Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIAVỀ THIẾT BỊ THU TRỰC CANH CUỘC GỌI CHỌN SỐ TRÊN TÀU BIỂN HOẠT ĐỘNG TRÊN CÁC BĂNG TẦN SỐ MF, MF/HF VÀ VHFTRONG NGHIỆP VỤ DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 25 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
---------

THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ THU TRỰC CANH CUỘC GỌI CHỌN SỐ
TRÊN TÀU BIỂN HOẠT ĐỘNG TRÊN CÁC BĂNG TẦN SỐ
MF, MF/HF VÀ VHF
TRONG NGHIỆP VỤ DI ĐỘNG HÀNG HẢI
Mã số:

159 - 12 - KHKT - TC

(Sửa sau Giám định cấp Bộ)
Chủ trì đề tài:

KS. Văn Quang Dũng

Cộng tác viên: ThS. Nguyễn Huy Quân
ThS. Đỗ Diệu Hương
ThS. Nghiêm Thanh Huyền
ThS. Đỗ Thu Thủy
KS. Phan Văn Minh
KS. Trịnh Vinh Quang

HÀ NỘI – 2012


Mục lục


1. TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU CỦA QCVN....................................................................3
1.1. Tên gọi của QCVN................................................................................................3
1.2. Ký hiệu của QCVN...............................................................................................3
2. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................3
1.3. Đặc điểm thiết bị thu trực canh DSC đặt trên tàu biển.....................................3
1.4. Tình hình sử dụng thiết bị thu trực canh DSC đặt trên tàu biển ở Việt Nam
và trên thế giới.............................................................................................................5
1.4.1. Việt Nam..............................................................................................................5
1.4.2. Thế giới..............................................................................................................10
1.5. Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị thu trực canh trên tàu biển ở Việt Nam và
trên thế giới................................................................................................................14
1.5.1. Việt Nam............................................................................................................14
1.5.2. Thế giới.............................................................................................................. 17
1.6. Lý do và mục đích xây dựng QCVN..................................................................18
1.6.1. Lý do xây dựng QCVN......................................................................................18
1.6.2. Mục đích xây dựng QCVN................................................................................18
2. SỞ CỨ XÂY DỰNG CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT.............................................19
2.1. Phân tích các tài liệu...........................................................................................19
2.2. Lựa chọn sở cứ chính..........................................................................................20
2.3. Hình thức xây dựng quy chuẩn..........................................................................20
2.3.1. Sở cứ.................................................................................................................. 20
2.3.2. Phương pháp xây dựng QCVN..........................................................................20
3. GIẢI THÍCH NỘI DUNG DỰ THẢO QUY CHUẨN.........................................21
4. BẢNG ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG QCVN VỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO.........21
5. KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG..................................................................................24

2


THUYẾT MINH DỰ THẢO


1.

TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU CỦA QCVN

1.1. Tên gọi của QCVN
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu trực canh cuộc gọi chọn số trên tàu
biển hoạt động trên các băng tần số MF, MF/HF và VHF trong nghiệp vụ di động
hàng hải”.

1.2. Ký hiệu của QCVN
QCVN XXX:201X/BTTTT.

2.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.3. Đặc điểm thiết bị thu trực canh DSC đặt trên tàu biển
Gọi chọn số DSC là kỹ thuật mã hóa vô tuyến điện cho phép gửi, nhận bản tin số theo
định dạng xác định qua hệ thống thông tin hàng hải băng tần MF, HF và VHF. Trong
hệ thống thông tin cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu – GMDSS (Global Maritime
of Distress and Safety System) thì gọi chọn số DSC trên các tàu đóng một vai trò rất
quan trọng.
Chức năng DSC trên các thiết bị thu phát VHF/ MF/ HF được sử dụng để tàu phát tín
hiệu cấp cứu tới bờ cũng như phát xác nhận điện cấp cứu tới tàu. Khi tàu gặp nạn, khai
thác viên trên tàu gửi các thông tin ngắn gọn về tình trạng của tàu theo mẫu điện sẵn
có trên thiết bị thu phát VHF/ MF/ HF. Nội dung của bức điện cấp cứu phát đi gồm các
thông tin tên tàu gọi, quốc tịch tàu, vị trí, thời gian bị nạn, tính chất bị nạn và phương
thức liên lạc tiếp theo…
Thiết bị thu trực canh DSC là thiết bị được sử dụng tại các đài Thông tin duyên hải

(TTDH) và được trang bị trên các tàu thuyền để thu nhận các tín hiệu báo động, khẩn
cấp, cứu nạn của các thuyền gặp nạn theo phương thức truyền DSC. Bức điện DSC thu
nhận được là một bức điện ngắn tương tự như tin nhắn SMS trên điện thoại di động.
Trường hợp là điện cấp cứu hoặc khẩn cấp, chuông báo hiệu reo liên tục cho tới khi
khai thác viên đọc bức điện. Các thông tin về tàu bị nạn như tên tàu, vị trí tàu, tính chất
tai nạn và yêu cầu trợ giúp của tàu ngay lập tức được đài TTDH chuyển tới các cơ
quan chức năng về tìm kiếm cứu nạn để phối hợp thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn
cho tàu. Các tàu gần khu vực bị nạn có trang bị thiết bị thu trực canh có thể thu được
các thông tin cảnh báo, an toàn, cứu nạn từ đài TTDH cũng như từ các tàu bị nạn
quanh khu vực để có thể đối phó và ứng cứu kịp thời.
3


