Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TIỂU LUẬN bảo tồn KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 35 trang )

Phần mở đầu
Đầu tiên, em xin gửi lời chào trân trọng đến quý thầy!
Bảo tồn di sản kiến trúc đối với riêng cá nhân em có thể cảm nhận được, đây là một
trong những môn học quan trọng hàng đầu trong chương trình học của chuyên ngành Kiến
trúc công trình. Bởi lẽ, theo cảm nhận riêng em, là một kiến trúc sư việc gìn giữ những giá
trị đã có sẳn và việc sáng tạo ra những giá trị chưa có là hai việc phải làm song song và
đồng thời với nhau. Trên cơ sở việc bảo tồn, người KTS sẽ biết những giá trị thật sự của
những nền văn hóa xưa ở đâu, những giá trị cốt lõi của cọi nguồn nghệ thuật của ta ở đâu.
Để rồi từ đó, những sáng tác mới, những giá trị mới sẽ được sinh ra trên cái nôi của những
tinh hoa nghệ thuật đã có ở nước ta. Để rồi, những bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng cho
một thể loại nghệ thuật nào đó sẽ không phải bị mất đi vì không ai biết kế thừa, mà thay
vào đó, những giá trị nghệ thuật đó sẽ được nhìn nhận và phát huy để nền kiến trúc nước
nhà nói riêng và nền nghệ thuật nói chung sẽ có một bề dầy lịch sử nhất định.
Tuy nhiên, vì một lý do khách quan nào đó buộc chúng ta phải đi theo những khuôn
khổ nhất định của quy luật do ai đó đã tạo ra. Môn học “BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC”,
tụi em được học gói gọn trong 3 tuần, một thời gian khá ngắn cùng một khối lượng kiến
thức khổng lồ với một người thầy tràn đầy nhiệt huyết. Thầy đã gieo vào chúng em những
hạt giống biết yêu thương, biết nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, biết thế nào là kế
thừa và phát huy.

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CÂU 1: NÊU Ý NGHĨA CỦA CÁC CÔNG TRÌNH DI TÍCH ĐỐI VỚI TPHCM ........................................................ 4
1.

Giá trị đối với Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung: ............................................ 4
1.1. Giá trị lịch sử văn hóa: ....................................................................................................................... 4


1.2. Giá trị khoa học: ................................................................................................................................. 4
1.3. Giá trị kiến trúc nghệ thuật: ............................................................................................................... 5
1.4. Giá trị hồi tưởng:................................................................................................................................ 6
1.5. Giá trị phát triển kinh tế:.................................................................................................................... 6
1.6. Giá trị sử dụng tiềm năng: ................................................................................................................. 7
1.7. Giá trị truyền thông:........................................................................................................................... 8
1.8. Giá trị nghệ thuật mới:....................................................................................................................... 8
1.9. Giá trị nghệ thuật tương đối: ............................................................................................................. 8
1.10. Giá trị môi trường: ........................................................................................................................... 9

2.

Giá trị lan tỏa đến với Quốc Tế: ............................................................................................................ 9

CÂU 2: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ, BẢO TỒN, TRÙNG TU MỘT DI TÍCH KIẾN TRÚC .................................... 10
I.

Khái quát quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc: ............................................... 10

1.

Quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích ............................................................................... 10

2.

Sự khác nhau của dự án bảo quản và trùng tu di tích và dự án đầu tư xây dựng thông thường: ..... 11

a.

Phân chia giai đoạn quá trình đầu tư.................................................................................................. 11


b.

Một số tính chất đặc thù;.................................................................................................................... 11

II.

Khảo sát, nghiên cứu hiện trạng di tích kiến trúc cần bảo quản và trùng tu: ..................................... 11

1.

Nghiên cứu nguồn tư liệu lịch sử - thư mục và lưu trữ liên quan: ..................................................... 11

a.

Nguồn tư liệu viết và đồ họa (tư liệu chính thống) ............................................................................ 11

b.

Nguồn tư liệu truyền miệng (tư liệu dân gian) ................................................................................... 12

2.

Nghiên cứu bản chất, tính chất công trình: ........................................................................................ 12

3.

Nghiên cứu khảo cổ học :.................................................................................................................... 12

4.


Nghiên cứu các di tích kiến trúc khác tương đồng: ............................................................................ 12

5.

Cách ghi lại các thông tin: ................................................................................................................... 13

a.

Mô tả và vẽ minh họa: ........................................................................................................................ 13

b.

Chụp ảnh, quay phim: ......................................................................................................................... 13


c.

Đo đạc và vẽ ghi (vẽ kỹ thuật): ............................................................................................................ 13

d.

Làm mô hình: ...................................................................................................................................... 13

III.

Thiết kế bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc: .............................................................................. 14

1.


Lập dự án Bảo quản và trùng tudi tích kiến trúc:................................................................................ 14

2.

Thiết kế kỹ thuật Bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc..................................................................... 15

3.

Trùng tu quần thể các di tích kiến trúc ............................................................................................... 15

CÂU 3: VÍ DỤ MINH HỌA: CÔNG TÁC SỬA CHỮA VÀ BẢO TỒN MẶT NGOÀI CỦA NHÀ THỜ ĐỨC BÀ. ...... 18
I.

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH..................................................................................................................... 18

II.

KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ............................................................................................... 19

1.

Nguồn gốc, xuất xứ vật liệu mặt ngoài: .............................................................................................. 19

2.

Nghiên cứu bản chất, tính chất công trình: ........................................................................................ 19

III.

QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU............................................................................. 20


A.

THIẾT KẾ BẢO TỒN, TRÙNG TU GẠCH XÂY MẶT NGOÀI: .................................................................... 20

1.

Lập dự án: ........................................................................................................................................... 20
a. Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật, vật liệu và tài liệu liên quan
khác: ........................................................................................................................................................ 20
b.

2.

Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc: ......................................................................... 20
Thiết kế kỹ thuật bảo quản và trung tu:.............................................................................................. 22

a.

Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng: .................................................................................................... 22

b.

