ĐỀ CƯƠNG :
PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU
TƯ.
I. TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
1. Nguồn vốn đầu tư:
2. Phân loại vốn đầu tư:
3. Tạo lập vốn đầu tư:
4. Thu hút vốn đầu tư:
5. Sử dụng vốn đầu tư:
II. TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TÊ.11/18/2008
1. Sử dụng vốn đầu tư hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và do đó tác
động tích cực đến tăng trưởng:
2. Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến năng suất nhân tố tổng hợp và do
đó tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế:
3. Tác động của của việc sử dụng vốn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH – HĐH:
4. Tác động của hoạt động sử dụng vốn đầu tư đến khả năng nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế:
5. Tác động của vốn đầu tư đến chất lượng và giá thành sản phẩm:
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
1. Tính thuận chiều trong mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn
đầu tư:
2. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là cơ sở duy trì sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
mạnh tạo lập vốn và tăng khả năng thu hút vốn:
PHẦN II : THỰC TRẠNG TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2008.
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG:
1. Đầu tư trong nước :
1.1.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
1.2. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp:
1.3. Vốn đầu tư từ tiết kiệm dân cư:
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
2.2. Tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài:
II. Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:
1. Khả năng tạo lập vốn ngày càng được cải thiện tạo điều kiện tốt để thu hút
vốn ngày càng nhiều.
2. Khả năng thu hút vốn ngày càng gia tăng:
2.1 Thực trạng tình hình thu hút vốn của nước ta :
2.2 Nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng gia tăng cả về chất lẫn lượng:
2.2.1 Nguồn trong nước:
2.2.2 Nguồn nước ngoài:
2.2.3 Các nguồn vốn khác:
3. Sử dụng vốn chưa hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập thu hút vốn.
1
3.1 Thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam
3.2 Thể hiện qua tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp( TFP):
3.3 Ảnh hưởng của quá trình sử dụng vốn đến tạo lập và thu hút vốn:
3.3.1 Tác động của việc sử dụng vốn hiệu quả đến khả năng tích lũy vốn và thu
hút vốn:
3.3.2 Sử dụng nguồn vốn hiện nay của Việt Nam chưa thật sự hiệu quả hạn chế
khả năng tạo lập và thu hút vốn:
PHẦN 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ CỦA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ
SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
I. Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010:
1. Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế đến năm 2010:
1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010:
1.2 Quan điểm phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010:
2. Dự báo nhu cầu đầu tư và yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam đến 2010:
II. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:
1. Giải pháp chung:
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo lập vốn:
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư:
4. Giải pháp nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư nhằm góp phần nâng cao
chất lượng tăng trưởng Việt nam đến 2010, tạo điều kiện tạo lập và thu hút vốn đầu
tư:
4.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư:
4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước:
4.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn nước ngoài :
4.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động:
2
Lời mở đầu:
Một nền kinh tế để có thể tồn tại và phát triển thì phải có sự tăng trưởng. Theo nghĩa
chung nhất thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định ( thường là một năm). Tăng trưởng sẽ kéo theo sự phát triển của các yếu
tố khác. Một nền kinh tế muốn có tăng trưởng thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, một trong
những yếu tố quan trọng nhất là vốn đầu tư. Vốn đầu tư là một trong những nhân tố đầu vào
của quá trình sản xuất cũng như mọi hoạt động trong nền kinh tế, nó có vai trò đặc biệt quan
trọng đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy yêu cầu hiểu rõ về vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư
là vô cùng quan trọng. Một trong những đòi hỏi đó chính là việc nắm bắt rõ các quá trình
tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư, cũng như mối quan hệ giữa chúng. Nắm bắt được
yêu cầu đó nên nhóm chúng em chọn đề tài: “mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử
dụng vốn đầu tư. Lấy thực tế ở Việt nam để chứng minh.”
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, chắc chắn sẽ có những thiếu sót do nhân tố khách
quan cũng như các nhân tố chủ quan không thể tránh khỏi. Và để hoàn thành đề tài này
chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của: PGS-TS Từ Quang
Phương và TS Phạm Văn Hùng.
3
PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU
TƯ
I. TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ:
1. Nguồn vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là một bộ phận cấu thành tổng vốn, là một trong những nhân tố đầu vào
của quá trình sản xuất cũng như mọi hoạt động trong nền kinh tế, xét theo nghĩa hẹp, vốn
đầu tư được xem như là khoản tích lũy, là phần phần thu nhập chua tiêu dùng. Xét theo
nghĩa rộng “vốn” ở đây bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc và cả
quan hệ đã tích lũy của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia. Vốn nói chung và vốn đầu tư
phát triển nói riêng có một số đặc trưng cơ bản như: (1) vốn đầu tư luôn gắn với quyền sở
hữu, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể nhất định.(2) vốn đầu tư có chức năng sinh lời.
(3) vốn đầu tư phát triển chỉ thực sự có hiệu quả khi được tích tụ đến một mức độ nhất định.
(4) vốn đầu tư luôn có giá trị về mặt thời gian. (5) vốn đầu tư phát triển được thể hiện dưới
các hình thức khác nhau và đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Chính vì vậy, vốn có vai
trò rất quan trọng, là yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong hiện
tại cũng như trong tương lai. Bài học của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã
khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố vốn đến phát triển kinh tế, đến sự nghiệp hiện đại
hóa đất nước. Vốn là điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ
tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế.
Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm như sau: Vốn đầu tư là tiền tích lũy
của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của nhân dân và tiền huy
động từ các nguồn lực khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm
duy trì tiềm lực sản xuất hiện có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh cũng
như các hoạt động sinh hoạt đời sống xã hội
2. Phân loại vốn đầu tư:
Vốn đầu tư được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Theo công dụng của các kết quả đầu tư: Vốn đầu tư được chia thành vốn đầu tư cho
sản xuất và phi sản xuất. Vốn đầu tư cho sản xuất là sồ tiền cần thiết để có thể thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm cho xã hội. Vốn đầu tư phi sản xuất là số
tiền cần thiết để tiến hành các hoạt động khác cũng như các hoạt động có tính chất công ích,
như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, y tế, giáo dục… Dù ở lĩnh vực nào sản xuất hay phi sản
xuất, kết quả do vốn đầu tư đem lại thông qua hoạt động đầu tư đều góp phần tạo ra tiềm
lực mới cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế.
- Theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế: vốn đầu tư có thể xem xét
theo cơ cấu trong nền kinh tế. Vốn đầu tư phân chia theo cơ cầu ngành kinh tế, vùng lãnh
thổ, theo các thành phần kinh tế … Khi nghiên cứu cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu thức này
có thể đánh giá được vai trò của đầu tư trong việc hình thành và chuyển dịnh cơ cấu kinh tế.
- Theo nguồn hình thành: Vốn đầu tư có thể phân thành vốn đầu tư trong nước và vốn
đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trong nước bao gồm khoản tích lũy từ ngân sách, của doanh
nghiệp và tiền tiết kiệm của nhân dân.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội cũa mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho
các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh, hỗ trợ cho các dự
án công cộng, hoặc chi cho công tác lập và thực hiện các dự án qui hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
4
Vốn của các doanh nghiệp, bao gồm vốn của các doanh nghiệp nhà nước và các
doanh nghiệp tư nhân hay dân doanh. Các doanh nghiệp sử dụng vốn của mình để thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động khác được
pháp luật cho phép để phục vụ xã hội, cộng đồng.
Nguồn vốn tiết kiệm của nhân dân. Đây là nguồn vốn có tiềm năng lớn. Quy mô
nguồn vốn này phụ thuộc nhiều vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, vào trình độ
phát triển của đất nước( ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ
tiết kiệm thấp), tập quán tiêu dùng của dân cư, các chính sách của nhà nước như lãi suất huy
động tiền gửi, thuế thu nhập, các khoản đồng góp đối với xã hội.
Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có vai trò rất quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nguồn vốn nước ngoài gồm vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài( FDI – Foreign Direct Investment) và vốn đầu tư gián tiếp( FPI –
Foreign Portfolio Investment).
Tóm lại dù phân chia theo tiêu thức nào thì xét cho cùng vốn đầu tư cũng có nguồn
gốc từ tiết kiệm. Theo J.M. Keynes – nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh, trong cuốn “Lý
thuyết việc làm, lãi suất và tiền tệ”, trên góc độ nền kinh tế “tổng vốn đầu tư bằng tổng tiết
kiệm”. Ông viết: “ Xết về tổng thể, số lượng dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà chúng
ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần tăng thêm vào trang thiết bị sản xuất mà chúng
ta gọi là đầu tư”.
3.Tạo lập vốn đầu tư:
Tạo lập vốn đầu tư bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tâp
thể, doanh nghiệp, chính phủ, … các thành phần kinh tế . Các hoạt động này nhằm tạo ra
giá trị gia tăng cho nền kinh tế và từ đó hình thành nên nguồn tích lũy hay tiết kiệm.
Theo nghĩa chung nhất Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng.
Vai trò của tạo lập vốn đầu tư:
Tạo lập vốn đầu tư có trò quan trọng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện
cho quá trình tái sản xuất xã hội.
Tạo lập vốn đầu tư là nguồn hình thành nên tiết kiệm, Trong tác phẩm “của cải của
các dân tộc”( 1776), Adam Smith, một đại diện của trường phái kinh tế học cổ điển đã
khẳng định: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm
để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không
có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.
