Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

SÁCH PHA CHẾ TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.68 MB, 86 trang )

1


PHẦN 1: Cách làm thạch và topping trà sữa.
1. Thạch cà phê
Nguyên liệu:
250g đường, 80g bột rau câu, 4 thìa bột cà phê
Cách làm:
Nếu là bột cà phê pha phin thì cần pha cà phê trước để lấy nước cà phê
• Sau đó hòa bột rau câu, đường với nước cà phê rồi cho vào nồi sạch đun với lửa vừa cho đến khi sôi sau đó đổ cà phê vào khuấy
đều đợi hỗn hợp này sôi trở lại bạn tắt bếp và đổ vào tô (hộp) để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh
• Đến khi dùng bạn chỉ cần cắt hạt lựu
Lưu ý: Để thạch cứng và dai hơn thì bạn nên cho lượng nước ít lại một chút. Thường mỗi gói bột rau câu đều có ghi sẵn liều
lượng bạn chỉ cần làm theo và cho ít nước lại
2. Thạch trà xanh
Nguyên liệu : 250g đường, 80g bột rau câu, 4 thìa cà phê bột trà xanh
Cách làm:


Hòa bột trà xanh với nước sôi để lấy nước trà xanh
• Sau đó hòa bột rau câu, đường với nước trà xanh rồi cho vào nồi sạch đun với lửa vừa cho đến khi sôi sau đó đổ cà phê vào
khuấy đều đợi hỗn hợp này sôi trở lại bạn tắt bếp và đổ vào tô (hộp) để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh
• Đến khi dùng bạn chỉ cần cắt hạt lựu
Lưu ý: Bạn có thể thay thế bột trà xanh bằng cách giã nát lá trà xanh sau đó rót 1 chút nước và vắt lấy nước trà xanh. Với cách
làm này bạn cần bớt lại lượng khi hòa bột rau câu để tránh thạch trà sữa bị nát nhé.
3. Thạch xoài
Nguyên liệu: 1kg xoài chín, 120g đường, 250ml nước, 2 quả chanh, 5g bột rau câu
Cách làm:








2

Xoài gọt vỏ, cắt lát thành từng miếng, rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 120g đường
Hòa hỗn hợp bột rau câu với nước, rồi đun hỗn hợp này với lửa vừa trên bếp cho đến khi thấy những bọt bong bóng nổi lên thì
cho hỗn hợp sinh tố xoài đã xay vừa rồi vào, khuấy đều và đun tiếp nhưng không để sôi thì cho tiếp nước cốt 2 quả chanh vào và
tắt bếp.
Đổ hỗn hợp vào khuôn để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn chỉ việc xắt hạt lựu


4. Thạch cam
Nguyên liệu: 1kg cam tươi, 30g bột rau câu, đường
Cách làm:
• Cam bóc vỏ bỏ hạt chỉ cần phần tép cam sau đó ép lấy nước. Làm theo cách này thì nước cam khi nấu lên sẽ không bị đắng như
khi bạn vắt sẽ có lẫn cả tinh dầu vỏ cam
• Trộn bột rau câu với nước rồi đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi sôi bạn đổ tiếp nước ép cam vào khuấy đều lên rồi cho thêm
đường và tắt bếp
• Đổ hỗn hợp vào khuôn chờ nguội bớt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng vài tiếng là bạn có thể lấy ra và dùng được.
5. Thạch chanh dây
Nguyên liệu: Nước, bột rau câu, nước ép chanh dây, chanh tươi, đường
Cách làm:


Hòa tan nước ép chanh dây cùng nước cốt chanh tươi cùng với đường
Hòa tan bột rau câu vào nước sau đó đun trên bếp đến khi sôi thì cho từ từ hỗn hợp nước ép chanh dây đã hòa tan vừa rồi vào
khuấy đều sau đó tắt bếp




Đổ hỗn hợp vào khay đợi nguội bớt thì cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng là có thể lấy ra cắt hạt lựu.