Các tần số quốc tế của máy thu trực canh DSC là: 2187,5 kHz; 4207,5 kHz; 6312 kHz;
8414,5 kHz; 12577 kHz; 16804,5 kHz; 156,525 MHz (Kênh 70).
Đặc điểm của các thiết bị thu trực canh cuộc gọi chọn số đặt trên tàu biển là nó cho
phép tàu thuyền có thể giám sát trực canh liên tục trên các kênh tần số DSC khẩn cấp,
an toàn quy định hoặc trên các kênh tần số thiết lập. Thiết bị thu trực canh DSC đặt
trên tàu biển có thể là thiết bị độc lập hoặc được tích hợp trong thiết bị điện thoại vô
tuyến cùng với các thiết bị DSC thông thường. Thiết bị này cho phép giám sát liên tục
không gián đoạn kể cả khi thực hiện các thao tác truyền phát, gọi cấp cứu trên các thiết
bị vô tuyến có tích hợp các chức năng thoại, DSC, NDBP…
Yêu cầu đối với thiết bị thu trực canh DSC ở băng tần VHF là máy thu đơn tần được
thiết lập ở tần số 156,525 MHz (kênh 70) cho các cuộc gọi cứu nạn, khẩn cấp và an
toàn. Thiết bị thu nhận được tín hiệu sử dụng loại phát xạ G2B.
Yêu cầu đối với thiết bị thu trực canh DSC ở băng tần MF là máy thu đơn tần được
thiết lập ở tần số 2187,5 kHz cho các cuộc gọi cứu nạn, khẩn cấp và an toàn.
Yêu cầu đối với thiết bị thu trực canh DSC ở băng tần MF/HF là máy thu đa tần có thể
quét được tới 6 tần số cấp cứu trong dải tần MF/HF từ 1606,5 kHz – 27,5 MHz, trong
đó phải được thiết lập quét không ít hơn 3 tần số cấp cứu trong đó có 2 tần số 2187,5

kHz và 8414,5 kHz và 1 tần số DSC cấp cứu nữa. Thiết bị thu nhận được tín hiệu sử
dụng loại phát xạ F1B hoặc J2B.
Hiện nay, các thiết bị thu trực canh DSC thường được tích hợp trong các thiết bị vô
tuyến bao gồm cả thoại, telex,… Đối với các tàu hoạt động ở vùng biển bất kỳ, yêu
cầu trang bị thiết bị VHF DSC thường là loại D thì phần thu cũng như phát tín hiệu
DSC được dùng chung trên kênh 70. Ở chế độ hoạt động bình thường thì thiết bị trên
đóng vai trò máy thu trực canh. Khi có sự cố hoặc muốn truyền phát tín hiệu từ tàu vào
bờ thì thiết bị VHF trên sẽ chuyển từ chế độ thu sang phát và sẽ không thu trong
khoảng thời gian này. Các thiết bị VHF DSC hiện nay đã tích hợp thêm phần thu trực
canh với anten riêng cho thu kênh VHF 70, đảm bảo thu nhận tín hiệu liên tục không
gián đoạn kể cả khi thực hiện phát trên kênh 70 như sơ đồ chức năng dưới đây:

4


Hình 1. Thiết bị VHF tích hợp bộ DSC và máy thu trực canh DSC
Đối với các tàu lưu thông trên các tuyến biển quốc tế theo SOLAS 74 ở các vùng biển
A3, A4 phải trang bị các thiết bị vô tuyến VHF, MF/HF nên thường là các thiết bị DSC
loại A tích hợp trong thiết bị vô tuyến bao gồm các tính năng thoại, NDBP… Ngoài
thiết bị DSC loại A này, thì còn có bộ phận thu trực canh DSC với anten riêng biệt
cũng được tích hợp cùng với thiết bị vô tuyến nói trên.

1.4. Tình hình sử dụng thiết bị thu trực canh DSC đặt trên tàu biển ở Việt
Nam và trên thế giới
1.4.1.

Việt Nam

Việt Nam là một nước có bờ biển dài và có hoạt động thương mại cũng như khai thác,
đánh bắt cá trên biển rất lớn. Chính vì vậy, việc trang bị các thiết bị vô tuyến để liên

lạc giữa đất liền và các tàu là điều bắt buộc. Thiết bị máy thu trực canh DSC đặt trên
tàu là một phần của hệ thống thiết bị vô tuyến bắt buộc trang bị trên tàu biển trong hệ
thống GMDSS. Việt Nam tham gia các công ước biển quốc tế do đó phải tuân theo các
trang bị theo các tổ chức hàng hải quốc tế.
2.2.1.1. Quy định về các trang thiết bị an toàn hàng hải liên quan đến thiết bị
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 59/2005/QĐ-BGTVT về “Quy định
về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên
tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa”. Theo Điều 19 và khoản 2 Điều 1 Chương
1 của Quy định này chỉ rõ Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan đến quản lý, khai thác tàu biển thuộc một trong các trường hợp: Tàu biển có
chiều dài từ 20 m trở lên; Tàu biển có tổng công suất máy chính từ 37 kW trở lên; Tàu
khách, tàu kéo, tàu chở hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất nguy
hiểm và tàu có công dụng đặc biệt khác không phụ thuộc vào chiều dài tàu và tổng
công suất của máy chính đều phải trang bị các thiết bị:

5


Bảng 1. Yêu cầu trang bị thiết bị an toàn hàng hải lắp đặt trên tàu biển Việt Nam
hoạt động tuyến nội địa
TT

Tên thiết bị

Số lượng

Ghi chú
Không áp dụng cho tàu chỉ hoạt
động từ phao số “0” trở vào hoặc
khu vực cảng


1

Máy thu phát MF/HF

1

2

Thiết bị VHF DSC

1

3

Máy thu NAVTEX

1

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT
trở lên và tàu khách từ 300 GT trở
lên

4

S.EPIRB

1

Áp dụng cho tàu từ 300 GT trở lên

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT
trở lên và tàu khách từ 300 GT trở
lên

5

Phản xạ ra đa

1

6

Đồng hồ hàng hải

1

7

VHF hai chiều (Two-way VHF)

2

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT
trở lên và tàu khách từ 300 GT trở
lên hoạt động ở vùng biển hạn chế
II và hạn chế I

8

Hệ thống truyền thanh công cộng *


1

Áp dụng cho tàu khách có số khách
trên 50 người

Ghi chú: (*): Hệ thống phải gồm trung tâm điều khiển đặt tại buồng lái và các loa đặt tại
buồng khách, đảm bảo có thể truyền đạt thông tin từ ban chỉ huy tàu đến hành khách