Theo quan điểm của K. Max, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản
xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng.
Hay nói cách khác nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự
gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế.
Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” John
Maynard Keynes đã chứng minh được rằng đầu tư bằng tiết kiệm, và ông chỉ ra được rằng
đầu tư có tác động trực tiếp làm tăng tổng sản lượng quốc dân tức là có tác động trực tiếp
đến tăng trưởng kinh tế.
Các phương pháp tạo lập vốn đầu tư:
Đứng trên góc độ vĩ mô có thể tạo lập vốn đầu tư thông qua tổng sản phẩm quốc dân,
tổng sản phẩm quốc dân tăng sẽ là điều kiện trực tiếp để tăng tích lũy. Đây là kênh tạo lập
có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra tích lũy cho nền kinh tế. Sở dĩ nó có vai trò quan
trọng như vậy là vì nó tác động trực tiếp đến tích lũy của một quốc gia, tổng sản phẩm quốc
dân sau khi trừ đi tiêu dùng sẽ là phần tích lũy của nền kinh tế. Như vậy ta có thể tăng tích
lũy thông qua hai cách. Thứ nhất: với điều kiện tổng sản phẩm quốc dân không đổi thì tích
lũy chỉ được tăng lên khi tiêu dùng giảm. Thứ hai: với điều kiện tổng sản phẩm quốc dân
5
thay đổi thì khi tổng sản phẩm quốc dân tăng lên thì tích lũy trong nền kinh tế sẽ tăng với
mức tiêu dùng cố định, hoặc tiêu dùng tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng tích lũy.
Như vậy tạo lập qua tổng sản phẩm quốc dân sẽ tạo lập được lượng vốn lớn về mặt chất
cũng như lượng, vì thế nhiệm vụ đặt ra là nên phát huy vai trò của kênh tạo lập này để có
thể thực hiện được các mục tiêu cho đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đứng trên góc độ vi mô có thể tạo lập vốn đầu tư thông qua các doanh nghiệp, các cá
nhân và hộ gia đình. Các nhân tố kinh tế này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh và sẽ trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, tức là tích lũy của nền kinh
tế sẽ tăng lên. Thực tế ngày càng cho thấy vai trò của các nhân tố này ngày càng quan trọng
trong việc tạo lập vốn, các nhân tố này sẽ là điều kiện cơ bản và lâu dài cho việc tạo lập các
nguồn vốn một cách bền vững.
4. Thu hút vốn đầu tư:
Thu hút vốn đầu tư bao gồm các hoạt động, biện pháp và chính sách nhằm đưa
nguồn vốn từ tích lũy trong nền kinh tế sang đầu tư.
Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư:
Thu hút vốn đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư không phải là dễ dàng mà nó còn phụ thuộc vào
một số nhân tố như sau
Thứ nhất:như chúng ta đã biết, đầu tư là hành động bỏ vốn ngày hôm nay để thu lại
lợi nhuận trong tương lai, việc bỏ vốn của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào môi trường
đầu tư, vì vậy môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng. Theo nghĩa chung nhất
môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Có
nhiều cách phân loại môi trường đầu tư, song theo nhiều nhà kinh tế, môi trường đầu tư có
thể chia ra môi trường cứng và môi trường mềm.
Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng kỉ thuật phục vụ cho
sự phát triển kinh tế, gồm: hệ thống hạ tầng giao thông (đường sá, cầu cảng hàng không,
cảng biển, hệ thống thông tin liên lạc, năng lượng). Môi trường mềm bao gồm: Hệ thống
các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt là các vấn
đề liên quan đến chế độ đối xử giải quyết các tranh chấp khiếu nại); Hệ tjoongs các dịch vụ
tài chính – ngân hàng, kế toán và kiểm toán …
Mọi hoạt động đầu tư suy ra cho cùng là để thu lợi nhuận, vì thế môi trường đầu tư
hấp dẫn phải là một môi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ rủi ro thấp. Điều này lại
chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của địa bàn được
đầu tư, điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng, mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính –
pháp lý, khả năng ổn định về mặt chính trị - xã hội, độ mở cửa nền kinh tế, sự phát triển của
hệ thống thị trường… Các nhân tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy để
nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư nhât thiết phải quan tâm xử lý đồng
bộ các yếu tố ảnh hưởng trên
Thứ hai: mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, chất lượng cung cấp dịch vụ
phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, mức độ cạnh tranh của thị trường trong
nước cũng ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư. Mức độ phát triển về quản lý kinh tế
vĩ mô thấp dẫn đến các hiện tượng lạm phát cao, nợ nước ngoài nhiều, tham nhũng, thủ tục
hành chính rườm rà, tăng trưởng kinh tế thấp, …là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng
hoảng. Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của các nhà đầu tư nước ngoài, khiến tăng chi
phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao. Chất lượng các dịch vụ khác như cung ứng
lao động, tài chính cũng là những yếu tố rất cần để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tính
6
cạnh tranh của các nước chủ nhà sẽ giảm được rào cản đối với đầu tư nước ngoài, các nhà
đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư để phát huy lợi thế so sánh của mình.
Bên cạnh đó, môi trường luật pháp và chính sách đầu tư là một trong những điều
đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm khi lựa chọn thị trường đầu tư. Bởi quá trình đầu tư
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời gian dài, nên cần một môi trường
pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một
cách có hiệu quả. Môi trường này bao gồm các chính sách, qui định, luật cần thiết đảm bào
sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao.
Điều kiện để thu hút vốn đầu tư:
Thứ nhất, tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế.
Xét trong dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển
vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Vấn đề tăng trưởng ở đây được
nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với cả vốn đầu tư trong nước
cũng như nước ngoài. Nó thể hiện nguyên tắc mang tính chủ đạo trong thu hút vốn đầu tư:
Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Thứ nhất, với
năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng gia
tăng. Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy dộng được cải thiện. Thứ hai,
triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu
tư nước ngoài.
Thứ hai, đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Đây được coi là điều kiện tiên
quyết cho mọi ý định và hành vi đầu tư. Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ
mô, chính trị xã hội và môi trường kinh doanh ổn định. Đối với vốn đầu tư nước ngoài còn
yêu cầu năng lực trả nợ tối thiểu của nước nhận vốn đầu tư
Thứ ba, xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả.
Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô, để có thể huy động
các nguồn vốn cần có các chính sách và giải pháp hợp lý và đồng bộ trên cơ sở tính toán
tổng hợp đảm bảo khuyến khích, định hướng các hoạt động thu hút và cung ứng vốn
Thu hút vốn đầu tư có vai trò như thế nào?
Cũng như tạo lập vốn đầu tư thu hút vốn đầu tư có vai trò quan trọng đến tăng
trưởng kinh tế, tuy nhiên tác động của nó cũng là gián tiếp, nó không trực tiếp tiến hành đầu
tư mà nó thu hút các nguồn tích lũy trong nền kinh tế tạo thành vốn đầu tư, vốn đầu tư là
yếu tố quan trọng cho việc thực hiện hoạt động đầu tư làm cho nền kinh tế tăng trưởng.
Nếu không có hoạt động thu hút vốn thì nguồn tích lũy trong nền kinh tế không được
đưa vào sử dụng, điều này dẫn đến tình trạng không có nguồn vốn đầu tư tái sản xuất xã hội
và tất yếu là nền kinh tế sẽ không tăng trưởng. Mặt khác nếu không có hoạt động thu hút
vốn thì việc tạo lập vốn đầu tư sẽ không còn ý nghĩa gì nữa, vì vậy thu hút vốn đầu tư là cơ
sở cho tạo lập và là điều kiện cho sử dụng vốn đầu tư.
Các công cụ thu hút vốn đầu tư
5. Sử dụng vốn đầu tư:
Sử dụng vốn đầu tư bao gồm các hoạt động phân bổ, quản lý và giám sát quá trình chuyển
biến của vốn từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật chất dưới dạng các kết quả đầu tư nhằm
phục vụ trực tiếp cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế.
Vai trò của sử dụng vốn đầu tư:
Cơ chế phân bổ vốn, cơ chế quản lý và giám sát hoạt động đầu tư sẽ có ảnh hưởng
trực tiếp và cơ bản đến hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng của mỗi quốc gia. Cơ chế
phân bổ vốn hiểu quả sẽ giúp cho quá trình điều tiết vốn đến được đúng địa chỉ thực sự nhu
cầu sử dụng vốn, giúp nền kinh tế chuyển dịch vốn từ nơi dư thừa sang nơi thiếu, từ nơi sử
dụng kém hiểu quả sang nơi hiệu quả hơn. Cơ chế quản lý công khai và minh bạch sẽ giúp
7
cho quá trình giám sát thực hiện đầu tư được thực hiện triệt để và từ đó sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là hiệu quả sử dụng một bộ phận nguồn lực đầu vào rất
quan trọng của nền kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng vốn
đầu tư phát triển vào các hoạt động kinh tế nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ đầu tư và các lợi
ích kinh tế xã hội khác với chi phí thấp nhất. Hiệu quả đầu tư phản ánh mối quan hệ so sánh
giữa kết quả đạt được với tổng số vốn đầu tư phát triển đã được sử dụng để tạo ra kết quả
đó. Hiệu quả vốn đầu tư có thể được đo bằng các chỉ tiêu trực tiếp (ví dụ : GDP/VĐT ) và
các chỉ tiêu gián tiếp ( ví dụ : hệ số ICOR),hiệu quả tài chính và hiệu quả Kinh tế - xã hội.
