Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Mở rộng chất liệu tạo hình rối cho quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn góp phần giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu nghệ thuật Việt Nam cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
MỞ RỘNG CHẤT LIỆU TẠO HÌNH RỐI CHO QUY TRÌNH TẠO
HÌNH CON RỐI VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN GÓP PHẦN GIỮ
GÌN VÀ BỒI DƯỠNG TÌNH YÊU NGHỆ THUẬT VIỆT NAM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

Phú Ninh, tháng 4 năm 2019


2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến:
Mở rộng chất liệu tạo hình rối cho quy trình tạo hình con rối và nghệ
thuật biểu diễn góp phần giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu nghệ thuật Việt
Nam cho học sinh tiểu học.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu (áp dụng thử): Năm học 2018- 2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Qua đề tài đã lựa chọn “Mở rộng chất liệu tạo hình rối cho quy trình tạo
hình con rối và nghệ thuật biểu diễn góp phần giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu
nghệ thuật Việt Nam cho học sinh tiểu học.” Nhằm mục đích thu hút sự chú ý
của học sinh vào chủ đề bài học theo quy trình “Tạo hình rối” và sáng tạo ra
nhiều con rối đẹp để có những buổi biểu diễn thành công. Điều đó đòi hỏi người


giáo viên phải sáng tạo, tạo ra nhiều con rối với chất liệu đa dạng và hình thức
lôi cuốn. Để làm được điều này, giáo viên cần thực hiện mở rộng trên nhiều chất
liệu và kết hợp các chất liệu với nhau cho phù hợp. Tôi đã thực hiện các giải
pháp sau:
- Bước 1: Nắm tình hình học sinh – phân chia nhóm đối tượng.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chất liệu tạo hình con rối.
- Bước 3: Hướng đẫn học sinh cách biểu diễn một số loại rối dùng cho
“Múa rối cạn”.
- Bước 4: Gợi mở nội dung biểu diễn.
- Bước 5: Tạo một tiết trình diễn rối.
Vị trí của việc dạy học theo quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu
diễn: “Quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn” là một trong 7 quy
trình được đưa vào trong chương trình dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực. Nội dung áp dụng cho học sinh Tiểu học là chỉ nghiên cứu phần múa
rối trên cạn còn múa rối nước thì chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh có thêm
hiểu biết chứ không thực hiện trong nội dung của quy trình.
Cách tiến hành như sau:
Hoạt động 1: Tạo sơ đồ tư duy với chủ điểm “Trình diễn Múa rối”


3

Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại những lần đã từng được xem biểu diễn
múa rối, hoặc có thể được xem qua ti vi, tranh ảnh, băng hình... bằng các câu
hỏi:
Đó là loại múa rối nào? (rối nước, rối tay, rối que, rối dây...)
Hình dáng, chất liệu của con rối như thế nào?
Con rối vận động được do cái gì? (người điều khiển bằng dây, tay, que,...)
- Không gian biểu diễn của con rối ở đâu? (mặt nước, sân khấu, ...?)
(Múa rối ở trường là múa rối cạn)

- Nội dung của các câu chuyện của múa rối bắt nguồn từ đâu? (Cổ tích,
truyền thuyết, hay tự sáng tác truyện...?)
Hoạt động 2: Tạo hình con rối
- Học sinh vẽ hình dạng con rối ra giấy- vẽ màu- dán giấy bìa- cắt ra- gắn que
hoặc dây vào.

Hoạt động 3: Diễn tập, biểu diễn và đánh giá buổi trình diễn múa rối.