Tình trạng gạch: .............................................................................................................................. 22

c.

Thuyết minh giải pháp thay thế gạch:............................................................................................. 24

B.


THIẾT KẾ BẢO TỒN TRÙNG TU CHỈ TƯỜNG MẶT NGOÀI: .................................................................. 31

1.

Nguyên nhân hư hỏng: ....................................................................................................................... 31

2.

Dự kiến giải pháp: ............................................................................................................................... 33

PHẦN KẾT LUẬN


PHẦN NỘI DUNG
CÂU 1: NÊU Ý NGHĨA CỦA CÁC CÔNG TRÌNH DI TÍCH ĐỐI VỚI TPHCM
1.
Giá trị đối với Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam
nói chung:
1.1. Giá trị lịch sử văn hóa:
- Là những dẫn chứng cụ thể cho những bài học về văn hóa, và giá trị xưa củ
của Sài Gòn. Với những công trình có bề dầy lịch sữ cùng nhiều chức năng khác
nhau, mang đến cho Sài Gòn một nền văn hóa lớn lao và trù phú. Ví dụ: Bảo tàng
lịch sử: trưng bày về nền văn hóa Chăm Pa, những nét xưa của Sài Gòn, của người
dân.

1.2. Giá trị khoa học:
- Những công trình ở Sài gòn được người pháp xây dựng với những công nghệ
xây dựng tiên tiến, những thành tựu từ những năm 1960, nên sài gòn có một kho
tàng công trình với những giá trị cao về khoa học công nghệ.

- Việc sử dụng những loại vật liệu được vận chuyển từ nước pháp, không bị
rong rêu theo thời gian. Làm cho công trình trở nên có giá trị cao và ít bị hư hại theo
thời gian.
- Khi người pháp xây dựng những công trình ở VN, họ đầu tư nghiên cứu đễ
đưa ra những không gian kiến trúc, những hoa văn họa tiết trên công trình để phù
hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Tất cả những giá trị đó được tích hợp vào công trình để gớp phần làm cho di
tích trở nên tinh xảo và hoàn thiện về giá trị khoa học, là nguồn tài liệu quý thực tế
để nghiên cứu.


Những chi tiết, không gian kiến
trúc và cả vật liệu xây dựng được đầu
tư tìm hiểu rất kỹ.

1.3. Giá trị kiến trúc nghệ thuật:
- Những công trình kiến trúc với những phong cách nghệ thuật phong phú và
đa dạng từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tất cả giao nhau và hòa quyện lại thành
những phong cách kiến trúc đặc trung chỉ riêng ở Sài Gòn mới có.
- Từ những hoa văn họa tiết chạm chổ trên những diềm mái, chỉ tường đến
những hành lang hiên nhà để tránh nắng đón gió. Giá trị ở chổ, nó đã được những
bậc thầy, bậc thợ nghiên cứu chắc lọc và sáng tạo nên và trải qua bao biến cố lịch
sử và nhuốm màu thời gian, nên càng giá trị hơn nữa.
- Từ việc thiết kế đã tinh tường và chắc lọc, thì phần thi công cũng không kém
phần tinh xảo và tỉ mĩ. Đôi bàn tay khéo léo của những thợ xây khi xưa đã cho ta
những giá trị nghệ thuật cao như hiện nay chúng ta có thể thấy.


1.4. Giá trị hồi tưởng:
- Sài gòn từng là hòn ngọc viễn đông của khu vực Đông Nam Á, nơi ghi lại

những dấu ấn của tất cả những giá trị của người dân nơi đây. Không chỉ đơn giản là
những công trình mà còn là những kỹ niệm, những dấu ấn đối với người Sài Gòn.
- Những di tích chứng kiến xiết bao nhiêu sự kiện, là minh chứng cho những
dấu ấn lịch sử gắng liền với những thăng trầm của đất nước. Là nơi người dân hồi
tưởng lại những kỹ niệm thời xưa, để nhắc nhở và truyền miệng nhau rằng: “ tại
đây, chổ công trình này, hòi xưa từng có sự kiện đó đó”…
- Chẳng thể nào quên khoảnh khắc hào hùng Dinh Độc Lập sừng sững hiên
ngang chứng kiến ngọn cờ giải phóng vào những năm tháng ấy, rồi cả bóng dáng cụ
rùa ở Hồ Con Rùa phải oằn mình gánh chịu những trận bom…..

1.5. Giá trị phát triển kinh tế:
- Đây có lẽ là giá trị tạo động lực để bảo tồn các di sản nhất, bởi một điều đơn
giản, khi chúng ta biết cách khai thác những giá trị của di tích để đưa vào sử dụn về
mọi mặt thì việc tạo ra nguồn thu về kinh tế là điều hiển nhiên.
- Hằng năm nguồn lợi kinh tế từ Du Lịch mang lại cho đất nước là khá lớn,
đặc biệt đây là một ngành công nghiệp không khói với giá trị ngoại tệ thu về cho
Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung cực kỳ lớn.
- Chính những nét xưa màu thời gian của những công trình xưa đã làm nên
một sài gòn tráng lệ như ngày nay. Những công trình độc đáo, những không gian
hoài niệm chất chứa bao nhiêu suy tư của bao nhiêu thăng trầm của thế hệ.
- Không quá phô trường bề thế, không quá cao sang lộng lẫy, thế nhưng, những
di tích ở Sài Gòn lại có những nét đẹp riêng mà chỉ ở Sài Gòn mới có, những màu
vàng bụi bụi của thời gian, những màu ngói đỏ, màu gạch đất nung không tô vữa,
màu thăng trầm của thế hệ….
- Vâng tất cả, tất cả những màu sắc đó chỉ duy nhất ở Sài Gòn mới có, và có
lẻ xu hướng của thế giới hiện nay khi thế giới càng hiện đại, thì con người lại càng
muốn tìm về quá khứ, tìm về những hoài niệm xưa,… chính vì thế, mặc dù những


ngành du lịch về những di tích hiện nay có thể chưa được chú trọng, tuy nhiên trong

tương lai gần đây thôi, nó sẽ rất tiềm năng và là thế mạnh cho một ngành du lịch
mới.

