Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Chuyên đề 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.15 KB, 32 trang )

Chuyên đề 7
DẠY HỌC VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, PHÁT
HIỆN HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Quan niệm về người giáo viên hiệu quả
1. Những điều kiện tiên quyết để giảng dạy có hiệu quả
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại chạy đua về khoa học công nghệ
giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, quốc gia nào không phát triển đươc năng
lực khoa học công nghệ của mình thì quốc gia ấy sẽ tránh khỏi tụt hậu, chậm phát
triển. Do vậy, một nền giáo dục tiên tiến tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao
có khả năng đón góp cho sự phát triển năng lực khoa học – công nghệ quốc gia,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững đích mà tất cả các quốc gia nhắm tới.
Mục tiêu của giáo dục là khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và sáng
tạo của học sinh (HS) để các em có thể kiến tạo kiến thức từ những gì nhà trường
mang đến cho họ, để họ thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có
ích. Sự hiện diện của một nền giáo dục (GD) như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, nhưng yếu tố quyết định nhất là quan niệm về vai trò của người thầy. Đặt vai
trò của người thầy lên vị trí uy quyền tuyệt đối về chân lí khoa học là một sai lầm,
nhưng sai lầm sẽ lớn hơn nếu hạ thấp vai trò cảu người thầy trong GD. Do vậy,
cần nói đến vao trò của người giáo viên (GV) hiệu quả (HQ).
Người GV HQ là người chú trọng vào những HS cần giúp đỡ (HS khiếm
khuyết, HS có nguy cơ bị ở lại lớp, có các kĩ năng không đạt chuẩn). Người GV
HQ cũng cần biết tập trung vào HS giỏi (có khả năng nổi trội, có năng khiếu,
sáng tạo, suy nghĩ độc lập và đa chiều), biết phát hiện và phát triển năng khiếu
của HS.
1) Năng lực ngôn ngữ: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có sự tương quan
tích cực giữa thành tích học tập của HS và những GV có năng lực (NL) ngôn ngữ.
- Quá trình học tập: GV được đầy đủ hiểu HS như thế nào và hiểu họ nên dạy gì,
nên hiểu như thế nào.Thêm vào đó, kiến thức sư phạm (SP) giúp GV có khả năng
nhận thức được nhu cầu khác nhau của HS và điều chỉnh bài giảng để nâng cao
kết quả học tập của HS. Những GV được tốt hơn về chuyên môn có khả năng
cung cấp cho HS các cơ hội học tập đa dạng hơn.


2) Kiến thức chuyên môn: Kiến thức chuyên môn có vai trò tích cực đến sự thể
hiện của GV, nhưng chưa đủ. Các chương tình đào tạo (ĐT) GV chỉ chú trong
vào kiến thức chuyên môn mà xem nhẹ nhẹ các khoa học về SP thì sẽ kém HQ
hơn so với các chương trình cân bằng cả hai kiến thức chuyên sâu lẫn SP. Những
GV có kiến thức CM vững có khả năng truyền tải cho HS những kiên kiến thức
không có sẵn trong SGK, tổ chức cho HS những buổi thảo luận đầy ý nghĩa và
các hoạt động “lấy HS làm trung tâm” .
1


3) Kinh nghiệm giảng dạy: Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng
trong hiệu của của GV và thành tích học tập của HS , ít nhất là khi đạt một mức
nhất định nào đó. Những GV có kinh nghiệm khác với những GV mơi vào nghề
ở chỗ học đã đạt được sự tinh thông qua các kinh nghiệm thực tiễn và thời gian.
Thường thì những GV này có rất nhiều phương thức kiểm tra HS cũng như tạo
ra các bài học nhiều ý nghĩa. Những GV nhiều kinh nghiệm và HQ là những
chuyên gia hiểu rất rõ là những chuyên gia hiểu rất rõ về nội dung bài giảng, về
HS, biết sử dụng các PPGD HQ, đưa ra các quyết định mang tính tương tác và
thể hiệnđược các kĩ năng quản lí lớp HQ. Những GV có kinh nghiệm và HQ là
những người làm việc năng suất, họ có thể làm được nhiều việc hơn trong thời
gian ngắn hơn so với các GV thiếu kinh nghiệm. Một GV đươc coi là giàu kinh
nghiệm nếu thể hiện được khả năng ứng dụng kiến thức sách vở từ quá trình vào
những tình huống thông thường hay cá biệt trong lớp học. Thông qua kinh nghiệm
và nhận thức, GV có khả năng ứng tác tốt hơn. Độ linh hoạt và thích nghi có thể
còn đưa lại những kết quả mong muốn hơn là một giáo án được soạn hoàn chỉnh
công phu, bởi mỗi lớp học đều có những đặc thù riêng. Những GV thiếu kinh
nghiệm thường do dự khi bài giảng lệch khỏi giáo án nhưng những GV HQ có
thể làm việc đó một cách dễ dàng, tận dụng mỗi giây phút có thể để giảng dạy và
tạo ra một sự thay đổi trong tiến trình giảng dạy. Khả năng ứng tác là một đặc
trưng mà chỉ những GV có kinh nghiệm mới có được.

GV có HQ dạy những HS có năng khiếu nắm được các nhu cầu và đặc
điểm của nhóm HS này và có PPDH phù hợp, có khả năng đáp ứng nhu cầu học
tập đa dạng của HS, họ áp dụng nhiều hoạt động học tập, tràn đầy nhiệt huyết và
sức lực, chú trọng phân tích sâu sắc trong các giờ thảo luận trên lớp, tạo ra môi
trường học tập tích cực cho HS.
2. Mẫu giáo viên hiệu quả
2.1. Các phẩm chất nghề của người GV
2.1.1. Thế giới quan khoa học
- Thế giới quan khoa học là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự
nhiên, xã hội và con người.
Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, nó không
những quyết định niềm tin chính trị, mà con quyết định toàn bộ hành vi, cũng
như ảnh hưởng của thầy giáo với học HS. Thế giới quan của người giáo viên là
thế giới quan duy vật biện chứng, nó chi phối nhiều mặt hoạt động cũng như thái
độ của GV đối với các mặt hoạt động đó. Thế giới quan đúng đắn sẽ giúp GV
biết lựa chọn nội dung phương pháp và giáo dục thích hợp; biết kết hợp giáo dục
với nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung bài giảng với thực tiễn.
- Thế giới quan khoa học được hình thành từ:
+ Trình độ học vấn của người thầy giáo.
+ Việc nghiên cứu nội dung giảng dạy.
2