4

- Sự tập trung, tình cảm và phản ứng của học sinh sẽ thể hiện buổi biểu
diễn có thành công hay không.
Giáo viên lựa chọn phương pháp tiếp cận “Nhà hát múa rối” tùy theo đối
tượng học sinh, chất liệu và điều kiện từng lớp học. Con rối do giáo viên chuẩn
bị hoặc xem qua ảnh, video… Nhằm giúp học sinh nhận diện nhân vật. Để tiếp
cận chủ đề và dễ hình dung ra đặc trưng của quy trình tạo hình con rối và nghệ
thuật biểu diễn.
Câu hỏi nhận dạng con rối:
- Em chọn nhân vật nào?
- Tên của nhân vật đó?
- Giới tính? Tuổi?
- Nghề nghiệp? Sống ở đâu?
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài trong năm học vừa qua đạt được những
kết quả rất khích lệ, cụ thể như sau:
a. Ưu điểm:
- Học sinh biết lựa chọn chất liệu phù hợp góp phần quan trọng để tạo sự
thành công. Nghệ thuật tạo hình trong múa rối đóng góp một vai trò rất lớn trong
sáng tạo cũng như trong hoạt động múa rối.

- Con rối đóng vai trò quan trọng và có mặt ở nhiều loại hình nghệ thuật
điển hình là múa rối nước và múa lân. Thông qua hai loại hình nghệ thuật này,
những câu chuyện dân gian, truyện cổ tích, truyền thuyết v.v. đã được chuyển
tải một cách sống động và gần gũi hơn với con người. Qua các hoạt động đó
nhằm hướng con người đến với những điều tốt đẹp, những giá trị sống đích
thực. Vì vậy, cần đưa vào nội dung tạo con rối, mặt nạ và các vật thể khác trong
văn hóa Việt và cùng lúc tạo cơ hội có được phương thức dạy và học có thể tích
hợp tất cả các lĩnh vực trong Giáo dục mĩ thuật như: nặn tạo dáng, vẽ theo
mẫu, vẽ tranh, trang trí, thường thức mĩ thuật…cũng như các yếu tố khác từ
các môn học khác như:
- Đọc, viết và nói trước đám đông


5
- Truyền thuyết, thần thoại, và câu chuyện cổ tích
- Dựng kịch và biểu diễn
- Văn hóa và lịch sử...
* Giáo viên:
- Giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn về dạy học môn Mĩ thuật
theo phương pháp mới của Đan Mạch do Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Giáo viên đã được dược trang bị tài liệu dạy học môn Mĩ thuật theo
phương pháp mới của Đan Mạch.
- Nắm rõ quy trình “ Tạo hình con rối”
- Giáo viên được chủ động trong việc sáng tạo chủ đề bài học, phân phối
chương trình dạy học.
- Giáo viên có kiến thức và kĩ năng tạo hình trên nhiều chất liệu.
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến và yêu nghề.
* Học sinh:
- Đa số học sinh yêu thích môn Mĩ thuật; thích thú với phương pháp học
mới; nắm bắt chủ đề nhanh.

- Nhiều học sinh rất thích diễn rối.
b. Nhược điểm:
Tuy đã đạt được những kết quả như vậy nhưng vẫn còn một số hạn chế
trong quá trình thực hiện như sau:
- Một số phụ huynh và học sinh chưa coi trọng môn Mĩ thuật nên thái độ
học tập và việc chuẩn bị đồ dùng chưa tích cực.
- Vật liệu học sinh thu thập được còn ít, con rối không đa dạng về hình dạng
và chất liệu.
- Dụng cụ để chế tạo vật liệu còn chưa được trang bị đầy đủ.
- Vật mẫu do giáo viên tự làm.
- Mất nhiều thời gian cho việc tìm chọn và xử lí chất liệu.
- Không gian biểu diễn chưa hợp lí.
- Học sinh vùng nông thôn, điệu kiện hoàn cảnh còn khó khăn nên
những vật dụng các em tìm chưa được phong phú.
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết.
Sáng kiến: “Mở rộng chất liệu tạo hình rối cho quy trình tạo hình con
rối và nghệ thuật biểu diễn góp phần giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu nghệ
thuật Việt Nam cho học sinh tiểu học” đã có cải tiến, sáng tạo để khắc phục
những nhược điểm của giải pháp đã biết.
Qua thời gian nghiên cứu áp dụng đã đạt được những kết quả rất khả
quan.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chất liệu tạo hình con rối:


6
- Giúp học sinh biết lựa chọn thu thập đồ vật để tạo hình con rối. Biết
nhận dạng con rối qua nhân vật giáo viên giới thiệu, biết phân tích các bộ phận
của rối, nhận diện chất liệu từng bộ phận.
* Hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một số loại rối dùng cho “Múa rối

cạn”.
- Các em biết vận dụng các loại hình để biểu diễn, biết lồng ghép rối tay,
rối que, rối dây.
* Gợi mở nội dung biểu diễn
- Qua việc hằng ngày của học sinh về thu thập thông tin được xem qua
tivi, tranh ảnh, băng hình, … bằng câu chuyện.
Có như vậy hiệu quả của việc dạy học và sáng tạo mới được nâng cao và
ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp cũng nuôi dưỡng tình cảm, tình yêu của
các em dành cho môn nghệ thuật Múa rối của Việt Nam.
* Tạo một tiết trình diễn rối
- Giúp các em mạnh dạn, tự tin đóng vai, giao tiếp trước lớp.
- Qua các phương pháp đã áp dụng học sinh học tập tích cực ham thích và
có tiến bộ rõ rệt so với trước đây. Các em biết tạo hình con rối đơn giản từ
những vật dụng mà các em sưu tầm cất giữ.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp.
Để thực hiện các giải pháp của sáng kiến có kết quả cao. Đòi hỏi người
giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần nhiệt huyết trong công tác giảng
dạy. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời, có sự đầu tư thật tốt vào bài
giảng, kế hoạch bài dạy chọn phương pháp phù hợp.
Học sinh cũng có ý thức trong việc tự tìm, tự làm đồ dùng học tập và
được sự quan tâm, nhận thức đúng của phụ huynh đối với việc học môn Mỹ
thuật.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Để thu hút sự chú ý của học sinh vào chủ đề bài học theo quy trình “Tạo
hình rối” và sáng tạo ra nhiều con rối đẹp để có những buổi biểu diễn thành công
đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, tạo ra nhiều con rối với chất liệu đa dạng
và hình thức lôi cuốn. Để làm được điều này giáo viên cần thực hiện mở rộng
trên nhiều chất liệu và kết hợp các chất liệu với nhau cho phù hợp. Ở đây, giáo
viên chỉ nghiên cứu phần múa rối trên cạn còn múa rối nước thì chỉ cung cấp

kiến thức cho học sinh có thêm hiểu biết chứ không thực hiện trong nội dung
của quy trình.
A. Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chất liệu tạo hình con rối:
A.1. Phân tích và lựa chọn chất liệu tạo rối:
Học sinh nhận dạng con rối qua nhân vật giáo viên giới thiệu, phân tích các bộ
phận của rối, nhận diện chất liệu từng bộ phận, hướng dẫn cách thực hiện.
a. Đối với chất liệu chai nhựa:


7
Giáo viên hướng dẫn: Dùng quả bóng nhựa nhỏ gắn vào một chai nhựa làm đầu
và than. Sau đó dùng dây thép quấn quanh cổ chai và quấn giấy vệ sinh ra ngoài
làm tay. Xong bộ phận chính ta lấy ít vải đen hoặc len dán lên quả bóng làm để
tóc. Dùng bút dạ đên để vẽ mắt, mũi, miệng. Trang phục có thể làm bằng giấy
màu, giấy báo hoặc vải tùy thích còn kiểu dáng và màu sắc tùy thuộc vào tính cách
và hoàn cảnh nhân vật trong cốt truyện hay sở thích của người tạo ra.

b. Đối với chất liệu vỏ lon:
Giáo viên hướng dẫn: Làm nhân vật rối là con vật ta dùng vỏ lon bia hay
nước ngọt đã làm sạch, khô dán giấy màu hoặc sơn lên cho khô làm phần thân. Vẽ
mặt cho con vật rồi tô màu và dán vào giấy bìa cứng sau đó cắt ra rồi dùng keo dán
vào phần thân là vỏ lon. Dùng dao rọc giấy cắt phần dưới lon tách ra làm 4 để tạo
chân. Cuối cùng dùng ít len dán vào sau lon làm đuôi cho con vật.

