Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.57 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn 30 năm qua, nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ đã làm thay đổi
tình trạng kinh tế xã hội của Việt Nam: cải thiện tình hình an ninh lương thực,
giảm đói nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu nông nghiệp và tạo sinh kế cho gần một
nửa lực lượng lao động cả nước. Năng suất một số cây trồng như lúa, ngô, cà
phê, cao su, điều, chè và hạt tiêu của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước
láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra những tác động
đáng kể đến môi trường. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và nước
tưới nhằm gia tăng năng suất đã khiến nông nghiệp trở thành nguồn phát thải khí
nhà kính (KNK) lớn thứ hai sau ngành năng lượng. Sự gia tăng các hiện tượng
thời tiết cực đoan như lũ lụt, các đợt lạnh tăng cường ở miền Bắc và Bắc Trung
Bộ, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và hạn hán ở Tây Nguyên cho
thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn ở Việt Nam. Chuyển đổi
thực hành sản xuất nông nghiệp truyền thống sang hướng thích ứng với biến đổi
khí hậu (BĐKH) và bền vững với môi trường sẽ giúp ngành nông nghiệp khắc
phục được những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu. Do sự đa dạng về
địa hình, thổ nhưỡng và đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng của BĐKH cũng thay đổi
theo từng hệ thống sản xuất và vùng sinh thái nông nghiệp. Dưới tác động của
BĐKH, mức xuất khẩu ròng của các sản phẩm gạo, cà phê và sắn được dự báo sẽ
giảm đi do năng suất các cây trồng này có xu hướng giảm mạnh hơn so với
trường hợp không có tác động của BĐKH.
Để phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu, nền nông nghiệp
truyền thống cần thay đổi toàn diện và điều này đòi hỏi sự hỗ trợ về chính sách
và thể chế. Việt Nam cần tạo lập môi trường chính sách thuận lợi bằng cách phối
hợp và lồng ghép giữa các chính sách về phát triển nông nghiệp, an ninh lương
thực, tài chính và biến đổi khí hậu. Những thay đổi về chính sách đòi hỏi phải
thiết lập và củng cố các thể chế hỗ trợ thực hiện chính sách, bao gồm thể chế hỗ
trợ tiếp cận thông tin, cung cấp đầu vào, tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng ứng
phó với biến đổi khí hậu.


1


Từ những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí
hậu tại Việt Nam. Bài tiểu luận bao gồm 3 mục:
I.
II.
III.

Cơ sở lý luận
Đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến
đổi khí hậu tại Việt Nam
Giải pháp.

2


I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1Khái niệm
1.1.1
Nông nghiệp thông minh là gì?
Nông nghiệp 4.0 còn được coi là hàm số của Nông nghiệp thông minh x
Công nghệ thông minh x Thiết kế thông minh x Doanh nghiệp thông minh. Ở
châu Á, Ấn Độ khó áp dụng cách mạng nông nghiệp 4.0 đầy đủ.
Theo viện nghiên cứu hoa quả, ví dụ như cà chua áp dụng công nghệ
“Akisai” có độ ngọt tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng cao so với sản phẩm

thông thường. Vì vậy, minh chứng cho việc áp dụng công nghệ vao nông nghiệp
làm tăng năng suất cây trông.
Việt Nam chưa có mô hình hoàn chỉnh về nông nghiệp 4.0, mới có một số
mô hình thông minh thông qua hợp tác quốc tế về canh tác lúa, rau. Chính phủ
cần kịp thời định hướng cho nghiên cứu, triển khai mô hình nông nghiệp 4.0 đầy
đủ.
Theo khái niệm của Hiệp hội Máy Nông nghiệp Châu Âu (Europea
Agricultural Machinery, 2017)
Nông nghiệp 1.0 xuất hiện ở đầu thế kỷ 20, vận hành với hệ thống tiêu tốn
sức lao động, năng suất thấp. Nền nông nghiệp đó có khả năng nuôi sống dân số
nhưng đòi hỏi số lượng lớn các nông hộ nhỏ và một phần ba dân số tham gia vào
quá trình sản xuất nguyên liệu thô.
Nông nghiệp 2.0, đó là cách mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950,
khởi đầu là giống lúa mì lùn cải tiến, nhưng phải dựa nhiều vào bón thêm đạm,
sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tổng hợp, cùng với máy móc chuyên
dùng, cho phép hạ giá thành và tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cho tất các các
bên tham gia.
Nông nghiệp 3.0, từ chỗ nâng cao hiệu quả đến nâng cao lợi nhuận nhờ
chủ động và sáng tạo hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đưa ra sản phẩm khác
biệt. Bắt đầu khi định vị toàn cầu (GPS) được ứng dụng đầu tiên để định vị và
định hướng. Thứ hai là điều khiển tự động và cảm biến (sensor) đối với nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng, từ những năm 1990, máy gặt đập liên hợp được
gắn thêm màn hình hiển thị năng suất dựa vào định vị GPS. Thứ ba là tiến bộ
công nghệ sử dụng các thiết bị không dây (Telematics).
Nông nghiệp 4.0, thuật ngữ được sử dụng đầu tiên tại Đức.

3


Tương tự với “Công nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp 4.0” ở châu Âu được hiểu