+ Qua ảnh hưởng tiến bộ của thực tế đất nước.
+ Do việc nghiên cứu triết học.
Để hình thành thế giới quan khoa học thì người GV phải thấm nhuần quan
điểm đường lối giáo dục của Đảng, nắm được mục tiêu đối với từng cấp học;
đồng thời, phải xây dựng cho mình cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn về cái hiện
tượng giáo dục, phải trang bị cho mình những tri thức về khoa học giáo dục.
2.1.2. Lí tưởng nghề nghiệp (lí tưởng thế hệ trẻ)

Lí tưởng thế hệ trẻ là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người GV. Lí
tưởng giúp cho người GV luôn vận động đi lên phía trc, thấy đc giá trị sức lao
động của mình đối với thế hệ trẻ. Lí tưởng của GV có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
hình thành nhân cách HS.
Lí tưởng nghề nghiệp của GV biểu hiện ở lòng yêu trẻ, sự say mê nghề
nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hi sinh với công việc, tác phong làm việc
cần cù có trách nhiệm, có lối sống chân tình giản dị… Tất cả điều đó sẽ tạo nên
sức mạnh giúp người GV vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm
vụ thế hệ trẻ. Lí tưởng thế hệ trẻ của GV sẽ có tác dụng hướng dẫn điều khiển
quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Nhà giáo dục người Nga Macarenco nói: “Chúng ta có thể khẳng định rằng
nếu trường SP không giáo dục lí tưởng nghề dạy học cho giáo sinh thì cũng có
nghĩa là không giáo dục gì cả”. Lí tưởng thế hệ trẻ không phải là cái có sẵn, cũng
không phải là cái truyền từ người này sang người khác bằng cách áp đặt, trái lại,
sự hình thành và phát triển nó là một hoạt động tích cực trong công tác giáo dục.
Vì vậy, nhận thức về nghề càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng
sâu sắc, hành động nghề càng tỏ rõ quyết tâm. Muốn hình thành lí tưởng sư phạm
đòi hỏi GV phải trải qua quá trình hoạt động tích cực với sự phấn đấu lâu dài bền
bỉ. Vì thế nhà trường sư phạm phải giáo dục lí tưởng nghề nghiệp cho giáo sinh.
2.1.3. Lòng yêu trẻ
Lòng yêu trẻ là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của người
GV, vì nó là đạo lí của cuộc sống, là đạo đức nghề dạy học. Lòng yêu trẻ càng
sâu sắc bao nhiêu thì càng làm được nhiều vĩ đại bấy nhiêu. Lòng yêu trẻ của GV
được biểu hiện: GV cảm thấy rất vui sướng hài lòng khi được tiếp xúc với trẻ,
hiểu được thế giới độc đáo của trẻ; sự quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với trẻ,
không có sự phân biệt đối xử với trẻ; tinh thần giúp đỡ trẻ bằng ý kiến hoặc bằng
hành động thực tế của mình một cách chân tình và giản dị; lòng yêu thương trẻ
không phải là sự nuông chiều trẻ, mềm yếu ủy mị với trẻ; không nên đề ra yêu
cầu quá cao với trẻ và cũng không nên quá nghiêm khắc với trẻ, mà lòng yêu
thương trẻ thể hiện ở sự tôn trọng và yêu cầu cao ở trẻ một cách hợp lí.

2.1.4. Lòng yêu nghề (yêu lao động SP)

3


L.N. Tôlxtôi từng nói: “Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy
giáo phải có một phẩm chất – đó là tình yêu. Người thầy giáo mà có tình yêu
trong công việc là đủ cho họ trở thành người giáo viên tốt”.
Người GV yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, luôn
tìm cách cải tiến nội dung, phương pháp dạy học. Họ không tự thỏa mãn với trình
độ hiểu biết, trình độ tay nghề của mình. Họ thường có niềm vui khi được tiếp
xúc với HS. Cho nên, chỉ có người GV nào mà họ hiến cả cuộc đời cho thế hệ
trẻ, lấy việc hi sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cong nugòi làm hạnh phúc
cao cả của đời mình thì mới có thể thự hiện được chưc năng “người kĩ sư tâm
hồn” một cách xứng đáng.
2.1.5. Một số phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của người GV
Hoạt động của người GV nhằm làm thay đổi con người (HS). Do vậy, việc
xây dựng mối quan hệ thầy – trò là một vấn đề quan trọng. Nội dung, tính chất
và cách xử lí mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học.
Người GV không chỉ tác động đến HS bằng những hành động trực tiếp của mình
mà còn bằng tấm gương của chính bản thân mình. Để làm được điều đó, một mặt,
người GV phải biết lấy quy luật khách quan làm chuẩn mực cho mọi tác động sư
phạm của mình; mặt khác, phải có những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí
như: tinh thần trách nhiệm, lòng nhân đạo, tính mục đích, tính nguyên tắc, khiêm
tốn giản dị, kiên nhẫn, tính tự kiềm chế, tinh thần “mình vì mọi người, mọi người
vì mình”…
Những phẩm chất đạo đức là nhân tố để tạo ra sự cân bằng trong mối quan
hệ thầy – trò. Những phẩm chất ý chí là sức mạnh để là cho những phẩm chất và
năng lực của người GV trở thành hiện thực và tác động sâu sắc tới HS.
2.2. Năng lực sư phạm của người thầy giáo

Năng lực của người GV là những thuộc tính tâm lí giúp họ hoành thành tốt
hoạt động dạy học và giáo dục. Năng lực của người GV được chia thành ba nhóm:
nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực giáo dục, nhóm năng lực tổ chức các hoạt
động sư phạm.
2.2.1. Nhóm năng lực dạy học
a) Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
- Năng lực hiểu học sinh là khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong của
trẻ, và sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng cũng như khả năng quan
sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của HS trong quá trình dạy học và giáo dục.
- Biểu hiện:
+ GV phải biết xác định được khối lượng, mức độ, phạm vi kiến thức đã
có ở HS, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho
HS.
4


+ Phải dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức
độ căng thẳng ở HS khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ GV phải có khả năng quan sát tinh tế và có thể xây dựng những biểu hiện
chính xác về lời giản của mình đã được HS khác nhau lĩnh hội như thế nào.
+ Khả năng hiểu HS ở người GV thế hiện ở hai mức độ: Mức độ thấp là
thông qua câu qua câu trả lời và làm bài tập của HS. Mưc độ cao là thông qua
những dấu hiệu của lớp học: tiếng xì xào, ánh mắt, sắc mặt…
Vì vậy, muốn hiểu HS thì người GV phải luôn quan tâm gần gũi HS với
tình thương và trách nhiệm. Giáo viên phải nắm vững chuyên môn cũng như sự
hiểu biết đầy đủ về tâm lí của trẻ và kết hợp với những phẩm chất tâm lí cần thiết.
b) Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo
- Tri thức và tầm hiểu biết của GV là năng lực cơ bản, năng lực trụ cột của
nghề dạy học.
Nhà giáo dục người Nga Xukhônlinxki viết: “Khi nào tầm hiểu biết của

