là “phong kiến thân thích” [10]. Nói cách khác, phong bang kiến quốc là cách thức tổ chức
quốc gia theo mô hình Thiên tử - Chư hầu. “Thiên tử” gần như không can thiệp vào tình hình
nội trị của chư hầu quốc.
Thời điểm và dấu hiệu kết thúc: Đại đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng, khi nhà nước
Trung Hoa cổ đại không “phong đất” đồng nghĩa với thời điểm sụp đổ của chế độ này. Lý Căn
Bàn khẳng định: 封 建 制 度 春 秋 战 国 之 际 开 始 逐 步 瓦 解,秦 统 一 全 面 实 行 郡 县
制,取 代 了 西 周 以 来 的 封 建 制 - Tạm dịch: chế độ phong kiến thời Xuân thu Chiến quốc
bắt đầu từng bước tan rã, Tần (Thủy Hoàng) thống nhất toàn diện, thực hành “chế độ quận,
huyện”, thay thế chế độ phong kiến từ thời Tây Chu [7;147].
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng cho rằng “chế độ quận huyện” đã đặt dấu chấm hết cho

hình thức phong bang kiến quốc. Theo Phan Khôi, Nguyễn Hiến Lê: Sự kiện Tần Thủy Hoàng
chia quốc gia thành các quận, huyện, trực tiếp cai trị đất nước, thông qua “trung gian” là đội ngũ
quan lại đứng đầu địa phương chính là thời điểm chấm dứt hình thái nhà nước phong kiến (ở
Trung Hoa), “thiên tử đặt quan cai trị” [1;5-6], [10].

2.2 Chế độ “phong tước - kiến địa”
Nội hàm khái niệm: “Phong kiến” được hiểu theo nghĩa hai từ riêng biệt: Phong = phong
tước (封 爵), Kiến = kiến địa (建 地). Nguyễn Minh Tường dẫn Từ nguyên giải thích: Phong
kiến (thời Tây Chu) tức “Vương giả dĩ tước, thổ dữ nhân dã”, có nghĩa: Bậc vương giả lấy tước
vị và đất đai phong cho người khác [11]. Tương tự như vậy, Nguyễn Hiến Lê hiểu “phong
kiến” cấu thành bởi hai yếu tố: phong tước và kiếnTheo tư liệu khảo sát thực địa của
chúng tôi thì khoảng cách từ Băng Sơn đến Nga Mi chỉ khoảng hơn chục km, không thể lên tới
“nghìn dặm” như ghi chép của chính sử).
157


Phạm Hoàng Mạnh Hà

Điền trang, thái ấp của quý tộc nhà Trần: bắt đầu xuất hiện từ năm 1266, gắn với sự kiện
“tháng 10, (vua Trần) xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân
phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang”.
Đại Việt sử ký toàn thư khẳng định: Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy! [18;172].
Nguyễn Thị Phương Chi trong những nghiên cứu về điền trang, thái ấp thời Trần đã thống
kê được 15 thái ấp, đồng thời đưa ra 4 căn cứ để chứng minh “quy mô thái ấp là rộng lớn” [19].
Tác giả cũng chỉ rõ: Thái ấp là “loại hình ruộng đất đã thuần thục” thuộc “sở hữu nhà nước” (tác
giả nhấn mạnh). Còn điền trang là “loại ruộng đất khẩn hoang”; phò mã, công chúa, cung tần
đều có thể mộ dân tạo lập và khai thác. Nói cách khác, cả thái ấp lẫn điền trang đều là loại hình
tư liệu sản xuất do triều đình quản lý nên cũng không thể xem là “đất phong”.
2.5.2. Ở hình thức phong tước - kiến địa
Trên thực tế, những dẫn chứng được đề cập ở giai đoạn Lý - Trần (Lê Phụng Hiểu và quý

