Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÁCH THỨC ÁP DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.62 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh
Tên sáng kiến (SK): CÁCH THỨC ÁP DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ……………………………………..
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cách thức áp dụng trò chơi dân gian cho
học sinh tiểu học.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: Năm học 2018-2019.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo về
việc “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Để tạo môi trường thân thiện và phát huy tính tích cực trong học tập và
sinh hoạt của các em học sinh, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Cách
thức áp dụng trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học” nhằm nâng cao bản
sắc văn hoá dân tộc, tạo cho các em tính mạnh dạn, trang bị kỹ năng về trò chơi
dân gian, nâng cao tinh thần đoàn kết khi tham gia hoạt động giáo dục ngoại
khoá do nhà trường và các cấp tổ chức. Không những vậy, ngoài những giờ học
căng thẳng, trò chơi dân gian là món ăn tinh thần bổ ích cho các em học sinh.
Trò chơi dân gian là một trong những hoạt động văn hoá lành mạnh do
con người sáng tạo theo đặc trưng riêng của từng vùng miền nhằm để giải trí sau
những giờ làm việc căng thẳng và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

1


Di sản văn hoá dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó trò
chơi dân gian là một trong những kho tàng quí báu. Đặc biệt đối với học sinh


tiểu học, trò chơi dân gian với nhiều nội dung phong phú mang lại sự phát triển
trí tuệ và nhiều điều bổ ích cho các em.
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, có vai trò quan trọng trong hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bản thân tôi đã thấy được tổ chức cho các em
tham gia trò chơi dân gian là việc rất ý nghĩa và cần thiết đối với quá trình phát
triển của các em ở bậc tiểu học. PGS-TS Phùng Văn Huy giám đốc Bảo tàng dân
tộc Việt Nam đã nói: “Cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi, trò
chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó là một nền
văn hoá của tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ
chắp cánh cho tâm hồn của trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo mà còn giúp
các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay các
em ở trong một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng
thời gian chơi là một thiệt thòi. Thiệt thòi khi các em không được làm quen và
chơi những trò chơi như thiếu nhi ngày trước-đang ngày càng mai một và quên
lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở các vùng quê. Vì thế giúp các em
về nguồn với các trò chơi dân gian là việc rất cần thiết”.
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được tổ chức trong trường học
thường đơn giản, dễ chơi và dễ hoà nhập. Bất cứ nơi đâu, trong gia đình, trong
làng xóm hay trong trường học cũng có thể tổ chức trò chơi phù hợp. Cách thức
tổ chức trò chơi dân gian tuỳ thuộc đặc điểm khuôn viên, nếu sân trường nhỏ
chúng ta có thể tổ chức các trò chơi như “Ô ăn quan, trồng cây dừa chừa cây
mận, trò chơi đánh chuyền….” Nếu diện tích sân trường rộng hơn có thể chơi
như “Rồng rắn lên mây, bỏ cờ, kéo co…”.
Ở độ tuổi tiểu học, vui chơi cũng là một trong những hoạt động chủ đạo
trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua hoạt động vui chơi các
em có thể phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội. Qua đó giúp phát
triển nhân cách toàn diện trong các em. Chính vì vậy mà việc áp dụng tổ chức
2



trò chơi dân gian đúng với lứa tuổi là một việc rất cần thiết, giúp cho các em
không bị nhàm chán và bỏ cuộc khi tham gia các hoạt động do nhà trường tổ
chức.
Là một giáo viên tổng phụ trách đội, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để nâng
cao công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em cách thức áp trò
chơi dân gian cho học sinh tiểu học một cách hiệu quả để phát triển toàn diện
theo Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo về việc “Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đối với học sinh tiểu học.
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
Các cách áp dụng trò chơi dân gian cho các em học sinh tiểu học.
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, tôi thấy các em học sinh tiểu học của
chúng ta hầu hết các trường tổ chức cho các em tham gia trò chơi một cách đại
trà, không hợp với độ tuổi, khối lớp. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra đề tài “Cách
thức áp dụng trò chơi dân gian cho các em tiểu học”. Dựa trên thực trạng khi
tham gia dự các buổi ngoại khoá ở một số trường bạn, bản thân tôi áp dụng cho
các em học sinh ở trường tôi như sau:
Vui chơi cũng là trong những hình thức giáo dục vui vẻ nhẹ nhàng mà
mang lại hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi kết hợp cả ba yếu tố: đức dục, trí dục
và thể dục mà yếu tố cần nhất khi giáo dục trẻ là phải biết: Yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, ý thức kỷ luật và học văn hoá, đó cũng là lời Bác
dạy và cũng rất gần và sống động trong thực tiễn công tác Đội và phong trào
thiếu nhi. Trong thời gian làm công tác Đội, bản thân luôn tìm hiểu và nắm bắt
được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em, hiếu động, tò mò, dễ nhớ, dễ quên và
cũng rất nhanh nhàm chán, tâm lý thường thích “Học mà chơi, chơi mà học” của
các em để đưa ra những nội dung phù hợp với chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu
hút các em tham gia, đồng thời tạo sự hoạt bát, vui vẻ và hồn nhiên.