GV rộng hơn chương trình của nhà trường một cách vô bờ bến, thì lúc đó GV
mới là một thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ, một nhà thơ của quá trình sư phạm”.
+ GV thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân cách HS nhờ một phương tiện
đặc biệt: tri thức. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tất yếu phải nắm vững
phương tiện ấy. Chỉ khi nào nắm vựng được nội dung, bản chất, con đường hình
thành tri thức mà nhân loại đã đi qua thì khi ấy người GV mới có thể chắt lọc
được những cái nào cần cho sự phát triển nhân cách của người học.
+ Vì công việc của nhà giáo cũng là công việc của một nhà giáo dục, để
dục được HS thì không chỉ nắm vững kiến thức môn mình dạy, người thầy giáo
cần có hiểu biết rộng, tâm hồn của họ phải được bồi bổ nhiều tinh hoa của dân
tộc, của cuộc sống, của khoa học. Khi đó, người thầy giáo mới có thể bồi dưỡng
cho thế hệ trẻ có được nhãn quan rộng rãi, có hứng thú và thiên hướng thích hợp.
+ Tạo ra uy tín cho người GV.
- Biểu hiện:
+ GV phải nắm vững và hiểu biết rộng về môn mình phụ trách.
+ Thường xuyên theo dõi, nắm bắt xu hướng phát triển và phát minh trong
khoa học môn mình phụ trách và các khoa học lân cận, liên miên.
+ Biết tiến hành nghiên cứu khoa học.
+ Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của
mình.
Để có năng lực này đòi hỏi người GV phải có hai yếu tố bản: Thứ nhất, có
nhu cầu mở rộng tri thức và tầm hiểu biết; Thứ hai, là có khả năng để làm thỏa
mãn nhu cầu đó (phương pháp tự học). Ngay cả bậc vĩ nhân nếu không thường
5


xuyên tự bồi dưỡng thì dần mất hết nhu cầu trí tuệ và hứng thú tinh thần. Do đó,
người GV phải có tầm hiểu biết sâu rộng và luôn có nhu cầu mở rộng tầm hiểu
biết để hoàn thiện tri thức của mình. Tâm hồn của GV phải được bồi bổ rất nhiều
những tinh hoa của dân tộc, của cuộc sống và của khoa học. Dù họ có cống hiến

cho HS bao nhiêu đi nữa thì họ vẫn còn dư thừa những kiến thức đó.
c) Năng lực “chế biến” tài liệu học tập
Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm của GV đối
với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa
tuổi, của từng cá nhân HS, phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của HS và đảm bảo
logic sư phạm.
- Biểu hiện:
+ Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình.
+ Cung cấp cho HS những kiến thức tinh và chính xác, liên hệ được nhiều
mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, kiến thực bộ môn này với kiến thức bộ
môn khác, liên hệ vận dụng vào thực tế.
+ Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy
sức lôi cuốn và giàu cảm xúc và sáng tạo.
+ Học tập được kinh nghiệm của GV khác và đúc kết kinh nghiệm cho
mình.
d) Năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học
- Năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học là khả năng lựa chọn, tổ chức và
điểu khiển hoạt động nhận thức của HS bằng các thủ thuật, thao tác dạy trong các
bài giảng.
Nắm vững các kĩ thuật dạy học mới thể hiện khả năng của GV trong việc
tổ chức và điều khiển hoạt động của HS, giúp HS lĩnh hội được tri thức thông qua
hoạt động tích cực độc lập của bản thân.
- Biểu hiện:
+ GV phải tạo cho HS ở vị trí người “khám phá” trong quá trình dạy học.
+ GV phải truyền đạt tài liệu một cách rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở
nên vừa sức với HS.
+ Phải tạo ra hứng thú và kích thích HS suy nghĩ một cách độc lập tích cực.
+ Phải tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập.
Vì vậy, để có năng lực này đỏi hỏi ở người GV phải có quá trình học tập
nghiêm túc và rèn luyện kĩ năng sư phạm.

e) Năng lực ngôn ngữ

6


- Năng lực ngôn ngữ là một năng lực quan trọng không thể thiếu của người
thầy giáo vì đây là công cụ, phương tiện đảm bảo cho người GV thực hiện chức
năng dạy học và giáo dục của mình.
Nhờ ngôn ngữ thầy giáo truyền đạt thông tin với trò, thúc đẩy sự chú ý và
suy nghĩ của HS vào bài giảng và điểu khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức
của HS, giải thích, bàn bạc, tổ chức, huy động các lực lượng khác tham gia vào
hoạt động giáo dục.
Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý chí và tình
cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.
- Biểu hiện:
Năng lực ngôn ngữ của GV được biểu hiện cả về nội dung lẫn hình thức
cụ thể:
+ Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc, chứa đựng mật độ thông tin lớn, phải
thích hợp với các nhiệm vụ nhân thức khác nhau.
+ Hình thức ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, có ngữ điệu,
biểu cảm, phát âm mạch lạc, không sai về ngữ pháp và có cảm xúc làm lay động
tâm hồn HS.
+ Ngôn ngữ của GV có tốc độ vừa phải , có tác dụng khơi gợi sự chú ý và
tư duy tích cực của HS vào bài giảng.
+ GV phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi ngôn ngữ, phải am hiểu về tri
thức để truyền đạt có xúc cảm.
2.2.2. Nhóm NL giáo dục
a) NL vạch dự án phát triển nhân cách cho HS:
- NL vạch dự án phát triển nhân cách cho HS: Biết dựa vào mục đích GD,
vào yêu cầu , hình dung trước cần phải GD cho HS những phẩm chất nhân cách

nào và hướng hoạt động của mình để đạt được mục đích đó.
- Biểu hiện:
+ GV có khả năng tiên đoán sự phát triển của những thuộc tính này hay
thuộc tính khác ở từng HS, vừa nắm được nguyên nhân nảy sinh và mức độ của
những thuộc tính đó.
+ GV thấy được sự khác nhau trong nhân cách của HS dưới ảnh hưởng
của dự án phát triển nhân cách do mình XD nên.
+ GV hình dung được hiệu quả của những tác động sư phạm nhằm hình
thành nhân cách HS.
Nhờ có NL này mà công việc của người GV trở nên có kế hoạch, chủ động
và sáng tạo hơn.
b) NL giao tiếp sư phạm
7


