Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vấn đề hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.91 MB, 100 trang )


BỘ GIÁB DỤC K i ĐÀO TẠO

Bộ Ttf PHÁP
■m-

TRƯỜN® ĐAI HỌC LliẬT HÀ NỘI

NGUYỄN KHẮC BÍNH

VẪN BẾ hoan thiện PHẮP lu ậ t vể đầu lir

TRựC TIẾP HƯỚC NGOÀI ớ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Pháp luật
số!
í* ? .
Măsổ

LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

;

■•
-

■ :
... ■

: ■ •. ,i
. : •;■:í I.


Ỉ L lỹ ,sự\


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẨU

Trang 1

Chương 1
ĐẨU T ư TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU T ư TRựC TIẾP
NƯÓC NGOÀI - VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ NHỮNG NHÂN T ố ẢNH HƯỞNG.
1.1. Khái niệm vê đầu tư trực tiếp nước ngoài và
pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1- Khái niệm đầu tư Irực tiếp nước ngoài
1.1.2- So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư
gián tiếp nước ngoài và quan hê thưcyng mại thông thường
1.1.3- Khái niệm Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2. Vai trò, ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài và
pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài

4
4
6
7

9

1.2.1- Vai trò, ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.2- Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoà*

9
13

1.3. Những nhân tổ ảnh hưởng đến việc hình thành và
hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài

14

1.3.1- Những nhân tố khách quan và chủ quan
1.3.2- Đặc điểm của các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài
quyết định tính chất của các quy phạm pháp luật về
đầu tư trực tiếp nước ngoài

15

17

Chương 2
NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM QUA TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN
2.1. Các nguyên tắc, phạm vi, lĩnh vực và thời hạn đầu tư

22

2.1.1 -Nguyen tắc của hoạt đông đầu tư
2.1.2- Phạm vi về chủ Ihể và lĩnh vực đầu tư
2.1.3- Thời hạn đầu tư


22
24
28


2.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

29

2.2. ] - Hợp đồng Hợp tác kinh doanh
2 .2 .2 -Xí nghiệp Liên doanh
2.2.3- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
2.2.4- Đầu tư vào Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp, dự án BOT

29
31
34
37

2.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư

41

2 .3 .1 -Biên pháp bảo đảm
2.3.2Biên pháp khuyến khích

41
43

2.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư


46

2.5. Quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nướcngoài

50

2.5.1- Quan điểm và nội dung quản lý
2.5.2- Phối hợp và phân công trong quản lý
2.5.3- Thủ tục cấp giấy phép đầu tư

50
51
54

Chương 3
THựC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẨU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN TIẾP TỤC HOÀN THIỆN
3.1. Tình hình thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong những năm qua ở Việt Nam:

64

3.1.1- Tình hình thực hiện pháp luật về phía Nhà nước
3.1.2- Thực tiẽn hợp tác đầu tư trong những năm qua - kết quả và tồn tại

64
68

3.2. Một số bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài và hoàn thiện pháp luật vê đầu tư trực tiếp nước ngoài:

76

3.3.Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài - những yêu cầu và nội dung

80

3.3.1- Tất yếu khách quan
3.3.2- Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện

80
84

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

92
94


LỜ I NÓ I ĐẦ U

ùng với việc mỏ rộng và đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc
tê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ chính sách kinh tẽ đối ngoại của Nhà nước ta. Trong
những năm vừa qua, kê từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ra đời và thực
hiện, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được thừa nhận như là một giải
pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nội sinh của nền kinh tế đất

n ước.
K ết qủa qua gần 9 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần
đẩy nhanh tốc độ tăng trưỏng kỉnh t ế của đất n ước, khai thác tài nguyên, tạo
nhiều việc làm với thu nhập Ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kỉnh tê, sản
xuất nhiều hàng hóa và cung cấp nhiều dịch vụ có hàm lượng k ỹ thuật cao,
đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần đưa
nước ta vào phân công lao động quốc tê, tạo hình ảnh mới và vị thê mới với uy
tín ngày càng tăng của Việt Nam trên con đường hội nhập với kỉnh t ế th ế giới.
Trong quá trình đó, vai trò của pháp luật vê đầu tư trực tiếp nước ngoài là
không th ể phủ nhận, bởi lẽ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể
diễn ra một cách chính thúc và rộng rãi khi mà pháp luật chưa chính thức
thừa nhận nó. Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là công cụ quản lý hữu
hiệu và khoa học của Nhà nước nhằm định hướng cho cắc hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài, là "vũ khí" cạnh tranh sắc bén với các nước trong khu vực
trong thu hút đầu tư; đồng thời là "hàng rào pháp lý" đ ể ngăn chặn các ảnh
hưởng tiêu cực của chính các hoạt động này, giữ Ổn định và cân đôi cho các
hoạt động đầu tư trong xã hội.
Cắc quy phạm pháp luật vê đầu tư trực tiếp nước ngoài ỏ Việt Nam hiện
nay nằm trong hàng trăm văn bản quy định về các nội dung khác nhau của
hoạt động này. Bên cạnh những văn bản chỉ quy định riêng về đầu tư trực tiếp
Iiước ngoài còn có những văn bản chứa đựng nhiều nội dung khác nhau, trong
đó có những nội dung liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Trong hệ thống các văn bản này, Luật Đầu tư nước ngoài có vai trò
hết súc quan trọng. Từ năm 1987 -1992, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay đang trong quá trình nghiên cứu
đê sửa đổi bổ sung lần thứ ba. Các văn bản pháp luật có liên quan cũng
thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Đánh giá về pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm
qua ỏ Việt Nam, nhiều nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu ở trong nước và quốc
t ế đều có một nhận xét chung là hệ thống các văn bản pháp luật này khá cởi

ÌĨ1Ở và thông thoáng, phù hợp với thực tiễn đất nước, tương đối phù hợp với
pháp luật quốc t ế và hấp dẩn các nhà đầu tư nước ngoài... Tuy nhiên, trong

1


giai đoạn hiện nay, khi đất nước bước sang một giai đoạn mới của công cuộc
đổi mới và phát triển - giai đoạn "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập sâu rộng hơn vào kinh t ế khu vực và th ế giới" với những cơ hội và thách
thức mới trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc t ế thì hệ thống các ván bẩn
pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đứng trước những đòi hỏi bức
xúc cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Hoàn thiện pháp luật là mục tiêu lý tưởng nhằm đạt được một hệ thống
pháp luật phù hợp với thực tiễn cắc quan hệ xã hội, phúc đáp được những đòi
hỏi của xã hội. Nhưng thực tiễn luôn vận động; vì vậy vấn đề hoàn thiện pháp
luật luôn luôn được đặt ra với tính chất là một quá trình, vấn đ ề hoàn thiện
pháp luật vê đẩu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một quá trình đã và đang
diễn ra như vậy. Luận án này với tiêu đ ề "Vấn đ ề hoàn thiện pháp luật về đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" là sự tổng hợp và phân tích cả về lý luận
và thực tiền của quá trình đó.
Đây là vấn đê có nội dung rất rộng, thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều
chuyên ngành như Luật kinh tế, Tư pháp quốc tế, Luật Hành chính... Trong
phạm vi của Luận án này chúng tôi chỉ tập trung giải quyết một s ố vấn đề
thuộc phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành Luật Kinh tế. Mục đích của Luận
án là làm rõ quá trình hình thành và từng bước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
pháp luật vê đầu tư trực tiếp nước ngoài ỏ Việt Nam trong mối quan hệ tác
động với các yếu tố chính trị - kinh t ế - xã hội ỏ trong nước và quốc tế, trong
mồi liên hệ với cả hệ thống pháp luật. Đổng thời từ việc phân tích các quy
phạm pháp luật thực định, phân tích thực tiễn tình hình thực hiện và từng
bước hoàn thiện pháp luật về đẩu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm

qua đ ể đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc tiếp tục sủa đổi, bổ sung, hoàn
thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm phúc đáp những đòi hỏi
của thực tiễn trước những cơ hội mới và những thách thức mới ở trong nước và
quốc tế, trong giai đoạn tiếp theo của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
Bằng phương pháp nghiên cứu lý luận k ết hợp với thực tiễn, lấy Luật
Đầu tư nước ngoài làm trung tâm đ ể nghiên cứu hệ thông các văn bản pháp
luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Trong Luận án việc nghiên cứu
các quy phạm pháp luật được đật trong một trạng thái vận động biện chúng,
logic và lịch sử, có so sánh với một s ố quy định cùng loại trong pháp luật của
một s ố nước khu vực. Luận án gồm những nội dung chính như sau:
1- Đầu tư trực tiếp nước ngoài và pháp luật về đầu tư trực tiếp nước
ngoài - vị trí, vai trò và những nhân tô ảnh hưởng;
2- Nội dung của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
qua từng bước sửa đổi, bổ sung; hoàn thiện;
3- Thực tiễn thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam và những nội dung cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.


