TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
TRONG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Ký mã hiệu: EVN NPC.TTAT/QĐ.06
Lần ban hành: 01
Họ tên
Ngày
Chữ ký
Biên soạn
Nguyễn Trọng Phụng
Trương Anh Quảng
28/10/2013
Soát xét
Phê duyệt
Dư Cao Minh
Nguyễn Phúc Vinh
29/10/2013
30/10/2013
(Đã ký)
(Đã ký)
(Đã ký)
BẢNG THEO DÕI NỘI DUNG SỬA ĐỔI
Tài liệu: Quy định về công tác Phòng cháy chữa cháy trong Tổng Công
ty Điện lực miền Bắc.
Ký mã hiệu: EVN NPC.TTAT/QĐ.06
Trang
Mục sửa đổi
Lần sửa đổi
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰCVIỆT NAM
TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Số: 2530 /QĐ - EVN NPC
Ngày sửa đổi
Mô tả vắn tắt nội
dung sửa đổi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành “Quy định về công tác Phòng cháy chữa cháy
trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc”
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Căn cứ Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công Thương về việc
thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc;
Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-EVN ngày 02/6/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Điện lực miền Bắc;
Xét đề nghị của Ông Trưởng Ban Thanh tra an toàn Tổng Công ty Điện lực miền
Bắc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về công tác Phòng cháy
chữa cháy trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc”, ký mã hiệu: EVN NPC.TTAT/QĐ.06.
Điều 2: Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quy trình
quản lý công tác Phòng cháy chữa cháy của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc ban hành lần
1 kèm theo quyết định số 2337/QĐ-EVN NPC ngày 07/12/2010 và “Phần B - Quy định
trang cấp một số dụng cụ phòng chống cháy nổ” ban hành kèm theo Quyết định số
883/QĐ-EVN NPC ngày 25/6/2012 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Điều 3: Các Ông (Bà) Giám đốc các Đơn vị thành viên, Trưởng Ban chức năng của
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Ban TGĐ;
- KSV Trưởng;
- Công đoàn EVNNPC;
- Thường trực ISO;
- Lưu: VT, TTAT.
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Nguyễn Phúc Vinh
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
MỤC LỤC
Trang
Mục lục……………………………………………………………..……… ………1
TỔNG CÔNG TY......................................................................................................2
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC.............................................................................................2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM....................................................2
1.1. Mục đích và phạm vi:..................................................................................................2
1.2. Biên soạn, soát xét, phê duyệt:....................................................................................2
2. Các định nghĩa, thuật ngữ, từ viết tắt và tài liệu viện dẫn:.....................................2
2.1. Các định nghĩa, thuật ngữ:..........................................................................................2
2.2. Các từ viết tắt:.............................................................................................................3
2.3. Các tài liệu viện dẫn:...................................................................................................3
3. Nội dung:............................................................................................................... 4
3.1. Thành lập và kiện toàn BCH PCCC và Đội chữa cháy cơ sở:....................................4
3.2. Huấn luyện kiến thức, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng theo quy định...........5
3.2.1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC trong doanh nghiệp gồm:.......5
3.2.2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC:................................................5
3.2.3. Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC":............................................6
3.3. Lập và củng cố Phương án PCCC, Phương án diễn tập và tổ chức diễn tập PCCC.. .6
3.4. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị PCCC....................................................7
3.4.1. Bình cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy:................................................................7
3.4.2. Hệ thống báo cháy tự động:.....................................................................................7
3.4.3. Hệ thống chữa cháy tự động:....................................................................................7
3.5. Công tác lưu trữ hồ sơ theo dõi quản lý về hoạt động PCCC:....................................8
3.6. Công tác kiểm tra PCCC của BCH PCCC các cấp.....................................................8
3.6.1. Thời gian kiểm tra:...................................................................................................8
3.6.2. Nội dung kiểm tra:....................................................................................................9
3.7. Công tác báo cáo PCCC:.............................................................................................9
3.7.1. Báo cáo định kỳ:.......................................................................................................9
3.7.2. Báo cáo đột xuất:....................................................................................................10
3.8. Chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ:..........................................................10
3.8.1. Chữa cháy:..............................................................................................................10
3.8.2. Khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ:.............................................................................11
3.9. Công tác khen thưởng, kỷ luật:..................................................................................11
3.9.1. Khen thưởng:..........................................................................................................11
3.9.2. Kỷ luật:...................................................................................................................11
4. Tổ chức thực hiện:...............................................................................................12
PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH TRANG BỊ MỘT SỐ THIẾT BỊ DỤNG CỤ, PHƯƠNG
TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.....................................................................13
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 1/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
PHỤ LỤC 2: MẪU SỔ THEO DÕI QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PCCC
................................................................................................................................. 15
PHỤ LỤC 3: MẪU THẺ THEO DÕI KẾT QUẢ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN
PCCC....................................................................................................................... 17
1. Quy định chung:
1.1. Mục đích và phạm vi:
- Mục đích: Văn bản này quy định nội dung quản lý, công tác phòng
cháy chữa cháy và trách nhiệm thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy của
các Đơn vị trong Tổng Công ty điện lực miền Bắc.