Cũng theo Điều 2 Chương I của Quy định này, nếu các tàu nằm ngoài phạm vi nêu ở
Điều 1 thì việc trang bị các thiết bị vô tuyến, an toàn hàng hải phải theo TCVN
6278:2003 - Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.
Tài liệu Quy phạm trang bị an toàn tàu biển theo TCVN 6278:2003 - Phần quy định
trang thiết bị Vô tuyến điện trên tàu biển được cho trong mục 4.2.1 của Chương 4 quy
phạm yêu cầu:
-

1. Trang bị cho tàu thuộc phạm vi áp dụng của SOLAS 74 được cho trong bảng
dưới đây.

6


Bảng 2. Yêu cầu trang bị thiết bị vô tuyến điện cho tàu biển theo SOLAS 74

Ngoài ra còn có các mục khác thuộc mục 4.2.1 tiêu chuẩn này:
 2. Yêu cầu về đảm bảo sẵn sàng hoạt động.
• Yêu cầu trang bị đúp thiết bị
• Bảo dưỡng trên bờ
• Bảo dưỡng điện tử trên biển

 3. Trang bị cho các tàu biển chạy tuyến Quốc tế không thuộc phạm vi áp dụng SOLAS
74: Các tàu hàng có GT nhỏ hơn 300 khi hoạt động tuyến Quốc tế phải trang bị:
• 01 thiết bị VHF DSC (bao gồm: bộ phận giải mã DSC, Bộ thu trực canh DSC
và bộ thu phát VHF).
• 01 Thiết bị thu phát MF/HF (không cần DSC)
• 01 máy thu NAVTEX
• 02 Thiết bị VHF cầm tay
7


• 01 S.EPIRB
 4. Trang bị Vô tuyến điện cho tàu biển hoạt động ở vùng biển Việt Nam
• Các tàu biển tự hành hoạt động chỉ trong vùng biển Việt Nam theo kích thước,
công dụng và vùng hoạt động phải trang bị theo bảng dưới đây:

Bảng 3. Trang thiết bị vô tuyến điện cho tàu biển hoạt động ở vùng biển Việt
Nam

• Các tàu không tự hành được kéo, đẩy trên biển hoặc để lâu dài bên ngoài khu
vực cảng và vùng có tàu qua lại, mà trên tàu có người thì phải trang bị hoặc thiết
bị VHF DSC hoặc thiết bị MF/HF để đảm bảo liên lạc với tàu kéo, đẩy hoặc đài
Vô tuyến điện trên bờ tùy vào trường hợp cụ thể.
• Bất cứ tàu nào sau khi đóng mới cần phải đi tới nơi nào đó để hoàn thiện, không
bắt buộc phải trang bị ngay theo các quy định trên, nhưng phải trang bị đủ để
đảm bảo an toàn thông tin cho chuyến đi tùy trường hợp cụ thể do Đăng kiểm
xem xét quyết định.

Nhận xét:
Đối với các tàu hoạt động ở bất cứ vùng biển nào, luôn luôn bắt buộc phải có ít nhất 1
thiết bị VHF DSC để liên lạc trong các trường hợp thông tin, khẩn cấp, cứu nạn. Ngoài

ra, đối với các tàu hoạt động ở phạm vi vùng biển quốc tế theo SOLAS 74, bắt buộc
phải trang bị các thiết bị MF hoặc MF/HF bao gồm bộ giải mã DSC, máy thu trực
canh DSC, bộ phận thu phát Vô tuyến điện thoại MF hay MF/HF tương ứng.
Theo các yêu cầu và quy định như trên đối với trang thiết bị gọi chọn số DSC, phân
loại theo vùng biển thì:
 Vùng biển A1: yêu cầu tối thiểu 1 thiết bị VHF DSC
 Vùng biển A2: yêu cầu tối thiểu 1 thiết bị VHF DSC + 1 thiết bị MF DSC
 Vùng biển A3, A4: yêu cầu tối thiểu 1 thiết bị VHF DSC + 1 thiết bị MF/HF
DSC
8


Các thiết bị trên đều bao gồm một bộ giải mã DSC và máy thu trực canh DSC. Trong
đó, quy định về phân loại vùng biển cũng được cho ở chương 4 của tài liệu Quy phạm
trang bị an toàn tàu biển, cụ thể như sau:
 Vùng biển A1 là vùng năm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại hiệu
quả của ít nhất một trạm VHF ven biển, trong đó có hoạt động thông tin cấp
cứu liên tục DSC.
 Vùng biển A2 là vùng, trừ vùng A1, nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện
thoại của một trạm thu phát MF ven biển, trong đó có hệ thống thông tin cấp
cứu liên tục DSC.
 Vùng biển A3 là vùng, trừ vùng biển A1 và A2 nằm trong phạm vi phủ sóng vô
tuyến điện của một vệ tinh địa tĩnh INMARSAT, trong đó có hoạt động thông
tin cấp cứu liên tục. Vùng này nằm từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam.
 Vùng biển A4 là vùng nằm ngoài các vùng biển A1, A2, A3.
2.2.1.2. Tình hình thị trường phân phối và sử dụng của thiết bị
Hiện nay, ở Việt Nam có các công ty chuyên phân phối các thiết bị vô tuyến hàng hải
như Vishipel, công ty Hải Đăng, công ty Cổ phần thiết bị hàng hải, công ty Hoàng
Minh… Các thiết bị thu trực canh DSC trên tàu biển cũng được các công ty trên phân
phối rất đa dạng, nhiều chủng loại của các hãng sản xuất lớn, có thương hiệu trên thế

giới như Furuno, ICOM, Samyung… với đầy đủ các băng tần hoạt động khác nhau.
Ở Việt Nam, các tàu thuyền đánh cá trong các vùng biển nội địa là chủ yếu nên thiết bị
được sử dụng nhiều nhất là các thiết bị liên lạc VHF. Các thiết bị này thông thường có
chức năng thoại và DSC để liên lạc giữa tàu và bờ cũng như tàu và tàu. Các thiết bị
này thường trực canh ít nhất trên kênh thoại, ngoài ra cũng có thiết bị cho phép trực
canh trên kênh 70. Thiết bị gọi chọn số loại D hoạt động ở băng tần VHF có mạch thu
trực canh riêng biệt ở kênh 70 được các hãng phân phối như ICOM IC-M504, Furuno
FM-4000, Samyung STR-6000A…
Đối với các tàu hàng, tàu thương mai lớn thì thường được trang bị các thiết bị gọi chọn
số loại A hoạt động ở các băng tần MF, MF/HF, VHF, là các thiết bị được tích hợp
nhiều chức năng thoại, DSC, NBDP… sử dụng cho các tàu hoạt động tuyến quốc tế và
các vùng biển A3, A4 có máy thu trực canh quét các tần số cấp cứu theo yêu cầu ở
băng tần MF/HF như: Furuno MF/HF Radiotelephone FS 1570/2570, Sailor 6300…
Hiện tại, chỉ có các tàu lưu thông trên tuyến quốc tế tuân theo công ước biển quốc tế là
bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu về trang bị, còn đa phần vẫn còn một số lượng lớn
các tàu thuyền vẫn chưa trang bị đầy đủ các thiết bị nêu trên.

