Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

phân tích tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.09 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
...............................................................................................................................2
1.1. Mở đầu......................................................................................................2
1.2. Hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng.............................................3
1.3. Các phương pháp kỹ thuật trong phân tích kinh tế...................................6
1.4. Tổ chức phân tích...................................................................................13
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH..........................................................17
2.1. Lập hoàn thành 2 bảng theo yêu cầu.......................................................17
2.2. Phân tích chi tiết nội dung bảng số 1......................................................18
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................30
3.1. Kết luận về biến động kinh tế:................................................................30
3.2. Kết luận chung về nguyên nhân chính khách quan................................31
3.3. Kết luận chung về nguyên nhân chính chủ quan....................................32
3.4. Kết luận chung về biện pháp...................................................................34
LỜI KẾT............................................................................................................36


LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay, rất nhiều các công ty, doanh
nghiệp được thành lập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt trên thị trường.
Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì việc kinh doanh của
doanh nghiệp phải có hiệu quả, nhà lãnh đạo cần phải đưa ra quyết định phương
hướng hoạt động đúng đắn. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần thông qua
quá trình phân tích, nghiên cứu, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên số
liệu của kế toán tài chính. Do vậy công tác phân tích là không thể thiếu trong mỗi
doanh nghiệp.
Môn học phân tích hoạt động kinh tế là tài liệu hữu ích đối với các nhà quản
lý, doanh nghiệp và sinh viên, cũng như những ai quan tâm. Qua phân tích mới khai
thác hết những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát triển; thấy được những


nguyên nhân, nguồn gốc các vấn đề phát sinh và các giải pháp có thể cải tiến quản
lý và đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển hơn nữa đồng thời đem lại lợi
nhuận.
Nhận thức rõ được điều này, khi tiến hành nghiên cứu môn học em đã tích
cực tìm tòi những tài liệu kết hợp với những kiến thức thực tế, và với sự giúp đỡ
nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Kim Loan, em đã hoàn thành được bài tiểu luận của
môn học này. Nội dung của bài tiểu luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế.
Chương 2: Nội dung phân tích.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị.
Mặc dù em đã cố gắng trong quá trình làm bài tiểu luận, song không tránh
khỏi những khiếm khuyết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo,
cô giáo góp phần làm cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1.1.

MỞ ĐẦU

1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế:
Phân tích là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinh
doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối
chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động và phát triển
của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế là các quá trình và kết quả
sản xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với các
nhân tố ảnh hưởng.
1.1.3. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế:
Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận
thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt
động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước.
1.1.4. Mục đích phân tích:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước…
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác
định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp tới
mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh,
khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
2


1.1.5. Nguyên tắc phân tích:
- Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới đi sâu
phân tích từng nhân tố.
- Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế, có như vậy
mới thấy được xu hướng phát triển và tính quy luật của nó.
- Phân tích phải thực hiện trong mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng kinh
tế, có như vậy mới thấy rõ được nguyên nhân phát triển của hiện tượng.
- Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các mục đích
phân tích.
- Phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của hiện tượng kinh tế đã xem xét,

mối quan hệ nội tại của hiện tượng kinh tế đó. Thấy được bản chất của sự vận động
và phát triển kinh tế.
1.1.6. Nội dung phân tích
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu, doanh thu, giá thành lợi nhuận.
- Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về
điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vật tư, tiền vốn,
đất đai, …
1.2.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu trong phân tích
Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các chỉ tiêu có liên quan cùng đáp ứng mục đích
nghiên cứu nào đó đối với hiện tượng nghiên cứu.
1.2.1.1. Khái niệm chỉ tiêu:
Chỉ tiêu là tiêu thức phản ánh nội dung, phạm vi của kết quả kinh doanh, hiện
tượng kinh tế cụ thể.
1.2.1.2. Phân loại chỉ tiêu:
a. Theo nội dung kinh tế:
- Chỉ tiêu biểu hiện kết quả( Doanh thu, lợi nhuận, giá thành)

3


- Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện ( lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn,
vật tư...)
b. Theo tính chất của chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu khối lượng (số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hay điều
kiện kinh doanh nh ư tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển, tổng số lao động, tổng

số vốn...
- Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay hiệu
suất kinh doanh. VD: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thành sản
phẩm.
c. Theo phương pháp tính toán:
- Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá qui mô sản xuất và kết quả kinh
doanh tại thời gian và không gian cụ thể
- Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các
bộ phận(cơ cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu
- Chỉ tiêu bình quân: nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên
cứu
d. Theo cách biểu hiện:
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật:chỉ tiêu có đơn vị tính phù hợp với đặc
điểm vật lý
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị: là chỉ tiêu có đơn vị tính là tiền tệ
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian: là chỉ tiêu có đơn vị tính là thời gian
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng trong phân tích
1.2.2.1. Khái niệm:
Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố bên trong của các hiện tượng và quá trình
mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức
độ xác định của chỉ tiêu phân tích.
Hoặc nhân tố là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà có
thể tính toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng.
4