Những nội dung mà luận án đ ể cập là rất rộng và phức tạp cả về lý luận
và thực tiền. Do giới hạn nghiên cứu chỉ thuộc chuyên ngành Luật Kinh t ế nên
trong Luận án, bên cạnh nhiều vấn đề được phân tích một cách k ỹ càng, cụ
thể, cũng có một sô' vấn đê liên quan nhiều đến các chuyên ngành khắc chúng
tôi chỉ nêu ra như là một yêu cầu mang tính chất lý luận hay một đòi hỏi của
thực tiễn. Đê hoàn thành luận án này chúng tôi đã phải nghiên cứu rất nhiều
văn bản pháp luật cả những văn bản hiện hành và các văn bản đã hết hiệu
lực, phải xử lý một khôi lượng thông tin rất lớn trong một thời gian có hạn, vì
vậy luận án không th ể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được
sự đóng góp quý báu của cắc nhà giáo trong và ngoài Trường, các nhà nghiên
cứu và bạn bè đổng nghiệp đ ể hoàn chỉnh Luận án này ỏ mức cao hơn trong
các lần nghiên cứu tiếp theo.

Tôi xỉn chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Tiến sỹ Hoàng Thê Liên, Phó
Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp - người đã trực tiếp
hướng dẩn tôi hoàn thành luận án này; cảm ơn Trường Đại học Luật Hà Nội
đã trang bị những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo, cám ơn Văn
phòng Chính phủ và Bộ Kê hoạch & Đẩu tư đã cung cấp cho tôi nhiều thông
tin và tài liệu quý giúp cho việc hoàn thành luận án này.

Hà nội, ngày 5 tháng 10 năm 1996
Tắc giả

Nguyễn Khắc Định

3


CHƯƠNG 1
ĐÂU T ư TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẨU T ư
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ
NHỮNG NHÂN T ố ẢNH HƯỞNG

1.1. K H Á I N I Ệ M V Ể Đ Ầ U T ư T R ự C T I Ế P N Ư Ớ C N G O À I VÀ
P H Á P LU Ậ T V Ề Đ Ầ U T ư T R ự C T IẾ P N Ư Ớ C N G O À I

1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Cùng với viêc mở rộng và đa dạng hóa các quan hê hợp tác kinh tế quốc tế,
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ
chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Trong những năm vừa qua, kể từ khi
Luật Đầu tư nước ngoài được ra đời và thực hiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày
càng được thừa nhạn như là môl giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát
iriển nổi sinh của nển kinh tế đất nước.

Vổ mặt kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài là môt hình thức đầu tư quốc tế
được đặc trưng bởi quá trình di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác. Mạc dù
còn nhiều khác biệt về quan niêm nhưng nhìn chung ở các nước thì đầu tư trực tiếp
nước ngoài được hiểu như là một hoạt động kinh doanh m à ở đó có sự tách biệt ở
tầm vĩ mô vể mặt chủ thể nhưng lại có sự kết hợp ở tầm vi mô trong việc sử dụng
vốn và quản lý đối tượng đầu tư. Nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài bao giờ và ở
đủu cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài (chủ đầu tư và vốn đầu
tư từ các quốc gia khác nhau). Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiên ở sự
khác biệt về quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia
vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài m à còn thể hiên ở việc di chuyển tư bản
trong đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt buộc phải vượt ra ngoài tầm kiểm sóat của một
quốc gia. Việc di chuyển tư bản này là nhằm phục vụ mục đích kinh doanh tại nước
tiếp nhận đầu tư m à việc kinh doanh đó do chính các chủ đầu tư thực hiện hoặc kết
hợp với chủ đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư thực hiên. Như vậy hai điều kiên cơ
bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài là:
- Có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế;
- Chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng
vốn và quản lý đối tượng đầu tư.

4


Hiên nay quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài diẽn ra tại hầu hết các nước
Ẹrên thế giới. Về mặt pháp lý, khái niêm về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành
một khái niêm phổ biến được ghi nhận trong các đạo luật, đó có thể là Luật khuyến
khích đầu tư nói chung (ở Thái Lan), Luật khuyến khích đầu tư cho từng ngành (ở
Hàn quốc) hoặc Luật riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (ở Inđônêxia, Việt Nam)...
Theo Luật của Inđônêxia: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích thực
hiôn kinh doanh tại Inđonêxia, với nhận thức rằng người chủ sở hữu vốn phải trực
tiếp gánh chịu rủi ro của đầu tư. Do đó cần phải chỉ ra khả năng vốn nước ngoài

được sử dụng trong một doanh nghiệp hoặc được sử dụng trong môt doanh nghiôp
cỏ hựp lác với vốn trong nước, v ố n nước ngoài không chỉ là ngoại tệ mà bao gồm
cả các tài sản cố định cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp ở Inđônêxia, phát
minh sáng chế thuộc sở hữu của tổ chức, người nước ngoài được sử dụng vào doanh
nghiôp ở Inđônêxia, và lợi nhuận lẽ ra được chuyển ra nước ngoài nhưng lại được sử
dụng ở Inđônêxia.1
Trong quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối với nước xuất khẩu tư bản,
đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như việc di chuyển tư bản ra nước ngoài
nhằm thiết lập ở đó những hoạt động kinh doanh nhất định để thu lợi nhuận; còn đối
với nước tiếp nhân đầu tư nó lại là việc tiếp nhận vốn của người nước ngoài để cho
phép chủ đầu tư nước ngoài tổ chức các hoạt đông kinh doanh theo những hình thức
mà pháp luật quy định.
Như vậy, dù nhìn nhận dưới góc độ nào đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đều
là hoại đổng kinh doanh quốc tế dựa Irên cơ sở của quá trình di chuyển tư bản giữa
các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân và thể nhân thực hiên theo những hình thức
nhất định mà qua đó chủ đầu lư trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư.
ở Việt Nam vãn bản pháp lý đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài là Điều
lọ về đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành kèm theo Nghị định số 115/CP
ngày 18/4/1977. Điều lệ này không nêu định nghĩa cụ thể đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhưng trong tư tưởng của các quy phạm thì khái niêm đầu lư trực tiếp nước
ngoài cũng giống như khái niệm được ghi nhận sau này trong Luật Đầu tư nước
ngoài ngày 29/12/1987: "Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài
trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được
Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trẽn cơ sở hợp đồng hoặc
thành lập xí nghiệp liên doanh, hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài" (khoản 3 điều 2).
Như vây về mặt pháp lý, khái niêm đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập
trong luật của các quốc gia chỉ giới hạn phạm vi nhìn nhận về đầu tư trực tiếp nước
Điều 1, điều 2 Luật số 1 năm 1967 vê' đầu tư trực tiếp nước ngoài của Indônêsia và đ l,đ 2 Văn bân
íĩiai thích luật trên (Eludication of Lavv N o .l of 1967 concerning Foreign Investment, in "Investment
Law and Regulation", Jakarta, Indonesia).


5


ngoài dưới con mắt của nước tiếp nhận đàu tư. Khái niêm này không bao gồm hoạt
động đầu lư gián tiếp nước ngoài, cũng khồng bao gồm các quan hê thương mại
thổng thường.

