Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn tt tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.43 KB, 24 trang )

1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi có Bộ luật hình sự (BLHS) đầu tiên ra đời cho đến nay, chế định
các biện pháp tư pháp (BPTP) đã được quy định và hoàn thiện dần qua các lần
sửa đổi, bổ sung và thay thế. Tuy vậy, có thể thấy rằng, hiện nay chế định BPTP
vẫn còn những vấn đề vướng mắc, bất cập, tồn tại về mặt lý luận, về mặt pháp
luật lẫn thực tiễn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc và toàn diện nhằm tháo
gỡ những vấn đề nói trên.
Dưới góc độ lý luận, các BPTP vẫn còn những quan điểm khác nhau khi đề
cập đến khái niệm, đặc điểm, tính chất hay vai trò của chúng trong pháp luật
hình sự. Sự khác nhau trong chính sách hình sự của mỗi nước, sự khác nhau về
đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước cũng đưa đến cách
nhìn nhận và quy định các BPTP trong pháp luật hình sự mỗi nước theo cách
khác nhau. Bên cạnh những mặt đạt được, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về
các BPTP trong khoa h c pháp lý hình sự hiện nay chưa thực sự được quan tâm
đúng mức. Cho đến hiện tại, chúng ta chưa xây dựng được một cơ sở lý luận
đầy đủ về chế định BPTP, chưa xây dựng khái niệm pháp lý về BPTP cũng như
làm rõ đặc điểm, vai trò và mục đích của các biện pháp này.
Dưới góc độ pháp luật hình sự, việc qui định các BPTP bên cạnh hệ thống
hình phạt góp phần làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, giúp cho các
cơ quan áp dụng pháp luật có được sự lựa ch n đa dạng và linh hoạt trong việc
xử lý triệt để tội phạm nhưng cũng vẫn đảm bảo được hiệu quả của việc xử lý.
Tuy nhiên, trên cơ sở những qui định của BLHS mới, có thể nhận thấy rằng, nội
dung quy định của một số BPTP vẫn còn những vướng mắc nhất định, vẫn còn
nhiều khía cạnh pháp lý cần phải được phân tích, làm sáng tỏ để làm sao có thể
đưa chúng đến gần hơn với thực tiễn áp dụng, qua đó phát huy vai trò không thể
thiếu của BPTP.
Dưới góc độ thực tiễn, các BPTP được áp dụng và góp phần không nhỏ
vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Bên cạnh những mặt


đạt được, một số BPTP khi áp dụng trên thực tế chưa phát huy hết hiệu quả mà
nhà làm luật mong muốn hướng tới, thậm chí có biện pháp hầu như không được
áp dụng trong thực tiễn xử lý tội phạm. Một số tòa án hiện nay chưa nhận thức
đầy đủ về tính chất và vai trò của BPTP nên đã áp dụng không đúng, không đáp
ứng mục đích mà các nhà làm luật đặt ra. Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục thi hành
các BPTP lại do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện như cơ quan thi hành án
hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ sở y
tế, dẫn tới chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan này.
Chính vì vậy, với những yêu cầu đặt ra ở trên, việc tiếp tục nghiên cứu
một cách hệ thống các qui định của pháp luật hình sự về các BPTP, sự thể hiện
các biện pháp này trong BLHS hiện hành, việc áp dụng các biện pháp này trong
thực tiễn có ý ngh a lý luận và thực tiễn sâu sắc. ó cũng chính là những lý do


2

để chúng tôi lựa ch n đề tài “CHẾ ĐỊNH BIỆN PHÁP TƢ PHÁP TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến s của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu của luận án
Luận án đặt ra mục tiêu nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận các vấn
đề về khái niệm, đặc điểm, cơ sở của việc quy định BPTP; phân tích và làm rõ
các quy định của BLHS, pháp luật hình sự về các BPTP nhằm đánh giá tính phù
hợp giữa lý luận với luật thực định.
Bên cạnh đó, luận án cũng tập trung phân tích, làm rõ thực tiễn áp dụng
các BPTP để tìm ra những hạn chế, bất cập, đánh giá những khó khăn, vướng
mắc. Trên cơ sở đó, luận án cũng đặt ra mục tiêu hoàn thiện pháp luật quy định
về các BPTP, tìm ra những giải pháp khắc phục và giải pháp nâng cao hiệu quả
làm nền tảng cho việc áp dụng một cách linh hoạt các BPTP trong thực tiễn xử

lý tội phạm.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Nghiên cứu về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm của các BPTP, phân tích
các vấn đề liên quan đến BPTP để ch ra được những quan niệm khác nhau về
BPTP, từ đó xây dựng được khái niệm khoa h c về BPTP;
- Nghiên cứu về mặt pháp luật các quy định của BLHS về BPTP, phân tích
và làm rõ lịch sử lập pháp hình sự quy định về các BPTP, khái quát quy định
của luật hình sự một số quốc gia trên thế giới để từ đó so sánh, đối chiếu và rút
ra những nét tương đồng và khác biệt với luật hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự
hiện hành và thực trạng áp dụng các BPTP trong pháp luật hình sự Việt Nam,
ch ra được những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng các BPTP;
- Nghiên cứu và tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, xác định các yếu
tố đảm bảo cho việc áp dụng đúng các quy định pháp luật về các BPTP để qua
đó nâng cao hiệu quả áp dụng các BPTP trong thực tiễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về các BPTP, có sự tham chiếu
các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi có
BLHS năm 2015 và pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới có quy định
về BPTP, nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và
thực tiễn áp dụng các biện pháp này ở Việt Nam, nghiên cứu các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các BPTP trong luật hình sự Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các đối tượng nêu trên dựa trên qui định của BLHS
hiện hành và các văn bản qui phạm pháp luật qui định về các BPTP từ trước
đến nay. ể đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp này ở Việt Nam, luận án
đã nghiên cứu các bản án, quyết định tố tụng, các số liệu trong phạm vi cả nước



3

và một số t nh thành có số lượng án lớn trong 10 năm, từ năm 2008 cho đến
năm 2017. Luận án cũng ch nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các BPTP đối với
cá nhân phạm tội mà không nghiên cứu thực tiễn áp dụng các BPTP đối với
pháp nhân phạm tội vì lý do tại thời điểm nghiên cứu, BLHS năm 2015 mới
chính thức có hiệu lực nên chưa có vụ án nào được xử lý và do đó chưa có số
liệu thực tiễn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ ngh a duy vật
biện chứng và chủ ngh a duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp
như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích,
phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý ngh a khoa h c, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn
diện và đầy đủ về các BPTP dưới cấp độ luận án tiến s . Công trình nghiên cứu
có giá trị về mặt lý luận, góp phần hoàn thiện về mặt lý luận khoa h c luật hình
sự và tạo ra tính hệ thống các vấn đề lý luận về các BPTP, giải quyết các vấn đề
hiện còn có tranh cãi hay có quan điểm khác nhau về nội dung quy định của các
BPTP.
Về ý ngh a thực tiễn, việc phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng, những
nguyên nhân và hạn chế trong quá trình áp dụng các BPTP có ý ngh a thực tiễn
hữu ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ
quan tư pháp, cơ quan thi hành án. ồng thời, việc đưa ra các kiến nghị cũng
như các kiến giải lập pháp nhằm nâng hiệu quả áp dụng các biện pháp này có ý
ngh a thực tiễn đối với việc cải tạo, giáo dục các chủ thể phạm tội và đối với
hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, phần kết luận

và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung bao gồm:
Chương 1. Những vấn đề chung và pháp luật hình sự một số nước về các
biện pháp tư pháp
Chương 2. Các biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các biện pháp tư pháp