6. Thạch củ năng
Nguyên liệu: Bột năng (400g), Màu thực phẩm (2-3 giọt mỗi loại), đường, dụng cụ rây bột, củ năng (hay còn gọi là Mã Thầy)
300g. Ngoài ra nếu không có củ năng bạn có thể thay thế bằng lê hoặc củ đậu đều được.
Cách làm:






3

Gọt vỏ củ năng, rửa sạch rồi thái hạt lựu
Pha màu thực phẩm vào chén, tùy theo bạn muốn làm bao nhiêu màu thì chia củ năng làm bấy nhiêu phần và thêm vào những
màu sắc mà bạn yêu thích. Nếu bạn không muốn dùng màu thực phẩm mà muốn dùng màu tự nhiên thì Vietblend bật mí:
Màu xanh bạn có thẻ dùng lá dứa nghiền nát rồi vắt lấy nước
Màu tím có thể thay thế bằng nước luộc củ dền
Sau đó vớt củ năng đã trộn màu ra cho ráo nước nhưng không được khô sau đó cho vào tô đã có sẵn bột năng xóc đều sao cho bột
năng bám hết xung quanh củ năng rồi bỏ vào rây để bỏ bớt bột thừa




Đun nước sôi sau đó cho chút đường vào rồi cho củ năng đã được ráo bột vào tiếp tục đun với lửa vừa cho đến khi củ năng nổi

lên là được



Bạn vớt củ năng ra sau đó cho ngay vào tô nước lanh.

7. Thạch khoai môn
Nguyên liệu: bột nếp 100g, bột gạo 20g, muối, nước cốt dừa, nước 60ml, khoai môn (hoặc khoai lang tím hấp) 5 củ
Cách làm:



Cho 50ml nước, nước cốt dừa, đường , muối vào nồi đun lửa vừa cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa lại
Cho hỗn hợp bột gạo, bột nếp và muối trộn đều trong một tô lớn sau đó cho khoai đã hấp chín vào nhào thật kỹ sau đó cho từ từ
hỗn hợp nước vừa nấu sôi bên trên vào nhồi tiếp cho đến khi bột mịn và dẻo.
Viên bột thành những viên nhỏ tùy ý



Nấu tiếp một nồi nước sôi sau đó thả từ từ những viên bột vào luộc cho đến khi nổi lên trên thì vớt ra rồi cho vào thau nước lạnh.




8. Thạch Phô mai
Nguyên liệu:
– Phô mai con bò cười: 30 gam
– Siro: 20ml (tùy hương vị bạn yêu thích)
– Đường cát trắng: 100 gam
– Bột rau câu giòn: 10 gam ( bạn có thể dùng bột gelatin)

Cách làm:
Bước 1: Đặt nồi lên bếp và cho vào khoảng 1 lít nước. Cho siro vào nồi và khuấy đều tay để nước và siro hòa lẫn vào nhau. Sau
đó bạn mở bếp và để lửa vừa.
Bước 2: Cho vào nồi 10 gam bột rau câu và 60 gam đường cát trắng. Khuấy đều cho đến khi nước siro trong nồi bắt đầu sủi bọt
nhẹ.
Đợt bột tan hết thì tắt bếp và để khoảng 5 phút cho nguội.
4


Bước 3: Lấy khuôn hoặc khay đá đã chuẩn bị và tiến hành xếp phô mai đã cắt thành miếng nhỏ vào khay, bạn nhớ mua loại phô
mai vuông để dễ cắt và xếp vào khuôn được đẹp mắt.
Bước 4: Tiến hành đổ thạch ở bước 1 vào khuôn. Khi thực hiện, bạn chỉ nên đổ thạch đầy ½ khuôn để miếng thạch không quá to
và vừa ăn.
Bước 5: Chờ thạch đông lại hoặc cho thạch vào ngăn mát tủ lạnh đợi khoảng 30 phút.
9. Thạch MATCHA
Nguyên liệu:
- 10g bột Matcha
- 1 gói thạch rau câu con cá dẻo (loại 10g)
- 250g đường
- 3 lít nước
Cách làm:
- Bước 1: Hòa tan 10g bột matcha với 3 lít nước rồi đun nhẹ.
- Bước 2: Trộn đường với bột thạch lại với nhau (không để riêng đường, riêng bột thạch vì nếu cho riêng bột thạch vào nước sẽ
dễ vón cục).
- Bước 3: Khi nước sôi, để nhỏ lửa rồi cho từ từ hỗn hợp đường bột thạch, khuấy liên tục, nhẹ nhàng, tránh tạo bọt.
- Bước 4: Tắt bếp, đợi hỗn hợp nguội bớt rồi đổ vào hộp. Sau đó, bạn đợi hỗn hợp nguội hoàn toàn rồi bỏ vào tủ lạnh để thạch
đông.
- Bước 5: Khi thạch đã đông, bạn thái nhỏ thạch theo hình dạng bạn muốn.
10. THẠCH BÁNH FLAN
Nguyên liệu:

- 2 quả trứng gà
- 200ml sữa tươi
- 50ml kem tươi
- 100gr đường
- 10gr bột trà xanh (nếu cần)
Cách làm:
- Bước 1: Bắc một nồi nhỏ lên bếp, cho sữa tươi, kem tươi và đường vào đun sôi. Khi đun, bạn liên tục khuấy đều để hỗn hợp hoà
quyện.
5


- Bước 2: Đập trứng gà, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ.
- Bước 3: Dùng máy đánh trứng đánh đều đến khi lòng đỏ nổi bọt. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp sữa tươi vào tô trứng vừa đánh, khuấy
đều để hỗn hợp hoà tan. Nếu bạn muốn làm bánh flan matcha thì có thể thêm 10g bột matcha vào hỗn hợp này.
- Bước 4: Cho hỗn hợp vào khuôn rồi để vào lò nướng ở 160 độ C. Sau 30 phút, bạn lấy ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
11. Thạch nho
Nguyên liệu:
- 1 bát nho tím
- 300ml nước
- 6g bột galetin
- 50g đường
Cách làm:
- Lấy khoảng 2 thìa nhỏ bột galetin ngâm vào 30ml nước, ngâm trong 10 phút.
- Rửa sạch nho, cắt bỏ cuống và hạt. Sau đó bạn cho vào nồi, đun cùng 300ml nước đến khi nước sôi. Trong khi đun thì dùng thìa
dầm nát quả nho. Vớt hết vỏ bỏ đi. Tắt bếp
- Cho galetin vào nồi khác, thêm 50g đường và đặt lên đun. Bạn đổ ½ nước nho vừa đun vào, đun sôi và khuấy đều cho galetin và
đường tan hết
- Tắt bếp, nhấc xuống.
- Đổ ½ nước nho còn lại vào nồi thạch, khuấy đều lần nữa.
- Đổ nước thạch trà sữa vào khuôn hoặc bát. Để nguội sau đó cho vào tủ lạnh. Khi dùng cắt hạt lựu là có thể sử dụng.

*Lưu ý: Nếu muốn thạch nhanh nguội bạn có thể ngâm tô đựng thạch vào nước lạnh. Ướp lạnh khoảng 3 giờ cho thạch hoàn toàn
đông lại







6

12. Thạch hạt lựu
Nguyên liệu
Bột năng: 200g
Lá dúa: 7 – 10 lá
Cà rốt: 2 củ
Củ dền: 1 củ (hoặc thay bằng bột gấc)
Củ mã thầy: 200g (có thể thay bằng lê hoặc củ đậu)


Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nước tạo màu cho thạch:
Lá dứa cắt khúc, rửa xạch và xay bằng máy xay sinh tố, lọc bỏ bã và giữ lại nước cốt để tạo màu xanh.
Cà rốt rửa sạch thái nhỏ và cũng xay, lọc bã và lấy nước cốt để tạo màu vàng cam
Củ dền thái miếng nhỏ và xay lấy nước cốt làm màu đỏ
- Bước 2: Sơ chế củ mã thầy:
Củ mã thầy gọt vỏ, thái nhỏ hình hạt lưu và đem đi rửa sạch. Nếu bạn sử dụng lê hoặc củ đậu thay thế thì cũng thái nhỏ tương tự
nhé.
Chia phần củ mã thầy đã cắt nhỏ thành 3 phần và cho vào 3 bát nước đã sơ chế ở trên, ngâm trong khoảng 30 – 60 phút để củ mã
thầy ngấm màu.

