Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá sự thay đổi của ngành dịch vụ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.91 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống giữa một sự chuyển đổi quan trọng liên quan đến cách
chúng ta sản xuất sản phẩm nhờ vào số hoá sản xuất. Sự chuyển đổi này mạnh mẽ đến
mức nó được gọi là Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) để đại diện cho cuộc Cách mạng
thứ tư xảy ra trong lịch sử phát triển sản xuất. Từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên
(cơ giới hoá bằng sự phát triển của động cơ hơi nước) đến dây chuyền sản xuất và lắp
ráp hàng loạt sử dụng điện trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tiếp nối từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
với việc áp dụng máy tính, tự động hoá, và các hệ thống tự vận hành thông minh được
tạo ra bởi sự tiến bộ của khoa học dữ liệu và máy móc.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã có một sức ảnh hưởng rộng lớn, thay đổi
bộ mặt của hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ. Đây tuy là cơ hội
lớn nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể nắm bắt được
cơ hội phát triển đột phá trong tương lai. Chúng ta hiện mới đang chỉ ở trong giai đoạn
đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp này và những tiềm năng mới của Cách mạng
Công nghiệp 4.0 sẽ còn đem lại nhiều thay đổi đáng mong chờ hơn nữa cho nền kinh tế
nói chung và ngành dịch vụ nói riêng.
Đó là lý do chúng em chọn đề tài “Đánh giá sự thay đổi của ngành dịch vụ trong
bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.” Hoàn thành tiểu luận này, chúng em hi vọng có
thể cung cấp hiểu biết cơ bản và chuyên sâu về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và
những tác động đến nền kinh tế, nhất là những ảnh hưởng lớn đến ngành dịch vụ thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Chương 2: Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến ngành Dịch vụ

4


Chương 3: Đề xuất hướng đi cho Việt Nam trong bối cảnh của Cách mạng
Công nghiệp 4.0


Với vốn hiểu biết còn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót,
chúng em mong cô sẽ giúp đỡ để sửa chữa, hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1 Khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0
1.1.1 Sự ra đời của khái niệm Công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu từ những năm 2000 và được
gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ
nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám
mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực
thành thế giới số.
Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên
xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến
lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh
tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn
khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1.1.2 Định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng
thực-ảo, Internet vạn vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đưa tự động hóa các quy trình sản xuất lên một
cấp độ mới bằng cách giới thiệu các công nghệ sản xuất hàng loạt có tính tùy biến và linh
hoạt. Điều này có nghĩa là máy móc sẽ hoạt động độc lập hoặc hợp tác với con người trong

việc tạo ra một lĩnh vực sản xuất thay đổi liên tục theo định hướng khách hàng để duy trì
chính sự sản xuất đó. Máy móc trở thành một thực thể độc lập có khả năng thu thập dữ
liệu, phân tích và tự hoàn thiện. Đó làm một điều khả thi vì nó mang tính năng

6


tự điều chỉnh, tự nhận thức và tự tùy biến vào trong công nghiệp. Các nhà sản xuất sẽ
có thể giao tiếp với máy tính thay vì vận hành chúng.
Những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
đã phá vỡ ranh giới giữa thực tế ảo và thế giới thực. Ý tưởng đằng sau Công nghiệp 4.0
là tạo ra một mạng xã hội nơi các máy móc có thể giao tiếp với nhau, được gọi là
Internet vạn vật (IoT) và với mọi người, được gọi là Internet của con người (IoP).
Bằng cách này, các máy móc có thể giao tiếp với nhau và với các nhà sản xuất
để tạo ra cái mà chúng ta gọi là hệ thống sản xuất không gian mạng thực - ảo (CPPS).
Tất cả những điều này giúp các ngành công nghiệp tích hợp thế giới thực vào thế giới
ảo và cho phép máy móc thu thập dữ liệu trực tiếp, phân tích chúng và thậm chí đưa ra
quyết định dựa trên chúng.
1.2. Thành phần cấu thành và nguyên tắc thiết kế của Cách mạng Công nghiệp 4.0
1.2.1. Thành phần cấu thành của Cách mạng Công nghiệp 4.0
Hệ thống sản xuất không gian mạng thực - ảo (Cyber-Physical Systems),
Internet vạn vật (Internet of Things), Internet dịch vụ (Internet of Services) và Nhà máy
thông minh (Smart factory) là bốn thuật ngữ phổ biến nhất được trích dẫn trong các ấn
phẩm nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành công nghiệp 4.0. Kết quả là, trong giai
đoạn khởi xướng, đây là bốn thành phần chính của ngành.
- Hệ thống sản xuất không gian mạng thực - ảo: nhằm mục đích kết hợp các phép
tính và các quá trình vật lý. Điều này có nghĩa là máy tính và mạng lưới có thể kiểm soát
quá trình vật lý của sản xuất tại một quy trình nhất định. Sự phát triển của một hệ thống

như vậy bao gồm ba giai đoạn: Nhận dạng, Việc tích hợp thiết bị cảm biến và thiết bị

truyền động, Sự phát triển của thiết bị cảm biến và bộ truyền động.
- Internet vạn vật: được cho là những gì thực sự đã khởi xướng lên Công nghiệp
4.0. Nó cho phép các đối tượng và máy móc như điện thoại di động và thiết bị cảm biến
"giao tiếp" với nhau giống như con người để tìm ra các giải pháp. Sự tích hợp của công
nghệ này cho phép các vật thể hoạt động và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Tất
nhiên, cũng như con người, nó không luôn luôn hoàn toàn chính xác.
7


- Internet dịch vụ: Thật dễ dàng để nhận ra rằng trong thế giới ngày nay mỗi
thiết bị điện tử có thể được kết nối với thiết bị khác hoặc với internet. Với sự phát triển
lớn mạnh và sự đa dạng trong các thiết bị điện tử thông minh, việc ngày càng sở hữu
nhiều thiết bị tạo ra sự phức tạp và phá đi tiện ích của mỗi thiết bị được thêm vào.
- Nhà máy thông minh: Các nhà máy thông minh là một đặc điểm chính của Cách
mạng Công nghiệp 4.0. Một nhà máy thông minh chấp nhận một hệ thống gọi là Calm.
Một hệ thống calm có thể nhận thức được môi trường và các đối tượng xung quanh nó.