4

B. T NG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHI N CỨU
1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1. Các c ng trình nghiên cứu về các iện pháp tƣ pháp n i chung
- cấp độ sách chuyên khảo có các công trình: r c n m n s v n
p t của tập thể tác giả Nguyễn Ng c Hòa, Lê Thị Sơn và Phạm Thị Liên Châu;
r c n m n s v m n tr c n m n s của tập thể tác giả Lê Cảm,
Phạm Mạnh Hùng, Trịnh Tiến Việt; N ững vấn đề cơ bản trong k oa ọc luật
n s (P ần c ung) của Lê Cảm; Ho n t n c c quy địn của p ần c ung
Bộ luật n s trước yêu cầu mớ của đất nước của tác giả Trịnh Tiến Việt;
B n luận k oa ọc n ững đ m mớ của Bộ luật n s n m
5 (s a đ b
sung n m
7) của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa và Phan nh Tuấn; N ận
t c k oa ọc về p ần c ung p p luật n s
t Nam sau p p đ n a lần
t ba của tác giả Lê Văn Cảm biên soạn cùng tập thể nhóm nghiên cứu.
- cấp độ luận án tiến s có các công trình: C ế địn tr c n m n s
t eo Luật n s
t Nam của Phạm Mạnh Hùng; r c n m n s đ

vớ c c tộ p m về m trư ng của Dương Thanh n; C c n p t c n
k ng tước t do trong Luật n s
t Nam của tác giả Nguyễn Minh Khuê.
cấp độ nghiên cứu dưới dạng các bài báo có các công trình: Các b n
p p tư p p trong Bộ luật n s n m 999 v vấn đề o n t n Bộ luật t
tụng n s về tr n t t ủ tục p dụng c c b n p p đ của Phạm Hồng Hải;
H n p t v b n p p tư p p trong luật n s
t Nam của Lê Cảm…
1.2. Các c ng trình nghiên cứu về t ng iện pháp tƣ pháp cụ th
- cấp độ luận văn có các công trình: C c b n p p tư p p p dụng đ
vớ ngư c ưa t n n ên p m tộ của Dương Thị Tố Nga; B n p p tư
pháp bắt buộc c ữa b n trong luật n s
t Nam (trên cơ sở s l u địa
b n t n p Hồ C M n ) của Ngô Thanh Sơn; B n p p tư p p trả l
t sản s a c ữa o c bồ t ư ng t t
t eo Bộ luật n s n m 999 của
tác giả Vũ Thị Phượng.
- cấp độ các bài báo có các bài viết: Qu địn của Bộ luật n s v Bộ
luật t tụng n s về v c trả l t sản c o c ủ sở ữu v t c t n p dụng
của Nguyễn Văn Trượng; B n về p dụng b n p p bắt buộc c ữa b n
của Phan Hồng Thủy;
c t n p dụng b n p p tư p p tịc t u bồ
t ư ng v v c x lý vật c ng trong xét x c c vụ n n s của Quách Thành
Vinh; Ho n t n quy địn về tr c n m n s của p p n n t ương m
p m tộ trong Bộ luật n s
5của Nguyễn Thị Phương Hoa...
Tóm lại, những nghiên cứu, đánh giá về lý luận và thực tiễn áp dụng các
BPTP của các công trình nói trên cũng là một nguồn tham khảo có giá trị, giúp
cho người viết luận án này có điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình thu thập số
liệu phục vụ cho luận án của mình. Tuy nhiên, các bài báo nói trên chưa phân

tích cụ thể các BPTP, chưa nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp nước ngoài có quy
định về các BPTP áp dụng đối với pháp nhân để thấy được sự khác nhau, đồng
thời rút ra được kinh nghiệm trong quá trình áp dụng các biện pháp mới được
quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam.


5

2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
2.1. Các c ng trình nghiên cứu về các iện pháp tƣ pháp n i chung
- cấp độ sách chuyên khảo, có các công trình
oa ọc n p t của
Bernard Bouloc; Luật n s p ần c ung của Jacques Leroy; G o tr n luật
h n s p ần c ung của tác giả Helmut uchs...
- cấp độ luận án, có luận án tiến s C c b n p p an n n : ng ên c u
so s n của p p luật n s của P p v Đ c của Jenny Herrmann có
nghiên cứu về các BPTP với tên g i là các biện pháp an ninh.
- cấp độ bào báo có các bài viết sau: B n p p an to n trong Bộ luật
n s mớ của Constantin Sima; H n p t v c c b n p p n s k c
của Maizer Chankseliani; C c b n p p đ ều trị v an to n trong p p luật
n s
ụy
của Nicolas Queloz. Các bài viết đã nêu và phân tích các biện
pháp xử lý hình sự khác ngoài hình phạt theo quy định của pháp luật các nước.
2.2. Các c ng trình nghiên cứu về t ng iện pháp tƣ pháp cụ th
- cấp độ luận án có luận án tiến s
ếp cận so s n tr c n m n
s của ngư c ưa t n n ên trong luật n s P p v
t Nam của Trần
Văn Dũng, trong đó có đề cập và so sánh các biện pháp giáo dục đối với người

dưới 18 tuổi phạm tội giữa pháp luật của Pháp và Việt Nam;
- cấp độ bài báo có bài viết:
n n n s vị t n n ên p m tộ
ở Đ c: g ữa một t ng bảo v v c ng lý của rieder Dunkel; tr c n m
n s của c ng ty P p của Phillipe Xavier Bender; C c n p t v c c
b n p p ở ụy
của Bộ Tư pháp Liên bang và cảnh sát, Văn phòng Tư
pháp Liên bang của Thụy S .
Như vậy, ở góc độ nghiên cứu về từng BPTP cụ thể, các công trình nước
ngoài cũng đã nghiên cứu về các BPTP áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội hay đối với pháp nhân phạm tội nhưng chưa nghiên cứu thành một nội
dung riêng về các BPTP. ây cũng là một khó khăn trong quá trình tham khảo
kinh nghiệm lập pháp nước ngoài trong việc hoàn thiện chế định BPTP trong
luận án của tác giả.
3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đ n luận án
3.1. Những k t qu nghiên cứu đƣợc luận án k th a và ti p tục phát tri n
Trên cơ sở nêu và phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến các BPTP ở góc độ nghiên cứu chung tổng thể và nghiên cứu cụ
thể từng biện pháp, luận án đã ch ra những kết quả mà các công trình đi trước
đạt được để có thể kế thừa và phát triển.
3.2. Những v n đề liên quan đ n luận án chƣa đƣợc gi i qu t ho c ti p tục
nghiên cứu
Luận án ch ra những nội dung chưa được các công trình đi trước chưa đề
cập hoặc chưa làm sáng tỏ và cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ trong
luận án này: Những vấn đề lý luận về các BPTP trong luật hình sự Việt Nam,
kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới quy định về
BPTP, thực tiễn áp dụng các BPTP qui định trong pháp luật hình sự Việt Nam


6


và đề xuất những giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật hình sự và giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các BPTP trong thực tiễn.
3.3. Gi thuy t nghiên cứu
G ả t uyết : Cần nhận thức lại bản chất của các biện pháp tư pháp trong
mối quan hệ với hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác. Các BPTP không
ch là các biện pháp hỗ trợ cho hình phạt mà còn còn có vai trò độc lập.
G ả t uyết : Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống các BPTP chưa đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu của việc áp dụng, chưa đảm bảo được vai trò và tính hiệu
quả của BPTP trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự.
G ả t uyết 3: Các BPTP áp dụng đối với các chủ thể phạm tội là cần thiết và
cần phải được quy định rõ ràng hơn, đầy đủ hơn trong pháp luật hình sự.
G ả t uyết 4: Thực trạng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực
trạng áp dụng các BPTP đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội vẫn
còn tồn tại những vấn đề bất cập, vướng mắc đòi hỏi phải hoàn thiện để áp dụng
đúng và để nâng cao hiệu quả áp dụng chúng trong thực tiễn.
3.4. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung của luận án sẽ tập trung nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm, vai trò của các BPTP là gì? Cơ sở của việc
quy định các BPTP trong luật hình sự? Mối quan hệ giữa BPTP với hình phạt?
Thứ hai, các BPTP được quy định như thế nào trong pháp luật hình sự một
số nước trên thế giới? Những điểm tương đồng và khác biệt so với pháp luật
hình sự Việt Nam?
Thứ ba, nội dung của các BPTP được quy định như thế nào trong luật hình
sự hiện hành?
Thứ tư, thực tiễn áp dụng các BPTP như thế nào? Có những hạn chế, khó
khăn, vướng mắc gì và nguyên nhân của chúng?
Thứ năm, để khắc phục những nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn
trong áp dụng các BPTP và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này trong
thời gian tới thì cần những giải pháp gì?

3.5. Hƣớng ti p cận của luận án: tiếp cận về quyền, tiếp cận liên ngành, tiếp
cận lịch sử và tiếp cận so sánh.
K t luận chƣơng tổng quan
Việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu của các h c giả tiền
bối ở trong và ngoài nước đã cho tác giả một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về
các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Qua đó, tác giả cũng nhận thấy rằng,
mặc dù có nhiều công trình ở các góc độ khác nhau nghiên cứu về các BPTP,
tuy nhiên cho đến hiện tại, chưa có một công trình nào ở cấp độ luận án tiến s
nghiên cứu một cách toàn diện và tổng thể dưới góc độ pháp luật hình sự về các
BPTP. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã xác định rõ mục đích, nhiệm vụ
nghiên cứu của mình. Cụ thể là, đề tài luận án sẽ tiếp tục tập trung làm rõ
những vấn đề lý luận về các BPTP, thực tiễn áp dụng các BPTP của Việt Nam,
qua đó đề xuất những giải pháp đồng bộ và có giá trị thực tiễn nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả áp dụng các BPTP ở Việt Nam.