tộc nhà Trần) đều có thể minh họa cho mô hình này bởi họ đều được phong tước (Lê Phụng
Hiểu tước Hầu, quý tộc nhà Trần đều được phong Vương tước, Hầu tước) nhưng để tường minh
hơn nữa, chúng tôi xin dẫn chứng một số trường hợp sau đây.
Trước hết phải thấy rằng, cũng như Trung Hoa, việc ban phong tước vị với các triều đại
Việt Nam thời Trung đại diễn ra rất phổ biến. Thời nhà Lý, lấy tước Vương, tước Công đứng
đầu các thân (thân tộc của vua) huân (người có công lớn)… ngoài ra thì phong tước Hầu (như
Đào Cam Mộc được phong Tín Nghĩa hầu). Thời Trần, lớp tôn thất được phong tước Vương
hoặc tước Quận vương… quan văn - võ thì có các bậc Quốc công, Thượng hầu, Quan nội hầu,
Quan phục hầu, Khai huyện bá… [20; 627-628].
Việc phong tước cho quan lại, hoàng tộc tiếp tục được triển khai dưới thời Lê Sơ. Sắc dụ
hiệu định quan chế Hoàng triều năm 1470 thời Lê Sơ chế đặt hai hệ thống tước vị. Theo sự cận viễn của huyết thống mà hoàng thất được phong: Thân Vương, Thân Tự vương, Công tước, Hầu
tước, Bá tước, Tử tước, Nam tước (7 cấp). Theo công lao mà huân thần được phong: Quốc công,
Quận công, Hầu tước, Bá tước (4 cấp) [21]. Sử liệu còn cung cấp nhiều thông tin liên quan đến
tước hiệu, hệ thống tước phong ở các giai đoạn sau như đời vua Lê Anh Tông (niên hiệu Thiên
Hựu 1556 - 1557), năm Quang Hưng thứ 18 (năm 1595) đời vua Lê Thế Tông, niên hiệu Chính
Hòa (1680 - 1705) đời vua Lê Hy Tông… [20; 630-631] cũng như giai đoạn “tiền Thực dân”
(thời Nguyễn). Tuy nhiên, “phong tước” liệu có đi kèm với “kiến địa”?
Xét trường hợp Việt Quốc công Lý Thường Kiệt: Sự kiện vị Thái úy nhà Lý được phong
Việt Quốc công thể hiện trong khá nhiều tư liệu. Văn bia tại đền thờ Lý Thường Kiệt (xã Hà
Ngọc - huyện Hà Trung - Thanh Hóa) của tác giả Nhữ Bá Sỹ khẳng định: Ông là một tướng tài
nhiều mưu lược, phụng thờ ba triều Lý, công lao to lớn, nổi bật trong hàng tả hữu quan tướng
trong triều, vua nhớ công lớn mà trao tặng chức Thái úy Bình chương sự, tước Việt Quốc công,
thực ấp vạn hộ, thực phong tứ thiên hộ [22; 27-28]. Văn bia cho biết thêm: Giữa niên hiệu Thần
Vũ (1069 - 1072)… nhà vua gia phong Lý Thường Kiệt làm Thiên tử nghĩa đệ, đồng thời cử
ông vào Ái Châu, quận Cửu Chân trấn Thanh Hóa trông coi việc quân.
Song, với Thanh Hóa, dẫu Lý Thường Kiệt giữ cương vị Tổng trấn trong suốt 19 năm
nhưng vùng đất này vẫn thuộc quyền quản lý của nhà Lý. Ông không có quyền “kiến địa” mà
chỉ là một quan chức theo dạng “biệt phái”, đến năm 1101 lại được triệu hồi về triều. Quyền lợi,
đãi ngộ của ông ở xứ Thanh chỉ là “thực ấp vạn hộ, thực phong tứ thiên hộ” giống như chế độ
thực ấp trong quan chế nhà Đường (Trung Hoa) mà chúng tôi đã đề cập.