Nó cũng có thể được chăm sóc bằng thông tin mềm liên quan đến đối tượng đang được
sản xuất như bản vẽ và mô hình. Nhà máy thông minh có thể được định nghĩa là một
nhà máy mà CPS truyền thông qua IoT và giúp con người và máy móc thực hiện nhiệm
vụ của họ.
1.2.2. Nguyên tắc thiết kế cách mạng Công nghiệp 4.0
Các nguyên tắc thiết kế cho phép các nhà sản xuất kiểm tra sự chuyển đổi tiềm
năng sang công nghệ 4.0. Dựa trên các thành phần đã đề cập ở trên, sau đây là các
nguyên tắc thiết kế:
- Khả năng tương tác: Các vật thể, máy móc và con người cần có khả năng giao
tiếp thông qua Internet vạn vật và Internet kết nối con người. Đây là nguyên tắc thiết
yếu nhất tạo ra một nhà máy thông minh.
- Ảo hóa: Hệ thống sản xuất không gian mạng thực - ảo phải có khả năng mô
phỏng và tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực. Nó cũng phải có khả năng giám sát

các vật thể hiện có trong môi trường xung quanh. Nói cách khác, phải có một bản sao
ảo của tất cả mọi thứ.
- Phân quyền: Khả năng làm việc độc lập của hệ thống sản xuất không gian mạng
thực - ảo. Điều này tạo ra chỗ cho các sản phẩm tùy biến và giải quyết vấn đề. Điều này

cũng tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt hơn. Trong trường hợp thất bại hoặc có
các mục tiêu mâu thuẫn, vấn đề được chuyển lên cho cấp cao hơn. Tuy nhiên, ngay cả
khi những công nghệ này được áp dụng, việc đảm bảo chất lượng vẫn là một điều cần
thiết cho toàn bộ quá trình.
8


- Khả năng thời gian thực: Một nhà máy thông minh cần có khả năng thu thập
dữ liệu thời gian thực, lưu trữ hoặc phân tích nó, và đưa ra các quyết định dựa trên các
phát hiện mới. Điều này không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu thị trường mà còn cho
các quy trình nội bộ như sự hỏng hóc của một chiếc máy trong dây chuyền sản xuất.
Các đối tượng thông minh phải có khả năng xác định khuyết điểm và phân công lại các
nhiệm vụ cho các máy điều hành khác. Điều này cũng góp phần rất lớn vào sự linh hoạt
và tối ưu hóa sản xuất.
- Định hướng dịch vụ: Sản xuất theo định hướng khách hàng. Con người và các
đối tượng/thiết bị thông minh phải có khả năng kết nối hiệu quả qua Internet Dịch vụ
để tạo ra các sản phẩm dựa trên các yêu cầu của khách hàng. Đây là nơi mà Internet
Dịch vụ trở nên thiết yếu.
- Tính mô đun: Trong một thị trường năng động, năng lực thích ứng với một thị
trường mới của nhà máy thông minh là điều cần thiết. Trong một trường hợp điển hình, có
lẽ phải mất một tuần để một công ty trung bình nghiên cứu thị trường và thay đổi sản xuất
theo thị trường đó. Mặt khác, các nhà máy thông minh phải có khả năng thích nghi

nhanh chóng và thuận lợi với những thay đổi theo mùa và xu hướng thị trường.
1.3. Ngành dịch vụ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Ở Việt Nam, dịch vụ được chia làm ba nhóm chính, đó là: dịch vụ kinh doanh,
dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.
- Dịch vụ kinh doanh bao gồm các lĩnh vực như Giao thông vận tải, Bưu chính
viễn thông, Tài chính ngân hàng, Bảo hiểm, Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh các
dịch vụ công nghệ như dịch vụ seo, dịch vụ thiết kế website,…
- Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành cung cấp các sản phẩm phục vụ cho việc
tiêu dùng như điện, nước, các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch,…
- Dịch vụ công bao gồm các công việc hành chính, các hoạt động đoàn thể hoặc
các sự kiện cộng đồng, dịch vụ công cộng cơ bản do nhà nước cung cấp như giáo dục,
an ninh,…

9


Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà chúng ta vừa bước vào sẽ tạo ra một thế
giới mà ở trong đó các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể hợp
tác với nhau một cách linh hoạt. Cách mạng Công nghiệp 4.0 không đơn thuần chỉ là về
các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn
nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác
nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính
toán lượng tử. Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh
mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng là
phải cân nhắc những lợi thế và những thách thức mà các công ty có thể phải đối mặt,
đặc biệt là trong ngành dịch vụ.

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0
ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ
2.1 Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp tới ngành Dịch vụ Kinh doanh
Cách mạng công nghiệp 4.0 là những thành tựu công nghệ mới được ứng dụng
vào các quy trình quản lý sản xuất, từ đó tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế

được tăng lên rõ nét. Tuy nhiên, trong ngành Dịch vụ Kinh doanh, ảnh hưởng của cách
mạng công nghiệp 4.0 không chỉ dừng lại ở đó. Các công nghệ của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã được đưa vào áp dụng những năm vừa qua đã mang lại hiệu quả lớn
trong quản lý, kinh doanh thuộc lĩnh vực Dịch vụ Kinh doanh nói chung hay Giao
thông vận tải và Tài chính – Ngân hàng – các tiểu ngành được nghiên cứu dưới đây,
cũng như hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ khác.
2.1.1 Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp tới ngành Giao thông vận tải
* Ảnh hưởng tích cực
- Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
Tại Việt Nam, các sản phẩm của Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là các phần
mềm, hệ thống thu thập dữ liệu của ngành, ứng dụng khác nhau như: Hệ thống giám sát

10


hành trình lắp trên xe ô tô; hệ thống kiểm soát tải trọng xe; hệ thống quản lý giấy phép lái
xe; hệ thống giám sát thu phí; hệ thống quản lý cầu... Năm 2014, với việc ứng dụng khoa
học công nghệ, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai xây dựng và duy trì hoạt động Trung
tâm Xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh
doanh vận tải. Thông qua dữ liệu từ hệ thống giám sát hành trình cùng nền bản đồ số giao
thông kiểm soát hành trình, tốc độ ô tô theo từng cung đường, hành trình cụ thể được quản
lý, khai thác và kiểm soát một cách thông minh và hiệu quả. Đến thời điểm hiện nay, hệ
thống đã kết nối dữ liệu giám sát hành trình của hơn 745.822 xe ô tô trên toàn quốc; kết
nối với dữ liệu biển báo tốc độ để kiểm soát tốc độ xe theo cung đường.