c. Đối với chất liệu dây thép, giấy vệ sinh:
Giáo viên hướng dẫn: Nhân vật này là tận dụng từ bài “ sự chuyển động của
dáng người” cốt được làm bằng dây thép và quấn giấy vệ sinh tạo khối cơ cho
người. Tóc được làm bằng len. Mặt vẽ bằng bút dạ. Trang phục có thể thay đổi
tùy theo câu chuyện.



8
d. Đối với chất liệu giấy xốp:
- Giáo viên hướng dẫn: Dùng bút dạ vẽ hình con rối lên giấy xốp trắng hoặc
màu tùy thích có thể dùng sáp dầu để tô màu hay trang trí lên nhân vật cho đẹp.
Vẽ riêng các bộ phận như chân, tay, đầu sau đó dùng kim chỉ khâu các bộ phận
lại với thân mình để dễ điều khiển sự chuyển động của bộ phân cho nhân vật
thêm sinh động.

e. Đối với chất liệu vỏ hộp:
Giáo viên hướng dẫn: Nhân vật là đồ vật như xe cộ, con vật… có chuyển
động ta dùng vỏ hộp các loại như sữa, hộp bánh, bìa catton… cắt lại theo kích
thước thích hợp rồi dùng giấy màu dán ra ngoài hoặc sơn tùy thích. Trang trí các
bộ phận theo ý thích phù hợp với nội dung.

* Ngoài ra, còn có rất nhiều chất liệu khác như giấy, rơm, ni-lon, vải… Tùy
thuộc vào cách thức diễn. Chẳng hạn chúng ta có thể dùng dây hoặc que để điều
khiển rối hoặc trực tiếp dùng tay…Cách thức diễn còn tùy vào nội dung bài học
và khả năng của từng lứa tuổi khác nhau.
B. Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một số loại rối dùng cho
“Múa rối cạn”:
B1. Một số hình thức điều khiển rối:


9
Rối tay: Diễn bằng cách luồn con rối vào các ngón tay hay cả bàn tay và
chuyển động linh hoạt trực tiếp theo ngón tay, bàn tay.

Rối que: Gắn con rối vào cái que gỗ hoặc tre rồi điều khiển.


Rối dây: Buộc sợi dây vào sau lưng con rối hoặc vào các bộ phận cần sự
chuyển động.

Rối mặt nạ: Làm rối nhân vật hình mặt nạ rồi đeo vào mặt trực tiếp diễn. Dùng
que hoặc dây để đeo tùy ý sao cho thuận tiện.


10

Ngoài ra còn một số loại rối giáo viên tham khảo giới thiệu thêm nhưng
không đưa vào bài dạy vì không phù hợp cho việc áp dụng dạy đối với học sinh
tiểu học như: rối máy, rối bóng, rối lốt, rối nhà mồ.
C. Bước 3: Gợi mở nội dung biểu diễn:
Tạo hình con rối có thể dựa trên những câu chuyện đời thường, truyền
thuyết hoặc truyện cổ tích.
Giáo viên hướng dẫn học sinh để các con rối thành nhóm và bắt đầu tạo các
câu chuyện. Học sinh có thể làm hai con rối và cho chúng nói chuyện với nhau.
Nội dung hội thoại:
- Chào bạn! Bạn tên là gì?
- Bạn bao nhiêu tuổi ?
- Bạn sống ở đâu?
- Bạn đang học lớp mấy?
- Bạn có nhiều bạn bè thân thiết không? v...v....
D. Bước 4: Tạo một tiết trình diễn rối:
Học sinh tự chuẩn bị, tập kịch và trình diễn. Giáo viên có thể chuẩn bị bàn,
lối đi hoặc sân khấu để tạo không gian cho các em làm việc với các con rối khi
trình diễn.
Học sinh lớp nhỏ 1, 2, 3 có thể tạo con rối và gắn vào các que. Các em lấy
cảm hứng từ một câu chuyện cổ tích để chọn nhân vật, tạo màu sắc, cắt, dán
vào que. Các em có thể học nội dung câu chuyện, tập thành kịch, và trình bày