- Phạm vi áp dụng: Quy định này được áp dụng đối với cơ quan Tổng
công ty và các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
1.2. Biên soạn, soát xét, phê duyệt:
- Văn bản này do Ban Thanh tra an toàn soạn thảo, Phó Tổng Giám đốc
phụ trách kỹ thuật soát xét, Tổng Giám đốc Tổng công ty phê duyệt ban hành.
- Việc soạn thảo, soát xét, phê duyệt ban hành, sửa đổi, thu hồi, hủy bỏ
tài liệu này được thực hiện theo quy định tại Quy trình kiểm soát tài liệu, ký
mã hiệu EVNNPC.ISO/QT.0l.
1.3. Trách nhiệm:
- Trưởng Ban Thanh tra An toàn: Đảm bảo cho văn bản này được tuân thủ.
- Trưởng các Đơn vị thành viên: Đảm bảo cán bộ nhân viên liên quan
thực hiện đúng nội dung trong Quy định này.
- Chuyên viên theo dõi: Phổ biến, cập nhật, hướng dẫn thực hiện.
- CBCNV liên quan: Thực hiện đúng các yêu cầu quy định.
2. Các định nghĩa, thuật ngữ, từ viết tắt và tài liệu viện dẫn:
2.1. Các định nghĩa, thuật ngữ:
- Công tác PCCC: Bao gồm phòng cháy, chữa cháy, bộ máy quản lý
công tác PCCC, quản lý phương tiện PCCC, đầu tư xây dựng hệ thống PCCC,
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, mua bảo hiểm cháy nổ, chế độ kiểm
tra, báo cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm về PCCC.
- Hệ thống phòng cháy là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và
phương tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng phát sinh đám cháy.
- Hệ thống chữa cháy là tổng hợp tất các yêu cầu, phương pháp,
phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa cháy, hạn chế cháy lan truyền,
đảm bảo dập tắt đám cháy, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với
con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
- Phương tiện PCCC: Gồm các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị,
dụng cụ, hoá chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc
PCCC, cứu người, cứu tài sản.
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 2/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
- Đội chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động
PCCC tại nơi làm việc.
- Công trình là máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng và các loại vật tư
khác, để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ nhiệm vụ khác theo
yêu cầu cụ thể.
- Đơn vị: Cơ quan Tổng công ty và Các đơn vị trực thuộc và các Công
ty TNHH MTV do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Cơ sở: Các Điện lực, Phân xưởng, Chi nhánh lưới điện cao thế.
- Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan EVNNPC, Đơn vị, Cơ sở.
- Người đứng đầu đơn vị: Giám đốc hoặc thủ trưởng Đơn vị, Cơ sở.
2.2. Các từ viết tắt:
- EVN:
Tập đoàn điện lực Việt Nam.
- EVNNPC: Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
- TTAT : Thanh tra an toàn.
- PCCC : Phòng cháy và chữa cháy.
- PA PCCC : Phương án phòng cháy và chữa cháy.
- BCH PCCC: Ban chỉ huy phòng cháy và chữa cháy
- TTB PCCC : Trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- KH PCCC : Kế hoạch phòng cháy và chữa cháy
- BHLĐ: Bảo hộ lao động.
2.3. Các tài liệu viện dẫn:
- Luật PCCC số 27/2001/QH10 ban hành ngày 12/7/2001.
- Luật Điện lực số 24/2012/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4
thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012.
- Căn cứ Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công
Thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
- Nghị Định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC.
- Thông tư số 04/2004 TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ công an Hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của
Chính phủ.
- Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2003 và Nghị định
130/2006/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ về việc
Quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 3/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
- Nghị định 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 của Chính phủ Quy định
xử phạt hành chính cháy nổ thay thế cho Nghị định 123/2005/NĐ-CP ngày
5/10/2005.
- Thông tư 220/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn
thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Thông tư 41/2007/TTLT-BTC-BCA về việc Hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 và 7435-2:2004.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001.