- NL giao tiếp sư phạm là NL nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên
ngoài và những biểu hiện tâm lí bên trong của HS và bản thâm GV; đồng thời
biết sử dụng hợp lí các phương tiện giao tiếp, biết cách tổ chức, điều khiển và
điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục.
- Biểu hiện:
+ Kĩ năng định hướng giao tiếp: là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài
mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa GV và HS.
+ Kĩ năng định vị: là sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng, là khả năng
biết xác định vị trí của mình vào vị trí của đối tượng, biết tạo ra điều kiện để đối
tượng chủ động, thoải mái khi GT với mình.
+ Kĩ năng điều khiển quá trình GT: là khả năng xác định được hứng thú
nguyện vọng của đối tượng để tìm ra đề tài GT thích hợp nhằm thu hút đối tượng.
Trong quá trình GT chủ thể phải làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân và biết
sử dụng phương tiện GT một cách thích hợp với tình huống GT nhất định.
c) NL cảm hoá HS

- NL cảm hoá HS là NL gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đối với HS về
mặt tình cảm và ý chí. Đó là khả năng làm cho HS nghe, tin và làm theo GV bằng
tình cảm, niềm tin.
- Biểu hiện:
+ Luôn có tinh thần trách nhiệm cao, cso niềm tin và có kĩ năng truyền đạt
niềm tin đó cho HS.
+ Luôn quan tâm chu đáo và khéo léo ứng xử khi GT với HS, biết tôn trọng
yêu cầu hợp lí đơi với HS.
+ là người có nguyên tắc, có ý thức kỉ luật nhưng có lòng vị tha.
d) NL ứng xử SP
- NL ứng xử SP là kĩ năng tìm ra những phương thức tác động đến HS một
cách HQ nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ SP cụ thể phù hợp với
những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể HS trong từng tình
huống SP cụ thể. Sự khéo léo ứng xử SP được xem như là một thành phần quan
trọng của tài nghệ SP.
- Biểu hiện:
+ Biết sử dụng các tác động SP một cách nhạy bén và có giới hạn (khuyến
khích hay trách phạt, nghiêm khắc hay nhẹ nhàng…).
+ Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất
ngờ, không nóng vội, không thô bạo. Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra
và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp.
8


+ Biết biến cái bị động thành cái chủ động để giải quyết vấn đề kịp thời,
nhanh chóng.
+ Phải thường xuyên quan tâm chu đáp đến những đặc điểm tâm sinh lí của
từng cá nhân hay tập thể HS.
e) NL tham vấn, tư vấn, hướng dẫn
NL tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là khả năng chia sẻ, trợ giúp, khơi dậy

tiềm năng của HS của người GV để giúp các em tin vào bản thân, nâng cao hiểu
biết về bản thân, về người khác, về các sự vật, hiện tượng để có thể giải quyết
vấn đề đang gặp phải.
- Biểu hiện:
+ GV phải biết động viên, khuyến khích, thậm chí phải hoạch định rõ tiềm
năng của HS để giúp các em tin vào bản thân, tự nhận biết mình dang có vấn đề
gì và mong muốn được giúp đỡ giải quyết vấn đề của mình.
+ Phải tổ chức các CT hướng dẫn với mục đích cug cấp thông tin, khing
nghiệm về các lĩnh vực học tập, hướng nghiệp, GT ứng xử… cho các em giú các
em hiểu biết đầy để về các vấn đề này, có những quyết định phù hợp.
+ Phải sử dụng linh hoạt các phương tiện có tính hướng dẫn và tạo ra động
lực nhóm trong việc thúc đẩy HS tham gia các hoạt động qua đó nâng cao sự
hiểu biết bản thân và người khác… của HS để từ đó thay đổi nhận thức, thái độ
và hành vi của các em.
+ Phải chấp nhận HS, chấp nhận những cái mà họ hiện có, tôn trọng quyền
tự quyết của các em, khơi dậy tiềm năng của các em, giúp các em tự tin vào bản
thân, dám nghĩ dám làm, dám đối đầu với thực tế.
g) NL tổ chức hoạt động SP
NL tổ chức hoạt động SP là nL tất yếu cần có để đảm bảo cho GV tiến
hành dạy học và GD đạt kết quả tốt. Vì GV là người tổ chức lao dộng cho cá nhân
và tập thể hS trong những điều kiện SP khác nhau, vừa lad hạt nhân gắn kết HS
thành một tập thể, vừa là người tuyên truyền, phối hợp các lực lượng GD.
- Biểu hiện:
+ GV phải biết tổ chức và cổ vũ HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau
trong hoạt động dạy học và GD ở lớp cũng như ở ngoài trường.
+ XD tập thể HS thành tập thể vững mạnh, đoàn kết, có ảnh hưởng tốt tới
mọi thành viên trong tập thể.
+ Phải biết tổ chức, vận động và phối hợp các lực lượng XH tham gia vào
công tác GD theo một mục tiêu xác định.
Để có các NL trên, GV cần:

+ Biết vạch kế hoạch hoạt động một cách khoa học.
9


+ Biết sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức GD một cách đúng
đắn nhằm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của HS.
+ Biết xác định mức độ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và GD
khác nhau.
Những thành phần trong cấu trúc nhân cách của người gV được nêu ở trên
vừa là đặc điểm vừa là yêu cầu cần có trong phẩm chất, NL của người GVHQ.
(Nguồn: Nguyễn Đức Sơn (2015) Giáo trình Tâm lí học Giáo dục, NXB
ĐHSP)
2. Khung năng lực nghề nghiệp của GV ở một số quốc gia
2.1. Hợp chủng quốc Hoa Kì
Hoa Kì là quốc gia tiên phong trong XD chuẩn nghề nghiêp GVPT. Uỷ ban
quốc gia Chuẩn nghề dạy học (National Board for Professional Teacher
Standards) được thành lập năm 1987 đã đề xuất 5 điểm cốt lõi để các bang vận
dụng:
(i) GV phải tận tâm với HS và việc học của họ.
(ii) GV phải làm chủ môn học, biết cách dạy môn học của mình.
(iii) GV phải có trách nhiệm quản lí và hướng dẫn HS học tập.
(iv) GV phải suy nghĩ một cách hệ thống về thực tế hành nghề của họ và
học tập qua trải nghiệm.
(v) GV phải là thành viên của cộng đồng học tập.
Dựa vào 5 đề xuất cốt lõi đó, mỗi bang đã XD Chuẩn nghề nghiệp GVPT
của bang mình.
Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVPT của Bang Ohio gồm 7 tiêu chuẩn.
Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVPT của Bang New Jersey gồm 12 tiêu chuẩn.
Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVPT của Bang Wisconsin gồm 10 tiêu chuẩn.
Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVPT của Bang California gồm 6 tiêu chuẩn.

Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVPT của Bang North Carolina gồm 5 tiêu
chuẩn.

2.2. Vương quốc Anh
Chuẩn nghề nghiệp GV Anh (2007) được cấu trúc làm 3 phần có liên quan
với nhau: (1) Những đặc trưng nghề nghiệp; (2) Kiến thức và sự am hiểu nghề
nghiệp; (3) Các kĩ năng nghề nghiệp.

10


Mỗi phần (lĩnh vực) lại có các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này chung cho
tất cả các loại GV. Mỗi tiêu chuẩn có các yêu cầu. Đối với mỗi loại GV có các
yêu cầu khác nhau về số lượng và mức độ.
Chuẩn nghề nghiệp GV được xác định cụ thể cho từng giai đoạn phát triển
nghề của GV: GV mới vào nghề (Q – 33 yêu cầu); Tất cả GV (C- 41 yêu cầu);
GV trong thang bậc trả lương cao (P – 10 yêu cầu); GV giỏi (E – 15 yêu cầu);
GV có kĩ năng cấp cao (A – 3 yêu cầu).
Dưới đây là những tiêu chuẩn và yêu cầu nghề nghiệp dành cho tất cả GV
(loại C).
1) Những đăc trưng nghề nghiệp
* Mối quan hệ với HS
(1) Có những mong đợi cao về HS, bao gồm cả viêc cam kết đảm bảo
cho mọi HS được phát triển hết khả năng và thiết lập mối quan hệ công bằn,
tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ và xd đối với các em;
(2) Nắm giữ những giá trị và thái độ tích cực; chấp nhận những chuẩn
mực hành vi cao trong vai trò nghề nghiệp của mìn
* Phạm vi làm việc
(3) Duy trì sự cập nhật kiến thức và sự am hiểu về những nhiệm vụ
nghề nghiệp của GV và cơ cấu tỏ chức của ngành nghề mình công tác, góp

phần vào sự phát triển, thực hiện và ĐG các chính sách và thực tiễn nơi mình
giảng dạy, bao gồm cả những chính sách liên quan đến việc thúc đẩy công
bằng về cơ hội.
* Giao tiếp và làm việc cùng với người khác
(4):
a) Giao tiếp có HQ với trẻ em, thanh thiếu niên và đồng nghiệp;
b) Giao tiếp có hiệu quả với cha mẹ, bao gồm việc dodinnhj kì thông
báo những thông tin có liên quan đến kết quả học tập, mục tiêu, những tiến
bộ… của HS
c) Thừa nhận giao tiếp là quá trinh fhai chiều và khuyến khích cha mẹ
tham gia vào thảo luận về những tiến bộ, sự phát triển và giáo dục trẻ em
(5) Thừa nhận và tôn trọng sự đống góp của đồng nghiệp và PHHS
vào sự phát triển của trẻ cũng như nâng cao thành tích học tập
(6) cam kết phối hợp và làm việc hợp tác khi thích hợp.
* Sự phát triển chuyên môn của cá nhân
(7) Đánh giá sự thực hiện của bản thân và cam kết nâng cao thực tê
sgiangr dạy của mình thông qua sự phát triển CM phù hợp
11


(8) Có PP tiếp cận sáng tạo, phê phán mang tính xây dựng với những
dổi mới; sẵn sàng cải tiến thực tiễn của mình khi mà những tác dụng và tiến
bộ đã được xác định.
(9) Hành động dựa trên lời khuyên, sự phản hồi và luôn cởi mở cho
việc giảng dạy và tư vấn.
2) Kiến thức và sự am hiểu chuyên môn
* Dạy và học
(10) Có kiến thức, am hiểu tốt và cập nhật về các chiến lược giảng
dạy, học tập và quản lí hành vi; biết sử dụng và cải tiến như thế nào, bao
gồm cả việc cá nhân hoá việc học tập nhằm tạo cơ hội cho HS đạt được mức

độ tối đa khả năng của mình.
* ĐG và giám sát
(11) Biết những yêu cầu và kế hoạch trog ĐG đối với môn học mình
dạy bao gồm cả những gì liên quan đến kì thi chung.
(12) Biết các cách tiếp cận trong ĐG bao gồm cả tầm quan trọng của
ĐG theo hướng phát triển.
(13) Biết cách sử dụng những thông tin thống kê của địa phương và
quốc gia trong việc ĐG hiệu quả giảng dạy của mình, trong việc giám sát sự
tiến bộ của HS và nâng cao thành tích.
(14) Biết cách sử dụng báo cáo va các nguồn thông tin khác ở ngoài
có liên quan với đánh giá nhằm cung cấp cho người học sự phản hồi chính
xác và mang tính xây dựng về những mặt mạnh, mặt yếu, thành tích, sự tiến
bộ và khía cạnh cần phát triển bao gồm cả kế hoạch hành động để cải thiện
quá trình ĐG.
* Môn học và CT
(15) Có kiến thức vững chắc và hiểu biết môn học / phạm vi CT.
(16) HIểu biết các lĩnh vực có liên quan đến CT và phạm vi hoạt động
* Biết đọc, biết tính toán và CNTT
(17) BIết sử dụng các kĩ năng đọc, tính toán và CNTT giúp cho việc
dạy học và mở rộng các hoạt động nghề nghiệp.
* KQ và sư đa dạng (có 4 yêu cầu: 18 → 21)
* Sức khoẻ và hạnh phúc (có 4 yêu cầu: 22 → 25)
3) Các kĩ năng nghề nghiệp
* Lập kế hoạch (Có 3 yêu cầu: 26 → 28)
* Giảng dạy (Có 2 yêu cầu: 29, 30)
12


* ĐG, giám sát và phản hồi (có 4 yêu cầu: 31 → 34)
* Xem xét lại quá trình dạy và học (Có 2 yêu cầu: 35, 36)