Với những ý nghĩa trên, có thể thông qua chỉ tiêu hiểu quả sự dụng vốn đầu tư – bộ phận
nguồn lực đầu vào rất quan trọng để phát triển Kinh tế xã hội để đánh giá chất lượng tăng
trưởng kinh tế.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
i) Phương pháp phân tích hệ số Icor: Nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế tập trung nghiên
cứu mối quan hệ giữa đầu tư (nhân tố đầu vào) với tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mô hình
Horrod – Domar là một trong nhưng mô hình tươn đối điển hình. Trong mô hình này không
xem xét đến các yếu tố như lao dộng, tiến bộ công nghệ và các yếu tố phản anh chất lượng
tăng trưởng khác. Tuy nhiên trông qua việc phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư và và
quy mô tăng trưởng cũng có thể gián tiếp đánh giá được chất lượng tăng trưởng của nền
kinh hay hiệu quả sự dụng vốn của một quốc gia.
G = ∆Y/Y = ∆Y/Y * ∆K/K = ∆Y/∆K*∆K/Y
G = 1/ICOR*I/Y
ICOR = I/∆Y
Trong đó G là tốc độ tăng trưởng kinh tế; ∆Y là mức gia tăng sản lượng; Y là quy mô
sản lượng; ∆K là mức gia tăng vốn đầu tư; K là tổng quy mô vốn đầu tư của nền kinh tế
ICOR phản ánh, để tăng thêm một đơn vị sản lượng cần tăng bao nhiêu đơn vị vốn đầu
tư. Tại mỗi quốc gia, trong một giai đoạn nhất định nếu các biến số khác không đổi, ICOR
gia tăng cho thấy: mỗi đơn vị sản lượng đầu ra cần nhiều vốn đầu tư hơn, do đó, hiệu quả
cận biên của một đơn vị vốn đã bị suy giảm. Ở một mức độ nhất định, điều này phản ánh
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm, chất lượng tăng trưởng có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên
để đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn qua ICOR cần phải phân tích phối hợp với các chỉ
tiêu khác như: chỉ tiêu TFP, giá thành sản phẩm, …
ii) Phương pháp phân tích năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
Để tính chỉ tiêu TFP có thể áp dụng phương pháp do tổ chức năng suất châu Á đưa ra
với công thức có dạng:
I
TFP
= I
Y
- (α.I
K
+ βI
L
)
Trong đó:
I
Y
là tốc độ gia tăng sản lượng
I
K
là tốc độ gia tăng của vốn
I
L
là tốc độ gia tăng của lao động
α, β là hệ số đóng góp của vốn và lao động đến tăng trưởng
Khi áp dụng công thức trên cần lưu ý là, do đặc điểm hạch toán của Việt Nam, thu
nhập lấy từ sổ hạch toán theo sổ sách hoặc có trong số liệu thống kê mới chỉ gồm phần thu
nhập chính của họ( ở đây gọi là thu nhập trực tiếp) còn một số khoản thu nhập dưới dạng
khác như tiền đóng góp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp, đơn vị đảm nhận,
tiền mua sắm quần áo bảo hộ lao động … ( có thể gọi là các khoản thu nhập khác) thì
thường chưa được tính vào thu nhập. Thực tế đó làm cho các hệ số α, β tính theo số liệu
8
hiện có sẽ bị sai lệch ( β bị thu hẹp còn α bị cường điệu). Vì vậy, để phản ánh chính xác
mức độ đóng góp của lao động và vốn trong quá trình tạo ra kết quả sản xuất, hệ số β phải
được tính trên cơ sở thu nhập đầy đủ của người lao động ( bao gồm cả thu nhập trực tiếp và
thu nhập khác) theo công thức:
β = ( thu nhập đầy đủ của người lao động)/(giá trị gia tăng)
α = 1 – β
Trên thực tế, do chỉ có số liệu thu nhập trực tiếp nên không thể xác định thu nhập
đầy đủ bằng cách cộng thu nhập trực tiếp với thu nhập khác phải tính toán gián tiếp qua hệ
số điều chỉnh sau:
Thu nhập đầy đủ = Thu nhập trực tiếp x hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh = Tỷ số giữa thu nhập đầy đủ và thu nhập khác
được tính toán trên phạm vi số liệu điều tra chuyên đề ở phạm vi hẹp vào
một năm nào đó rồi dùng cho nhiều năm
II. TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TÊ:
1. Sử dụng vốn đầu tư hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và do đó tác
động tích cực đến tăng trưởng:
Sử dụng hợp lý vốn đầu tư là việc sử dụng đúng mục đích, tiến độ và yêu cầu đầu tư,
được xem xét cả trên phương diện doanh nghiệp và nền kinh tế, liên quan đến mọi khâu
trong quá trình đầu tư, từ việc huy động, phân bổ vốn đến việc quản lý sử dụng. Quá trình
sử dụng vốn đầu tư liên quan trực tiếp đến các chính sách tập trung và phân bổ vốntrong
nền kinh tế. Các chính sách, cơ chế huy động và phân bổ vốn hợp lý không chỉ góp phần
làm gia tăng quy mô vốn trong nền kinh tế mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng
mức độ đóng góp của nhân tố vốn trong tốc độ tăng trưởng, do đó, nâng cao được chất
lượng tăng trưởng. Ngược lại, các chủ trương, chính sách đầu tư không hợp lý, năng lực
quản lý yếu kém có thể dẫn đến sự mất cân đối trong huy động các nguồn lực, hiệu quả và
mức độ đóng góp của các nguồn lực không tương xứng với tiềm năng, dẫn đến những tác
động tiêu cực trong tăng trưởng kinh tế, tạo ra chất lượng tăng trưởng không cao. Chẳng
hạn, với chính sách bao cấp trong đầu tư( qua chế độ cấp phát vốn, tín dụng …) một mặt sẽ
tạo ra sự khan hiếm và lãng phí vốntrong một số đối tượng được bao cấp, phân bổ vốn
không hợp lý và dẫn đễ hiệu quả đầu tư không cao.
Chính sách đầu tư của một quốc gia, năng lực quản lý hoạt động đầu tư của các cấp.
các yếu tố của môi trường đầu tư và yếu tố thể chế trong nền kinh tế thị trường có tác động
mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác và sau cùng tác động đến
chất lượng tăng trưởng kinh tế.
2. Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến năng suất nhân tố tổng hợp và do
đó tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế:
Năng suất nhân tố tổng hợp ( Total Factor Productivity – TFP) là chỉ tiêu phản ánh
kết quả sản xuất do sử dụng hiệu quả nhân tố vốn và lao động( Các nhân tố hữa hình – được
xác định bằng số lượng), do tác động của các yếu tố vô hình như cải tiến quản lý, đổi mới
công nghệ. Hợp lý hóa sản xuất, nâng cao trình độ lao động … Năng suất nhân tố tổng hợp
cho biết mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các yếu tố đầu vào bao gồm yếu tố
vốn đầu tư, lao động và các yếu tố ngoài hai yếu tố này.
Sử dụng vốn đầu tư ( một nhân tố đầu vào) hiệu quả có ảnh hưởng đến mức tăng
giảm của TFP và do đó, đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tác động của việc sử dụng vốn
đầu tư dến chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp không chỉ gồm tác động trực tiếp mà còn có
sự tác động gián tiếp thông qua việc đầu tư vốn vào nhân tố lao động( một yếu tố đầu vào
9
hữu hình khác) và vào các yếu tố vô hình như nâng cao trình độ quản lý, cải thiện môi
trường thể chế … Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp làm tăng năng suất
lao động và ảnh hưởng nhất định đến năng suất nhân tố tổng hợp do nâng cao trình độ tay
nghề, hợp lý hóa quá trình sản xuất, tổ chức lao động … Từ đó có tác động đến chất lượng
tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, TFP chỉ có thể tăng nhanh khi chất lượng nguồn nhân lực
gia tăng.
Sử dụng vốn đầu tư hợp lý nhằm gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp không chỉ phụ
thuộc vào quy mô vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng thể chất và tinh
thần của nguồn nhân lực mà còn liên quan chặt chẽ với việc tạo cơ hội bình đẳng giữa
những người lao động trông nền kinh tế. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đối với 85
quốc gia trên phạm vi toàn thế giới cho thấy những quốc gia thuộc nhám thu đầu người cao
nhất là những quốc gia tạo được cơ hội giáo dục và đào tạo bình đẳng nhất. Hàn Quốc là
quốc gia tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về sự bình đẳng các cơ hội giáo dục trong
dân cư suốt 3 thập kỷ qua cũng là quốc gia đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục với quy mô
GDP đứng thứ 10 thế giới và đã chính thức được rút ra khỏi danh sách các nước đang phát
triển.