- Bước 3: Sau khi ngâm thì bạn hãy vớt hạt lựu ra các bát riêng, bát nước màu vẫn giữ lại bạn nhé.
Sau đó thêm vào mỗi bát hạt lựu một chút bột năng khô và đảo nhẹ nhàng để bột năng thấm đều vào các hạt, tránh tình trạng các
hạt lựu dính vào nhau
- Bước 4: Luộc hạt lựu
Với mỗi bát nước màu ngâm hạt lựu vừa rồi, bạn đổ vào nồi và đổ loại hạt lựu cùng màu vào, đun với lửa nhỏ đến khi vỏ ngoài
của hạt lựu tức là bột năng chuyển màu trong suốt thì vớt hạt lựu ra và bỏ ngay vào nước lạnh để tạo độ giòn cho thạch hạt lựu.
- Làm tương tự với cả ba loại màu là bạn đã có ngay thạch hạt lựu nhiều màu đặc sắc hấp dẫn rồi.





7

13. Thạch dưa hấu.
Nguyên liệu
Dưa hấu: nửa quả
Bột rau câu: 10g
Đường: 100g
Cách làm
Bước 1: Làm nước ép dưa hấu: Dưa hấu cắt đôi, sau đó dùng thìa lấy phần ruột dưa hấu và cho vào máy ép, ép lấy nước, sau đó
lọc bỏ hạt và bã và chỉ lấy phần nước cốt. Lưu ý là bạn nên giữ lại phần vỏ dưa hấu nhé.
Bước 2: Nấu thạch: Cho hỗn hợp bột rau câu, đường vào 2 lít nước trong nồi to, khuấy đều sau đó đổ nước cốt dưa hấu vào, tiếp
tục khuấy đều. Bật bếp đun hỗn hợp thạch dưa hấu với lửa nhỏ, bạn chỉ cần đun khoảng 5 phút là thấy phần thạch đặc sánh lại và
trong mịn thì tắt bếp.
Bước 3: Sau khi tắt bếp thì chờ hỗn hợp nguội còn khoảng 70 – 80 độ thì nhanh tay đổ thạch vào lại phần vỏ dưa hấu. Nếu bạn
không giữ lại được phần vỏ thì hoàn toàn có thể đổ thạch vào khay hay khuôn nhé.
Bước 4: Cất thạch vào ngăn mát tủ lạnh để thạch đông lại và có vị mát, sau đó cắt nhỏ.



14. Thạch sương sáo
Nguyên liệu
Bột sương sáo: 50g
Nước cốt dừa: 100ml
Đường trắng: 100g
Cách làm
Bước 1: Cho 50g bột sương sáo và 100g đường vào 1 nồi to, dùng thìa khẽ trộn đều hỗn hợp bột. Sau đó cho từ từ 1 lít nước vào
nồi khuấy đều, nhẹ tay đến khi bột tan hết. Sau khi bột tan hết thì bạn thêm nước cốt dừa và ngâm bột khoảng 10 phút.
Bước 2: Đun thạch: Bạn đun thạch với lửa nhỏ, cứ liên tục khuấy thật đều tay, thời gian đầu bột sẽ vón cục rất khó khuấy và sẽ
có những tiếng nổ nho nhỏ nếu bạn khuấy không đều, lúc này bạn hãy tiếp tục khuấy thật nhanh tay cho đến khi thấy hỗn hợp
thạch mịn dần và bớt đặc sánh hơn. Hãy tắt bếp và khuấy đều tay thêm 2 – 3 phút tiếp theo, để tránh nhiệt độ nồi vẫn cao sẽ làm
bột cháy phần đáy.





