Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Nghiên cứu giải phẫu động mạch cảnh trong, hành tĩnh mạch cảnh và xoang tĩnh mạch xích ma vùng xương thái dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HẢI THANH ANH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG,
HÀNH TĨNH MẠCH CẢNH VÀ XOANG TĨNH MẠCH
XÍCH-MA VÙNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HẢI THANH ANH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG,
HÀNH TĨNH MẠCH CẢNH VÀ XOANG TĨNH MẠCH
XÍCH-MA VÙNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: GIẢI PHẪU NGƯỜI
MÃ SỐ: 62720104


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM NGỌC HOA
2. PGS.TS. NGÔ TRÍ HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kì nơi nào.

Tác giả luận án

ĐỖ HẢI THANH ANH


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .................................................................................................. i
Mục lục .......................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. iv
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Latinh – Việt ............................................... v

Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt ........................................................... vii
Danh mục các bảng ........................................................................................ x
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ....................................................................... xiii
Danh mục các hình ...................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1.Giải phẫu xương thái dương ..................................................................... 4
1.2.Giải phẫu mạch máu vùng xương thái dương ........................................... 7
1.3.Các biến thể mạch máu thường gặp vùng xương thái dương .................. 15
1.4. Các hệ quả của biến thể mạch máu vùng xương thái dương ................... 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 37
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 37
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 37
2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................. 37
2.5. Tiêu chuẩn chọn mẫu............................................................................. 38
2.6. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................. 39
2.7. Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 39
2.8. Phương tiện nghiên cứu ......................................................................... 56


iii

2.9. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 58
2.10. Quản lí và phân tích số liệu ................................................................. 61
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 63
Chương 3: KẾT QUẢ ................................................................................ 64
3.1.Động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá .......................................... 64
3.2. Hành tĩnh mạch cảnh ............................................................................. 83

3.3. Xoang tĩnh mạch xích-ma ...................................................................... 87
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 94
4.1.Về phương pháp nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................... 94
4.2. Động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá.......................................... 95
4.3. Hành tĩnh mạch cảnh ........................................................................... 120
4.4. Xoang tĩnh mạch xích-ma .................................................................... 129
KẾT LUẬN ............................................................................................... 137
KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- PL1: Bảng thu thập số liệu trên xác ướp
- PL2: Bảng thu thập số liệu trên hình chụp CLVT
- PL3: Danh sách xác ướp sử dụng trong nghiên cứu
- PL4: Danh sách bệnh nhân chụp CLVT ở Bệnh viện Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh
- PL5: Danh sách bệnh nhân chụp CLVT ở Bệnh viện Chợ Rẫy
- PL6: Giấy chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- PL7: Giấy chứng nhận hiệu chuẩn các thước đo sử dụng trong nghiên cứu


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên chữ


(P)

Phải

(T)

Trái

CLVT

Cắt lớp vi tính

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐM

Động mạch

ĐMC

Động mạch cảnh

ĐMCT

Động mạch cảnh trong

ĐMCTXĐ


Động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá

HTMC

Hành tĩnh mạch cảnh

KCOT

Khoảng cảnh-ốc tai

TMCT

Tĩnh mạch cảnh trong

XTMXM

Xoang tĩnh mạch xích-ma


v

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - LATINH - VIỆT
Tiếng Anh
Antrum (mastoid

Tiếng Latinh

Tiếng Việt

Antrum mastoideum


Hang (chũm)

Artery of the pterygoid

Arteria canalis

Động mạch ống chân

canal/ Vidian artery

pterygoidei

bướm, động mạch Vidian

Axial plane/transverse

Plana

Mặt phẳng trục, mặt

plane

transversalia/axialis

phẳng ngang

Ramus basalis

Nhánh (động mạch) nền


tentorii

lều tiểu não

Labyrinthus osseus

Mê đạo xương

antrum)

Basal tentorial branch
Bony labyrinth/ osseous
labyrinth
Caroticotympanic artery
Carotid canal
Cerebellopontine angle

Cochlear aqueduct
Cochlear duct
Cochlear nerve canal
Cochlear promontory
(promontory of tympanic
cavity)

Arteria
caroticotympanicae
Canalis caroticus
Angulus
pontocerebellaris

Aquaeductus
cochleae
Ductus cochlearis
Canalis nervi
cochlearis
Promontorium
tympani

Động mạch cảnh-nhĩ
Ống động mạch cảnh
Góc cầu-tiểu não
Cống ốc tai
Ống ốc tai
Ống thần kinh ốc tai

