Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích - CHƯƠNG 2: Vị Thế Trong Phân Tích Chi-Phí -- Lợi Ích docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.04 KB, 18 trang )

CHƯƠNG 2: Vị Thế Trong Phân Tích
Chi-Phí Lợi Ích
Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe
Bước đầu tiên trong phân tích chi phí lợi ích là xác định xem ai là đối tượng có vị
thế trong phân tích. Có nghĩa là ai là người có quyền hưởng lợi cũng như ai là
người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm chi trả cho các chi phí. Vấn đề vị thế
quyết định góc nhìn của phân tích. Nó có thể có tác động lớn đến các tính toán lợi
ích chi phí.
Trong lý thuyết kinh tế, ai cũng đều có vị thế: nên đưa phúc lợi xã hôị của tất cả
những ai là đối tượng điều chỉnh của một chính sách vào phân tích bất kể họ sống
ở đâu, họ giàu hay nghèo, đã được sinh ra hay sẽ sinh ra ở đâu. Sở dĩ như vậy là
bởi lý thuyết kinh tế không được gắn kết tốt với những tính toán thể chế, nhất là
các tính toán luật pháp. Các vấn đề về vị thế thường xuất hiện trước hết là trong
quá trình đo lường các ý kiến, thứ hai là trong các ước tính thực tế.
Các vấn đề vị thế thực tế nhất thiết phải là các vấn đề chính trị. Chúng cũng là
những vấn đề liên quan đến tư pháp. Phần lớn các phân tích chi phí lợi ích thường
được tiến hành trên vị thế quốc gia. Kết quả là chúng không tính đến vị thế của
người nước ngoài. Song nhìn từ góc độ mang tính địa phương nhiều hơn cũng xuất
hiện một vấn đề tương tự. Hãy tưởng tượng một tình huống thực tế trong đó một
cơ quan hay chính quyền thành phố triển khai một dự án. Nếu một CBA được tiến
hành trên vị thế của cơ quan đó, có thể là chỉ có các thành viên của cơ quan đó
hoặc lợi ích của cơ quan đó có vị thế trong phân tích. Lúc đó, chỉ có chi phí và
doanh thu của cơ quan đó là cần phải tính đến. Nếu thay vào đó, CBA được tiến
hành ở góc độ toàn thành phố thì các cư dân của thành phố đó cũng như chính
quyền thành phố đó có vị thế. Một cách lý tưởng, nên có một vị thế mang tính toàn
cầu hay phổ thông. Có như vậy, lợi ích của người dân trong thành phố đó, các
thành phố lân cận hay ở một nơi nào đó mới được tính đến. Song điều này thường
là không thực tế hay không nhất quán với lợi ích của người tiến hành phân tích.
Xuất phát điểm tiến hành phân tích CBA (hay ai có vị thế) nên được nêu một cách
rõ ràng và áp dụng một cách nhất quán trong suốt quá trình nghiên cứu. Giả dụ
như hãy tưởng tượng rằng một thị trấn đang xem xét việc xây dựng một bệnh viện.


Quyết định xây bệnh viện mới này sẽ dẫn đến tình trạng một bệnh viện khác ở
vùng lân cận phải ngừng hoạt động. Nếu các cư dân của vùng lân cận đó được coi
là có vị thế thì nên đưa lợi ích mà họ có được từ bệnh viện mới vào chi phí của
việc mất đi một bệnh viện cũ hơn và gần hơn. Một nhà phân tích bất hảo có thể sẽ
tìm cách chỉ đưa vào một trong các chi phí chứ không phải là tất cả.
Chương này sẽ đề cập đến vấn đề vị thế trước hết là theo nghĩa truyền thống. Tức
là xem xét tác động của việc mở rộng hay thu hẹp diện đối tượng có lợi ích trong
việc thực hiện dự án. Tiếp đó, chúng ta sẽ xét đến các vấn đề phân phối trong
CBA như một dạng câu hỏi đặc biệt về vị thế. Cuối cùng, chúng ta sẽ mở rộng
diện nghiên cứu để tính đến tác động của dự án đối với con cháu chúng ta. Chúng
ta cũng xem xét vấn đề ban vị thế cho những đứa trẻ tuy chưa được sinh ra song đã
được hưởng lợi ích mà dự án đem lại cũng như gánh chịu hậu quả nó gây ra.
2.1 Vị thế và Chuyển nhượng Vị thế
Một trong những ẩn ý quan trọng của vị thế là xử lý như thế nào với sự chuyển
nhượng giữa các cá nhân và tổ chức. Không nên tính chuyển nhượng tiền mặt,
hàng hoá hay dịch vụ từ người có vị thế này sang người có vị thế khác là chi phí
hay lợi ích trong phân tích. Chuyển nhượng giữa người không có vị thế với người
có vị thế phải được tính là lợi ích trong khi chuyển nhượng từ người có vị thế sang
người không có vị thế sẽ được tính là chi phí.

