Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học
2019-2020.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường, chính quyền địa phương và cha mẹ
HS quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian, về cơ sở vật chất, về kinh phí.
Năm học 2019 - 2020, trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã được UBND huyện hỗ trợ
rất nhiều về âm thanh, thiết bị, cơ sở vật tương đối đầy đủ, âm thanh chuẩn. Đội
ngũ GV đoàn kết, nhiệt tình trong tất cả hoạt động NGLL.
- Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học
sinh luôn được nhà trường quan tâm đúng mức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
- Trường luôn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của các Ban ngành, Đoàn
thể, Hội cha mẹ học sinh trong mọi hoạt động GDNGLL, đặt biệt là trong công tác
giáo dục kỹ năng sống cho các em.
* Khó khăn:
- Điều kiện kinh tế trên địa bàn xã Tam Thành còn nhiều khó khăn, hết mùa
phụ huynh học sinh thường đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập vì vậy không kề
cận để quản lý chặt chẽ các em. Nhiều học sinh bị cám dỗ bởi thanh thiếu niên lêu
lỏng bên ngoài, lôi kéo các em trốn học đi chơi game, đua đòi, đánh nhau, …. đã
ảnh hưởng không ít đến đạo đức học sinh nên các em có những cách ứng xử với
gia đình, thầy cô, bạn bè thiếu chuẩn mực.


- Một số em có hành vi ứng xử không tốt, nhưng gia đình không hợp tác,
bao che, do đó nhà trường không thể kết hợp để giáo dục được.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con, con
muốn thì học, không muốn thì nghỉ nên các em tới trường với tư tưởng không có gì
ràng buộc, muốn nói gì thì nói không tuân theo nội quy của nhà trường nên làm
ảnh hưởng không ít đến văn hóa ứng xử của các em.
- Độ tuổi của các em rất hiếu động, thích đùa nghịch và chơi những trò chơi
nguy hiểm khó quản lý nên dễ dẫn tới dùng những lời nói thô tục, hay chửi thề…
- Do tình hình dịch bệnh Covid- 19 nên một số hoạt động GDNGLL chưa tổ
chức được.
1


4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp:
Qua thực tế, tính thiết thực của đề tài mang tính khả thi có thể áp dụng trong
công tác giáo dục ứng xử văn hóa, tuyên truyền cho học sinh ở trường, lớp với
những nội dung cải tiến, sáng tạo sau:
a. - Giáo dục văn hoá ứng xử của học sinh.
- Giáo dục lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, HĐNGLL, sinh hoạt dưới
cờ.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn nghệ, thể
dục thể thao, các cuộc thi…
- Lập kế hoạch và xây dựng quy tắc ứng xử cho học sinh
- Thường xuyên nhận xét, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh.
- Luôn chú trọng tới việc hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh từ những
việc nhỏ nhặt nhất và luôn tìm thấy cơ hội để giáo dục cách cư xử cho học sinh.
- Việc giáo dục, hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh phải kiên nhẫn,
không nóng vội, đôi lúc phải biết chấp nhận thất bại để làm lại từ đầu.
- Luôn coi trọng việc phối hợp với các lực lượng khác trong việc hình thành

văn hóa ứng xử cho học sinh, đặc biệt là mối quan hệ với phụ huynh học sinh.
Luôn lắng nghe những ý kiến có ích để giáo dục học sinh tốt hơn.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
b. - Tạo môi trường học tập có lợi nhất cho học sinh: Học sinh thấy thoải
mái, vui vẻ, ham học, được tôn trọng, được thừa nhận và thấy mình có giá trị. Từ
đó thấy rõ trách nhiệm của mình, nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.
c. - Tạo môi trường thân thiện với học sinh: Học sinh thấy an toàn, cởi
mở và chấp nhận các nhu cầu hoàn cảnh khác nhau, khuyến khích học sinh phát
biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân, xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu
biết lẫn nhau giữa thầy và trò, trò và trò.
- Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đạt chuẩn quốc gia mức độ 1năm 2013. Cơ
sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, tình hình học tập của học sinh trong
những năm qua có nhiều chuyển biến tốt, hệ thống trường lớp được xây mới đảm
bảo cho việc dạy học. Năm học 2019 – 2020, nhà trường có 19 lớp với tổng số học
sinh là 456 em. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 33 trong đó
giáo viên là 27. Tất cả CB-GV-NV đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Toàn bộ học sinh trong trường được chăm sóc, giảng dạy trong một môi
trường văn hóa, lành mạnh. Quá trình xây dựng trường học văn hóa phải có sự
tham gia của các em học sinh, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc
phụ huynh của học sinh.
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Biện pháp 1. Xây dựng môi trường văn hóa ứng xử chuẩn mực trong
nhà trường.