- Làm thay đổi phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành, tạo
động lực cạnh tranh
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, việc áp dụng thành quả củamạng
Internet và các dịch vụ công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng lớn tới phương thức của
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải.

Từ năm 2016, ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện loại xe hợp đồng dưới
9 chỗ có sử dụng phần mềm như: Uber, Grab ở Việt Nam. Sau 2 năm thí điểm, đến năm

2018 số lượng phương tiện của loại hình vận tải này đã tăng lên đến hơn 50.000 xe,
vượt cả số lượng xe taxi truyền thống. Grab, Uber có những thành công bước đầu do
tính thuận tiện, giá cả đa dạng và người dân được hưởng lợi thông qua các chương trình
khuyến mãi. Khách hàng mục tiêu của Grab và Uber là những người dùng smartphone,
dễ thích nghi với công nghệ và đã dần quen với việc đặt xe qua một ứng dụng cài đặt
trên điện thoại di động thay vì nhấc điện thoại gọi hay gọi xe giữa đường. Những khách
hàng này đã quen với việc thường xe sẽ đến trong khoảng thời gian 5 phút, biết rõ xe
đón mình đang ở đâu, bao lâu nữa sẽ đến, và yên tâm với số tiền cước đã được biết
trước của chuyến đi. Tập khách hàng này theo thời gian đang ngày một nhiều lên và
theo tuổi tác tăng dần.
Tháng 8/2018, công ty nghiên cứu thị trường W&S thông qua panel Vinaresearch
đã thực hiện một cuộc khảo sát online với 800 người sinh sống tại Hồ Chí Minh và Hà
11


Nội, có sử dụng dịch vụ đặt xe trực tuyến thông qua ứng dụng điện thoại trong vòng 3
tháng gần nhất. Kết quả cho thấy trung bình 41% số người dân có lượt đặt xe thông qua
các ứng dụng đặt xe 1-3 lần/tuần, số người có lượt đặt xe 2-3 lần/tháng chiếm 32.1%.
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên sử dụng ứng dụng đặt xe tại 3
thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Mình
Đơn vị tính: lần

Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường W&S
* Ảnh hưởng tiêu cực
- Thách thức trong công tác quản lí những loại hình kinh doanh vận tải mới
Trước sự phát triển chóng mặt của các hãng vận tải công nghệ như Uber, Grab
nhiều nước như: Pháp, Đức, Italy, Hàn Quốc, Thái Lan... hay một số nơi ở Mỹ, Nhật đã

12


hạn chế, thậm chí đưa ra lệnh cấm hoàn toàn đối với loại hình dịch vụ chia sẻ này. Lý do
đưa ra là bởi Uber và Grab cạnh tranh không lành mạnh với các hãng taxi truyền thống,
trốn thuế, hay tài xế không có giấy phép, không được đào tạo chính quy. Tại Việt Nam,
trong kỳ kinh doanh 2014-2016, Grab có doanh thu 1.755 tỷ đồng nhưng tổng số thuế kê
khai, nộp Ngân sách Nhà nước chỉ là 9,5 tỷ đồng. Sau thanh tra, doanh nghiệp này nộp
thêm 2,9 tỷ đồng, nâng tổng số thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước trong suốt ba năm lên
mức 13,4 tỷ đồng. Trong khi đó, Vinasun – một doanh nghiệp taxi truyền thống, trong kỳ
kinh doanh 2014-2016 cũng đã nộp 1.200 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước. Mượn danh
mô hình kinh doanh mới, rất nhiều các ứng dụng gọi xe công nghệ đang lách luật, trốn
thuế, tạo sự cạnh tranh không công bằng với các hãng taxi, vận tải truyền thống.

- Ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu các hãng vận tải truyền thống
Sau khi bị các hãng taxi công nghệ chiếm lĩnh thị trường taxi nội, các doanh
nghiệp vận tải đã nhìn thấy rõ sự thất thế của mình trong việc chậm ứng dụng công
nghệ mới vào quản lý. Và không chỉ có taxi mà cả đội ngũ xe ôm truyền thống cũng là
những người chịu ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của Uber và Grab. Đặc biệt, Vinasun đã
khởi kiện, yêu cầu Grab phải bồi thường thiệt hại vì cho rằng Grab vi phạm luật cạnh
tranh, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hãng trong hai năm 2017 và 2018.
Năm 2017, doanh thu của CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) giảm gần 50% so với
năm trước đó, xuống còn 2.937 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm năm thứ hai liên
tiếp, xuống mức 190 tỉ đồng, theo báo cáo tài chính công ty công bố năm 2017.

13


Bảng 2.2 Doanh thu của Vinasun trong giai đoạn 10 năm từ 2007 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ

đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Vinasun.
Không chỉ Vinasun, đơn vị kinh doanh taxi truyền thống lớn thứ hai trên địa bàn
TP.HCM là Mai Linh cũng đang gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo tài chính bán niên
tới 6/2017 của Mai Linh, số lỗ của hãng đã lên tới gần 800 tỉ đồng.
Cuộc Cách mạng 4.0 buộc các nhà xe phải thay đổi
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều phần mềm đặt xe trực
tuyến trong nước và quốc tế đang được triển khai và đón nhận như Uber, Grab dẫn tới ảnh
hưởng doanh thu nghiêm trọng, các doanh nghiệp vận tải trong nước đã nhận ra cần phải
thay đổi công nghệ, thay đổi tư duy, thậm chí là đi theo con đường khác với hiện tại mới có
thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Hàng loạt các doanh nghiệp taxi trong nước đã bắt tay
vào phát triển những ứng dụng đặt vé xe riêng của mình để giành lại thị phần đang tạo ra
một làn sóng lớn về việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào vận tải. Các công ty taxi truyền
thống đang nỗ lực phát triển dịch vụ của mình bằng cách cho ra mắt ứng dụng gọi xe, đầu
tư dịch vụ xe sang như Vcar của Vinasun. Cuối năm 2017, hãng taxi
14