1.6. Giá trị sử dụng tiềm năng:
- Những di tích ở TPHCM tương đối nhiều, tuy nhiên việc đưa vào cải tạo,
khai thác và sử dụng còn hạn chế. Những công trình được thiết kế với những không
gian kiến trúc rất chuyên nghiệp và hiện đại, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác và
tận dụng triệt để những không gian đó. Vì vậy, mới có những tình trạng đập phá di
tích để dành đất xây dựng mới những công trình. Có lẻ, chúng ta chưa biết cách để
khai thác tối đa tìm năng từ những công trình đó, từ những không gian kiến trúc hợp
lý đã được thiết kế cho phù hợp với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta hiện.
- Không chỉ dừng lại ở những giá trị tiềm năng về sử dụng và không gian,
những di tích còn khá nhiều tiềm năng khác nhau, mà chúng ta chưa khai thác và
tận dụng tối đa để một công trình không trở nên vô nghĩa. Ví dụ như về những giá
trị cảnh quan, quy hoạch cho không gian công đồng, giá trị về nghệ thuật khá cao vì


những công trình đều do người pháp xây dựng với một tay nghề đỉnh cao của những
người thợ thủ công,…

1.7. Giá trị truyền thông:
- Là nơi phù hợp để tổ chức sinh hoạt cộng đồng, nơi gắng bó và liên kết con
người lại gần nhau hơn, khi gia trị về du lịch cũng như những tiềm năng của các
công trình được khai thác hiệu quả thì sẽ kéo theo giá trị truyền thông sẽ được khai
khác. Rồi đây, những công trình sẽ là nơi cung cấp thông tin, nơi mọi người thường
xuyên đến để tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động gắng bó cộng đồng lại với
nhau hơn.
1.8. Giá trị nghệ thuật mới:
- Kiến trúc hiện đại ở Sài Gòn không bao giờ là lỗi thời, là xưa củ. Bởi lẽ, luôn
có những sự kế thừa những tinh hoa của những giá trị nghệ thuật và phát huy vào

những công trình hiện đại ngày nay. Mang hơi thở của những công trình xưa tuy
nhiên sẽ biến tấu dựa trên những cách xử lý vừa pha trộn một ít truyền thống vừa
mang một ít nghệ thuật hiện đại để tạo nên những giá trị cao trong nền kiến trúc
đương thời.
- Những di tích như những nguồn tư liệu sống và quý giá về những nền nghệ
thuật mới, mà không biết bao nhiêu quyển sách, bao nhiêu tranh vẽ có thể lột tả hết
những chi tiết đó. Chỉ có hiện vật, chỉ có công trình thật, thì những người học hỏi
họ mới có thể đến, cảm nhận và sáng tác ra những giá trị mới trên nền nghệ thuật
sẳn có.
1.9. Giá trị nghệ thuật tương đối:
- Những di tích còn mãi, sẽ là những thước đo giá trị nghệ thuật cho những giá
trị sau này, bởi lẽ sự tinh tế và sắc xảo trong cách thiết kế cũng như thi công đỉnh
cao đã tạo nên những di tích không thể nào hoàn hảo hơn. Để rồi, dựa vào đó những


người thiết kế sau, sẽ phải có sự so sán, học hỏi và kế thừa để tạo nên những công
trình có độ tinh tế và hoàn hảo như vậy.
1.10. Giá trị môi trường:
- Với những thiết kế phù hợp với đới khí hậu nhiệt đới như ở Việt nam, những
hàng hiên, hành lang…. cửa sổ lá xách thông gió tự nhiên. Sự tính toán và cân nhắc
đã tạo cho những không gian sử dụng hài hòa và ít dùng năng lượng nhất. Hầu hết
nhwuxng công trình di tích ở Sài Gòn đều không có coog trình nào thiết kế để cho
việc sử dụng điều hòa hay bất kì một nawg lượng nào để làm mát. Bởi lẽ, chính
những không gian thông gió tự nhiên, những khoảng hiên tránh nắng.. tất cả đã có
ở những di tích này.
2.
Giá trị lan tỏa đến với Quốc Tế:
- TPHCM là một trong những thành phố hiện đại có bề dầy lịch sử đáng để
học hỏi, thông qua những dấu vết còn sót lại là những công trình di tích hàng trăm
năm tuối đã chứng kiến bao nhiêu sự kiện quan trọng, để thành phố trưởng thành và

lớn mạnh như hôm nay.
- Nhiều du khách nước ngoài họ muốn đến SG chính vì lí do đó, ở thế giới có
khá nhiều thành phố hiện đại và đẹp hơn nhiều, nhưng tại sao họ vẫn muốn chọn
Việt Nam , chọn Sài Gòn. Vì ở Sài Gòn có những nét cổ, những màu thời gian mà
các thành phố hiện đại ngày nay khó có được, những đặc trưng mà chỉ Sài Gòn mới
có.
- Người Pháp, người Mĩ… ngày nay họ lại muốn du lịch sang SG để xem như
một phần họ tìm lại nơi mà ông cha của họ khi xưa đã xây dựng và phát triển như
thế nào. Những công trình di tích của ta có thể rất đổi tầm thường với một số người
không biết thế nào là giá trị, tuy nhiên đói với những người nước ngoài, một khi họ
đã chọn Việt nam, đã chọn Sài gòn làm nơi du lịch thì bởi lẽ những công trình di
tích ở Sài Gòn chính là điểm thu hút họ. Thật vậy, họ không cần tìm một thành phố
hiện đại đầy đủ tiện nghi, họ không cần những con đường xa hoa tráng lệ, mà cái họ
đang cần ở đây chính là những nét xưa hoài niệm nơi những công trình di tích hiện
hữu tại sài gòn. Những màu sắc đậm đà của thời gian có những sức hấp dẫn lạ kỳ
đã lan tỏa và buộc họ phải đến đây để tận mắt cảm nhận và chiêm ngưỡng những vẻ
đẹp tìm ẩn ấy.
- Những năm 1960, Sài gòn được ví von như hòn ngọc viễn Đông. Lúc bấy
giờ công nghệ xây dựng được xem là bậc nhất ở ĐNA nói riêng và thế giới nói riêng.
Chính vì vậy, những di tích ở Sài Gòn hiện nay đang mang những giá trị về công
nghệ xây dựng, kiến trúc, điêu khắc, hội họa… tiên tiến cho việt nam nói riêng và
cả thế giới nói chung. Như vậy Sài Gòn là là nơi cần lưu giữ những giá trị để thế
giới có thể nhìn lại.