7

C. N I DUNG, KẾT QU NGHI N CỨU
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
M T SỐ NƢỚC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP
1.1. Những v n đề lý luận về iện pháp tƣ pháp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp tư pháp
n m b n p p tư p p
BPTP xuất phát từ thuật ngữ biện pháp đảm bảo an toàn ( mesures de
sureté” hay security measures”). Cơ sở lý thuyết của các biện pháp đảm bảo an
toàn trong Luật hình sự có nguồn gốc từ thế kỷ XIX khi không có một ranh giới
rõ ràng giữa hình phạt và các biện pháp hình sự khác. Các nhà lập pháp cho
rằng, trong xã hội có một đối tượng nhất định xuất hiện trong tình trạng nguy
hiểm dưới ảnh hưởng và tác động của các yếu tố hình sự. Những đối tượng này

cần phải được ngăn chặn trước khi h có nguy cơ phạm tội bằng cách hạn chế
một số quyền đặc biệt (như tước vũ khí, tịch thu tài sản). ây được xem là biện
pháp pháp đảm bảo an toàn vì có mục đích bảo vệ xã hội xuất phát từ việc xem
xét tính chất và mức độ nguy hiểm của những loại người này.
Trên cơ sở quan niệm về các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, khoa h c
luật hình sự nước ngoài cũng sử dụng các thuật ngữ khác nhau để g i tên các
biện pháp này như: các biện pháp an ninh” (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý,
Columbia, Mexico, v.v), các biện pháp xử lý cải thiện và đảm bảo an toàn”
( ức); biện pháp trừng trị tội phạm” (Ba Lan); BLHS Nga g i là biện pháp
pháp luật hình sự khác”. Trong khi đó, trong các sách báo pháp lý của nước ta
hiện nay g i là Biện pháp tư pháp”.
Sự khác nhau cơ bản giữa quan niệm về BPTP của nước ngoài và Việt
Nam là ở chỗ, các nhà khoa h c nước ngoài nhấn mạnh đến tính phòng ngừa
của các biện pháp này, chủ yếu hướng đến đối tượng thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội chứ không hẳn ch là người phạm tội, đồng thời coi chúng là
các biện pháp đảm bảo an toàn hơn là coi chúng như là biện pháp mang tính
chất trừng trị. Chính vì vậy, trong pháp luật hình sự một số nước, có biện pháp
vừa đóng vai trò như là một biện pháp an ninh, một biện pháp đảm bảo an toàn,
vừa đóng vai trò như là một hình phạt. Trong khi đó, các quan niệm của các nhà
khoa h c Việt Nam hầu hết đều nhấn mạnh tính chất tác động lên các quyền, lợi
ích của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị áp dụng các biện
pháp này. Nói cách khác, điều này có ngh a là BPTP cũng có tính chất hỗ trợ
cho hình phạt để đạt được mục đích trừng trị các chủ thể thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Việc áp dụng các BPTP vẫn có thể bảo đảm yếu tố cải tạo,
giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.
ể có thể đưa ra một khái niệm khoa h c hoàn ch nh, luận án cũng cần xác
định rõ những vấn đề sau: Thứ nhất là, cần phải xác định rõ hơn BPTP có thể
được áp dụng độc lập với hình phạt chứ không ch hỗ trợ hình phạt, đi kèm với
hình phạt của một số BPTP. Tính độc lập này được hiểu là không phụ thuộc vào
việc có tuyên hình phạt hay trong trường hợp chủ thể phạm tội không bị tuyên



8

hình phạt do được miễn hình phạt, không có bản án do được miễn trách nhiệm
hình sự, không chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt do không có năng lực
trách nhiệm hình sự. Thứ hai là, việc áp dụng các biện pháp nhằm hướng tới
nhiều mục đích khác nhau bởi lẽ mỗi biện pháp đều có tính chất đặc trưng riêng
nên được quy định trong nhiều văn bản khác nhau. Do đó, chúng tôi thấy rằng,
đặc điểm này là không thể thiếu, cần phải được thể hiện trong nội hàm khái
niệm về các BPTP. Thứ ba là, mặc dù chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị áp dụng hình phạt hay các BPTP chủ yếu là cá nhân, nhưng ngoài ra
còn có cả pháp nhân. Pháp nhân vừa là chủ thể của trách nhiệm hình sự, pháp
nhân cũng đồng thời là chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do
hành vi của chính pháp nhân gây ra, trong đó có các BPTP nên cũng cần mở
rộng đối tượng bị áp dụng BPTP.
Trên cơ sở phân tích những quan niệm khoa h c, luận án rút ra khái niệm
về BPTP như sau: Các bi n p p tư p p l c c b n p p cưỡng chế n nước
được quy định trong luật hình s do cơ quan c t ẩm quyền áp dụng ở các giai
đo n của quá trình t tụng, nhằm khắc phục thi t h i của tội ph m, bảo v các
quyền và lợi ích hợp pháp của c n n cơ quan t ch c, góp phần giáo dục
ngư i ph m tội, phòng ngừa tội ph m và vi ph m pháp luật.
Đ c đ m của b n p p tư p p
Từ định ngh a khoa h c của khái niệm BPTP đã nêu trên, có thể rút ra
những đặc điểm cơ bản sau:
n ất các BPTP là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định
trong luật hình sự.
a các BPTP do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp
dụng ở các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự và giai đoạn thi hành án hình sự.
ba các BPTP được áp dụng đối với cá nhân phạm tội, pháp nhân

thương mại phạm tội và người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong
tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (không bị coi là tội phạm).
tư các BPTP được áp dụng độc lập hoặc áp dụng cùng với hình phạt.
n m các BPTP có thể gắn với trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể
không gắn với trách nhiệm hình sự.
s u các BPTP có tính phòng ngừa. ây là một tính chất không thể
thiếu của các biện pháp cưỡng chế hình sự làm hoàn thiện hệ thống các biện
pháp xử lý hình sự đối với các chủ thể phạm tội
bảy các BPTP có góp phần khắc phục thiệt hại do người phạm tội,
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng
lực trách nhiệm hình sự, pháp nhân thương mại phạm tội gây ra, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời nhằm cải tạo, giáo
dục người phạm tội.
1.1.2. Vai trò của biện pháp tư pháp
rước ết, các BPTP góp phần làm đa dạng các biện pháp xử lý đối với cá
nhân, pháp nhân thương mại phạm tội trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế
hình sự.


9

a các BPTP góp phần hỗ trợ hình phạt để đạt được mục đích của việc xử
lý tội phạm.
ba, các BPTP góp phần khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác trong xã hội
1.1.3. Phân loại biện pháp tư pháp
- Căn cứ vào đối tượng của các BPTP, có thể phân thành các nhóm: nhóm
các BPTP tác động đến các quyền về vật, tiền, tài sản; nhóm các biện pháp tác
động đến các quyền về tự do và danh dự của con người.
- Căn cứ vào đối tượng bị áp dụng BPTP, có thể phân thành các nhóm:

nhóm các BPTP áp dụng đối với cá nhân; nhóm các BPTP áp dụng đối với pháp
nhân thương mại; nhóm các BPTP áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân
thương mại.
- Căn cứ vào tính chất của hành vi, có thể phân thành các nhóm: nhóm các
BPTP áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không cấu thành tội
phạm; nhóm các BPTP áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành
tội phạm.
- Căn cứ vào chủ thể áp dụng, có thể phân chia thành các nhóm: nhóm các
BPTP do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong các giai đoạn tố tụng; nhóm
các BPTP do Tòa án áp dụng.
- Căn cứ vào vai trò của BPTP, có thể phân thành các nhóm: nhóm các
BPTP hỗ trợ cho hình phạt, nhóm các BPTP độc lập với hình phạt.
1.1.4. Phân biệt biện pháp tư pháp v i h nh phạt
4 N ững đ m g ng n au g ữa b n p p tư p p v
n p t
Hình phạt và BPTP đều được quy định trong BLHS, đều là biện pháp
cưỡng chế hình sự của nhà nước áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Việc áp dụng hình phạt hay các BPTP đều
phải tuân theo nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng, tôn tr ng nhân
phẩm, danh dự của con người, đều nhằm để ngăn ngừa các chủ thể thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Việc nhà làm luật quy định những biện pháp nào
là hình phạt và BPTP đều phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm quy định chúng.
4 N ững đ m k c n au g ữa b n p p tư p p v
n p t
Luận án đã đưa ra các tiêu chí khác nhau để phân biệt giữa BPTP với hình
phạt bao gồm: cơ sở để áp dụng, đối tượng bị áp dụng, cách thức quy định và áp
dụng, căn cứ áp dụng, thẩm quyền áp dụng và mục đích. Qua đó, luận án đánh
giá và làm rõ hơn vai trò không thể thiếu của BPTP trong hệ thống các biện pháp
cưỡng chế hình sự.
Các BPTP và hình phạt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì việc áp

dụng hình phạt tạo cơ sở cho việc áp dụng các BPTP. Trong trường hợp tuy không
áp dụng hình phạt mà áp dụng BPTP thay thế thì hình phạt cũng là căn cứ để tòa
án xem xét, cân nhắc và lựa ch n. Ngược lại, việc áp dụng các BPTP sẽ giúp cho
hình phạt phát huy hơn nữa hiệu quả của mình, đồng thời bảo đảm tối đa sự trừng
trị tội phạm, cải tạo, giáo dục người phạm tội hoặc ngăn ngừa tội phạm mới.