Ví dụ:
Vị thế và Xử lý Nước trên dòng Đa-nuýp
Sông Đa-Nuýp bắt nguồn từ Đức và chảy qua các nước Áo, Slôvakia, Hungari,
Croatia, Séc-bi, Bungari và Rumani trước khi đổ ra biển Đen. Nếu chính phủ Áo
tính đến việc xây một nhà máy xử lý nước nhằm cải thiện chất lượng nước của
sông Đa-Nuýp, họ có vẻ như chỉ cấp vị thế sử dụng cho người Áo và bỏ qua lợi
ích mà người dân các nước khác sinh sống dọc theo con sông được hưởng từ dự
án. Điều này khiến cho ích lợi thu được từ việc cải thiện chất lượng nước giảm đi.
Nó có thể đặt dấu chấm hết cho một dự án mà đáng lẽ ra đáng để triển khai nếu vị
thế sử dụng mang tính toàn cầu.

Hãy tưởng tượng rằng chính phủ Hungari muốn nhà máy được xây dựng và đóng
góp 100 triệu đôla cho chính phủ Áo để hỗ trợ chi phí xây dựng. Nhìn từ góc độ
toàn cầu, khoản chi trả này là một sự chuyển nhượng. Nó không phải là chi phí
hay lợi ích của dự án. Tuy nhiên, với một nghiên cứu CBA mà trong đó chỉ có
chính phủ Áo là có vị thế sử dụng thì khoản tiền này sẽ được tính như là lợi ích mà
dự án đem lại. Nếu nghiên cứu CBA được tiến hành dưới góc nhìn của người
Hung thì khoản tiền đó được tính như là chi phí của dự án.

Vấn đề vị thế sử dụng thường được áp dụng không đúng trong phân tích các dự án
phát triển kinh tế nhằm trợ giúp những vùng nghèo đói. Tiền cho các dự án này có
thể được lấy từ các khoản thu thuế ở nơi khác và có lẽ được dùng để thuê nhân
công của vùng đó. Nếu tiền thuế được trả cho các cư dân địa phương dưới dạng
tiền lương, tiền lương đó có thể được tính như lợi ích mà dự án đem lại. Đây là
một cách tính toán sai lầm.Chừng nào những người đóng thuế còn có vị thế sử
dụng thì chừng đó các khoản chi trả lương này còn là những khoản chuyển
nhượng chứ không phải là chi phí hay lợi ích của dự án.
[1] Những chuyển nhượng
này có thể được mong đợi vì những lý do khác. Tuy nhiên, cần phải nêu rõ những
lý do này trong phân tích CBA.

Ví dụ:
Xác định giá trị lao động cho việc khôi phục cây cối bị chặt phá ở hai
bên đường
Một dự án được đề xuất xây dựng với mục tiêu phủ xanh lại các con đường bị đốn
chặt cây hai bên nhằm ngăn chặn tình trạng xói mòn đất và cải thiện chất lượng
nước suối ở khu vực xung quanh. Do việc đốn gỗ gần đây trong vùng có giảm nên
vùng dự án có tỷ lệ thất nghiệp cao. Một phụ nữ đại diện cho người dân trong
vùng cho biết tiền công trả cho người dân địa phương làm việc cho dự án là lợi ích
mà dự án đem lại và nên được tính là lợi ích. Liệu ý kiến của chị có đúng không?
Câu trả lời phụ thuộc vào việc phân tích CBA của dự án được tiến hành dưới góc

độ nào và nguồn vốn cho dự án là nguồn nào. Nếu phân tích được tiến hành dưới
góc độ người dân địa phương, nguồn vốn có thể là nguồn của chính phủ hay nguồn
thu thuế của chính quyền liên bang thì các mức lương chi trả là lợi ích. Nếu phân
tích được tiến hành dưới góc độ của chính phủ và nguồn vốn được lấy từ doanh
thu thuế thì các khoản lương chi trả đơn giản là một khoản chuyển nhượng. Chúng
không được tính là lợi ích. Nếu phân tích được tiến hành dưới góc độ chính phủ và
giả định rằng chính quyền liên bang sẽ cấp vốn cho dự án thì các mức lương chi
trả là một khoản chuyển nhượng từ những người nộp thuế (những người không có
vị thế sử dụng) sang các công dân của bang và nên được tính là một khoản lợi thu
được từ dự án.
Một vấn đề tách biệt ở đây là giá trị của lao động được dùng trong công việc. Nếu
không có dự án, những người làm thuê cho dự án sẽ bị thất nghiệp và người ta có
xu hướng sẽ gán một giá trị bằng không cho lao động đó. Điều này bỏ qua giá trị
của dịch vụ nội trợ họ đã có thể cung cấp cộng với giá trị của thời gian nghỉ ngơi
họ có được dù cho giá trị nghỉ ngơi có thể bằng không ở những vùng có tỷ lệ thất
nghiệp cao.

