Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 15 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh.
Tên sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh
lớp 3”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh học sinh lớp 3 cấp TH
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng từ
đầu năm học 2019-2020 đến nay.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Trong xu thế hội nhập chung của các nước trên thế giới đã đặt cho đất
nước chúng ta một thách thức lớn về nguồn nhân lực không phải chỉ có kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh. Bởi vì
tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội: kinh tế, văn hóa, truyền thông, giao lưu hợp tác. Trong đó giao lưu
hợp tác có thể được xem là lĩnh vực quan trọng nhất. Tuy nhiên để giao lưu hợp
tác tốt thì đòi hỏi việc giao tiếp bằng tiếng Anh cần phải được quan tâm sâu sắc,
đặc biệt ở cấp tiểu học, cấp học được coi là nền tảng ban đầu, góp phần quan
trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh. Môn tiếng Anh ở cấp tiểu học cũng như những môn học khác góp phần
không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh,
nó cung cấp cho các em những tri thức ban đầu và nhận thức về việc sử dụng
ngôn ngữ nước ngoài. Bởi vậy việc đưa chương trình tiếng Anh vào dạy trong
chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng
cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát
triển cho các em sau này. Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông
thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn tiếng Anh từ rất sớm thông qua
việc giảng dạy trong trường phổ thông. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được
diễn ra một cách đồng bộ trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với học sinh


lớp 3 các em mới bắt đầu làm quen với chương trình tiếng Anh nên các em còn


2
hạn chế trong cách giao tiếp dù các em vẫn hiểu bài nắm được cấu trúc nhưng
diễn đạt ý còn ngại ngùng, lúng túng khi nói.
Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Anh khối 3, khối
lớp mà các em lần đầu học Tiếng Anh. Bản thân tôi trăn trở thật nhiều làm sao
để học sinh có thể hứng thú nắm vững các chủ đề bài học, hoạt động giao tiếp có
hiệu quả và vận dụng vào quá trình giao tiếp. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm
hiểu, quan sát học sinh, tôi phát hiện việc rèn luyện kĩ năng nói của học sinh có
nhiều vấn đề vì phần lớn học sinh chưa tích cực trong hoạt động giao tiếp. Làm
thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ và mẫu câu của mình để
nói có hiệu quả? Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì
không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và
phát triển kĩ năng học tập toàn diện nhất? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc
sâu vốn kiến thức văn hóa nước ngoài? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm
bài vững mà không nhàm chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi
thoải mái trong việc rèn kĩ năng nói, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn
hoá nước ngoài mà bản thân các em chưa biết được tí gì.
Trong phạm vi cho phép, qua quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số
phương pháp tích cực, dễ hiểu, đảm bảo tính khoa học, phát triển khả năng giao
tiếp của học sinh khối lớp 3, trường Tiểu học Phan Đình Phùng. Với một ít kinh
nghiệm nhỏ này, tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề: “Một số biện pháp rèn kĩ
năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 3” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và
phát huy tính ích cực của học sinh. Hình thành cho các em niềm mơ ước trở
thành những thầy giáo, cô giáo, những hướng dẫn viên, ... Tiếng Anh giỏi để
phục vụ cho xã hội sau này.
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết :
Dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức ngôn ngữ đó,

mà mục đích cuối cùng của việc sử dụng ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói
riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Hiện nay Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm
đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Trong chương trình đổi mới sách giáo khoa,
giáo trình Anh ngữ lớp 3 có tính văn phạm và luận đề xen kẽ những bài hát, trò
chơi, hình ảnh minh họa nên trẻ dễ nhớ, những vấn đề trong tầm liên tưởng và