1.1.2. So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp
nước ngoài và các quan hệ thương mại thông thường:
Đ ể làm rõ hơn khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc so sánh đầu tư trực
liếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp nước ngoài và các quan hê thương mại thổng
thường có nhân tố nước ngoài là hết sức cần thiết.
Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung được hiểu là chủ đầu tư
trực tiếp kinh doanh (sử dụng và quản lý vốn đầu tư vào mục đích kinh doanh), còn
đáu tư gián tiếp thì ngược lại, chủ đầu tư không trực tiếp quản lý và sử dụng vốn.
ViCc quản lý và sử dụng vốn trong đầu tư gián tiếp được thực hiện theo một cư chế
khác.
Sự khác biệt vổ chủ thể đầu tư được thể hiên ở chỗ trong đầu tư gián tiếp, chủ
tho’ chủ yếu là các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Trong khi đó, chủ thể chủ yếu
thực hiên các hoạt đông đầu tư trực tiếp là các pháp nhân và thổ nhân.
Về mục đích, quan hê đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hê kinh doanh theo
cư ch ế thị trường, có mục đích kinh doanh vì vây lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và
cuối cùng của các chủ đầu tư. Còn trong đầu tư gián tiếp, kinh doanh và lợi nhuận
khồng phải là mục ticu trực tiếp của chủ đầu tư bởi quan hệ này không phải là quan
hẹ kinh doanh một cách thuần túy. Quá trình đầu tư gián tiếp thường được diẽn ra
dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc viên trợ không hoàn lại. Đây là
những hoạt động mà chủ đầu tư không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ vốn
đầu lư m à thường nhằm mục đích nhân đạo, hỗ trợ phát triển (Ví dụ như cho vay
vốn ODA) và luổn luôn kèm theo môt số điều kiên khác.

Về tính chất, vì quan hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hê có mục đích
kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận nên nó chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế
Irong nền kinh tế thị trường, ít chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ chính trị (ít chứ
không phải là không). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các chủ đầu tư
nước ngoài đưa vốn vào nước tiếp nhân đầu tư để kinh doanh. Vì vậy đầu tư trực
tiếp nước ngoài không thể biến nước tiếp nhận đầu tư thành con nợ của nước có tư
bản xuất khẩu qua đầu tư trực tiếp. Còn đối với đầu tư gián tiếp thì sao ? Quan hê
đầu tư gián tiếp là quan hê mang màu sắc chính trị, bị ảnh hưởng bởi quan hê giữa
cúc quốc gia, ít chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế. Trong đầu tư gián tiếp
viện trợ không hoàn lại không phải là phổ biến mà phổ biến là quan hê cho vay ưu
đãi. Như vậy đầu tư gián tiếp biến nước tiếp nhận đầu tư thành con nợ của nước hay
tổ chức quốc tế đã xuất khẩu tư bản qua đầu tư gián tiếp. Hơn nữa, nước tiếp nhân
đẩu lư gián tiếp không chi’ bị biến ihành con nợ mà còn phải bảo đảm mội số điểu

6


kiện khác mang tính chính trị như phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng, ổn định tỷ lê
lạm phát, cân bằng cán cân thanh loán, phải giảm chi thường xuyên từ ngân sách
Nhà nước, phải có dự án cụ thể... thì mới được vay vốn tín dụng ưu đãi. v ề việc liếp
nhận và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development
Assistance) của quốc tế, Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tháng 3/1996 đã đề
cập: "Bên cạnh những thuận lợi to lớn ở trong nước và quốc tế đối với việc thu hút
và sử dụng ODA, chúng ta còn nhiều khó khăn và thách thức. ODA trên thế giới là
nguồn vốn có hạn, lại có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển. ODA
và chính trị đi liền với nhau, các nước cung cấp ODA thường hay gắn các điều kiện
đ(ỉ mưu tìm lợi ích kinh tế hoặc chính trị. Phần lớn ODA là vốn vay, tuy có phần ưu
đãi, song phải trả nợ, nếu không tính toán đúng đắn sẽ có nguy cơ mắc phải nợ
n ần."1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng khác xa các quan hệ thương mại có nhân tố

nước ngoài như quan hê xuất nhập khảu, vay thương mại, gia công hàng hóa... bởi
vì hản chấi đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc di chuyển tư bản từ nước này sang
nước khác để kinh doanh và chủ đầu tư không bị tách rời khỏi vốn đầu tư (quản lý
và sử dụng vốn đầu tư, hưởng lợi nhuận thu được và phải chịu rủi ro trực tiếp, nếu
cố). Các quan hộ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Còn các quan hê thương mại có nhân tố nước ngoài là các quan hệ trao đổi
hàng - tiền giữa các chủ thể trong từng viôc cụ thể, dù có sự chuyển dịch hàng - tiền
qua biên giới nhưng không kéo theo sự quản lý và trách nhiệm gánh chịu rủi ro của
chủ sở hữu. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về thương mại.

1.1.3. Khái niệm Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Như đã phân tích, trong pháp luật của các nước, khái niệm đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thể hiên dưới sự nhìn nhận bằng con mắt của nước tiếp nhận đầu
tư. Hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài phát sinh từ các quan hệ đầu tư trực tiếp
nước ngoài, các quan hê này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
các nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, họ đã ban hành những quy phạm pháp luật nhằm
tạo cơ sở pháp lý cho sự phát sinh, phát triển của các quan hệ này theo hướng có lợi
cho mình. Tổng thể các quy phạm pháp luật nói trên hợp thành pháp luật về đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Nói cách khác pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng
thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những mối
quan hê kinh tế phát sinh trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây chính là
khái niêm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài của bất cứ nước tiếp nhận đầu tư
nào. Bản thân khái niệm này không chứa đựng nôi dung các quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt đông đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Các quan hê pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài do Luật Đầu tư nước
ngoài của Việt Nam điều chỉnh bao gồm:

1 Máo cáo vé Ihu hút và sử dung vốn ODA, (háng 3/1996

7



- Quan hệ giữa
chủ đầu tư nước ngoài với Nhà nước mà đạidiện là các cơ
quan cố thẩm quyền trong việc cho phép và
quản lý thực hiện các hoạt đông đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam;
- Quan hệ hợp
tác kinh doanh, liên doanh giữa chủ đầu tư trực tiếp nước
ngoài với chủ đầu tư trong nước;
- Quan hê giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với Nhà
nước thồng qua các cơ quan có thảm quyền.
Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp (dự án đầu tư) đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng xuất hiện cả 3 loại quan hệ trên đây. Ví dụ: Trong dự án đầu tư
dưới hình thức 100% vốn nước ngoài thì không có sự xuất hiện các quan hô hợp tác
kinh doanh hay liên doanh. Các quan hê giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế do các văn
hản pháp luật khác điều chỉnh chứ không chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư.
Các quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhiều văn
bản pháp luật khác nhau: Hiến pháp, các Luật và các vãn bản dưới luật. Trong hệ
ihống đó, Luật Đầu tư nước ngoài là nguồn cơ bản quy định những vấn đề chung
nhái có tính nguyôn tắc của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với những hình
thức và nội dung quản lý cụ thể. Hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu sự
điều chỉnh của một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết (Hiôp
định Khuyến khích và bảo hô đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế trùng ...)■ Các Hiệp
định này có hiệu lực "ưu tiên" hơn so với các LuAt nhưng vãn phải bảo đảm phù hợp
với Hiến pháp. Luật Đầu tư nước ngoài tại Viêt Nam được Quốc hội thông qua ngày
29/12/1987 và đã qua 2 lần sửa đổi bổ sung (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30/6/90 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điéu của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 23/12/92). Các Luật này cùng

với hàng trăm văn bản pháp lý khác đã tạo nên một hệ thống các quy phạm pháp
luại điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Trong hê thống
này, bôn cạnh những vãn bản chỉ quy định riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
có những văn bản quy định về nhiều nôi dung khác nhau trong đó có những quy
định điều chỉnh các hoạt đõng liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (nhiều văn
bản vừa điều chỉnh đầu tư trong nước vừa điều chỉnh đầu tư nước ngoài). Theo
nhiều tài liệu nghiên cứu và các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thì hệ thống này có
nhiều ưu điểm: thông thoáng và cởi mở, khá phù hợp với pháp luật quốc tế và hấp
dãn các nhà đầu tư... Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều điểm hạn chế, bất cập với sự
phát triển kinh tế xã hôi trong cơ chế đổi mới..., cần được tiếp tục bổ sung hoàn
thiên.
Với nhận thức như vậy, việc nghiên cứu pháp luật về đầu tư trực tiếp nước
ngoài khổng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu Luật Đầu tư nước ngoài mà còn phải
nghiẽn cứu cả các vãn bản pháp luật có liên quan; nghiên cứu lý luận, kếl hợp với

8


tổng kết thực tiẽn để rút ra những bài học
luạt về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên
nghiêm các nước trên thế giới đã được thể
quy định pháp luật của họ cũng là sự tham

bổ ích cho việc bổ sung hoàn thiẽn pháp
cạnh đó, việc nghiên cứu học hỏi kinh
hiện trong các hoạt động thực tiẽn và các
khảo cần thiết.