1.2.2.2. Phân loại:
a. Căn cứ theo nội dung kinh tế: Phân làm 2 loại
- Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh : là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như số lượng lao động, máy móc

thiết bị, vật tư , tiền vốn...
- Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu
cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp như giá cả các yếu tố đầu vào, khối lượng hàng hóa sản xuất, tiêu
thụ...
b. Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố:
- Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độ bao
nhiêu, phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, vật tư,
tiền vốn, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu...
- Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như một tất yếu ngoài
sự chi phối của bản thân doanh nghiệp: giá cả thị trường, thuế suất...
c. Căn cứ theo tính chất của nhân tố:
- Nhân tố số lượng: phản ánh qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh
- Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh
d. Căn cứ theo xu hướng tác động:
- Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng quy mô kết quả sản xuất
kinh doanh.
- Nhân tố tiêu cực: là nhân tố phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết
quả kinh doanh( giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh).

5


1.3.

CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ

1.3.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí
và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp

so sánh sau:
- So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
- So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của
hiện tượng.
- So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc
hậu giữa các đơn vị.
- So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu.
Chú ý: khi so sánh phải đảm bảo nguyên tắc so sánh được
1.3.1.1. So sánh bằng số tuyệt đối
Cho biết qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt
giữa 2 kỳ.
Mức biến động tuyệt đối (chênh lệch tuyệt đối) : y = y1- y0
1.3.1.2. So sánh bằng số tương đối
Cho ta thấy xu hướng biến động , tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức
độ phổ biến của hiện tượng.
a. Số tương đối kế hoạch
+ Số tương đối kế hoạch dạng đơn giản
kht = (y1/ ykh).100 (%)
Trong đó: y1, ykh: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ kế hoạch.
+ Số tương đối kế hoạch dạng liên hệ
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch : khi tính cần liên hệ với một chỉ tiêu nào đó có liên
quan.
6


Tỷ lệ HTKH

=

Hệ số tính chuyển =

(chỉ số của chỉ tiêu liên hệ)
+ Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp
Mức biến động tương đối của chỉ tiêu n/c =

y1

-

ykh x hệ số tính chuyển

b. Số tương đối động thái
Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời
gian:

t = y 1 / y0

c Số tương đối kết cấu
Để xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể:

d = ybp.100/ ytt (%)

1.3.1.3. So sánh bằng số bình quân
Cho biết mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổng thể,
của ngành. Cho phép đánh giá sự biến động chung về số lượng, chất lượng của các
mặt hoạt động nào đó của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp.
1.3.2. Phương pháp chi tiết
a. Chi tiết theo thời gian
Kết quả kinh doanh là kết quả của một quá trình do nhiều nguyên nhân khách
quan, chủ quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình trong từng đơn vị thời gian
xác định không đồng đều. Vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian giúp cho việc đánh

giá kết quả được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh
doanh.
Tác dụng :
- Xác định thời diểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất.
- Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế từ đó
giúp doanh nghiệp có biện pháp khai thác các tiềm năng, khắc phục được sự mất cân
đối, tính thời vụ thường xẩy ra trong quá trình kinh doanh.
7


Tùy thuộc vào mục đích của phân tích có thể chia hiện tượng và kết quả kinh tế của
năm theo các quý, tháng, tuần, kỳ.....
b. Phương pháp chi tiết theo địa điểm
Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau với những tính
chất và mức độ khác nhau, vì vậy cần phải phân tích chi tiết theo địa điểm.
Tác dụng:
- Xác định những đơn vị, cá nhân tiên tiến hoặc lạc hậu, tìm được những nhân
tố điển hình từ đó rút kinh nghiệm cho các đơn vị khác
- Xác định sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa
các đơn vị hoặc cá nhân.
- Đánh giá tình hình hạch toán kinh doanh nội bộ.
- Giúp cho việc đánh giá đúng đắn kết quả của từng đơn vị thành phần từ đó có
biện pháp khai thác các tiềm năng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn,đất đai...
phù hợp với từng đơn vị trong kinh doanh
c. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của
các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế
từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và
xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.
1.3.3. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

1.3.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan
hệ tích, thương số hoặc kết hợp cả tích số và thương số với chỉ tiêu kinh tế
Có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua thay thế lần lượt và
liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó,
lấy kết quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố nghiên cứu,sẽ xác định
mức độ ảnh hưởng của nhân tố này
8