là các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi được kết nối mạng bên trong và bên
ngoài đơn vị (có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực thủy sản, lâm
nghiệp). Nghĩa là thông tin ở dạng số hóa dành cho tất cả các đối tác và các quá
trình SX, giao dịch với các đối tác bên ngoài đơn vị như các nhà cung cấp và
khách hàng tiêu thụ được truyền dữ liệu, xử lý, phân tích dữ liệu phần lớn tự
động qua mạng internet. Sử dụng các thiết bị internet có thể tạo điều kiện quản lý
lượng lớn dữ liệu và kết nối nội bộ với các đối tác bên ngoài đơn vị. Một số thuật
ngữ khác thường được sử dụng như “Nông nghiệp thông minh” và “Canh tác số
hóa”, dựa trên sự ra đời của các thiết bị thông minh trong nông nghiệp. Các thiết
bị thông minh bao gồm các cảm biến, các bộ điều tiết tự động, công nghệ có thể
tính toán như bộ não và giao tiếp kỹ thuật số. Nông nghiệp 4.0 mở đường cho sự
tiến hóa tiếp theo, bao gồm những hoạt động không cần có mặt con người trực
tiếp và dựa vào hệ thống thiết bị có thể đưa ra những quyết định một cách tự
động.
Theo tổng kết ở Mỹ đến nay các thành phần chủ yếu của nông nghiệp 4.0
thường được hiểu như sau:
 Cảm biến kết nối vạn vật (IoT Sensors): Từ dinh dưỡng đất kết nối với
máy chủ và các máy kết nối khác là thành phần chủ yếu của nông nghiệp
hiện đại.
 Công nghệ đèn LED đang trở thành tiến bộ không thể thiếu để canh tác
trong nhà vì sự đáp ứng sinh trưởng và năng suất tối ưu.
 Người máy (Robot) đang thay việc cho nông dân thường làm. Người máy
cũng có cả các bộ phân tích nhờ các phần mềm trợ giúp phân tích và đưa
ra xu hướng trong các trang trại.
 Tế bào quang điện (Solar cells). Phần lớn các thiết bị trong trang trại được
cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời trở nên quan trọng.
 Thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (satellites) được sử
dụng để thu thập dữ liệu của các trang trại.
 Canh tác trong nhà/hệ thống trồng cây – nuôi cá tích hợp/Thủy canh (khí
canh): Hiện nhiều giải pháp đã được hoàn thiện.

 Công nghệ tài chính phục vụ trang trại (Farm Fintech): Fintech nghĩa là
kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ. Fintech được sử
dụng chung cho tất cả các công ty tài chính sử dụng internet, điện thoại di
động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Farm
Fintech bao gồm dịch vụ cho vay, thanh toán, bảo hiểm.
4


Bên cạnh đó, nhiều sự kiện khác đang diễn ra như: Các sản phẩm vật chất
được nâng cao giá trị gia tăng nhờ các dịch vụ với những thuật toán dùng để biến
đổi dữ liệu thành thông tin gia tăng giá trị, tối ưu hóa sản phẩm, các quá trình
nông học, giảm thiểu rủi ro và hạn chế những nguy hiểm do tác động của máy
móc cơ giới hư hỏng, thời tiết hoặc dịch bệnh gây ra. Hay nông nghiệp sinh thái
(tương tự mô hình VAC ở Việt Nam), với những hệ điều hành kết hợp được
nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, từ các bộ cảm biến (có thể cảm nhận nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng đất để phát tín hiệu cho người sản xuất), thiết bị, từ
nguồn dữ liệu thu thập từ đồng ruộng hay trang trại. Nông dân/chủ trang trại điều
hành thông qua bảng điều khiển có thông tin thời gian thực và gần thực, và đưa
ra các quyết định dựa trên các giả thiết định lượng để tăng hiệu quả tài chính.
1.1.2

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.
Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả
năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, đến sức khỏe và phúc lợi của

con người.
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất
Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
5


6


1.2Thực trạng:
1.2.1

Thực trạng nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.

Thực tế sản xuất ở Việt Nam tùy thuộc vào vùng sinh thái, loại cây trồng, vật
nuôi, quy mô sản xuất, do đó chủ trang trại không nhất thiết phải ứng dụng tất cả
các thành phần công nghệ nêu trên mà có thể sử dụng 4-5 thành phần công nghệ
phù hợp với mục tiêu, yêu cầu sản xuất của trang trại, phải hướng đến mục tiêu
hiệu quả kinh doanh là chính, song việc ứng dụng IoT là công nghệ cốt lõi cần và

đủ phải sử dụng ở tất cả các trang trại nông nghiệp thông minh 4.0.
Cũng tương tự nhiều nước đang phát triển trên thế giới và khu vực Đông Nam
Á, đến nay Việt Nam chưa có các mô hình nông nghiệp 4.0 hoàn chỉnh, song
thực tế hiện nay cũng có những nhà cung cấp công nghệ IoT và những trang trại,
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng IoT trong nông nghiệp thông minh. Đối với
nhà cung cấp, qua nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay có khoảng 10 nhà cung cấp
giải pháp IoT chính thức như: Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ IoT – IoT
Group, công ty công nghệ DTT, tập đoàn FPT, tập đoàn VNPT, công ty Konexy,
công ty Hachi, công ty Rynan Smart Fetilizer, công ty TNHH Mimosa
Technology, Công ty Microsoft Việt Nam, Agricheck... Tuy nhiên, hiện nay chi
phí ban đầu để thực hiện giải pháp IoT khá cao, bởi chưa có doanh nghiệp nào
sản xuất các thiết bị phần cứng, các thiết bị phù hợp với sản xuất nông nghiệp
Việt Nam nên chủ yếu phải nhập ngoại từ Israel, Nhật Bản, Đức, Thái Lan và
Đài Loan.
Đối với nhà ứng dụng công nghệ IoT thì đã xuất hiện mạnh mẽ trong vòng 5
năm trở lại đây ở các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp và trang
trại ở nhiều vùng sinh thái và trên nhiều loại cây trồng, vật nuôi như: Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh, Khu NNUDCNC thành phố Hồ Chí Minh, tập đoàn TH
True Milk, Trung tâm Giống vật nuôi TP.HCM, các dự án rau sạch của Tập đoàn
Vingroup triển khai tại Hải Phòng, Quảng Ninh và Lâm Đồng…, tập đoàn Thành
Công, công ty Dalat Hasfarm, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệp nông nghiệp
Đà Lạt thuộc tập Đoàn Lộc Trời, Trường CĐ nghề kỹ thuật công nghiệp Việt
Nam – Hàn Quốc, công ty cổ phần nông nghiệp U&I, công ty cổ phần thủy sản
Việt Úc, công ty cổ phần Ba Huân…Đến nay cả nước có khoảng 30 trang
trại/doanh nghiệp ứng dụng IoT. Đó là những cơ sở hạ tầng quan trọng để Việt
Nam tiến hành nông nghiệp 4.0. Các nhà sử dụng được tiếp cận với những trang
thiết bị, công nghệ tiên tiến đang được nhiều nền nông nghiệp trên thế giới sử