Mai Linh đã cho ra đời ứng dụng gọi xe Mai Linh bike, sau việc phát triển hệ thống
ứng dụng gọi taxi tại TP. HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Không dừng lại ở lĩnh vực taxi,
làn sóng ứng dụng công nghệ còn lan sang vận tải hành khách liên tỉnh. Các nhà xe ứng
dụng công nghệ vào quản lý, điều hành, chuyển mình từ nhà xe truyền thống trở thành
nhà xe công nghệ. Cụ thể: Sao Việt đã sớm nhận ra thách thức phải đối mặt và triển
khai phần mềm Emddi hay Inter Bus Lines với tuyến vận tải Hà Nội – Sapa giúp khách
có thể chủ động vào đặt chỗ, đặt giờ khởi hành, số ghế trống, số ghế đã đặt, được tích
hợp trên mọi hệ điều hành.
Cách mạng công nghiệp 4.0 buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ những yêu cầu
như nắm bắt xu hướng công nghệ mới, trang bị đủ năng lực và điều quan trọng là phải
dũng cảm từ bỏ, cải cách mô hình cũ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường,

của người tiêu dùng. Nếu không sẽ có những doanh nghiệp bị thải loại do không theo
kịp xu thế và có những người lao động không còn việc làm.
2.1.2 Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp tới hoạt động Tài chính – Ngân hàng
Không chỉ tác động lên ngành Giao thông Vận tải, Cuộc Cách mạng Công nghiệp

lần thứ tư còn tác động lên hệ thống tài chính ngân hàng – kênh thanh toán một cách
toàn diện. Các ngân hàng đã và đang triển khai nhiều ứng dụng công nghệ liên quan
đến kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) hay dữ liệu lớn (Big Data) vào các hoạt
động quản lý, cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình.
* Ảnh hưởng tích cực
- Tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa các thủ tục ngân hàng
Trước kia, quátrình thẩm đinḥ khách hàng đươcc̣ thưcc̣ hiêṇ môṭcách thủcông, qua
nhiều bước vàtốn kém thời gian. Các hồsơ vay vốn hoăcc̣ khoản thanh toán từ khi đê c̣trình
tới khi đươcc̣ phê duyêṭcóthểphải trải qua nhiều cuôcc̣ hopc̣ kéo dài trong nhiều ngày. Tuy
nhiên, với sư c̣ hỗtrơ c̣ của công nghê c̣ lưu trữvàphân tích dữliêu,c̣ ngân hàng có thểnhanh
chóng so sánh, đánh giátín dungc̣ đối với khách hàng. Viêcc̣ áp dungc̣ công nghê c̣ Big Data
vàAI giúp môṭsốngân hàng giảm thời gian thẩm đinḥ khách hàng từ nhiều

15


ngày xuống chỉcòn vài phút. Điều này giúp quátrình quản lýsau giải ngân trởnên hiêụ
quảhơn.
Ngân hàng số (Digital banking) là dịch vụ ngân hàng được nói đến nhiều nhất
trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với phạm vi toàn cầu. Song song với việc phát
triển ngân hàng di động, không có chi nhánh vật lý như các ngân hàng Atom Bank
(Anh), Moven Bank (Mỹ) hay Fidor Bank (Đức) đang thực hiện, các ngân hàng truyền
thống cũng đang đẩy mạnh việc số hóa các dịch vụ của mình như triển khai bảo mật
sinh trắc học cho hoạt động thanh toán hay gửi tiết kiệm. Tại Việt Nam, Các ngân hàng
thương mại như Ngân hàng TPBank với dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank, VPbank

với ứng dụng ngân hàng số Timo, Vietcombank với không gian giao dịch công nghệ số
Digital Lab, Vietinbank với Corebank thế hệ mới-hiệu suất cao, tích hợp đa dịch vụ và
kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) hiện đại, MB với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot phục vụ
khách hàng 24x7 trên mạng xã hội; Ngân hàng OCB triển khai chiến lược chuyển đổi
ngân hàng số, đưa ra mô hình ngân hàng đa kênh đồng nhất, Techcombank với ứng
dụng tư vấn tài chính tự động TCWealth, có thể tư vấn, cung ứng dịch vụ tài chính phù
hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Để giúp giảm chi phí, tăng tốc độ, số lần giao dịch và tiện ích cho khách hàng,
nhiều công ty đã sử dụng Internet kết nối vạn vật (IoF) – sản phẩm của cuộc Cách
mạng Công nghiệp 4.0 vào phương thức thanh toán. Các công ty phát hành thẻ thanh
toán lớn như Visa hay MasterCard đã nghiên cứu triển khai chức năng thanh toán thông
qua một loạt các thiết bị thông minh, để bất kỳ một thiết bị nào có kết nối Internet cũng
sẽ có thể kích hoạt các hoạt động thương mại điện tử. Cách thức giao dịch và thanh
toán mới này sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận được với nhu cầu thanh toán của khách
hàng một khách nhanh chóng.
Một sản phẩm được ra đời do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng sâu
sắc và thay đổi thói quen thanh toán trước đây của người sử dụng là ví điện tử. Ví điện tử
ngày càng được sử dụng rộng rãi khi người dùng chỉ cần sở hữu một chiếc smartphone và
tải thêm một ứng dụng ví điện tử về máy. Người dùng có thể nạp tiền vào ví điện tử
16


của mình bằng cách liên kết với tài khoản ngân hàng, chỉ cần trong tài khoản ngân hàng
còn tiền, người dùng có thể đi mua sắm và thanh toán bằng chính chiếc điện thoại di
động đang sử dụng. Ví điện tử đã giúp cho người dùng tiết kiệm rất nhiều thời gian và
thậm chí có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi, thậm chí chuyển tiền - rút tiền mà không cần
thông qua giao dịch ngân hàng. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến
đầu tháng 11-2018, có 26 tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước
cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó có 23 tổ chức
cung ứng dịch vụ ví điện tử, chia làm 2 nhóm: Ví điện tử của các công ty công nghệ tài

chính (Fintech) và Ví điện tử của các công ty viễn thông.
Theo “Khảo sát và bình chọn Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam” năm 2018 do Tạp
chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức về tính phổ biến của ví điện tử trên mẫu khảo sát 819
người dùng Internet trong độ tuổi 18-60, ví điện tử Momo hiện tại đang có độ phổ biến
và yêu thích cao nhất, chiếm trên 90% tổng mẫu điều tra và được theo sau bởi ứng
dụng ví điện tử Samsungpay và Bankplus. Có thể nói ví điện tử đang dần trở nên phổ
biến với người dùng internet nhờ các công dụng đa dạng của nó.
Bảng 2.3 Xếp hạng 12 ví điện tử phổ biến nhất năm 2018
Đơn vị tính %