- Quy chế phòng cháy, chữa cháy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban
hành kèm theo Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 16/12/2011.
3. Nội dung:
3.1. Thành lập và kiện toàn BCH PCCC và Đội chữa cháy cơ sở:
- Đơn vị phải thành lập BCH PCCC cấp Đơn vị, tiểu BCH PCCC cấp
Cơ sở, đội chữa cháy Cơ sở.
- Quý I hàng năm:
+ Kiện toàn lại BCH PCCC cấp Đơn vị, tiểu BCH PCCC cấp Cơ sở,
đội chữa cháy cơ sở (văn phòng, Trạm...). Số lượng thành viên (biên chế) Đội
chữa cháy cơ sở phải tuân thủ theo Quy định tại khoản 2 mục XVI của Thông
tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công An, cụ thể:
Stt
Số cán bộ công nhân viên của
Cơ sở, phương tiện giao thông
cơ giới
1
Dưới 10 người
2
Từ 10 – 50 người
3
Từ 50 – 100 người
4
Trên 100 người
5
- Nếu có nhiều phân xưởng, bộ
phận làm việc độc lập hoặc làm
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Số lượng (biên chế) thành
viên đội chữa cháy cơ sở
Tất cả người làm việc tại Cơ sở
là thành viên đội PCCC Cơ sở.
Tối thiểu 10 người, 01 đội
trưởng, các đội phó.
Tối thiểu 15 người, 01 đội
trưởng, các đội phó.
Tối thiểu 25 người, 01 đội
trưởng, các đội phó.
Tối thiểu từ 5 đến 7 người,
trong đó có 1 tổ trưởng và các
Trang 4/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Stt
6
Số cán bộ công nhân viên của
Cơ sở, phương tiện giao thông
cơ giới
việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân
xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổ
PCCC Cơ sở.
- Trực vận hành tại Điện lực, Trạm
biến áp trung gian, Trạm biến áp
110kV.
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
Số lượng (biên chế) thành
viên đội chữa cháy cơ sở
tổ phó giúp việc.
Tất cả người làm việc trong ca
trực là thành viên đội PCCC
Cơ sở.
+ Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong BCH và tiểu BCH
PCCC.
+ Lập kế hoạch, chương trình hành động của BCH PCCC và tiểu BCH
PCCC trong cả năm. Trong đó, phải nêu rõ kế hoạch thời gian bồi huấn kiến
thức, diễn tập PCCC, kiểm tra định kỳ về PCCC theo từng cấp...
+ Lập kế hoạch mua sắm, cấp phát trang thiết bị PCCC trên cơ sở kế
hoạch BHLĐ đã được EVNNPC phê duyệt (Phụ lục 1: Quy định trang bị một
số thiết bị dụng cụ, phương tiện PCCC).
3.2. Huấn luyện kiến thức, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng theo
quy định.
- Căn cứ kế hoạch, chương trình hành động, BCH PCCC, tiểu BCH
PCCC tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện cấp giấy chứng nhận huấn
luyện nghiệp vụ PCCC cho các đối tượng theo quy định.
3.2.1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC trong doanh
nghiệp gồm:
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy.
b) Cán bộ, đội PCCC Cơ sở;
c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc
thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;
d, Người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên
phương tiện giao thông cơ giới dưới 30 chỗ ngồi.
e, Người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên
phương tiện giao thông cơ giới trên 30 chỗ ngồi.
3.2.2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC:
a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ PCCC lần đầu được quy định như
sau:
- Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại mục 3.2.1.
b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ PCCC cho các
đối tượng quy định tại mục 3.2.1 này tối thiểu là 16 giờ.
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 5/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
3.2.3. Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC":
- Các đối tượng quy định tại Mục 3.2.1 này (trừ các đối tượng ở mục d
mục 3.2.1), sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ PCCC và có
kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thì phải được cấp "Giấy chứng nhận huấn
luyện nghiệp vụ PCCC" theo mẫu quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA
ngày 31-3-2004 của Bộ công an (do Cảnh sát PCCC địa phương cấp).
3.3. Lập và củng cố Phương án PCCC, Phương án diễn tập và tổ chức
diễn tập PCCC.
- Các Đơn vị lập PA PCCC phù hợp với tình hình thực tế (đặc biệt, khi
có thay đổi về kết cấu, công năng sử dụng của toà nhà, Trạm). Căn cứ theo
Quy định tại Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định
46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012, tổ chức phân loại Cơ sở về PCCC và PA
PCCC phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- PA PCCC phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
+ Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các
điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
+ Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống
cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy
theo các mức độ khác nhau.