1.2. VAI TRÒ VÀ Ý N G H ĨA CỬA Đ Ầ U TƯ T R ự C T IẾ P NƯỚC NGOÀI
VÀ P H Á P LUẬT VỀ Đ Ầ U T Ư T R ự C T IẾ P NƯ Ớ C NGOÀI

1.2.1. Vai trò và ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thực tiẽn th ế giới, cũng như ở Việt Nam đã phán ánh rằng đầu tư trực tiếp
nước ngoài có vai trò hết sức to lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư đặc biệt những
nước đang phát triển. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và thông thường
nó luôn được đề cập trong mọi công trình nghiên cứu vế đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Vốn, công nghê và kinh nghiêm quản lý tiên tiến, khai thác tài nguyẽn, hợp
lý hóa cơ cấu kinh tế để phát triển đất nước, tạo công ăn việc làm là nhu cầu và
nguyôn vọng của bất cứ quốc gia nào. Đối với những nước nghèo, chậm phát triển
nó lại càng là m ơ ước mà khó có thể tự mình thực hiện. Và trong thực tế nhiều năm
qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp cho các nước nghèo thực hiên dần những
nguyên vọng đó của mình. Vì vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài nên
ngày nay kể cả các nước phát triển và đang phát triển đểu đang ra sức cạnh tranh để
Ihu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trước hết, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò là một nguồn cung cấp
vốn lứn góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn đẩu tư - một căn bônh kinh niên và
phổ biến của bất kỳ quốc gia chậm phát triển nào. Ở Inđồnêxia sau khi ban hành
Luật Đầu tư nước ngoài năm 1967, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cung cấp môt
lượng vốn bình quân trong 27 năm (1967 - 1994) là 1,15 tỷ USD. ở Philippines đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã cung cấp 170 triệu USD năm 1987 và tăng gấp 16 lần
vào năm 1994 (2,66 tỷ USD). Chỉ tính riêng tháng 1/1990, Philippines đã thông qua
36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức vốn đãng ký 772 triệu USD. Những
năm gần đây, Philippines đang trên đà tãng trưởng kinh tế ở mức cao và họ cho rằng
nếu sử dụng vốn nước ngoài hợp lý thì có thể khuyến khích được tính hiệu quả của
nền kinh tế và từ năm 1991 Philippines không còn coi đầu tư nước ngoài vào nển
kinh tế nội địa là "chủ nghĩa đ ế quốc kinh tế" nữa, mà coi đó là "sự cần thiết và bây
giờ phải mở cửa"1 . ở Trung quốc đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cung cấp cho đất
nước rộng lớn này 87 tỷ USD vốn thực hiên trong 15 nãm 1979 - 1994.
ỏ Việt Nam, tính đến hết năm 1995, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được
thu hút là 19,353 tỷ USD (tổng vốn đăng ký của 1351 dự án đang còn hiệu lực) với
mức vốn thực hiện khoảng 30% (bình quân gần 1 tỷ USD/nãm trong giai đọan 1988


Asia Week 6-9-91

9


- 1996). Tốc đọ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 1988 - 1995
tăng bình quân 50% /năm 1.
Theo dự tính trong "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2000" thì Việt Nam cần khoảng 50 tỷ USD vốn đầu tư để đạt mục đích tăng
gấp đôi thu nhập quốc dân trên đầu người vào năm 2000 so với năm 1991. Trong
điều kiôn nền kinh tế Việt Nam hiên nay, nguồn vốn đầu tư trong nước mới dự tính
được khoảng 20 tỷ USD trong 10 năm (1991 - 2000). Như vậy chúng ta cần thu hút
vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30 tỷ USD vốn thực hiện trong thời gian nói trên.
Điều đó cho thấy vai trò cung cấp vốn của đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất quan
trọng.
Bôn cạnh vai trò cung cấp vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho
nước tiếp nhận đầu tư những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, góp phần phát triển lực
lượng sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế... Thực tế cho thấy rằng kỹ thuật và công
nghệ nước ngoài đã giúp cho M alaysia thực hiện thành công chiến lược "công
nghiệp hóa thay th ế hàng nhập khẩu" và chiến lược "hướng về xuất khẩu". Từ chỗ
cơ cấu kinh tế lạc hậu, kỹ thuật thủ cổng, phân tán, lực lượng sản xuất kém phát
triển, đến giữa những năm 1980, M alaysia đã là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới vể
găng tay cao su, thứ hai th ế giới về chất bán dẫn và tinh thế sơ đồ tích phân và thứ
ba thế giới về máy điều hòa nhiệt độ2. Rõ ràng là chỉ có đầu tư nước ngoài với trình
đô kỹ thuật cao phương pháp sản xuất tiên tiến và khả năng thâm nhập thị trường
thế giới của các công ty xuyên quốc gia mới tạo được thành công nói trôn.
ở Viẹt Nam, qua đầu tư trực nếp nước ngoài chúng ta đã tiếp nhận dược một
số thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế kỹ thuật quan
trọng như: thồng tin viẽn thông, thăm dò dầu khí, công nghiộp điện tử, sản xuất và

lắp ráp ô tô, xe máy, hóa chất, công nghê sinh học...3 phần lớn các thiết bị đưa vào
nước ta thuộc loại trung bình của thế giới và tiên tiến hơn những thiết bị ta đã có.
M ột thực tõ' cần đề cập thêm qua việc đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp
kỹ thuật và công nghê là cố xu th ế của các nước phát triển muốn lợi dụng hoạt đông
đầu tư trực tiếp nước ngoài để chuyển giao các trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu cho
các nước chậm phát triển để biến các nước này thành "bãi rác" của mình như một số
báo chí đã viết; hay như các nhà kinh tế đã phân tích coi đó là "kết cấu hai tầng"
của người Nhật hay thuyết về "Quan hệ giữa trung tâm và ngoại vi" của Bắc Mỹ và
Tây Âu nhằm khai thác và sử dụng tối đa các tiềm năng công nghê của mình. Tuy
nhiên, quan hệ về đầu tư trực tiếp nước ngoài là "quan hệ tự nguyện", "hoàn toàn
theo cơ ch ế thị trường"4 nên việc chấp nhận hay không chấp nhân là quyền của
nước tiếp nhận đầu tư. ở Việt Nam, để hạn chế việc tiếp nhận các máy móc thiết bị
1 Háo cáo tổng kết Đẩu tư trực tiếp nước ngoài 1988 - 1996 của Bộ K ế hoạch & Đầu tư
ĐÀU lư trực tiếp nước ngoài ở 1 sô' nước Đ ông Nam Ả - Nhà xuát bản KHXH 1993 - trang 20
1 Tạp chí Luật học sô 2/1995 - trang 37.
4 Sách đã dán - Irang 35.