Lớp quan lại, quý tộc thời Lê Thánh Tông: Đây là trường hợp rất đặc biệt trong lịch sử tước
chế Đại Việt. Nếu như giai đoạn trước Lê Sơ, định chế phong tước còn tản mạn, rời rạc trong
thư tịch thì đến Thánh Tông Thuần Hoàng đế, điển chế đã tương đối rõ ràng.
Sắc dụ năm Hồng Đức thứ hai cho biết: Vương chế hoàng thất lấy phủ, huyện làm hiệu.
Thân vương dùng một chữ (nhất tự Vương), Thân Tự vương dùng hai chữ (nhị tự vương). Tương
158


Từ vấn đề “nhà nước phong kiến” Trung Hoa tìm hiểu mối quan hệ “phong - kiến”…

tự như vậy, tước chế huân thần cũng lấy địa danh đặt hiệu. Quốc công lấy phủ làm hiệu; Quận
công lấy huyện làm hiệu; Hầu tước, Bá tước lấy xã làm hiệu [21;369-371]. Đối chiếu với bản đồ
hành chính nước Đại Việt đương thời (53 phủ, 180 huyện, 50 châu, 3 hương, 83 phường, 1184
xã), có thể nhận thấy những tước phong kể trên biểu thị cho các vùng đất sau: Kiến vương - phủ
Kiến Xương, Thường Quốc công - phủ Thường Tín, Sùng Quận công - huyện Sùng An, Văn
Chấn hầu - xã Văn Chấn…
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vương hiệu như Lương vương (Lê Thuyên), Đường Vương
(Lê Cảo), Kinh Vương (Lê Kiến) [18; 542] mà đối sánh với 53 phủ thời Hồng Đức không tìm
thấy địa danh tương ứng. Điều này cho thấy, việc đặt hiệu cho người được phong tước (tước
hiệu) không nhất thiết phải theo địa danh hành chính đã thiết lập trên thực tế.
Quan trọng hơn, tước hiệu không hề đồng nghĩa với vùng đất thực trị. Cải cách hành chính
thời Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 xứ Thừa tuyên, dưới Thừa tuyên là phủ. Như đã nói,
Thân Vương lấy phủ đặt hiệu nhưng không tìm được, dù chỉ một Thân vương nhà Lê Sơ từng
giữ chức Tri phủ. Tước chế huân thần cũng vậy! Chẳng hạn như Nguyễn Xí, ông được phong
tước Quỳ Quận Công năm đầu niên hiệu Quang Thuận (năm 1460). Chữ “Quỳ” đặt theo địa
danh phủ Quỳ Châu - Nghệ An [23;tr.988]. Tuy nhiên, quản lý hành chính ở Quỳ Châu lúc này
là do thổ quan cai trị [24;tr.146]. Nói cách khác, nhưng Kiến vương, Thường Quốc công, Sùng
Quận công, Quỳ Quận công, Văn Chấn hầu chỉ là “đất phong ảo”, không phải vùng địa lý theo
nghĩa “kiến địa”.
Có thể kiểm chứng bằng trường hợp Tùng Thiện vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm thời

Nguyễn. Các lần gia phong, thăng tước cho ông đều lấy đất Tùng Thiện - tỉnh Sơn Tây (cũ) làm
hiệu: Tùng Quốc công (從國公 - năm 1839), Tùng Thiện công (從善公 - năm 1854). Tuy nhiên,
Nguyễn Phúc Miên Thẩm là quan tại triều, không hưởng hoa lợi ở huyện Tùng Thiện [1;6].
Như vậy, dẫu là nhà Lý, nhà Lê hay nhà Nguyễn thì thể chế chính trị các triều đại vẫn chỉ
có “phong tước” chứ không có “kiến địa”.
2.5.3. Với mô hình “feudalism”
Đây là mô hình vận hành theo phương thức lãnh địa cha truyền con nối. Tuy nhiên, khi
không tồn tại khái niệm “kiến quốc”, “kiến địa”, cũng có nghĩa hình thức này không xuất hiện
trong suốt giai đoạn lịch sử Trung đại Việt Nam. Sự truyền thừa - tiếp nối có chăng chỉ biểu
hiện trên phương diện tập tước (không có “lãnh địa” để tiếp quản). Đơn cử như chính Việt Quốc
công Lý Thường Kiệt, “bia Nhữ Bá Sỹ” tại đền thờ vị Thái úy nhà Lý cho biết: sau khi qua đời,
vì không có con trai nối dõi nên nhà Lý cho em trai là Thường Hiến “nối tước hầu” [22;25].
Một dẫn chứng khác là những diễn biến lịch sử cuối thế kỉ XVI (nhà Hậu Lê), sau khi giúp
vua Lê khôi phục kinh đô Thăng Long, Trịnh Tùng được vua Lê Thế Tông tấn phong tước Bình
An vương và được thế truyền vương vị.