10

1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát tri n của các iện pháp tƣ
pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam trƣớc khi c Bộ luật hình sự năm
2015
1.2.1. Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trư c Cách mạng tháng
8 năm 1945
Pháp luật hình sự ở thời kỳ phong kiến đã có những quy định về các biện
pháp xử lý hình sự khác bên cạnh hình phạt mang dáng dấp của BPTP, tuy nhiên,
các nhà lập pháp ở thời kỳ này chưa đưa ra một thuật ngữ cụ thể cũng như cách
hiểu chính xác về BPTP như hiện tại. Các biện pháp này mang ý ngh a như là
biện pháp hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết, thậm chí là không thể thiếu
trong việc áp dụng xử lý một số tội phạm.
1.2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trư c khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1985
giai đoạn này có thể thấy, bên cạnh hình phạt, biện pháp tịch thu vật, tiền
trực tiếp liên quan đến tội phạm là loại biện pháp được thiết lập sớm nhất và cũng
được áp dụng nhiều nhất trong luật hình sự nước ta, Ngoài ra, trong các văn bản
pháp luật hình sự không có sự phân biệt rõ ràng giữa các biện pháp mà ch quy
định rất chung chung, không nêu rõ nội dung, phạm vi, điều kiện, thời hạn áp dụng
đối với từng biện pháp. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
của trách nhiệm hình sự trong thực tiễn. Nhưng có một điều cần phải ghi nhận là
những qui định về các BPTP trong giai đoạn này là những kinh nghiệm quý báu

cho việc pháp điển hoá luật hình sự Việt Nam đầu tiên vào năm 1985.
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến trư c
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Có thể thấy rằng, giai đoạn này đã cho thấy sự thay đổi vượt bậc của lập pháp
hình sự Việt Nam qua việc lần đầu tiên ban hành một BLHS hoàn ch nh. Với
những quy định trong Bộ luật này, các BPTP đã được hoàn thiện hơn, trên cơ sở
kế thừa những quy định về các BPTP đã được đề cập trong các văn bản pháp luật
đơn hành. Các nhà làm luật đã xác định được rằng các BPTP có một vị trí và vai
trò không thể thiếu trong BLHS, đồng thời nhấn mạnh tầm quan tr ng và ý ngh a
của việc áp dụng các BPTP để xử lý tội phạm, góp phần đấu tranh phòng chống
tội phạm một cách hiệu quả nhất.
1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 cho đến trư c
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
BLHS năm 1999 (sau này là BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)
ra đời là kết quả của quá trình pháp điển hóa PLHS lần thứ hai trên cơ sở kế
thừa hệ thống các nguyên tắc, chế định đã qua thực tiễn áp dụng của BLHS năm
1985, đồng thời có sự sửa đổi, bổ sung, nâng cao và phát triển để những quy
định của pháp luật hình sự trở nên phù hợp, trong đó quy định về các BPTP
hoàn thiện hơn và thể hiện được rõ nét hơn bản chất và vai trò của chúng.
Tóm lại, việc nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử
đã cho thấy, về cơ bản, các nhà làm luật Việt Nam một mặt, dựa trên các bài


11

h c kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong mấy thập
kỷ gần đây, mặt khác đã kế thừa những đặc điểm hợp lý trong luật hình sự các
thời kỳ trước đó để hoàn thiện pháp luật hình sự sau này, trong đó có sự hoàn
thiện các biện pháp cưỡng chế hình sự nhằm để bảo đảm xử lý hiệu quả các chủ
thể phạm tội và phát huy tối đã những đặc tính của các biện pháp này trong hệ

thống chế tài hình sự.
1.3. Khái quát pháp luật hình sự một số nƣớc về các iện pháp tƣ pháp
1.3.1. Quy định về biện pháp tư pháp trong pháp luật h nh sự Thụy Điển
BLHS Thụy iển qui định về các BPTP tại chương 36 với tên g i là Các
iện pháp đ c iệt khác, bao gồm: tịch thu tài sản, phạt tiền doanh nghiệp, bồi
thường thiệt hại và các biện pháp pháp lý khác theo qui định của pháp luật. Mặc
dù không đưa ra khái niệm các biện pháp đặc biệt khác, tuy nhiên, BLHS Thụy
iển cũng đã xác định rằng các biện pháp pháp lý đặc biệt này có thể được áp
dụng đồng thời cùng với hình phạt.
1.3.2. Quy định về biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự cộng hòa Pháp
PLHS Pháp đã ghi nhận một hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự
khác ngoài hình phạt, được g i là các biện pháp an ninh. Trong số các biện
pháp an ninh áp dụng đối với người phạm tội, có một số biện pháp được hiểu
như là hình phạt chính hoặc bổ sung nằm trong hệ thống hình phạt. Cụ thể là,
các biện pháp an ninh áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm:
quản chế, đưa vào một cơ sở; còn đối với người 18 tuổi trở lên phạm tội bao
gồm: trục xuất, cấm lưu trú trên lãnh thổ nước pháp. Việc phân loại hình phạt
và các biện pháp an ninh ở đây ch cho thấy sự khác nhau về mục đích của các
biện pháp này còn về bản chất, các biện pháp an ninh vẫn có thể là các hình
phạt chính hoặc bổ sung trong hệ thống hình phạt.
1.3.3. Quy định về biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Đức
BLHS ức quy định các BPTP tại chương ba, mục thứ 6 với tên g iCác
iện pháp xử lý c i thiện và o đ m an toàn, bao gồm: lưu trú bắt buộc
trong bệnh viện tâm thần, lưu trú bắt buộc trong trại cai nghiện, lưu trú bắt buộc
trong trại bảo đảm an toàn, quản chế, thu hồi cấp phép lái xe, cấm hành nghề.
Có thể thấy, các biện pháp xử lý cải thiện và đảm bảo an toàn theo qui định của
BLHS ức không thuộc hệ thống hình phạt cũng không được coi như một loại
hậu quả kèm theo như pháp luật hình sự một số nước khác trên thế giới, mà là
một hệ thống xử lý hình sự riêng biệt có mục đích cải thiện tình trạng của người
bị áp dụng cũng như đảm bảo an toàn cho xã hội.

1.3.4. Quy định về biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Liên bang Nga
BLHS Liên bang Nga quy định các BPTP tại mục VI, chương 15 và chương
15-1 với tên g i Các iện pháp pháp luật hình sự khác, bao gồm: Các biện
pháp chữa bệnh bắt buộc, tịch thu tài sản và BTTH, giáo dục bắt buộc. BLHS
Liên bang Nga không dành riêng một điều khoản nào định ngh a về BPTP hay
qui định mục đích, ý ngh a của việc áp dụng các biện pháp này. Tuy nhiên, trong


12

từng biện pháp cụ thể, nhà làm luật lại qui định rất rõ cách thức áp dụng, mục
tiêu áp dụng, thời gian áp dụng.
1.3.5. Quy định về biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Trung Quốc
BLHS Trung Quốc đã quy định rải rác trong một số điều luật các BPTP
bao gồm: BTTH, đưa vào trường giáo dưỡng, cưỡng chế chữa bệnh, chịu cảnh
cáo, viết kiểm điểm xin lỗi. Việc qui định những biện pháp này trong BLHS
cũng cho phép hiểu rằng, các nhà làm luật Trung Quốc đã ghi nhận sự hiện hữu
các biện pháp cưỡng chế hình sự khác bên cạnh hình phạt.
Trên cơ sở nghiên cứu các BPTP trong luật hình sự của các nước, luận án đã
ch ra những nét tương đồng và khác biệt giữa pháp luật hình sự Việt Nam với
pháp luật hình sự của các nước nói trên. Qua đó, luận án cũng đã rút ra những
điểm có thể ch n l c, nghiên cứu để tiếp thu nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống
các BPTP trong luật hình sự.
K t luận chƣơng 1
Tóm lại, những từ định ngh a về BPTP được xây dựng dựa trên các căn cứ
mang tính khoa h c, từ những kinh nghiệm nước ngoài quy định về BPTP, từ
những phân tích đánh giá về quá trình hình thành và phát triển của chế định
BPTP qua các thời kì, chúng ta có thểrút ra những luận điểm được thừa nhận
chung và có tính hợp lí làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá sự phù hợp của
luật hình sự hiện hành về các BPTP. Tính đúng đắn và hợp lý của các luận điểm

khoa h c sẽ một lần nữa được khẳng định và làm rõ trong mối liên hệ với luật
hình sự Việt Nam hiện hành. ồng thời các kết quả nghiên cứu của chương này
cũng sẽ trởthành nền tảng lý luận cho việc tìm hiểu và đánh giá những vấn đề
thực tiễn áp dụng các BPTP. Sau cùng, các luận điểm đưa ra tại đây cũng sẽ là
cơ sở để đưa ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện luật hình sự Việt Nam tại
chương cuối của luận án.