Lồi ốc tai, ụ nhô


vi

Tiếng Anh

Tiếng Latinh

Tiếng Việt

Coronal plane

Plana coronalia


Mặt phẳng trán

Hypo-glossal canal

Canalis hypoglossi

Ống hạ thiệt

Incus

Incus

Xương đe

Inferior tympanic artery

Arteria tympanica
inferior

Động mạch nhĩ dưới

Inferior tympanic

Canaliculus

canaliculus

tympanicus

Internal carotid artery


Arteria carotis interna Động mạch cảnh trong

Jugular bulb

Bulbus venae
jugularis

Tiểu quản nhĩ dưới

Hành tĩnh mạch cảnh

Jugular foramen

Foramen jugulare

Lỗ tĩnh mạch cảnh

Marginal tentorial

Ramus marginalis

Nhánh (động mạch) viền

branch

tentorii

lều tiểu não


Maxillary artery

Arteria maxillaris

Động mạch hàm

Otic placode

Placoda otica

Đĩa thính giác phôi thai

Otic vesicle

Vesicula otica

Túi thính giác

Saccule

Sacculus

Cầu nang

Sagittal plane

Plana sagittalia

Mặt phẳng đứng dọc


Sigmoid sinus

Sinus sigmoideus

Xoang tĩnh mạch xích-ma

Stapes

Stapes

Xương bàn đạp

Sulcus of auditory tube
Utricle

Sulcus tubae
auditivae
Utriculus

Rãnh vòi tai
Soan nang


vii

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Tiếng Anh

Tiếng Việt


Aberrant internal carotid artery

Động mạch cảnh trong lạc chỗ

Angiofibroma

U sợi mạch máu

Anterior sigmoid sinus, anterior

Xoang tĩnh mạch xích-ma nằm lệch

displaced sigmoid sinus

trước

Basal turn of the cochlea

Vòng đáy ốc tai

Bone resorption

Sự tiêu xương, hủy xương

Bulbus venae jugularis superior

Hành trên tĩnh mạch cảnh trong

Bulbus venae jugularis inferior


Hành dưới tĩnh mạch cảnh trong

Bulging sigmoid sinus

Xoang tĩnh mạch xích-ma lồi

Capillary telangiectasia

Dãn mao mạch

Carotid canal dehiscence

Hở ống động mạch cảnh

Carotid-cavernous fistula

Rò động mạch cảnh-xoang hang

Carotidynia

Đau vùng đầu cổ do nguyên nhân
động mạch cảnh

Clinoid process

Mỏm yên

Cochlear-internal carotid artery
dehiscence, carotid artery-cochlear


Hở động mạch cảnh trong-ốc tai

dehiscence
Cochlear implantation
Cochlear-carotid interval, carotidcochlear interval

Cấy ốc tai
Khoảng cảnh-ốc tai

Conductive hearing loss

Điếc dẫn truyền

Cortical mastoidectomy

Cắt bỏ vỏ xương chũm

Dehiscent jugular bulb

Hành tĩnh mạch cảnh hở


viii

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Exploratory tympanotomy


Thám sát hòm nhĩ

Glomus body

Thể cuộn

Glomus tumors

U cuộn

High jugular bulb, high-riding jugular
bulb, high placed jugular bulb

Hành tĩnh mạch cảnh nằm cao

Horizontal segment (of petrous internal

Đoạn ngang (của động mạch cảnh

carotid artery)

trong đoạn trong xương đá)

Hypotympanum

Hạ nhĩ

Incudostapedial joint

Khớp đe-đạp


Inferior tympanic annulus

Bờ dưới vòng nhĩ

Jugular bulb

Hành tĩnh mạch cảnh

Jugular bulb diverticulum

Túi thừa hành tĩnh mạch cảnh

Jugular fossa

Hố tĩnh mạch cảnh

Lateralized internal carotid artery

Động mạch cảnh trong nằm lệch
ngoài

Lateral sigmoid sinus, lateralized

Xoang tĩnh mạch xích-ma nằm lệch

sigmoid sinus

ngoài


Myringoplasty

Tạo hình màng nhĩ

Myringotomy/Tympanostomy

Thủ thuật rạch màng nhĩ

Neurofibroma

U sợi thần kinh

Otosclerosis

Bệnh xốp xơ tai

Otoscopic examination

Soi tai

Paraganglioma

U cận hạch

Persistent stapedial artery

Tồn tại động mạch bàn đạp

Posterior epitympanotomy


(Phẫu thuật) Mở thượng nhĩ lối sau


ix

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Posterior tympanotomy

(Phẫu thuật) Mở hòm nhĩ lối sau

Primitive jugular bulb

Hành tĩnh mạch cảnh nguyên thủy

Pulsatile tinnitus

Ù tai theo nhịp mạch

Retrolabyrinthine approach

Đường vào sau mê đạo

Schwannomas

U tế bào Schwann

Sensorineural hearing loss


Điếc thần kinh giác quan

Stapedectomy

Phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp

Superior semicircular canal dehiscence

Hội chứng hở ống bán khuyên trên

syndrome
Tegmen mastoideum

Mái chũm

Tegmen tympani

Mái hòm nhĩ, trần hòm nhĩ

Translabyrinthine procedures

Phẫu thuật xuyên mê đạo

Tympanic annulus/ bony annulus

Vòng nhĩ

Vertical segment (of petrous internal


Đoạn đứng (của động mạch cảnh

carotid artery)

trong đoạn trong xương đá)