9


1.4.2.

Thế giới

2.2.2.1. Các quy định yêu cầu về sử dụng thiết bị thu trực canh gọi chọn số DSC
Trên thế giới, hầu hết các nước khi lưu thông trên biển quốc tế đều tham gia vào tổ
chức IMO – Hiệp hội hàng hải quốc tế, và phải tuân theo các quy định, công ước của
tổ chức này. Công ước SOLAS 74 hiện vẫn được áp dụng trên toàn thế giới, đưa ra các
tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả
mọi tuyền viên trên tàu bao gồm cả hành khách. Trong SOLAS 74 ở chương IV đưa ra

các quy định về lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu cho hệ thống GMDSS và
trong đó có yêu cầu về thiết bị có chức năng gọi chọn số DSC.
Sửa đổi bổ sung của IMO Comsar Circular 105 (6/8/1991): Clarification of certain
provisioins of 1988 SOLAS Amendents for the GMDSS đưa ra các yêu cầu cụ thể trang
thiết bị bắt buộc phải trên tàu có đối với hệ thống GMDSS. Trong đó quy định cho
thiết bị thu trực canh DSC hoạt động ở các băng tần MF, MF/HF và VHF. Yêu cầu đối
với thiết bị có chức năng gọi chọn số DSC này là phải có khả năng thu trực canh liên
tục đối với kênh tần số cấp cứu tương ứng với dải tần hoạt động MF, MF/HF và VHF.
Các nước hầu hết đều có các quy định chấp thuận theo yêu cầu của SOLAS 74, các
sửa đổi tại SOLAS 1988 và cũng đưa ra các hướng dẫn để thực hiện đúng theo các quy
định này. Đối với các tàu thuyền lưu thông tuyến quốc tế, khi đến bất cứ một quốc gia
nào tham gia công ước cũng phải chịu sự kiểm tra các thiết bị, điều kiện an toàn trước
khi khởi hành nếu không sẽ bị phạt và giam giữ.
Cơ quan hàng hải và bảo vệ bờ biển Anh (MCA) đưa ra hướng dẫn cho các giám sát
viên thực hiện kiểm tra an toàn của tàu biển, trong đó có thiết bị vô tuyến máy thu trực
canh DSC ở VHF, MF/HF đối với các tàu tham gia SOLAS 74.
Canada đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị vô tuyến hàng hải trên tàu trong đó cũng
có các yêu cầu cho thiết bị DSC và máy thu trực canh DSC.
Australia và Mỹ cũng có các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn và cấp cứu
hàng hải cũng đưa ra các hướng dẫn tuân thủ trang bị thiết bị cho hệ thống GMDSS
trên các vùng biển và cũng có yêu cầu trang bị đối với thiết bị thu trực canh DSC…
2.2.2.2. Tình hình thị trường sản phẩm thiết bị thu trực canh gọi chọn số DSC trên
thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều hãng chế tạo thiết bị chọn số DSC độc lập hoặc tích hợp
trong các thiết bị vô tuyến VHF, MF, MF/HF như Furuno, ICOM, Samyung,
Thrane&Thrane… Các sản phẩm này đều phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật của các tổ
chức quốc tế như: Hiệp hội hàng hải quốc tế (IMO), Liên minh viễn thông quốc tế
(ITU-R), Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) và Ủy ban kỹ thuật điện quốc
thế (IEC).
Thiết bị thu trực canh tích hợp DSC của hãng Furuno được cho trong hình dưới đây:

10


Hình 2. Furuno MF/HF DSC/Watch receiver DSC-60
Các thiết bị thu trực canh gọi chọn số DSC được tích hợp trong các thiết bị điện thoại
vô tuyến MF/HF, VHF cùng với chức năng gọi chọn số loại A, D. Thiết bị thu trực
canh có anten riêng để thu riêng biệt tín hiệu DSC so với anten riêng của thiết bị điện
thoại vô tuyến tích hợp chức năng thu/phát DSC, đảm bảo khả năng thu không bị gián
đoạn khi anten của điện thoại vô tuyến được sử dụng cho đàm thoại hoặc phát tín hiệu
DSC. Dưới đây là một số thiết bị điện thoại vô tuyến có tích hợp máy thu trực canh
DSC.

11


Hình 3. ICOM IC-GM651 với DSC class A và trực canh kênh VHF 70

Hình 4. Samyung STR-6000A DSC/VHF Radiophone tích hợp trực canh DSC
kênh 70

12


Hình 5. Furuno FM-8800 DSC class A trực canh kênh VHF 70

Hình 6. JRC JSB-196GM MF/HF Radiotelephone tích hợp trực canh DSC

13



Hình 7. Furuno FS-1570/2570 MF/HF Radiotelephone tích hợp trực canh DSC
MF/HF

1.5. Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị thu trực canh trên tàu biển ở Việt
Nam và trên thế giới
1.5.1.