3



Thông qua việc tổ chức trò chơi dân gian các em có thể phát huy được tính
sáng tạo, năng động và tự chủ, được hòa mình trong tập thể, được giao lưu với
các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt, đối với trường tôi có 2 cơ sở nên việc tạo mối
đoàn kết trong nhà trường cho các em là việc hết sức cần thiết, nhằm tạo cho các
em học tập và hướng tới những chuẩn mực đạo đức, giáo dục các em hiểu biết
về nền văn hoá như các cấp, các ngành mong muốn.
Việc tổ chức trò chơi dân gian ở học sinh tiểu học để đạt được hiểu quả
giáo dục, bản thân giáo viên tổng phụ trách đội phải có một lịch trình phân phối
sắp xếp trò chơi cho các em theo độ tuổi tâm sinh lý. Trong quá trình tổ chức trò
chơi không nên gây ra sự mất hứng thú đối với các em học sinh ở độ tuổi nhỏ và
cũng không nên gây ra sự nhàm chán đối với các em học sinh lớn tuổi.
Khi hướng dẫn trò chơi cho các em thì cần phải có sự rõ ràng và dễ hiểu,
cần có sự kết hợp giữa giáo viên phụ trách và giáo viên tổng phụ trách để tăng
sự hứng thú khi các em tham gia trò chơi.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo sự quan tâm
của Hội đồng Đội để Liên Đội có điều kiện tham gia học hỏi trao dồi kiến thức
và rút kinh nghiệm tại các trường bạn để tôi có cơ hội sáng kiến và áp dụng thực
tế tại trường.
Việc tổ chức trò chơi dân gian trong học sinh luôn đòi hỏi sự linh hoạt và
sáng tạo cao.
Mức độ khó hay dễ của trò chơi không giống nhau, chính vì thế nên ta cần
phân chia trò chơi phù hợp với mỗi nhóm tuổi và phải theo thực tế sức khoẻ của
mỗi em. Ví dụ: Trò chơi “bịt mắt bắt dê” ta nên áp dụng cho các em ở lứa tuổi
lớp 1-2-3, còn trò chơi “Cắm cờ” nên tổ chức cho các em học sinh lớp 4-5 như
thế mới vừa tầm sức và lực để các em khi tham gia trò chơi.

4



Tùy theo thời gian mà chúng ta có thể tổ chức cho các em học sinh tham
gia trò chơi, nếu tổ chức trong buổi ngoại khoá thì nên tổ chức cho các lớp thi
với nhau để tạo hứng thú và tính năng động, hơn nữa tạo tinh thần thi đua và làm
cho trò chơi thêm thú vị, thu hút đông đảo các em tham gia.
Nếu trong tiết sinh hoạt lớp thì giáo viên phụ trách tổ chức theo qui mô
nhỏ để các tổ tham gia mà không gây nhàm chán.
Ở độ tuổi lớp tiểu học chúng ta thường thấy đa phần các em rụt rè, nhút
nhát, thiếu tự tin, vì thế cần phải có sự động viên hướng dẫn đúng cách để tạo
hứng thú cho các em khi tham gia.
Là một trường nằm trên địa bàn luôn có sự quan tâm của phụ huynh nên
việc giáo dục toàn diện của học sinh rất thuận lợi, chính vì vậy mà việc phát
triển theo đúng cách, đúng độ tuổi cho các em hết sức cần thiết hiện nay.
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
a. Khi tổ chức trò chơi dân gian trong toàn Liên Đội thì tổng phụ trách cần
phải chọn trò chơi phù hợp với khối lớp để tổ chức cho các em tham gia.
Trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng
nhưng không phải trò chơi nào các em cũng có thể tham gia được mà chúng ta
cần phải biết lựa chọn, sàng lọc cho phù hợp với độ tuổi của các em. Vì vậy,
chúng ta cần phải chọn những trò chơi, luật chơi đơn giản và dễ hiểu.
Ở mỗi độ tuổi các em có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định
khác nhau, chính vì thế cần chọn những trò chơi theo từng khối lớp.
Cụ thể như sau:
Ở độ tuổi của các em học sinh khối 1và khối 2 khả năng chú ý có chủ định
còn thấp, nhận thức còn đơn giản nên các em có thể chơi các trò chơi như: “Bịt
mắt bắt dê, ô ăn quan, chim vào lồng…”.