7



dụng hiệu quả như: Bộ cảm biến trong nhà kính, camera theo dõi sinh trưởng cây
trồng, bộ điều khiển trung tâm, bộ cảm biến ngoài trời...
Bản chất nông nghiệp thông minh là áp dụng thành tựu công nghệ, thay đổi
phương thức sản xuất để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông
sản, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống và làm giàu cho người nông dân.
Những công nghệ tiên tiến đã giúp nền nông nghiệp của nhiều quốc gia phát
triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Do đó, việc ứng dụng thành quả
của khoa học công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông
nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để thành công, cần sự nỗ lực,
phối hợp của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng, bền vững
giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, Nhà nước. “Thực trạng nước ta hiện
nay, nông nghiệp khó có thể ứng dụng 4.0 theo phương thức “dàn hàng ngang”
cùng tiến, mà phải lựa chọn công nghệ phù hợp áp dụng đối với mỗi loại sản
phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội mỗi vùng, miền. Lựa chọn những
giải pháp hiệu quả bước đi linh hoạt để xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, hình thành các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với
doanh nghiệp theo chuỗi gắn với ứng dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm, môi trường và thị trường tiêu thụ”.
1.2.2

Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Việt Nam

Việt nam là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp
và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Trong nhiều năm qua sản xuất nông
nghiệp ở nông thôn chiếm 25-40% tổng sản phẩm trong nước và đạt trên 40%
tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên nước ta là 1 trong những nước chịu tác động
nặng nề của biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino

đã làm giảm đến 20 - 25% lượng mưa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, gây
ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn. Những
đợt hạn hán và nóng kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước
những năm gần đây cho thấy mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng
BĐKH. Hạn hán có năm làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng
lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.
Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là
vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền
núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững ở Việt Nam.
a. Trồng trọt

8


Theo nghiên cứu và dự báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH của Liên
hợp quốc (IPPC) và Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam, nếu nước biển dâng
lên 1m sẽ làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH), vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1,5-2,0 triệu ha và những năm lũ
lớn khoảng trên 90% diện tích của ĐBSCL bị ngập từ 4-5 tháng, trong đó chủ
yếu là đất lúa bị ngập hoặc nhiễm mặn không thể sản xuất. Biến đổi khí hậu cũng
làm gia tăng thiên tai khiến năng suất cây trồng giảm. Theo đánh giá của ADB,
nếu nhiệt độ tăng thêm 1 độ C, năng suất lúa sẽ giảm 10%, thực trạng trên sẽ đe
dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục
triệu người dân. BĐKH đang làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh
vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại, xuất hiện nguy cơ
gia tăng các loại "thiên địch". Trong thời gian nhiều năm trở lại đây, dịch rầy
nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng
đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. BĐKH có thể tác
động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu,
sâu bệnh, năng suất, sản lượng, làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị

đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng
thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý
hiếm. Nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 sau ngành năng
lượng, chiếm 38,9% tổng lượng khí nhà kính, góp phần gây ra hiện tượng biến
đổi khí hậu.
b. Chăn nuôi
Việt Nam có khoảng 72% dân số sống ở khu vực nông thôn và ngành chăn
nuôi vẫn đang đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Nhiệt
độ tăng vào mùa hè dẫn đến nhu cầu nước cho vật nuôi tăng lên rõ rệt. Trong khi
đó nguồn nước cung cấp không được đáp ứng một cách đầy đủ. BĐKH có thể
làm giảm khả năng sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi như giảm tăng trọng,
sinh sản và sản xuất sữa thông qua giảm chất lượng thức ăn và tăng nhiệt độ
xung quanh. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của gia
súc, gia cầm: Mùa đông rét đậm, rét hại gây chết hàng loạt gia súc, gia cầm, mùa
hè nắng nóng kéo dài, thiếu nước làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Sự
thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết làm nảy sinh một số bệnh mới đối với
chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch. Lây truyền sang
con người gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Thực tế tình hình nước nhiễm mặn
và nhiễm phèn ở một số tỉnh Tây Nam Bộ đã làm khan hiếm nguồn nước ngọt
cung cấp cho chăn nuôi. Theo một số nghiên cứu thì trong tương lai, ngành chăn

9


nuôi không những thiếu nguồn nước cung cấp mà chi phí trả cho việc cung cấp
nước cũng tăng lên và kéo theo chi phí sản xuất chăn nuôi tăng cao.

10



c. Thủy sản
Trong một công bố của Tổ chức DARA International về tính dễ bị tổn thương
với BĐKH, Việt Nam được xếp ở mức báo động đỏ, là nước đứng đầu danh sách
về mức thiệt hại thủy sản do BĐKH. Giai đoạn 2012 - 2015, diện tích đất nuôi
trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương là 104.930 ha, cũng trong giai đoạn này diện
tích đất nuôi trồng thủy sản dễ bị tổn thương là 437.830 ha. Đến năm 2020, diện
tích đất nuôi trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương là 96.621 ha, cũng trong giai
đoạn này, diện tích đất nuôi trồng thủy sản dễ bị tổn thương là 416.296 ha. Tác
động tiêu cực của BĐKH cùng với môi trường nuôi có dấu hiệu suy giảm (nhất
là chất lượng nguồn nước cấp cho ao nuôi) và gia tăng dịch bệnh đã làm giảm
hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm. Hiện tượng tôm, nghêu chết do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu diễn ra rõ rệt với mức độ thiệt hại ngày một tăng dần.
Một số dự đoán về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nuôi trồng thủy sản Việt
Nam:

II.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THÔNG MINH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI VIỆT NAM:

2.1Thành tựu đạt được
Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp đã
được chú trọng và đạt được những kết quả ban đầu. Một số công nghệ tiên tiến
được phát triển phục vụ sản xuất như: Công nghệ mô hom nhân giống cây lâm
nghiệp, công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, công nghệ tưới
nước tiết kiệm cho cây trồng, công nghệ che phủ nilon cho một số cây trồng,
công nghệ thuỷ canh sản xuất rau trong nhà lưới, công nghệ nuôi gà, heo lạnh,
11



công nghệ di truyền tạo cá rô phi đơn tính, công nghệ nuôi siêu thâm canh cá tra,
công nghệ chiếu xạ bảo quản thanh long,…
Tại một số thành phố lớn của Việt Nam đã xuất hiện một số mô hình thử
nghiệm khu nông nghiệp công nghệ cao. Tại Hải Phòng, Dự án Khu nông-lâm
nghiệp công nghệ cao được thực hiện tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão với tổng đầu
tư 22,5 tỷ đồng gồm các khu chức năng như khu bảo tồn cây ăn quả và vườn
ươm cây giống; khu sản xuất giá thể, khu nhà nuôi cấy mô tế bào, khu nhà kính,
khu nhà lưới sản xuất rau an toàn chất lượng cao; khu nhà lưới sản xuất cây
cảnh. Hiện nay, các khu nhà lưới, nhà kính sản xuất rau, hoa đã hoạt động, cho
sản phẩm được 2-3 vụ. Năng suất cà chua, dưa chuột đạt 200-250 tấn/ha/năm,
hoa hồng cũng đạt 200-300 bông/m2. Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao,
tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được phê duyệt, xây dựng với quy mô 100ha. Tại
đây, sẽ có khu sản xuất rau bằng phương pháp thuỷ canh, trồng trên giá thể
không đất, nuôi trồng các loại hoa lan, sản xuất nấm… Theo báo cáo, trong giai
đoạn 2013-2018, nông nghiệp Việt Nam đạt tăng trưởng 2,55%/năm, kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 157 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2% so
với bình quân 5 năm trước. Năng suất lao động đạt 35,5 triệu đồng/người, tăng
gần 10 triệu đồng/người so với năm 2012. Các kết quả đạt được nhờ sự đóng góp
rất lớn của sự phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt trong sản
xuất rau hoa quả từ khâu sản xuất cho đến quản lý chuỗi sản phẩm và thương
mại hóa.
Theo đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều doanh
nghiệp nước ngoài như B.K Smart Agro đang coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp
dẫn cho các giải pháp và công nghệ nông nghiệp thông minh. “Tại Việt Nam,
nhiều nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp đã áp dụng các giải pháp thông
minh, tiết kiệm được sức lực và tăng năng suất lao động, cũng như tối đa hóa
được lợi ích”, vị đại diện này nói.
Dẫn chứng dự án cụ thể: “Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Đông Anh”
Tổng quát bối cảnh: Trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điều

kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thì
việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy nền nông
nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong Chương
trình Xây dựng nông thôn mới của TP. Hà Nội. Theo số liệu của Văn phòng điều
phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hà Nội), trên địa bàn Thành phố hiện có 46 mô hình ứng dụng nông nghiệp
công nghệ cao, triển khai tại các huyện Sóc Sơn, Thanh Oai, Thanh Trì, Ba Vì…
12


Các mô hình chủ yếu tập trung ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất rau,
trồng lúa, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu an toàn với nguồn giống sạch bệnh và
ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong quy trình sản xuất, như hệ thống nhà
lưới, nhà màng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, tưới nhỏ giọt, không sử dụng thuốc
sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…Tuy nhiên, chỉ với 46 mô hình, có thể nói là
còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu về sử dụng thực phẩm sạch, an toàn
của nhân dân.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô còn ít
và việc ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế, mới chỉ được ứng dụng ở
một số công đoạn nhỏ trong chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm, dẫn đến
năng suất, chất lượng và giá trị nông sản chưa cao, thiếu tính cạnh tranh.Nguyên
nhân, chủ yếu là do vốn đầu tư còn hạn chế. Để đầu tư làm nông nghiệp sạch,
nông nghiệp hữu cơ khá tốn kém, nhiều hệ thống trang thiết bị phải nhập của
nước ngoài, trong khi người nông dân hạn chế về vốn, nắm bắt khoa học kỹ thuật
tiên tiến còn hạn chế,…
Từ đó hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của thành phố,
đồng thời đây cũng là nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến – công
nghệ cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng
đô thị phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố, làm cơ sở cho việc sản xuất,
mang tính hàng hóa lớn và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong

nước, đặc biệt chúng tôi chú trọng đến thị trường xuất khẩu.
a. Quy mô đầu tư của dự án
Khu nhà màng sản xuất dưa lưới và quả các loại: 20.000 m2.
Khu nhà màng sản xuất rau các loại: 20.000 m2.
Trồng cây chắn gió xung quanh làm hàng rào sinh học và đầu tư đồng bộ hệ
thống các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm của dự án.
b. Tổng mức đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án

: 45.269.995.000 đồng. Trong đó:

Vốn huy động (tự có) : 065.617.000 đồng.
Vốn vay : 24.204.378.000 đồng.
c. Các thông số tài chính của dự án.
o Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

13


Kết thúc năm đầu thứ 2 phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 6
năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 4,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả
nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự
án có khoảng 224% trả được nợ.
 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu
hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số
hoàn vốn của dự án là 4,21 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm
bảo bằng 4,21 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện

việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được
vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 6 để xác định được thời
gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động.
 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục
tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,22 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư
sẽ được đảm bảo bằng 2,22 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án
có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,07%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó
ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 7.
Kết quả tính toán: Tp = 6 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động.
 Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 7,07%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 48.795.844.000 đồng. Như vậy chỉ trong
vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị

14


đầu tư quy về hiện giá thuần là: 48.795.844.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu
quả cao.
 Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy
IRR = 15,926% > 7,07% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả
năng sinh lời cao.
2.2Hạn chế