10


lạc hậu, Nhà nước đã quy định nhiều biên pháp để kiểm tra, giám sát như định giá,
đấu Ihầu, chỉ định tiêu chuẩn kỹ thuật...Ở Trung Quốc có luật quy định vể giới hạn
khoảng chênh lệch giữa thời gian sản xuất máy móc với thời gian nhập máy móc đó
vào Trung Quốc.
Cũng phải kể đến 1 xu hướng nữa trong đầu tư trực tiếp nước ngoài là trong
nhiều trường hợp, các nước phát triển còn mang vào các nước chậm phát triển
những công nghê tiến tiến hơn ngay cả so với nước mình. Ví dụ ở Nhật Bản, do
đồng Yên tăng giá nên ngày càng nhiều các công ty của Nhật Bản mang những công
nghê tiến tiến nhất ra nước ngoài để sản xuất hàng hóa rồi nhập khẩu trở lại Nhật
bản nhằm thu lợi nhuận cao. Đã có thời kỳ các doanh nghiộp có vốn đầu tư của

Nhật bản ở M alaixia và Philippines chiếm giữ gần 60% kim ngạch xuất khâu vào
Nhật bản của những nước này (năm 1987).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có vai trò như là một hình thức đào tạo
giúp nước tiếp nhận đầu tư kiến thức sử dụng công nghê hiện đại và học tập kinh
nghiêm quản lý tiến tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần trình
đô sản xuất kinh doanh của đất nước, hòa nhập vào phân công lao động quốc tô
Trong môt thời gian dài của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các giám đốc sản xuál
kinh doanh của Việt Nam thường chỉ làm theo kế hoạch và sự bao cấp của cấp trên,
tính năng đông sáng tạo bị hạn chế, khi bước sang cơ chế thị trường không ít người
tỏ ra lúng túng, bất cập với công tác quản lý mới và rất cần nâng cao trình độ v.v...
Viêc cùng làm, cùng chịu trách nhiệm với các nhà quản lý nước ngoài trong các dự
án đầu tư để học hỏi kinh nghiêm của họ là một con đường đào tạo ngắn và có hiệu
quả. Hơn th ế nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần đào lạo một đội ngũ
cồng nhân có trình độ kỹ thuật cao cho đất nước.
Bôn cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc
lạo ra công ăn việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp, nâng cao mức thu nhập cho
người lao động, v ề mật này, có thể nói rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trỏ
quan trọng trong việc giải quyết các chính sách xã hội về việc làm. Trung Quốc và
các nước ASEAN đều có chính sách khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài có
sử dụng nhiều lao động. Các xí nghiệp có vốn đầu tư của các nước NIC ở nước
ngoài sử dụng từ 12 công nhân (trong một xí nghiệp liên doanh với Singapore về
sản xuất nước uống ở Đổng Nai, Việt Nam) đến 13.000 công nhân trong một xí
nghiệp liên doanh với Hổng Kông ở Trung Quốc, ở Viẹt Nam, số lao động người
Việt Nam trực tiếp làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã tăng từ 65.000 năm 1994 lên 90.000 vào cuối năm 1995. Ngoài ra đầu tư trực
tiếp nước ngoài còn gián tiếp tạo việc làm và thu nhập cho hàng chục vạn lao động
làm các công tác dịch vụ có liên quan1. Tiền lương về cơ bản được giải quyết phù
hợp với quy định, cao hơn mức lương của người lao động cùng loại trong nhiều
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.


I

o

'

*

‘ Háo cáo cua Hô Kế hoạch và Đầu lir, tháng 3/1996.

11


Cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ mới, góp phần tham gia vào phân công
lao đọng quốc tế, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, khai thác tài nguyên và những
lợi thế của đất nước, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế... là những vai trò rất quan
trọng của hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những nước tiếp nhận đầu tư. Các
nước đều khảng định trong pháp luật của mình những mục tiêu thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, hàng xuất khẩu... (Malaixia,
Inđônêxia, Viẹt Nam...); đẩy nhanh sự phát triển của các vùng lạc hâu và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế (Ba lan, Nam tư cũ, Lào, Campuchia...). Đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã giúp M alaixia thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế
tạo trong tổng sản phẩm quốc nôi từ 8,7% năm 1961 lên 27% năm 1990; giúp
Inđổnêxia thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu xã hội, hình thành hàng loạt
các trung tâm kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp mũi nhọn. Nhờ đầu tư trực triếp
nước ngoài nãm 1992 kim ngạch xuất khẩu của Hồng Kông đạt 118 tỷ USD, Đài
Loan đạl 81 tỷ USD, Công hòa Triều tiên đạt 77 tỷ USD...
Ở Việt Nam, năm 1995 doanh thu của các xí nghịêp cỏ vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã đạt 1.277 triệu USD, xuất khẩu 400 triệu USD (chưa kể dầu khí).
Tính đến hết năm 1995 các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra

những năng lực sản xuất mới: Khai thác và xuất khẩu trên 35 triệu tấn dầu thô
(riCng năm 1995 đã khai thác 7,6 triệu tấn, dự kiến năm 1996 sẽ khai thác 8 - 8,2
triêu tấn) 1 , 60 vạn tấn thép xây dựng, 50 nghìn tấh dầu nhờn, lắp ráp 7 nghìn ô tô,
100 nghìn xe máy, 30 nghìn cọc sợi, 180 triệu lít bia, 1 triệu bóng đèn hình màu,
13.500 ha rừng, 2.500 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế... góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiCp hóa, hiện đại h ó a 2...
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to
lớn đối với sự phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư. Người Malaixia
nhận xét rằng: trong một chừng mực nhất định đầu tư trực tiếp nước ngoài từ chỗ là
"nhân tố bên ngoài" chuyển thành "nhân tố bên trong" quyết định phần lớn tốc độ
lãng irưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu, tốc độ và phương hướng phát
triển của ngành cổng nghiệp Malaixia. Còn theo tạp chí Kinh tế Viẽn Đồng thì sau
khi có chính sách mở cửa và Luật Đầu tư nước ngoài, nền kinh tế của Inđônêxia
được coi như "Người khổng lồ của Đông Nam Á đang ngủ đã tỉnh dậy trở thành
một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh"3.
ở Việt Nam đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đã góp phần
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, khai thác tài nguyên, tạo việc
làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ có
hàm lượng kỹ thuật cao. đẩy mạnh xuất khẩu, đưa nước ta vào phân công lao động

1 Theo Báo Tin tức buổi chiểu (TTXVN) - số Xuân 1996
Háo cáo của Bỏ K ế hoạch & Đầu lư tháng 3/1996.

Far Eastern Economic Revievv April, 1989, P-41

12


quốc tế, tạo hình ảnh mới và vị thế mới với uy tín ngày càng tăng của Việt Nam trôn
lrường quốc tế.


1.2.2. Vị trí, vai trò của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Pháp luật nói chung được ra đời là do đòi hỏi khách quan của việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Đặc điểm của chính các quan hệ xã hội quy định tính chất của
các quy phạm pháp luật. Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng vậy, nó được
ra đời là do yêu cầu của việc điéu chỉnh các quan hê xã hội - các quan hê kinh tế vể
chuyển dịch tư bản trong phạm vi quốc tế mà trong đó các chủ sở hữu về vốn nắm
giữ luôn quyền quản lý kinh doanh. Nói cách khác pháp luật về đầu tư nước ngoài
ra đời là do đòi hỏi của chính các quan hệ về đầu tư nước ngoài. Và đến lượt
mình, pháp luật về đầu tư nước ngoài tác đông trở lại làm cho các quan hệ đầu tư
nước ngoài phát sinh, phát triển theo chiều hướng có lợi. Tuy nhiên, khổng thể coi
pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguyên nhân hay động lực của đầu tư
nước ngoài bởi vì pháp luật không sáng tạo ra hoạt động đầu tư nước ngoài mà chỉ
là sự thừa nhận nố khi nó đã trở thành một quy luật phổ biến của hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Thực tế cho thấy rằng quá trình di chuyển tư bản này không chỉ có
ý nghĩa đối với hàng tỷ con người mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát ưiển
của nhiểu quốc gia trên hành tinh này. Nhưng có thể nói chắc chắn rằng quá trình
đầu tư nước ngoài không thể diẽn ra một cách chính thức và rộng rãi khi mà pháp
luật chưa chính thức thừa nhận nó.
Vai trò của pháp luật đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy sự phát triển và
định hưởng cho các hoạt động đầu tư nước ngoài là không thể phủ nhạn. Đặc điểm
của các quan hệ xã hôi quyết định tính chất điều chỉnh của pháp luật nhưng giá trị
xã hồi và vai trò của pháp luật nằm ngay trong nội dung của chính nó. Nhờ sự thừa
nhạn chính thức của pháp luật mà các quan hê đầu tư trực tiếp nước ngoài phát sinh
và cũng bằng chính các quy định về hình thức đầu tư, biện pháp bảo đảm, biên pháp
khuyến khích, biện pháp hạn chế... mà pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài
"hướng" sự phát triển của các quan hệ đầu tư nước ngoài vào những "chỗ" cần thiêì
Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bô phận quan trọng trong môi
trường đầu tư và phản ánh đô hấp dẫn của môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài. Như vậy vai trò này của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài được

thể hiên ở mức độ nào là tùy thuộc vào chính nội dung của các quy phạm pháp luật
vé đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Do có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài - hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
nước (như đã phân tích ở phần trước) nên pháp luật về đầu tư nước ngoài là "vũ khí
cạnh tranh sắc bén" của mỗi nước trong việc cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, môi trường đầu tư ở các nước
luôn được cải thiên. Sự chênh lệch khá xa về khả năng cung cấp vốn đầu tư trực tiếp
càng làm cho cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp thêm gay gắt. Hầu hết các