Vidian artery/artery of the pterygoid

Động mạch ống chân bướm

canal


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các biến thể mạch máu thường gặp vùng xương thái dương ........ 15
Bảng 3.1. Kích thước đoạn ngang ĐMCTXĐ trên mẫu xác.......................... 64
Bảng 3.2. Kích thước các đoạn của ống ĐMC trên chụp CLVT ................... 65
Bảng 3.3. So sánh các kích thước ống ĐMC theo giới trên chụp CLVT ....... 66
Bảng 3.4. Góc giữa phần đứng và phần ngang của ĐMCTXĐ ..................... 67
Bảng 3.5. Góc giữa phần ngang ĐMCTXĐ và mặt phẳng trán trên mẫu xác 67
Bảng 3.6. Góc giữa phần ngang ĐMCTXĐ và mặt phẳng trán trên chụp CLVT
..................................................................................................... 68
Bảng 3.7. Khoảng cách từ chỗ ĐMCTXĐ thoát ra khỏi đỉnh xương đá đến
đường giữa trên mẫu xác .............................................................. 69
Bảng 3.8. Khoảng cách từ chỗ ĐMCTXĐ thoát ra khỏi đỉnh xương đá đến
đường giữa trên hình chụp CLVT ................................................. 70
Bảng 3.9. Khoảng cảnh-ốc tai....................................................................... 70
Bảng 3.10. So sánh khoảng cảnh-ốc tai theo giới ......................................... 73

Bảng 3.11. Tỉ lệ hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa trên mẫu xác.................... 74
Bảng 3.12. Chiều dài đoạn hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa trên mẫu xác ... 75
Bảng 3.13. Tỉ lệ hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa trên chụp CLVT .............. 75
Bảng 3.14. Hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa hai bên trên chụp CLVT ......... 75
Bảng 3.15. Hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa một bên trên chụp CLVT ........ 75
Bảng 3.16. Chiều dài đoạn hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa trên chụp CLVT
..................................................................................................... 76
Bảng 3.17. Tỉ lệ hở ống ĐMC về phía tai giữa chung và hai bên trên chụp CLVT
..................................................................................................... 76
Bảng 3.18. So sánh tỉ lệ hở ống ĐMC về phía tai giữa bên phải và trái trên
CLVT ........................................................................................... 77


xi

Bảng 3.19. Phân bố theo giới của hở ống ĐMC về phía tai giữa trên chụp CLVT
..................................................................................................... 77
Bảng 3.20. Độ dài đoạn hở ống ĐMC về phía tai giữa trên chụp CLVT ....... 78
Bảng 3.21. Độ dày vách xương ống ĐMC tiếp xúc với tai giữa trên mẫu xác
..................................................................................................... 78
Bảng 3.22. Độ dày vách xương ống ĐMC tiếp xúc với tai giữa trên chụp CLVT
..................................................................................................... 79
Bảng 3.23. Tỉ lệ ĐMCT nằm lệch ngoài trên chụp CLVT ............................ 80
Bảng 3.24. Tỉ lệ ĐMCT nằm lệch ngoài theo giới trên chụp CLVT ............. 81
Bảng 3.25. Liên quan giữa hở ống ĐMC và ĐMCT nằm lệch ngoài ............ 82
Bảng 3.26. So sánh độ dày vách xương ống ĐMC tiếp xúc với tai giữa giữa
nhóm có và không có ĐMCT nằm lệch ngoài ............................... 82
Bảng 3.27. So sánh góc giữa phần đứng-phần ngang ĐMCTXĐ giữa nhóm
không và có ĐMCTXĐ nằm lệch ngoài ........................................ 82
Bảng 3.28. Tỉ lệ hành tĩnh mạch cảnh nằm cao ............................................ 83

