Đề tài: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
DANH SÁCH NHÓM
Họ và tên MSSV
1. Mai Hoàng Trí 10223981
2. Trần Thị Yến Nhi 10271931
3. Cao Minh Phức 10242731
4. Bùi Thị Huyền 10263901
5. Dư Thị Mai Sương 10268861
6. Võ Thị Uyên Vi 10269751
7. Trần Thị Phương Châu 10238171
8. Phạm Nguyễn Hải Duy 10176721
9. Phạm Thị Xuân 10084851
10.Phạm Thị Thanh Kiều 10230681
11. Vũ Ngọc Huyền Chi 10060351
12.Đặng Thị Thu Thủy 10083291
MỤC LỤC
Mở đầu..............................................................................................................3
1
1 Lý do chọn đề tài............................................................................................3
2 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
4 Kết quả nghiên cứu.........................................................................................3
5 Bố cục.............................................................................................................4
Nội dung...........................................................................................................5
Chương 1: Cơ sở lý luận....................................................................................5
1.1 Nội dung lý thuyết.......................................................................................5
1.1.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế..............................................................5
1.1.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế..................................................................5
1.1.3 Tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế bền vững.....................................6
1.2 Quan điểm phát triển và tăng trưởng kinh tế...............................................6
Chương 2: Thực trạng.......................................................................................9
2.1 Bối cảnh nền kinh tế....................................................................................9
2.2 Bối cảnh nền kinh tế quốc tế.....................................................................14
2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020.................................................16
2.4 Các đột phá cần thực hiện.........................................................................18
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện thắng lợi ...............................................24
Kết luận..........................................................................................................26
MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng, phát triển kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận
về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu
hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ
trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Giai đoạn 2001 - 2010 chúng ta đã gặt
hái được nhiều thành công lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng một số
bất cập chưa giải quyết được thỏa đáng. Vì vậy, chiến lược tăng trưởng và
phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Sở dĩ
chiến lược hướng đến năm 2020 vì: Giai đoạn 2011 - 2020 là một giai đoạn
thiết thực, khả thi, phù hợp với thực tiễn của đất nước: Đến năm 2020 nước ta
hoàn thành giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Lúc đó, những định
hướng để phát triển kinh tế cũng không còn phù hợp. Do đó, có thể khẳng
định 2020 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự khác biệt và thay đổi quan trọng
khi hướng đến các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy nhóm chúng em xin chọn đề tài
tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững từ năm 2011 đến năm 2020.
2. Đối tượng nghiên cứu
Kế hoạch phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
3. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, giải
thích, chứng minh...
4. Kết quả nghiên cứu
3
Thông qua việc tìm hiểu chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền
vững 2011 – 2020 chúng em nhận thấy tình hình kinh tế ở nước ta đang có
những chuyển biến tích cực, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, tuy nhiên thực
lực của nền kinh tế vẫn còn bị đánh giá “yếu”, những vấn đề “gốc” của nền
kinh tế chưa được giải quyết cụ thể, bởi nước ta đang còn phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, áp lực lớn, và khó khăn còn nhiều hơn những năm trước. Bên
cạnh đó chúng em cũng hiểu được tầm quan trọng của việc học hỏi những bài
học kinh nghiệm từ các năm trước và của các quốc gia trên thế giới. Từ đó
cần phải tận dụng và phát huy được những thế mạnh kinh tế, giải quyết có
hiệu quả những hạn chế, bất cập, do đó những chiến lược, chính sách phát
triển phù hợp là vô cùng cần thiết.
Hơn nữa, việc tìm hiểu giúp chúng ta có thể thấy được nền kinh tế Việt Nam
có xu hướng tăng trưởng và phát triển như thế nào. Từ đó có thể tập trung vào
những ngành kinh tế đem lại tốc độ tăng trưởng cao và mang lại lợi ích thiết
thực cho xã hội.
5. Bố cục
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng
Chương 3: Giải pháp
Chương 4: Kết luận
Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
4
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Nội dung lý thuyết
1.1.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lực lượng kinh tế của năm này so với năm
trước hoặc năm được chọn làm xuất phát điểm của chu kỳ nghiên cứu hoặc là sự
tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh
tế trong thời kì nhất định (thường là 1 năm). Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả
các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.
Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau so với năm
trước
v=
Chỉ tiêu năm t−chỉ tiêu năm(t−1)
Chỉ tiêu năm( t−1)
×100
Trong đó:
V :Là tốc độ tăng của một chỉ tiêu nào đó năm t
Chỉ tiêu năm t và năm (t-1) có thể là GNP hoặc GDP.
1.1.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Phát
triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.Nó bao gồm tăng
trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã
hội, tuổi thọ, v.v.) và những thayđổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của
khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển
5
kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao
gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất
định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
1.1.3 Tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế bền vững
Tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế bền vững chính là sự tăng trưởng gắn liền
với sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại như vấn đề mối trường, an sinh xã
hội, cơ sở hạ tầng,… nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển trong tương lai xa.
1.2 Quan điểm phát triển và tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền
vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược
Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu,
chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế trí thức.
Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân
Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường.
Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt
ra hết sức cấp thiết.
Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn
lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với
nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
6
Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc
phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
1.2.2 Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh
* Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới trong đó bao gồm:
Đổi mới trong lĩnh vực chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình
thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa,
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ
luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Coi việc thực
hiện mục tiêu này là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi
mới và phát triển.
1.2.3 Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người
là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển
Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người
được phát triển toàn diện.
Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ,
nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo
đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước.
7
Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội.
1.1.4 Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công
nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phải tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy
động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.
Phát triển nhanh, hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.
Phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định
hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường
và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp
tác xã.
Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu
hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở
thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở
hữu.
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh, trở thành một động lực của
nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy
hoạch.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh
và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và
8
phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội.
1.2.5 Phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ
ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền
vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm
lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để tích cực, chủ động hội nhập
quốc tế sâu rộng và có hiệu quả.
Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có
sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài
nước, góp phần bảo đảm độc lập tự chủ của nền kinh tế. Trong hội nhập quốc tế,
phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu
quả và lợi ích quốc gia.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG
2.1 Bối cảnh nền kinh tế
Việt nam Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 -
2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách
thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng khoảng tài chính - kinh
tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất
nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển
9
có thu nhập trung bình. Trong 10 năm qua, nước ta là một nước có mức độ tăng
trưởng cao trong khu vực và trên thế giới dù mức xuất phát điểm của nước ta là
rất thấp.
Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt được
bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng
trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010 tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD.
Biểu đồ thể hiện mức GDP/ đầu người giai đoạn 2000 – 2010
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỉ trọng công nghiệp
( khu vực II) và giảm tỉ trọng nông nghiệp (Khu vực I) và tỉ trọng dịch vụ giữ ở
mức ổn định. Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tiến bộ là
thành tựu nổi bật nhất.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp
tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ
vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả
góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát
triển đất nước.
10