* Môi trường học tập (có 3 yêu cầu: 37 → 39)
* Làm việc nhóm và phối hợp (Có 2 yêu cầu: 40, 41)
2.3. Cộng hòa LB Đức
Theo NQ HN Bộ trưởng VHGD các bang trong LB (2004) thì chuẩn GV
là những yêu cầu mà mọi GV phải đáp ứng Theo đó, những nét chính về hình ảnh
nghề ghiệp của người GV là:
(i) GV là những chuyên gia về dạy và học. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là XD
kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình dạy và học.
(ii) GV phải ý thức được rằng nhiệm vụ của họ gắn bó chặt chẽ với các giờ
lên lớp và cuộc sống nhà trường.
(iii) GV thực thi nhiệm vụ đánh giá và tư vấn một cách công bằng, có trách
nhiệm. Muốn vậy, họ phải có trình độ cao về sư phạm tâm lí và chẩn đoán.
(iv) GV liên tục phát triển các NL nghề nghiệp của mình, tận dụng mọi cơ
hội để theo kịp các phát triển mới trong hoạt động nghề nghiệp.
(v) GV tham gia XD một nền văn hoá học đường và khuyến khích học tập.
10 NL nghề nghiệp của GV (áp dụng từ đầu NH 2005 – 2006) được trình
bày thành 4 lĩnh vực:
1) NL dạy học
(1) XD kế hoạch bài học và thực hiện giờ lên lớp phù hợp với yêu cầu
chuyên môn.
(2) Hỗ trợ việc học của HS bằng cách tổ chức các tình huống học tập,
động viên HS thiết lập các mối liên hệ và áp dụng cái đã học.
(3) Khuyến khích HS tự quyết định trong các hoạt động học tập.
2) NL giáo dục (nghĩa hẹp)
(4) Hiểu các điều kiện sống của HS về XH, văn hoá và tác động đến
sự phát triển nhân cách HS trong khuông khổ nhà trường.
(5) Truyền đạt các giá trị và chuẩn mực, hỗ trợ việc đánh giá và hành
động tự quyết của HS.
(6) Tìm ra giải pháp cho các khó khăn và xung đột trong nhà trường,
trong giờ học.

3. NL đánh giá (ĐG)
(7) Chẩn đoán các tiền đề học, quá trình học, khuyến khích HS học
có mục đích, tư vấn cho HS và cha mẹ HS.
13


(8) Nắm vững thành tích học tập của HS trên cơ sở các thước đo minh
bạch.
4. NL Đổi mới
(9) Ý thức được các yêu cầu đặc biệt của nghề dạy học, am hiểu nghề
mình với một trách nhiệm và nghiệp vụ đặc biệt.
(10) Hiểu nghề mình và có nhiệm vụ học tập thường xuyên.
2.4. Khối Australia
Khối Australia XD Khung quốc gia về chuẩn nghề nghiệp dạy học. Trên
cơ sở đó, các bang XD chuẩn nghề nghiệp riêng của mình.
Khung quốc gia có 4 lĩnh vực:
(i) Kiến thức nghề nghiệp
(ii) Thực hành nghề nghiệp
(iii) Giá trị nghề nghiệp
(iv) Quan hệ nghề nghiệp
Đối với các bang không nhất thiết phải XD cả 4 lĩnh vực, chỉ hai lĩnh vực
1 và 2 là giống nhau, các lĩnh vực 3 và 4 không giống nhau.
(Nguồn: Bộ GDĐT (2010) TL tập huấn “ Triển khai chuẩn nghề nghiệp
GV THCS, GV THPT”.)
2.5. Vương quốc Thái lan
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng phổ thông (PT) ở Thái Lan gồm 18 tiêu
chuẩn trên 3 lĩnh vực: (1) tiêu chuẩn đối với chất lượng H S; (2) tiêu chuẩn đối
với giảng dạy ; (3) tiêu chuẩn dối với lãnh đạo và quản lí giáo dục. Trong đó, có
đề cập tới những tiêu chuẩn mà người GV cần phải đạt được:
1) GV cần có phẩm chất đạo đức, trình độ / kiến thức và NL phù hợp

với trách nhiệm; luôn phấn đấu tự phát triển; va fhoaf nhập với cộng đồng.
(Tiêu chuẩn 9)
Các tiêu chí:
(1) Có phẩm chất đạo đức , và được phân công phu fhowpj với mã
nghề theo quy định;
(2) Có mỗi quan hệ tốt với HS, phụ huynh và cộng đồng.
(3) Có lòng quyết tâm và nhiệt tình giảng dạy và phát triển HS;
(4) Luôn đặt yêu cầu đối với kiến thức và PPGD mới; lắng nghe các
ý kiến, luôn sẵn sàng tiếp thu và chấp nhận sự thay đổi;
(5) Có bằng ĐHSP hoặc tương đương;
(6) Giảng dạy môn học liên quan tới chuyên ngành hoặc năng khiếu
được;
14


2) GV cần cóNL, quản lí HQ hoạt động dạy – học, đặc biệt DH lấy
HS làm trung tâm (Tiêu chuẩn 10)
Các tiêu chí:
(1) Có kiến thức và hiểu rõ những mục tiêu của GD và CT GDPT;
(2) Phân tích khả năng HS và hiểu rõ từng cá nhân HS;
(3) Có khả năng quản lí lấy HS làm TT;
(4) Có khả năng sử dụng công nghệ để phát triển bản thân và hoạt
động học của HS;
(5) Đánh giá kết quả dạy và học cùng với điều kiện học tập phục vụ
HS và liên quan tới sự phát triển của HS;
(6) Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc giảng dạy nhằm phát
triển hết khả năng của HS;
(7) Hướng dẫn, nghiên cứu, cải tiến việc học của HS và sử dụng kết
quả đó để giúp đỡ HS.
(Nguồn: Chu Phan (2009), “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phổ

thông ở Thái Lan”, Dạy và học ngày nay, 2, tr.57-59)
3. Bài học kinh nghiệm trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam
3.1. Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học Việt Nam trong sự so sánh
3.1.1 Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học Việt Nam
Ngày 04 tháng 5 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã kí quyết định số
14/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học.
Trích Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT:
CÁC YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Điều 5. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà
giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp
phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn
trong cuộc sống;
b) Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốtý
nhiệm vụ giáo dục học sinh;
c) Qua hoạt động dạy học, giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọng ông
bà, cha mẹ, người cao tuổi; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam;
nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội;
15


d) Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính
sách của Nhà nước.
2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước;

b) Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương;
c) Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn
trật tự an ninh xã hội nơi công cộng;
d) Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các quy định của địa phương.
3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải pháp
thực hiện;
b) Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động
của nhà trường;
c) Thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải
tiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục;
d) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy;
chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.
4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh
thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong
nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. Bao gồm
các tiêu chí sau:
a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không
xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh;
b) Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; được đồng nghiệp, nhân
dân và học sinh tín nhiệm;
c) Không có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và giáo
dục;
d) Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính
trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ
nhân dân và học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
16


b) Đoàn kết với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong
các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng
của phụ huynh học sinh;
d) Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng
và trách nhiệm của một nhà giáo.
Điều 6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
1. Kiến thức cơ bản. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của
các môn học được phân công giảng dạy;
b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong
cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công
giảng dạy;
c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;
d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một
môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu
hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu
học. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh
khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó
vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;
b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa
chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với
học sinh tiểu học;
c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo

dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;
d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.
3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Bao
gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối
với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;
b) Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
tiểu học theo tinh thần đổi mới;