2


Đây là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng, bởi vì không phải học

sinh nào cũng may mắn được sống trong môi trường có văn hóa cư xử chuẩn mực.
Có những học sinh sống trong gia đình bố mẹ thường xuyên cãi nhau, to tiếng với
nhau, sống trong một khu vực mà phải chứng kiến lời qua tiếng lại, sự bất hòa của
những người hàng xóm...Trong những trường hợp này, nơi để có thể hình thành
văn hóa ứng xử cho học sinh đó chính là nhà trường. Phải làm sao để nhà trường
thật sự là “nhà trường” tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục
nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục
hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực
và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội. Để làm được điều đó,
cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Xây dựng khung cảnh, môi trường văn hóa trong toàn trường, trong từng
lớp học với bộ mặt vật chất, tinh thần đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học
sinh. Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình
thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường, biểu hiện như: Nề nếp tốt, trật
tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc, có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ,
phê phán cái sai, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất, có quan hệ tốt giữa
các thành viên trong trường giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với
nhau.

Học sinh tự dọn vệ sinh tạo khung cảnh sân trường xanh- sạch – đẹp trong
giờ giải lao.
Biện pháp 2: Thực hiện vai trò gương mẫu của thầy, cô giáo trong nhà
trường.
Kết quả công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường TH
phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến
đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những
ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ
đã dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “…Giáo viên
phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho
học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải

3


gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. Do đó, người thầy phải chú ý từ tác phong, ăn
mặc, cử chỉ, cách xưng hô giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò cho chuẩn mực.
* Xưng hô giữa giáo viên với học sinh.
Xưng gọi “Thầy”, “Cô” – “Em”. Đây là cách xưng hô phổ biến nhất trong
trường. Cách xưng gọi này biểu hiện quan hệ xã hội giữa hai chủ thể giao tiếp
trong quá trình dạy học, thể hiện quan hệ giữa thế hệ đi trước, người đang gánh
trách nhiệm hướng dẫn, giảng dạy, đào tạo,... với thế hệ sau, những người đang
tiếp bước.
* Xưng hô giữa các đồng nghiệp trong nhà trường.
Nhiều thầy giáo đã thực hiện cách xưng hoặc anh - chị - em gọi trong nhà
trường biểu hiện sắc thái thân thiện, gần gũi, cởi mở nhưng lại thiếu sự trang trọng,
lịch thiệp, một yếu tố rất cần thiết trong quan hệ thầy trò nhà trường hiện nay. Vì
thế giáo viên cần thay đổi cách xưng hô này. Có thể xưng thầy/cô + tên, khi tuổi
tác có sự chênh lệch, khi cần phải giới thiệu thì Thầy / cô + tên + chức danh. Và
một thói quen thầy, cô hay gọi là ông thầy A hay bà cô B…Trong các quy định thì
không nhất thiết phải là gọi Ông/bà nên bỏ từ ông (bà) chỉ gọi thầy/cô vừa trân
trọng, vừa gần gũi, vừa phù hợp với văn hóa học đường.
Khi học sinh nhìn thấy những người thầy của mình có những cách cư xử
chuẩn mực như vậy, tự bản thân học sinh sẽ nhìn vào đó để noi theo.
Biện pháp 3. Xây dựng quy tắc ứng xử chuẩn mực và rèn luyện kỹ năng
giao tiếp cho học sinh
Để cho học sinh thực hiện những quy tắc ứng xử phù hợp và là cơ sở để
đánh giá, xếp loại năng lực, phẩm chất của học sinh, nhà trường cần phải xây dựng
bộ quy tắc ứng xử cho học sinh. Việc xây dựng quy tắc ứng xử này phải căn cứ từ
Điều lệ Nhà trường, từ chuẩn mực cư xử chung, từ tình hình thực tế tại trường. Nó
phải được trao đổi, bàn bạc trong Hội đồng sư phạm trước khi trở thành một văn
bản mang tính chất ràng buộc. Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm phổ biến