5



Ở độ tuổi của các học sinh khối 3-4-5 khả năng chú ý có chủ định của các
em cao hơn so với các em khối 1và khối 2 chúng ta có thể cho các em tham gia
những trò chơi dài hơn và khó hơn.
Khi tổ chức trò chơi dân gian cho các em ở khối 3-4-5 tuỳ thuộc vào điều
kiện của trường và mỗi địa phương nhưng việc tổ chức những trò chơi thì chúng
ta cần phải chọn đủ các điều điều kiện.
- Trò chơi không quá phức phức tạp mà cũng không quá đơn giản.
- Những dụng cụ tham gia phải là dễ kiếm, dễ làm.
- Chọn những trò chơi mà các em có thể tương trợ lẫn nhau, cùng phát triển
tư duy, kỹ năng và vận động thể chất.
- Trò chơi phải gây hứng thú, thu hút sự chú ý của các em.
Từ những tiêu chí trên ta nên chọn trò chơi cho các em ở độ tuổi này như
trò “Kéo co, nhảy bao bố, cướp cờ…”
b. Sự chuẩn bị khi tổ chức cho các em tham gia trò chơi dân gian:
Tuỳ thuộc vào mỗi trò chơi dân gian mà chúng ta có thể chuẩn bị dụng cụ
phù hợp để các em tham gia, dụng cụ trò chơi dân gian rất phong phú tuỳ thuộc
vào đặc trưng và được thiết kế trên các trò luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò
chơi dân gian có mỗi dụng cụ tương ứng để chơi, nếu thiếu thì không thể tổ chức
được. Ví dụ như trò chơi “cướp cờ” đòi hỏi phải có cây và lá cờ, trò chơi “kéo
co” không thể thiếu dây kéo….
Chính vì vậy, khi tổ chức trò chơi dân gian nào đó, tôi cần phải nghiên cứu
luật chơi và dụng cụ thiết yếu khi tổ chức trò chơi, có cách thức tổ chức chơi
khoa học, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Trước khi tổ chức cho các em chơi cần phải chuẩn bị địa điểm. Mỗi trò
chơi đều có luật chơi, cách thức chơi, tuỳ vào mỗi trò chơi mà chúng ta có thể
chọn địa điểm phù hợp. Ví dụ như chơi mang tính tập thể cần phải là diện tích
lớn trò chơi “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “đổ nước vào chai” …., những trò
6



chơi cần diện tích nhỏ như trò chơi “Chuyền thẻ, ô ăn quan…”. Việc chọn địa
điểm cũng rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải nắm được luật chơi, cách chơi
để chọn địa điểm phù hợp cho các em.
c. Tính chất của mỗi hoạt động:
Mỗi hoạt động đều có mục đích nhất định, hoạt động nào cũng mang một
tính chất riêng, hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời mang lại cho các em sự gần
gũi với thiên nhiên, có sự đoàn kết tập thể…Chính vì thế mà không những bản
thân tôi và cả giáo viên phụ trách cần phải tìm hiểu, lựa chọn và tổ chức trò chơi
dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động, thành lập ra ban hoạt động
ngoài giờ lên lớp cùng nghiên cứu..
Với hoạt động ngoài trời, những tiết sinh hoạt với thời gian nhỏ thì nên tận
dụng không gian rộng rãi thoáng mát, giáo viên chọn những trò chơi vận động
nhằm rèn luyện phát triển về thể chất cho các em như trò chơi “Bịt mắt bắt dê,
nhảy dây, nhảy lò cò …”.
Nếu hoạt động theo chủ điểm do nhà trường tổ chức mang tính tập thể thì
nên chọn những trò chơi như “Kéo co, nhảy bao bố, đổ nước vào chai…”.
d. Động viên tất cả các em đều tham gia:
Năm học 2018-2019 thực hiện phong trào xây dựng khu trò chơi dân gian
trong trường học trên địa bàn huyện, nhà trường đã đầu tư khu vui chơi cho các
em học sinh, có sự hướng dẫn và phân chia rõ ràng về hình thức và nội dung của
mỗi trò chơi để thu hút các em tham gia.