CÂU 2: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ, BẢO TỒN, TRÙNG TU MỘT
DI TÍCH KIẾN TRÚC
I.

Khái quát quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến


trúc:
1.

Quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích

Hình 1.1. Quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích


2.
Sự khác nhau của dự án bảo quản và trùng tu di tích và
dự án đầu tư xây dựng thông thường:
a.
CÁC BƯỚC

Phân chia giai đoạn quá trình đầu tư
CHUẨN BỊ

THỰC HIỆN

KẾT THÚC

DỰ ÁN
Lập dự án
Khảo sát
Thi công
Hồ sơ hoàn
ĐẦU TƯ
thiết kế
công

XÂY
DỰNG
DỰ ÁN
Nghiên Lập hồ sơ
Thiết kế
BẢO
cứu
Thi công hồ sơ hoàn công
QUẢN VÀ
khảo sát
TRÙNG TU
Bảng 2.1.So sánh dự án trùng tu di tích và dự án đầu tư xây dựng thông thường

b.

Một số tính chất đặc thù;

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

DỰ ÁN BẢO QUẢN VÀ TRÙNG
TU

Sáng tạo ra công trình mới tùy
Can thiệp vào công trình có sẵn xuất
theo nhu cầu
phát từ dữ liệu lịch sử, văn hóa,… đã tồn tại.
Công trình phụ thuộc vào người
Công trình phụ thuộc vào đặc tính
thiết kế
công trình

Kết thúc giai đoạn lập dự án và
Việc lập dự án thiết kế liên tục kéo dài
thiết kế trước khi thi công
và điều chỉnh, bổ sung trong thời gian thi
công
Kỹ thuật và công nghệ hướng
Bám sát kỹ thuật và công nghệ truyền
tới tương lai
thống
Làm một lần hoàn chỉnh có kết

Là giai đoạn của quá trình thiết lập

thúc
Bảng 2.2. So sánh đặc thù của dự án trùng tu di tích và dự án đầu tư xây dựng thông
thường

II. Khảo sát, nghiên cứu hiện trạng di tích kiến trúc cần bảo quản và trùng tu:
1.

Nghiên cứu nguồn tư liệu lịch sử - thư mục và lưu trữ liên quan:
a. Nguồn tư liệu viết và đồ họa (tư liệu chính thống)
- Những tư liệu viết về chính di tích trong những thời kỳ tồn tại khác nhau và

các lần trùng tu của nó đã được ghi trong các tài liệu đã công bố (biên niên sử, hồi
kí, các công trình khoa học chuyên đề, sách hướng dẫn, sổ tra cứu,…) và cả chưa


được công bố, hiện còn giữ trong các phòng lưu trữ, các kho bảo quản của các cơ
quan khoa học, thư viện, bảo tàng, ….

- Các tư liệu đồ họa đã được và chưa được công bố (đồ án, bản khắc, phác họa,
tranh vẽ, ảnh chụp,…)
- Những tư liệu về các di tích khác gần gũi với di tích cần trùng tu về địa điểm,
thời gian xuất hiện (tư liệu gián tiếp).
- Các hình ảnh, bản vẽ, chữ viết,… trong chính di tích cần trùng tu.
Nguồn tư liệu truyền miệng (tư liệu dân gian)
- Nguồn tư liệu nầy cũng đóng một vai trò nhất định. Tuy nhiên cũng nên tiếp
thu nguồn tư liệu này có phê phán và chọn lọc; chỉ dung nó trong trường hợp nếu
nó phục vụ những tư liệu khác, chứng minh them cho tư liệu chính thống có độ tin
cậy hơn.
b.

2.

Nghiên cứu bản chất, tính chất công trình:
- Bắt đầu từ quan sát bên ngoài tại thực địa, nắm được bản chất cấu trúc,
trang tri, so sánh diện mạo hiện tại với hình ảnh quá khứ,…
- Mô tả trạng thái của công trình.
3.
Nghiên cứu khảo cổ học :
- Công việc nghiên cứu khảo cổ các di tích gồm có thăm dò, khai quật khảo cổ
học bên trong và cạnh công trình.
- Thăm dò là một trong những loại phát hiện, có phạm vi hạn định và mang
tính chất điều tra, xem xét bộ phận. Những kết quả thăm dò phải được ghi lại một
cách cẩn thận. Trên cơ sở các kết quả này, người làm công tác trùng tu đôi khi có
khả năng khôi phục lại các chi tiết hoặc bộ phận của công trình ngay lập tức, đôi khi
phải bằng cách khai thác thêm những vết tích tìm thấy trên cơ sở logic xây dựng của
chính bộ phận đó.
- Khai quật khảo cổ học cho phép tìm hiểu phát hiện được kết cấu và tình trạng
nền móng, tầng hầm, phát hiện được bố cục mặt bằng đầu tiên, tạo điều kiện phục

hồi môi trường gần đúng của di tích, nghiên cứu các công trình xây dựng bị phá
hủy, nhưng trước hết cũng là bộ phận cấu thành nên phức hợp hoàn chỉnh thống
nhất của di tích.
4.
Nghiên cứu các di tích kiến trúc khác tương đồng:
- Bên cạnh các tư liệu và tài liệu khảo sát của di tích cần trùng tu, việc nghiên
cứu các di tích kiến trúc khác tương đồng cũng là một nguồn tài liệu bổ sung, làm
cơ sở vững chắc hơn cho việc trùng tu.
- Các di tích kiến trúc khác cần nghiên cứu trên các phương diện tính chất sử
dụng, niên đại xây dựng, phong cách xây dựng (quyết định bởi khu vực xây dựng
và người xây dựng), ….