17


c) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính
giáo dục và đúng quy định;
d) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn,
đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.
4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan
đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu
chí sau:
a) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định;
b) Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi
trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông,
phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội;
c) Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ
giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video;
d) Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên
công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp
vụ.
5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của

tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội và các Nghị quyết của địa phương;
b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của
địa phương;
c) Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập
và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong
giảng dạy và giáo dục học sinh;
d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội
truyền thống của địa phương.
Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Bao
gồm các tiêu chí sau:
a) Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy
học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường
và lớp được phân công dạy;
b) Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động
chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

18


c) Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động
giáo dục học sinh;
d) Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực
của thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án
có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy).
2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng
động sáng tạo của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy

tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học;
xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh;
hướng dẫn học sinh tự học;
b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập
của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học
tập tiến bộ;
c) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết
khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm
dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;
d) Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong
phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở
sạch và viết chữ đẹp.
3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy
học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với
đặc điểm học sinh của lớp;
b) Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình
thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của
học sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;
c) Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công
tác giáo dục học sinh;
d) Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích
hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng
thực hiện các hoạt động tự quản.
4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi
trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. Bao gồm các tiêu chí
sau:

19



a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng
học tập sau từng học kỳ;
b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện,
tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên
môn đoàn kết vững mạnh;
c) Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học
tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn
thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học
sinh tiến bộ;
d) Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng
kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn
giữ đúng phong cách nhà giáo.
5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản
tốt các bài kiểm tra của học sinh;
b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo
thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;
c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;
d) Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết
tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.
3.1. 2. Chuẩn nghề nghiệp GV Việt Nam trong sự so sánh với khung năng lực GV
của một số quốc gia khác
So với Chuẩn nghề nghiệp GV của một số quốc gia khác (đã được trình
bày tóm lược trên đây), có thể thấy những sự tương đồng, bên cạnh một số khác
biệt.
Sự tương đồng giữa các bộ Chuẩn nghề nghiệp GV là: Các bộ Chuẩn đều

đề cập đến các NL, phẩm chất, như: NL tìm hiểu đối tượng, NL thấu hiểu kiến
thức chuyên môn, NL sư phạm, NL hoạt động chính trị - xã hội, NL phát triển
nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp.
Sự khác biệt trước hết thể hiện ở trật tự sắp xếp các yêu cầu mà người GV
cần đáp ứng.
Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVTH Việt Nam nêu 3 nhóm yêu cầu theo trình tự
sau: 1) Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Điều
5); Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức (Điều 6); Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ
20


năng SP (Điều 7). Điều này cho thấy các phẩm chất về phẩm chất chính trị lối
sống rất được quan tâm và có vị trí quan trọng trong các tiêu chuẩn mà người GV
TH Việt Nam cần có. Điều này cũng phù hợp với Nghị quyết TW2 (khoá VIII):
“GV phải đủ đức, đủ tài”, “phải nâng cao phẩm chất NL cho đội ngũ GV”.
Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVTH Việt Nam đặt ra yêu cầu toàn diện về phẩm
chất đạo đức, NL chuyên môn, các kĩ năng hoạt động chính trị - xã hội. Trong
khi đó, một số nước chú trọng đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người GV
(VD, các nước / Liên Bang: Hoa Kì, Anh, Australia).
3.2. Phác hoạ mẫu hình GV TH theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.2.1. Mô hình nhân cách của người GVTH
Nhân cách của người GVTH bao gồm hệ thống các phẩm chất, NL và tri
thức, kĩ năng đáp ứng các yêu cầu hoạt động dạy học, hoạt động GD, hoàn thiện
và hoạt động XH.
a) Một số phẩm chất nhân cách của GVTH:
- Phải tự nhiên, nhưng không quá thân mật, suồng sã với HS;
- Phải niềm nở, dễ gần, khoan dung, công bằng;
- Phải nhanh chóng tiếp cận với HS, quan tâm tới HS, khen ngợi HS trước
tập thể. Tuy nhiên, khôn nên “lạm phát” lời khen.
- Phải khéo xử SP trong những tình huống phức tạp;

- Phải XD được uy tín thật trước HS và PHHS.
b) Một số NLSP của người GVTH
b.1) NL chung
- NL chẩn đoán: Phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác, kịp thời sự phát
triển của HS cùng những đặc điểm của sự phát triển đó.
- NL đáp ứng: Đưa ra những nội dung, biện pháp GD phù hợp với mục tiêu
GD và nhu cầu của HS.
- NL đánh giá: Nhìn thấy sự thay đổi về nhận thức, kĩ năng, thái độ, tình
cảm của HS và kết quả dạy học và GD của bản thân.
- NL thiết lập quan hệ thuận lợi với người khác, đặc biệt là với HS.
- NL kết hợp các lực lượng XH vào thực hiện mục tiêu GD.
b.2) NL chuyên biệt
* Nhóm NL dạy học
- NL hiểu HS
- NL “chế biến tài liệu”
- NL tổ chức hoạt động học tập của HS
- NL hiểu biết sâu rộng
* Nhóm NL GD
- NL hiểu nhân cách của HSTH
- NL cảm hoá HS
- NL “vạch dự án” phát triển nhân cách HS
- NL khéo xử SP
21