quy tắc này cho học sinh, yêu cầu học sinh đăng ký thực hiện quy tắc này. Căn cứ
vào đó làm tiêu chí xếp loại năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong việc xây
dựng quy tắc cư xử của học sinh, có gợi ý về một số tiêu chí sau:
* Ứng xử đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến
trường.
- Ứng xử của học sinh trong chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy giáo, cô
giáo, nhân viên nhà trường, khách đến thăm, làm việc với nhà trường.
- Ứng xử khi hỏi, trả lời
- Ứng xử khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường
- Ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo
và ngược lại.
* Ứng xử với bạn bè.
- Ứng xử của học sinh trong xưng hô.
- Ứng xử trong chào hỏi, giới thiệu.
- Ứng xử trong khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn .
- Ứng xử trong đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè .
- Ứng xử trong quan hệ bạn bè khác giới.
- Ứng xử trong học tập.
4


- Không kỳ thị, phân biệt tôn giáo, thành phần gia đình.
* Ứng xử với gia đình.
- Ứng xử trong xưng hô, mời gọi.
- Ứng xử trong đi, về, lúc ăn uống.
- Ứng xử trong quan hệ với anh chị em trong gia đình.
* Ứng xử trong lớp học, trong trường.
- Ứng xử trong thời gian ngồi nghe giảng bài trong lớp học.
- Ứng xử khi cần mượn, trả đồ dùng học tập.
- Ứng xử trước khi kết thúc giờ học.

Tùy theo điều kiện thực tế tại trường mà có thể xây dựng quy tắc ứng xử dựa
trên những quy chế đó cho phù hợp.
* Ngoài ra, cần có những hướng dẫn cụ thể để hình thành văn hóa giao tiếp
văn minh, chuẩn mực cho học sinh. Bởi vì văn hóa giao tiếp là cốt lõi của văn hóa
ứng xử, là biểu hiện dễ thấy nhất của con người trong ứng xử. Văn hóa giao tiếp rất
đa dạng, phong phú và có sự biến đổi nhanh, nó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và
thái độ cảm xúc tâm lí của các đối tượng hoạt động giao tiếp. Có thể tham khảo
một số ví dụ sau:
- Kĩ năng nói (xưng hô, chào hỏi, trình bày, thuyết trình, tranh luận…) cho
chuẩn và nghệ thuật;
- Các cử chỉ, hành động, tư thế, tác phong, đi đứng…cho đàng hoàng, đúng
mực, lịch sự, trang trọng;
- Kĩ năng mời, cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, tặng quà…cho minh bạch, cầu thị
- Kĩ năng từ chối, phản đối, phê phán… cho đúng mực
- Kĩ năng góp ý, khuyên nhủ… cho hợp lí, hợp tình
- Kĩ năng hưởng ứng, tán thành, khen tặng…cho lịch sự, tinh tế
- Kĩ năng bày tỏ cảm xúc, tình cảm, thể hiện bản thân…
Khi học sinh được học các kỹ năng giao tiếp này, cách ứng xử của các em sẽ
trở nên chuẩn mực hơn. Hiếm thấy tình trạng gây gỗ, đánh nhau vì những lý do
vụn vặt nữa.
Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ
năng ứng xử cho học sinh
Hoạt động Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh gắn liền với hoạt động
học tập của học sinh trong nhà trường là lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển về
thể trạng và nhận thức đòi hỏi việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện phải thường xuyên
được đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp, cách thức tổ chức các
hoạt động giúp phát hiện năng khiếu, tạo điều kiện cho học sinh phát triển, vừa
giúp vui chơi giải trí vừa phải mang tính giáo dục cao. Vì thế giáo viên làm công
tác Đội phải có sự sáng tạo trong thiết kế các hoạt động phong trào và công tác
Đội. Phải đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp cách thức tổ chức,