So với các nước tiên tiến khu vực châu Á và thế giới thì trình độ công nghệ
áp dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam còn thấp và chưa có hệ thống. Một số
công nghệ cao nhập khẩu trọn gói từ nước ngoài chưa thực sự phù hợp với điều
kiện từng vùng sinh thái của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có nhiều cán bộ khoa học và công nghệ chuyên
sâu, chưa có nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp
công nghệ cao,tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao và cơ sở vật chất phục vụ
nghiên cứu lạc hậu, không đồng bộ chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát
triển nông nghiệp công nghệ cao. Mô hình tăng trưởng hiện nay tập trung về
lượng hơn là về chất, dẫn đến sử dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu và các
hoá chất khác làm tăng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp đối với môi
trường.Mặt khác, mức độ biến đổi khí hậu xảy ra ngày càng nhanh, việc đầu tư
cơ sở vật chất ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có giá thành cao nên
nhiều doanh nghiệp còn khó chấp nhận, chưa có chính sách cụ thể khuyến khích
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chưa có sự phối hợp đa lĩnh
vực, đa ngành, đặc biệt là chưa có sự liên kết giữa công nghệ sinh học với các
lĩnh vực công nghệ khác trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao... Làn
sóng công nghệ mới đã và đang tạo ra các thay đổi mạnh mẽ lên toàn bộ đời
sống kinh tế - xã hội, và cũng mang tới nguy cơ nông nghiệp đánh mất lợi nhuận
vào các tập đoàn quốc tế, đặc biệt là các công đoạn có giá trị gia tăng cao như
chế biến, marketing và bán lẻ,...phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam. Quy mô sản xuất nhiều ngành hàng
còn manh mún, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản chưa cao.
Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 70% dân số và khoảng 40% lực lượng
lao động với hàng triệu mảnh ruộng là những thách thức lớn đối với yêu cầu tăng
trưởng nhanh và bền vững. Muốn phát triển nông nghiệp thành công, không thể
15


dựa vào thực tế trên mà phải cơ cấu lại nền nông nghiệp. Một trong các giải pháp

đó là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh,
ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu không, ngành nông nghiệp sẽ
lãng phí cơ hội, đối mặt nguy cơ tụt hậu xa hơn.
"Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thực sự trở thành xu
hướng và đem lại hiệu quả. Khi tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết, theo mô
hình doanh nghiệp (DN) là hạt nhân liên kết, tổ chức sản xuất với hộ nông dân,
trang trại, HTX để ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ số
trong sản xuất và quản trị quá trình sản xuất quy mô hàng hóa, có truy xuất
nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn ATTP… sẽ thấy rõ vai trò, giá trị đem lại từ công
nghệ số",
Ứng dụng công nghệ cao tương đồng với doanh thu tăng lên. Ví dụ như mặt
hàng cà chua, Việt Nam có 15.000ha trồng cà chua, năng suất bình quân 45
tấn/ha. Nếu ứng dụng công nghệ cao thì 1ha trung bình đạt 60 tấn, giá bán tăng
gấp 3 lần so với cà chua trồng theo phương thức canh tác truyền thống. Lợi ích là
vậy nhưng hiện nay, mức độ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Việt
Nam còn khiêm tốn, rau củ quả Việt Nam vẫn chủ yếu xuất thô, giá trị thấp,
trong khi áp dụng công nghệ là trở ngại vì chi phí nhân công thấp, so với
11.500.000ha đất nông nghiệp, 3.800 DN nông nghiệp và 7 tiểu vùng sinh thái
nông nghiệp, mức độ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn khiêm tốn.
Đặc biệt, khảo sát trên 15.000 HTX nông nghiệp hiện nay, mức độ tiếp cận công
nghệ cao chưa đáp ứng được yêu cầu dù Việt Nam có nhiều cây trồng, vật nuôi
có lợi thế. Khó khăn nhất, theo Ts. Phạm S, là cả DN, HTX và nông dân vẫn
chưa sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao do trình độ năng lực còn hạn chế, đầu tư
công nghệ cần vốn nhưng nông dân, HTX và DN đang rất khó khăn khi vay vốn.
So với Bộ tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại, một số tiêu chí sẽ rất khó đạt
nếu không có sự đầu tư thích đáng và tổ chức thực hiện quyết liệt. Đó là tốc độ
tăng giá trị gia tăng lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt; tỷ lệ diện tích sản xuất nông
nghiệp được tưới tiết kiệm nước; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản
xuất theo các hình thức hợp tác, liên kết; tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi có xử lý
chất thải bằng các giải pháp hiệu quả, đảm bảo vệ sinh và an toàn môi trường.


16


2.3Tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Bốn tiềm năng lớn
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về phát
triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh thái đa dạng, số giờ nắng nhiều,
nguồn nước dồi dào. Nông dân có kỹ năng, cần cù chịu khó và giá ngày công lao
động tương đối thấp.
Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam đạt mức trung bình 3,5%/năm trong giai
đoạn 1986 - 2017. Năng suất lúa gạo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á đạt
5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ. Năng suất
cà phê đạt 2,6 tấn nhân xô/ha, cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với
Colombia, Indonesia. Năng suất hồ tiêu đạt 2,6 tấn/ha, gấp 3 lần so với Indonesia
và 1,3 lần của Ấn Độ. Năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, có ao nuôi đạt
300-400 tấn/ha, cao nhất thế giới.Năng suất tôm sú đạt 0,45 tấn/ha, tôm thẻ chân
trắng đạt 3.91 tấn/ha, cao hơn so với Ấn Độ (tôm thẻ chân trắng năng suất 3,5
tấn/ha) và Thái Lan (tôm thẻ chân trắng năng suất 3,6 tấn/ha).
Trong khi đó, do quá trình tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số và đô thị hóa,
nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước tăng lên rõ rệt đối với hầu
hết các nông sản, từ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như lúa gạo, rau quả, thịt
lợn đến các sản phẩm có giá trị cao hơn như thịt bò, thủy sản và cả các sản phẩm
cao cấp như đồ gỗ nội thất, hoa, cây cảnh, rau quả hữu cơ, dược liệu, sữa… Giai
đoạn 2011-2015, thị trường thực phẩm của Việt Nam ngày càng lớn và có tốc độ
tăng trưởng cao nhất (15,4%/năm) so với các nước trong khu vực ASEAN (tăng
ở mức dưới 10%/năm). Từ nay đến năm 2020, thị trường tiêu dùng thực phẩm
của Việt Nam cũng được dự báo tăng trưởng cao nhất so với các nước trong khu
vực.
Hội nhập quốc tế mạnh mẽ và việc tham gia các hiệp định thương mại quốc

tế, các FTAs giúp Việt Nam phát huy được lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị
trường, tăng khối lượng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 20132017 đạt 157,07 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm; tính riêng 6 tháng đầu
năm 2018 đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2017.
Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó
có những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… Xuất khẩu nông
sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. Năng lực cạnh
tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao.