3
khả năng tự biểu đạt ngôn ngữ của trẻ qua những kỹ năng, hoạt động học tập.
Ngoài ra có thể thấy rằng: Trong chương trình thay sách giáo khoa Tiếng Anh,
việc luyện tập 4 kỹ năng: Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading), Viết
(Writing) giúp cho học sinh nghe, đọc tiếng Anh một cách có hiệu quả và thực
tiễn hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy khả năng và thói quen giao tiếp bằng ngoại
ngữ của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn.
Nội dung khó khăn mà học sinh thường gặp phải trong giao tiếp, nhất là
giao tiếp bằng ngoại ngữ thông thường do nhiều yếu tố ảnh hưởng và thuộc trên
nhiều bình diện khác nhau. Đó là về sở thích giao tiếp, khả năng học ngoại ngữ,
điều kiện thực hành.
Khó khăn về mặt tâm lý: Có một số học sinh, tự bản tính đã không thích
giao tiếp. thậm chí giao tiếp bằng Tiếng Việt đã là một việc làm khó khăn thì
việc giao tiếp bằng Tiếng Anh là một điều nan giải hơn. Hơn nữa một số học
sinh lại nhút nhác, thiếu tự tin, ngại nói…
Khó khăn về điều kiện thực hành: Không có cơ hội để giao lưu với người
bản xứ, không có điều kiện để tham gia câu lạc bộ nói Tiếng Anh, thiếu phương
tiện để học tập: băng đĩa thực hành Tiếng Anh, mạng Internet, không đầu tư đủ
thời gian cho vệc học tập, thiếu người hướng dẫn các em học.
4.2. Các nội dung đã được cải tiến, sáng tạo nhằm khắc phục những
nhược điểm:

- Trường chúng tôi ở một vùng nông thôn, điều kiện mở rộng giao lưu quốc
tế chưa phát triển, học sinh chưa từng được tiếp xúc với người nước ngoài, chưa
tiếp xúc nhiều với nền truyền thống Anh ngữ, cũng như mỗi gia đình chưa được
tiếp xúc nhiều với mạng Internet. Ngoài ra, nhiều gia đình đời sống gặp nhiều
thiếu thốn vì thế nhiều em chưa thực sự coi trọng môn này. Và đôi khi còn có
những quan niệm lệch lạc của một số ít phụ huynh mà làm ảnh hưởng không
nhỏ đến việc học của con em mình. Từ đó gây không ít trở ngại cho các em
trong việc giao tiếp bằng Tiếng Anh.
- Tâm lý các em còn ngại ngùng, dè dặt, sợ các bạn cười khi mình nói sai.
- Lớp học đông, giáo viên có rất ít thời gian để rèn kỹ năng giao tiếp cho
mỗi học sinh.
Kết quả thống kê kỹ năng nói ở khối lớp 3 của trường đầu năm học 2019 2020:


4
Khả năng
Nói tốt
Tạm được
Chưa được

Số học sinh
40
29
46

Tỉ lệ (%)
34,7%
25,2%
40%


Để đem đến tính mới, tính hiệu quả. Tạo cho học sinh một niềm hứng khởi
trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Tôi xin đưa ra từng bước tháo gỡ những nguyên
nhân dẫn đến thực trạng trên, góp phần phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho
học sinh. Bản thân đã áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
- Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh
- Rèn cách phát âm cho học sinh
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ năng nói cho học sinh
- Rèn kỹ năng hội thoại
- Rèn kỹ năng nói qua hoạt động ngoại khóa
- Duy trì cảm hứng cho lớp.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
Để thực hiện tốt giải pháp mà sáng kiến đưa ra, cần có các điều kiện và
phương tiện cơ bản sau:
- Về phía giáo viên:
+ Cơ sở vật chất: Phòng học, bàn ghế lớp học, bảng đen, phòng máy vi
tính, máy chiếu (ti vi).
+ Chuẩn bị tốt các trang thiết bị dạy học: Sách giáo khoa Tiếng Anh 3, giáo
án dạy học thiết kế theo chuỗi hoạt động học, tư liệu sưu tầm, tranh ảnh, video,
bảng phụ, phiếu học tập, địa chỉ các trang mạng chính thống…
+ Giáo viên nắm vững các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
+ Giáo viên linh hoạt trong khâu tổ chức tiết học sao cho phù hợp với đối
tượng học sinh, xác định rõ phương pháp ở từng bài, từng phần.
- Về phía học sinh:
+ Đối tượng: Học sinh lớp 3.
+ Luôn chuẩn bị bảng nhóm, phấn hoặc bút lông
+ Luôn chủ động chuẩn bị câu hỏi cho mình và cho bạn
+ Luôn có tinh thần hợp tác nhóm, làm việc theo nhóm.
4.4. Các bước thực hiện giải pháp và cách thức thực hiện giải pháp