5.

Cách ghi lại các thông tin:

a. Mô tả và vẽ minh họa:
- Mô tả bằng văn viết những điều đã được phát hiện trong quá trình khảo sát
cũng như nhật ký khảo sát.
- Hình vẽ minh họa cho ta khái niệm tương đối về di tích được mô tả. Hình vẽ
có thể sử dụng trong trường hợp nếu vì một lí do nào đó không sử dụng được những
tư liệu ghi lại hoàn thiện hơn nữa. Sử dụng hội họa để ghi lại màu sắc và tương quan
màu sắc của các bộ phận riêng trong đối tượng trùng tu và các trang trí trong đó.
b. Chụp ảnh, quay phim:
- Ảnh chụp không những có thể cung cấp cho ta tư liệu mô tả công trình trong
thời gian ngắn nhất mà còn chính xác và đầy đủ nhất. Khi chụp ảnh nên đặt bên
cạnh vật cần chụp một thước kẻ hoặc giải bang chia khoảng cách để định được kích
thước tỉ lệ.
- Quay phim cung cấp them những hình ảnh động mà ảnh chụp không thể

chuyển tải hết, đảm bảo tính liên tục về các góc độ khác nhau của công trình cũng
như giữa các công trình trong một quần thể. Quay phim còn có ưu điểm khi phải mô
tả sự vận hành động của công trình.
c. Đo đạc và vẽ ghi (vẽ kỹ thuật):
- Việc ghi lại các di tích kiến trúc bằng cách đo đạc, rồi trên cơ sở đó vẽ ghi
lại công trình là phương pháp đúng đắn và chính xác nhất, cung cấp được nhiều tư
liệu để nghiên cứu các đặc điểm của công trình và trạng thái của nó.
- Căn cứ vào mục đích đặt ra và tùy theo mức độ chính xác cần thiết mà đo vẽ
đạc họa được chia làm 3 loại: đo vẽ có tính chất sơ đồ, đo vẽ kiến trúc và đo vẽ kiến
trúc – khảo cổ.
- Đo vẽ cũng làm cơ sở cho việc lưu trữ hình ảnh di tích và trên cơ sở đo vẽ có
thể đề xuất các phương án trùng tu.
d. Làm mô hình:
- Đo đạc và hình ảnh chỉ tái hiện được di tích trên phương diện 2D. Để giới
thiệu di tích trong không gian 3D cần phải nhờ đến việc làm mô hình và bản dập.
- Các mô hình cho phép bổ sung những phần còn thiếu và quyết định về những
phương thức cải tạo. Các mô hình giúp thực hiện những tính toán và kiểm tra sức
bền của những cấu trúc hiện hành và cấu trúc dự án.
- Bản dập cho phép hình dung chính xác các chi tiết, cấu kiện công trình có
kích thước không lớn lắm.


III. Thiết kế bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc:
1. Lập dự án Bảo quản và trùng tudi tích kiến trúc:
- Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tiên, bản dự án trùng tu đã phải mang tính
chất cụ thể, đầy đủ (với mức độ chi tiết hóa các chủ đề tương ứng ở từng giai đoạn
khác nhau).
- Dự án trùng tu phải sử dụng những ý kiến đóng góp rõ ràng và có sức thuyết
phục của các chuyên gia, vận dụng những cơ sở khảo sát và nghiên cứu bước đầu ở
di tích mà đề xuất ra phương pháp đảm bảo sự ổn định và trạng thái bảo quản kĩ

thuật của đối tượng đó, và trình bày những kiến giải của mình về khả năng thích
ứng của ngôi nhà đối với biện pháp sử dụng trong tương lai.
- Các nội dung đề cập trong dự án bảo quản và trùng tu di tích (theo Quy chế
bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do Bộ
trưởng Bộ văn hóa – thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐBVHTT ngày 06/02/2003):
(1)
Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kĩ thuật, mỹ thuật, vật
liệu và các tài liệu liên quan khác khác của di tích.
o
Báo cáo về nội dung lịch sử di tích: lịch sử nhân vật, sự kiện
liên quan đến di tích; lịch sử quá trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
o
Báo cáo về khảo cổ học của di tích: trích dẫn tài liệu khảo cổ
trước đây của di tích (nếu có); đánh giá dự báo mức độ nghiên cứu khảo cổ
học đối với di tích; kiến nghị về công tác khảo cổ.
o
Báo cáo về kết cấu và nền móng công trình của di tích
o
Báo cáo về mỹ thuật của di tích: tài liệu viết, ảnh mô tả về giá
trị lịch sử mỹ thuật của di tích; đánh giá các trang trí mỹ thuật; đánh giá giá
trị các thành phần được trang trí (màu sắc, thể loại, trang trí, chất liệu, niên
đại); báo cáo tình trạng, chất lượng các trang trí mỹ thuật.
o
Báo cáo vật liệu của di tích: số liệu các loại vật liệu (chủng
loại, chất liệu, kích thước, màu sắc, thành phần, niên đại,…), đánh giá tình
trạng kỹ thuật và nguyên nhân gây hư hỏng các cấu kiện, thành phần kiến
trúc của di tích qua các thời kì, giai đoạn xây dựng.
(2)
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích:
o

Tài liệu viết về di tích: mô tả hiện trang tổng thể từng công
trình, đánh giá nguyên nhân hư hại từng công trình; số liệu cơ bản về hiện
trạng của di tích.
o
Hồ sơ bản vẽ khảo sát hiện trạng di tích: mặt bằng vị trí; mặt
bằng tổng thể; mặt bằng các hạng mục di tích; mặt đứng các hạng mục di
tích, mặt cắt các hạng mục di tích; hiện trạng các bộ phận của các hạng mục
di tích; thuyết minh hồ sơ bản vẽ.
o
Đánh giá tổng thể kiến trúc của di tích
(3)
Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng của di tích (thời điểm lập dự án)