+ Đề ra phương án huy động lực lượng, sử dụng phương tiện, tổ
chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công
việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình
huống cháy.
- PA PCCC phải được tổ chức diễn tập định kỳ ít nhất mỗi năm một lần,
mỗi lần thực tập PA PCCC có thể xử lý theo một hoặc nhiều tình huống khác
nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt
được thực tập. Tuỳ theo tình hình thực tế tại các Cơ sở, các Đơn vị tự tổ chức
diễn tập hoặc phối hợp với Phòng Cảnh cát PCCC địa phương tổ chức diễn tập
theo đúng quy định. Các Đơn vị, Cơ sở diễn tập PA PCCC đột xuất khi có yêu
cầu.
- Trước khi diễn tập, BCH PCCC, tiểu BCH PCCC phải xây dựng
phương án diễn tập, kế hoạch diễn tập để đảm bảo các thành viên tham gia
nắm biết được tình huống, phương án chữa cháy và đảm bảo an toàn trong
quá trình diễn tập. Sau khi diễn tập, BCH PCCC các cấp tổ chức họp rút kinh
nghiệm và có biên bản họp rút kinh nghiệm (nêu được: Tình huống, thời gian
diễn tập, diễn biến và thời gian kết thúc diễn tập, nội dung cần rút kinh
nghiệm sau diễn tập...) để phổ biến đến người có liên quan.
- Tại trụ sở làm việc của Đơn vị, Cơ sở, Trạm biến áp 110kV, Trạm biến
áp trung gian phải bố trí sơ đồ PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC đủ
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 6/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
lớn, ký hiệu rõ ràng nơi đặt thiết bị chữa cháy, họng nước cứu hoả, lối thoát
hiểm…. để mọi người dễ thấy, dễ sử dụng.
- Trang thiết bị PCCC phải đủ số lượng theo quy định để ở nơi dễ lấy,
không vướng lối đi lại, thuận lợi sử dụng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
3.4. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị PCCC.
3.4.1. Bình cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy:
- Kiểm tra định kỳ bình chữa cháy khoảng 30 ngày/lần hoặc theo hướng
dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất (nếu thời gian kiểm tra định kỳ của nhà sản xuất
ngắn hơn thời gian quy định tại Quy định này).
- Thực hiện các phương pháp, nội dung kiểm tra bình chữa cháy, thời
hạn sử dụng bình tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 7435-2:2004 hoặc theo
hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Bình chữa cháy phải được đặt trên hệ thống giá đỡ chắc chắn. Treo
thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện PCCC trên cổ bình chữa cháy theo
tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 (Mẫu thẻ được ban hành theo Phụ lục 3 của Quy
định này).
3.4.2. Hệ thống báo cháy tự động:
- Sau khi đưa hệ thống báo cháy tự động vào hoạt động phải kiểm tra
mỗi năm ít nhất hai lần hoặc theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất (nếu
thời gian kiểm tra định kỳ của nhà sản xuất ngắn hơn thời gian quy định tại
Quy định này). Khi kiểm tra phải thử các chức năng của hệ thống và sự hoạt
động của tất cả các thiết bị báo cháy. Khi phát hiện hư hỏng phải khắc phục
ngay.
- Tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt hệ thống báo cháy nhưng ít
nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống hoặc theo
hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất (nếu thời gian bảo dưỡng của nhà sản
xuất ngắn hơn thời gian quy định tại Quy định này). Khi bảo dưỡng phải kiểm
tra độ nhạy của tất cả các đầu báo cháy. Những đầu báo cháy không đạt yêu
cầu về độ nhạy phải được thay thế.
3.4.3. Hệ thống chữa cháy tự động:
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo
TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và
những chỉ dẫn của nhà sản xuất.
* Ghi chú: Cập nhật hồ sơ thiết bị, kết quả kiểm tra và theo dõi trang thiết bị
PCCC theo mẫu sổ ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục 2).
3.5. Công tác lưu trữ hồ sơ theo dõi quản lý về hoạt động PCCC:
- Các Đơn vị, Cơ sở, Trạm 110kV lưu trữ hồ sơ về công tác PCCC theo
hướng dẫn tại mục I của Thông tư 04/2004/TT-BCA, bao gồm:
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 7/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
+ Luật PCCC, Nghị định, Thông tư, tiêu chuẩn của nhà nước. Các Quy
chế, Quy định, Quyết định, văn bản chỉ đạo của nhà nước, EVN, EVNNPC về
công tác PCCC.