5
Mục tiêu lấy người học làm trung tâm – chú trọng phương pháp dạy học
tích cực và tổ chức phối hợp các biện pháp dạy học, coi trọng thực hiện mục tiêu
dạy học hiện đại ở mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu học sinh vận dụng
những kiến thức, kỹ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp nhằm hình
thành các kỹ năng trong các điều kiện khác nhau, trong học tập cả trong nhà
trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn nhằm chú trọng phát triển
năng lực học môn Tiếng Anh của học sinh, hướng đến mục tiêu cốt yếu là cung
cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết thích ứng trong đời sống
hiện đại.Tôi đã thực thi giải pháp này như sau:
4.4.1. Biện pháp thứ nhất: Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh
Qua một tháng giảng dạy tôi đã bắt đầu theo dõi và phân loại học sinh theo
các nhóm sau:
- Nhóm học sinh nói Tiếng Anh tốt, đọc trôi chảy mạch lạc, biết thể hiện
cảm xúc lời nói trong giao tiếp.
- Nhóm học sinh nói Tiếng Anh tương đối lưu loát, trôi chảy. Tuy nhiên
chưa biểu hiện được cảm xúc trong giao tiếp một cách rõ nét.
- Nhóm học sinh còn nhút nhát, ngại giao tiếp, hầu như không biết sử dụng
lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
Sau khi phân tích đặc điểm cũng như giao tiếp của từng học sinh trong lớp,
tôi kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh
sao cho phân bố đều 3 đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm.
Ưu điểm của biện pháp này: Các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình
học tập là một việc làm hết sức bổ ích. Trong quá trình học tập thi đua với bạn
sẽ giúp các em mạnh dạn, năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ
năng nói. Ngoài ra, sự giúp đỡ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ
giúp các em tự tin hơn trước lời phát biểu của mình.
4.4.2. Biện pháp thứ hai: Rèn luyện cách phát âm cho học sinh
Đối với người giáo viên, khả năng phát âm tốt thường gây ấn tượng tốt và
hấp dẫn học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu luyện phát âm cho học sinh, người

giáo viên cần xây dựng cho mình hai khả năng: phát âm tương đối chuẩn và
phương pháp huấn luyện phát âm cho học sinh. Hơn nữa trong quá trình giao
tiếp bằng Tiếng Anh muốn người khác hiểu được nội dung mình nói gì học sinh
cần phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi giới thiệu ngữ liệu mới, mẫu


6
câu giáo viên cần phát âm chuẩn về cả ngữ âm và ngữ điệu có trọng âm để các
em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe - nói. Việc phát âm
chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các em trong quá trình học và giao tiếp.
Bởi lẽ, các em mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành
thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. Chính vì
vậy, tôi có các ý tưởng sau:(Hình 1)
- Đầu tiên các em cần được tìm hiểu những điều cơ bản về hệ thống âm
Tiếng Anh.
Trong Tiếng Anh có 12 nguyên âm và 23 phụ âm. Tuy nhiên đối với học
sinh lớp 3, các em còn quá nhỏ để hiểu và nhớ quy luật phát âm. Vì vậy tôi chỉ
đưa vào một số âm gắn liền với các em trong quá trình học để các em dễ nhớ.
Và trong giáo trình Tiếng Anh lớp 3, ở phần Phonics (phát âm) có những âm nào
thì tôi sẽ miêu tả kỹ các âm đó để các em khắc sâu hơn.
Ví dụ:

Tony
Yes
/t/
/j/
SOUND
DESCRIPTION
T
Gần giống âm /t/ trong

tiếng Việt nhưng bật
mạnh hơn thành tiếng
nổ, cổ họng không
rung.
J
Mặt lưỡi trượt lên trên
ngạc cứng (hàm trên)
không khí chui qua
khẽ hở nhỏ ra ngoài.