câu chuyện cho bố mẹ hoặc thành viên khác trong lớp xem. Với học sinh nhỏ thì
chất liệu phù hợp là bìa, đất nặn, vỏ hộp hoặc xốp là dễ thực hiện hơn và thường
thì các em chọn trình diễn bằng rối que và rối tay hoặc mặt nạ.


11

Nội dung: Truyện cổ tích: “ Sói xám và cừu non”
Các em học sinh lớp 4 hoặc lớp 5 có thể tạo con rối để diễn theo câu
chuyện các em tự viết. Câu chuyện có thể là một tình huống trong cuộc sống
thường nhật nhưng không dễ chia sẻ. Vì thế, khi các em dùng con rối để biểu
diễn, con rối sẽ “nói thay” các em những tình cảm, tâm tư, suy nghĩ mà không
dễ gì chia sẻ. Ví dụ: tình yêu thương, niềm vui, nỗi buồn, nỗi sợ hãi, v.v.
Với học sinh lớn các em thường sáng tạo con rối từ nhiều chất liệu khác
nhau như: vỏ lon, vỏ chai, hộp kết hợp với len, vải hay thường là dùng dây thép
và giấy vệ sinh. Các em thường thích trình diễn rối tay và rồi dây vì chúng sinh
động dễ điều khiển các bộ phận của nhân vật.

Nội dung: Tham gia giao thông

Nội dung: Lễ hội quê em.


12

Nội dung: Môi trường quanh em
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Trong suốt quá trình dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực với
quy trình “ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn” tôi nhận thấy học sinh tiểu
học hầu hết đều có sự sáng tạo rất lớn. Mỗi em có một cách cảm nhận và thể hiện

riêng của mình cho sản phẩm của một quy trình. Vì vậy giáo viên chúng ta nên gợi
mở cho học sinh nhiều cách thể hiện khác nhau để các em tự do thể hiện theo cách
mà mình muốn không nên quá rập khuôn vào sách vở. Và để các em tiếp cận tốt
mỗi quy trình thì đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi học hỏi và sáng tạo, tạo ra
nhiều đồ dùng dạy học sinh động, đa dạng và lựa chọn nội dung chủ đề gần gũi,
những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống mà các em yêu thích để dẫn dắt vào bài.
Qua quy trình này giúp các em mạnh dạn, tự tin bày tỏ tâm tư, suy nghĩ của mình
về cuộc sống thông qua nhân vật rối. Ngoài ra, các em có thêm hiểu biết về Nghệ
thuật múa rối truyền thống của Việt Nam đặc biệt Múa rối nước là một trong những
loại hình sân khấu tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam – Thể hiện trí tuệ và
sự thông minh, sức sáng tạo của con người Việt Nam đã được bạn bè trên thế giới
biết đến như một trong những loại hình nghệ thuật có giá trị cao, mang tính truyền
thống trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam. Qua đó, các em
thêm yêu quý, có ý thức giữ gìn và phát triển bộ môn nghệ thuật này trong tương
lai.
Cụ thể là trong suốt năm học, lớp tôi được các thầy cô giáo trong trường,
Ban giám hiệu nhà trường về thăm lớp, dự giờ và đánh giá rất cao.Trong những
bài học về chủ đề này, học sinh tạo ra sản phẩm rất đẹp, thể hiện được sự khéo
tay và óc thẩm mĩ của các em. Học sinh không còn thấy tự ti, mặc cảm, ruột rè
và nhút nhát như trước mà thay vào đó là một thái độ vui vẻ, tự tin trong học tập
và mạnh dạn thể hiện những gì mình biết thể hiện trong bài làm, góp phần vào
sự thành công cho công tác giảng dạy của bản thân tôi.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy trong năm học
2018 – 2019, bản thân trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường, tôi đã đi sâu
nghiên cứu “Mở rộng chất liệu tạo hình rối cho quy trình tạo hình con rối và
nghệ thuật biểu diễn góp phần giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu nghệ thuật