13


nước, đặc biệt là các nước trong khu vực đều đang ra sức sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiọn pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình cho hấp dãn hơn. Nhờ cải
(hiện tích cực môi trường đầu tư, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài m à nền kinh tế
Thái Lan đã nhanh chóng đi vào thế ổn định. Tại Indonesia, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thu hút năm 1988 tăng 298% so với năm 1984 là nhờ sửa đổi Luật
Đầu tư năm 1967 liên tục vào các năm 1985, 1986 và 1987. ở Việt Nam, năm 1995
đã thu hút được 7.457 triệu USD (vốn đăng ký của các dự án mới và vốn bổ sung
của các dự án cũ) so với năm 1988 chỉ có 366 triệu USD, tăng gấp hơn 20 lần. Đây
cũng là kết quả của việc hai lần sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài và việc sửa
đổi bổ sung hoàn thiện các chính sách pháp luật có liên quan cùng với việc cải thiên
các yếu tố khác của môi trường đầu tư. Chính vì vây pháp luật vể đầu tư trực tiếp
nước ngoài luôn được đặt trong quá trình "vận động" để "hoàn thiên" nhằm thực
hiện tối vai trò là "vũ khí cạnh tranh sắc bén" của mỗi nước.
Từ phương diôn quản lý Nhà nước, pháp luật vể đầu tư trực tiếp của nước
ngoài được xem như môt công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước trong việc quản lý
các hoạt động đầu tư nhằm khai thác vai trò tích cực và hạn chế những tiêu cực của
quá trình di chuydn tư bản này. Bởi quan hộ về đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan

hẹ hoàn toàn mang bản chất kinh tế thị trường cho nên nó không trách khỏi những
"tạt" cố hữu của bất cứ hoạt động thị trường nào như tính tự phát, chạy theo lợi
nhuận tối đa, không chú ý tới lợi ích xã hôi, không chú ý việc bảo vê môi trường...
Vì vậy pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự là một công cụ quản lý hữu
hiệu và khoa học của Nhà nước nhằm định hướng, "giới hạn hành lang, xác định sân
chơi" cho các hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài hay thiết lập "hàng rào pháp lý"
đổ ngăn chặn các ảnh hưởng liôu cực của chính các hoại động này, giữ ổn định và
can đối cho các hoạt động đầu tư trong xã hôi.
Tóm lại, nếu như đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò to lớn trong việc thúc
đẩy kinh tế - xã hôi phát triển thì pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò
thừa nhận và tạo điếu kiên thuận lợi cho các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài
diẽn ra theo môt trật tự xác định; phát huy một cách tốt nhất những ảnh hưởng tích
cực của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hôi của đất nước, đổng thời hạn chế và
ngăn ngừa những tác đông tiêu cực của nó.

1.3. N H Ữ N G N H Â N T ố Ả N H H Ư Ở N G Đ Ế N P H Á P L U Ậ T
V Ề Đ Ầ U T Ư T R Ự C T I Ế P N Ư Ớ C N G O À I ở V IỆ T N A M .
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được hình thành trên cơ sở
hạ tầng nhất định và phản ánh những quan hê kinh tế tạo thành cơ sở hạ tầng đó.
Mác đã viết "Pháp luật không bao giờ có thể ở mức độ cao hơn chế độ kinh tế và sự
phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định".1
Mác - Ănghen - Tuyển tập - TẠp 1 - Nxb Sự thiu - Hà Nội 1980.

14


Pháp luật là sự thể hiên ý chí của giai cấp thống trị (lực lượng cầm quyền). Vì
vạy, pháp luật nói chung và pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng luôn
(hể hiên hê tư tưởng của lực lượng cầm quyển trong xã hôi. Tuy nhiên pháp luật
khổng phải là sản phẩm thuần túy của ý thức của lực lượng cầm quyền đối với các

quan hê xã hôi đang tồn tại. Thực tiẽn xã hội đóng vai trò làm cơ sở phát sinh của
các quy phạm pháp luạt, đồng thời nó cũng là thước đo tính phù hợp của pháp luật.
Như vậy các quy phạm pháp luật được ra đời trong sự tương tác của những nhân tố
khách quan và chủ quan. Mác đã viết :"chúng ta sẽ phải chê trách nhà làm luật bởi
sự tùy tiên không lường trước nếu như nhà làm luật lấy ý tưởng của mình thay cho
thực chát của sự việc"
Vì vậy có thể nói rằng những điéu kiên vật chất của đời
sống xã hội hiện thực ở tầm quốc gia và quốc tế quyết định sự hình thành, bản chất,
mức đô hoàn thiện và vai trò của pháp luật về đầu tư trực liếp nước ngoài. Nhân tố
kinh tế là cơ sở khách quan cần thiết, là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến pháp luật
vè đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng như thế chưa đủ m à còn cần có sự can thiệp
nhát định của lực lượng cầm quyền vào quá trình khách quan đó, trôn cơ sở nhận
thức được chúng, biến chúng thành chính sách của mình và cụ thể hóa ihành pháp
luạt của Nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo toàn diôn
của Đảng Cổng sản Viẹt Nam. Pháp luật của Nhà nước ta là sự thể chế hóa đường
lối, chính sách của Đảng, phản ánh ý chí và nguyên vọng của giai cấp công nhân và
đồng đảo nhân dân lao động. Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bô
phạn, là hê thống nhỏ trong hê thống pháp luật của Nhà nước.

1.3.1.
Những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc hình
thành và hoàn thiện chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân
tô ảnh hưởng đến việc hình thành và hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp
nước ngoài:
Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự thể chế hóa chính sách đầu tư
nước ngoài, vì vậy những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và hoàn thiên
chính sách này là những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và hoàn thiên pháp
luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là nhu cầu phát triển, là đông lực thôi thúc từ
hôn trong của nền kinh tế, là sự tác đông của môi trường quốc tế và là ý chí, nguyên

vọng của Nhà nước.
So với nhiều quốc gia khác, Việt Nam là một nước giàu tiềm năng với tài
nguyên đa dạng, phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, thị trường nôi địa rộng lớn,
nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ... Đất nước sau nhiều năm chiến tranh,
mong muốn khai thác các tiềm nãng của mình để phát triển kinh tế xã hôi, đưa đất
nước "tiến kịp các cường quốc năm châu" là nguyộn vọng, là hoài bão của cả dân
Sách dã đ,in.

15


Những nguồn khoáng sản tiềm tàng với đá quý, dầu khí, than, sắt, vàng, crôm,
mangan, thiếc, bồxit... còn nằm sâu trong lòng đất; vị trí địa lý án ngữ các đường
hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông
bán cầu; khí hậu nóng ảm mưa nhiều góp phần tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp
có giá trị; dân số đông và cần cù lao đông, giá nhân công rẻ hơn hẳn các nước khác
trong khu vực và đời sống chính trị - xã hội ổn định, đó thực sự là tiém năng, là thế
mạnh của Việt Nam - là "sức mạnh dân tộc".
Tuy nhiên, th ế mạnh trên đây phải được kết hợp chặt chẽ với nguồn vốn lớn,
với kỹ thuậl công nghê hiên đại, với phương pháp quản lý tiên tiến thì mới có thể
biến tiềm năng thành hiện thực. Tiềm nãng giầu có nhưng đất nước lại nghèo nàn,
đố là một mâu thuản cần giải quyết. Nền kinh tế chưa phát triển, khả nãng ngân
sách Nhà nước còn rất hạn hẹp, nguồn viên trợ nước ngoài ngày càng hạn chế...
chúng ta không thể có khả năng tự mình đầu tư khác thác tiềm năng của mình với
mức độ chi phí rất lốn và đô rủi ro rất cao... Trong khi đó, trên bình diên quốc tế,
cuôc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão với quy mổ chưa
từng có. 0 các nước phát triển, thị trường trong nước trở nên chạt hẹp, các công ty
quốc tế đang cạnh tranh để tìm kiếm thị trường đầu tư giải quyết lượng tư bản dư
thừa ngày môt tăng và chuyển giao những công nghê của họ...
Trong bối cảnh ấy, việc thực hiện chính sách "kết hợp sức mạnh dân tộc với