Ví dụ:
Các lựa chọn phát triển giao thông công cộng
Một thành phố đang xem xét hai khả năng cho việc mở rộng hệ thống vận tải công
cộng. Khả năng thứ nhất là mở rộng dịch vụ xe buýt, khả năng thứ hai là lắp đặt
một hệ thống đường ray nhẹ. Vì nhiều lý do khác nhau, hai khả năng này mang
tính loại trừ lẫn nhau; chỉ có thể thực hiện được một trong hai dự án. Các phân tích
CBA đáng tin cậy đã được tiến hành cho cả hai dự án. Qua đó người ta nhận thấy
rằng việc mở rộng hệ thống dịch vụ xe buýt sẽ tạo ra một lợi ích ròng là 40 tỷ đôla
trong khi việc lắp đặt và vận hành một đường ray nhẹ sẽ tạo ra một khoản lời ròng
là 35 tỷ đôla. Vì chính phủ liên bang cũng đang triển khai một chương trình đường
sắt hạng nhẹ nên thành phố có thể xin chính phủ tài trợ cho 10 tỷ đôla cho việc xây
dựng đường ray. Nếu thành phố mở rộng dịch vụ xe buýt, thành phố sẽ không có
được khoản tài trợ này. Vậy nên chọn dự án nào để triển khai?

Vị thế sử dụng đóng vai trò quan trọng ở đây. Nếu phân tích từ góc độ một dự án
toàn quốc, thì khoản tài trợ $10 đôla của chính phủ sẽ chỉ đơn giản là một khoản
chuyển nhượng. Nó không có tác động gì lớn đến lợi nhuận ròng của dự án. Tuy
nhiên, nếu phân tích từ góc độ một dự án của thành phố thì khoản tiền này lại là
lợi ích của việc lựa chọn dự án xây đường sắt hạng nhẹ. Lúc đó, tổng lợi ích ròng
của dự án tăng lên $45tỷ đôla. Điều này khiến cho dự án xây đường sắt hạng nhẹ
được mong đợi hơn so với dự án tăng cường dịch vụ xe buýt dù cho xét từ góc độ
quốc gia thì dự án này có ưu thế hơn.
2.2 Gộp Lợi ích và Chi phí
Xuất phát điểm quyết định sẽ đưa chi phí nào vào trong phân tích. Ở mức độ đơn
giản nhất, phân tích sẽ bao gồm những thiệt hại mà những người có vị thế sử dụng
trong dự án phải gánh chịu hay những lợi ích mà họ được hưởng. Tuy nhiên, việc
phân biệt đâu là lợi ích và chi phí trở nên khó khăn hơn tuỳ thuộc vào xuất phát
điểm chính xác của nghiên cứu.
Hãy hình dung rằng một phòng quản lý công viên và giải trí thành phố đang cân
nhắc xem có nên xây dựng và vận hành một sân gôn hay không. Người ta có thể
biết tương đối rõ ràng các mức chi phí song không dễ gì quyết định được đâu là lợi
ích được đưa vào trong chi phí. Một phân tích được tiến hành với xuất phát điểm
chung chung sẽ cố gắng tính toán những giá trị mà người chơi gôn sẽ được nhận
nếu có thêm một sân gôn nữa trong khu vực. Lợi ích này có lẽ là giảm bớt tình
trạng quá tải ở các sân gôn, nhiều lựa chọn hơn và độ thuận tiện cao hơn cho
người chơi. Một phân tích từ góc độ thành phố sẽ cố gắng tính lợi ích mà dự án
sân gôn mang lại bằng cách cộng độ thụ hưởng gia tăng mà những người chơi gôn
trong thành phố có được với doanh thu mà những người chơi gôn đến từ nơi khác
thu được. Một phân tích bó hẹp trong phạm vi một phòng chuyên về giải trí sẽ chỉ
tính đến doanh thu mà sân gôn sẽ tạo ra mà bỏ qua giá trị của bất kỳ lợi ích nào
phí thuê sân mà người chơi gôn phải trả. Mỗi một cách tiếp cận sẽ mang lại một
kết quả khác nhau. Nhưng cách tiếp cận nào cũng có thể đúng với điều kiện vị thế
sử dụng tính đến phải đúng.


Ví dụ:
Vị thế sử dụng và lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp
Trong một phân tích về chi phí lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm, Ginsberg và
Silverberg (1994) ước tính giá trị thiệt hại về người (bị thương và tử vong) do việc
không đội mũ bảo hiểm gây ra. Tuy nhiên, họ chỉ đưa phí chữa trị (cho thương tật)
và sản lượng kinh tế bị mất vào trong phân tích của mình. Không có cái giá nào
được gắn cho việc một người phải từ giã cuộc đời của mình. Kết quả là giá trị của
việc đội mũ bảo hiểm với những người còn sống thường là thấp.
Xuất phát điểm của phân tích chính là lời lý giải cho việc gán một giá trị thấp cho
một mạng người được cứu sống. Phân tích được tiến hành dưới góc độ xã hội.
Điều này có nghĩa là người ta không tính đến bất kỳ giá trị nào mà một cá nhân có
thể gán cho tình trạng một người không bị thương và còn sống sót. Chỉ có các dịch
vụ kinh tế được người bị thương cung cấp cho những người khác là được tính đến
(tính dựa trên GDP trên đầu người) là được tính đến cũng như chi phí mà xã hội
phải gánh khi họ bị thương.
Nếu mở rộng xuất phát điểm sang giá trị mà một người gán cho cuộc đời và sức
khoẻ của mình, lợi ích mà nghiên cứu mang lại sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, dường như
các nhà nghiên cứu đang khuyến nghị rằng việc bắt buộc sử dụng mũ bảo hiểm
được biện minh từ góc độ xã hội chứ không phải là từ góc nhìn của chế độ gia
trưởng/chỉ huy.