Nguồn Tạp chí Nhịp Cầu Đầu
Tư * Ảnh hưởng tiêu cực
17


- Gây khó khăn trong công tác quản lí
“Tiền ảo” chính là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc Cách mạng
Công nghiệp 4.0 do ứng dụng của Internet kết nối vạn vật. Sự phát triển của đồng tiền
ảo Bitcoin cũng như các tiền điện tử khác không phải do ngân hàng trung ương phát
hành buộc ngân hàng trung ương các nước phải thay đổi cách thức điều hành chính
sách tiền tệ do khả năng ảnh hưởng tới các chỉ số tiền tệ trong mục tiêu ổn định giá cả.
Ngân hàng trung ương cũng phải đối mặt với rủi ro rơi vào tình trạng giống đô la hóa vì
Bitcoin có thể làm cho việc giao dịch ngoại hối trở nên hết sức dễ dàng. Những dịch vụ
như PayPal hoặc e-gold làm cho người dân của một quốc gia dễ dàng quy đổi tiền của
mình sang một loại ngoại tệ mạnh hơn, gây khó khăn trong việc đưa ra các chính sách
tiền tệ cho các nhà quản lí. Chính vì vậy từ ngày 1/1/2018, Việt Nam đã ra luật định
cấm tất cả các giao dịch thông qua ngân hàng sử dụng tiền ảo. Theo đó, kể từ ngày
1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp
pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã

được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Lỗ hổng về bảo mật
Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số và xu hướng chuyển dần
sang điện toán đám mây, những lỗ hổng bảo mật cũng vì thế mà tăng theo. Tại Việt
Nam, số vụ mất tiền do các giao dịch thông qua ATM hay Online banking đang ngày
một gia tăng kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về rủi ro tấn công tin tặc.
Điều này đòi hỏi hệ thống tài chính, ngân hàng phải có trách nhiệm xã hội nhiều hơn,
quan tâm nhiều hơn đến tính an toàn và riêng tư trong thông tin của khách hàng và có
cách thức phòng thủ mới để bảo đảm an toàn bảo mật mạng. Theo đó, các ngân hàng,
các công ty chứng khoán… ngoài việc trang bị cho mình những công cụ bảo mật mới
cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dự phòng và nâng cao
nhận thức về bảo mật và an toàn thông tin trong toàn hệ thống.
- Nguy cơ thất nghiệp tăng do ứng dụng công nghệ vào quy trình làm việc
18


Thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang có sự thay đổi, do
việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khiến số lượng nhân viên của các
ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán sụt giảm một cách đáng kể. Mizuho
Financial Group, một trong ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã tuyên bố công khai trên
tờ báo Nhật Japan Times tháng 11/2017 sẽ xem xét kế hoạch cắt giảm 19.000 nhân sự
và thay thế bằng công nghệ số hóa cả trong và ngoài nước trong 10 năm tới.
2.2 Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới ngành Dịch vụ công
Một trong những tiểu ngành thuộc Dịch vụ công chịu tác động mạnh mẽ của
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là Giáo dục. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã
và đang thay đổi môi trường sống cùng tập quán của con người. Giáo dục cũng đang
thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
* Ảnh hưởng tích cực
- Thay đổi trong phương thức giảng dạy và học tập, hướng tới người học nhiều
hơn

Theo báo cáo “Mô hình thích hợp cho việc đầu tư học trực tuyến trong thời đại
công nghệ mới” của nhóm các nhà nghiên cứu Pradeep Bastola - Trường Đại học Lincoln
(Hoa Kỳ) E -learning - mô hình đào tạo trực tuyến, sử dụng những công cụ trên mạng
internet đang là mô hình học tập có xu thế phát triển mạnh mẽ nhất. Hiện tại, các quốc gia
có sản phẩm và dịch vụ giáo dục lớn nhất là Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc,
Malaysia, Australia và Nam Phi. Giáo dục trực tuyến cũng được du nhập vào Việt Nam từ
sớm. Những năm gần đây, học trực tuyến đã trở thành một xu hướng tại Việt Nam, nhất là
ở đối tượng học sinh THPT. Năm 2018, Hệ thống giáo dục trực tuyến Hocmai.vn đã có
hơn 3 triệu thành viên tham gia học tập trực tuyến từ cấp tiểu học đến bậc THPT; mỗi năm
có hơn 11.000 bài giảng trực tuyến được xuất bản. Ở bậc đại học, FUNiX - thành lập năm
2015, là trường đại học trực tuyến đầu tiên của cả nước với hơn 1.000 sinh viên theo học.
Với hình thức học này, học sinh có thể chủ động lựa chọn các bài giảng có sẵn trên mạng
theo nhu cầu bản thân. Ngoài ra, học viên còn có thể lựa chọn

19


giáo viên thích hợp, tương tác với giáo viên và các học viên khác cùng học mọi lúc,
mọi nơi thông qua nền tảng Internet và thiết bị công nghệ.
Giáo dục 4.0 không chỉ dừng lại ở các khóa học trực tuyến mà còn cung cấp
kiến thức cho học viên dựa trên các phần mềm giáo dục. Trong các đơn vị đào tạo giáo
dục trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng phần mềm, ứng dụng học tập
kết hợp trong quá trình giảng dạy không còn là mới. Thay vì chỉ học trên giấy và cùng
giáo viên như lớp học truyền thống, người học có thể được bổ trợ kiến thức thông qua
các phần mềm, ứng dụng học tập. Có rất nhiều phần mềm hiện nay được học sinh trên
thế giới và Việt Nam sử dụng như phần mềm “làm thí nghiệm hóa học trên máy tính
bằng Chemlab” cho phép người học có thể tự thực hành các thí nghiệm hóa học, xem
kết quả phản ứng mà không lo các hóa chất nổ, thủy tinh vỡ do cho liều lượng sai,...
hay phần mềm ôn luyện thi Toán Violympic giúp học sinh luyện thi môn toán trên máy
tính mà không cần kết nối Internet.