+ Các quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ các thành viên BCH
PCCC, tiểu BCH PCCC, đội PCCC cơ sở…
+ PA PCCC, kế hoạch diễn tập PCCC, biên bản họp rút kinh nghiệm
sau diễn tập PCCC.
+ Lưu trữ các biên bản thí nghiệm định kỳ đối với các Trạm biến áp
Trung gian, TBA 110kV (thí nghiệm dầu, điện trở tiếp đất…).
+ Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các công trình, trạm
biến áp theo quy định.
+ Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC (nếu có); giấy chứng nhận
đủ điều kiện về PCCC đối với các công trình bắt buộc (nếu có);
+ Phiếu phân loại Cơ sở về PCCC (nếu có);
+ Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC; các văn bản đề xuất, kiến nghị
về công tác PCCC; biên bản vi phạm và quyết định liên quan đến xử lý vi
phạm về PCCC (nếu có);
+ Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện
nghiệp vụ và hoạt động của đội PCCC Cơ sở; sổ theo dõi quản lý, sử dụng
phương tiện PCCC (có mẫu đính kèm theo Quy định này);
+ Thống kê, báo cáo về PCCC; hồ sơ vụ cháy (nếu có).
+ Hồ sơ, lý lịch và tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng, kiểm tra,
bão dưỡng của các TTB PCCC hiện đang sử dụng.
- Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC phải bổ sung thường xuyên,
kịp thời.
3.6. Công tác kiểm tra PCCC của BCH PCCC các cấp.
3.6.1. Thời gian kiểm tra:
- Đối với cấp Cơ sở (Điện lực, Chi nhánh, Phân xưởng): Tiểu BCH
PCCC tự kiểm tra công tác PCCC trong Đơn vị ít nhất 03 tháng một lần.
- Đối với cấp Đơn vị: BCH PCCC kiểm tra đến Cơ sở về công tác
PCCC ít nhất 06 tháng một lần.
- Đối với các Trạm biến áp 110kV, Tram biến áp trung gian, đội chữa
cháy cơ sở tự kiểm tra ít nhất một tháng một lần.
- Tổng công ty Điện lực miền Bắc tổ chức các đoàn công tác kiểm tra,
phúc tra công tác PCCC tại các Đơn vị, Cơ sở.
- Ngoài ra, các Đơn vị, Cơ sở tổ chức kiểm tra đột xuất theo yêu cầu
của cấp trên hoặc công việc đột xuất (trước đợt nắng nóng, nghỉ dài ngày...).
3.6.2. Nội dung kiểm tra:
- Công tác lưu trữ hồ sơ, cập nhật văn bản như mục 3.5 của Quy định này.
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 8/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
- Việc thực hiện kế hoạch cấp phát phương tiện về PCCC.
- Huấn luyện, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng theo quy định.
- Sơ đồ PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC treo tại vị trí dễ nhìn …
- Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện kỹ thuật PCCC theo quy
định.
- Bể chứa cát phải đủ lượng cát, bể chứa nước làm mát dầu sự cố đối
với TBA (trung gian, 110kV) đảm bảo lượng nước có trong bể. Dụng cụ chữa
cháy thô sơ: xẻng, cuốc, xô, thang tre… đầy đủ, còn sử dụng tốt.
- Kiểm tra khuôn viên công trình, kho, nhà xưởng: xử lý rác, xắp xếp
vật tư gọn gàng… tránh nguy cơ cháy, nổ.
- Kiểm tra kiến thức về công tác PCCC đối với cán bộ, thành viên BCH
PCCC, tiểu BCH PCCC, đội chữa cháy cơ sở, CBCNV.
* Ghi chú: Kết thúc kiểm tra, phải có biên bản kiểm tra, trưởng đoàn
kiểm tra phải thông báo đến Đơn vị được kiểm tra các vấn đề đã làm được, các
tồn tại và yêu cầu Đơn vị được kiểm tra khắc phục trong thời hạn nhất định.
3.7. Công tác báo cáo PCCC:
3.7.1. Báo cáo định kỳ:
- Báo cáo định kỳ sáu tháng một lần.
- Thời gian các Đơn vị gửi báo cáo công tác PCCC về EVNNPC theo
quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
- Nội dung báo cáo:
+ Công tác tổ chức bộ máy hoạt động về PCCC từ Đơn vị đến Cơ sở:
+ Tổ chức lực lượng chữa cháy của các Đơn vị, Cơ sở:
+ Công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ an toàn PCCC; xây
dựng và diễn tập phương án chữa cháy tại Đơn vị, Cơ sở:
+ Công tác kiểm tra an toàn PCCC của Đơn vị, Cơ sở:
+ Công tác đầu tư, mua sắm phương tiện PCCC 6 tháng đầu năm, cả
năm: số lượng phương tiện PCCC, tổng chi phí.