13

CHƢƠNG 2.CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Qu định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về iện pháp tƣ pháp
2.1.1. Quy định về biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến
tội phạm
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được hiểu là tịch thu để
sung vào ngân sách nước, tuy nhiên nếu vật, tiền sau khi bị tịch thu mà không
còn giá trị hoặc giá trị sử dụng thì phải được tiêu hủy. Xét về điều kiện áp dụng,
BPTP tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng đối với
m i loại tội phạm và được áp dụng đối với m i đối tượng phạm tội. Xét về nội
dung, tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là tước đi những vật,
tiền của người phạm tội hay tước đi vật, tiền mà người phạm tội có được từ việc
phạm tội để nộp vào ngân sách nhà nước hoặc để tiêu hủy nếu không còn giá trị
sử dụng. Mục đích của việc áp dụng biện pháp này là nhằm phòng ngừa và đảm
bảo sự răn đe tội phạm, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội.
2.1.2. Quy định về biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi
Xét về điều kiện áp dụng, biện pháp này có thể được áp dụng đối với m i loại
tội phạm và m i đối tượng. Xét về nội dung, buộc chủ thể phạm tội phải trả lại
những tài sản mà h đã chiếm đoạt một cách trái phép cho chủ sở hữu hoặc người

quản lý hợp pháp. Trong trường hợp chủ thể phạm tội đã làm cho tài sản nói trên
bị hư hỏng thì phải tiến hành sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại hoặc phải còn
phải xin lỗi công khai. Xét về mục đích, biện pháp này được áp dụng hỗ trợ cho
hình phạt, nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu như ban đầu khi tội phạm chưa
xảy ra hoặc nhằm khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhằm khôi phục
lại danh dự, nhân phẩm mà chủ thể phạm tội đã xâm phạm đối với bên bị hại.
2.1.3. Quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
Bắt buộc chữa bệnh là buộc người mà trong hoặc sau khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội nhưng trước khi bị kết án hoặc đang chấp hành hình phạt
mà mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi phải vào cơ sở điều trị chuyên khoa để chữa bệnh
nhằm mục đích loại bỏ những điều kiện có thể dẫn đến việc phạm tội mới trong
tương lai do tình trạng bệnh của h . Xét về điều kiện áp dụng, bắt buộc chữa
bệnh ch được áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
mắc bệnh tâm thần dẫn tới mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi. Xét về mục đích, biện pháp này có mục đích phòng ngừa khả năng gây
thiệt hại cho trật tự, an toàn xã hội của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác gây rối loạn hoạt động tâm thần cũng như loại bỏ khả năng dẫn đến hành
vi nguy hiểm cho xã hội.
2.1.4. Quy định về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối v i
người dư i 18 tuổi phạm tội
Xét về điều kiện, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp
được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy do tính chất
nghiêm tr ng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người


14

đó không thể đảm bảo việc giáo dục và cải tạo mà cần đưa người đó vào một tổ
chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ thay vì phải áp dụng hình phạt đối với h . Xét

về nội dung, giáo dục tại trường giáo dưỡng làm hạn chế sự tự do của người dưới
18 tuổi phạm tội, được áp dụng khi thấy cần thiết phải cách ly người dưới 18 tuổi
phạm tội khỏi môi trường xã hội mà h đang sinh sống để sống và rèn luyện
trong một môi trường riêng có kỷ luật chặt chẽ, chấp hành đầy đủ các nội quy, kỷ
luật, nền nếp, h c tập, rèn luyện dưới sự giám sát chặt chẽ của tổ chức chuyên
trách, đó là trường giáo dưỡng trong một thời gian nhất định từ 01 năm đến 02
năm. Xét về mục đích, biện pháp này được áp dụng thay thế cho hình phạt vừa
đáp ứng nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, vừa đáp ứng mục đích áp
dụng hình phạt tù trong trường hợp cần thiết khi các biện pháp khác không đảm
bảo được việc răn đe và phòng ngừa được quy định tại khoản 6 iều 91.
2.1.5. Quy định về biện pháp tư pháp áp dụng đối v i pháp nhân thương mại
phạm tội
5 B n p p buộc k
p ục l t n tr ng ban đầu
Biện pháp buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu được xem là biện pháp hỗ
trợ cho hình phạt rất hiệu quả. Nếu như các hình phạt ch được xem là công cụ
pháp lý hữu hiệu để trừng trị những hành vi phạm tội mà các pháp nhân thông
qua cá nhân để thực hiện thì buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu chính là trách
nhiệm của pháp nhân trước những thiệt hại vật chất mà pháp nhân gây ra cho cá
nhân, tổ chức, xã hội.
5 B n p p buộc t c n một s b n p p n ằm k ắc p ục ng n c n
ậu quả t ếp tục xảy ra
Khắc phục hậu quả có thể được hiểu là việc pháp nhân phạm tội sử dụng
các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế hoặc khôi phục một
phần tình trạng ban đầu do hành vi của mình gây ra. Theo quy định trên thì một
hành vi có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnh các hình
thức xử phạt khác.Nhà làm luật xây dựng nội dung các biện pháp buộc khắc
phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra liên quan tới môi trường, hàng hóa, sản
phẩm, vật phẩm là những đối tượng tác động của các nhóm tội phạm này.
2.2. Thực tiễn áp dụng các qu định của pháp luật về iện pháp tƣ pháp ở

Việt Nam t năm 2008 đ n năm 2017
Qua công tác thu thập số liệu thực tiễn để phục vụ cho việc nghiên cứu tình
hình thực tiễn áp dụng BPTP ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, hiện nay các cơ
quan tiến hành tố tụng không tiến hành thống kê tình hình áp dụng các BPTP ở
các giai đoạn tố tụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng BPTP cần
phải sử dụng phương pháp nghiên cứu ch n mẫu ngẫu nhiên đơn giản để đạt
được kết quả mong muốn.
Ngoài ra, luận án xác định và làm rõ phạm vi nghiên cứu là từ năm 2008
đến năm 2017, nên những vấn đề về thực tiễn áp dụng các BPTP liên quan đến
pháp nhân thương mại phạm tội theo BLHS năm 2015 (có hiệu lực từ 1 1 2018
trở đi) sẽ không thể nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc để có cái nhìn toàn
diện đối với các BPTP. ó cũng chính là lý do mà trong nội dung của mục này,
chúng tôi ch nghiên cứu thực tiễn áp dụng các BPTP đối với cá nhân phạm tội,


15

trong đó có người dưới 18 tuổi phạm tội mà không nghiên cứu thực tiễn áp dụng
các BPTP đối với pháp nhân thương mại phạm tội (bao gồm cả vướng mắc và
nguyên nhân của những vướng mắc).
2.2.1. T nh h nh áp dụng các biện pháp tư pháp ở Việt Nam từ năm 2008 đến
năm 2017
n
n p dụng b n p p tư p p tịc t u vật t ền tr c t ếp l ên
quan đến tộ p m
Việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
tập trung vào các nhóm tội sau: nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm con người, nhóm các tội xâm phạm sở hữu con người,
nhóm các tội phạm về ma túy và nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng, an
toàn công cộng. Những tội này vừa có đối tượng tác động là tài sản, đồng thời

người phạm tội khi thực hiện tội phạm thường sử dụng công cụ, phương tiện hỗ
trợ. Do đó, khi bị xử lý hình sự, cơ quan có thẩm quyền sẽ tạm giữ chúng để
phục vụ quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Khi quyết định trách nhiệm hình sự
đối với người phạm tội, Tòa án có thể sẽ tịch thu sung quỹ nhà nước hoặc tịch
thu tiêu hủy. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người quản lý hợp pháp
hoặc chủ sở hữu và người đó không có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng
vào việc thực hiện tội phạm thì phải trả lại tài sản cho chủ thể đó. Ngoài ra, cơ
quan có thẩm quyền có thể tạm giữ tài sản để đảm bảo việc thi hành án.
B ng 1.2: Tình hình áp dụng biện pháp Tịch thu vật, tiền trực ti p liên
quan đ n tội phạm
Điều
Số vụ án Áp dụng iện pháp tịch thu vật, tiền Tỷ lệ %
trực ti p liên quan đ n tội phạm
iều 93
116
105
83%
iều 112
30
30
100%
iều 133
40
40
100%
iều 135
8
8
100%
iều 136

7
7
100%
iều 138
60
55
91,6%
iều 139
95
92
96,8%
iều 140
35
30
85,7%
iều 194
54
54
100%
iều 250
33
30
90,9%
iều 258
7
7
100%
iều 278
8
0

0%
iều 280
7
0
0%
500
458
91,6%
Tổng cộng
n
n p dụng b n p p tư p p trả l t sản s a c ữa bồ
t ư ng t t
buộc c ng k a x n lỗ
Bằng phương pháp thực nghiệm, có thể nhận thấy một điều rằng, có vụ án
tài sản bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu ở giai đoạn truy tố, có vụ án
được Hội đồng xét xử tuyên trả lại tại phiên tòa nhưng có vụ án được cơ quan
điều tra tiến hành xử lý tài sản ngay tại giai đoạn điều tra.