3. Kết luận
Không khó để nhận thấy, giữa “feudalism phương Tây” và “phong kiến Trung Hoa” (bao
gồm cả “phong bang - kiến chế” và “phong tước - kiến địa”) dẫu có một số khác biệt về biểu
hiện, về thời điểm xuất hiện, kết thúc, đặc biệt là quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất… nhưng
cả ba thể chế chính trị này đều có chung đặc điểm là đất phong (hay lãnh địa riêng). Đó là mô
hình nhiều “tiểu quốc” trong một “đại quốc”. Trong từng “tiểu quốc”, người đứng đầu có quyền
tự chủ/ tự trị rất lớn… So sánh với nhà nước Việt Nam thời Trung đại, việc phong tước cho
công thần, hoàng tộc được áp dụng rất phổ biến nhưng chưa tìm thấy thông tin về việc “phong
đất”, “kiến địa”.
Tổ chức nhà nước thời Đường (Trung Hoa) là cột mốc rất quan trọng (quý tộc được phong
tước không còn được chia đất), rất có thể các triều đại quân chủ Việt Nam đã tham bác và áp
159



Phạm Hoàng Mạnh Hà

dụng mô hình này. Những vùng đất mà các vị đế vương Đại Việt cấp cho quý tộc, đại thần chỉ
mang ý nghĩa “lộc điền”, “lộc thổ” - hoàn toàn đối lập với những đặc điểm cấu thành nhà nước
phong kiến Trung Hoa cổ đại cũng như “féodalité phương Tây”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Khôi, 1934. Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến. Phụ nữ tân văn, Sài
Gòn, số 268 (29 Novembre 1934), tr.5-6.
[2] Nguyễn Thừa Hỷ, 2006. Lại bàn về chế độ phong kiến Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử, số 9 (365), tr.12.
[3] Phan Huy Lê, 2008. Báo cáo đề dẫn trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Nxb Thế Giới, Hà
Nội, tr.13.
[4] Nguyễn Minh Tường, 2015. Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939
đến năm 1884). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thừa Hỷ, 2018. Lịch sử và văn hóa Việt Nam từ góc nhìn đổi mới. Nxb Thông tin
- Truyền thông, Hà Nội, tr.7.
[6] Trịnh Thị Hà, 2014. Chế độ đãi ngộ của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với giám sinh
Quốc tử giám từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số
2 (75), 2014, tr.77.
[7] 李根蟠, 中国“封建”概念的演变和“封建地主制”理论的形成, 世界历史 1991年第6期 Lý Căn Bàn, 1991. Sự phát triển và biến đổi khái niệm “phong kiến” và sự hình thành lí
luận “phong kiến địa chủ chế”, tạp chí Lịch sử thế giới, Sở Nghiên cứu Lịch sử thế giới,
Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, số tháng 6, tr.147.
[8] Lê Văn Hòe, 1941. Tầm nguyên từ điển. Tủ sách Hàn lâm, Quốc học thư xã, tr.206-207.
[9] Nguyễn Bá Hưng, Nguyễn Hải Long, 2013. Từ điển từ ngữ gốc chữ Hán trong tiếng Việt
hiện đại (từ đa tiết), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.469.
[10] Nguyễn Hiến Lê, 1997. Sử Trung Quốc, Nxb Văn hóa, tr.49.
[11] Nguyễn Minh Tường, 2012. Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam. Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr.49.
[12] 张 鹤 泉 彭 超, 2016. 北 魏 前 期 五 等 爵 封 地 的 虚 封 特 征 及 与 爵 位 等 级 的