(4)
(5)

Bản dập các chi tiết quan trọng
Phương pháp bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
o
Thuyết minh các phương án
o
Bản vẽ kiến trúc các phương án
(6)
Phân tích, xác định hạng mục đầu tư
o
Lựa chọn hạng mục ưu tiên đầu tư
o
Lựa chọn phương án phù hợp
(7)

Kết luận và kiến nghị
o
Kiến nghị về mức độ thực hiện công tác khảo cổ
o
Kiến nghị về phương án
o
Kiến nghị chung
(8)
Tư liệu tham khảo
- Toàn bộ các tư liệu viết, vẽ, ảnh, lời kể, bản dập và những tư liệu khác có
liên quan đến di tích đã được nêu trong dự án sẽ được coi là tư liệu dẫn chứng có
giá trị.
2. Thiết kế kỹ thuật Bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
- Đây là tài liệu cần thiết xác định chính xác phương pháp trùng tu dựa trên cơ
sở khảo sát tỉ mỉ lại thực địa trên các dàn giáo và các đợt nghiên cứu bổ sung sau
này (tư liệu đặc thù, tư liệu lưu trữ, tư liệu thư mục). Bản thiết kế kỹ thuật thi công
phản ánh đầy đủ quá trình trùng tu cần được tiến hành.
- Nội dung, hồ sơ thiết kế phải tuân thủ nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật xây
dựng công trình được quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính
phủ và hướng dẫn của Bộ xây dựng, ngoài ra còn phải thực hiện các nội dung sau
đây:
(1)
Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng di tích
o
Ảnh và ghi hình tổng thể
o
Ảnh và ghi hình mặt đứng công trình
o
Ảnh và ghi hình nội thất, ngoại thất các công trình
o

Ảnh và ghi hình chi tiết các cấu kiện, bộ phận công trình
(2)
Thuyết minh giải pháp
(3)
Bản vẽ kỹ thuật hiện trạng di tích
(4)
Dự toán, tổng dự toán
Áp dụng Định mức dự toán trùng tu, tôn tạo di tích do Bộ Văn hóa – Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) ban hành và các quy định khác của
Nhà nước có liên quan tại thời điểm trình bản dự toán và tổng dự toán.
3. Trùng tu quần thể các di tích kiến trúc
- Quần thể di tích kiến trúc được quan niệm là một nhóm gồm nhiều công trình,
đôi khi xây dựng ở những thời gian khác nhau và theo những phong cách cũng hoàn


toàn khác nhau nhưng về mặt bố cục thì lại gắn bó với nhau thành một chỉnh thể
nghệ thuật hoàn chỉnh
- Trước khi xây dựng bản thiết kế trùng tu quần thể các di tích kiến trúc, ta
phải thực hiện:
+ Phân tích về mặt khoa học lịch sử - kiến trúc quá trình hình thành quần thể
kiến trúc và phát hiện được nguyên tắc bố cục chính của nó trong quá trình phát
triển lịch sử.
+ Phát hiện những thời kỳ hoặc giai đoạn chính, xét về mặt nghệ thuật kiến
trúc trong suốt quá trình lịch sử của lịch sử của quần thể kiến trúc và cơ sở khoa học
của việc lựa chọn đó.
+ Khảo sát nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết từng di tích có trong quần thể - xây dựng
lại hình dáng ban đầu của nó, phân tích những biến đổi về hình dáng diễn ra sau đó
– và trên cơ sở đó mới đưa ra những dự kiến trùng tu căn cứ vào vị trí các vai trò
của di tích trong quần thể.
- Hệ thống tài liệu phục vụ cho thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc

cần phải có:
+ Sơ đồ tổng mặt bằng kiến trúc – lịch sử có ghi ranh giới khu vực di tích và
phản ánh trạng thái mặt bằng hiện tại, có ghi chép chụp ảnh những yếu tố mang giá
trị về các mặt lịch sử - nghệ thuật, lịch sử - kiến trúc, phong cách thiên nhiên và giá
trí kinh tế.
+ Họa đồ vị trí khu vực phân bố di tích.
+ Sơ đồ những con đường ngầm dưới đất (sẵn có hoặc thiết kế mới)
+ Danh sách các công trình xây dựng được phát hiện và đang được bảo vệ
trong di tích.
+ Sơ đồ khoanh vùng khu vực di tích trong đó chỉ có những khu đất có giá trị
đặc biệt về mặt lịch sử - kiến trúc, khu đất cần nghiên cứu khai quật khảo cổ, khu
đất phân bố các công trình phụ cần thiết để tiến hành trùng tu và bảo quản di tích…
+ Bản thuyết minh gồm có tư liệu tham khảo về mặt lịch sử, nhận xét đặc điểm
di tích và đánh giá ý nghĩa, tư liệu về trạng thái kỹ thuật và địa chất thủy văn, những
nơi phát sinh các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và các nguồn
nước,…
4. Thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc:
Hệ thống tài liệu phục vụ cho thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến
trúc cần phải có:
+ Sơ đồ tổng mặt bằng kiến trúc – lịch sử có ghi ranh giới khu vực di tích và
phản ánh trạng thái mặt bằng hiện tại, có ghi chép chụp ảnh những yếu tố mang
giá trị về các mặt lịch sử - nghệ thuật, lịch sử - kiến trúc, phong cách thiên nhiên
và giá trí kinh tế.
+ Họa đồ vị trí khu vực phân bố di tích.