Bước 3: Nhanh tay đổ thạch ra khuôn hoặc khay đã chuẩn bị sẵn. Để thạch đông tự nhiên hoặc cho ngăn mát tủ lạnh để thạch
đông nhanh hơn, khi ăn bạn cắt nhỏ thành những miếng vừa ăn. Ăn kèm chè hay trà sữa, sữa chua đều rất hợp đấy nhé.
15. Chân châu đen
Nguyên liệu:
- 90gr bột năng
- 10gr bột gạo tẻ (giúp trân châu cứng hơn, đỡ dai, nhưng bạn cũng có thể thay bằng 10g bột năng)
- 150gr bột cacao (có thể thay thế bằng Milo) 20gr đường
- 70- 80ml nước sôi
Cách làm:
1. Trộn tất cả nguyên liệu vào bát.
2. Từ từ đổ nước vừa đun sôi vào bát, vừa đổ vừa quấy liên tục. Khi bột quyện thành một khối thì không cho thêm nước nữa.
Thêm bột năng nếu bột quá ướt và dính.
3. Nhồi bột tới khi chúng ta có một khối bột mềm dẻo, không dính tay.

4. Ngắt từng mẩu bột nhỏ, viên thành viên tròn nhỏ đường kính khoảng 0.5 – 0.8cm. Bạn có thể xoa ít bột năng lên tay để chống
dính. Làm tới khi hết bột.
5. Đun sôi 1 nồi nước to. Khi nước sôi mạnh thì thả tất cả trân châu vào luộc ở lửa to. Dùng thìa quấy nhẹ để tránh bị dính vào
nhau hay dính vào đáy nồi. Khi trân châu nổi lên mặt nước thì hạ lửa, đun thêm khoảng 1- 2 phút tới khi trân châu mềm thì vớt
ra.
8


6. Thả bột vào bát nước nóng. Ngân bột trong nước nóng khoảng 5- 7 phút rồi vớt ra thả vào bát nước nhiệt độ phòng. Việc
này giúp trân châu mềm lâu hơn nhưng vẫn đủ giòn và đặc biệt không bị cứng lại khi thả vào trà lạnh.
7. Pha thêm một bát nước đường (tỉ lệ 1 đường – 1 nước) để ngâm trân châu, giúp trân châu đỡ bị dính và có vị ngọt hơn.
Ghi chú: các bạn có thể sáng tạo trân châu nhiều màu khác nhau dựa theo công thức trên bằng cách sử dụng siro hoa quả hoặc
bột trà xanh, cafe nhé.
16. Chân châu ngọc chai
Nguyên liệu:
- 3gr bột rau câu giòn 20gr bột rau câu dẻo 250gr đường
- 1 ống bột vani 1L nước
- Bình bóp hoặc bơm kim tiêm
Cách làm:
- Đun nước đủ nóng, không sôi bùng, rồi cho bột rau câu giòn vào khuấy tan đều.
-Trộn phần rau câu dẻo với đường cát, rồi tiếp tục cho vào nồi nước, khuấy đến khi tan hết. Bạn có thể cho thêm 1 ống bột vani
để làm diệu đi vị tanh từ bột rau câu. Sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sệt vừa lại là được.
- Chuẩn bị một tô nước lạnh và một lớp dầu ăn bên trên. Cho dầu ăn vào trong tô nước đá (không cho đá viên vào khi đã cho dầu
ăn, có thể làm cho dầu đông và vón cục).
- Cho hỗn hợp rau câu đang nóng vào bình có đầu nhỏ để có thể nhỏ giọt tạo hình. Ở đây mình dùng chai tương ớt rửa sạch, bạn
có thể dùng bơm tiêm hoặc các hũ nhựa đựng tương ớt. Nhỏ từng giọt rau câu vào tô. Giọt rau câu qua lớp dầu sẽ tạo thành hình
viên tròn đều, sau đó sẽ chìm xuống phần nước lạnh.
Lưu ý: Không được để hỗn hợp nguội vì sẽ bị cứng lại đó.
- Sau khi bắt xong hạt trân châu trắng, rửa sạch dầu ăn với nước lạnh để thu được phần trân châu trắng thành phẩm.
- Để trân châu thêm ngon, bạn vắt vài giọt nước cốt chanh và một ít đường trắng trộn đều làm nước ngâm.