Liệu phân tích chi phí lợi ích có tính giá trị của sự ghen tị hay ác ý ở mức ngang
với những giá trị khác không? Liệu độ thoả dụng của một kẻ phạm tội cưỡng hiếp
hay dâm tà có được tính đến cùng với sự chịu đựng của nạn nhân hay không? Hay
liệu có nên tính giá trị của hàng hoá đánh cắp được đối với một tên trộm khi mà
hàng hoá đó sẽ được trả lại cho người bị mất? Nhà phân tích không thể và không
nên tự tiện đưa các giá trị của mình vào trong phân tích được. Tuy nhiên, một phân
tích quy chuẩn dường như không thể tính đến độ thoả dụng của những hành vi bất
hảo vì về mặt đạo đức mà nói việc đó là không thể biện hộ được. Và thật ra chi phí
lợi ích bị chỉ trích là không phân biệt được độ thoả dụng tốt với độ thoả dụng xấu.

Vì thế nó thất bại trong việc lột tả sắc thái đạo đức của đối tượng được phân tích.
Liệu có thể dung hoà hai quan điểm này không?
Xuất phát điểm cho chúng ta một phương tiện. Nếu chúng ta tính tất cả các giá trị
thì chúng không chỉ tính đến độ thoả dụng xấu mà còn tính cả độ phản thoả dụng.
Đó không chỉ là những gì mà nạn nhân của lòng hận thù, sự hiểm ác, ghen tị hay tà
dâm phải gánh chịu mà còn là giá trị của sự ghê tởm mà xã hội nói chung dành
cho hành vi xấu xa đó. Việc phân biệt giữa hành động tốt và xấu không chỉ do
người phân tích quyết định mà còn tuỳ thuộc vào phép tắc, thông tục của xã hội.
Có thể lấy những phép tắc này đại diện cho kết quả của một cuộc điều tra mà trong
đó độ thoả dụng xấu cũng như độ thoả dụng tốt có tầm quan trọng như nhau. Một
khi hành vi giết người hay trộm cắp đã là phi pháp thì độ thoả dụng có được từ
việc trộm cắp hay giết người nhìn chung mang giá trị âm. Có thể lấy giá trị này để
phủ định giá trị đồ mà tên trộm ăn cắp được cũng như độ thoả dụng mà kẻ giết
người có được từ việc giết người.

Ví dụ:
Trộm cướp
Một công ty cung cấp độ thoả dụng yêu cầu khách hàng của mình phải ứng tiền
trước một tháng cho các dịch vụ được cung cấp. Trong nhiều trường hợp khi
khách hàng thôi không sử dụng dịch vụ của công ty nữa thì công ty sẽ nợ khách
hàng một khoản. Công ty sẽ trả lại khoản nợ này nếu khách hàng yêu cầu. Song
nếu khách hàng không yêu cầu, công ty sẽ không trả lại. Theo cách này, công ty đã
tích luỹ được vài triệu đô la tiền lời. Hành động này của công ty bị chính phủ phát
hiện và đưa ra toà xét xử. Công ty đồng ý chấm dứt hành vi đó. Vấn đề hiện tại là
liệu có yêu cầu công ty hoàn trả phí khống mà nó đã thu từ khách hàng hay không.
Một nhà kinh tế được công ty thuê lập luận rằng việc trả lại tiền không có ý nghĩa
gì trong phân tích chi phí lợi ích. Công ty sẽ phải mất 03 triệu đô la cho việc hoàn
trả lại này cộng thêm chi phí của việc hoàn trả. Chi phí chiếm khoảng 10% tổng
lợi nhuận hay 300,000 đô la. Vậy là phân tích chi phí lợi ích cho thấy công ty
không nên hoàn trả lại số tiền này vì nó sẽ mất 300,000 đô la. Khoản tiền 3 triệu

đô chỉ là một khoản chuyển nhượng. Một nhà kinh tế làm việc cho chính phủ sau
khi đọc xong cuốn sách lại lập luận rằng một khi đã đi ăn cắp thì công ty đó không
có vị thế gì để tính đến lợi ích của mình. Kết quả của phân tích chi phí lợi ích lúc
đó chỉ là khoản lời 3 triệu đô mà khách hàng thu được trừ đi chi phí nguồn của
việc chuyển nhượng, tức là 300,000 đô. Lúc đó, lợi ích ròng của phân tích CBA là
2.7 triệu đô.