+ Khái quát
Chỉ tiêu tổng thể: y
Các nhân tố : a,b,c
+ Phương trình kinh tế:

y = abc

Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:

y0 = a0b0c0

Giá trị chỉ tiêu kỳ n/c:

y1 = a1b1c1

+ Xác định đối tượng phân tích : y = y1- y0 = a1b1c1- a0b0c0
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
*) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:
Thay thế lần 1:


ya = a1b0c0

Ảnh hưởng tuyệt đối :  ya = ya - yo = a1b0c0- a0b0c0
Ảnh hưởng tương đối : ya= (ya .100)/y0 (%)
*) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Thay thế lần 2:

yb = a1b1c0

Ảnh hưởng tuyệt đối :  yb = yb - ya = a1b1c0 - a1b0c0
Ảnh hưởng tương đối : yb = (yb .100)/y0 (%)
*) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Thay thế lần 3:

yc = a1b1c1

Ảnh hưởng tuyệt đối :  yc = yc - yb= a1b1c1- a1b1c0
Ảnh hưởng tương đối : yc= (yc .100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
9


ya + yb + yc = y
ya + yb + yc=  = (y.100)/y0 (%)
Lập bảng phân tích
So
ST
T

Chỉ tiêu




Đơ

Kỳ

Kỳ

hiệu

n vị gốc

NC

sánh

MĐAH đến y
Chên
h lệch

%
1

Nhân tố thứ
nhất

Tuyệt

Tương


đối

đối%

a

x

a0

a1

a

a

ya

ya

2

Nhân tố thứ 2

b

x

b0


b1

b

b

yb

yb

3

Nhân tố thứ 3

c

x

c0

c1

c

c

yc

yc


y

x

y0

y1

y

y

-

-

Chỉ tiêu phân
tích

1.3.3.2. Phương pháp số chênh lệch
Về điều kiện vận dụng phương pháp này giống phương pháp thay thế liên
hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực
tiếp dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đó, nhân
với các nhân tố đứng trước ở kỳ nghiên cứu và các nhân tố đứng sau ở kỳ gốc.
Khái quát nội dung của phương pháp :
Chỉ tiêu tổng thể: y
Các nhân tố ảnh hưởng: a,b,c
+ Phương trình kinh tế:


y = abc

Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:

y0 = a0b0c0

Giá trị chỉ tiêu kỳ n/c:

y1 = a1b1c1

+ Xác định đối tượng phân tích : y = y1- y0 = a1b1c1- a0b0c0
10


+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
*) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

 ya = (a1- a0)b0c0

Ảnh hưởng tương đối:

ya= (ya .100)/y0 (%)

*) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

 yb = a1(b1 - b0)c0

Ảnh hưởng tương đối:


yb = (yb .100)/y0 (%)

*) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

 yc = a1b1(c1- c0 )

Ảnh hưởng tương đối:

yc= (yc .100)/y0 (%)

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
ya + yb + yc = y
ya + yb + yc=  =(y.100)/y0 (%)
1.3.3.3. Phương pháp cân đối
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan
hệ tổng đại số. Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu
nghiên cứu chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của
bản thân nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
Khái quát nội dung của phương pháp :
Chỉ tiêu phân tích: y
Các nhân tố ảnh hưởng: a,b,c
+ Phương trình kinh tế:

y=a+b-c
11


Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:


yo = a0 + b0 - c0

Giá trị chỉ tiêu kỳ n/c:

y1 = a1 + b1 - c1

+ Xác định đối tượng phân tích: y = y1- y0 = (a1 + b1 - c1) - (a0 + b0 - c0)
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
*) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

ya = a1- a0

Ảnh hưởng tương đối:

ya = (ya.100)/y0 (%)

*) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

yb = b1- b0

Ảnh hưởng tương đối:

yb = (yb.100)/y0 (%)

*) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:


yc = - (c1- c0 )

Ảnh hưởng tương đối:

yc = (yc.100)/y0 (%)

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
ya+ yb+ yc = y
ya+ yb+ yc =  =(y.100)/y0 (%)
Lập bảng phân tích:

12


Kỳ gốc
stt

Chỉ tiêu

Qui


Tỷ
trọng
(%)

Kỳ n/c
Qui



Tỷ

sánh

chênh
lệch

trọng
(%)

MĐAH

so

(%)

y
(%)

1

Nhân tố thứ 1

a0

da0

a1

da1


a

a

ya

2

Nhân tố thứ 2

b0

db0

b1

db1

b

b

yb

3

Nhân tố thứ 3

c0


dc0

c1

dc1

c

c

yc

y0

100

y1

100

y

y

-

Chỉ tiêu phân
tích


Ngoài các phương pháp trên trong phân tích còn sử dụng một số các phương
pháp khác như: phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan hồi qui , phương pháp
dùng biểu mẫu,sơ đồ, biểu đồ, đồ thị....
1.4.

TỔ CHỨC PHÂN TÍCH

1.4.1. Các loại phân tích:
1) Căn cứ theo thời điểm phân tích:
- Phân tích trước: phân tích trước khi lập dự án kinh doanh nhằm lập các dự án ,các
luận chứng kinh tế, kế hoạch
- Phân tích hiện hành: phân tích đồng thời với sản xuất kinh doanh. nhằm sơ bộ
đánh giá kết quả thực hiện các dự án ,các luận chứng kinh tế, kế hoạch .
- Phân tích sau: phân tích sau khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đánh
giá kết quả thực hiện các dự án ,các luận chứng kinh tế, kế hoạch .
2) Căn cứ theo thời hạn:
- Phân tích hàng ngày: tiến hành phân tích và phân tích sơ bộ kết quả hoạt động kinh
doanh.
13






DMỹ
DEU


Ƞ








×