COMMENT
Không giống âm /th/
của tiếng Việt, giống
âm /t/ trong từ “tôi”,
“ten” nhưng nổ mạnh
hơn.
Không có trong tiếng
Việt

- Cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối như: /buk/;
/wɔt∫/. Tập cho các em có thói quen đọc nối, ví dụ: stand – up / stændʌp/; It’s a
pencil /itsəpensl/.
- Đối với hình thức số nhiều cần luyện cho học sinh cách phát âm trong
việc nhấn mạnh đuôi số nhiều:
+ Phát âm /s/ đứng sau các phụ âm /t/, /p/, /k/, /f/, /θ/
+ Phát âm /iz/ đứng sau những phụ âm /z/, /s/, /x/, /t∫/, /∫/, /dʒ/
+ Những âm còn lại được phát âm là /z/.
- Rèn cho các em sử dụng ngữ điệu:



7
Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu của giọng nói xuống
thấp ở trong các trường hợp:
+ Trong câu chào hỏi: Good evening!
+ Trong câu mệnh lệnh: Come here!
+ Trong câu có các từ dùng để hỏi (Wh questions): What are those?; How
are you?...
- Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên, dùng
trong các trường hợp sau:
+ Trong câu hỏi nghi vấn: Is this your ruler?
+ Trong câu khẳng định nhưng hàm ý hỏi: You are Mai?
4.4.3. Biện pháp thứ ba: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ
năng giao tiếp cho học sinh
Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa các hình
thức dạy học mới vào trong từng bài học. Vì thế, để rèn kỹ năng giao tiếp cho
các em, từng bài học mà giáo viên lựa chọn những hình thức dạy học phù hợp.
a. Trò chơi phỏng vấn:
Thường được sử dụng trong các mẫu câu nói giới thiệu về gia đình.
Cách chơi: Một học sinh giới thiệu về gia đình mình (gia đình có mấy
người, nói về độ tuổi của từng người trong gia đình). Một học sinh khác làm
phóng viên phải giới thiệu từng bạn với cả lớp. Nhưng để có được nội dung thì
phóng viên sẽ thực hiện một số câu hỏi, chẳng hạn như: What do you do at
break time? How old is your father/mother/sister/brother? Sau khi phỏng vấn
xong thì học sinh làm phóng viên giới thiệu cho cả lớp những gì mà đã hỏi các
bạn. Nội dung giới thiệu phải chính xác, cách giới thiệu rõ ràng. Cho học sinh
làm phóng viên, sau đó bình chọn phóng viên giỏi nhất.(hình 2)
b. Trò chơi về đích:
Trong thủ thuật này tôi tổ chức cho cả lớp cùng hoạt động cùng theo dõi
phần thực hành của bạn và của mình. Tôi đưa ra một mẫu câu, học sinh lần lượt
đặt câu tương tự cho những người sau không được lặp lại ý của người trước.

Người trước đề cập đến người sau và người cuối cùng sẽ là người may mắn,
được cả lớp cho một tràn pháo tay. Do đó tất cả đều thật sự lắng nghe để xem
bạn mình nhắc đến ai và từ gì rồi qua đó người giáo viên sẽ giúp học sinh nhớ