Bảng 3.29. Tỉ lệ hành tĩnh mạch cảnh nằm cao theo giới.............................. 84
Bảng 3.30. Tỉ lệ hở hành tĩnh mạch cảnh nằm cao theo giới......................... 85
Bảng 3.31. Tỉ lệ túi thừa hành tĩnh mạch cảnh theo giới của nhóm có hành tĩnh
mạch cảnh nằm cao ...................................................................... 86
Bảng 3.32. Kích thước xoang tĩnh mạch xích-ma hai bên trên mẫu xác........ 87
Bảng 3.33. Kích thước xoang tĩnh mạch xích-ma hai bên trên chụp CLVT .. 88
Bảng 3.34. So sánh kích thước XTMXM giữa nam và nữ trên chụp CLVT.. 89
Bảng 3.35. Liên quan giữa kích thước XTMXM và HTMC nằm cao. .......... 89
Bảng 3.36. Phân loại XTMXM theo Ichijo trên mẫu xác .............................. 90
Bảng 3.37. Phân loại XTMXM theo Ichijo trên chụp CLVT ........................ 90
Bảng 3.38. Phân loại XTMXM theo Dong-Il Sun......................................... 91


xii

Bảng 3.39. Tương quan giữa 2 kiểu phân loại XTMXM Ichijo và Dong-Il Sun
..................................................................................................... 91
Bảng 3.40. So sánh độ sâu giữa các loại XTMXM theo Dong-Il Sun ........... 92
Bảng 3.41. Liên quan giữa loại XTMXM theo Dong-Il Sun và hành tĩnh mạch
cảnh nằm cao ................................................................................ 93
Bảng 4.1. So sánh các kích thước ĐMCTXĐ với các tác giả khác ............... 96
Bảng 4.2. So sánh các kích thước ĐMCTXĐ trên chụp CLVT với tác giả
Villavicencio ................................................................................ 98
Bảng 4.3. So sánh góc giữa phần đứng và phần ngang ĐMCTXĐ với các tác
giả khác ...................................................................................... 100
Bảng 4.4. So sánh KCOT với các tác giả khác ........................................... 103
Bảng 4.5. So sánh tỉ lệ hở ĐMCT-ốc tai với các tác giả khác. .................... 106
Bảng 4.6. So sánh hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa trên mẫu xác với các tác
giả khác ...................................................................................... 108
Bảng 4.7. Một số đặc điểm phân biệt ĐMCT lạc chỗ trên khám tai ............ 117

Bảng 4.8. Liên quan giữa hành tĩnh mạch cảnh nằm cao và hở ống ĐMC vào
tai giữa........................................................................................ 126
Bảng 4.9. So sánh kích thước XTMXM mỗi bên với tác giả Dai PD .......... 130
Bảng 4.10. So sánh kích thước XTMXM theo giới với tác giả Dai PD ....... 131
Bảng 4.11. So sánh kích thước XTMXM giữa nhóm không và có hành tĩnh
mạch cảnh nằm cao với tác giả Dai PD....................................... 132
Bảng 4.12. So sánh phân loại XTMXM theo Ichijo với Sirikci A và Sun DI
................................................................................................... 133
Bảng 4.13. So sánh cách phân loại XTMXM kiểu mới với tác giả Sun DI . 135


xiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa các góc bên phải ........................................... 68
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa các góc bên trái ............................................. 69
Biểu đồ 3.3. Đánh giá KCOT theo tuổi, bên phải ......................................... 71
Biểu đồ 3.4. Đánh giá KCOT theo tuổi, bên trái ........................................... 72
Biểu đồ 3.5. Tương quan độ sâu XTMXM và phân loại Dong-Il Sun ........... 92


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các phần của xương thái dương (nhìn ngoài) ........................ 4
Hình 1.2. Các phần của xương thái dương (nhìn dưới) ................................... 5
Hình 1.3. Phân đoạn và các nhánh của động mạch cảnh trong ........................ 9
Hình 1.4. Sơ đồ hành tĩnh mạch cảnh ........................................................... 11
Hình 1.5. Xoang tĩnh mạch xích-ma trên thiết đồ ngang............................... 13
Hình 1.6. Xoang tĩnh mạch xích-ma trên thiết đồ đứng dọc.......................... 14