Việt Nam

Ngày 26/10/2011, Bộ Thông tin truyền thông ban hành quyết định 29/2011/TTBTTTT về Ban hành quy chuẩn quốc gia về viễn thông trong đó có các quy chuẩn liên
quan đến thiết bị chọn số DSC sử dụng trong nghiệp vụ di động hàng hải được ban
hành:


QCVN 58: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị gọi chọn
số DSC”. Quy chuẩn này qui định những yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với thiết
bị gọi chọn số DSC hoạt động trên các băng tần MF, MF/HF và/hay VHF trong
hệ thống thông tin cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

14


Quy chuẩn này quy định những yêu cầu tối thiểu đối với thiết bị cần được sử
dụng để tạo, truyền và thu dịch vụ gọi chọn số DSC trên các tàu thuyền.
Quy chuẩn này bao gồm các yêu cầu cần thoả mãn bởi:
-

Thiết bị DSC được tích hợp với máy phát và/ hoặc máy thu;

-


Thiết bị DSC không tích hợp với máy phát và/ hoặc máy thu.

Quy chuẩn này cũng đưa ra các yêu cầu, phạm vi áp dụng đối với các loại thiết bị
để tạo, truyền và thu DSC bao gồm đầy đủ các loại A, B, D, E, F, G tương ứng
với các chức năng kèm theo của thiết bị DSC.
- Loại A - bao gồm tất cả các phương tiện được xác định trong Phụ lục 1,
Khuyến nghị M.493-6 của ITU-R;
- Loại B - cung cấp các phương tiện tối thiểu cho thiết bị trên các tàu không
yêu cầu sử dụng loại thiết bị A và tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về quản lý
cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu của IMO (GMDSS) đối với những
sự lắp đặt MF và/hoặc VHF. Thiết bị này phải cung cấp:
o

Báo động, báo nhận và các phương tiện chuyển tiếp đối với các
mục đích cứu nạn;

o Gọi và báo nhận đối với các mục đích truyền thông chung; và
o

Gọi đến các dịch vụ nửa tự động/tự động, như được xác định trong
Khuyến nghị M.493-6, Phụ lục 2, mục 3 của ITU-R.

- Loại D - cung cấp các phương tiện tối thiểu đối với dịch vụ cứu nạn, khẩn
cấp và an toàn DSC ở VHF cũng như phương tiện gọi và thu thông
thường, không nhất thiết phải phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu về quản
lý GMDSS của IMO đối với những sự lắp đặt VHF;
- Loại E - cung cấp các phương tiện tối thiểu đối với dịch vụ cứu nạn, khẩn
cấp và an toàn DSC ở MF và/hoặc HF cũng như phương tiện gọi và thu
thông thường, không nhất thiết phải phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu về

quản lý GMDSS của IMO đối với những sự lắp đặt MF/HF;
- Loại F - cung cấp cuộc gọi cứu nạn, khẩn cấp và an toàn DSC ở VHF và
cũng cung cấp dịch vụ thu báo nhận đối với các cuộc gọi cứu nạn của
chính mình (để kết cuối quá trình truyền);
- Loại G - cung cấp cuộc gọi cứu nạn, khẩn cấp và an toàn DSC ở MF và
cũng cung cấp dịch vụ thu báo nhận đối với các cuộc gọi cứu nạn của
chính mình (để kết cuối quá trình truyền).
Quy chuẩn này viện dẫn theo tiêu chuẩn ETSI EN 300 338 v1.2.1 (04-1999)
tham chiếu theo khuyến nghị ITU-R M.493-6, không bao gồm thiết bị thu trực
canh DSC.
15




Một quy chuẩn quốc gia khác cũng liên quan đến phần thu thiết bị DSC là
QCVN 52: 2011/BTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện thoại
VHF sử dụng cho nghiệp vụ lưu động hàng hải”.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu cho máy thu, phát VHF dùng cho
thoại và gọi chọn số (DSC), có đầu nối ăng ten bên ngoài dùng trên tàu thuyền.
Do đó, trong tài liệu quy chuẩn này cũng đưa ra các đặc tính về phần thu cho
thiết bị điện thoại VHF có tích hợp DSC và các yêu cầu kỹ thuật được xây dựng
để đáp ứng yêu cầu thu cả tín hiệu thoại và tín hiệu DSC cũng như các giao diện
hỗ trợ DSC. Tuy nhiên, đối tượng chính mà quy chuẩn này hướng đến là thiết bị
điện thoại VHF. Phần tích hợp DSC chỉ là phần chức năng, còn các đặc tính đo
kiểm được đánh giá cho việc thu phát VHF cho thoại là chủ yếu.
Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn
ETSI EN 300 162-1 V1.2.2 (2000-12) có tham khảo thêm các tiêu chuẩn ETSI
EN 300 162-2 V 1.1.2 (2000-12) và ETS 300 162 của Viện Tiêu chuẩn Viễn
thông châu Âu (ETSI), cũng không để cập tới việc tích hợp thiết bị thu trực canh

DSC.



Quy chuẩn QCVN 59: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện
thoại vô tuyến MF và HF”.
Quy chuẩn này áp dụng cho các máy thu, máy phát vô tuyến, được sử dụng trên
các tàu thuyền lớn, hoạt động chỉ ở tần số trung bình (MF) hoặc hoạt động ở các
băng tần số trung bình và cao tần (MF/HF) trong nghiệp vụ di động hàng hải.
Quy chuẩn này xây dựng dựa trên tài liệu ETSI EN 300 373-2 V1.1.1 (2002-01)
và ETSI EN 300 373-3 V1.1.1 (2002-01) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu
Âu (ETSI).
Quy chuẩn này cũng liên quan tới thiết bị vô tuyến, không tích hợp với bộ mã
hoá hoặc bộ giải mã DSC, nhưng xác định các giao diện với thiết bị như vậy.
Quy chuẩn này ngoài việc đưa ra được các đặc tính phần thu cho thiết bị điện
thoại vô tuyến tích hợp DSC còn đưa ra tại phần phụ lục A.3 các yêu cầu kỹ thuật
và các phương pháp đo kiểm của máy thu trực canh và bộ giải mã DSC kết hợp
tuy nhiên chưa đưa ra một tài liệu quy chuẩn trọn vẹn về thiết bị thu trực canh
DSC ở băng tần MF và MF/HF.