8
ngữ pháp, nhớ từ cũng như rèn luyện sự tập trung. Đồng thời rèn được cho học
sinh hai kỹ năng nghe, nói cùng một lúc.
Ví dụ: Student 1: What do you do at break time, Peter?
Peter says: I play hide – and seek. What do you do at break time, Mai?
Mai says: I do puzzles. What about you, Ha? What do you do at break time?
c. Tổ chức trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt
là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm cho các em
hứng thú hơn trong học tập. Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm
việc cá nhân, làm việc trong nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần
hợp tác. Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, tự
hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình.
d. Các hoạt động cá thể hóa:
Các hoạt động cá thể hóa, cụ thể hóa tình huống thường được dùng kết hợp
những luyện tập theo mẫu, có kiểm soát chặt, nhằm hướng học sinh liên hệ với
tình huống thật, người thật để áp dụng những cấu trúc, vốn từ mới học, diễn đạt
lời có ý nghĩa phù hợp với hoàn cảnh thật. Những loại hoạt động này có thể ở
dạng có khống chế ngữ liệu hoặc có thể mở rộng, cho phép sự sáng tạo tự do sử
dụng ngôn ngữ của học sinh… Sau đây là một số ví dụ.
* Hoạt động cụ thể hóa:
Ví dụ: Cá thể hóa, có khống chế dữ liệu
Bước 1: Luyện tập qua tranh:
- Teacher: Where’s the pencil?
- Student: It’s under the desk.

- Teacher: Where’ the cat?
- Student: It’s on the table.
Bước 2: Cụ thể hóa bằng hỏi học sinh trong lớp:
- Teacher: Where’s your ball?
- Student: It’s in my room.
e. Yêu cầu các em thực hành máy móc nhiều hơn:
Mục đích của hoạt động này là giúp các em nắm được hình thái cấu trúc,
cách dùng mẫu câu mang tính máy móc nhằm đạt được sự chính xác về việc
dùng ngữ pháp. Những bài luyện tập phổ biến loại này gồm:


9
- Nghe - nhắc lại.
- Thay thế.
- Kết hợp.
- Hoàn thành câu.
- Trả lời câu hỏi.
Giáo viên không nhất thiết phải sắp xếp trình tự các loại bài tập này. Việc
sử dụng và khai thác chúng hoàn toàn phụ thuộc vào dữ liệu đang được thực
hành. Giáo viên có thể áp dụng những thủ thuật để làm cho các bài tập này đa
dạng, có ý nghĩa và mang tính giao tiếp hơn. Có thể dùng những cách sau:
- Cách 1: Dùng các loại gợi ý sau:
+ Gợi ý bằng từ
+ Gợi ý bằng trực quan (Tranh ảnh, đồ vật, bảng).
- Cách 2: Thay đổi cách luyện tập:
Thay đổi vai trò của thầy và trò:
+ Giáo viên hỏi, học sinh trả lời.
+ Học sinh 1 hỏi, học sinh 2 trả lời.
+ học sinh hỏi, thầy trả lời.
Hình thức luyện tập này có thể phối hợp với hình thức luyện tập: theo cặp,

theo nhóm và cả lớp.
Ví dụ 1: Bài tập thay thế máy móc:
Giáo viên đưa ra một câu mẫu Và những từ gợi ý học sinh dựa vào đó để
thay thế vào trong câu.
- Teacher: I like playing badminton.
- Student: I like playing badminton.
- Teacher: kite
- Student: I like playing kite.
- Teacher: basketball.
- Student: I like playing basetball.
Ví dụ 2: Giáo viên đưa ra câu mẫu và những từ gợi ý sau đó yêu cầu học
sinh dựa vào đó để thay thế từ vào những vị trí phù hợp ở trong câu:
- Teacher: Do you have a pen?
- Students: Do you have a pen?
- Teacher:

a coat.


10
- Students: Do you have a coat?
- Teacher: Peter
- Students: Does Peter have a coat?
Khi người hướng dẫn sử dụng những bài tập luyện tập có ý nghĩa hơn như
trên, thực chất là đã chuyển sang giai đoạn hoạt động có hướng dẫn trong trục
liên hoàn của quá trình thực hành ngôn ngữ giao tiếp, sẽ được trình bày ở phần
tiếp theo.
f. Những thực hành có hướng dẫn:
Các loại hoạt động có hướng dẫn là những hoạt động bắt đầu mang tính
giao tiếp, ít máy móc hơn, nhằm mục đích hướng dẫn học sinh làm việc với