Hình 1.7. Động mạch cảnh trong nằm lệch ngoài ......................................... 17
Hình 1.8. Động mạch cảnh trong nằm lệch ngoài ......................................... 17
Hình 1.9. Hình sơ đồ ĐMCTXĐ bình thường (a) và nằm lệch ngoài (b) ...... 18
Hình 1.10. Hình minh họa hở động mạch cảnh trong-ốc tai .......................... 20
Hình 1.11. Sơ đồ hình thành động mạch cảnh trong lạc chỗ. ........................ 23
Hình 1.12. Động mạch cảnh trong lạc chỗ .................................................... 24
Hình 1.13. Động mạch cảnh trong lạc chỗ .................................................... 24
Hình 1.14. Động mạch cảnh trong lạc chỗ .................................................... 25
Hình 1.15. Động mạch cảnh trong lạc chỗ .................................................... 25
Hình 1.16. Hành tĩnh mạch cảnh nằm cao và hở........................................... 27
Hình 1.17. Hành tĩnh mạch cảnh nằm cao và hở........................................... 28
Hình 1.18. Túi thừa hành tĩnh mạch cảnh. .................................................... 29
Hình 1.19. Túi thừa hành tĩnh mạch cảnh hở vào ống tai trong..................... 29
Hình 1.20. Túi thừa hành tĩnh mạch cảnh hở vào cống tiền đình. ................. 30
Hình 1.21. Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Ichijo H. ...................... 31
Hình 1.22. Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Dong-Il Sun ................ 32
Hình 2.1. Hình minh họa hở ống ĐMC vào hố sọ giữa trên mẫu xác. ........... 40
Hình 2.2. Hình minh họa không hở và hở ống ĐMC về phía hố sọ giữa trên
hình chụp CLVT. ........................................................................ 40


xv

Hình 2.3. Hình minh họa cách đo chiều dài đoạn đứng ĐMCTXĐ trên chụp
CLVT. ........................................................................................ 41
Hình 2.4. Hình minh họa cách đo chiều dài đoạn ngang ĐMCTXĐ. ............ 42
Hình 2.5. Hình minh họa cách đo đường kính đoạn đứng ĐMCTXĐ trên chụp
CLVT. ........................................................................................ 43
Hình 2.6. Hình minh họa cách đo đường kính đoạn ngang ĐMCTXĐ. ........ 44
Hình 2.7. Hình minh họa cách đo góc giữa đoạn đứng và đoạn ngang

ĐMCTXĐ. ................................................................................. 44
Hình 2.8. Hình minh họa đo góc giữa ĐMCTXĐ và mặt phẳng trán trên mẫu
xác ướp. ...................................................................................... 45
Hình 2.9. Cách đo góc α giữa phần ngang ống động mạch cảnh và mặt phẳng
trán trên chụp CLVT................................................................... 46
Hình 2.10. Hình minh họa cách đo khoảng cách từ chỗ động mạch cảnh trong
thoát ra khỏi đỉnh xương đá đến đường giữa. .............................. 47
Hình 2.11. Hình minh họa không hở ống ĐMC với tai giữa trên chụp CLVT.
................................................................................................... 47
Hình 2.12. Hình minh họa hở ống ĐMC vào tai giữa trên chụp CLVT......... 48
Hình 2.13. Hình minh họa cách đo độ dày nhỏ nhất của thành ống động mạch
cảnh tiếp xúc với tai giữa. ........................................................... 49
Hình 2.14. Hình minh họa động mạch cảnh trong nằm lệch ngoài. ............... 49
Hình 2.15. Hình minh họa cách đo khoảng cảnh-ốc tai................................. 50
Hình 2.16. Động mạch cảnh trong lạc chỗ . .................................................. 51
Hình 2.17. Hình minh họa có động mạch ống chân bướm. ........................... 51
Hình 2.18. Hình minh họa hành tĩnh mạch cảnh nằm cao. ............................ 52
Hình 2.19. Hình minh họa hành tĩnh mạch cảnh hở vào tai giữa................... 52
Hình 2.20. Hình minh họa túi thừa hành tĩnh mạch cảnh. ............................. 53
Hình 2.21. Hình minh họa cách đo xoang tĩnh mạch xích-ma trên mẫu xác


xvi

ướp. ............................................................................................ 54
Hình 2.22. Hình minh họa cách đo xoang tĩnh mạch xích-ma trên hình chụp
CLVT. ........................................................................................ 54
Hình 2.23. Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Ichijo H. ...................... 55
Hình 2.24. Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Dong-Il Sun. ............... 55
Hình 2.25. Máy mài xương sử dụng trong nghiên cứu. ................................. 57

Hình 2.26. Bộ dụng cụ phẫu tích và đất sét đúc khuôn. ................................ 57
Hình 2.27. Các thước đo sử dụng trong nghiên cứu. ..................................... 58
Hình 4.1. Góc tạo bởi đoạn ngang của ĐMCTXĐ hai bên trong nghiên cứu
của tác giả Takegoshi ............................................................... 101
Hình 4.2. Hình minh họa cách đo KCOT của tác giả Hassanein ................. 104
Hình 4.3. So sánh trị số KCOT đo được trên ba mặt phẳng. ....................... 104
Hình 4.4. Sơ đồ ĐM ống chân bướm với các thông nối chính. ................... 119
Hình 4.5. Túi thừa hành tĩnh mạch cảnh trên mặt phẳng trục...................... 128
Hình 4.6. Túi thừa hành tĩnh mạch cảnh trên mặt phẳng trán...................... 128