17


Đặc biệt, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, nhất là các
sản phẩm chế biến, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và các sản phẩm ứng
dụng công nghệ cao.
Sức hút DN chưa đủ mạnh
Tính đến quý II/2018 cả nước có khoảng 7.600 DN nông nghiệp; nếu tính cả
DN chế biến nông lâm thủy sản và DN thương mại hàng lương thực thực phẩm,
số lượng đã tăng từ 12.113 DN năm 2005 lên 42.000 DN.
Trong vòng 10 năm (2005-2015), tổng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp
của DN tăng gấp 4 lần (từ mức 44.273,1 tỷ đồng lên mức 231.334 tỷ đồng). Quy
mô vốn bình quân trong các DN nông nghiệp trong nước năm 2016 là 35,8 tỷ
đồng/DN (vốn bình quân DN cả nước là 72,82 tỷ đồng/doanh nghiệp).
Bên cạnh sự tăng lên của các DN nhỏ và vừa trong nông nghiệp, một số DN
tập đoàn lớn ngoài lĩnh vực nông lâm thủy sản cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông
nghiệp, như tập đoàn Vingroup, MaSan, Himlam, Viettel, FLC, Hoàng Anh Gia
Lai, Pan group…
Những đơn vị này cũng áp dụng nhiều quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng
công nghệ mới và đã cho những kết quả ban đầu khá tốt. Với các dự án đầu tư
bài bản, các doanh nghiệp đã bước đầu tạo được hiệu ứng lan tỏa, thu hút thêm
nhiều nhà đầu tư mới, thắp lửa tinh thần khởi nghiệp cho nông dân trở thành

doanh nhân trên chính mảnh đất của họ.
Tính toán cho cả giai đoạn đủ dài 2007-2015, hiệu suất sinh lợi trên tài sản
(ROA), được tính bằng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản của doanh nghiệp nông
nghiệp luôn đạt trên 10% so với mức 3,4% của các doanh nghiệp nói chung. Bên
cạnh đó, hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE - được tính bằng lợi nhuận
trước thuế/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp) đạt bình quân trên
15% trong cả giai đoạn 2007-2015, mức cao nhất trong tất cả các ngành.
Số lao động trong các DN nông nghiệp năm 2017 là hơn 300.000 người
(chiếm 2,3% tổng số lao động trong khu vực DN cả nước). Bình quân mỗi DN
nông nghiệp sử dụng hơn 30 lao động, cao hơn so với số lao động bình quân
trong chung cả nước (28 lao động/DN).
Mặc dù số lượng DN nông nghiệp tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất
nhỏ (khoảng trên 1%) trong tổng số các DN của cả nước. Nếu tính thêm cả DN
chế biến nông lâm thủy sản và doanh nghiệp thương mại các mặt hàng lương
thực thực phẩm, số DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 8%
18


trong tổng số DN cả nước. Bên cạnh đó, có tới trên 95% số DN nông nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ đang là thách thức lớn trong nâng cao năng lực cạnh tranh và
phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các DN nông nghiệp còn thấp khi
có tới 75% DN sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Các
DN trong nước, đặc biệt là khu vực DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ vẫn loay hoay
không thể thoát ra được những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ.

19


III.


GIẢI PHÁP:
Những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Để thực hiện thành công ba lựa chọn này, khu vực cần rất nhiều đầu vào như
công nghệ, vốn, hợp tác với nước ngoài… Tuy nhiên, có một đầu vào quan trọng
nhất đó chính là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4.0 cần được quan tâm và
phát triển trước nhất. Do độ trễ của nhân lực từ 2-4 năm trước khi có đầy đủ các
yêu cầu để làm việc, Việt Nam cần tập trung thực hiện ngay các chương trình
hành động để đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực 4.0 cho triển khai trong
những năm tới. Sự cấp thiết của vấn đề này có thể thấy qua thiếu hụt nhân lực
các cấp độ từ nhân viên, quản lý, chuyên gia trong các lĩnh vực ngành nghề mấy
năm qua tại khu vực.
Để thực thi tốt chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0, khu vực cần có một đánh giá
nghiên cứu nghiêm túc về cung cầu lao động 4.0 với khu vực và toàn bộ miền
Nam. Từ đó chiến lược phát triển nguồn nhân lực 4.0 (gọi tắt CLNL 4.0) sẽ được
đưa ra và giúp triển khai các hoạt động tại các tỉnh trong khung thời gian 3-5
năm. Đầu tiên CLNL 4.0 cần xác định phải đáp ứng hai nhiệm vụ quan trọng thứ
nhất giúp cho cộng đồng doanh nghiệp hiện tại chuyển đổi thành công áp dụng
những công nghệ 4.0 và thứ hai cung cấp nguồn nhân lực phát triển những ngành
mũi nhọn của VN.
Cụ thể, CLNL 4.0 có những mục tiêu như sau: Thứ nhất, xác định nhu cầu
nhân lực cho ngành nghề mà khu vực cần chuyển đổi sang 4.0 như nông nghiệp,
chống biến đổi khí hậu, du lịch, công nghệ thông tin... Thứ hai, nhu cầu chuyển
đổi nguồn nhân lực hiện có trong các doanh nghiệp hướng tới kiến thức kỹ năng
thái độ 4.0 tại tất cả các cấp độ từ nhân viên tới lãnh đạo. Thứ ba, nhu cầu cung
cấp nguồn nhân lực 4.0 không chỉ cho khu vực mà còn toàn bộ phía Nam và trên
cả nước. Thứ tư, đánh giá năng lực phát triển đào tạo của các trường đại học,
viện nghiên cứu trong khu vực. Thứ năm, xây dựng kết nối đào tạo phát triển
nguồn nhân lực giữa khu vực, Việt Nam và trên toàn thế giới. Thứ 6, xây dựng

những hạt nhân cốt lõi tầm cỡ khu vực để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực 4.0
như viện nghiên cứu cho cả khu vực.
Khi triển khai CLNL 4.0 chúng ta cần tập trung vào những vấn đề cụ thể
như: Xác định nội dung đào tạo và chuyển đổi toàn bộ nhân lực truyền thống
hiện có sang nhân lực 4.0 tại mọi cấp độ và mọi ngành nghề tại khu vực; Chuyển
đổi bổ sung các chương trình đào tạo cho lực lượng lao động đang trong thời
gian đào tạo; Thực hiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong 4.0 về khu