16

ể đánh giá mức độ áp dụng thường xuyên biện pháp này trong thực tiễn,
tác giả đã dựa vào số liệu thống kê các nhóm tội phạm có xác suất áp dụng cao
bằng cách ch n ngẫu nhiên 500 bản án ở các t nh, thành trên cả nước trong
vòng 10 năm, dù con số này ch là số liệu tương đối. Tuy nhiên, chúng cũng
phản ánh khá đầy đủ và trung thực tình hình áp dụng BPTP này, bởi đây là các
nhóm tội phạm có tỷ lệ thụ lý giải quyết của tòa án cao nhất.
B ng 2.2: Số vụ án về các tội danh có áp dụng biện pháp tr lại tài s n,
sửa chữa ho c i thƣ ng thiệt hại
Điều


Số vụ án

iều 93
iều 112
iều 133
iều 135
iều 136
iều 138
iều 139
iều 140
iều 194
iều 250
iều 258
iều 278
iều 280
Tổng cộng

116
30
40
8
7
60
95
35
54
33
7
8

7
500

Áp dụng iện pháp Tr lại
tài s n, sửa chữa, BTTH
110
10
38
8
7
55
92
28
14
29
4
8
6
409

Tỷ lệ %
94,8%
33,3%
95%
100%
100%
91,6%
96,8%
80%
25,9%

87,8%
57,1%
100%
85,7%
81,8%

3 n
n p dụng b n p p tư p p bắt buộc c ữa b n
Qua nghiên cứu và thống kê số liệu các bị can, bị cáo được các cơ quan
tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, có thể thấy số lượng
các đối tượng phạm tội bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tăng giảm đều
qua các năm. Ngoài ra, các số liệu trên đây mới ch phản ánh tình hình những
người phạm tội đã bị xử lý về hình sự và bị áp dụng biện pháp này. Số lượng
người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần được
coi là không có tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh không có trong số liệu thống kê của các cơ quan
tiến hành tố tụng.
Qua việc thống kê các vụ án có người phạm tội bị áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh, chúng tôi cũng nhận thấy, công tác giám định pháp y tâm thần
có vai trò quan tr ng trong việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác,
góp phần bảo vệ được quyền và lợi ích của người được yêu cầu giám định,
nhưng hiện nay vẫn chưa được quan tâm để thực hiện một cách hiệu quả và
đồng bộ.


17

B ng 3.2 Tình hình ị cáo bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
ở các giai đoạn tố tụng
Năm

Tổng số Số ngƣ i ị Số phạm nh n Tỷ lệ % số ngƣ i ị
ị cáo tạm giam áp đang ch p hành áp dụng iện pháp
dụng iện hình phạt t áp ắt uộc chữa ệnh
pháp ắt
dụng iện pháp ở hai giai đoạn tố
uộc chữa
ắt uộc chữa tụng trên tổng số ị
ệnh
ệnh
cáo
2008
101,285
0
0
0
2009
96,803
40
0
0,04%
2010
89,072
79
0
0,08%
2011
105,408
50
0
0,04%

2012
117,110
62
0
0,05%
2013
117,402
47
0
0,04%
2014
116,178
123
71
0,16%
2015
106,200
88
33
0,11%
2016
101,536
116
67
0,18%
2017
95,248
61
21
0,08%

Tổng cộng 1,046,215
666
192
0,08%
(Nguồn: l u t ng kê của
n k m s t n n d n t cao)
2.2.1.4. Tình hình p dụng b n p p tư p p đ vớ ngư dướ 8 tu p m tộ
Qua nghiên cứu số liệu các vụ án và bị cáo áp dụng các BPTP của tòa án
các cấp trong 10 năm trở lại đây đã cho thấy rằng, số lượng các BPTP áp dụng
mỗi năm là rất ít, không có sự thay đổi gia tăng đáng kể. Vì người phạm tội là
người dưới 18 tuổi nên vụ án do h gây ra cũng có tính chất nguy hiểm nhất
định, qua đó cơ quan có thẩm quyền xem xét và cân nhắc để áp dụng hay không
áp dụng các BPTP thay thế cho hình phạt. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh
đúng thực trạng áp dụng BPTP trong một thời gian dài. Có thể nhận thấy rằng,
tuy các BPTP có ý ngh a quan tr ng trong việc giáo dục, cải tạo người dưới 18
tuổi phạm tội, giúp h có cơ hội hoàn thiện nhân cách của mình để sớm tái hòa
nhập cộng đồng hơn nhưng trên thực tế lại rất ít được áp dụng.
B ng 4.2 Tình hình ngƣ i dƣới 18 tuổi phạm tội ị áp dụng iện pháp tƣ
pháp t năm 2008 đ n năm 2017
Năm
Tổng số vụ Tổng số ị
Số ị cáo áp
Số ị cáo áp dụng
án c ị cáo
cáo dƣới dụng iện pháp
iện pháp giáo
dƣới 18 tuổi
18 tuổi
đƣa vào trƣ ng
dục tại x ,

phạm tội
phạm tội
giáo dƣ ng
phƣ ng, thị tr n
2008
2744
3900
1
6
2009
2722
3710
4
4
2010
2582
3418
1
2
2011
2355
3243
1
1
2012
4541
6157
13
24
2013

3979
5277
8
17
2014
3402
4476
2
3


18

2015
2016
2017
Tổng
cộng

2757
2424
1877
29383
(Nguồn:

3609
3169
2373
39332
l u t ng kê của


7
6
9
52
a nn nd nt

8
4
6
75
cao)

Tóm lại, từ thực tiễn tình hình áp dụng các BPTP nói trên của các cơ quan
tiến hành tố tụng trong các giai đoạn của quá trình tố tụng trong vòng 10 năm
qua trên cả nước, có thể thấy rằng, các BPTP đã góp phần trong việc xử lý triệt
để tội phạm và phát huy được tác dụng đấu tranh phòng chống tội phạm cùng.
BPTP cũng đã làm tốt việc hỗ trợ, thay thế hình phạt qua đó, đạt được mục đích
phòng ngừa mà các chủ thể áp dụng pháp luật mong muốn. Tuy nhiên, thực tiễn
áp dụng các BPTP cũng cho thấy rằng, vẫn còn những vướng mắc, bất cập về
mặt pháp luật, những thiếu sót trong quá trình áp dụng pháp luật do chưa có văn
bản hướng dẫn thi hành. Cở sở vật chất, điều kiện kinh tế, trình độ, năng lực đội
ngũ làm công tác áp dụng pháp luật hạn chế. Ngoài ra, đó còn là những vướng
mắc về trình tự, thủ tục thi hành, chủ thể thi hành cũng như sự phối hợp giữa
các cơ quan có thẩm quyền trong việc thi hành các BPTP. Những vấn đề này sẽ
được luận án phân tích cụ thể ở các mục tiếp theo.
2.2.2. Những vư ng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp
Đ vớ b n p p tư p p tịc t u vật t ền tr c t ếp l ên quan đến tộ p m
n ất, vướng mắc tại khoản 1 iều 47 về việc xác định tịch thu công
cụ, phương tiện của người phạm tội hoặc của người khác mà người đó có lỗi

trong việc để tài sản của mình làm công cụ, phương tiện phạm tội nhưng tài sản
đó đã bị bán hoặc không thu hồi được; vướng mắc đối với việc xác định vật,
tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác nhứng thứ ấy mà có, đối với vật
thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hànhtại điểm b khoản 1 iều 47.
a , hạn chế về cách hiểu và áp dụng pháp luật. Trong thực tiễn hiện
nay, việc tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội vẫn có sự không
thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng do có cách hiểu khác nhau về
công cụ, phương tiện phạm tội.
ba, những hạn chế của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tiễn áp
dụng để xử lý tội phạm, xử lý vật chứng cho thấy, một số trường hợp đáng lẽ
phải áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nhưng
tòa án lại không áp dụng.
Đ vớ b n p p tư p p trả l t sản s a c ữa o c bồ t ư ng t t
buộc c ng k a x n lỗ
n ất vướng mắc về quy định của pháp luật liên quan đến việc cho
rằng biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa, bồi thường thiệt hại là biện pháp được
BLHS qui định nhưng xuất phát từ ngh a vụ bồi thường thiệt hại do hành vi
phạm tội gây ra, nên thuộc nội dung của trách nhiệm dân sự.