Nhận xét:
Qua các phân tích trên đây, ta có thể thấy Bộ đã có những quy định kỹ thuật cho các
thiết bị DSC, tích hợp DSC trong dịch vụ thông tin di động hàng hải. Các quy chuẩn
này được xây dựng dựa trên các tài liệu của tổ chức tiêu chuẩn viễn thông châu Âu.
Trong các tài liệu quy chuẩn có những phần trùng lặp với quy chuẩn cần xây dựng
nhưng chưa định nghĩa, quy định kỹ thuật cụ thể cho riêng thiết bị thu trực canh gọi
chọn số DSC, là thiết bị được sử dụng bắt buộc trong hệ thống thông tin cấp cứu và an
toàn hàng hải theo hệ thống GMDSS.
16



1.5.2.

Thế giới

IMO đã đưa ra thể lệ quy định cho hệ thống thông tin cấp cứu và an toàn hàng
hải GMDSS. Đối với thiết bị DSC, IMO đưa ra thông tư 25.
o IMO Comsar Circular 25: Procedure for responding to DSC distress
alerts by ships chủ yếu là các thủ tục khi có cảnh báo cứu nạn có trong
ITU-R M.493.
 ITU-R đưa ra các khuyến nghị:
o ITU-R M.493: Digital selective calling system for use in the maritime
mobile service mô tả về các giao diện người dùng chức năng cơ bản của
thiết bị DSC.
o ITU-R M.541-9: Operational procedures for the use of digital selectivecalling equipment in the maritime mobile service mô tả thủ tục hoạt động
trong khuyến nghị.
 IEC đưa ra bộ tiêu chuẩn IEC 61097 về hệ thống thông tin cấp cứu và an toàn
hàng hải GMDSS trong đó có các tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị DSC:
o IEC 61097-3: Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) Part 3:Digital selective calling (DSC) equipment - Operational and
performance requirements, methods of testing and required testing
results
o IEC 61097-8 (1998-09): Global maritime distress and safety system
(GMDSS) – Part 8: Shipborne watchkeeping receivers for the reception
of digital selective calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and VHF
bands – Operational and performance requirements, methods of testing
and required test results
o IEC 61097-9 “Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) Part 9: Shipborne transmitters and receivers for use in the MF and HF
bands suitable for telephony, digital selective calling (DSC) and narrow
band direct printing (NBDP) - Operational and performance
requirements, methods of testing and required test results”

 ETSI đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết bị DSC trong hệ thống
thông tin cấp cứu và an toàn hàng hải.
o ETSI EN 301 033 V1.3.1: Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Technical characteristics and methods of
measurement for shipborne watchkeeping receivers for reception of
Digital Selective Calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and VHF
bands.
o ETSI EN 300 338: Electromagnetic Compatibility and Radio Spectrum
Matters (ERM); Technical characteristics and methods of measurement
for equipment for generation, transmission and reception of Digital
Selective Calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and/or VHF mobile
service. Phiên bản 1.2.1 ban hành năm 1999 được dùng làm tài liệu tham


17


chiếu của QCVN 58:2011/BTTTT. Từ năm 2010 và 2011 Tiêu chuẩn EN
300 338 được ban hành chia thành 5 phần gồm:
 ETSI EN 300 338-1: Common requirements: Các quy định chung
 ETSI EN 300 338-2: Class A/B DSC
 ETSI EN 300 338-3: Class D DSC: quy định các yêu cầu về thiết bị
điện đàm DSC loại D gắn cố định trên tàu.
 ETSI EN 300 338-4: Class E DSC
 ETSI EN 300 338-5: Handheld VHF Class D DSC : quy định các
yêu cầu về thiết bị điện đàm VHF DSC loại D cầm tay (thiết bị cầm
tay DSC hoạt động tại băng tần VHF).
Nhận xét:



Các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế IMO, ITU-R, ETSI và IEC xây dựng
cho thiết bị gọi chọn số DSC trong hệ thống thông tin cấp cứu và an toàn hàng
hải GMDSS bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật, chức năng hoạt động, các thủ tục
đo kiểm đối với cả chức năng và công suất thu, phát cũng như các yêu cầu về
EMC.



Thiết bị máy thu trực canh DSC được các tổ chức ETSI và IEC đưa ra thành
tiêu chuẩn riêng: IEC 61097-8 và ETSI EN 301 033. Hai tiêu chuẩn này là
tương đương nhau và ETSI EN 301 033 được cập nhật mới hơn.

1.6. Lý do và mục đích xây dựng QCVN
1.6.1.

Lý do xây dựng QCVN

- Hiện nay, các thiết bị máy thu trực canh DSC đặt trên tàu đã được đưa vào sử
dụng trong thực tế và là yêu cầu bắt buộc trang bị trong hệ thống GMDSS đối với các
tàu lưu thông trên tuyến biển quốc tế theo công ước SOLAS 74. Tuy nhiên, hiện chưa
có một quy chuẩn xây dựng dành riêng để đánh giá chất lượng của thiết bị cũng như để
so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận.
- Quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị thu trực canh DSC đặt trên tàu này sẽ đưa ra các
quy định kỹ thuật và phương pháp đo phục vụ cho việc đo kiểm hợp chuẩn thiết bị thu
trực canh gọi chọn số DSC trên tàu biển hoạt động ở các băng tần MF, MF/HF và VHF
trong nghiệp vụ di động hàng hải và có thể dùng làm sở cứ để đánh giá chất lượng các
thiết bị khi tiến hành lắp đặt và sử dụng trong hệ thống thông tin di động hàng hải.
1.6.2.

Mục đích xây dựng QCVN


Phục vụ cho việc chứng nhận hợp quy thiết bị thu trực canh DSC trên tàu biển
hoạt động trên các băng tần MF, MF/HF và VHF trong nghiệp vụ di động hàng hải.