chú trọng tích hợp rèn luyện kỹ năng ứng xử trong các hoạt động vui chơi, giải trí
để các em có quá trình rèn luyện thường xuyên nhưng không làm các em cảm thấy
nặng nề. Thông qua hoạt động để giúp phát triển năng khiếu của trẻ, tạo điều kiện
cho các em phát triển toàn diện. Có thể tổ chức với các hình thức sau:
- Tổ chức các cuộc thi kể chuyện, giao lưu văn nghệ, thuyết trình vẽ tranh…
với chủ đề văn hóa ứng xử trong học đường cho học sinh các khối lớp tham gia.
5


Giáo viên có thể định hướng các mẩu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể đặt ra
các tình huống để học sinh phản biện lại nhằm tìm giải pháp tối ưu nhất trong ứng
xử.

Tổ chức cho các em thi thuyết trình về tranh vẽ và trả lời câu hỏi tình huấn
- Phát động phong trào học tốt, ý thức giữ gìn trường, lớp xanh - sạch - đẹp,
văn minh lịch sự, không xả rác bừa bãi trong trường, lớp, nơi công cộng.
- Tạo sân chơi bổ ích cho các em tham gia học tập có lồng ghép nội dung ứng
xử vào như thi nét đẹp đội viên, thi làm báo tường, tập theo chủ đề, thi các trò chơi
dân gian, giải Thể thao học sinh trong và ngoài nhà trường, giáo dục một số kỹ
năng sống, kỹ năng ứng xử trong học đường, tổ chức tọa đàm giữa BGH với các
em học sinh, giữa các nhân chứng lịch sử với học sinh

Tham gia tọa đàm các nhân chứng lịch sử với học sinh
Từ các hoạt động bổ ích trên sẽ tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có
điều kiện bộc lộ năng lực, kỹ năng sống, khả năng ứng xử tình huống, nhận thức
đúng sai, xóa bỏ sự mặc cảm của bản thân để hòa nhập với tập thể. Tăng cường sự
gắn bó đoàn kết trong lớp, trong trường.
- Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh bên ngoài giờ học để rèn luyện kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng ứng xử cho học sinh, giúp các em loại bỏ dần các thói hư tật xấu
6



như: nói tục, chửi thề, lối sống không lành mạnh, bạo lực học đường…Luôn quan
tâm tới sự bày tỏ các nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân.

Tổ chức các em tham gia thi văn nghệ dịp 20/11
Biện pháp 5. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình
– Xã hội trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho học sinh:
Việc thực hiện quy chế phối hợp này là hoàn toàn cần thiết. Theo K. Marx:
“Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng
tạo ra hoàn cảnh”. Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều
kiện, hoàn cảnh xã hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh
hoạt, giáo dục rèn luyện văn hóa ứng xử cho học sinh gắn với thực tiễn cải tạo xã
hội, xây dựng môi trường. Cần phải có sự thống nhất trong phối hợp giáo dục học
sinh giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tránh xảy ra mâu thuẫn, không đồng bộ.
Đó cũng là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. Trong
đó, cần phải chú trọng vai trò của gia đình trong công tác giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời
người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Chính
Bác Hồ, vào năm 1963, đã nêu: “Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm,
phương tiện và phương pháp giáo dục, nếu không kết hợp được thì không đạt được
kết quả”. Vì thế, các bậc cha mẹ phải có phương pháp giáo dục phù hợp với con
em mình, có thái độ nghiêm khắc nhưng cũng phải tôn trọng nhân cách của con và
phải làm gương cho con về mọi mặt. Trong năm học, giáo viên cần chủ động phối
hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện
của học sinh.
Cần cố gắng hơn nữa trong việc tạo cầu nối thông tin liên lạc giữa nhà trường
và gia đình, tích cực lắng nghe việc góp ý về thái độ học tập, văn hóa ứng xử của
học sinh với mọi người để có bước điều chỉnh cho phù hợp.
Các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Hội đồng đội xã cần quan tâm hơn nữa trong

việc tổ chức các hoạt động, trong việc ban hành các nội quy nhằm quản lý học
sinh, để các em có một môi trường văn hóa ứng xử lành mạnh, nhất là trong các
dịp hè.
7