+ Công tác quản lý hệ thống, phương tiện PCCC ở Đơn vị, Cơ sở:
+ Khắc phục các tồn tại của hệ thống PCCC tại Đơn vị, Cơ sở:
+ Khen thưởng, xử lý vi phạm về PCCC: ……………
+ Công tác phối hợp với Cảnh sát PCCC và Đơn vị liên quan:
+ Thống kê tình hình cháy và thiệt hại do cháy gây ra trong 6 tháng,
cả năm: Số vụ cháy, nổ: ...... vụ; Địa điểm xảy ra vụ cháy, nổ: ....... ; Nguyên
nhân gây ra vụ cháy, nổ:... ; thiệt hại do cháy, nổ gây ra:.....
+ Tồn tại và kiến nghị:
+ Kế hoạch thực hiện công tác PCCC của BCH PCCC 6 tháng tiếp theo:
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 9/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
3.7.2. Báo cáo đột xuất:
- Ngay khi xảy ra sự cố cháy nổ, BCH PCCC phải báo cáo ngay về Ban
TTAT (thường trực) EVNNPC bằng điện thoại, báo cáo sơ bộ tình hình sự cố
cháy, nổ.
- Trong thời gian 08 giờ kể từ khi sự cố cháy, nổ xảy ra, người đứng
đầu Đơn vị phải có báo cáo bằng văn bản về Ban TTAT (thường trực) để báo
cáo lãnh đạo EVNNPC, EVN theo quy định.
- Nội dung báo cáo gồm:
+ Thời gian xảy ra cháy, nổ: ….
+ Địa điểm xảy ra cháy, nổ: ….
+ Thời tiết khi xảy ra cháy, nổ: …..
+ Nguyên nhân (xác định ban đầu) gây ra cháy, nổ: ….
+ Diễn biến vụ cháy, nổ:….
+ Thiệt hại về tài sản và ước thiệt hại: …..
+ Tai nạn về người (nếu có): …..
+ Công tác khắc phục:…
+ Kiến nghị, đề xuất, các vấn đề khác (nếu có):
3.8. Chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ:
3.8.1. Chữa cháy:
- Khi xảy ra sự cố cháy, nổ cần thực hiện các biện pháp chữa cháy cơ
bản sau:
Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay
đám cháy.
Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
- Khi chữa cháy, mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt 4 bước chữa cháy
trong tiêu lênh chữa cháy gồm:
Bước 1: Phát hiện đám cháy cần báo động cho người xung quanh
biết: Hô hoán, gõ kẻng…
Bước 2: Cắt nguồn điện đến khu vực có đám cháy.
Bước 3: Sử dụng các phương tiện để chữa cháy: bình chữa cháy,
cát, nước.
Bước 4: Khi đám cháy lan rộng, không có khả năng kiểm soát,
gọi điện cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số Điện
thoại khẩn cấp 114.
- Người tham gia chữa cháy phải tuân thủ lệnh của người chỉ huy chữa
cháy:
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 10/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
+ Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa
cháy.
+ Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy chưa đến kịp thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa
cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng
đội chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy
chữa cháy.
Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người
chỉ huy chữa cháy là người chỉ huy phương tiện, chủ phương
tiện; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ
phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy
chữa cháy.
- Vận dụng PA PCCC của Đơn vị, Cơ sở vào thực tế để dập tắt đám
cháy hiệu quả.
3.8.2. Khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ:
Người đứng đầu đơn vị xảy ra vụ cháy có trách nhiệm tổ chức thực
hiện khắc phục hậu quả vụ cháy gồm những việc sau đây:
- Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn, cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại
ổn định đời sống;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn
xã hội;
- Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các
hoạt động khác.
- Bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ vụ cháy theo yêu cầu của Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy và các cơ quan chức năng.
3.9. Công tác khen thưởng, kỷ luật:
3.9.1. Khen thưởng:
- Các Đơn vị, Cơ sở và cá nhân có thành tích trong công tác PCCC,
được xét khen thưởng đình kỳ hàng năm hoặc đột xuất trên Cơ sở thành tích
cu thể, theo Quy chế Thi đua – Khen thưởng của Tổng công ty Điện lực miền
Bắc.