20


vực ngay từ ngày hôm nay; Chương trình phát hiện và bồi dưỡng những nhân lực
chuyên gia 4.0 của khu vực dài hạn.
Từ đó, nhóm 8 giải pháp sau theo chủ quan đóng vai trò quan trọng để phát
triển nhân lực 4.0 trong thời gian tới cũng như một số gợi ý triển khai tiết kiệm
hiệu quả trên diện rộng.
 Thứ nhất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong hệ thống giáo
dục các cấp: Bản chất của nền kinh tế thế kỷ 21 đó chính là các cá nhân/ tổ
chức có tâm thế khởi nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo áp dụng những
công nghệ 4.0 nhằm gia tăng giá trị hiện có hay kiến tạo những giá trị đột
phá. Chúng ta cần thực hiện các chương trình đưa khởi nghiệp và đổi mới
sáng tạo vào các trường cấp 3, đại học và đoàn thanh niên tại VN.
 Thứ hai, đào tạo và thay đổi nhận thức lãnh đạo 4.0: Cuộc cách mạng 4.0
chỉ có thể thành công nếu như lãnh đạo các cấp trong doanh nghiệp cũng
như trong các sở ban ngành tại các tỉnh hiểu và quyết liệt triển khai. Do
vậy các chương trình đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức lãnh đạo 4.0
cần triển khai rộng khắp và đồng bộ. Quan trọng hơn nữa, các chương
trình này cần kết hợp thăm quan các doanh nghiệp, quốc gia khác đã áp
dụng thành công công nghệ 4.0.
 Thứ ba, công tác hướng nghiệp 4.0 tại giáo dục cơ sở: Nhân lực có độ trễ

thời gian. Những em học sinh cấp 3 của năm 2018 cần được định hướng
đúng cho nghề nghiệp 4.0 năm 2022. Vì vậy, để đảm bảo phát triển nhân
lực 4.0 bền vững, các tỉnh cần tập trung nguồn lực cho công tác hướng
nghiệp 4.0 tại cấp ba cụ thể các hoạt động tài liệu, giáo viên được đào tạo
chuyên môn, các hoạt động chương trình như đổi mới sáng tạo , STEM.
Để thực hiện thành công công tác này cần sự chung tay của bốn chủ thể :
Sở Giáo Dục Đào Tạo, Sở Khoa Học Công Nghệ và các trường đại học/
viện nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp công nghệ 4.0 trong khu vực
và phía Nam. Bên cạnh đó cũng có một vai trò quan trọng của Sở Thông
Tin và Truyền Thông trong việc tạo ra nhận thức và định hướng toàn xã
hội.
 Thứ tư, chương trình đào tạo nguồn nhân lực 4.0/ nhân lực số: Cuộc cách
mạng 4.0 đã thay đổi sâu sắc cách thức vận hành doanh nghiệp. Kết quả
của cuộc cách mạng 4.0 đối với doanh nghiệp chính là chuyển đổi số - số
hóa doanh nghiệp. Nhân lực – những người kiến tạo giá trị cho khách hàng
trong doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ 4.0 chính là thành phần quan
trọng để thực hiện việc chuyển đổi số hóa thành công. Các chương trình

21










đào tạo quản lý 4.0 , nhân lực 4.0 sẽ cần phải được thực hiện đồng bộ các

chủ đề như kỹ năng số, thái độ số , tri thức số vận hành doanh nghiệp.
Thứ năm, thành lập các viện / trung tâm nghiên cứu khu vực: Manh mún
và nhỏ lẻ là một trong những hạn chế thường có của Việt Nam. VN cần có
những viện/ trung tâm nghiên cứu tiếp cận khu vực. Các viện / trung tâm
nghiên cứu này cần có sự chúng ta của ba nhà bao gồm doanh nghiệp/ đại
học và nhà nước. Các Viện / Trung tâm này sẽ là nơi thu hút nguồn nhân
lực 4.0 cao cấp trong nước lẫn nước ngoài.
Thứ sáu, cộng hưởng với các đại học và cơ sở giáo dục trên cả nước: Bên
cạnh xây dựng và sử dụng các cơ sở giáo dục đào tạo và nghiên cứu tại
khu vực, VN nên xác định những chương trình quan trọng cấp thiết đặt
hàng cho các trường đại học viện nghiên cứu tại phía Nam và trên cả
nước. Ví dụ đối với nông nghiệp công nghệ cao, các chương trình và hoạt
động có thể được đặt hàng nhanh chóng với các vườn ươm công nghệ cao
hoặc đại học Nông Lâm, đại học Quốc Gia TP HCM.
Thứ bảy, xây dựng cơ sở hạ tầng: Song hành với công tác thu hút đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực, VN cũng cần xây dựng các cơ sở hạ tầng
nhằm tạo điều kiện nguồn nhân lực triển khai các hoạt động trên thực tế.
Các cơ sở hạ tầng này đóng vai trò quan trọng trong giáo dục cũng như
nghiên cứu triển khai. Ví dụ VN muốn phát triển trí thông minh nhân tạo
AI thì dứt khoát phải có trung tâm sở hữu siêu máy tính để nghiên cứu và
ứng dụng cũng như cung cấp các giải pháp cho khu vực. Xây dựng cơ sở
hạ tầng chính là cam kết cao nhất để về đào tạo, phát triển cũng như thu
hút nguồn nhân lực.
Thứ tám, phát triển năng lực tự đào tạo: Đối với các hoạt động phát triển
nguồn nhân lực dài hạn, VN nên tự có nguồn giảng viên, chuyên gia có
khả năng giúp phát triển nguồn nhân lực tại địa phương. Chương trình này
cần là điều kiện khi thu hút các nhân lực chuyên gia 4.0 về công tác tại địa
phương. Tự đào tạo sẽ giúp tiết giảm chi phí và nhân rộng quy mô triển
khai tại các tỉnh.