4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng trong năm học 2019- 2020, việc áp dụng sáng
kiến đã đem lại một số lợi ích nhất định, có hiệu quả để đóng góp vào công việc
chung trong nhà trường để tiếp tục xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích
cực.
Sáng kiến một phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình dạy học, nghiên
cứu, sáng tạo của học sinh là kết quả của một quá trình tìm tòi, phát hiện, vận
dụng, lâu dài của giáo viên nên có giá trị là một công trình khoa học thật sự, góp
phần đem lại sự khởi sắc cho sự nghiệp trồng người. Vì chất lượng giáo dục của
nhà trường nên tôi chọn sáng kiến này rất có thể phù hợp, có khả năng thực hiện
một cách hiệu quả và chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ mỗi năm
sẽ nâng lên một bước đáng kể…
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
So với các công trình nghiên cứu khác, việc đánh giá kết quả của đề tài này
không mang những kết quả định lượng cụ thể, bởi vì những sự chuyển biến trong
nhận thức, trong văn hóa ứng xử của các em không thể đo đếm bằng những con số
chính xác giống như toán học. Tuy nhiên, chuyển biến qua các năm nghiên cứu và
áp dụng thử, đặc biệt là trong năm học 2019 – 2020, sau khi áp dụng các biện pháp
này đã tạo ra được môi trường giáo dục thân thiện và cho những kết quả tích cực
sau:
- Văn hóa cư xử của các em đã thay đổi rõ rệt: Trong cách xưng hô các em đã
bỏ dần kiểu “ mày”, “tao”, “ông” “bà”, thay vào đó là kiểu xưng hô chuẩn mực.

Các em có hành vi cư xử với thầy cô lễ phép, tôn trọng hơn. Ngoài ra, tình trạng
các em gây gỗ, đánh nhau giảm đáng kể vì học sinh đã học cách giải quyết mâu
thuẫn và các xung đột phát sinh trong và ngoài nhà trường.
- Các em đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận thức và xử lý
tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học chơi game online.
- Đối với gia đình và xã hội, văn hóa cư xử của các em đã thay đổi rõ rệt. Học
sinh biết kính trọng ông, bà, thương yêu cha, mẹ, quan hệ tốt với địa bàn cư trú,
tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức.
- Với những kết quả đạt được đã góp phần không nhỏ vào những thành tích
giáo dục của nhà trường, khiến cho gia đình và địa bàn nơi các em cư trú yên tâm
hơn, phấn khích hơn.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử :
Nội dung của đề tài sát thực tế, phù hợp tình hình của trường Tiểu học
Nguyễn Huệ. Đặc biệt nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong trường đang rất cấp
thiết trong tình hình giáo dục hiện nay. Lựa chọn đúng thời điểm để giáo dục nên ý
nghĩa giáo dục được sâu rộng, được sự đồng tình cao hơn từ đó đem lại kết quả khá
tốt.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường về các
nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường.
8


Hình thức giáo dục đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Chú ý việc lồng các hoạt
động của lớp, của trường, của ngành, địa phương sẽ kích thích động viên tinh thần
tham gia của mọi đối tượng từ đó đạt yêu cầu, hiệu quả đề ra.
Với vai trò là người Phụ trách công tác Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp, là
người hay tiếp xúc với mọi đối tượng học sinh, người giáo viên Tổng phụ trách tự
thay đổi và rèn luyện bản thân để trở thành tấm gương cho học sinh noi theo, từ

cách ăn mặc, cử chỉ, cách xưng hô với đồng nghiệp, xưng hô với học sinh, đối xử
với học sinh bằng tình thương, trách nhiệm, luôn lắng nghe mọi tâm tư, nguyện
vọng của học sinh.
Chữ ký, họ tên của Thủ trưởng Cơ quan/Đơn vị

9



×