Để tăng năng suất nhân tố tổng hợp cần phải có những chính sách huy động tổng cái
lực trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát huy tiềm lực và cơ hội đầu tư từ nhiều đối tượng và
thành phần kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các cơ hội đầu tư và sự phân bố bình đẳng
cơ hội đầu tư sẽ được phát huy trong điều kiện mở cửa hội nhập, tri thức phát triển, khoa
học công nghệ tiên tiến. Mở cửa hội nhập sẽ mở rộng cơ hội huy động nguồn lực và tạo
điều kiện phân bố, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Công nghệ tiên tiến sẽ trực tiếp
tăng năng suất, cải tiến phương pháp sản xuất đạt hiệu quả cao và hơn hết nó tác động tích
cực đến việc gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp.
3. Tác động của của việc sử dụng vốn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH – HĐH:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, liên hệ chặt chẽ, tác động
qua lại với nhau trong không gian và thời gian, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, phù hợp với mục tiêu đã xác định
của nền kinh tế. Sử dụng vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo cách đầu tư trọng tâm trọng điểm
trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng một cơ chế đầu tư hợp lý có tác dụng quan
trọng trong việc chuyển định, đổi mới cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đổi mới cơ cấu theo các
thành phần kinh tế, cơ cấu kih tế thành thị nông thôn … đồng thời góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cao. Nói cách khác, kết quả của hoạt động sử dụng vốn đầu hợp lý là sự thây
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phát triển toàn diện hơn và theo hướng
CNH, HĐH. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
4. Tác động của hoạt động sử dụng vốn đầu tư đến khả năng nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế:
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế được đánh giá qua năng
lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp và nền kinh tế tạo ra. Sử dụng vốn
đầu tư bất hợp lý, không hiệu quả, công tác qui hoạch, kế hoạch đầu tư còn nhiều yếu kém
dẫn đến chất lượng thấp, giá thành sản phẩm cao và năng lực cạnh tranh thấp. Trên góc độ
đầu tư, để nâng cao năng lực cạnh tranh, một trong các yếu tố then chốt có tính đột phá là
thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn và tăng cường tính cạnh tranh giã các nguồn vốn huy
động. Bản thân các nguồn vốn, một trong những nguồn lực cơ bản cho đầu tư, khi được đặt
trong môi trường cạnh tranh và có cơ chế huy động và phân bổ vốn theo tín hiệu của thị
10
trường thì hiệu quả đầu tư mới được chú trọng đúng mức, do đó chất lượng tăng trưởng mới
được đề cao.
Đặc tính cố hữu của nhiều nền kinh tế đang phát triển là thiếu vốn, thiếu kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, thiết bị và máy móc lạc hậu dẫn đến năng suất, chất lượng thấp và
giá thành cao. Công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư yếu kém, chưa xuất phát từ nhu cầu thị
trường, khả năng dự báo kém … Do hiệu quả và hiệu lực cảu quy hoạch dẫn đến tính kết
nối, sự liên kết giữa các ngành, các dự án trong quá trình sản xuất hạn chế. Sản phẩm sản
xuất ra bị ứ đọng gây lãng phí các nguồn lực xã hội. Nhiều hàng xuất khẩu là nông, lâm,
thủy sản năng lực cạnh tranh yếu do không có chiến lược đầu tư dài hạn … Tất cả đều là
những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh
tế.
5. Tác động của vốn đầu tư đến chất lượng và giá thành sản phẩm:
Chất lượng và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt chất của
tăng trưởng kinh tế. Chất lượng và giá thành sản phẩm lại chịu sự tác động lớn của hoạt
động tiết kiệm, chống lãng phí thất thoát vốn và việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
Cơ chế huy động và phân bổ vốn đầu tư hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng và giá thành sản phẩm sản xuất. Khi cơ chế huy động vốn được thực hiện theo
phương thức phi thị trường thì khả năng huy động các nguồn lực bị hạn chế, chất lượng
nguồn lực không đảm bảo, dẫn đến tình trạng khan hiếm giả tạo và sử dụng các nguồn lực
lãng phí. Do đó phí sử dụng vốn không được đánh giá đúng làm cho bản thân người sử
dụng vốn không quan tâm đến khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn sủ dụng. Đầy là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến chất lượng của các công trình xâu dựng không đảm bảo, sản phẩm
sản xuất ra chất lượng thấp. Sự lãng phí trong sủ dụng vốn sẽ dẫn đến giá thành của các sản
phẩm cao.
Có chế huy động và phân bổ vốn kém hiệu quả thường đi liền với chính sách bao cấp
vốn trực tiếp hoặc gián tiếp của nhà nước cho đầu tư. Việc tồn tại cơ chế xin – cho thuê
hoặc mức độ thấp hơn là các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho đầu tư dưới các hình thức khác
nhau là nguyên nhân dẫn đến tâm lý ỷ lại, không phát huy tiềm năng nội sinh của các chủ
thể đầu tư trong nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận, mức độ bao cấp cho đầu tư
càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng thấp. Khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn có
thể trông chờ được bao cấp, ưu đãi vốn cho đầu tư thì họ vẫn không nhiệt tình tham gia huy
động vốn trên thị trường, vì họ biết rằng mỗi đồng vốn huy động tại đây họ đều phải trả giá.
Nguồn vốn huy động không phải trả giá hoặc trả không đúng với giá trị của chúng sẽ dẫn
đến những thất thoát, lãng phí và đặc biệt là các chủ đầu tư không phải chủ sở hữu vốn sẽ
không quan tâm đến cải tiến, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Tóm lại, hoạt động sử dụng vốn có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế cả
về mặt số lượng lẫn chất lượng.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ:
Một nền kinh tế muốn có tăng trưởng thì cần có vốn để đầu tư tái sản xuất xã hội hay
nói cách khác vốn là điều kiện quan trọng hàng đầu quyết định quy mô và tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Đối với một doanh nghiệp, hoạt động trong nền kinh tế thị trường tức là
luôn phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, và không phải là đối thủ nào
cũng dễ chơi. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn phải làm mới mình tức là phải đầu tư vào
khoa học công nghệ, quy mô nhà xưởng, con người …, vì vậy yêu cầu về vốn là vô cùng
quan trọng đối với các doanh nghiệp, vốn là chìa khóa cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Trong vốn đầu tư, vấn đề tạo lập, thu hút và sử dụng vốn luôn là vấn đề trọng tâm
được nhà nước và các doanh nghiệp rất quan tâm. Giữa tạo lập, thu hút và sử dụng luôn tồn
11
tại mối quan hệ hữa cơ, không một yếu tố nào có thể tách rời với các yếu tố còn lại. Việc
nắm bắt được mối quan hệ giữa chúng là một bài toàn khó, một yêu cầu bức thiết đối với
các nhà kinh tế.
1. Tính thuận chiều trong mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn
đầu tư:
Xét trong tiến trình hoạt động và chu chuyển của luồng vốn, giữa việc tạo lập, thu
hút và sử dụng vốn đầu tư luôn có mối quan hệ thuận chiều xuyên suốt.
Quá trình tạo lập vốn tạo nên nguồn tích lũy trong nền kinh tế, đây là nguồn gốc của
vốn đầu tư, muốn có vốn đầu tư thì phải có nguồn tích lũy này. Để nguồn tích lũy này có thể
đưa vào sử dụng thì phải có một công cụ trung gian làm nhiệm vụ đưa tiền từ tích lũy sang
đầu tư, đó chính là hoạt động thu hút vốn, như vậy trong mối quan hệ này tạo lập vốn là
điều kiện tiên quyết cho thu hút vốn và thu hút vốn là cơ sở cho việc sử dụng vốn. Tính
thuận chiều này tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn tạo lập, thu hút và sử sụng
vốn với nhau và đảm bảo tính lưu thông của nguồn vốn đầu tư. Với nguồn vốn tạo lập càng
lớn, trong điều kiện môi trường đầu tư lý tưởng thì việc thu hút nhiều các nguồn vốn sẽ đem
lại hiệu quả cao trong sử dụng vốn. Tuy nhiên giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn lại
thường vấp phải các trở ngại về năng lực đầu tư, môi trường đầu tư, rủi ro tài chính… trong
các hoạt động của nguồn vốn. Điều này đã gây nên xu hướng giảm dần về lượng vốn đầu tư
trong suốt quá trình tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư
Tạo lập là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút vốn đầu tư:
Theo lý thuyết thì tạo lập bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra tích
lũy cho nền kinh tế, mà như chúng ta đã biết đối tượng của thu hút vốn đầu tư chính là
nguồn tích lũy của nền kinh tế, thu hút đưa tích lũy trong nền kinh tế sang đầu tư, vì thế tạo
lập chính là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút vốn đầu tư.
Việc thu hút vốn đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả của tạo lập vốn. Nếu hoạt động
sản xuất kinh doanh tốt sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao và tích lũy của nền kinh tế sẽ tăng và
điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và ngược lại. Các biện pháp và
chính sách thu hút vốn đầu tư sẽ không có hiệu quả nếu như nền kinh tế không có tích lũy
hay rõ hơn là việc sản xuất kinh doanh của nền kinh tế không tạo ra giá trị gia tăng.
Tạo lập vốn chính là phương thức để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển đối với nền
kinh tế. Trên thị trường Vốn, có rất nhiều phương thức để tạo lập vốn ( hay còn gọi là
phương thức tài trợ vốn) mà nhà nước và các doanh nghiệp có thể tiếp cận và khai thác như:
Sự tạo lập vốn ban đầu có thể và trước hết là dựa vào thị trường tài chính,thu hút vốn qua
góp vốn cổ phần ( phát hành cổ phiếu) hay đi vay ( phát hành trái phiếu, vay ngân hàng...).