17. Chân châu hoàng kim
Nguyên liệu:
- 170gr đường nâu 120gr bột năng 30ml mật ong
Cách làm:
- Cho 800ml nước đun ở lửa lớn cho đến khi nước sôi tăm thì cho 70gr đường nấu vào khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn
toàn rồi tắt bếp.
- Cho 100gr bột năng vào tô, tạo lỗ ở giữa để cho nước vào. Lấy 70ml nước đường đã đun sôi, đổ từ từ vào bát bột. Sử dụng nước
vừa đun sôi, vì nếu không đủ nhiệt thì bột sẽ quá dẻo, dễ bị hỏng.
9


- Nhồi bột thành một khối bột dẻo không dính tay. Sau đó cho 10ml mật ong vào khối bột và tiếp tục nhào cho mật ong thấm đều
vào bột. Nếu bột dính tay thì áo thêm một lớp bột năng để bột khô hơn.
- Ngắt từng miếng bột nhỏ, viên thành hình tròn trong lòng bàn tay với đường kính khoảng 0.5 cm.
- Lấy hỗn hợp nước đường đã đun trước đó bắt lên bếp nấu lại với lửa vừa. Khi nước vừa sôi tăm thì cho trân châu đã bắt viên
tròn vào nấu khoảng 25-30 phút, cho đến khi viên trân châu trong ở lớp ngoài nhưng vẫn còn một chút nhân trắng đục bên trong.
- Chuẩn bị bát nước lạnh, vớt trân châu ra thả ngay vào tô.
Cho 150ml nước, 100 gram đường nâu và 20ml mật ong vào tô khuấy đều để tạo hỗn hợp nước đường ngâm trân châu. Nước
ngâm giúp bảo quản, thấm vị ngọt và giúp cho các hạt trân châu không bị dính vào nhau. Ta đa, vậy là ra thành phẩm trân châu
hoàng kim rồi!
18. Chân châu phô mai
Nguyên liệu:
- 2 miếng phô mai con bò cười 75gr đường xay
- 75gr bột năng
Cách làm:
- Cắt phô mai ra thành miếng thật nhỏ tùy thích. Nếu muốn chui qua ống hút thì một miếng con bò cười chia làm 15-20 phần.
Nếu muốn viên tròn to, ăn bằng thìa thì chia làm phần. Để cắt phô mai dễ dàng, không dính dao, nên sử dụng phô mai được bảo
quản lạnh để phô mai cứng.
- Phô mai cắt xong lăn đều các mặt qua lớp đường xay. Lúc này dùng tay vừa bóp, vừa vo nhẹ viên phô mai thành viên tròn, chỉ
dùng 3 đầu ngón tay vo thôi nhé, không dùng lòng bàn tay.

Lưu ý: Nếu bạn dùng đường hạt thay thế thì khi vo phô mai với đường, đường ngấm vào trong phô mai. Lúc luộc phô mai đường
chưa kịp tạn khi ăn sẽ lợn cơn hạt đường. Vì thế nhất định bạn nên dùng đường xay nhé!
- Áo bột năng lần 1: Chuẩn bị dĩa đựng bột năng. Nhanh chóng lăn viên phô mai đã viên tròn qua đĩa bột năng. Sau đó, để viên
phô mai nghỉ 3-5 phút. Đây là khoảng thời gian cần thiết để độ ẩm và đường của phô mai đã thấm nhanh lớp bột mới vừa áo.
- Áo bột năng lần 2: Tiếp tục lăn viên phô mai qua lớp bột năng một lần nữa. Cách áo bột lần này giúp cho bột áo bên ngoài dầy
vừa đủ để bọc được lớp phô mai bên trong, khi luộc sẽ không bị vỡ.
- Chuẩn bị 1 nồi nước luộc phô mai. Bật lửa lớn nấu nước thật sôi, khi nước đã sôi già thì giảm xuống lửa nhỏ. Mặt nước không
còn sôi ục ục thì lúc này mới thả phô mai vào luộc. Nhớ dùng vá khuấy nhẹ nhàng để viên phô mai không dính đáy nồi. Luộc đến
khi lớp bột trong là được, luộc 5 phút.
- Pha một bát nước đường vừa đủ theo tỉ lệ 1:1. Vớt viên phô mai đã chín vào tô nước đường, để nguội.

