Tải bản đầy đủ (.ppt) (141 trang)

HÌNH ẢNH học TRONG đột QUỴ CHAU DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.27 MB, 141 trang )

HÌNH ẢNH HỌC TRONG
ĐỘT QUỊ
BS. CAO THIÊN TƯỢNG


Các lãnh thổ phân bố mạch máu

Vachha & Schaefer, Radiol Clin N Am - (2015)


Đm não trước
Đm não giữa
Đm cảnh trong
Đm cột sống
phải

Các nhánh vỏ
của Đm não
giữa
Đm não sau
Đm thân nền
Đm cột sống
trái


Đột quị
• Là sự suy giảm hoặc mất
đột ngột chức năng thần
kinh do vỡ hoặc tắc nghẽn
động mạch não



Bệnh mạch máu não
• Bất thường não do quá trình
bệnh lý trong tuần hoàn hoặc
mạch máu não.


Bệnh mạch máu não
• Dãn/lớn
• Hẹp/tắc
• Vỡ mạch máu


Bệnh mạch máu não
• Hiệu ứng choán chỗ
• Thiếu máu/nhồi máu
• Xuất huyết


Phân loại đột quị
• Đột quị thiếu máu (75-80% “Nhồi máu não”)
– Tắc nghẽn:
• Huyết khối
• Thuyên tắc

– Tuần hoàn trước
• Tắc động mạch cảnh trong liên quan với bán cầu đại
não.

– Tuần hoàn sau

• Phân bố động mạch cột sống-thân nền liên quan với
thân não hoặc tiểu não.


Phân loại đột quị
• Đột quị xuất huyết
– Dưới nhện
• Phình mạch (thường gặp nhất)
• Dị dạng động tĩnh mạch não

– Trong não
• Tăng huyết áp (thường gặp nhất)
• Bệnh mạch máu dạng bột ở người già


Sinh lý bệnh
• Thiếu máu  thiếu hụt các chất chuyển hóa
• Suy yếu kênh Na+/K+ trong tế bào.
• Gây phù độc tế bào: Kéo nước vào khoang nội
bào.
• Hẹp khoang ngoại bào
• Hạn chế khuếch tán nước trong tế bào


Suy bơm Na-K
• Giảm ATP ở mức tế
bàosuy bơm Na-K
khuếch tán thụ động
nước và Na vào tế bào
 phù nội bào (độc tế

bào)
• Nồng độ K ngoại bào
cao gây khử cực
ADP: adenosin diphosphate
Pi: chất ức chế proteinase


Suy bơm Ca
• Khử cực tế bào sau nhồi
máu  giải phóng
glutamate  mở kênh
Ca  Ca vào nội bào
• Nồng độ Ca nội bào cao
 tổn thương ti thể và
vỡ tế bào

ADP: adenosin diphosphate
Pi: chất ức chế proteinase




Định khu nhồi máu não
• Hệ thống màng mềm
– Nhồi máu ác tính: nhồi máu hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn động mạch
não giữa
– Nhồi máu lớn: ít nhất 2/3 phân bố động mạch não giữa
– Nhồi máu hạn chế: 1/3 động mạch não giữa

• Nhồi máu trung tâm bán bầu dục

– Lớn: > 1.5cm
– Nhỏ: < 1.5cm

• Nhồi máu lỗ khuyết
– Cấp : <2cm
– Mạn: <1.5cm

• Nhồi máu vùng giáp ranh


Chọn lựa CT hay MRI trong đánh
giá đột quị cấp?
• Phụ thuộc vào cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên
môn
• Chọn lựa hình ảnh dựa và các yếu tố
– Có sẵn CT/MRI
– Sự ưa thích của BS thần kinh học
– Các yếu tố từ bệnh nhân (ổn định, máy tạo nhịp,
dị ứng thuốc cản quang).