+ Sơ đồ những con đường ngầm dưới đất (sẵn có hoặc thiết kế mới)
+ Danh sách các công trình xây dựng được phát hiện và đang được bảo vệ
trong di tích.
+ Sơ đồ khoanh vùng khu vực di tích trong đó chỉ có những khu đất có giá

trị đặc biệt về mặt lịch sử - kiến trúc, khu đất cần nghiên cứu khai quật khảo cổ,
khu đất phân bố các công trình phụ cần thiết để tiến hành trùng tu và bảo quản di
tích…
+ Bản thuyết minh gồm có tư liệu tham khảo về mặt lịch sử, nhận xét đặc
điểm di tích và đánh giá ý nghĩa, tư liệu về trạng thái kỹ thuật và địa chất thủy văn,
những nơi phát sinh các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và các
nguồn nước,…
-Bản thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc bao gồm:
+ Mặt bằng tổng thể của khu vực có ghi và giới hạn khu đất của di tích, dự
kiến ranh giới khu vực bảo vệ và khu vực điều chỉnh xây dựng.
+ Bản thiết kế mặt bằng theo chiều thẳng đứng ở khu vực cho thích hợp với
điểm cao của các đường phố và lối đi lại gần chung quanh.
+ Bản thiết kế phục hồi hệ thống mặt nước có giá trị.
+ Bản thiết kế cây xanh.
+ Sơ đồ mạng lưới giao thông và thiết kế xây dựng mặt đứng.
+ Bản thiết kế hệ thống cung cấp nước, hệ thống kênh thoát nước.
+ Bản thiết kế mạng lưới điện thắp sáng và mạng lưới thông tin.
+ Sơ đồ thống kê hệ thống đường ngầm.
+ Sơ đồ đường tham quan du lịch và hệ thống phục vụ du lịch.
+ Bản thiết kế phục hồi và cải tạo.
+ Bản thiết minh.


CÂU 3: VÍ DỤ MINH HỌA: CÔNG TÁC SỬA CHỮA VÀ BẢO TỒN MẶT
NGOÀI CỦA NHÀ THỜ ĐỨC BÀ.
I.

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
- Thông tin cơ bản
- Vị trí: Thành phố Hồ Chí Minh

- Tôn giáo: Công giáo Rôma
- Nghi lễ: Latinh
- Năm cung hiến: 1959
- Trạng thái tổ chức: Tiểu vương cung thánh đường
- Người đứng đầu: Inhaxiô Hồ Văn Xuân
- Thánh quan thầy: Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội
- Mô tả kiến trúc
- Kiến trúc sư: Jules Bourard
- Thể loại kiến trúc: Nhà thờ chính tòa
- Phong cách kiến trúc: Kiến trúc Roman
- Hướng mặt tiền: Đông
- Năm hoàn thành: 1880
- Chi phí xây dựng: 2,5 triệu franc Pháp
- Thông số kỹ thuật
- Chiều dài: 93 mét (305 ft)
- Chiều rộng: 35 mét (115 ft)
- Chiều rộng lọt lòng: 00 mét (0 ft)
- Chiều cao tối đa: 60,5 mét (198 ft)
- Vật liệu: gạch đỏ


II.

KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG
1. Nguồn gốc, xuất xứ vật liệu mặt ngoài:
- Trong quá trình xây dựng,
toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng,
sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp
sang. ngoài của công trình xây bằng
loại gạch đặt làm tại Marseille (một

thành phố cảng của nước Pháp) để trần,
không tô trát, không bám bụi rêu, đến
nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.

Gạch đỏ xây tường
( Nguồn: Wikipedia)
2. Nghiên cứu bản chất, tính chất công trình:
- Kỹ thuật xây tường, xây cuốn có sống và xây cột trụ dần dần làm cho kiến
trúc trở nên tốt hơn. Tường đá dày, các lớp vữa còn dày, cửa sổ mở nhỏ và ít ánh
sáng, một mặt thể hiện trình độ xây dựng chưa chín muồi nhưng mặt khác lại phù
hợp với tư tưởng cấm dục của tôn giáo. Sự phát triển của kỹ thuật kết cấu của kiến
trúc Roman là dựa trên tay nghề của những người thợ dân gian. Do kỹ thuật xây
dựng còn hạn chế nên đặc điểm của các nhà thờ Roman là khá thấp, chiều cao tối
đa thường không quá 20 m.
- Cùng với việc dùng nhiều các loại hình kết cấu thường, cuốn có sống và cột,
kiến trúc Roman lại không nhất quán trong việc dùng thức cột.
- Việc sử dụng đại trà tường và vách ngăn đã đưa đến một kết quả là phải tìm
tòi một sức biểu hiện mới cho những bức tường và vách ngăn đó, do vậy, đã dẫn
đến việc trang trí gắn với công việc nề. Những bức tường đầu tiên xây dựng bằng
đá mảnh và đá cuội trộn lẫn với vữa, sau đó dùng tường gạch, giai đoạn sau cùng
dùng đá tấm với vẻ đẹp mộc mạc được bộc lộ trung thực ra phía ngoài. Hậu quả là
tường rất dày, nhằm mục đích chịu lực hơn là mục đích bảo vệ. Tường dày như vậy
dùng để chống đỡ các cuốn. Mỗi một tầng có cuốn tương ứng, tầng dưới cuốn to
tầng trên hẹp dần, làm thành những cửa sổ ghép đôi hoặc ghép ba, có nghĩa là lỗ mở
của cuốn được chia làm hai hay ba phần, đỡ bởi những cột hình tròn hoặc hình nhiều
cạnh.


- Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có
hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học

cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.
- Hệ thống kết cấu Roman sở dĩ có những bước tiến sơ khởi là do tính chất thế
tục, dân gian của kiến trúc nhà thờ đã mạnh lên, tính chất này do những người thợ
ở nông thôn ra tạo nên, do tư tưởng của họ đã được giải phóng ở mức độ nhất định.
Những kĩ năng dân gian này trái ngược với tư tưởng bảo thủ của tầng lớp tăng lữ,
muốn nghiêm ngặt tuân theo quan điểm của tôn giáo.

III.

QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU
A. THIẾT KẾ BẢO TỒN, TRÙNG TU GẠCH XÂY MẶT NGOÀI:

1.
Lập dự án:
a. Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật, vật
liệu và tài liệu liên quan khác:
Từ khi xây dựng tới nay, nhà thờ này đã trải qua ba cuộc trung tu:
 Lần trung tu đầu tiên là việc xây dựng thêm mái nhọn cho tháp
chuông nhà thờ vào năm 1895.
 Lần thứ hai vào năm 1903, mặt tiền nhà thờ được tôn tạo, xây
thêm vườn hoa và tượng đài Bá Đa Lộc.
 Lần thứ ba là lần dựng tượng Đức Bà Hòa Bình vào năm 1959.
 Đến năm 2015, Tòa Tổng giáo mục Thành phố Hồ Chí Minh
đã quyết định thực hiện cuộc đại tu Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài
Gòn, khởi công chính thức ngày 29 tháng 6 năm 2017 (dịp Lễ kính
Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ), và kéo dài trong ba năm, dự kiến
đến cuối năm 2019 hoặc giữa năm 2020 sẽ hoàn thành, với kinh phí
được ước tính 200 tỉ
b. Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc:
o

Các hiện tượng có thể thấy đối với gạch tường ngòai gồm:
phong hóa do ẩm nước bị ngậm muối; bị bong tróc mặt; lớp vữa hư hỏng;
rời rạc hoặc nứt; gạch bị xô lệch; hư hỏng do ẩm có thể quan sát thấy; thực
vật mọc trên bề mặt khối xây.


Mặt bằng định vị trục A-G, 1-16

Vị trí trích đoạn tường ngoài A, 3-4

Mô tả mặt đứng đoạn tường khảo sát A’,
3-4

Vị trí cần sửa chữa A’,3-4


a.

2.
Thiết kế kỹ thuật bảo quản và trung tu:
Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng:

Hiện trạng tường gạch mặt đứng ngòai trục A’; 3-4.( 11-3-2016).
b.
Tình trạng gạch:
Tình trạng gạch quan sát bằng mắt thường cho thấy chất lượng không đồng
đều. Có thể thấy các viên gạch hầu như còn nguyên vẹn ngay cạnh bên những viên
gạch hư hỏng nặng. Chúng tôi đề xuất phân lọai tình trạng gạch thành 04 mức: (1)
hầu như không bị hư hại; (2) bị bong tróc bề mặt; (3) bị ăn mòn; (4) bị hư hỏng;
trong đó mức (4a): hư hỏng một phần; và (4b): hư hỏng hòan tòan, hoặc bị mất.


Các hình thức hư hỏng điển hình đối với tường gạch mặt ngòai.


Khác biệt giữa vữa nguyên bản và vữa đắp thêm
trong những lần sửa chữa trước.

Chi tiết điển hình vữa đắp thêm.

Gạch hầu như còn nguyên giữa các viên bị hư hại

.

Phân lọai điển hình thành 04 mức độ hư hại; (1)
gạch hầu như không hư hại; (2) gạch bị bong tróc; (3)
gạch bị ăn mòn; (4) gạch bị hư hại.


Các mức độ hư hại điền hình, minh họa từ các vị trí mặt ngòai trục A / 3-4;

Các mức độ hư hại điền hình, minh họa từ các vị trí mặt ngòai trục A / 5-6.

c.
Thuyết minh giải pháp thay thế gạch:
Chỉ nên xem xét thay thế gạch khi viên gạch bị hư hại nhiều hơn 10-15%.
Trong một số trường hợp, tùy vào giá trị lịch sử và tầm quan trọng của di sản mà
chỉ nên sửa chữa hoặc gia cố cho gạch, giảm các tác nhân tác hại đến gạch chứ
không nên thay thế gạch.
Khi thay thế gạch, cần cẩn thận gỡ bỏ lớp vữa liên kết chung quanh viên gạch.
Thay thế bằng gạch có cùng kích cỡ và tính chất, đắp lại bàng lọai vữa có cường độ

chịu lực bằng hoặc thấp hơn vữa nguyên gốc. Trường hợp trám lại vữa mà không
thay thế gạch, cần lấy lớp vữa vữa cũ ra với chiều sâu bằng hai lần chiều dày lớp
vữa, hoặc lấy đến khi giáp lớp vữa còn tốt. Sau đó làm sạch bề mặt gạch và vữa, rồi
sử dụng vữa có cùng cường độ với vữa nguyên gốc; đắp tối thiểu hai lớp, với cùng
một kỹ thuật và hình dáng như vữa nguyên gốc.
Nguyên nhân gây hư hỏng có thể do bản thân chất lượng viên gạch từ khi sản
xuất. Điều này có thể nhận thấy được qua cấu trúc gạch ở những viên gạch hư hỏng;
có thể quan sát thấy dấu vết cuộn nhồi thủ công và độ rỗng và độ mịn rất chênh lệch


(Hình 9); và đối với các viên gạch tốt hơn thì phần lớn các hư hỏng là do các tác
nhân bên ngòai như độ ẩm, nhiệt độ cũng như yếu tố thời gian (trên 130 năm).

Phân lọai bốn mức độ hư hại

Các viên gạch hầu như nguyên vẹn cũng có thể thấy kề sát bên gạch hầu như
hư hỏng hòan tòan (Hình 13). Do chúng kề sát nhau nên có thể coi như cùng một
điều kiện tác động như độ ẩm, biên độ nhiệt, khói bụi. Như vậy có thể lọai bỏ yếu
tố thời tiết mà chỉ có thể là do chất lượng không đồng đều của gạch khi sản xuất.
Tác nhân hàng đầu là do thời gian trên 130 năm với thời tiết mưa nắng, biên
độ nhiệt và biên độ dao động ẩm chênh lệch lớn giữa 2 mùa mưa nắng, và chênh
lệch trong ngày, với khói bụi từ một lượng lơn các phương tiện giao thông quanh
nhà thờ và quảng trường Công Xã Paris, bưu điện, trường học, . .
Nguyên nhân độ ẩm: Có thể quan sát thấy các vị trí máng xối bị hỏng dẫn đến
nước không được thu vào máng, mà chảy trực tiếp xuống đầu tường và đọan tường
gạch phía dưới bị hư hỏng. Cả lớp vữa tô vòm cuốn cửa sổ có cấu tạo từ gạch xây
theo kiểu vòm cuốn cũng hư hỏng. (Hình 10).



×