19

a , hạn chế trong quá trình áp dụng. cơ quan tiến hành tố tụng còn
lúng túng trong việc áp dụng căn cứ tại khoản 2 iều 41 với khoản 1 iều 42
của BLHS năm 1999 để tuyên trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý
hợp pháp tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt được.
3 Đ vớ b n p p tư p p bắt buộc c ữa b n
n ất, vướng mắc về quy định pháp luật. ối với người bị mắc bệnh
trong khi đang thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi phạm tội của h
chưa bị khởi tố về hình sự và ngay sau khi phạm tội đã có cơ sở để xác định h

là người thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự thì việc áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được đặt ra như thế nào.
a , hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật. Các cơ quan áp dụng
pháp luật lúng túng trong việc vận dụng điều luật để xử lý đối với trường hợp
mắc bệnh sau khi phạm tội mà sau đó đã chữa khỏi bệnh. Hay đối với những
người bị mắc bệnh khác dẫn tới mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng
điều khiển hành vi theo khoản 1, iều 13 BLHS năm 2015 và h cũng được coi
là người không có năng lực trách nhiệm hình sự vào thời điểm phạm tội thì có
được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hay không.
ba, những hạn chế, khó khăn trong quá trình thi hành biện pháp bắt
buộc chữa bệnh.
4 Đ vớ b n p p tư p p đ vớ ngư dướ 8 tu p m tộ
n ất, vướng mắc về quy định pháp luật. Quy định về BPTP chưa cụ thể,
chưa phân biệt giữa biện pháp xử lý hành chính và BPTP vì cũng một nội dung
như nhau, điều kiện áp dụng biện pháp chưa rõ ràng, chưa có ngh a vụ ràng buộc
người dưới 18 tuổi thi hành BPTP thay thế hình phạt.
a , những hạn chế, khó khăn trong quá trình thi hành. Công tác quản
lý nhà nước đối với hệ thống các trường giáo dưỡng còn chưa đồng bộ và hiệu
quả. Hiện nay, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với trường giáo dưỡng
chưa được kiện toàn, chưa chuyên nghiệp.
2.2.3. Nguyên nhân của những vư ng mắc trong việc áp dụng các biện pháp tư
pháp
3 Nguyên n n về t ng p p luật
Do quy định của pháp luật hình sự chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh
chóng và đa dạng của các quan hệ xã hội cần điều ch nh, do quy định của pháp
luật còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ dẫn đến đã gây ra những lúng túng trong
hoạt động áp dụng các BPTP của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng và cả các chủ thể thi hành án.
3 Nguyên n n về c ng t c ướng dẫn g ả t c p p luật
Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền chưa

thống nhất, kịp thời và đồng bộ. Các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định
của BLHS, Bộ luật tố tụng hình sự còn rải rác hoặc ch hướng dẫn một vấn đề
cụ thể khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ lúng túng trong việc vận
dụng.


20

3 3 Nguyên n n về c ủ t
p dụng p p luật
Người áp dụng pháp luật còn nhiều hạn chế về trình độ nhận thức và năng
lực vận dụng thực tiễn. Số lượng các vụ án ngày càng tăng cao trong khi số
lượng các cán bộ tiến hành tố tụng, đội ngũ cán bộ tư pháp không đủ để đáp
ứng nhu cầu xử lý nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật nên đã dẫn đến tình
trạng quá tải, tồn đ ng án, án quá hạn tăng cao.
3 4 Nguyên n n về cơ sở vật c ất trang t ết bị
iều kiện kinh tế của Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc
thực hiện đầy đủ và hiệu quả các biện pháp cưỡng chế hình sự nói chung, trong
đó có BPTP nói riêng. iều kiện vật chất, phương tiện, cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác thi hành các BPTP
hiện nay.
3 5 Nguyên n n về s p
ợp t c n g ữa c c cơ quan c t ẩm quyền
Sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thi hành biện pháp
tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm còn chưa chặt chẽ dẫn đến
hiệu quả của việc thi hành không cao.
2.2.3.6. Các nguyên nhân khác
Do nhận thức hạn chế của bên bị thiệt hại nên h không có những yêu cầu
chính đáng đối với các chủ thể tiến hành tố tụng, đặc biệt là đối với tòa án trong
quá trình xét xử để thực hiện việc áp dụng BPTP một cách đúng đắn. Yếu tố về

kinh tế cũng là một nguyên nhân chi phối không nhỏ đến hoạt động xét xử, hoạt
động tiến hành tố tụng hay hoạt động thi hành án và tác động đối với chính các
chủ thể thực hiện hoạt động này về cả khách quan lẫn chủ quan.
K t luận chƣơng 2
Qua việc nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về các BPTP, có thể thấy rằng, vẫn còn tồn tại những vướng mắc trong thực
trạng lập pháp hình sự và thực tiễn xử lý hình sự do những nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Do đó, việc phân tích đánh giá quy định của
pháp luật hiện hành, phân tích đánh giá thực tiễn áp dụng là cần thiết đề từ đó
đưa ra các giải pháp hữu hiệu giúp cho việc áp dụng hiệu quả các BPTP trong
thực tiễn. Những vấn đề đã được giải quyết trên đây sẽ là tiền đề để tác giả tiếp
tục hoàn thiện phần nội dung còn lại của luận án, cũng như đạt được mục đích
cuối cùng của việc nghiên cứu các BPTP, đó là tìm ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng chúng trong thực tiễn.


21

CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GI I PHÁP KHÁC
NÂNG CAO HIỆU QU ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP
3.1. Các u tố đ m o áp dụng đúng qu định về các về iện pháp tƣ pháp
trong Bộ luật hình sự năm 2015
Luận án nêu ra các yếu tố đảm bảo bao gồm:
n ất các quy định của BLHS về các BPTP phải được áp dụng đồng
thời và đảm bảo các nguyên tắc của luật hình sự;
a đảm bảo nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn
thi hành, các văn bản hướng dẫn giải thích những quy định mới trong BLHS;
ba việc áp dụng các BPTP cũng cần phải chú tr ng tới trình độ, năng
lực của những người tiến hành tố tụng;
tư yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cũng cần được quan

tâm đầu tư để đáp ứng tính kịp thời và tính hiệu quả của việc thi hành BPTP;
n m cần phải có cơ chế phối hợp một cách đồng bộ giữa các cơ quan
có thẩm quyền, người có thẩm quyền thực thi pháp luật và đội ngũ cán bộ
chuyên trách thực hiện;
s u cần phải bảo đảm các yêu cầu ngăn ngừa và xử lý kịp thời,
nghiêm minh các loại tội phạm, bảo đảm tôn tr ng quyền dân chủ, các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
3.2. Hoàn thiện qu định pháp luật về các iện pháp tƣ pháp
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các biện
pháp tư pháp
3
ề quy địn c ung l ên quan đến b n p p tư p p
n ất, cần xây dựng khái niệm các BPTP về mặt lý luận để đảm bảo
tính rõ ràng, thống nhất với các khái niệm khác trong luật hình sự, trong có cần
xác định vai trò, tác dụng của việc áp dụng các BPTP, đối tượng áp dụng, đặc
biệt là cần xác định rõ nguyên tắc áp dụng các BPTP.
a , để bảo đảm tính thống nhất và đầy đủ, cần thiết kế iều 46 quy
định về các BPTP lại theo hướng liệt kê đầy đủ các BPTP, điều ch nh tên g i
của BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại điều 46 để đảm
bảo sự thống nhất với iều 82 của BLHS.
ba, cần bổ sung thêm BPTP mới để đảm bảo xử lý hiệu quả tội phạm
và ngăn ngừa các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
3
ề một s b n p p tư p p cụ t
n ất đối với biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm, cần phải đặt ra quy định vấn đề truy thu để đảm bảo cho việc tịch thu
được thực hiện triệt để, nhất là trong trường hợp khi vật, tiền không còn tồn tại
hoặc không thể xác định được đến cùng chúng đang ở đâu.
a đối với biện pháp trả lại tài sản, cần làm rõ sự khác biệt về mặt
quy định của khoản 2 điều 47 và khoản 1 điều 48 về việc trả lại tài sản.

ba đối với biện pháp bồi thường thiệt hại, BLHS cần thiết phải quy định
sao cho đảm bảo bồi thường thiệt hại thể hiện được tính chất của một loại BPTP.
tư nên bỏ quy định biện pháp buộc công khai xin lỗi trong BLHS
hiện hành, ch nên coi đó là một biện pháp mang tính chất dân sự và áp dụng
các quy định của Bộ luật dân sự để điều ch nh và xử lý.