Sau đó, do gắn liền với sản xuất kinh doanh, vốn và các quỹ tiền tệ khác được bổ sung, tái
tạo thông qua việc phân phối doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lập các quỹ bù đắp ( như quỹ
khấu hao tài sản cố định, quỹ bù đắp vốn lưu động) và tạo lập các quỹ từ lợi nhuận. Mỗi
quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích nhất định, nhưng tính chất chung của chúng
là gắn liền với sản xuất kinh doanh, chi dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh và phần tiêu
dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia sản xuất kinh doanh ở doanh
nghiệp. Từ rất nhiều phương thức tạo vốn đó nguồn vốn được tạo ra là rất lớn. Tuy nhiên
lượng vốn thu hút được thì lại thấp hơn so với nguồn vốn tạo lập. Mặc dù có nhiều phương
thức khác nhau để tiếp cận các nguồn vốn dầu tư, nhưng các doanh có thu hút được vốn hay
không lại phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp đó có hội đủ các điều kiện cần thiết để vay
vốn hay không và có nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ vốn hay không. Trong
đó có các điều kiện cần thiết để vay vốn bao gồm: năng lực tài chính như khả năng huy
động vốn lớn, có khả năng trả nợ cao, khả năng thanh toán tiện lợi nhanh chóng, cân đối thu
chi tốt, phân phối lợi nhuận hiệu quả …; năng lực kinh doanh như kỹ năng bán hàng chuyên
12
nghiệp, khả năng phân phối sản phẩm rộng, marketing hiệu quả cao; năng lực quản lý như
đáp ứng tối dịch vụ khách hàng, quản trị nhân sự hợp lý …; năng lực hoạt động như khả
năng nghiên cứu tìm thị trường mới, xây dựng chiến lược cạnh tranh, dự báo đánh giá được
các cơ hội đầu tư …
Thu hút vốn đầu tư là cơ sở cho việc sử dụng vốn đầu tư:
Mục đích chính của việc thu hút vốn đầu tư là đưa tiết kiệm trong nền kinh tế sang
đầu tư. Nền kinh tế sử dụng vốn đầu tư để phục vụ trực tiếp cho quá trình tái sản xuất và tái
sản xuất mở rộng của nền kinh tế, nguồn vốn sử dụng này không phải từ nguồn nào khác
mà chính là từ nguồn vốn thu hút, mà nếu nói rõ hơn nếu không có hoạt động thu hút vốn
đầu tư thì sẽ không có việc sử dụng vốn đầu tư và nền kinh tế sẽ không tăng trưởng.
Việc sử dụng vốn đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc thu hút vốn đầu tư: những
rủi ro tài chính do sự biến động của thị trường như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng
nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã, … khiến cho
lượng vốn thu hút được không như mong đợi dẫn đến việc sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó
khăn trong khâu phân bổ, quản lý và giám sát vốn, và đặc biết là khâu phân bổ vốn, từ đó
ảnh hưởng trực tiếp và cơ bản đến hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng của mỗi quốc
gia.
Xét trên tổng thể một quốc gia, việc thu hút được một lượng vốn lớn chưa đảm bảo
được tính hiệu quả trong sử dụng lượng vốn đó. Bởi vì khi đó các vấn đề cơ sở hạ tầng,
nhân lực, thủ tục hành chính và sự đồng bộ của thị trường lại trở thành những thách thức
đối với việc tăng hiệu quả thực tế của việc sử dụng vốn đầu tư. Đồng thời sự lỏng lẻo cũng
như tiêu cực trong công tác quản lý nguồn vốn của nhà nước thương dẫn đến tình trạng thất
thoát, lãng phí vốn gây ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng của đồng vốn bỏ ra cũng như
chất lượng dự án thực hiện.
Đặc biệt là sự chậm trễ trong công tác giải ngân vốn đầu tư cho các dự án. Nguyên
nhân chậm trễ là do bất cập ở nhiều khâu từ vướng mắc về thủ tục, tư vấn của dự án yếu,
khó khăn trong giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu kém, không đảm bảo đủ vốn đối
ứng, thời gian thực hiện các dự án quá dài, năng lực điều hành của các ban quản lý còn
nhiều hạn chế. Xét tầm vi mô, khi vốn thu hút được đầu tư vào các dự án thì các doanh
nghiệp lại thường chậm trễ trong tiến độ thực hiện, công việc giải ngân chậm chạp cùng với
những vướng mắc trong công tác đấu thầu khiến cho hiệu quả của dồng vốn bỏ ra không
cao, tỷ lệ vốn hoạt động có hiệu quả trong tổng nguồn vốn thu hút được thường thấp.
Qua việc phân tích xu hướng trên, ta thấy thu hút hiệu quả nguồn vốn đóng vai trò
đặc biệt trong tạo lập và sủ dụng vốn có hiệu quả. Nó chính là công cụ hữu hiệu để thực
hiện liên kết giữa tạo lập và mục tiêu sử dụng vốn đầu tư. Mối quan hệ chặt chẽ từ việc tạo
lập vốn đến thu hút và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đã tạo nên sự xuyên
suốt trong quá trình lưu thông nguồn vốn đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
2. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là cơ sở duy trì sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
mạnh tạo lập vốn và tăng khả năng thu hút vốn:
Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn được thể hiện thông qua các tác động tích cực
đến nền kinh tế. Cụ thể ở:
Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế… được thể
hiện chủ yếu thông qua chỉ tiêu GDP với sự gia tăng đều đặn của tỷ trọng khu vực phi nông
nghiệp, đồng thời với mức suy giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ( trong khi giá trị
tuyệt đối và quy mô của khu vực nông nghiệp vẫn tăng lên), hay sự tập trung phát triển các
vùng có trọng điểm. Mức đầu tư của nền kinh tế cũng như của từng thành phần trong các
năm liên tục tăng. Cơ cấu đầu tư tuy chưa có nhiều biến đổi, nhưng đã có những dấu hiệu
tích cực: phần vốn đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước dần giảm tỷ trọng, thay vào đó
13
là tỷ trọng vốn của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang dần tăng lên. Điều đó thể hiện
chúng ta đang ngày huy động được nhiều nguồn lực của đất nước … Ngoài ra chúng ta còn
hình thành cơ cấu vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể: giao thông đường xá cầu cống thuận lơi hơn
hiện đại hơn, hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng, xã hội được điện khí hóa. Khoa học
kỹ thuật ngày càng phát triển: ngày càng nhiều nghiên cứa cơ bản và nghiên cứa ứng dụng
ra đời khắc phục đắc lực cho kinh tế xã hội. chính vì lý do đó mà năng suất xã hội tăng
nhanh do cơ khí hóa tự động hóa, cách thành tựu khoa học tiên tiến và các phương pháp
quản lý hiện đại.
Cơ cấu nguồn vốn huy động đã có bước chuyển dịch quan trọng. Điểm nổi bật nhất
là là sự tăng lên mạnh mẽ của đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, đó là kết quả của việc thực
hiện Luật Doanh nghiệp. Một điểm nổi bật khác là đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ đầu
tư trực tiếp (FDI) với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung tính từ năm 1988 đến nay đạt
trên 66 tỉ USD, với số vốn thực hiện đạt được một nửa. Nguồn vốn này đã góp phần tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách … Đã có
45 nước và định chế tài chính quốc tế đã cam kết với số vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) lên đến 30 tỉ USD và số vốn giải ngân đạt khoảng 16 tỉ USD. Nguồn vốn này được
ưu tiên sử dụng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và
xóa đói giảm nghèo. Nhiều công trình quan trọng trong nhiều lĩnh vực
Nhờ những kết quả trên mà tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, năm sau cao hơn năm
trước; cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ
sở hạ tầng được xây dựng và nâng cấp … Cơ cấu đầu tư đã dịch chuyển theo hướng tích
cực, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội; vừa tập trung cho
tăng trưởng kinh tế, vừa quan tâm đến phát triển xã hội và xây dựng cơ sỏ hạ tầng; vừa tập
trung cho vùng động lực, vừa tăng cho vùng nghèo.
Đặc biệt thể hiện ở đời sống nhân dân không ngừng nâng cao: các chỉ tiêu đánh giá mức
sống như chỉ số HDI bao gồm thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số về tuổi thẻ sức
khỏe, giáo dục… Và chính việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đã tác động trở lại đối với quá
trình tạo lập và thu hút vốn thể hiện như sau:
Thứ nhất: Sử dụng vốn hiệu quả vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để phát triển
và là cơ sở đảm bảo việc gia tăng khả năng tạo lập các nguồn vốn : Việc sử dụng vốn
hiệu quả sẽ góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế, cụ thể ở đây là sự gia tăng về thu nhập quốc
dân, điều này tạo điều kiện cho việc tạo lập vốn dễ dàng hơn và khả năng tích lũy của nền
kinh tế sẽ có khả năng gia tăng.
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục do sử dụng hiệu đồng vốn thì tổng GDP của xã
hội ngày càng lớn và tỷ lệ dành để tái đầu tư cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP
sẽ liên tục tăng trong cao trong các năm. Và khi có tăng tái đầu tư thì lại duy trì tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế và do đó lại tăng khả năng tạo lập vốn.