2.3 Các Phân tích Tác động Kinh tế
Một dạng khác của phân tích CBA là
phân tích tác động kinh tế. Phân tích này cố
gắng dự tính tất cả các tác động kinh tế của một dự án chính hay điều kiện thuận
lợi mà dự án tạo ra cho một khu vực hoặc một vùng. Tác động kinh tế thường
được định nghĩa là tổng doanh thu của các tiện ích, chi phí để có được các tiện ích,
doanh thu thuế có được và doanh thu bổ sung mà những doanh nghiệp ăn theo
được hưởng. Người ta thường dùng những nghiên cứu này để biện minh rằng cần
phải triển khai các dự án vì sự phát triển kinh tế vùng ngay cả khi dự án không
đem lại lợi ích ròng dương theo bất kỳ một cách hiểu truyền thống nào.
Ví dụ như một địa điểm biểu diễn hoà nhạc mới ở một khu vực trong thành phố sẽ
có khả năng thu hút một lượng lớn người đến xem hàng chục lần mỗi năm. Việc
này tạo ra việc làm và doanh thu cho cả địa điểm đó cũng như các hàng quán xung
quanh. Những khoản doanh thu này bị đánh thuế và chính quyền địa phương có
thêm thu nhập. Tác động kinh tế của việc xây nhà hát có thể bao gồm doanh thu
bừ bán vé, lương trả cho nhân viên nhà hát, khoản doanh thu gia tăng của các quán
bar, nhà hàng cùng những loại hình kinh doanh khác trong vùng. Ngoài ra, còn có
khoản thuế thu được từ những giao dịch này. Tất cả những khoản tiền này có thể
được đưa vào trong phân tích như là lợi ích mà dự án xây dựng nhà hát đem lại.
Loại phân tích này bỏ qua những chi phí của việc tổ chức những buổi hoà nhạc,
chi phí cơ hội của người lao động cho việc đi làm tại nhà hát. Lợi ích thực mà chủ
doanh nghiệp địa phương nhận được sẽ không phải là khoản doanh thu gia tăng
mà là khoản lợi nhuận gia tăng. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng giữa phân tích

tác động và CBA là xuất phát điểm. Phân tích tác động kinh tế giới hạn vị thế sử
dụng với những doanh nghiệp nằm trong một khu vực nhất định tương đối hẹp.
Một phân tích CBA chính xác nên thừa nhận rằng sự có mặt của nhà hát đã thay
thế cho những chi tiêu cho các hoạt động giải trí khác. Thêm vào đó, chuyện xuất
hiện nhà hát khiến cho nhiều khách hàng đến với hàng quán trong vùng đó hơn có
thể đồng nghĩa với việc hàng quán ở một nơi khác nào đó có ít khách hàng hơn.
Nói một cách khác, các doanh nghiệp tại địa điểm có nhà hát chỉ đơn giản lấy đi
công việc làm ăn của các doanh nghiệp ở các vùng lân cận. Việc mở rộng phân
tích sao cho tất cả các doanh nghiệp trong thành phố hay khu vực đều có vị thế sử
dụng hầu như không thể tạo ra tác động ròng nào của một tiện ích mới cho dù tác
động kinh tế vùng có thể là rất lớn.
2.4 Vị thế Tương đối và Vấn đề Phân phối
Bởi vậy, chúng ta đã chỉ xem xét việc đưa vào hay loại bỏ vị thế sử dụng trong quá
trình thảo luận của chúng ta. Những người có vị thế trong một phân tích đều có
tầm quan trọng tương đương nhau. Tình huống này nhất quán với các điều kiện
Pareto hay Kaldor-Hicks tiềm năng (potential Pareto or Kaldor-Hicks ~KH). Các
điều kiện này chỉ rõ rằng một dự án là đáng mong đợi nếu như những người được
lợi từ dự án có khả năng dùng khoản lợi mà họ thu được để bồi thường cho những
người chịu thiệt hại. Diễn đạt một cách hơi khác đi một chút, điều kiện này có
nghĩa là một dự án là đáng để triển khai khi lợi ích lớn hơn chi phí cho dù có phân
phối lợi ích và chi phí như thế nào đi chăng nữa.
Đã có nhiều nỗ lực được thực hiện để đưa các cân nhắc phân phối vào trong phân
tích lợi ích chi phí. Tuy nhiên, chưa đi đến một cách tiếp cận chung nào. Cách tiếp
cận lý tưởng nhất là trong một nghiên cứu, những đối tượng khác nhau sẽ được
giao những vị thế ở mức độ khác nhau. Thế nên, khi áp đặt lên người này chứ
không phải người khác, các mức chi phí lợi ích có thể là khác nhau. Tầm quan
trọng khác nhau tương ứng với mỗi người được gọi là
sức nặng phân phối
(distributional weigths).
Một trong những lý do thông thường nhất lý giải việc gắn cho mỗi người một vị