sức mạnh thời đại" là một yêu cầu khách quan. Mở cửa và thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (cả vốn, công nghe, phương pháp quản lý) là một Irong những giải pháp
có hiệu quả để phát triển kinh tế. Tư tưởng này phải được chính thức thừa nhận
í hành mot chính sách, thể chế hóa thành pháp luật, làm cơ sở nảy sinh, định hướng
cho các quan hê kinh tế mới. Có như vậy mâu thuẫn giữa khả năng giàu có tiềm
tàng và tình trạng nghèo khó hiên tại của đất nước mới có hướng giải quyết, nhu cầu
phát triển mới trở thành động lực của nền kinh tế.
Trên thực tế, mặc dù trong suốt một thập kỷ sau chiến tranh (1976 - 1986),
Việt Nam đã nhận được một khoản viên trợ khá lớn từ Liên Xồ (cũ) và các nước
thành viên khác của Hội đồng tương trợ kinh tế, trị giá bình quân gần 1 tỷ rúp mỗi
năm nhưng phần lớn các khoản viên trợ này bị sử dụng lãng phí, kém hii u quả. Đa
số các công trình thiết bị toàn bộ được nhập khảu chỉ sử dụng đạt 30 - 35% công
suất (trừ một vài công trình như Cầu Thăng Long, Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Xi
măng Bỉm Sơn... hiên nay đang phát huy tác dụng tốt). Một phần trong số viên trợ
nói trên được sử dụng để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, bù đắp sự thiếu hụt nghiêm
trọng ở thị trường trong nước.
Trong điều kiên sản xuất ngưng trệ, nguồn tích lũy nôi bô gần như không có,
viên trợ kém phát huy tác dụng, cơ chế quản lý sai lệch, nhu cầu chi ngân sách lại
lớn do bồ máy hành chính cổng kềnh, cùng với những yếu kém trong quản lý tiền tộ

16


đã đẫn đến tình trạng lạm phát phi mã kéo dài trong nhiều năm. Các cuộc cải cách
giá cả, tiền lệ, tiền lương tiến hành vào các năm 1981 và 1985 đã không thành công.
Vào giữa thập kỷ 80, bức tranh toàn cảnh của kinh tế Việt Nam thật là ảm
đạm. Nhà nước không thể kiềm chế được lạm phát vì sản xuất kém phát triển,
nguồn dự trữ ngoại tê hết sức khan hiếm, Nhà nước không thể chi phối được thị
trường vàng và ngoại tê. Những nỗ lực trong cải cách ngoại thương nhằm tăng
ngoại tệ lừ xuất khẩu, giảm bớt tình trạng nhập khẩu mất cân đối trong cán cân

thương mại cũng không mang lại kết qủa mong muốn...
Từ thực tế đó, những tư tưởng đổi mới toàn diện đời sống kinh tế xã hội được
hình thành và được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.
Nôi dung cốt lõi của công cuộc đổi mới là dân chủ hóa đời sống xã hôi, đổi mới cơ
chế quản lý theo hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,
khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, xóa bỏ tư tưởng kỳ thị đối với
thành phần kinh tẽ tư nhân; đồng thời mở rộng hợp tác với tất cả các nước không
phủn biệt chế đô chính trị. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành
trên cơ sở những quan điểm đổi mới đó. Nhà nước Việt nam đã chính thức Ihừa
nhạn rằng trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào, không một nền kinh tố
nào có thể phát triển trong sự tồn tại riêng lẻ. Sự họp tác nhiẻu mặt, nhiéu chiều, tác
động lẫn nhau trên nguyên tắc bình đảng, cùng có lợi đã trở thành xu thế phát triển
Lẩt yếu của mọi nước, mọi nẻn kinh tế.
Như vậy, cùng với nhân tố trong nước, các nhân tố quốc tế đã tác đông đến
viẹc hình thành chính sách và pháp luật vẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời,
nó cũng chính là những nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoàn thiên Pháp
luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quá trình đó các nhu cầu thuộc vể yếu tố
trong nước như giải quyết việc làm, phát triển các vùng lạc hâu, điều chỉnh cơ cấu
kinh tế (ngành, vùng), khai thác tài nguyên, tăng thu ngân sách Nhà nước... và các
yếu tố thuôc về các ảnh hưởng quốc tế như cách mạng khoa học kỹ thuật, tính chất
của các quan hê đối ngoại, cạnh tranh quốc tế, nhu cầu hựp tác phát triển, động cơ
và đòi hỏi của các chủ đầu tư nước ngoài... luôn là yếu tố tác động đến việc sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên sự tác động
đố còn phải đặt trong quan hệ tương tác với ý chí và nguyên vọng của Nhà nước.

1.3.2. Đặc điểm của các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định
tính chất của các quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là môt bô phận cấu thành của toàn bộ công cuộc
đàu tư trong nền kinh tế, chịu sự tác động qua lại của các bộ phận khác trong cơ cấu
kinh tế chung (ngoài đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đầu tư gián tiếp nước ngoài,

đẩu tư từ ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư). Chính vì vậy,
dù đạt đôn quy mổ nào và có vai trò to lớn đến đâu nó cũng không thể vượt quá xa
Irình độ chung, nằm ngoài quy hoạch chung của nẻn kinh iế.

17

/Â z~3


"cổ lập" nôn cũng không thể có những quy định pháp lý riêng về nó quá xa lạ đối
với các quy định pháp lý về các loại đầu tư khác. Tùy theo tính chất của các hoạt
đông đầu lư, từng loại dự án đầu tư, tùy theo từng giai đoạn... mà Nhà nước có
những chính sách khuyến khích hay hạn chế thích hợp.
Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hê tự nguyên được thiết lập trên
cơ sở thỏa thuận (về hình thức đầu tư, nội dung, mục tiêu, thời hạn... của dự án).
Trong cơ chế thị trường không bên nào trong quan hê có quyền ra lệnh mà các bên
đồu phải tuân theo nhưng quy luật kinh tế khách quan. Nhà nước có quyền ban hành
pháp luật, đề ra mọi yêu cầu nhưng các chủ đầu tư nước ngoài lại có quyền lựa chọn
tham gia hay không. Đ ể đạt được sự thỏa thuận, lẽ tất nhiên là các bên phải có sự
nhủn nhượng cần thiết trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm lợi ích của nhau theo nguyôn
tắc "các bên cùng có lợi". Vấh đề quan trọng là xác định giới hạn sự nhân nhượng
sao cho phù hơp với lợi ích và lợi thế so sánh giữa các bên. Những yêu cầu quá cao,
đem phương, một chiều của bất cứ bên nào cũng có thể làm cho quá trình này không
thó: diẽn ra được. Pháp luật phải vạch ra được mức đô, giới hạn của sự nhân nhượng
ấy trên cở sở có lính toán lợi ích của đất nước, lợi ích của các chủ đầu tư, tình hình
trong nước và quốc tế. Nếu ta nhân nhượng quá sẽ có thể dẫn đến vi phạm nguyên
tắc tổn trọng chủ quyẻn quốc gia, gây thiệt hại cho đất nước, nhưng nếu khồng chú
ý đến lợi ích của các nhà đầu tư là không thực tế và khó hợp tác.
Quan hê đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn toàn diễn ra theo cơ chế thị trường.
Vì vậy Nhà nước không thể can thiệp bằng các biên pháp mênh lệnh hành chính mà