* Ảnh hưởng tiêu cực
Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực có chất lượng vào và đa dạng ngành nghề,
lĩnh vực của nền kinh tế 4.0, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới mạnh mẽ từ
hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường để tạo ra những “sản phẩm”- người lao động
tương lai có năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh. Tuy nhiên, việc
đổi mới, cải cách liên tục nhưng không đồng nhất của giáo dục công Việt Nam những
năm gần đây đã gây nhiều tranh cãi, tăng sức ép cho học sinh trong quá trình học, thi
cử, gây thất thoát tốn kém nhiều ngân sách với dự án thay đổi sách giáo khoa. Việc đổi
mới và học tập các nước tiến bộ về chương trình giảng dạy, nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên và thay đổi cách quản lí bộ máy giáo dục từ cấp trung ương tới địa
phương là cần thiết, nhưng thay đổi đúng hướng và tiết kiệm vẫn còn là câu hỏi ngỏ
cho Giáo dục Việt Nam thời kì 4.0.
2.3 Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới ngành Dịch vụ tiêu dùng
Không chỉ tạo ra sức ảnh hưởng to lớn với ngành Dịch vụ kinh doanh và Dịch vụ
công, ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 lên ngành Dịch vụ tiêu dùng là
20


không nhỏ. Một trong những đại diện tiêu biểu của ngành Dịch vụ tiêu dùng chịu ảnh
hưởng lớn này chính là hoạt động kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn.
* Ảnh hưởng tích cực
Làm thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh trong ngành
Trước đây, khi chưa có công nghệ, dữ liệu được lưu trữ bằng hồ sơ, giấy tờ, gây
nhiều bất tiện trong quá trình thu thập và xử lí thông tin. Với sự phát triển của công
nghệ, hàng loạt phần mềm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn như phần
mềm quản lý khách sạn - công cụ hỗ trợ quản lý toàn bộ các thông tin khách sạn từ
khách hàng, dịch vụ cho đến tình trạng các loại phòng.
Dữ liệu lớn (Big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với các ứng dụng trên
internet có thể cho phép một người máy trả lời các câu hỏi của khách hàng hiệu quả
hơn so với chờ nhân viên tìm kiếm và trả lời. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời

gian, tăng độ chính xác và hiệu quả hơn trong hoạt động tiếp xúc với khách hàng bước
đầu của chủ doanh nghiệp. Thông qua kết nối vạn vật bằng Internet (IoT) các nhà hàng
- khách sạn sẽ giảm bớt phụ thuộc vào các kênh bán hàng truyền thống. Trong thời đại
Cách mạng Công nghiệp 4.0, doanh thu của các nhà hàng – khách sạn có thể tới từ hệ
thống đặt phòng trực tuyến. Sự xuất hiện của ngày càng nhiều trang web du lịch như
Expedia, kayak, Booking đang không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy những
lựa chọn phù hợp nhất cho mình mà còn giúp các nhà hàng – khách sạn thêm nguồn
thu. Không những vậy, Internet đã giúp thu hẹp ranh giới giữa mô hình cho thuê khách
sạn truyền thống và mô hình cho thuê toàn bộ/ một phần căn hộ của mình (Homestay).
Airbnb chính là cái tên tiên phong và thành công nhất trong lĩnh vực cho thuê căn hộ,
nơi du khách có thể thuê được từ những căn phòng hạng sang cho đến một căn phòng
nhỏ trong ngôi nhà của chính người dân bản địa. Theo báo cáo tài chính quý 3/2017,
Airbnb đã đạt được 1 tỷ USD doanh thu, gấp đôi so với năm 2016 và tiếp tục chu kỳ có
lãi.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

21


Để đáp ứng thách thức tăng sự mong đợi của khách hàng, ngành Nhà hàng –
Khách sạn đang chuyển sang công nghệ. Sự đổi mới sẽ cho phép các nhà điều hành
khách sạn nổi bật so với đối thủ, đáp ứng mọi kỳ vọng của khách và thu hút khách hàng
mới.
Trí thông minh nhân tạo đang dần thống lĩnh ngành khách sạn trong tương lai,
bao gồm cả việc để robot phục vụ con người. Ví dụ điển hình là khách sạn Aloft ở
Cupertino, California. Khách sạn này đã giới thiệu một loại robot phục vụ để mang dầu
gội, mĩ phẩm, đồ ăn vặt và thư tín cho khách hàng ở 150 phòng trong vòng 3 phút.
Không chỉ vậy, chuỗi khách sạn Hoàng gia tại vùng Caribbean cũng thiết lập những
robot làm bartender để pha chế đồ uống cho khách trong vòng 1 phút. Ở Yotel New
York, chìa khóa phòng được cung cấp ngay tại quầy check-in điện tử. Thẻ quẹt không

thể đoán trước sẽ sớm bị lỗi thời, được thay thế bằng một ứng dụng trên điện thoại
thông minh của bạn, đây sẽ là chìa khóa cho phòng khách sạn. Hành lý của khách được
giữ bởi một con robot to lớn. Tất cả phòng tại khách sạn đều được cách âm và gắn động
cơ. Giường có thể di chuyển để tiết kiệm không gian. Máy lạnh được điều khiển bằng
bộ cảm biến đặc biệt. Ngay cả nhà hàng DohYO trong khách sạn cũng được trang bị
những thiết bị hi-tech, điển hình như bàn ăn có thể dễ dàng nâng cao hoặc hạ thấp. Có
thể dễ dàng thấy được, công nghệ đã len vào từng ngõ ngách và cải thiện chất lượng
của dịch vụ ngành Nhà hàng – Khách sạn như thế nào.
* Ảnh hưởng tiêu cực
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ đêm lại những ảnh hưởng tích cực tới
ngành Nhà hàng – Khách sạn nói riêng hay Dịch vụ tiêu dùng nói chung mà nó còn đem
lại những ảnh hưởng tiêu cực, trực tiếp tới doanh thu các khách sạn truyền thống. Việc xuất
hiện các ứng dụng đặt phòng, nhà ở thuê ngắn ngày như Airbnb đang khiến doanh thu của
các khách sạn truyền thống đặc biệt là khách sạn 2, 3 sao thụt giảm do có cùng khách hàng
mục tiêu. Ngoài ra, do ứng dụng công nghệ cao hay việc sử dụng robot trong ngành cũng
khiến nỗi lo nguy cơ thất nghiệp tăng nhanh ở thời điểm hiện tại.