thế tương ứng khác nhau là phân phối thu nhập. Điều này có nghĩa là lợi ích của
một chương trình có thể có ý nghĩa nhiều hơn đối với người nghèo hưởng lợi hơn
là người giàu được hưởng lợi. Một chương trình có lợi ích ròng âm có thể là đáng
mong đợi nếu như các chi phí bị áp đặt lên người giàu còn lợi ích được tích tụ cho
người nghèo. Một chương trình với lợi ích dương có thể không mấy được mong
đợi nếu người nghèo phải gánh chịu phần lớn các chi phí trong khi lợi ích thì
người giàu lại được hưởng.
Đơn cử một ví dụ. Xét các chương trình chỉ có tác động đến quá trình tái phân
phối thu nhập. Bất kỳ một loại chương trình nào cho việc tái phân phối thu nhập
đều bao gồm các chi phí. Kết quả là tiền đầu tư cho chương trình lấy từ toàn bộ
cộng đồng dân cư nói chung sẽ lớn hơn những gì cuối cùng được phân phối cho
những người hưởng lợi từ chương trình. Các chi phí gần như sẽ chắc chắn là lớn
hơn các lợi ích. Tuy nhiên, nếu những người góp vốn cho chương trình có thu
nhập tương đối cao và người hưởng lợi có thu nhập thấp thì chương trình có thể
vẫn đáng được triển khai. Để loại chương trình kiểu này đáng được triển khai hơn
thì chúng ta có thể gắn những sức nặng phân phối (distributional
weight) cho
người nghèo hưởng lợi lớn hơn sức nặng phân phối cho người giàu hưởng lợi.
Có một số cách tiếp cận thực tế điều chỉnh các điều kiện KH bằng cách đưa vào
phân tích CBA vấn đề phân phối. Cách tiếp cận đầu tiên, theo ý tưởng của
McKean (1958), đưa ra danh sách chi phí lợi ích của các nhóm hưởng lợi có khả
năng phải gánh chịu hay thụ hưởng nhiều nhất. Trong trường hợp này, nhà phân
tích không cần phải quyết định xem sức nặng phân phối cho mỗi người khác nhau
ở mức độ nào mà để độc giả tự quyết định. Ví dụ như nếu các loại thuế xăng dầu
liên bang tăng nhằm giảm lượng xăng dầu tiêu thụ và cải thiện chất lượng không
khí thì gánh nặng của việc tăng thuế sẽ rơi vào các cư dân nông thôn, những người
phải đi các quãng đường khá xa trong khi lợi ích lại rơi vào tay những cư dân
thành thị, những người nhìn chung phải nếm trải chất lượng ngày càng tồi đi của
bầu không khí. Một nhà phân tích chuẩn bị một báo cáo về triển vọng tăng thuế
xăng dầu có thể đơn giản chỉ ra điều này mà không cần phải gắn sức nặng tương

ứng cho cư dân nông thôn hay cư dân thành thị. Việc làm thế nào để xác định sức
nặng của mỗi nhóm trong việc đánh giá dự án có thể được dành cho độc giả của
báo cáo.
Một kỹ thuật thứ hai có thể được dùng là gắn những sức nặng rõ ràng cho các
nhóm khác nhau chịu tác động của dự án. Có thể tính toán được cái được và cái
mất của mỗi nhóm. Sau khi nhân với sức nặng phân phối của mỗi nhóm, chúng sẽ
được cộng lại với nhau để có được lợi ích ròng gia quyền (weighted net benefit).
Xét ví dụ về một dự án sẽ buộc cư dân vùng lân cận A phải gánh chịu chi phí ròng
trong khi đem lại lợi ích ròng cho cư dân vùng lân cận B. Ví dụ này được thể hiện
tại bảng 2-1. Vì cư dân của vùng A giàu có hơn cư dân vùng B nên có sức nặng
phân phối ít hơn.
[2]
Bảng 2-1
Vùng lân
cận
Lợi ích
ròng
Sức nặng
Phân phối 1
Lợi ích ròng
Gia quyền
Sức nặng
Phân phối 2
Lợi ích ròng
Gia quyền
A -100 1 -100 1 -100
B +80 1.2 +96 1.4 +112
-20 -4 +12
Dưới điều kiện Kaldor-Hicks, dự án là không được mong muốn vì lợi ích ròng của
dự án mang giá trị âm. Tăng sức nặng tương đối gắn cho mỗi cư dân của vùng lân