* Nhóm NL tổ chức hoạt động SP
- NL cổ vũ HS thực hiện nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy học và GD
ở trên lớp cũng như ngoài tường, ở hoạt động nội khoá cũng như ngoại khoá.
- NL đoàn kết HS thành một tập thể thống nhất, lành mạnh, có kỉ luật, có
nền nếp đảm bảo mọi hoạt động của lớp đều diễn ra một cách thuận lợi và hiệu

quả
(Tham khảo: Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức
(2008), Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB ĐHSP)
3.2.2. Một số bảng đánh giá kĩ năng của GV
Sau đây là (tóm tắt) các bảng đánh giá kĩ năng GV, dựa theo cuốn Những
phẩm chất của người GV hiệu quả (tác giả James H.Stronge, Lê Văn Canh dịch,
NXB GD Việt Nam tái bản năm 2013). Các tiêu chí và dấu hiệu được mô tả trong
những bảng này cũng có thể được xem là tiêu chí và dấu hiệu nhận biết một
GVHQ.
Ghi chú: Nội dung của một số đề mục (mức độ) trong các bảng đánh giá kĩ
năng của GV:
- Thuần thục: GV thể hiện được phẩm chất như một chuyên gia trong lĩnh
vực giảng dạy; không chỉ biết về phẩm chất này mà còn thể hiện sự hiểu biết
đó.
- Chuyên nghiệp: GV thể hiện phẩm chất mọi lúc có thể.
- Chưa chuyên nghiệp: GV chỉ thể hiện phẩm chất ở mức cần thiết để lớp học
có thể hoạt động; GV có thể thiếu linh hoạt với từng hoàn cảnh khác nhau nhưng
vẫn đạt hiệu quả.
- Kém HQ: GV cần học hỏi thêm về phẩm chất khi làm việc với GV chuyên
nghiệp hơn hoặc khi dự giờ.
- Không có biểu hiện: Người GV dự giờ không thấy biểu hiện nào về phẩm
chất qua việc dự giờ.
Bảng đánh giá 1. Bảng đánh giá các kĩ năng của GV
GV cũng là một con người
Phẩm chất

Biết quan tâm

Dấu hiệu Không
có biểu

hiện

Kém
hiệu
quả

4
dấu
hiệu

Thể hiện sự công 5
dấu
bằng và tôn trọng hiệu
22

Chưa Chuyên Thuần
chuyên nghiệp thục
nghiệp


Giao tiếp với HS

5
dấu
hiệu

Nhiệt tình

3
dấu

hiệu

Động lực

3
dấu
hiệu

Tận tâm với nghề 6
dấu
hiệu
Thực hành chiêm 4
dấu
nghiệm
hiệu
Bảng đánh giá 2. Bảng đánh giá các kĩ năng của GV
Quản lí và tổ chức lớp học
Phẩm chất

Dấu hiệu Không
có biểu
hiện

Quản lí lớp học

8 tiêu chí

Tổ chức

3 tiêu chí


Kém
hiệu
quả

Chưa Chuyên Thuần
chuyên nghiệp thục
nghiệp

Các quy định đối 4 tiêu chí
với HS

Bảng đánh giá 3. Bảng đánh giá các kĩ năng của GV
Soạn bài và tổ chức giảng dạy
Phẩm chất

Dấu hiệu Không
có biểu
hiện

Kém
hiệu
quả

Tầm quan trọng 2
dấu
của bài giảng
hiệu
Phân bố thời gian 5
dấu

hiệu

23

Chưa Chuyên Thuần
chuyên nghiệp thục
nghiệp


Những kì vọng 3
dấu
của GV
hiệu
Soạn bài

5
dấu
hiệu

Bảng đánh giá 4. Bảng đánh giá các kĩ năng của GV
Thực hiện giảng dạy
Phẩm chất

Dấu hiệu Không
có biểu
hiện

Kém
hiệu
quả


Chưa Chuyên Thuần
chuyên nghiệp thục
nghiệp

Các phương pháp 4
dấu
giảng day
hiệu
Nội dung bài học 4
dấu
và kì vọng của hiệu
GV
Sự phức hợp

3
dấu
hiệu

Kĩ năng đặt câu 4
dấu
hỏi
hiệu
Thu hút sự chú ý 2
dấu
của HS
hiệu

Bảng đánh giá 5. Bảng đánh giá các kĩ năng của GV
Theo dõi sự tiến bộ và tiềm năng của HS

Phẩm chất

Bài tập về nhà

Dấu hiệu Không
có biểu
hiện

Kém
hiệu
quả

3
dấu
hiệu

Theo dõi sự tiến 4
dấu
bộ của HS
hiệu
24

Chưa Chuyên Thuần
chuyên nghiệp thục
nghiệp


Đáp ứng các nhhu 3
dấu
cầu và khả năng hiệu

học của HS

4. Biện pháp phát hiện HS có năng khiếu và triển khai bồi dưỡng HS giỏi
trong dạy học ở trường tiểu học
4.1. HS có năng khiếu
Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) “là khả năng giải quyết các vấn
đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong
một hay nhiều môi trường văn hóa” và trí thông minh cũng không thể chỉ được
đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.
Bắt đầu từ năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner – Giáo sư môn Nhận thức
và Giáo dục của tường Hobbs, Đồng Giám đốc của Dự án Zero của trường Đại
học Harvard, Phó giáo sư Thần kinh học của Trường Y thuộc Đại học Boston –
đã công bố nhiều nhiều công trình nghiên cứu về đa trí tuệ. Trong các sách của
Howard Gardner, ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa
dạng của trí thông minh. Dưới đây là một số loại trí thông minh, theo kết quả
nghiên cứu mà Howard Gardner công bố:
1) Trí thông minh logic- toán học: Đây là vùng phải làm với logic,
trừu tượng, quy nạp, lập luận suy diễn, và những con số. Trong khi người ta
thường cho rằng những người có trí thông minh này thường nổi trội
trongnhững môn như: toán học, cờ vua, lập trình máy tính và các hoạt động
trừu tượng hoặc những con số, nơi khả năng toán học ít hơn khả năng suy
luận. Đây cũng là vùng nhận dạng mẫu trừu tượng, tư duy khoa học và điều
tra, và khả năng để thực hiện các tính toán phức tạp.
2) Trí thông minh không gian: Đây là vùng phải làm việc với những
tầm nhìn và phán đoán không gian. Những người có trí thông minh thị giáckhông gian mạnh mẽ thường rất giỏi trong việc hình dung và tinh thần với
đối tượng thao tác. Họ có một trí nhớ thị giác mạnh mẽ và thường có khuynh
hướng nghệ thuật. Những người có trí thông minh thị giác-không gian cũng
thường có một cảm giác rất tốt về phương hướng, ngoài ra họ cũng có thể
có sự phối hợp tay và mắt rất tốt, mặc dù điều này thường được xem như là
một đặc trưng của vận động cơ thể.

3) Trí thông minh vận động: Đây là vùng dành cho những chuyển
động cơ thể. Trong vùng này, con người thường thành thạo trong việc hoạt
động thể chất như thể thao hay khiêu vũ và thường thích các hoạt động
phong trào. Họ có thể thưởng thức diễn xuất hay biểu diễn, và nói chung họ
rất giỏi trong việc xây dựng và làm mọi thứ. Họ thường học tốt nhất khi thể
chất làm một cái gì đó, chứ không phải đọc hoặc nghe về nó. Những người
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×