18


2. SỞ CỨ XÂY DỰNG CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Phân tích các tài liệu
Nhóm biên soạn đã rà soát kỹ lưỡng và tổng hợp các tài liệu liên quan đến các chỉ tiêu
kỹ thuật của thiết bị thu trực canh theo các tiêu chuẩn, khuyến nghị của các tổ chức
quốc tế gồm IMO, ITU-R, ETSI và IEC như trong mục 2.3 ở trên.
Các tài liệu liên quan trực tiếp đến thiết bị thu trực canh cuộc gọi chọn số trên các
băng tần MF, MF/HF và VHF được liệt kê dưới đây:
ITU-R M.493 (2009): Digital selective calling system for use in the maritime
mobile service

IEC 61097-8 (1998-09): Global maritime distress and safety system
(GMDSS) – Part 8: Shipborne watchkeeping receivers for the reception of
digital selective calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and VHF bands –
Operational and performance requirements, methods of testing and required test
results

ETSI EN 301 033 V1.3.1 (2010-09): Electromagnetic compatibility and
Radio spectrum Matters (ERM); Technical characteristics and methods of
measurement for shipborne watchkeeping receivers for reception of Digital
Selective Calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and VHF bands.
 ETSI EN 300 338-2 V1.3.1 (2010-02): Electromagnetic compatibility and
Radio spectrum Matters (ERM); Technical characteristics and methods of
measurement for equipment for generation, transmission and reception of

Digital Selective Calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and/or VHF
mobile service; Part 2: Class A/B DSC.


Trong các tài liệu này, tài liệu ITU-R M.493 chỉ quy định về đặc tính, chức năng, thủ
tục hoạt động của thiết bị gọi chọn số DSC.
Tài liệu EN 300 338-2 v1.3.1 (2010-02) của ETSI đưa ra đặc tính truyền, thu, phát của
trên băng tần MF, MF/HF và VHF cho thiết bị DSC loại A/B, nó là bản cập nhật so với
QCVN 58:2011/BTTTT đã ban hành. Trong QCVN 58:2011 thì cũng đưa ra các yêu
cầu kỹ thuật, phương pháp đo đánh giá đối với đặc tính phần thu, phát, mã hóa, giải
mã DSC nhưng chung cho tất cả các loại thiết bị DSC (A, B, D, E, F, G).
Hai tài liệu IEC 61097-8 (1998-09) và ETSI EN 301 033 v1.3.1 (2010-09) đều đề cập
đến máy thu trực canh DSC hoạt động ở các băng tần MF, MF/HF và VHF trong dịch
vụ cấp cứu và an toàn hàng hải, là phần thiết bị cần xây dựng trong quy chuẩn này. Hai
tài liệu này về cơ bản các phần mục đều giống nhau, trong đó, tài liệu IEC được xây
dựng từ những năm 1998 và sau đó đã được ETSI cập nhật và ban hành vào năm 2010.

19


2.2. Lựa chọn sở cứ chính
Dựa trên các sở cứ đã đưa ra cùng với nhưng phân tích, căn cứ vào mục đích, yêu cầu
của đề tài, căn cứ vào giới hạn phạm vi thực hiện của đề tài, nhóm thực hiện lựa chọn
tài liệu:
ETSI EN 301 033 V1.3.1 (2010-09): Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Technical characteristics and methods of measurement for
shipborne watchkeeping receivers for reception of Digital Selective Calling (DSC) in
the maritime MF, MF/HF and VHF bands.
Làm sở cứ chính để thực hiện đề tài 159-12-KHKT-TC vì:
-


Tài liệu được các nước Châu Âu cũng như các nước khác sử dụng rộng rãi,
tương thích hoàn toàn và cập nhật hơn so với tài liệu IEC 61097-8;

-

Tài liệu phù hợp với yêu cầu về xây dựng quy chuẩn thiết bị thu trực canh cuộc
gọi chọn số

-

Tài liệu có thông số kỹ thuật đầy đủ để đánh giá về chất lượng máy thu, cùng
với đầy đủ các tiêu chí chất lượng, tiêu chí đánh giá, phương pháp đo cụ thể cho
từng thông số;

2.3. Hình thức xây dựng quy chuẩn
2.3.1.

Sở cứ

-

TCVN 1-1: 2008 & TCVN 1-2: 2008 “Xây dựng tiêu chuẩn – Phần 1: Quy trình
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện & Phần 2:
Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia”

-

Thông tư 03/2011/TT-BTTTT “Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông” do

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 04/01/2011.

2.3.2.

Phương pháp xây dựng QCVN.

-

Thông tư 03/2011/TT-BTTTT “Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông” do
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 04/01/2011.

-

Quy chuẩn được xây dựng theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn các nội
dung tiêu chuẩn quốc tế và theo hình thức biên soạn lại.

-

Đảm bảo tính cập nhật và phù hợp của tài liệu tham chiếu.

-

Đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các qui định, chính sách hiện tại.

-

Mức độ tương đương: tương đương có sửa đổi.
20



-

Phương pháp chấp nhận: xuất bản lại (biên dịch).

3. GIẢI THÍCH NỘI DUNG DỰ THẢO QUY CHUẨN
Nội dung chính của dự thảo quy chuẩn bao gồm các phần sau:
Phần 1: Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
1.5. Chữ viết tắt
Phần 2: Quy định kỹ thuật và phương pháp đo kiểm
2.1. Đo kiểm thử môi trường
2.2. Đo kiểm hợp quy đối với máy thu trực canh MF/HF
2.3. Đo kiểm hợp quy đối với máy thu trực canh VHF
Phần 3:Quy định về quản lý
Phần 4:Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Phần 5:Tổ chức thực hiện
Phụ lục.
Các nội dung thuộc quy định kỹ thuật đều được cấu trúc thành 3 phần gồm: Định
nghĩa, Phương pháp đo và Giới hạn. Cách xây dựng này phù hợp với bố cục của một
Quy chuẩn kỹ thuật và thuận lợi trong việc sử dụng để phục vụ chứng nhận hợp quy
thiết bị.
Ngoài ra những yêu cầu về cấu trúc của thiết bị, môi trường đo và điều kiện đo kiểm
được trình bày trong phần Phụ lục của Quy chuẩn. Nội dung của những bài đo có liên
quan sẽ được liên kết với những phụ lục này.