3.9.2. Kỷ luật:
- Đơn vị, Cơ sở và cá nhân có liên quan vi phạm Quy định này hoặc các
quy định khác của Nhà nước về lĩnh vực PCCC, tùy theo mức độ vi phạm và
hậu quả sẽ bị xử lý, kỷ luật theo quy định.
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 11/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
4. Tổ chức thực hiện:
- Các Đơn vị thành viên EVNNPC có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn
các nội dung của Quy định này đến các bộ phận chức năng, các cá nhân liên
quan để triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở nội dung Quy định hiện hành của EVNNPC, các Đơn vị
chủ động xây dựng, ban hành các Quy trình, Quy định cụ thể để áp dụng
thống nhất trong phạm vi hoạt động của từng Đơn vị.
- Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quy
trình quản lý công tác Phòng cháy chữa cháy của Tổng Công ty Điện lực miền
Bắc ban hành lần 1 kèm theo quyết định số 2337/QĐ-EVN NPC ngày
07/12/2010 và “Phần B - Quy định trang cấp một số dụng cụ phòng chống
cháy nổ” ban hành kèm theo Quyết định số 883/QĐ-EVN NPC ngày
25/6/2012 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
- Những nội dung không được nêu trong Quy định này được hiểu và
thực hiện theo các Quy chế, Quy trình, Quy định hiện hành có liên quan của
Nhà nước, EVN, EVNNPC.
- Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc nảy sinh
hoặc có điểm chưa phù hợp, các Đơn vị phản ánh kịp thời về Ban TTAT
EVNNPC để tổng hợp trình lãnh đạo Tổng công ty xem xét bổ sung hoặc sửa
đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 12/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH TRANG BỊ MỘT SỐ THIẾT BỊ DỤNG CỤ,
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Stt
Tên thiết bị
1
2
3
4
Bình chữa cháy
- Các khí các
bon níc (C02),
MT5..
5
6
7
Bình chữa cháy
- Bột và khí Ni
tơ (MFZ8 MZ8...)
8
9
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Đối tượng được trang
cấp
10 bình/ 01 Trạm 110kV. Trạm 110kV/35-22-10kV.
5 bình/01 Trạm biến áp
Trạm biến áp trung gian
trung gian 35kV.
35kV có người trực.
Trạm biến áp trung gian
35kV không có người
2 bình/01 Trạm
trực. Trạm cắt trong nhà,
trạm phân phối trong nhà.
Nhà kho kín, xưởng-sửa
02 bình/100m2 xưởng
chữa cơ điện, ga ra ô tô
nhà kho kín
để tập trung.
Nhà văn phòng làm việc
01 bình/200m2 nhà văn của các trụ sở Công ty,
phòng làm việc.
Điện lực, Chi nhánh, Đội,
Tổ.
10 bình/01 Trạm 110kV Trạm 110kV/35-22-10kV
4 bình/01 Trạm BA trung Trạm biến áp trung gian
gian 35kV.
35Kv có người trực.
Trạm biến áp trung gian
35kV không có người
2 bình/01 Trạm
trực. Trạm cắt trong nhà,
trạm phân phối trong nhà.
01 bình/150m2 xưởng,
Nhà kho kín, xưởng sửa
nhà kho kín.
chữa cơ điện, ga-ra ô tô
Định mức trang cấp
Trang 13/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Stt
Tên thiết bị
12
Bình chữa cháy
- Bột và khí Ni
tơ...
Bình chữa cháy
kiểu xe đẩy
MFT-35 hoặc
MFT- 50
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
Định mức trang cấp
01 bình/200m2 nhà văn
phòng làm việc
10
11
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Đối tượng được trang
cấp
để tập trung.
Nhà văn phòng làm việc
của các trụ sở Công ty
Điện lực, Điện lực, Phân
xưởng, Chi nhánh, Tổ,
Đội.
Theo hướng dẫn kỹ thuật
Các ô tô của các Đơn vị,
về PCCC của nhà sản
đem theo xe ô tô.
xuất ôtô.
02 bình/ 01 trạm
Trang 14/17
Trạm 110kV/35-22-10kV
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
PHỤ LỤC 2: MẪU SỔ THEO DÕI QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG
TIỆN PCCC
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
CÔNG TY ĐIỆN LỰC.....
---------***---------
SỔ THEO DÕI QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN PCCC
Đơn vị/Trạm:..............................................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................................
Mở sổ ngày ....... tháng ...... năm .......
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Sổ theo dõi quản lý, sử dụng trang thiết bị dụng cụ PCCC chia làm 2 phần:
- Phần 1: Bảng tổng hợp phương tiện PCCC.