Mục tiêu hình ảnh học đột quị
• Quá khứ
– Loại trừ các bệnh lý giống nhồi máu

• Hiện tại






Mô tả đột quị cấp
Thông tin sinh lý
Nhận diện các vùng nguy cơ nhồi máu
Theo dõi việc điều trị thành công và biến chứng

• Tương lai
– Hình ảnh mảng xơ vữa
– Hình ảnh tính thấm (permeability imaging)
– Hình ảnh khuếch tán theo lực (DTI)


Mục tiêu hình ảnh học đột quị
• Phát hiện xuất huyết
– CT không cản quang
– MRI (FLAIR, GRE, SWI)

• Đánh giá mạch máu
– CTA/MRA

• Xác định độ lớn của lõi nhồi máu
– Hình ảnh CTA nguồn/DWI

• Đánh giá não về nguy cơ và chọn bệnh nhân ly
giải huyết khối
– CT tưới máu/MRI tưới máu


Hình ảnh đột quị
• Đánh giá 4P

– Mạch máu (Pipe): CTA hoặc MRA
– Tưới máu (Perfusion): CTP hoặc MRP
– Nhu mô (Parenchyme): DWI hoặc CTP
– Vùng tranh tối tranh sáng (Penumbra)
• Bất tương hợp (mismatch) khuếch tán-tưới máu
• CTP: bất tương hợp CBV vs. MTT hoặc CBF


Mục tiêu của hình ảnh đột quỵ
Nhu mô

Đánh giá các dấu hiệu sớm của đột quỵ
cấp, loại trừ xuất huyết
Lòng mạch
Đánh giá tuần hoàn ngoài sọ (động
mạch cảnh và cột sống vùng cổ) và
tuần hoàn nội sọ để tìm bằng chứng
huyết khối nội mạch.
Tưới máu
Đánh giá thể tích máu não, dòng máu
não và thời gian chuyển tiếp trung
bình (MTT)
Vùng tranh tối Đánh giá mô có nguy cơ chết nếu thiếu
tranh sáng
máu tiếp tục mà không có tái lập
lòng mạch của huyết khối nội mạch.


Đánh giá nhu mô
• CT và MRI có thể cho thông tin khi khởi phát

– Độ lớn nhồi máu
– Xuất huyết hoặc bệnh lý giống nhồi máu

• Thời gian vàng


Vai trò của CT trong đột quỵ
CT không cản quang
• Có sẵn
• Phát hiện xuất huyết (chống chỉ định ly giải
huyết khối)
• Phát hiện thiếu máu cấp


Đột quị thiếu máu
Đặc điểm
• 80% đột quị là thiếu máu
-Tắc mạch máu lớn do xơ vữa (50%)
-Bệnh mạch máu nhỏ (25%)- nhồi máu lỗ khuyết
-Thuyên tắc do tim (20%)
-Các nguyên nhân không xơ vữa (5%)
• Nhồi máu não có thể do huyết khối hoặc
thuyên tắc


Đột quị thiếu máu
CT
Nhồi máu tối cấp (<12 giờ)
• CT không cản quang có thể bình thường # 60%
• CT bất thường ở 75% bệnh nhân nhồi máu đm não giữa, trong

3 giờ đầu
• Dấu “tăng đậm độ dm não giữa” biểu hiện huyết khối cấp
trong lòng mạch, gặp 25-50% trường hợp tắc đm não giữa cấp
• Xóa mờ nhân bèo gặp ở 50-80% trường hợp tắc đm não giữa
cấp
• Mất dải băng thùy đảo
• Mất phân biệt chất xám-trắng


Đột quị thiếu máu
CT
Nhồi máu cấp
• 12-24 giờ
-Giảm đậm độ hạch nền
-Mất ranh giới chất xám/trắng do phù
-Dấu hiệu “Ruy băng thùy đảo”
-Mất cấu trúc rãnh não bình thường
• 1-7 ngày
-Giảm đậm độ theo vùng phân bố mạch máu (70%) do phù độc
tế bào
-Hiệu ứng choán chỗ
-Chuyển dạng xuất huyết – 2-4 ngày sau (70%)


×