chỉ thực hiện "điều chỉnh" thông qua hệ thống pháp luật và chính sách vĩ mô, qua
cOng tấc giầm sát, kiểm tra thi hành pháp luật, tạo hành lang thuạn lợi cho cấc hoạt
động kinh doanh. Do đó các thủ tục pháp lý cần phải được quy định rất rõ ràng, cụ
Ihế và đơn giản, dẽ hiểu, dẽ nhớ... Pháp luật với tính chất là môt bô phận quan trọng
trong một môi trường đầu tư hấp dẫn thì chỉ tạo ra "sân chơi" chứ không can thiệp
vào hoạt động cụ thể của các nhà kinh doanh (trừ trường hợp họ vi phạm nghiêm
trọng các quy định của pháp luật).
Bên cạnh những vai trò có tính tích cực, hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng hàm ẩn những tác động có tính tiêu cực của nó. Với bản chất là quan hệ thị
trường có mục đích là lợi nhuận, dẽ bất chấp và bỏ qua các lợi ích xã hội. Để định
hướng cho các hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài diẽn ra theo môt trật tự nhất
định, phát huy một cách có hiệu qủa nhất những ảnh hưởng tích cực của nó, đồng
thời hạn ch ế những tác động tiêu cực m à nó có thể mang lại, đòi hỏi pháp luật vừa
phải thiết lập một "hành lang" hay "sân chơi" cho các hoạt động này, vừa phải là
"hàng rào pháp lý" với những biện pháp chế tài nhất định và cơ chế đảm bảo thực
hiộn một cách nghiêm khắc. Một "hành lang" dù rộng đến đâu vãn có khuôn khổ
của nó. Do vậy, bên cạnh những quy định có tính "cởi mở", pháp luật về đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng phải có những quy định có tính "giới hạn".

18


Đầu lư trực tiếp nước ngoài là hoạt động mang tính quốc tế (quan hê đầu tư
trực tiếp nước ngoài là quan hê có nhân tố nước ngoài). Vì vậy, thị trường của đầu
lư trực tiếp nước ngoài không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia mà còn
chịu nhiều ảnh hưởng từ phía quốc tế mang lại. Yếu tố quốc tế và yếu tố quốc gia
luổn gắn bó chặt chẽ với nhau, nó bắt nguồn từ bản chất của quan hê đầu tư trực
nếp nước ngoài là việc di chuyên tư bản từ nước này sang nước khác và do các chủ
đầu lư trực tiếp thực hiện. Các chủ đầu tư có thể tìm cho mình một cơ hội đầu tư ở
hàu hết các nước trên th ế giới bởi thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang

I nh toàn cầu. Thị trường ở mỗi quốc gia chỉ là một bô phận trong toàn bộ thị trường
đáu tư thế giới. Và vì vậy, nó không thể tách ra khỏi những triển vọng phát triển và
hiến đổi chung. Do đó pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là những quy phạm
do Nhà nước ban hành nhưng có màu sắc của luật pháp và tập quán quốc tế, nó có
lính thời đại.

19


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỂ
ĐẦU T ư TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
QUA TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN

Như đã trình bày ở chương trước, pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là
họ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ
trong hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các quy phạm này nằm trong nhiều
văn bản pháp luật khác nhau, trong đó "Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" là
văn bản quan trọng nhất vì nó chứa đựng những nội dung cơ bản nhất, có tính
nguyồn tắc, tính bao trùm, giới hạn việc điều chỉnh các quan hê xã hội trong lĩnh
vực hợp tác đầu tư với nước ngoài. Nôi dung cơ bản của Pháp luật vổ đầu tư trực
tiếp nước ngoài bao gồm:
- Những quy định về các nguyên tắc cơ bản trong hợp tác đầu tư trực
tiếp nước ngoài;
- Những quy định về chủ thể đầu tư;
- Những quy định về phạm vi, lĩnh vực đầu tư;
- Những quy định về hình thức đầu tư và thời hạn đầu tư;
- Những quy định về các biên pháp bảo hô và khuyến khích đầu tư;
Những quy định vé quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư;
- Những quy định về quản lý Nhà nước về đầu tư;


Chương này sẽ trình bày và phân tích một số nội dung cơ bản của Pháp luật về
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào nội dung
của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua từng bước sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiộn, có kết hợp phân tích một số nội dung của các vãn bản pháp luật có liên quan
trực tiếp đến từng nội dung nghiên cứu.
Trước hết cần phải nhận thấy rằng trước khi có Luật Đầu tư hơn 10 năm,
Chính phủ đã ban hành môt văn bản về vấn đề này, đó là "Điều lê về đầu tư nước
ngoài ở nước Công hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam" (ban hành kèm theo Nghị định
115/CP ngày 18/4/1977). (Gọi tắt là Điều lệ đầu tư năm 1977). Điều lệ này là văn
bản pháp luật đầu tiên vể đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Điều lê đã đề cập các
nguyên tắc cơ bản của đầu tư nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài ... và
nhiều quy định khác có nôi dung tương tự như các quy định của Luật Đầu tư năm
1987.

20


Các lập đoàn tư bản nước ngoài đón nhân Điều lộ đầu tư năm 1977 như một "
Tín hiộu tích cực, cần được xem xél". Trôn thực tế có không ít các Công ty của
phương Tây đã tiến hành nghiên cứu các tín hiệu đó sau các chuyến viếng thãm của
các nhà lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Việt Nam ở nước họ...
Nhưng mối quan tâm về Điều lê đầu tư năm 1977 đã biến mất vào năm 1978
khi xảy ra sự kiên Cămpuchia và tiếp theo là chiến tranh biên giới phía Bắc. Cánh
cửa hợp tác kinh tế với hầu hết các nước tư bản phát triển bị khép lại cùng với sự cắt
đứt những khoản viện trợ phát triển chính thức. Điều lộ đầu tư năm 1977 trở thành
một văn bản pháp lý không có đối tượng điều chỉnh và chỉ còn ý nghĩa là một tài
liôu lưu trữ. Dĩ nhiên, điều lê đầu tư năm 1977, do ra đời trong điều kiên thiếu một
họ thống quan điểm rõ ràng về đường lối tổng thể phát triển kinh tế, nên không
tránh khỏi những mặt hạn chế, kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài (ví

dụ vốn góp của Bôn nước ngoài) vào liên doanh không được qúa 49% , thời hạn đầu
tư chỉ có 10 -15 năm, thuế lợi tức phải nộp từ 30 - 50%...). Nhưng cho dù đó có là
một văn bản pháp lý hoàn chỉnh hơn thế nữa thì cũng khó có thể đi vào cuộc sống,
bởi vì đối với bất cứ quốc gia nào, yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định khả năng
thu hút đầu tư nước ngoài là tình hình chính trị đối ngoại và sự ổn định an ninh
chính trị trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài không thể mang tiền, của vào kinh
doanh tại một đất nước chiến tranh hoặc đang nằm trong tình trạng "nửa chiến
tranh", lại bị cổ lập, cấm vân bởi hầu hết các nước tư bản phát triển.1
Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mớitoàn diên đời
sống kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. Luật Đầu tư năm 1987 đã được
soạn thảo và ban hành trCn những quan điếm đổi mới đó. Luật Đầu tư năm 1987
khồng phải là sự khai sinh ra pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nhưng nó
đã làm sống lại và nâng cấp cả về mặt nội dung và hình thức những quy định của
điều lẹ đầu tư năm 1977. Nó đã thể hiện tư duy kinh tế mới theo quan điểm "Xây
dựng hình thái kinh tế mở, khai thác và phát huy tối đa mọi tiềm lực trong nước đi
đồi với ra sức tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, giành vị trí ngày càng có ý nghĩa trong phân công lao
động quốc t ế " 2
Tuy Luật Đầu tư năm 1987 không phải là văn bản pháp luật đầu tiên về Đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam, nhưng nó là sự "mở màn" cho một giai đoạn mới, cho hàng
loạt các văn bản pháp luật về lĩnh vực này được ra đời, tạo nôn cơ sở pháp lý đủ độ
tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Qua thực tiẽn áp dụng, để phù hợp hơn với luật pháp và thông lẹ quốc tế cũng
như tâm lý của chủ đầu tư nước ngoài và tình hình đất nước ... Luật Đầu tư năm
1987 đã được từng bước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện bằng Luật Đầu tư năm 1990
1 Theo : Đầu tư nước ngoài ỏ Việt Nam, cơ sỏ pháp lý - hiện trạng - cơ hội và triển vọng
Nhà Xuất bản Thế giới - Hà Nội 1994.
Nghị quyết Đại hội Đảng lẩn thứ VI, nâm 1986.

21



×