Trên góc độ vi mô khi mà 1 doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh
thì doanh nghiệp đó sẽ không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận. Trước tiên doanh nghiệp
sẽ trích một phần lợi nhận đó vào các quỹ khấu hoa tài sản cố định, một phần để tái sản xuất
mở rộng , như vậy quy mô vốn sản xuất đã tăng. Mặt khác khi các doanh nghiệp làm ăn
hiệu quả thì lượng thuế mà nhà nước thu được lớn hơn từ đó làm tăng nguồn thu ngân sách
nhà nước.
Khi tăng trưởng kinh tế cao sẽ đi kèm là chất lượng cuộc sống không ngừng tăng lên: sẽ có
một bộ phận không nhỏ dân cư có thể tiết kiệm được một lượng tiền nhất định, lượng tiền
này một phần làm gia tăng trực tiếp lương vốn được tạo lập, một phần khác nó được đưa
vào đầu tư, trong môi trường kinh tế phát triên hiệu quả sử dụng của đồng vốn đầu tư được
14
đảm bảo thì đồng vốn đưa vào đầu tư sẽ sinh lời, từ đó tạo ra giá trị gia tăng và lại làm tăng
khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế.
Thứ hai: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng
lớn : Thực chất của mối quan hệ này nằm trong mối quan hệ nhân quả của các sự vật. Thứ
nhất, với năng lực tăng trưởng đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng
gia tăng. Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy động sẽ được cải thiện. Thứ
hai, triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu thu hút các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài.
Đối với các nhà đầu tư trong nước, họ hiểu rất rõ về môi trường đầu tư, tình hình
kinh tế, xã hội của đất nước mình, và họ sẽ có quyết định đúng đắn khi tiến hành đầu tư.
Khi tạo được cho các nhà đầu tư trong nước cảm thấy an toàn khi đầu tư thông qua việc cải
thiện môi trường đầu tư thì sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư tích cực,
việc thu hút vốn đầu tư trong nước sẽ gia tăng. Một quốc gia muốn phát triển bền vững thì
phải dựa vào nguồn vốn trong nước, xem đây là nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Dấu hiệu để các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến một nước đó là hiệu quả sử dụng vốn của
nước đó như thế nào. Họ sẽ xét đến rất nhiều yếu tố vĩ mô của nền kinh tế mà tổng quát
nhất là tốc độ phát triển của nền kinh tế đó, tình hình kinh tế xã hội. Thường các nhà đầu tư
sẽ chú ý tới những nước mà có những điều kiện thuận lợi cho đầu tư như cơ sở hạ tầng,
trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động xã hội. Khi nguồn vốn đầu tư được sử dụng
một cách có hiệu quả thì trước tiên là cơ sở hạ tầng của xã hội sẽ ngày càng hiện đại, trình
độ khoa học kỹ thuật nâng cao, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được đảm
bảo. trình độ quản lý ngày càng được hoàn thiện, thông thoáng và hợp lý. Và các nhà đầu tư
trực tiếp họ có thể yên tâm đầu tư khi mà cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực đáp ứng được. Họ
có thể đầu tư và thu lợi nhuận, họ sẽ có niềm tin sẽ kinh hoanh đầu tư thành công khi các
điều kiện vĩ mô và vi mô đều thuận lợi.
Đối với nguồn vốn vay ưu đãi, các nước chỉ cho nước nào vay khi nước đó sử dụng
đồng vốn đạt hiệu quả, bởi vì nhu cầu về vốn hiện nay ở các nước đang phát triển là rất lớn.
Không một nước nào cho vay không hay là cho vay mà khả năng trả nợ của nền kinh tế
không được đảm bảo. Bởi thế khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả, đồng nghĩa với việc
nền kinh tế đó đang tăng trưởng và hoàn toàn sẽ hoàn trả vốn cho nước đã vay, nước cho
vay cũng thu được nhiều ưu đãi của nước đi vat, khi niềm tin vào khả năng sử dụng vốn thì
các nước sẵn sàng đầu tư hoặc cho nước đó vay tiền, do vậy chúng ta sẽ thu hút được nhiều
hơn các nguồn vốn từ bên ngoài.
PHẦN II : THỰC TRẠNG TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2008.
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG:
Trong giai đoạn này, nước ta đã có nhiều thành tích đáng kể trong thu hút và sử dụng
vốn đầu tư. Trong bối cảnh chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp
đổ, lại xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu song kinh tế Việt Nam vẫn có những
bước đổi mới và phát triển nhanh chóng và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế khu
vực và toàn cầu. Đặc biệt về lĩnh vực đầu tư, nước ta đã huy động được một lượng vốn cho
tăng trưởng và phát triển đáng kể ở cả hai khu vực trong và ngoài nước. Tuy nhiên có một
điều khiến chúng ta chưa yên tâm là vốn nước ngoài vẫn chiếm một tỷ trọng quá lớn trong
tổng đầu tư xã hội. Điều này có thể gây ra nguy cơ bị lệ thuộc về kinh tế xã hội bởi các
cường quốc tư bản. Chúng ta hãy xem xét sự thay đổi của khu vực cần hút vốn để thấy được
đầu tư của Việt Nam đã phát triển như thế nào trong giai đoạn đổi mới đất nước 1990-2008.
1. Đầu tư trong nước :
15
Kinh tế nước nhà dần trở nên ổn định sau đợt cải cách rất sáng suốt do Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh đứng ra tổ chức vào năm 1986. Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế – xã hội: kinh tế tăng trưởng khá cao, riêng giai đoạn 2001-2008 GDP
bình quân tăng trưởng gần 7,6%/năm, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu
được xây dựng, theo đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhiều thành phần kinh tế
cùng phát triển. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh. Cơ cấu
ngành kinh tế đã được chuyển dịch đúng hướng, nhất là sản nghiệp 1 và sản nghiệp 2, theo
đó tỷ trọng của sản nghiệp 1 (nông, lâm, thuỷ sản) trong GDP đã giảm từ 38,74% (năm
1990) xuống còn 19,2% vào năm 2005, dự kiến đạt 15,1% năm 2008; tỷ trọng của sản
nghiệp 2 (công nghiệp-xây dựng) trong GDP đã tăng từ 22,67% (năm 1990) 42,6% vào năm
2005, dự kiến con số này là 48,8 năm 2008. Riêng về lĩnh vực đầu tư, đầu tư trong nước của
Việt Nam có bước tiến vượt bậc. Thống kê năm 2008 cho thấy các chỉ số về vốn đầu tư
trong nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
1.1.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
Năm 1995 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 13575, năm 2000 đã là 39006 tức là
gấp gần 2,9 lần năm 1995, năm 2007 là 106200 gấp 2.72 lần năm 2000. Điều này đã cho
thấy vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước liên tục tăng nhanh qua các năm.
Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ
2007
Vốn
đầu
tư từ
Ngân
sách
Nhà
nước
1357
5
19544 23570 26300 31763 39006 4559
4
5021
0
5699
2
6920
7
8793
2
10020
1
106200
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tháng 8/2008 ước tính đạt 8,5 nghìn tỷ
đồng, bằng 8,7% kế hoạch năm, trong đó vốn trung ương đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, bằng 7,8%;
vốn địa phương đạt 5,9 nghìn tỷ đồng, bằng 9,1%. Tính chung 8 tháng đầu năm, vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước thực hiện được 56 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% kế hoạch năm, trong
đó vốn Trung ương 17,1 nghìn tỷ đồng, bằng 51,7%; vốn địa phương 38,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 59,8%.
Trong 8 tháng, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn thực hiện được 1147,1 tỷ đồng, bằng 68,8% kế hoạch năm; Bộ Công thương 154,2 tỷ
đồng, bằng 65,1%; Bộ Y tế 576,2 tỷ đồng, bằng 61,8%; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch
268,4 tỷ đồng, bằng 60,9%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 652,7 tỷ đồng, bằng 58,3%; Bộ Giao
thông Vận tải 2967,2 tỷ đồng, bằng 47,2%; Bộ Xây dựng 78,5 tỷ đồng, bằng 22,3%.
Một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Lâm Đồng 745,6 tỷ đồng, bằng 94,6% kế
hoạch năm; Quảng Trị 644,7 tỷ đồng, bằng 83,4%; Yên Bái 478,9 tỷ đồng, bằng 81,8%;
Thái Nguyên 457,5 tỷ đồng, bằng 72% ; Bà Rịa-Vũng Tàu 1413,2 tỷ đồng, bằng 71,3%;
Ninh Thuận 371,8 tỷ đồng, bằng 70,6%; Đà Nẵng 1605,3 tỷ đồng, bằng 66,1%.
1.2. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp:
Nhìn chung vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước đã tăng mạnh trong thời gian vừa
qua. Từ năm 1996-2000, con số này là 25391,8 tỷ đồng, đến giai đoạn 2001- 2005, vốn đầu
tư của doanh nghiệp nhà nước rót vào nền kinh tế là 52205,25 tỷ, kế hoạch năm 2006-2010
là 81180,40 tỷ VND.
16
Tuy nhiên tỷ lệ của vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước so với GDP lại có xu hướng
giảm trong các năm tới.
Số liệu năm 2000 là 9.5%, đến năm 2005 còn 9% và dự tính đến năm 2010 chỉ còn
có 8%. Điều này có nghĩa là trong những năm sắp tới sẽ giảm tỷ trọng của khu vực nhà
nước để dành chỗ cho tư nhân phát triển nền kinh tế thị trường.