13
Việt Nam cho học sinh tiểu học”. Kết quả rất đáng mừng số học sinh hoàn

thành ngay tại lớp 98%. Chất lượng môn Mỹ thuật cuối năm học 2018 - 2019 đạt
được có tăng lên đáng kể so với cuối năm học 2017 – 2018.
Do đó sáng kiến “Mở rộng chất liệu tạo hình rối cho quy trình tạo hình
con rối và nghệ thuật biểu diễn góp phần giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu nghệ
thuật Việt Nam cho học sinh tiểu học” đã được áp dụng tại trường và thu được
những kết quả tốt đẹp. Điều này chứng minh rằng sáng kiến kinh nghiệm trên có
tính sáng tạo và hiệu quả cao.
5. Những thông tin cần được bảo mật (không có)
6. Đánh giá ích lợi thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý tác giả.
Trong quá trình đầu tư xây dựng tổ chức thực hiện “Mở rộng chất liệu
tạo hình rối cho quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn góp
phần giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu nghệ thuật Việt Nam cho học sinh tiểu
học” đã mang lại kết quả tốt đẹp, hầu hết các em hoàn thành sản phẩm ngay tại
lớp. Đồ dùng dạy học là vật liệu, phế liệu nên không ảnh hưởng đến kinh tế.
Sau một thời gian áp dụng vật mẫu nhiều chất liệu khác nhau cho quy trình
tạo hình rối hầu hết học sinh đều rất thích thú quy trình này và học tập rất nghiêm
túc. Sản phẩm của các em ngày càng đa dạng và phong phú về chất liệu, hình thức
cũng như nội dung câu chuyện. Lối trình diễn sinh động nói lên được nhiều điều
mà các em quan tâm trong cuộc sống. Hầu hết các em mạnh dạn, tự tin hơn, không
còn e ngại như lúc trước. Các em có thêm sự hiểu biết, sự quan tâm và tình cảm
dành cho môn nghệ thuật múa rối.
Một số hình ảnh sản phẩm và hoạt động trong giờ học Mĩ thuật của học
sinh Trường TH Nguyễn Trãi :


14


15



16


17


18


19

Qua quá trình áp dụng sáng kiến, học sinh hứng thú hơn với các tiết học.
Bài làm học sinh có chất lượng cao hơn. Mặt khác, hằng ngày các em có thói
quen dọn vệ sinh nhằm bảo vệ môi trường xung quanh. Qua đó các em thêm yêu
quý, có ý thức giữ gìn và phát triển bộ môn nghệ thuật này trong tương lai. Các
em luôn có tinh thần học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc chiếm
lĩnh kiến thức, các em không còn tình trạng tự ti, rụt rè …Ngoài ra lớp học luôn
vui vẻ, thoải mái giúp các em say mê, hứng thú trong học tập.
Sáng kiến đã nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả trong năm học vừa qua,
đề nghị nhà trường tạo điệu kiện và mở rộng phạm vi áp dụng trong những năm
học tiếp theo.
7. Đánh giá lợi ích thu được dự kiến do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá
nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu kể cả áp dụng thử
Trong quá trình đầu tư xây dựng tổ chức thực hiện “Mở rộng chất liệu
tạo hình rối cho quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn góp phần
giữ gìn và bồi dưỡng tình yêu nghệ thuật Việt Nam cho học sinh tiểu học” đã
mang lại kết quả tốt đẹp, hầu hết các em hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. Đồ
dùng dạy học là vật liệu, phế liệu nên không ảnh hưởng đến kinh tế.

Trong những tiết dạy có áp dụng sáng kiến này được lãnh đạo nhà trường
và hội đồng sư phạm dự giờ và đánh giá cao.
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.



×