关 系, 吉 林 大 学 古 籍 研 究 所,吉 林 长 春 130012 - Trương Hạc Tuyền, Bành Siêu,
2016. Quan hệ giữa đặc trưng 5 cấp tước phong đất ảo và đẳng cấp tước vị thời Tiền Bắc
Ngụy. Viện Sách cổ, Đại học Cát Lâm, Trường Xuân, Trung Quốc, kỳ 2.
[13] Trương Hạc Tuyền, Bành Siêu, 2016. Quan hệ giữa đặc trưng 5 cấp tước phong đất ảo và
đẳng cấp tước vị thời Tiền Bắc Ngụy, bài đã dẫn.
[14] 海 文 卫 , 胡 纪 平, 1999. 从 “唐 律 疏 义” 看 唐 代 封 爵 贵 族 的 法 律 特 权, 广 西
民 族 学 院 学 报 (哲 学 社 会 科 学 版) 1999年 5月 - Hải Văn Vệ, Hồ Kỉ Bình, Từ
“Đường luật sơ nghĩa” tìm hiểu đặc quyền pháp luật của quý tộc phong tước thời Đường,
tập san Nghiên cứu Nhân học, Học viện Dân tộc Quảng Tây (Triết học và Khoa học Xã
hội), Trung Quốc, tháng 5.
[15] Đàm Gia Kiện, 1993. Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.79.

160


Từ vấn đề “nhà nước phong kiến” Trung Hoa tìm hiểu mối quan hệ “phong - kiến”…

[16] David Herlihy, 1970. The history of feudalism, First published in the United States 1970
First published in the United Kingdom by Macmillan and Co. Ltd, tr.XI.
[17] Claudio J. Katz, 1993. Theory and Society, KluwerAcademic Publisher. Printed in the
Netherlands, tr.366.
[18] Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, 1272 - 1697. Đại Việt Sử ký toàn thư, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam dịch (1985 - 1992), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội
phát hành năm 1993, tr.82-83.
[19] Nguyễn Thị Phương Chi, 2012. “Một vài nhận thức mới về nhà Trần”. Tạp chí Khoa học
Xã hội Việt Nam, số 2/2012, tr.45-51.
[20] Phan Huy Chú, 2005. Lịch triều hiến chương loại chí, Viện Sử học dịch, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, tr.627-628.
[21] Viện nghiên cứu Hán - Nôm, 2006. Thiên Nam dư hạ tập, trong cuốn Một số văn bản điển
chế và pháp luật Việt Nam, Tập I: Từ thế kỉ XV đến XVIII. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

tr.369-371.
[22] Phạm Hoàng Mạnh Hà, 2018. Tổng trấn Thanh Hóa Lý Thường Kiệt, Nxb Thanh Hóa,
Thanh Hóa, tr.27-28.
[23] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr.988.
[24] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1992. Đại Nam nhất thống chí tập 2. Nxb Thuận Hóa, Huế.
ABSTRACT
Studying the “Feudality/ féodalité” relationship in Vietnam in the Middle Age
by reviewing the issue of the “feudal State” of China
Pham Hoang Manh Ha
Vietnam National Museum of History
Whether or not the hierarchy of the state of Vietnam, from the 10th - 19th centuries was
feudalism was a question that was under discussion and controversy of the academic forums
nearly a century ago. In general, while learning about the characteristic of feudal state, the
researchers explained by three models: “fief - state establishment”, “conferment - land
distribution”, and feudal model translated from the Western term “féodalité”. Between “Western
féodalité” and “Chinese feudalism”, there are some differences in expression, time of
occurrence and ending, especially in production relations and productions forces... However,
three political institutions shared the same "denominator" as land grant (or separate domains).
Through a number of typical cases, we found that in Vietnam, the conferment took place very
popularly during the Middle Ages but not with the "separate domains". The rewarded lands for
each individual were actually just awards. On the basis of comparisons, we believe that the
Vietnamese state organization in the Middle Ages was not similar to the contents of all three
mentioned models.
Keywords: feudal State, the title, separate domains.

161




×