10


PHẦN 2: CÁCH Ủ CÁC LOẠI TRÀ
Ủ trà
Ủ trà (hay hãm trà) là kĩ thuật đòi hỏi sự tỉ mẩn trong 2 yếu tố: thời gian ủ trà và nhiệt độ sôi của nước.
Về thời gian ủ trà: trà Ô long được ủ lên men một phần nên thời gian ủ tương đối dài, khoảng 15 phút.
Về nhiệt độ sôi của nước: không nên dùng nước sôi già để ủ trả Ô long sẽ tạo ra vị chát. Chỉ cần sử dụng nước khoảng 95 độ.
Trong khi đó, hồng trà (trà đen) được oxy hóa hoàn toàn nên cần nhiệt độ cao và thời gian ủ đủ lâu để đạt tới màu nâu đỏ và
hương vị chuẩn nhất. Ngược lại, các loại trà ít bị oxy hóa (màu xanh) như lục trà, trà sencha nên được ủ trong nước không quá
nóng và thời gian ủ cũng ngắn hơn để tránh bị chát.
1. Hồng trà
110g trà + 4500ml nước ở 88 °C ủ 9 phút, lọc bỏ bã lấy 4000g nước trà + 400ml nước lọc để tủ lạnh hoặc bình ủ dùng dần.
2. Trà xanh nhài
110g trà +4500ml nước ở 80°C ủ 12phút , lọc bỏ bã lấy 4000g nước trà + 400ml nước lọc để tủ lạnh hoặc bình ủ dùng dần.
3. Trà ôlong
60g trà +2300ml nước ở 93°C ủ 15 phút, chắt lọc bỏ bã lấy 2000ml nước trà +200ml nước lọc để tủ lạnh hoặc bình ủ dùng dần.
4. Trà xanh
50g trà + 2000ml nước 85 °C ủ trong 8 phút chắt lọc bỏ bã lấy 2000ml nước trà +400ml nước lọc để tủ lạnh hoặc bình ủ dùng

dần.
5. Nấu chân châu
• 1000g hạt trân châu +6500ml nước sôi, nấu 35phút ủ 35 phút. Rửa sạch thêm 200g đường hạt +200ml nước lọc, khuấy đều.
• Trong quá trình nấu, 10 phút khuấy 1 lần, nhiệt độ bếp để ở mức 4, 15phút cuối cùng để ở mức 2

11


PHẦN 3: Trà sữa.

12


13


14


15


16


17


Trà sữa trà xanh (matcha green tea)


Nguyên liệu
150ml cốt sencha. Sencha là loại trà xanh được chế biến theo phong cách Nhật Bản, là loại cốt trà các quán lựa chọn làm cốt cho
cốc trà sữa matcha.
20g bột kem sữa 1g bột trà xanh 20g đường 200g đá
Topping: trân châu, pudding, thạch… tùy thích

Cách làm
18


Ủ 5g trà sencha trong 150ml nước sôi 85 độ C trong 5 phút. Tránh ủ lâu hơn sẽ làm trà bị chát.
Hòa tan bột kem sữa và đường khi nước cốt trà còn ấm nóng.
Hòa tan bột trà xanh vào 10ml nước sôi rồi lọc qua rây nhiều lần để tránh lợn cợn và cảm giác bột bột khi uống. Sau đó đổ vào
nước cốt trà sencha.
Đổ hỗn hợp vào shaker và lắc cùng với đá (lắc 15 lần).
Ngoài 2 vị trà sữa thông dụng trên, Abby cũng giới thiệu thêm một số cách làm đa dạng hương vị cho cốc trà sữa của bạn như
sau.

19


PHẦN 4: Trà hoa quả

20


21


22



23


24


25


×