4. BẢNG ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG QCVN VỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo
Tên QCVN/TCVN

ETSI EN 301 033 v1.3.1

Sửa đổi, bổ sung

(2010-09)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh

ETSI EN 301 033, mục 1

Sửa đổi ngắn gọn, tập trung
vào quy định kỹ thuật và

21


phương pháp đo kiểm cho
thiết bị
1.2. Đối tượng áp dụng

Tự xây dựng
Thay thế tài liệu [1] từ ITU
Radio Regulation thành tài
liệu Quy hoạch phổ tần vô
tuyến điện quốc gia.
Thay thế tài liệu [6] Void
thành tài liệu ITU Radio


1.3. Tài liệu viện dẫn

ETSI EN 301 033, mục 2

Regulation
Ghép

tài

liệu

mục

2.2

Informative Reference vào
chung mục tài liệu viện dẫn,
chỉ lấy 2 tài liệu [i.2] và [i.5]
và bổ sung vào mục tài liệu
viện dẫn thành tài liệu [14]
và [15].
Chấp thuận nguyên vẹn
1.4. Giải thích từ ngữ

ETSI EN 301 033, mục 3.1

Bổ sung mục 1.4.7: giải thích
từ


máy

thu

trực

canh

(watchkeeping receiver)
1.5. Chữ viết tắt
2.

QUY

ETSI EN 301 033, mục 3.2

ĐỊNH

THUẬT VÀ

KỸ

Chấp thuận nguyên vẹn
Đưa lời dẫn áp dụng theo

PHƯƠNG

phụ lục A, phụ lục B

PHÁP ĐO KIỂM


Đưa mục 7.1, 7.2 ETSI EN

2.1. Thử môi trường

301 033 vào lời dẫn

2.1.1. Thử rung

ETSI EN 301 033, mục 7.3

Chấp thuận nguyên vẹn

2.1.2. Thử nhiệt độ

ETSI EN 301 033, mục 7.4

Chấp thuận nguyên vẹn

2.1.3. Thử ăn mòn

ETSI EN 301 033, mục 7.5

Chấp thuận nguyên vẹn

22


2.2. Máy thu trực canh
MF/HF

2.2.1. Độ nhạy cuộc gọi

ETSI EN 301 033, mục 8.1

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 8.2

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 8.3

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 8.4

Chấp thuận nguyên vẹn

2.2.5. Triệt đáp ứng giả

ETSI EN 301 033, mục 8.5

Chấp thuận nguyên vẹn

2.2.6. Dải động

ETSI EN 301 033, mục 8.6

Chấp thuận nguyên vẹn


ETSI EN 301 033, mục 8.7

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 8.8

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 8.9

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 8.10

Chấp thuận nguyên vẹn

đầu quét (Máy thu trực canh ETSI EN 301 033, mục 8.11

Chấp thuận nguyên vẹn

2.2.2. Độ chọn lọc kênh lân
cận
2.2.3. Triệt nhiễu cùng kênh
2.2.4. Đáp ứng xuyên điều
chế RF

2.2.7. Phát xạ giả dẫn tới
ăng-ten
2.2.8. Phát xạ giả bức xạ
2.2.9. Bảo vệ các mạch vào

antena máy thu
2.2.10. Hiệu suất quét
2.2.11. Quá trình dừng/bắt
không có bộ giải mã DSC)
2.3. Đo kiểm hợp quy đối
với máy thu trực canh VHF
2.3.1. Độ nhạy cuộc gọi
2.3.2. Độ chọn lọc kênh lân
cận
2.3.3. Triệt nhiễu cùng kênh
2.3.4. Đáp ứng xuyên điều
chế
2.3.5. Triệt đáp ứng giả và
chống nghẹt
2.3.6. Dải động

ETSI EN 301 033, mục 9.1

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 9.2

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 9.3

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 9.4


Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 9.5

Chấp thuận nguyên vẹn

ETSI EN 301 033, mục 9.6

Chấp thuận nguyên vẹn

23


2.3.7. Phát xạ giả dẫn tới
ăng-ten
2.3.8. Phát xạ giả bức xạ
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN

4. TRÁCH NHIỆM CỦA
TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
5.

TỔ

CHỨC

THỰC

HIỆN


ETSI EN 301 033, mục 9.7

ETSI EN 301 033, mục 9.8

và hoạt động của máy thu

định về điều kiện đo kiểm

của Quy chuẩn

Tự xây dựng

Tự xây dựng

Tự xây dựng

Tự xây dựng
Bỏ mục 4.1 ETSI EN 301
033, vì đã đưa phần yêu cầu

ETSI EN 301 033, mục 4+5

này lên lời dẫn ở mục 2. Quy
định kỹ thuật và phương
pháp đo kiểm

ETSI EN 301 033, mục 6

Phụ lục C (Quy định) Các Annex A ETSI EN 301 033
phép đo bức xạ


Tham chiếu sang mục 2.2.8

Tự xây dựng

trực canh DSC
Phụ lục B (Quy định) Quy

của Quy chuẩn

Tự xây dựng

Phụ lục A (Quy định) Các
yêu cầu chung về chức năng

Tham chiếu sang mục 2.2.7

v1.3.1 (2010-09)

Chấp thuận nguyên vẹn

Chấp thuận nguyên vẹn

5. KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG
Dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu trực canh gọi chọn số trên tàu
biển hoạt động trên các băng tần MF, MF/HF và VHF trong nghiệp vụ di động hàng
hải” đã được xây dựng và hoàn chỉnh theo yêu cầu.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan về tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp
đo đánh giá đặc tính kỹ thuật thiết bị thu trực canh gọi chọn số DSC trên tàu biển sử
dụng các băng tần MF, MF/HF và VHF trong nghiệp vụ di động hàng hải, nhóm thực

hiện đề tài cho rằng bộ quy chuẩn này là đầy đủ, đáng tin cậy, có thể dùng làm quy
chuẩn quốc gia, phục vụ chứng nhận hợp chuẩn đối với các thiết bị tương ứng.

24


Đối với các thiết bị thu trực canh được tích hợp trong thiết bị gọi chọn số DSC thì
phần máy thu trực canh được đo kiểm tuân theo quy chuẩn này, phần máy phát và các
yêu cầu đối với bộ mã hóa và giải mã DSC sẽ được đo kiểm tương ứng với thiết bị
hoạt động trên các băng tần MF, MF/HF và VHF tuân theo quy chuẩn QCVN
58:2011/BTTTT đã ban hành.

25


×