1

MỞ ĐẦU
Xương thái dương, đặc biệt là phần đá, có giải phẫu phức tạp, liên quan
với nhiều cấu trúc thần kinh, mạch máu và các cấu trúc tai giữa, tai trong . Ba
cấu trúc mạch máu quan trọng ở phần đá xương thái dương là động mạch cảnh
trong, hành tĩnh mạch cảnh và xoang tĩnh mạch xích-ma. Đây là các cấu trúc
mạch máu lớn, cung cấp và dẫn lưu máu cho não bộ, vùng nội sọ. Biến thể của
các cấu trúc này hiếm gặp và khi có thì phần lớn các trường hợp không biểu
hiện triệu chứng lâm sàng. Những trường hợp có biểu hiện lâm sàng thì các
triệu chứng, dấu hiệu lại trùng lắp với các bệnh lí khác thường gặp hơn, khiến
cho các biến thể này ít được nghĩ tới để tầm soát và phát hiện hơn. Vì vậy có
thể dẫn đến một số hệ quả cả về mặt chẩn đoán lẫn điều trị, trong đó có những
trường hợp gây ra biến chứng đặc biệt nghiêm trọng. Biến thể khuyết vách
xương của ống động mạch cảnh khiến động mạch cảnh trong đoạn trong xương
đá bị bộc lộ trực tiếp vào tai giữa hay hố sọ giữa nội sọ, vừa có thể gây ra các
triệu chứng về tai như ù tai theo nhịp mạch, vừa có thể khiến động mạch dễ bị
tổn thương trong quá trình phẫu thuật hay can thiệp vào hòm nhĩ [44], [52],
[69]. Sivrice ME năm 2017 cũng đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát mối liên

quan giữa hở ống động mạch cảnh vào tai giữa với triệu chứng ù tai theo nhịp
mạch [98]. Khi hành tĩnh mạch cảnh nằm cao hơn vị trí bình thường, có túi
thừa, hay bị khuyết vách xương che phủ, vừa có thể bị nhầm với một khối u
trong tai giữa để chỉ định sinh thiết, vừa có thể chắn đường vào của một số phẫu
thuật vùng tai và hố sau [15], [16], [17], [28], [45]. Hofmann VM năm 2017 đã
báo cáo một trường hợp bé trai bị chảy máu ồ ạt khi đang tiến hành thủ thuật
rạch màng nhĩ do chạm phải hành cảnh nằm cao và hở [45]. Hình thái giải phẫu
của xoang tĩnh mạch xích-ma cũng ảnh hưởng đến một số phẫu thuật tai, thần
kinh mà hậu quả là nguy cơ dẫn đến biến chứng chảy máu trong mổ hoặc nhiễm
trùng, thuyên tắc xoang tĩnh mạch nội sọ [35], [86], [108], [118]. Mehall CJ đã


2

báo cáo trường hợp xoang tĩnh mạch xích-ma nằm lệch ngoài có triệu chứng ù
tai theo nhịp mạch trong khi Gangopadhyay K báo cáo về trường hợp xoang
tĩnh mạch xích-ma nằm lệch ra hướng trước-ngoài quá nhiều gây cản trở đường
vào khi thực hiện tạo hình màng nhĩ [35]. Các cấu trúc mạch máu này còn có
thể có mối liên quan với nhau và với các yếu tố khác. Ngoài ra, bản thân các
cấu trúc mạch máu này, nhất là các cấu trúc tĩnh mạch, cũng có sự khác nhau
đáng kể giữa các cá thể và ngay cả giữa hai bên trên cùng một cá thể. Ngày
nay, với các tiến bộ kĩ thuật trong y khoa, hình ảnh học đã trở thành một phương
tiện tốt bên cạnh phẫu tích để khảo sát về giải phẫu. Ở vùng xương thái dương,
chụp cắt lớp vi tính là phương tiện khảo sát hình ảnh được lựa chọn để thực
hiện, cho phép đánh giá chi tiết giải phẫu vùng xương thái dương, tầm soát các
biến thể của mạch máu, của các cấu trúc tai giữa, tai trong cũng như khảo sát
các tương quan giải phẫu giữa các mạch máu với các cấu trúc thần kinh, thính
giác lân cận.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về giải phẫu, biến thể các mạch máu
ở vùng xương đá xương thái dương cũng như các nguy cơ hoặc liên quan bệnh