1.3. Vốn đầu tư từ tiết kiệm dân cư:
Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005, tiền gửi tiết kiệm của dân cư vào ngân hàng
bình quân đạt mức cao, đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ 21. Lý do chính ở đây là với
lãi suất hấp dẫn của các ngân hàng, người dân thấy được lợi suất của họ sẽ tăng thêm nhiều
nếu gửi tiền tiết kiệm của mình vào các ngân hàng. Trong giai đoạn này các ngân hàng
thương mại phát triển khá nhanh với những mức lãi suất huy động tiết kiệm cao.
Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, khi thị trường chứng khoán của Việt Nam
bắt đầu sôi động khi 2 sàn giao dịch chứng khoán được xây dựng và đưa vào sử dụng tại T.P
Hồ Chí Minh và Hà Nội, tiền tiết kiệm của dân chúng đổ vào kênh vốn này đã làm giảm đi
tỷ lệ tiền gửi ngân hàng.
Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 3 tháng đầu năm năm
2008, điểm đáng chú ý nhất trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay của nền kinh tế là tiền
gửi VND của dân cư tăng rất thấp, chỉ tăng 6,6% so với mức tăng 13,2% của cùng kỳ năm
2007. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguyên nhân của tình trạng này do thời gian qua nhiều
doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn và rất nhiều người dân đã dùng
tiền đầu tư vào chứng khoán thay vì gửi vào ngân hàng.
Tuy nhiên, việc giảm tiền gửi vào dân cư không ảnh hưởng nhiều đến tổng huy động
vốn của các ngân hàng. Đơn giản là khi các tổ chức phát hành cổ phiếu và trái phiếu thu hút
lượng vốn lớn lại chuyển vào ngân hàng để gửi. Như vậy cũng có nghĩa là kênh dẫn vốn
cho đầu tư qua ngân hàng vẫn vận hành tốt trong thời gian vừa qua.
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
2.1. Các dự án đầu tư:
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu
quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở
lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng
thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới.
Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm
1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ
USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là
6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số
1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2
tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp
và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn
1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương
ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm,
vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn
1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong
2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.
Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng
điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Vùng trọng điểm phía Nam
17
chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995 ; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5%
trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%.
Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.
Tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được điều tra có kế
hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất HA tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an
tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.
Về quy mô dự án, qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động
thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với
môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư nước
ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài
chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu
USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD
trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều
này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000
nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu
USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong
giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy
mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD.
2.2. Tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài:
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể
trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu
đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo
việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò
trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ
mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005,
tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp
khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006
và 2007 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp trên 17% GDP.
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó
giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong
thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu
không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5
năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá
trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp
2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ
USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng gia
tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng
đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước.
Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5
năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%,
năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên
57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn
18
đầu tư nước ngoài đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ
USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa
kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của
Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động
gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tăng
lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào
cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so
với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Trong
2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động
trong khu vực đầu tư nước ngoài tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối
năm 2005.
II. Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:
1. Khả năng tạo lập vốn ngày càng được cải thiện tạo điều kiện tốt để thu hút
vốn ngày càng nhiều.
Hiện nay khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế nước ta đã được nâng lên rất nhiều.
Trước đây khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp các doanh nghiệp nhà
nước chiếm hết các thành phần kinh tế chủ chốt của nền kinh tế nhưng lại làm ăn không
hiệu quả, luôn xảy ra tình trạng thua lỗ. Chính vì vậy mà nền kinh tế luôn trong tình trạng trì
trệ, không có khả năng tích lũy, đó là chưa kể đến đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn
và chính sách cấm tư nhân hóa do đó người dân không có tiền để đầu tư hoạc có tiền nhưng
đó lại là những đồng tiền nhàn rỗi, kết quả của cơ chế quan liêu bao cấp là nền kinh tế
không thể tăng trưởng được bởi vì khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế quá kém, tức là
hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tạo ra được giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay có những
dấu hiệu tốt. Từ năm 1986 khi đường lối cơ chế được thay đổi toàn bộ nền kinh tế đã
chuyển sang một giai đoạn mới. Trước tiên là luật doanh nghiệp cho phép thành lập các
công ty tư nhân, cho phép phát triển nền kinh tề nhiều thành phần và do đó nâng cao tính
cạnh tranh của các đơn vị trong nền kinh tế. Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước do đó các doanh nghiệp này tự chủ về
sản xuất làm ăn hiệu quả hơn, từ đó nguồn vốn tín dụng tích lũy mở rộng sản xuất tăng sản
lượng ngày càng tăng. Đó là chưa kể đến khi cho phép các thành phần kinh tế tư nhân phát
triển đã tạo lập được một nguồn vốn nhàn rỗi đáng kể từ dân cư trong xã hội có tiền tiết
kiệm và muốn đầu tư. Nhà nước luôn có chủ trương khuyến khích xã hội hóa huy động tối
đa các nguồn vốn nhàn rỗi. Với sự gia tăng không ngừng của các ngân hàng thương mại
nguồn vốn tiết kiệm của nhân dân ngày càng nhiều góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng
kinh tế
Bước ngoặt nữa đó là sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài được ra đời vào năm 1987
đã thúc đẩy các nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam. Khi luật đầu tư nước ngoài ra đời tức
là chúng ta đã có những cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào
Việt Nam và chúng ta đã tạo lập được một kênh nguồn vốn thực sự quan trọng đó là nguồn
vốn FDI. Bên cạnh đó nhờ chính sách bình đẳng, Việt Nam luôn muốn quan hệ với tất cả
các nước trên quan điểm bình đẳng đôi bên cùng có lợi, cùng sự tham gia của Việt Nam vào
các tổ chức quốc tế đã nâng cao vai trò của Việt Nam. Chính vì vậy mà chúng ta đã dành
được sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều nước, đặc biệt là nguồn vốn ODA, các nguồn vốn
vay hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB …
19
Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tạo lập vốn, cơ chế kinh tế- xã hội thông thoáng cộng với các
chính sách tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh tăng nhanh, hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả đã góp phần tăng tích lũy trong nền kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh
tế( đơn vị : tỷ đồng)
Năm Tổng số Khu vực kinh tế
Nông, lâm
nghiệp và thuỷ
sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
1990 131968 42003 33221 56744
1991 139634 42917 35783 60934
1992 151782 45869 40359 65554
1993 164043 47373 45454 71216
1994 178534 48968 51540 78026
1995 195567 51319 58550 85698
1996 213833 53577 67016 93240
1997 231264 55895 75474 99895
1998 244596 57866 81764 104966
1999 256272 60895 88047 107330
2000 273666 63717 96913 113036
2001 292535 65618 106986 119931
2002 313247 68352 117125 127770
2003 336242 70827 129399 136016
2004 362435 73917 142621 145897
2005 393031 76888 157867 158276
2006 425373 79722 174259 171392
Sơ bộ
2007 461443 82436 192734 186273
Nguồn : Tổng cục thống kê
2. Khả năng thu hút vốn ngày càng gia tăng:
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng này, nên trong chiến
lược 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm, Đảng và nhà nước luôn đưa ra mục tiêu gia tăng
nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và coi đó là một trong mười mục tiêu tổng quát nhất.
2.1 Thực trạng tình hình thu hút vốn của nước ta :
Trong những năm trước đây, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa, tập
trung, quan liêu, bao cấp các doanh nghiệp nhà nước nắm hết tất cả các nguồn vốn, vốn cho
các tư nhân, hộ gia đình gần như không có. Thêm vào đó, với bộ máy quan liêu điều hành,
các doanh nghiệp nhà nước trở nên chây ỳ , hoạt động thiếu hiệu quả, luôn xẩy ra tình trạng
20
thô lỗ, gây thất thoát tiền của của nhân dân. Những chính sách như quốc hữu hóa, cấm tư
nhân hóa đã làm cho nền kinh tế thiếu đi sự cạnh tranh phát triển.
Từ năm 1986, nước ta chuyển sang một thời kỳ mới khi chuyển sang nền kinh tế
nhiều thành phần. Luật doanh nghiệp ra đời kèm theo các chính sách đi kèm đã tạo điều
kiện cho tư nhân tiếp cận vốn đầu tư . Nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát và hỗ trợ, không
tham gia quá sâu vào hoạt động kinh doanh của tư nhân. Các hoạt động kinh doanh dần
được xã hội hóa, doanh nghiệp nhà nước chuyển dần sang hình thức cổ phần hóa, doanh
nghiệp nước ngoài có thể tham gia hoạt động đầu tư trong nước, doanh nghiệp trong nước
có thể tham gia đầu tư ở nước ngoài… Chính từ sự tự chủ động về nguồn vốn đầu tư mà các
doanh nghiệp có thể tự mình điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tạo nên được một nền kinh
tế có cạnh tranh phát triển. Tận dụng tối ưu nguồn vốn nhàn rỗi của trong dân thông qua
mạng lưới các ngân hàng thương mại, số nhân tiền được tăng lên nâng cao lượng tiền trên
toàn xã hội , góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế.