cận B lên 20%, lợi ích ròng của dự án vẫn mang giá trị âm. Song nếu tăng lên 40%
thì lợi ích ròng của dự án sẽ mang giá trị dương. Khó khăn đầu tiên gặp phải trong
quá trình đánh giá sức nặng phân phối hiện (explicit distributional weigths) là
quyết định xem chi phí và lợi ích sẽ được phân bổ như thế nào giữa các bộ phận
dân cư khác nhau. Sau đó chọn lọc ra một sức nặng phân phối được thoả thuận.
Ví dụ: Sức nặng Phân phối tại OMB
Chúng ta có thể có được một ví dụ tuyệt vời của việc vận dụng sức nặng phân phối
và khó khăn chúng tạo ra trong cuốn sổ tay hướng dẫn của Văn phòng Quản lý và
Ngân sách (OMB) liên quan đến giá trị tương đối của người già và thanh niên. Họ
là những người có thể được cứu sống nhờ chất lượng không khí được cải thiện.
[3]
Cuộc sống của một số người già được định giá thấp hơn cuộc sống của các thanh
niên. Điều này thực ra là kết quả của một phân tích cơ bản về số năm tuồi thọ
được cứu sống. Song kết quả thu được giống như khi gán cho các sức nặng phân
phối khác nhau. Một lợi ích (một người được cứu sống) đem lại cho một thành
viên của một nhóm có giá trị tương đối khác biệt so với cùng một lợi ích đó nhưng
đối với thành viên của một nhóm khác.
Có hai tác động quan trọng cần lưu ý đến. Tác động đầu tiên là nếu hai chương
trình cứu thoát được số người bằng nhau với cùng một chi phí thì chương trình đã
cứu thoát một lượng thanh niên nhiều hơn sẽ được ưa thích hơn. Tác động thứ hai,
và có lẽ là tác động quan trọng hơn là việc gán sức nặng phân phối rõ ràng cho
mỗi người có thể là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi.
Một kỹ thuật thứ ba loại trừ ít nhất một vài khó khăn của việc gán sức nặng phân
phối cho mỗi một đối tượng. Nếu chi phí lợi ích có thể chia sẻ được giữa hai
nhóm, nếu có thể tính toán được lợi ích ròng của mỗi nhóm thì có thể tính được
sức nặng nột tại (internal weigth) của dự án.[4] Sức nặng nội tại là sức nặng phân
phối gán cho một nhóm phải chịu nhiều thiệt thòi hơn để khiến cho lợi ích ròng
gia quyền của dự án bằng 0. Bạn đọc sau đó có thể tự do quyết định xem việc gán
sức nặng là hợp lý hay phi lý. Trong ví dụ trên, sức nặng nội tại được tính như sau:


Nếu như người đọc cho rằng đó là một phân bổ sức nặng tương đối hợp lý thì dự
án là đáng được mong đợi. Nếu bạn đọc cảm thấy rằng cách tính này gán quá
nhiều sức nặng cho cư dân vùng lân cận B thì theo ý kiến của người đọc nên phản
đối việc triển khai dự án.
Không có một cách tiếp cận nào trong những cách tiếp cận này là thoả đáng hoàn
toàn vì người ta vẫn chưa nhất trí được với nhau xem thế nào là sức nặng. Thật ra,
vẫn có thể triển khai một dự án mà lợi ích ròng tính được mang giá trị âm bằng
cách bổ sung thêm chuyển giao thu nhập từ người giàu sang người nghèo. Cho đến
lúc nào sức nặng phân phối lớn hơn được chuyển giao cho người nghèo và biến nó
thành một dự án tốt. Cách tiếp cận này có thể bị phản đối bằng lập luận cho rằng
thực ra tiến hành dự án có thể là một phương thức chuyển tiền không hiệu quả. Để
lý giải cho điều này, Harberger đã đưa ra giả thuyết rằng không được đưa ra sức
nặng phân phối nào lớn hơn sức nặng xác định bởi phương pháp chuyển tiền trực
tiếp ít tốn kém nhất. Đây là cách tiếp cận tốt hơn.
Dựa vào cách tiếp cận của Harberger có thể vận dụng một cách tiếp cận khác.
Trong cách tiếp cận này tình cảm đối với người khác cũng được đo lường bằng
các mức giá trị giống như các loại hàng hoá khác. Một phương pháp chung duy
nhất của việc gắn các sức nặng là xác định giá trị của một số người theo độ sẵn
sàng chi trả cho người khác để có được phúc lợi xã hội cho mình. Cách tiếp cận
này là nhất quán với việc chuẩn bị cho phân tích chi phí cơ hội ban đầu. Thế nên,
tình cảm đạo đức đối với người khác cũng có vị thế. Cách tiếp cận này được gọi là
phép đo tổng thể (aggregate measure) hay AM. Một cách tiếp cận như vậy cũng
góp phần giải quyết một số vấn đề lợi ích chi phí.
2.5 Vị thế, sức nặng phân phối và các thế hệ con cháu
Có một vấn đề liên quan đến vị thế đầy thách thức. Đó là vấn đề chi phí lợi ích cho
thế hệ sau này mà một dự án có tác động lâu dài mang lại. Biện pháp khấu trừ liên
thời gian chuẩn mà ta đã bàn tới đâu đó trong bài khoá này có xu hướng khấu trừ
phần lớn chi phí lợi ích mãi sau này mới phát sinh.
[5] Kết quả của việc khấu trừ
kiểu này là nhất thiết phải từ chối vị thế cho các thế hệ tiếp nối chỉ vì họ không có

diễm phúc được ra đời sớm hơn. Đối với các chương trình mà các thế hệ sau này
phải gánh chịu phí thì ngay cả khi các chương trình này có phần dành cho chuyển
nhượng bù đắp thì rất ít các thể chế tài chính (thậm chí là các thể chế chính quyền)
có được sự hiện hữu đáng tin cậy kéo dài hàng thế kỷ. Thế nên, chi phí chuyển
tiền trực tiếp mà các thế hệ sau này chịu tác động tiêu cực của chương trình sẽ là
cao ở mức không thể chấp nhận được.