học của chúng. Ngoài ý nghĩa về mặt bệnh học và liên quan đến một số phương
pháp phẫu thuật thì các kích thước của động mạch cảnh trong đoạn trong xương
đá, khoảng cách từ động mạch cảnh trong đến ốc tai hay độ dày thành ống động
mạch cảnh tiếp xúc với tai giữa, các dạng hình thái của xoang tĩnh mạch xíchma… giữa các tác giả cũng có một số khác biệt. Hơn nữa, tỉ lệ xuất hiện các
biến thể của động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá và hành tĩnh mạch
cảnh được báo cáo cũng có sự chênh lệch nhiều. Ở Việt Nam, các tác giả Lê
Văn Cường, Nguyễn Văn Trắng đã có các nghiên cứu về giải phẫu và các dị
dạng mạch máu trong đó có động mạch cảnh trong, tuy nhiên, các tác giả đi sâu
vào phân đoạn nội sọ hơn là đoạn trong xương đá. Do đó, để tìm hiểu sâu hơn
về giải phẫu và biến thể của ba cấu trúc mạch máu quan trọng này, chúng tôi


3

đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải phẫu động mạch cảnh trong, hành tĩnh
mạch cảnh và xoang tĩnh mạch xích-ma vùng xương thái dương”, thực hiện
trên mẫu xác ướp và mẫu hình chụp cắt lớp vi tính, nhằm giải đáp các câu hỏi:
1. Các kích thước giải phẫu của động mạch cảnh trong đoạn trong xương
đá, khoảng cảnh-ốc tai ở người Việt Nam là bao nhiêu? Có sự khác biệt
với kết quả các nghiên cứu khác trên thế giới hay không?
2. Tỉ lệ xuất hiện các biến thể của động mạch cảnh trong đoạn trong
xương đá, hành tĩnh mạch cảnh, tỉ lệ các dạng hình thái xoang tĩnh
mạch xích-ma ở người Việt Nam có khác biệt gì so với các nghiên cứu
của thế giới hay không?
3. Có mối liên quan nào giữa các biến thể này với nhau không?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định các kích thước của động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá,
khoảng cảnh – ốc tai, xác định tỉ lệ một số biến thể của động mạch cảnh
trong đoạn trong xương đá, mối liên quan giữa các biến thể này.

2. Xác định tỉ lệ một số biến thể của hành tĩnh mạch cảnh, mối liên quan giữa
các biến thể này với nhau và với biến thể của động mạch cảnh trong đoạn
trong xương đá.
3. Xác định các kích thước của xoang tĩnh mạch xích-ma, tỉ lệ các dạng xoang
tĩnh mạch xích-ma theo bảng phân loại cũ và mới, mối tương quan giữa hai
bảng phân loại này.


4

1. CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu xương thái dương
Xương thái dương là xương đôi: một phần ở bên vòm sọ, một phần ở nền
sọ. Xương thái dương gồm ba phần: phần trai, phần đá và phần nhĩ [7].

Hình 1.1. Sơ đồ các phần của xương thái dương (nhìn ngoài)
“Nguồn: Jones O (2018)” [49]
Phần trai xương thái dương là một phần thành bên của hộp sọ, tiếp
khớp ở phía trên với xương đỉnh, ở phía trước với xương bướm và ở phía sau
với xương chẩm.
Phần đá xương thái dương có dạng một hình tháp không đều, nền khớp
với phần trai và phần nhĩ tạo thành vách ngoài sọ não và mỏm chũm, mỏm này
có dạng nhô hình chũm cau với đỉnh ở phía trước dưới. Mặt ngoài sọ có một
đường nối giữa phần đá và phần trai xương thái dương gọi là khe đá trai. Ở phía


5

sau trong mỏm chũm có khuyết chũm để cơ hai thân bám và có rãnh động mạch

chẩm. Ở trên có lỗ chũm để tĩnh mạch đi qua. Ở mặt trong sọ có rãnh xoang
tĩnh mạch xích-ma để xoang tĩnh mạch xích-ma nằm.

Hình 1.2. Các phần của xương thái dương (nhìn dưới)
“Nguồn: Schünke M (2009)” [92]
Phần đá nằm ngang hướng vào trung tâm nền sọ, gồm hai bờ trên và sau
(còn bờ thứ ba là bờ trước không rõ ràng), và ba mặt: trước, sau và dưới.
Bờ trên phần đá là rãnh xoang tĩnh mạch đá trên, đi từ đỉnh xương đá tới
xoang tĩnh mạch xích-ma. Nó là chỗ dính của lều tiểu não.
Bờ sau phần đá đi từ đỉnh xương đá tới khuyết tĩnh mạch cảnh có rãnh