nhau, luyện tập sử dụng các cấu trúc hoặc mẫu câu theo những nhu cầu giao tiếp
nhất định. (Hình 3)
Những hoạt động này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc phát triển
kỹ năng giao tiếp của học sinh. Có thể nói những hoạt động này là nội dung
chính của các hoạt động thực hành ngôn ngữ trên lớp. Các hoạt động này cũng
có nhiều mức độ khó dể và phức tạp khác nhau, đi từ có hướng dẫn để hạn chế
sản phẩm ngôn ngữ của học sinh đến nới lỏng dần dần, để cuối cùng có thể
chuyển sang giao tiếp tự do hoàn toàn ở giai đọan sau.
Những hoạt động ở giai đoạn này thường bao gồm:
- Các hoạt động tình huống.
- Các hoạt động cá thể hóa.
- Các hoạt động có khoảng trống thông tin.
Người hướng dẫn đưa ra những tình huống học sinh đặt mình vào những
tình huống đó để sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dựa vào những từ gợi ý.
g. Các hoạt động có khoảng trống thông tin (Information gap):
Những “hoạt động có khoảng trống thông tin” là những hoạt động luyện
tập mà trong đó người hướng dẫn tạo ra những thiếu hụt hay khoảng trống về
thông tin bằng cách cung cấp cho học sinh những thông tin không đầy đủ, khác
nhau về cùng một vấn đề. Học sinh này được biết những thông tin mà học sinh
khác không được biết và ngược lại. Trên cơ sở những thông tin có được đó, học
sinh phải trao đổi với nhau để hoàn thành những yêu cầu đã đặt ra trong bài.
Những khoảng trống thông tin do người hướng dẫn đặt ra, theo cách này sẽ tạo
nên được những nhu cầu giao tiếp tương tự như bản chất giao tiếp thật. Vì không


11
biết và vì muốn biết nên mới hỏi và tìm hiểu. Như vậy các câu hỏi luyện tập mới
có ý nghĩa thật sự, đồng thời gây được nhiều hứng thú làm cho học sinh muốn
thực hiện các nhiệm vụ được giao tiếp ngay sau đó. Những hoạt động có khoảng
trống thông tin thường được tiến hành theo cặp hoặc theo nhóm.

Người hướng dẫn có thể tạo ra được những khoảng trống thông tin một
cách dễ dàng từ những bài luyện tập thông thường để có những hoạt động luyện
tập hứng thú và có tính giao tiếp. Sau đây là một số ví dụ minh họa:
Ví dụ: Bài tập không có khoảng trống thông tin.
How many…………. do you have?
Work in pair, look at the table , ask questions like this:
How many pencils do you have?
Pencils
Chairs
Books
Cats
Kites
Parrots

11
17
26
7
15
20

4.4.4. Biện pháp thứ tư: Rèn kỹ năng hội thoại:
Biện pháp này được áp dụng đối với các bài kể chuyện, một hình thức ôn
tập rất hiệu quả đối với các em. Để học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, giáo viên
cần chú ý có tư thế giọng kể thích hợp. Đặc biệt nắm vững nội dung câu chuyện
cần kể.
Ví dụ: Short story “ Cat and Mouse 1”
Giáo viên có thể cho học sinh tham gia dựng lại câu chuyện như sau:
- Các nhân vật: Chit, Miu and Mimi
Phần 1: Chit gõ cửa nhà Miu và hai nhân vật này đã nói chuyện khi lần đầu

tiên gặp nhau.
Phần 2: Miu gặp Mimi, chị gái của Chit.
- Chọn vai: phù hợp với từng nhân vật.
- Học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình
cảm thái độ (Qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, lời nói..).
- Giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật.
- Học sinh trình diễn.