Để thực hiện thành công triển khai cuộc cách mạng 4.0 tại VN chúng ta cần
nhiều nguồn lực như công nghệ, vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng . Trong đó nguồn
nhân lực đóng vai trò quyết định trong thu hút, triển khai thành công các dự án
công nghệ 4.0 cũng như các chương trình tại địa phương. Nguồn nhân lực chính
là nguồn vốn tự thân quan trọng cho VN. Nguồn nhân lực càng tốt càng nhiều
càng dễ dàng giúp cho VN trong chuyển đổi 4.0.

22


Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực 4.0 cho chính mình, khu vực
cũng hướng tới sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực 4.0 cho các tỉnh phía Nam
cũng như trên cả nước. Để thực hiện điều này chúng ta cần tâm thế lãnh đạo 4.0,
các tiếp cận khu vực trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Quan trọng nhất
chính là mối liên kết 5 bên bao gồm doanh nghiệp - đại học - viên nghiên cứu nhà nước và bản thân nguồn nhân lực.
 Những giải pháp về vốn:
Để có nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNCNC đòi hỏi nhà nước phải đa
dạng hóa nguồn vốn thông qua khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân,
các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài, các tổ chức khoa học công nghệ đầu tư vào NNCNC. Muốn vậy, về
phía Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất NNCNC
(tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước) tiếp
cận các nguồn lực; cần sớm xác lập quyền tài sản (nhà lưới, nhà màng, nhà
kính, hệ thống tưới tiêu...) trên đất nông nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở
vay vốn; mở rộng và nới các tiêu chuẩn để các cơ sở sản xuất lĩnh vực này
tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Về phía các địa phương phải
nhanh chóng cấp giấy xác nhận doanh nghiệp NNCNC dựa trên các tiêu
chí; cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp
đầu tư vào NNCNC. Về phía các ngân hàng thương mại phải nhanh chóng
hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để các chi nhánh trong hệ thống thực

hiện.
 Giải pháp về đất đai. Để các cơ sở sản xuất NNCNC tiếp cận đất thuận lợi,
cần phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất. Vì vậy, tiếp
tục đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa ở các địa phương hình thành nên các
cánh đồng lớn; mở rộng hạn điền và thời gian thuê. Đồng thời, Nhà nước
cần đơn giản thủ tục thuê, chuyển nhượng đất đai; các địa phương cần đẩy
nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn điền
đổi thửa; hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân; khuyến khích
nông dân góp vốn bằng ruộng đất vào doanh nghiệp; phát triển ngành
nghề ở nông thôn, chuyển đổi nông dân sang lĩnh vực khác có thu nhập
cao hơn.
 Giải pháp về thị trường tiêu thụ:
Để ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NNCNC, đề nghị Bộ
Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Tài chính nghiên cứu đánh giá đưa ra dự báo nhu cầu thị trường đối với
sản phẩm NNCNC; các cơ sở sản xuất NNCNC phối hợp với các nhà khoa

23


học, nông dân xây dựng thương hiệu nông sản, liên kết thực hiện đồng bộ
các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhất là kiểm soát chất lượng
sản phẩm. Đồng thời, các cơ sở sản xuất kinh doanh NNCNC cần phải đầu
tư chuyển dần sang chế biến, giảm xuất khẩu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh
để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, qua đó, tạo thương hiệu bền
vững. Bên cạnh đó, cần coi trọng thị trường trong nước bằng cách giảm
giá bán sao cho đại đa số người tiêu dùng đều có thể mua được. Thực tế
cho thấy, giá bán sản phẩm NNCNC khá cao, gấp hai thậm chí gấp ba đến
bốn lần giá nông sản thông thường, trong khi dù có bỏ vốn đầu tư lớn song
lợi nhuận thu được khá cao.

 Giải pháp về khoa học công nghệ:
Để sản phẩm của các tổ chức khoa học công nghệ nông nghiệp trong nước
đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất NNCNC, tạo động lực để nông
dân ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp, trước hết các tổ chức này
phải nâng cao năng lực, liên kết với doanh nghiệp nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất. Bộ Khoa học và Công
nghệ tiếp tục hoàn thiện các chính sách về thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo,
ươm tạo, chuyển giao, phát triển công nghệ, ứng dụng CNC vào sản xuất
nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp đặt hàng
cho các đơn vị nghiên cứu, trong đó, ưu tiên những nhiệm vụ nghiên cứu,
chuyển giao và ứng dụng CNC, công nghệ sạch, công nghệ sinh học; quy
trình và giải pháp ứng dụng CNC vào sản xuất; nhân tạo giống cây trồng,
vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và
phù hợp với nhu cầu thị trường; công nghệ chế biến, bảo quản sau thu
hoạch; tăng cường đầu tư vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chuyển
giao ... Các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức khoa học công nghệ cần
đơn giản thủ tục hành chính tạo điều kiện để doanh nghiệp rút ngắn thời
gian tiếp cận các sản phẩm công nghệ nông nghiệp. Các địa phương cần
ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, nông dân sản
xuất hàng hóa quy mô lớn tạo điều kiện cho việc đưa CNC vào sản xuất.
 Giải pháp về chính sách:
Để chính sách thực sự trở thành “bà đỡ” cho NNCNC phát triển, các bộ
ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các
cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào NNCNC như: đơn giản
hóa thủ tục cho vay; hoàn thiện tiêu chí doanh nghiệp NNCNC theo hướng
định lượng rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ưu đãi dành cho phát triển NNCNC; hoàn thiện chính sách
đất đai thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất; sửa đổi quy định về cấp
24



giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền
với đất của các dự án NNCNC nhằm giúp cho các chủ thể sản xuất kinh
doanh NNCNC thực hiện vay vốn ngân hàng; sửa đổi, bổ sung chính sách
đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển NNCNC theo hướng chuyên sâu,
gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh
NNCNC; rà soát và hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất trong nước các sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất NNCNC như
máy móc, thiết bị, nhà kính, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh...;
hoàn hiện chính sách xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, tháo gỡ rào
cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm NNCNC; hoàn thiện chính
sách dự báo thị trường; chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản;
bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp theo hướng mở rộng
sản phẩm bảo hiểm, thủ tục tham gia thuận tiện. Các địa phương chủ động
ban hành các chính sách tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp
đầu tư vào NNCNC…

25


×