Để thực hiện được các điều trên thì cần có những sách để phát huy tối đa hiệu quả
huy động và tạo lập vốn cho toàn xã hội. Huy động vốn bao gồm tất cả các hoạt động nhằm
tạo ra nguồn vốn cho xã hội đầu tư phát triển , việc huy động vốn hiệu quả sẽ là điều kiện
và tiền đề cho các hoạt động đầu tư sau này. Ở nước ta hiện nay các nguồn huy động vốn
chủ yếu là từ trong dân, nhà nước và các tổ chức tài chính nước ngoài .
2.2 Nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng gia tăng cả về chất lẫn lượng:
Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình thu hút và tạo lập vốn ngày càng được
nâng lên về cả chất và lượng. Lượng vốn huy động được cho mỗi năm luôn cao hơn năm
trước. Xét riêng trong năm 2008 :Tính đến hết tháng 9 năm 2008 nguồn vốn tín dụng đầu tư
thực hiện ước đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,7% kế hoạch năm, trong đó nguồn vốn trong
nước cho vay theo kế hoạch chỉ đạt 9,6 nghìn tỷ đồng bằng 35,7% kế hoạch năm. Nguồn
vốn ODA cho vay lại đạt 5 nghìn tỷ đồng, bằng 55,6% kế hoạch năm, riêng dư nợ bình
quân hỗ trợ xuất khẩu đạt 9,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2% kế hoạch năm.
Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế: (tính theo giá thực tế, đơn vị : tỷ VND)
Tổng số
Các thành phần kinh tế
Kinh tế nhà
nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
1995 72447 30447 20000 22000
1996 87394 42894 21800 22700
1997 108370 53570 24500 30300
1998 117134 65034 27800 24300
1999 131171 76958 31542 22671
2000 151183 89417 34594 27172
2001 170496 101973 38512 30011
2002 200145 114738 50612 34795
2003 239246 126558 74388 38300
2004 290927 139831 109754 41342
2005 343135 161635 130398 51102
2006 404712 185102 154006 65604
Sơ bộ 2007 521700 208100 184300 129300
21
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.2.1 Nguồn trong nước:
Huy động vốn qua hệ thống ngân hàng :
Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp và
người sản xuất còn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn tín
dụng ngân hàng. Để có vốn cho vay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã huy động vốn
trong xã hội, vốn trong dân, vốn nước ngoài. Hệ thống ngân hàng huy động vốn cho đầu tư
phát triển bằng đa dạng các phương thức, như: giải tỏa vốn đọng trong số nợ xấu, phát hành
cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn điều lệ, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển dịch vụ ngân
hàng.
Các NHTM nhà nước đã xử lý số nợ tồn đọng khoảng 23.000 tỉ đồng bằng nhiều
biện pháp khác nhau, giải phóng số vốn đó để quay vòng, cho vay tái đầu tư cho phát triển
kinh tế. Đó cũng là số nợ liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước; các khoản nợ thuộc
nhóm I, nhóm II và nhóm III. Tính đến nay các NHTM nhà nước đã xử lý được hơn 92% số
nợ xấu; trong đó, có khoảng 10.000 tỉ đồng nợ đọng của các vụ án kinh tế lớn, như: Epco -
Minh Phụng, Tamexco,... và hàng loạt vụ án lớn nhỏ, các khoản nợ đọng. Theo đó không
những tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước giảm, mà còn làm lành mạnh hóa môi trường
đầu tư kinh doanh tiền tệ tín dụng. Các NHTM cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân cũng đã
giải quyết được khoảng 5.000 - 6.000 tỉ đồng nợ xấu, trong đó có rất nhiều khoản nợ liên
quan đến các vụ án, đưa số vốn đó trở lại phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, hộ gia đình.
Huy động vốn qua các kênh khác trên thị trường
Huy động vốn của ngân sách chủ yếu bằng hình thức phát hành tín phiếu Kho bạc
nhà nước qua đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước, với sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức
bảo hiểm, quỹ đầu tư...; phát hành trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước, phát hành
công trái và vốn của Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, vốn của Bảo hiểm xã hội chuyển
cho Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển). Thêm vào đó còn có nguồn vốn
ODA do Ngân hàng Phát triển cho vay lại.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã phát hành khoảng gần 60.000 tỉ đồng trái
phiếu; trong đó 50.000 tỉ đồng phát hành qua Kho bạc Nhà nước, 8.000 tỉ đồng phát hành
qua đấu giá trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...
Cuối năm 2005, Chính phủ cũng lần đầu tiên phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra thị
trường quốc tế, thời hạn trái phiếu là 10 năm. Giá bán cuối cùng của trái phiếu cho các nhà
đầu tư nước ngoài bằng 98,223% mệnh giá, với lãi suất là 6,875%/năm, tính ra theo lãi suất
của nó, lãi suất của 100% mệnh giá trái phiếu là 7,125%/năm. So với một số nước có mức
độ tín nhiệm tương đương Việt Nam thì lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn. Cụ thể,
lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Phi-lip-pin là 8,075%/năm, của In-đô-nê-xi-a là
7,75%/năm. Toàn bộ số vốn phát hành trái phiếu Chính phủ nói trên được Bộ Tài chính để
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay lại đầu tư cho các dự án đóng tàu
2.2.2 Nguồn nước ngoài:
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA(Official Development Assistance)
Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư
phát triển. Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện cơ bản
và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng
điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.Thông qua các dự án ODA, hệ thống
22
đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường xuyên Á (đoạn Thành
phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn (Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bính...); nâng
cấp và mở rộng các cảng biển như Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng), xây
dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thông nông thôn ở hầu hết các
tỉnh...
Nguồn vốn ODA ngày càng đạt được những nấc thang mới : Đến hết năm 2008 bộ
kế hoạch và đầu tư sẽ cố gắng sử dụng các giải pháp giải ngân được 2 triệu USD nguồn vốn
ODA Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, giải ngân ODA năm nay (2008) có những cải
thiện nhất định so với các năm trước, trong đó các dự án ngành điện, giao thông, nông
nghiệp và phát triển nông thôn có mức giải ngân tương đối cao.
Với những nỗ lực đồng bộ của các cơ quan chính phủ, địa phương và nhà tài trợ,
lượng vốn ODA giải ngân trong nửa đầu năm đã đạt 1,1 tỷ USD, bằng 58% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, Bộ cũng thừa nhận con số này ở một số dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị, y
tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng chưa đạt mức đề ra.
Các dự án ODA thời gian này tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng với
trên 22%, tiếp đến là Đông Nam Bộ gần 21%, Bắc Trung Bộ khoảng 16% và Đồng bằng
Cửu Long trên 13%.
Lượng ODA được ký kết trong những tháng còn lại của năm nay dự kiến đạt khoảng 1,83 tỷ
USD; trong đó vốn vay gần 1,3 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại gần 530 triệu USD.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment)
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội góp phần cải thiện cán
cân thanh toán trong gia đoạn vừa qua, góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới
công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm, đặc biệt trong gia tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều
lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công
nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
các quốc gia. Vấn đề hiệu quả sử dụng FDI tuỳ thuộc vào cách thức huy động, quản lý và sử
dụng tại nước tiếp nhận đầu tư.
FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội - đặc biệt với
nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển, có nền kinh tế thu nhập thấp (theo các tiêu
chí phân loại của Liên hiệp quốc). 20 năm đã có hơn 9500 dự án đầu tư nước ngoài được
cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm); riêng năm
2007 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng số FDI trong 20 năm qua. Tỷ trọng FDI trong
tổng vốn đầu tư xã hội giảm dần: thời kỳ 1991-1995 chiếm 30%, thời kỳ 1996-2000: 23,4%,
thời kỳ 2001-2007: 16,7% (tỷ trọng này giảm chủ yếu do sự phát triển nhanh của khối
doanh nghiệp dân doanh).
23
Nguồn : www.saga.vn
FDI góp phần quan trọng vào ngân sách nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005 khối
doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, 2007 trên 1,5 tỷ USD; thu hút trên 1,2 triệu lao động
trực tiếp và nhiều triệu lao động gián tiếp, góp phần tăng thêm các ngành nghề lao động
mới, thay đổi cơ cấu ngành nghề cũng như nâng dần chất lượng chuyên môn của lực lượng
lao động này.
Tăng trưởng FDI 1988 – 2006
24
Nguồn : Vietpartners
FDI góp phần vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua ở mức độ cao (từ
2002-2004: trên 7,0%, 2005: 8,44%, 2006: 8,17%, 2007: 8,48%); góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (từ năm 2005 đến
nay, công nghiệp, xây dựng chiếm trên 41% GDP, riêng 2007: 41,61% GDP), chuyển giao
công nghệ tạo nên nhiều sản phẩm mới có chất lượng, có hàm lượng công nghệ cao, trong
đó có các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; góp phần nhanh chóng
phát triển các vùng kinh tế trọng điểm kéo theo các vùng phụ cận; góp phần thúc đẩy các
doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp không có FDI) nâng cao khả năng quản trị kinh
doanh, khả năng cạnh tranh; góp phần nâng cao khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả lao
động, vốn, tài nguyên,...
Với 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, FDI là cầu nối quan trọng
giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới ( không chỉ về kinh tế tiếp cận và mở rộng thị
trường, mà còn về phát triển du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế,...); nói cách khác FDI góp phần
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế và các lĩnh vực khác trong
khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay thu hút FDI cũng đạt được một số thành tựu đáng kể
25