12
- Cả lớp nhận xét, bình chọn học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương
khen thưởng.
4.4.5. Rèn kỹ năng nói qua hoạt động ngoại khóa:
Rèn kỹ năng nói cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Cách tiến hành: Giáo viên phối kết hợp với nhà trường tổ chức cho học
sinh thi nói theo đội, theo khối lớp ở các buổi giao lưu vui học vào thứ 7 của
tháng cuối quý. Mỗi lớp có hai đội và tên cụ thể của đội mình. Giáo viên có
những quy định cụ thể cho mỗi đội với những nội dung cụ thể: Tự giới thiệu về
đội mình, cho các đội hỏi đáp theo chủ đề giáo viên giao và cuối cùng là trình
bày tiểu phẩm của đội mình bằng hình thức hát, kể chuyện hoặc đọc vè.
Ví dụ: Chủ đề 1: Đồ chơi (Toys)
Chủ đề 2: Gia đình (Family)
Chủ đề 3: Nhà (House)
Chủ đề 4: Thú cưng (Pets)
4.4.6. Duy trì cảm hứng cho lớp:
Giáo viên không nên chỉ lướt qua các câu trả lời cùng với những học sinh
giỏi nhất. Bởi vì nếu một học sinh trả lời được câu hỏi thì đó chưa phải là bằng
chứng cho thấy tất cả các em đều đang theo dõi điều đang được tranh luận. Giáo
viên cần nhắm vào việc lấy các câu trả lời từ càng nhiều học sinh càng tốt, đừng
nên chấp nhận các câu trả lời từ 3 hoặc 4 học sinh đứng đầu lớp nếu không

chúng ta sẽ bỏ qua các em còn lại.
Giáo viên nên duy trì giọng nói cũng như năng lượng từ hoạt động Warm
up đến hoạt động Practice, điều này sẽ giúp cho học sinh tập trung vào các hoạt
động giao tiếp một cách nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến “ Một số biện pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp
3” đã được áp dụng và triển khai có hiệu quả ở khối lớp 3 tại trường TH Phan
Đình Phùng, nơi tôi đang công tác
5. Nhưng thông tin cần được bảo mật( không )
6. Kết quả thu được
Với các loại hình bài tập và phương pháp thực hành nói như trên, tôi đã đạt
được những kết quả đáng kể sau:


13
- Tạo nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong
những tình huống gần với đời sống thật của học sinh.
- Học sinh hứng thú hơn với môn học, yêu thích môn học, tích cực, năng
động hơn trong học tập.
- Các em đã tự tin nói Tiếng Anh hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình
và một điều quan trọng nhất là tôi thấy trong ánh mắt của các em hiện lên niềm
đam mê và phấn khởi vì đã chủ động tiếp thu bài. Và đó cũng là niềm vui và là
niềm hạnh phúc của một người làm nhà giáo.
- Những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn
theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của
bản thân để mạnh dạn hơn, học tốt hơn
- Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn để cùng tiến bộ.
- Lớp học sôi nổi hơn.
- Kết quả thống kê kỹ năng nói Tiếng Anh ở khối lớp 3 của trường cuối học
kỳ 1 năm học 2019-2020

Khả năng
Nói tốt
Tạm được
Chưa được

Số học sinh
60
40
15

Tỉ lệ (%)
52,3 %
34,7 %
13,0 %

Đây là những biện pháp của tôi trong việc phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh khối lớp 3 năm học 2019-2020 đã đạt được kết quả chuyển biến rõ
rệt. Đó cũng là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi từ đồng nghiệp và
các chuyên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn, góp phần
vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đưa tiếng Anh đến gần với các em,
thâm nhập vào cuộc sống và thực sự trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có )
- Sáng kiến “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh
lớp 3”. Không những áp dụng trong chương trình Tiếng Anh 3 mà còn có thể áp
dụng cho khối 4,5. Sáng kiến này có tính khả thi và đã đem lại hiệu quả cao đối
với giáo viên và học sinh học Tiếng Anh ở trường tôi.



14

Hình 1 Rèn cách phát âm cho học sinh

Hình 2 Các em phỏng vấn với nhau


15

Hình 3 Các em thực hành trong giao tiếp



×