Ví dụ:
Chất thải Hạt nhân
Một dự án hạt nhân đang tính đến chuyện tạo ra được một khoản lời trị giá $65 tỷ
đô với chi phí vào khoảng $35 tỷ đô. Song ngoài ra, dự án cũng sản xuất ra một
quả bom độc hại hẹn giờ sẽ gây ra chi phí môi trường khổng lồ vào một thời điểm
nào đó trong tương lai.[6] (Tôi bỏ qua các vấn đề tính không chắc chắn của tỷ lệ
khấu trừ trong ví dụ này). Giả định rằng công nghệ phân huỷ chất thải hiện tại có
khả năng chứa chất thải này trong vòng 500 năm. Sau khoảng thời gian này, chất
thải hạt nhân thoát ra ngoài bình chứa song tính độc hại của nó còn tồn tại trong
vòng 10,000 năm nữa. Chi phí thiệt hại gây ra cho môi trường sau 2000 năm ước
tính khoảng $32,000 tỷ đô, gấp hai lần GDP nước Mỹ hiện tại. Giá trị hiện tại của
những thiệt hại này được khấu trừ với tỷ suất sở thích theo thời gian của xã hội
(SRTP) 3 % giả định rằng chất thải hạt nhân bắt đầu rò rỉ vào khoảng thời gian
500 năm sau và gây ra thiệt hại vào khoảng $12 triệu. Khoản tiền này không phải
là không quan trọng song nó ít hơn rất nhiều so với khoản thiệt hại gây ra sau 500
năm và nhỏ hơn rất rất nhiều so với mức để có thể tác động đến phân tích chi phí
lợi ích. Sau khi khấu trừ những thiệt hại đó kết quả thu được là nên tiếp tục tiến
hành dự án vì lợi ích được xác định vượt chi phí khoảng $30 tỷ.
Người ta nói rằng dự án chất thải hạt nhân sẽ là không công bằng đối với các thế
hệ sau này. Trên cơ sở đó, người ta lập luận rằng việc vận dụng các tỷ lệ khấu hao
là trái đạo đức. Một giải pháp thường được đề xuất để giải quyết vấn đề thiệt hại
phi đạo đức cho các thế hệ sau này là việc sử dụng các tỷ lệ khấu hao thấp hay
thậm chí là âm (tức là Schultze et al. 1981) hay không sử dụng tỷ lệ khấu hao

(Parfit, 1994). Kiểu lập luận này là lời biện minh đạo đức cho những gì mà tình
cảm của chúng ta nên có đối với các thế hệ con cháu chúng ta. Song đây không
phải là một lời tuyên bố có hiệu quả về việc nên sử dụng tỷ lệ chiết khấu nào, có
nên sử dụng hay không hay thậm chí là về những tình cảm đạo đức thích hợp. Giải
pháp được đề xuất của việc vận dụng tỷ lệ chiết khấu thấp hay không sử dụng tỷ lệ
chiết khấu là
tạm thời. Nếu được áp dụng một cách chung chung sẽ dẫn đến các
vấn đề đạo đức khác. Ví dụ như việc áp dụng các dự án đem lại lợi ích ít hơn cho
cả các thế hệ hiện tại và tương lai.
[7]
Trong Bảng 2-2, một cách tiếp cận chi phí lợi ích KH chuẩn cho ví dụ chất thải hạt
nhân giả định được so sánh với AM trong bốn kịch bản khác nhau: kịch bản 1, có
cả bù đắp và giảm nhẹ; kịch bản 2, có bù đắp; kịch bản 3, có giảm nhẹ vì chi phí
hành chính của bù đắp là quá lớn; và cuối cùng là kịch bản 4, không có bù đắp mà
cũng không có giảm nhẹ. Bù đắp được quyết định bởi thế hệ hiện tại vì thiệt hại
gây ra do thế hệ tương lai là $7 tỷ và chi phí cho giảm nhẹ là $4 tỷ. Một ví dụ của
giảm nhẹ có thể là tạo ra một vật chứa chất thải hạt nhân an toàn hơn hoặc chuyển
chất thải đó vào vũ trụ. Các kết quả được thể hiện bởi giá trị hiện tại ròng, NPV.
Bảng III. So sánh giữa KH và AM *, Các Giá trị Hiện tại của Được và Mất
[1] [2] [3] [4]
CHI PHÍ VÀ LỢI
ÍCH
Không có bù đắp
hay Giảm nhẹ
(PV Hàng tỷ)
Có bù đắp
(PV Hàng tỷ)
Có giảm nhẹ tác
động
Bù đắp là không

khả thi
(PV Hàng tỷ)
Cả bù đắp và Giảm
nhẹ tác động đều
không khả thi
(PV Hàng tỷ)
Lợi ích Thường 65 65 65 65
Chi phí Thường 35 35 35 35
Thiệt hại các Thế hệ
sau này phải Gánh
0.012 0.012 [0.012] 0.012
chịu
Chi phí Hành chính
của Bù đắp Thực tế
[4] 7 infinite infinite
Chi phí Giảm nhẹ [5] [5] 4 100
Thiệt hại Tinh thần
đối với Thế hệ Đương
đại
35 [35] [35] 35
KH NPV 29.988 22.988 26 29.988

×