22


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐI CHO VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
3.1 Xu hướng phát triển ngành dịch vụ CN 4.0 trong tương lai
3.1.1 Xu hướng 1: Các ngành dịch vụ phát triển dựa trên nền tảng.
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng: Tiền tệ chuyển sang hình thức kỹ thuật
số
Các nền tảng tài chính trực tuyến như PayPal và Square đã tạo ra những cách
thức mới trong việc tạo ra các giao dịch thanh toán, mà các cách thức này lần lượt mở
cửa tạo ra các dòng sản phẩm mới của những người bán hàng. Những nền tảng kỹ thuật
số mới cho các giao dịch tài chính đang khuyến khích hàng nghìn người tham gia trở

thành người sản xuất, người bán hàng cũng như người tiêu dùng. Xu hướng trong
tương lai, các công ty nền tảng tài chính sẽ tiếp tục nỗ lực giải phóng những hình thức
giá trị ẩn trong dữ liệu giao dịch mà chỉ có các công cụ kỹ thuật số mới, mới có thể tập
hợp và phân tích được. Vì chỉ khi biết được ai đã giao dịch với ai thì mới có thể khám
phá ra thị hiếu người tiêu dùng và thói quen tiêu dùng. Ví dụ, MasterCard là một công
ty nền tảng giá trị hiện đang điều hành một hệ sinh thái tài chính liên kết 2 tỷ chủ thẻ
với 25.000 ngân hàng và hơn 40 triệu người bán hàng trên thế giới.
Giao thông vận tải: Những ngành công nghiệp vận tải đang có xu hướng chuyển
đổi bởi khả năng vượt trội của nền tảng nhằm phân phối sự di chuyển của phương tiện vận
tải và tài nguyên bằng cách sử dụng các thuật toán hiệu quả cao để kết hợp cung và cầu. Ví
dụ ở Indonesia, một công ty nền tảng là Go-Jek (tương tự như Uber, Grab,…) Go-jek cũng
cung cấp dịch vụ giao thức ăn miễn phí trong thủ đô Jakarta của Indonesia bằng cách tận
dụng xe máy đã được kết nối và sử dụng các thuật toán đơn giản được thiết kế thông minh
để xác định được các tuyến đường giao hàng hiệu quả nhất.

Giáo dục: Nền tảng giống như lớp học toàn cầu.
Công cuộc xây dựng nền tảng giáo dục đang được tiến hành, cụ thể là một số doanh
nghiệp như Skillshare, Udemy, edX, Khan Academy,… Nhằm nỗ lực để tránh các

23


công ty nền tảng mới nổi làm cho lạc hậu, một số trường đại học hàng đầu thế giới bao
gồm Havard, Princeton,.. đang xây dựng những phiên bản trực tuyến của một số họ
dưới dạng “các lớp học trực tuyến mở rộng quy mô lớn” (MOOC) .
Trong những năm tới, sự phổ biến nhanh chóng của hệ sinh thái dạy và học sẽ
tác động mạnh mẽ đến hệ thống các trường công lập, tư thục và những trường đại học
truyền thống. Những rào cản ngăn chặn quá trình này là sự tồn tại lâu đời của một nền
giáo dục hạng nhất, một loại hàng hoá xa xỉ độc quyền và có uy tín cao đã bắt đầu suy
yếu. Một thay đổi nữa bắt đầu xảy ra đó chính là việc tách biệt các hàng hoá và dịch vụ

mà trước đây được bán bởi các trường đại học và cao đẳng. Hàng triệu sinh viên tiềm
năng không quan tâm hoặc cần đến khuôn khổ các trường đại học truyền thống với thư
viện, phòng thí nghiệm, văn phòng hội sinh viên, sân bóng đá,…
Các nền tảng giáo dục cũng đang bắt đầu làm tan rã quy trình học tập truyền thống
gắn với chứng chỉ giấy. Tính đến năm 2014, các số liệu cho thấy chỉ có khoảng 5% sinh
viên đăng kí MOOC nhận được giấy chứng nhận hoàn thành, dữ liệu đã khiến nhiều người
đi đến kết luận rằng việc học trực tuyến không hiệu quả. Tuy nhiên, một nghiên cứu được
tiến hành trên 1,8 triệu học viên của MOOC tại đại học Pennsylvania cho thấy rằng 60%
sinh viên đã trở lên tích cực tham gia nội dung khoá học, video và tương tác với bạn học
và hoàn thành nhiều bài tập. Các nền tảng về học tập đang tạo điều kiện cho nhiều thí
nghiệm khác nhau dựa trên các hình thức, cấu trúc và nội dung cảu nền giáo dục truyền
thống. Những tác động lâu dài trong sự phát triển sắp tới rất khó dự đoán, tuy nhiên, không
có gì ngạc nhiên nếu nhiều trường đại học trên thế giới bị thất bại vì lý do kinh tế bị thiệt
hại bởi nền tảng của những nền kinh tế phát triển hơn.

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: Kết nối các bộ phận cảu một hệ thống nặng nề
Xu hướng trong tương lai, mô hình nền tảng sẽ giúp cho việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn bằng các cách cung cấp giao
diện giống như Uber, cho phép mọi người kêu gọi sự giúp đỡ y tế ở bất kì nơi nào. Và
một hệ thống như thế đã được Medicast cho ra mắt ở các thành phố Miami, Los Ageles
và San Diego tại Mỹ. Chỉ cần nhấp vào ứng dụng Medicast, mô tả các triệu trứng của
24


bạn và một bác sĩ uy tín sẽ đến trong vài giờ đồng hồ. Dịch vụ này phổ biến ở những
bác sĩ muốn kiếm them thu nhập theo giờ tại Mỹ.
Một trong những xu hướng trong tương lai về dịch vụ này là sự xuất hiện của
các ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trên điện thoại di động và thiết bị đeo thông minh thể
dục thể thao được liên kết với các mạng lưới để cung cấp bản phân tích và thông tin
dựa trên dữ liệu cá nhân được tạo ra. Và nền tảng công nghệ sẽ giúp cho các cá nhân