7


Khu trò chơi dân gian của trường
Trò chơi dân gian có điểm mạnh là nó hội tụ rất nhiều trò chơi. Có trò chơi
qui định số người nhất định, nhưng một số trò chơi không qui định số người
nhất định. Vì vậy nên khuyến khích vận động cho tất cả các em tham gia chơi

càng đông thì không khí vui tươi và hứng thú hơn. Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Bịt
mắt bắt dê” các em tham gia chơi đông vòng càng rộng nhưng luật chơi vẫn
không thay đổi, trò chơi “Rồng rắn lên mây” nếu thêm một người sẽ làm cho
đuôi dài thêm ra …...Trò chơi dân gian mang tính tập thể, giúp các em có tinh
thần đoàn kết và qua đó giáo dục ý thức kỉ luật cho các em: chơi phải đúng luật,
không chơi ăn gian ….
Hình ảnh trò chơi dân gian của nhà trường tổ chức và được các em
hưởng ứng rất nhiệt tình.

8


Hình ảnh trò chơi “Kéo co”

Hình ảnh trò chơi “Đổ nước vào chai”

9


Hình ảnh trò chơi “Nhảy bao bố”

4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua việc áp dụng sáng kiến của bản thân vào cách thức tổ chức trò chơi
dân gian cho học sinh tại trường trong năm học qua đã thu được nhiều kết quả
đáng bất ngờ.
- 100% Các em có hứng thứ tham gia và yêu thích trò chơi dân gian.
- 100% Các em có kỷ năng khi tham gia trò chơi dân gian do nhà trường
cũng các tiết sinh hoạt tập thể mà giáo viên phụ trách tổ chức.
- Các em đã mở rộng nhiều kiến thức về trò chơi dân gian và biết áp dụng
trò chơi đúng theo chủ đề chủ điểm.

- Qua việc tham gia các hoạt động trải nghiệm về trò chơi dân gian do Liên
đội tổ chức các em đã có nhiều sáng kiến, tự lập áp dụng trò chơi theo nhóm lớp
hoặc tập thể trong những giờ giải lao…
10


- Cách thức tổ chức trò chơi của các em rất khoa học và mang lại hiệu quả
cho bản thân về rèn luyện thể chất và tâm lý sau những giờ học căng thẳng.
- Khi tham gia và tự tổ chức các trò chơi dân gian đã giúp các em trong nhà
trường có mối quan hệ gắn kết với nhau.
- Hướng dẫn nhiều trò chơi dân gian thú vị sẽ lôi cuốn và giúp các em
không chơi những trò chơi trực tuyến qua Internet…
- Trong sinh hoạt ngoại khoá, nhà trường có sự lồng ghép trò chơi dân gian
sẽ làm tăng hứng thú khi các em tham gia.
- Kết quả mà các em đã tham gia trò chơi do Liên đội tổ chức trong năm
học qua như sau:

Tổng số

Thích tham gia

học sinh

SL

TL%

1

129


129

100%

0

0%

02

2

119

119

100%

0

0%

03

3

137

137


100%

0

0%

04

4

82

82

100%

0

0%

05

5

106

106

100%


0

0%

TT

Khối

01

Không thích tham gia
SL

TL%

- Tổ chức các hội thi về trò chơi dân gian được các em hưởng ứng rất nhiệt
tình.
- 100% các em tham gia nhiệt tình và qua đó phong trào Đội ngày càng
vững mạnh hơn.
- Liên đội cũng đã mở rộng và hướng dẫn các em chơi trò chơi dân gian
nhằm nâng cao kiến thức và tìm hiểu thêm về kho tàng trò chơi dân gian Việt
Nam.

11


5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến:
Xét thấy tình hình thực tế của nhà trường, trong thời gian áp dụng cách

thức tổ chức trò chơi dân gian đối với các em ở độ tuổi tiểu học có sự thay đổi
về tính cá nhân của mỗi em học sinh, các em mạnh dạn hơn trong học tập,
trong giao tiếp và trong giáo dục ngoài giờ lên lớp, các em biết lo lắng và có sự
chuẩn bị cho bản thân cao hơn. Đó cũng là một trong những động thái cơ bản
hình thành trong các em khi chúng ta biết áp dụng tổ chức trò chơi dân gian
cho các em theo đúng độ tuổi tâm sinh lý.
Qua việc tham gia và tự tổ chức trò chơi dân gian thể lực của các em có sự
thay đổi rõ rệt.
Áp dụng trò chơi dân gian đúng cách đã giúp các em nhanh nhẹn, năng
động và tự tin trong mọi tình huống. Tầm quan trọng nhất của việc tổ chức trò
chơi dân gian là giúp các em thoả mãn nhu cầu vui chơi mà góp phần nâng cao
nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho các em. Qua đó
cũng giúp các em biết tìm tòi, khám phá và đồng thời bảo tồn được các trò chơi
dân gian - di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận
động “Xây dựng trường học thân thiện”

12



×