6

xoang tĩnh mạch đá dưới. Khuyết tĩnh mạch cảnh là bờ sau lỗ tĩnh mạch. Lỗ
tĩnh mạch cảnh được chia làm hai phần bởi mỏm trong tĩnh mạch cảnh. Phần
bờ sau dính với xương chẩm gọi là bờ chẩm.
Mặt trước phần đá nằm phía trong sọ, được ngăn cách với mặt sau phần
đá bởi bờ trên phần đá. Mặt này hình bầu dục, nghiêng về phía trước, gồm các
thành phần sau:
- Trần hòm nhĩ: chỗ này xương rất mỏng
- Lồi cung: là chỗ lồi tương ứng với vị trí ống bán khuyên trước. Người ta
thấy lồi cung rõ nhất ở xương trẻ em.
- Vết ấn dây thần kinh sinh ba: nằm gần phần đỉnh xương đá, chứa hạch
thần kinh sinh ba.
- Hai rãnh thần kinh đá lớn và đá nhỏ chạy tiếp theo hai lỗ nhỏ được đậy
bởi mảnh xương mỏng, hai lỗ đó là:
* Lỗ lớn ở phía trong là lỗ ống dây thần kinh đá lớn.
* Lỗ bé hơn ở phía sau ngoài là lỗ thần kinh đá bé.
Mặt sau phần đá gồm có:

- Lỗ ống tai trong thông vào ống tai trong. Ở bên ngoài lỗ ống tai trong có
một lỗ hẹp gọi là lỗ ngoài cống tiền đình. Từ lỗ đó có ống dẫn tới tiền đình tai
trong. Ống đó là cống tiền đình. Lỗ ngoài cống tiền đình nằm trong hố dưới
cung.
- Rãnh xoang tĩnh mạch đá trên nằm ở bờ trên phần đá đã tả ở trên.
Mặt dưới phần đá ở khu ngoài có mỏm trâm, sau mỏm trâm có lỗ trâm
chũm để thần kinh mặt chui ra. Mỏm bọc bao bọc mỏm trâm. Ở khe giữa có hố
tĩnh mạch cảnh. Lỗ ốc tai thông với ngoại dịch của tai trong qua cống ốc tai.
Lỗ động mạch cảnh thông với ống động mạch cảnh ở trong xương đá.
Phần nhĩ xương thái dương có hình tứ giác, phía trên lõm. Phía trước


7

và dưới phẳng tạo nên thành trước của ống tai ngoài, một phần thành sau ngăn
cách với mỏm chũm bởi khe nhĩ chũm. Ở xương người lớn có khe nhĩ trai và
khe đá nhĩ nằm giữa trần hòm nhĩ và phần nhĩ xương thái dương. Phần nhĩ có
hai mặt và bốn bờ. Hai mặt là mặt trước dưới và mặt sau trên. Bốn bờ là bờ
ngoài, bờ trên, bờ dưới và bờ trong.
1.2. Giải phẫu mạch máu vùng xương thái dương
Ba cấu trúc mạch máu lớn quan trọng ở vùng xương thái dương là động
mạch cảnh trong đoạn trong xương đá, hành tĩnh mạch cảnh và xoang tĩnh mạch
xích-ma.
1.2.1. Động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá
Động mạch cảnh trong cùng với động mạch cảnh ngoài là hai nhánh tận
của động mạch cảnh chung. Động mạch cảnh trong bắt đầu từ bờ trên sụn giáp,
các tác giả Lê Văn Cường, Nguyễn Quang Quyền mô tả ĐMCT chia làm ba
đoạn: đoạn ngoài sọ đi lên trên trong khoang hàm hầu vùng cổ, đến lỗ động
mạch cảnh ở mặt dưới xương đá chuyển thành đoạn trong xương đá đi trong
ống động mạch cảnh trong xương đá, và thoát ra khỏi đỉnh xương đá để thành

đoạn trong sọ đi trong xoang hang trước khi tận hết ở mỏm yên trước bằng
cách chia thành các ngành cùng để cấp máu cho não [1], [4]. Tác giả Võ Văn
Hải và Phan Bảo Khánh mô tả đường đi ĐMCT từ sau khoang hàm hầu chia
làm ba đoạn: đoạn trong xương đá đi trong ống động mạch cảnh, đoạn trong
xoang hang và đoạn não trước khi cho các nhánh tận [2].
Cách phân đoạn ĐMCT cũng có nhiều bàn cãi và nhiều hệ thống phân
chia khác nhau. Bảng phân đoạn đầu tiên của Fisher năm 1938 chia ĐMCT
thành năm đoạn dựa trên hình chụp mạch, tuy nhiên nhiều đoạn được đặt tên
ngược với chiều lưu thông máu và cũng không nêu được đặc trưng về vị trí giải
phẫu hay ứng dụng trong phẫu thuật. Một số các tác giả khác phát triển các hệ
thống phân đoạn ĐMCT khác tùy theo mục đích ứng dụng lâm sàng. Chẳng


×