- Phần 2: Bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ
thống) PCCC.
2. Hướng dẫn cách ghi chép:
2.1. Đối với “Bảng tổng hợp phương tiện PCCC”: Ghi toàn bộ số lượng
bình, phương tiện, hệ thống chữa cháy (theo từng thời điểm để theo dõi và kiểm kê,
báo cáo).
2.2. Đối với “Bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc
hệ thống) PCCC”:
- Mỗi bình, hệ thống, phương tiện ghi riêng một trang để theo dõi lâu dài.
- Ghi đầy đủ các thông số của từng loại phương tiện PCCC vào phần thông tin.
- Mục (4): Phải ghi rõ tình trạng kết cấu như vỏ bình, van, vòi, loa, ống dẫn
loa, kẹp chì. Tình trạng cân nặng, vạch đồng hồ.
- Khi phương tiện, hệ thống, bình chữa cháy hỏng (không sử dụng được) phải
ghi lý do hỏng, thanh lý huỷ bỏ bình. Lưu hồ sơ, lý lịch của bình đó trong sổ này.
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 15/17
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
Trang 1,2,3,4,5,6:
BẢNG TỔNG HỢP PHƯƠNG TIỆN PCCC
Stt
Ngày, tháng,
năm (kiểm tra
hoặc đưa vào
sử dụng)
(1)
(2)
Loại
phương
tiện, hệ
thống
PCCC
(3)
Tình trạng
kỹ thuật
(Đạt hoặc
Không đạt)
Chữ ký
người cập
nhật
(8)
Ký mã
hiệu
Số
lượng
Đơn
vị
tính
(4)
(5)
(6)
(7)
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt (mới)
Đạt
Không đạt
(hỏng)
Đạt
Đạt
Ví dụ:
01/8/2013
01/8/2013
01/9/2013
01/9/2013
05/9/2013
01/10/2013
01/10/2013
Bình C02
Bình bột
Bình C02
Bình bột
Bình C02
Bình C02
Bình C02
MT3
MFZ8
MT3
MFZ8
MT5
MT3
MT3
5
8
5
8
3
4
1
Bình
Bình
Bình
Bình
Bình
Bình
Bình
01/10/2013
01/10/2013
Bình bột
Bình C02
MFZ8
MT5
8
3
Bình
Bình
Trang 7,8,9,10 (và các trang tiếp sau):
Bảng theo dõi
tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC
Tên phương tiện PCCC, ký hiệu, số:...................................................................................................................................
Nước, năm sản xuất:........................................................................; Ngày tháng đưa vào sử dụng……………….
Tình trạng kỹ thuật khi mới đưa vào sử dụng (cân nặng:…………………...….kg; vạch đồng hồ áp
suất:…………………...….; tình trạng bên ngoài:………………………..…………...….).
Lần
TN,
kiểm
định
(1)
Ngày,
tháng,
năm TN,
kiểm
định
(2)
Đơn vị/cá
nhân TN,
kiểm định
(3)
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Tình trạng (vỏ
bình, van, vòi, loa,
ống dẫn loa, kẹp
chì, cân nặng,
vạch đồng hồ)
(4)
Trang 16/17
Kết
luận
Chữ ký của
cá nhân
TN, kiểm
định
Thời gian
kiểm tra
tiếp heo
(5)
(6)
(7)
Nơi đóng dấu kiểm soát
EVN NPC.TTAT/QĐ.06
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC PCCC
TRONG TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Lần ban hành: 01
Ngày: 30/10/2013
Sửa đổi: 00
Ngày:
Phê duyệt sửa đổi:
PHỤ LỤC 3: MẪU THẺ THEO DÕI KẾT QUẢ KIỂM TRA PHƯƠNG
TIỆN PCCC
THẺ THEO DÕI KẾT QUẢ KIỂM TRA
PHƯƠNG TIỆN PCCC
- Tên Phương tiện: ……......…….
- Ký mã hiệu:……………Số Seria:..............
- Ngày, tháng năm đưa vào sử dụng:………
Ngày, tháng
kiểm tra
Kết quả
kiểm tra
Đơn vị/bộ
phận/Người
kiểm tra
(ký, ghi rõ
họ tên)
Kích thước của thẻ: 100 x 150 (mm).
(Ghi chú: Thẻ có dấu treo của Cơ sở, treo trên cổ bình chữa cháy)
Phòng, Ban, cá nhân sử dụng
Trang 17/17
Nơi đóng dấu kiểm soát