22

n m, cần quy định cho VKS có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh ở giai đoạn trước khi khởi tố vụ án hình sự thay vì ch quy định như iều
447 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay.
s u, cần tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh, qua đó giúp kịp thời kiểm soát không để cho
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm xảy ra trên thực tế.
bảy cần quy định rõ hơn về điều kiện để có thể áp dụng biện pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thay thế
hình phạt trong trường hợp h được miễn trách nhiệm hình sự.
3.2.2. oàn thiện các quy định hư ng d n áp dụng pháp luật h nh sự, tố tụng
h nh sự, thi hành án h nh sự liên quan đến các biện pháp tư pháp
Một l Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cần lựa ch n bản án
có áp dụng BPTP quy định trong BLHS chuẩn mực nhất phát triển thành án lệ
để các Tòa án áp dụng trong quá trình xét xử.
Hai là, Tòa án nhân dân tối cao hoặc liên ngành tư pháp Trung ương chủ
động ban hành các nghị quyết về việc thi hành các BPTP, các cơ quan có thẩm
quyền chuyên môn ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể các cơ quan
tiến hành tố tụng vận dụng kịp thời, đảm bảo thống nhất trong áp dụng pháp luật.
Ba là, các cấp các ngành có liên quan cũng cần thiết có các hội nghị, hội
thảo tổng kết rút kinh nghiệm trong thực tiễn áp dụng các BPTP, để qua đó làm
cơ sở cho việc điều ch nh, bổ sung, sửa đổi những khiếm khuyết về mặt lập

pháp và về mặt thực tiễn nếu có.
3.3. N ng cao năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán ộ làm
c ng tác điều tra, tru tố, xét xử và thi hành án
ội ngũ làm công tác điều tra, truy tố và kiểm sát tố tụng và đội ngũ thi
hành án cần được nâng cao kiến thức chuyên môn cho h để việc thực hiện các
BPTP được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Nhà nước cũng cần tổ chức thường xuyên đào tạo, bổ túc các kiến thức và
k năng chuyên môn cho những người trực tiếp làm việc với người dưới 18 tuổi
phạm tội như các quản giáo, cảnh sát khu vực, hòa giải viên, các cán bộ thuộc
ban dân số, gia đình và trẻ em tại địa phương.
Các chủ thể có liên quan được giao nhiệm vụ thi hành các quyết định
khác của tòa án cần được tăng cường các k năng nghiệp vụ nói riêng và kiến
thức pháp luật nói chung để việc thi hành BPTP đạt được hiệu quả mong muốn.
3.4. Tăng cƣ ng sự phối hợp giữa các cơ quan c thẩm qu ền trong việc áp
dụng các iện pháp tƣ pháp
giai đoạn khởi tố, điều tra, giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cần
có sự phối hợp chặt chẽ trong việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hay
tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát cũng cần dựa vào bản kết luận điều tra
của Cơ quan điều tra để xác định xem có phải trưng cầu giám định pháp y tâm
thần để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hay không.
giai đoạn xét xử, Tòa án cũng phải phối hợp với Viện kiểm sát và Cơ
quan điều tra trong việc xử lý vật chứng, xem xét việc áp dụng biện pháp tịch
thu tài sản có hay không và nếu cần thiết phải tuyên trả lại cho chủ sở hữu hợp
pháp, xem xét việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.


23

Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần có sự phối hợp tích

cực với các cơ quan có thẩm quyền khác như: cơ quan thi hành án dân sự trong
việc áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại, trung tâm giám định pháp y tâm
thần, bệnh viện tâm thần trong việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh,
trường giáo dưỡng đối với biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, các cơ
quan, tổ chức khác đối với các BPTP áp dụng đối với pháp nhân phạm tội…
3.5. Hoàn thiện tổ chức các cơ quan thi hành án n i chung và cơ quan thi hành
các iện pháp tƣ pháp n i riêng
Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện mô hình hệ thống cơ quan thi hành án
hình sự nói riêng trong đó có cơ quan thi hành các BPTP và hệ thống cơ quan
thi hành án nói chung một cách có hệ thống. Hệ thống cơ quan thi hành án hình
sự cần được thành lập đồng bộ và giao cho một chủ thể quản lý thống nhất từ
cấp trung ương đến địa phương. iều này sẽ đảm bảo được sự phối hợp hiệu
quả giữa hoạt động thi hành án hình sự và thi hành phần dân sự trong bản án
hình sự và các biện pháp khác mang tính chất dân sự.
3.6. Ti p tục đầu tƣ, n ng c p hệ thống cơ sở vật ch t, hạ tầng đáp ứng việc thi
hành các iện pháp tƣ pháp hiệu qu
Nhà nước cần tiếp tục xây dựng hoặc nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ
việc thi hành các BPTP trong đó có biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm;
Nhà nước cần quan tâm đến việc thiết lập hoặc xây dựng những cơ sở chữa
bệnh chuyên biệt ở các địa phương nơi tập trung những đối tượng bị mắc bệnh
tâm thần và đang được chữa trị;
Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất của trường giáo dưỡng, nơi nuôi dạy và
giáo dục những trẻ em hư hỏng và trẻ có hành vi phạm tội.
3.7. Một số gi i pháp khác
Các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiếp tục tăng cường hợp tác và trao đổi
kinh nghiệm lập pháp và kinh nghiệm thi hành các biện pháp cưỡng chế hình sự
khác của các nước, đặc biệt là các BPTP áp dụng đối với pháp nhân phạm tội.
Nhà nước cần tăng cường hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp để thực hiện
việc thu hồi tài sản, xử lý vật chứng có yếu tố nước ngoài.

Nhà nước cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung
của BLHS nói chung và các BPTP nói riêng để cho người dân có thể cập nhật
và hiểu những quy định mới của BLHS năm 2015 cũng cần thiết, qua đó người
dân có thể tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường
hợp việc áp dụng các BPTP làm ảnh hưởng đến quyền lợi của h .
K t luận chƣơng 3
Luận án đã nêu ra những vấn đề cần thiết trong quá trình áp dụng đúng các
quy định của BLHS năm 2015. Trên cơ sở những vướng mắc, hạn chế và
nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế này, nội dung chương 3 cũng đã
đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nhằm tăng cường
hiệu quả áp dụng các BPTP, giúp cho việc phòng ngừa và chống tội phạm đạt
được hiệu quả tối đa trên cả bình diện lý luận và cả thực tiễn áp dụng Những
giải pháp này vẫn đáp ứng được chính sách hình sự của ảng và nhà nước, đảm
bảo được sự đồng bộ của pháp luật hình sự với Hiến pháp và các đạo luật khác
trong hệ thống pháp luật Việt Nam và qua đó thể hiện được nguyên tắc nhân
đạo của Nhà nước trong xử lý tội phạm ng êm trị kết ợp vớ k oan ồng
trừng trị kết ợp vớ g o dục t uyết p ục .


24

D. KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về chế định các BPTP trong luật
hình sự Việt Nam, luận án đã rút ra những kết luận chung mang tính xuyên suốt
dưới đây:
1. BPTP là biện pháp cưỡng chế hình sự thể hiện sự lên án của nhà nước
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với tội phạm do các chủ thể gây ra.
2. Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam qua các thời kỳ có thể
thấy rằng, trước khi có BLHS đầu tiên ra đời, các BPTP đã được đề cập trong
các văn bản khác nhau với các tên g i khác nhau và vẫn phản ánh được chính

sách hình sự của nhà nước. ến khi có BLHS Việt Nam ra đời, chế định các
BPTP mới được chính thức ghi nhận và ngày càng được hoàn thiện hơn.
3. Nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới có quy định về
các BPTP, có thể thấy được chính sách hình sự vừa linh hoạt, vừa đa dạng
nhưng vẫn đảm bảo được mục đích phòng, chống tội phạm của các nước. Qua
đó, luận án cũng đã rút ra những nét tương đồng và khác biệt trong quy định
của pháp luật hình sự mỗi nước để có thể tiếp thu kinh nghiệm trong việc xử lý
tội phạm.
4. Nghiên cứu quy định của BLHS hiện hành, có thể thấy được rằng, sự đa
dạng về phạm vi đối tượng, chủ thể áp dụng, chủ thể thi hành đã khiến cho các
BPTP đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhiều giai
đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Tuy nhiên cũng chính sự đa dạng này đã
dẫn đến những vướng mắc không thể tránh khỏi trong thực tiễn áp dụng.
5. Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng có ý ngh a chính trị-xã hội và ý ngh a pháp lý to lớn
trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm đồng thời cũng nâng cao vai
trò, vị trí của BPTP trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, còn
rất nhiều vấn đề liên quan đến chế định các BPTP dưới cả góc độ lý luận, luật
thực định cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp được nói đến trong luận án
này cần có thời gian để tiếp tục nghiên cứu.



×