quản lý những căn bệnh kinh niên. Ví dụ như thiết bị thông minh, có thể theo dõi khẩu
phần dinh dưỡng của bệnh tiểu đường, chế độ tập luyện và lượng đường huyết; sử dụng
dữ liệu để mô tả và giải thích những phương pháp điều trị được đề xuất dựa trên tiền sử
và cảnh báo cho bác sĩ lâm sàng những dấu hiệu phát bệnh.
Những dịch vụ về lao động và nghề nghiệp: Nền tảng định lại bản chất công
việc:
Xu hướng dịch vụ lao động về nghề nghiệp bằng nền tảng trong vài tập kỷ tới sẽ
vẫn tiếp tục. Và kết quả của xu hướng này có khả năng sẽ dẫn đến sự phân tầng lớn hơn
về sự giàu có quyền lực và uy tín giữa những nhà cung cấp dịch vụ. Những nhiệm vụ
thường nhật và đã được tiêu chuẩn hoá sẽ được chuyển sang nền tảng trực tuyến, nơi có
đội quân các chuyên gia có thu nhập thấp và làm việc tự do. Trong khi đó, các công ty
luật, trung tâm y tế, công ty tư vấn,.. vẫn sẽ tồn tại nhưng tầm quan trọng và quy mô sẽ
thu nhỏ lại để chuyển sang mô hình nền tảng.
Xu hướng làm việc tự do, tự làm chủ, lao động theo hợp đồng và theo sự nghiệp phi
truyền thống vẫn sẽ tiếp tục tăng tốc. Tất nhiên đây là một xu hướng vừa có lợi vừa có hại.
Nhiều người muốn linh hoạt, như hoạ sĩ, sinh viên, khách du lịch, … sẽ dễ dàng thích nghi,
phát triển mạnh trong môi trường này. Trong khi đó những người thích có công việc ổn
định sẽ cảm thấy khó khăn hơn và thử thách trong quá trình chuyển đổi này. Những công
đoàn lao động truyền thống được tổ chức và bảo vệ quyền lợi của tập đoàn công nhân sẽ
suy giảm, để cho các cá nhân tự mình giành lấy quyền lợi của riêng mình.

25


3.1.2 Xu hướng 2: Tỷ trọng ngành dịch vụ tiếp tục gia tăng trong thời kì 4.0
Ngành dịch vụ hiện đóng góp 60% GDP của thế giới (Lovelock và Wirtz, 2017).
Ở các nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70% (OECD, 2016: 3). Trong giai đoạn 2003 –
2016, đóng góp của ngành dịch vụ cho giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD tăng

từ 60% lên 68%, còn đóng góp của ngành công nghiệp lại giảm từ 34% xuống còn

29%. Sự thay đổi này thể hiện việc giá cả của các sản phẩm công nghiệp giảm tương
đối so với giá cả của các sản phẩm dịch vụ và người tiêu dùng ngày càng chi tiêu thêm
cho dịch vụ nhiều hơn cho hàng hóa (FORFAS, 2016: 29).
Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hóa và kinh
tế tri thức và được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Toàn
cầu hóa và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống
kinh tế-xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành kinh tế
dịch vụ. Khi nền kinh tế ở một trình độ phát triển cao, xu hướng tiêu dùng cận biên
(MPC) đối với dịch vụ lớn hơn nhiều xu hướng tiêu dùng cận biên đối với sản phẩm
hàng hóa. Điều này cũng có khả năng dẫn tới FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh.
3.2 Ngành dịch vụ Việt Nam trong Cách mạng Công nghiệp 4.0.
3.2.1 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam
* Cơ hội
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau
như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh,
quán tính lớn; tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia
khác cho dù xuất phát sau;
Việc ứng dụng những công nghệ mới vào các ngành dịch vụ như lĩnh vực tài
chính, giáo dục, y tế,... cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao
mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân; khả năng biến đổi các
hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong nước;

26


Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những phát triển về công nghệ có thể rút
ngắn (cũng có thể gia tăng) khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các thế lực các
quốc gia khác nhau.
* Thách thức
Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố
công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc;
Để gia nhập vào xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có sự phát triển
dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng
trong lĩnh vực KH&CN đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân
tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá;
Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển
kinh tế - xã hội; cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất;
Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các
động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội;
Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã
hội, rủi ro công nghệ;
Thêm vào đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh
chắc chắn sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới
và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này

3.2.2 Hàm ý cho sự phát triển ngành dịch vụ Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0
Việt Nam cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia
vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Để làm được điều này, cần hình thành một tầm nhìn toàn diện và thống
nhất mang tính toàn cầu về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định
hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.

27


Để chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam
cần tập trung ứng dụng KH&CN trong sản xuất, đổi mới sáng tạo trong mô hình tổ
chức và cách thức kinh doanh của mình. Cụ thể:
- Tích hợp công nghệ số hoá: cần thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và

kinh doanh dựa trên số hoá; tích hợp với các hệ thống cảm biến, hệ thống điều khiển,
mạng truyền thông để kinh doanh và chăm sóc khách hàng; lưu trữ và sử dụng hiệu quả

các dữ liệu lớn dựa trên điện toán đám mây; thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để
tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh; phân
tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập được từ máy móc và cảm biến
để nhanh chóng đưa ra quyết định cải thiện an toàn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm
việc, dịch vụ và bảo trì;
- Tối ưu hóa mô hình kinh doanh: Các doanh nghiệp cần phát triển các kỹ năng
mới cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức; tham gia và sử dụng hiệu quả chuỗi cung
ứng thông minh được tạo ra từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, gắn kết chặt chẽ hơn
với nhu cầu của khách hàng; xây dựng và sử dụng các quá trình hậu cần thông minh
trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm cả hai quá trình quản lý cung ứng vật
tư và phân phối sản phẩm;
- Quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả: Cần phải có những giải pháp tốt hơn để quản
lý tài sản trí tuệ trong thời đại số, phù hợp với những mô hình kinh doanh và các mô
hình hợp tác mới;
- Thích ứng với các mô hình thuế mới: Công nghệ in 3D trong tương lai sẽ cho
phép sản xuất trên khắp các quốc gia và châu lục, làm mờ khái niệm biên giới quốc gia
trong sản xuất, dẫn tới các nhu cầu về các quy định hải quan, thuế giá trị gia tăng mới.
Về mặt Khoa học Công nghệ, cần ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy đổi
mới sáng tạo, ứng dụng Khoa học Công nghệ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để
khai thác được cơ hội mở ra từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, cụ thể:
- Chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và ứng
dụng một số công nghệ mới trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0;
28


×