Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.75 MB, 119 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TU PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI




^



^

^

\Ị^ ^



* |/

NGUYỄN MINH HẰNG

HOẠT ĐỘNG CƯNG CÂP, THƯ THẬP CHỨNG c ứ
TRONG TỐ TỤNG DÂN s ự VIỆT NAM

C huyên ngành: Luật Dân sự và Tô tụng dân sự
M ã số: 5 05 07



LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
*





*

N gư ờ i h ư ớ n g dẫn k h o a học:
TS. Đ IN H N G Ọ C H IỆN

T H Ư V IẸ N

?/■

n ° j p \

HÀ NỘI - 2002


£ ề i e t í t n O it

Cĩôi *ìn từiụ- tở lồng, tù ỉí tín iMU iÁa đ ố i úởi ~ĩỉẽn s i ^í)inh Qtạơii
^?()ìên, eÁ(í ^ĩliầ íị, (d& ạiátì, gJa (tìnít tùi (Júi‘ (Tằm/ n g ítiè p itã tâ n tìn h QÌÚỊt
ĩ t s tỏ i h o à n th à n h íuín lu ận vă n n à y .

QIÓề tjJá
QLạuụỉti JHinh 'Sôầtiq



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu được trích dẫn theo những nguồn đã công bố. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
np'

_ *!?
Tác giả

Nguyễn Minh Hằng


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ Luật dân sự

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

HĐKT

Hợp đồng kinh tế

HĐXX


Hội đồng xét xử

HNGĐ

Hôn nhân gia đình

NXB

Nhà xuất bản

PLTTGQCTCLĐ

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

PLTTGQCVADS

Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án

dân sự

PLTTGQCVAKT

Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án

kinh tế

TAND

Toà án nhân dân


TANDTC

Toà án nhân dân Tối cao

TP

Thành phố

TTDS

Tố tụng dân sự

ƯBND

u ỷ ban nhân dân

VKS

Viện kiểm sát

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VN

Việt Nam


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦ U.....................................................................................................

I

CHƯƠNG 1: NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ CHÚNG c ứ VÀ HOẠT ĐỘNG
CUNG CẤP, THU THẬP CHÚNG c ứ TRONG Tố TỤNG DÂN s ự VIỆT

c

NAM..........................................................................................................................
1.1 Những vấn đề chung về chứng cứ.................................................................6
1.1.1. Khái niệm chứng cứ...................................................................................6
1.1.2. Các đặc điểm của chứng cứ........................................................................

9

1.1.3. Những vấn đề mới nảy sinh khi xem xét giải quyết vấn đề chứngV
cứ...............................................................................................................................

12

1.1.4. Nguồn chứng cứ trong Pháp luật tố tụng dân sự.......................................

14

1.1.5. Phân loại chứng cứ.......................................................................................

20


1.2.

Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự.............................................

2c

1.3.

Một số vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của hoạt động cung cấp,

ihu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự.................................................................
CHƯƠNG 2: CUNG CÂP, THU THẬP CHÚNG c ứ - HOẠT ĐỘNG T ố TỤNG
DÂN S ự Cơ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢỈ QUYẾT v ụ KIỆN DÂN

sụ:..........................................................................................................................
/
2.1. Quyền đưa ra yêu cầu và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ................................

35
35

2.1.1. Chủ thể của việc cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự.......................

35

2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ trong
tố tụng dân sự...........................................................................................................
2 1.3. Thủ tục cung cấp chứng cứ.........................................................................
2 2. Hoat động thu tliâp chứng cứ.........................................................................


44


2.2.1. Chủ thê của hoạt động thu thập chứng cứ..................................................

47

2.2.2. Vai trò của Toà án trong hoạt động thu thập chứng cứ............................

48

2.2.3. Những nội đung cần xác minh, thu thập chứng cứ...................................

50

2.2.4. Thủ tục thu thập chứng cứ...........................................................................

^

2.3. Cung cấp, thu thập chứng cứ hoạt động tố tụng cơ bản trong quá trình
giải quyết vụ kiện dân sự........................................................................................
2.4. Những điểm khác biệt cơ bản về hoạt động cung cấp thu thập chứng cứ
trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự.................................................................

53

2.4.1. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ........................................................................

64


2.4.2. Nghĩa vụ thu thập chứng cứ.........................................................................

65

2.4.3. Mục đích của việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ........................

66

2.4.4. Lập hồ sơ vụ án.............................................................................................

67

2.5. Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ nhìn dưới góc độ Luật so
sánh............................................................................................................................

67

CHƯƠNG 3: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP, THƯ THẬP CHÚNG
CỨ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN..............................................................................

72

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh trong hoạt động cung cấp, thu
thập chứng cứ............................................................................................................

7?

3.2. Phương hướng hoàn chỉnh pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, thu
thập chứng cứ trong tố tụng dân sự........................................................................


94

KẾT LUẬN................................................................................................................

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................

108


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đất nước ta đang xây dựng một xã hội công dân trong đó các quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức được tôn trọng. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng
Tòa án, đặc biệt bằng Tòa án dân sự, thay thế cho việc giải quyết bằng biện pháp
hình sự hoặc các biện pháp khác, chống “hình sự hóa“ các tranh chấp dân sự đang là
một đòi hỏi của xã hội mới. Việc nhanh chóng giải quyết các vụ kiện dân sự được
đặt ra là một yêu cẩu cấp thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của
tập thể và Nhà nước, củng cố niềm tin của công dân vào sự công minh của pháp luật;
đổng thời góp phần thực hiện mục đích, yêu cầu trung tâm trong việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Là cơ quan thực hiện chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh tế, lao động, Tòa án là nơi biểu hiện tập trung đầy đủ nhất của quyền
tư pháp, nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp.
Hoạt động của Tòa án trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh tế, lao động... lập lại trật tự đúng pháp luật của các quan hệ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động... từ đó góp phần quan trọng trong việc bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của công dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội.

Trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự, hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ
đóng một vai trò then chốt để giải quyết vụ kiện được nhanh chóng, đúng pháp luật.
Với vai trò là một chế định có tầm quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự
(TTDS) và trong hoạt động xét xử tại các Tòa án nhân dân, Nghị quyết số 08 của Bộ
Chính trị ngày 2/1/2002 đã nhấn mạnh: "Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ
chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện
các chứng cứ, ỷ kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, nhân chứng, nguyên đơn, bị
dơn và những người có quyền, lọi ích hợp pháp d ể ra những bán án, quyết định đúng
pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quỵ định“ [3, tr.3-4].
Chính vì thế, pháp luật TTDS luôn có những quy định bảo đảm cho quá trình thu
thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Thực tiền hoạt động xét xử của Tòa án cho thấy
ràng, các vướng mắc cũng như sai lầm trong hoạt động điều tra, xét xử các vụ kiện


dân sự chủ yếu tập trung vào việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Các bản án bị cấp
phúc thẩm hay giám đốc thẩm hủy để điều tra lại do thu thập chứng cứ không đầy đủ
chiếm tỷ lệ khá lớn... Bộ luật tố tụng dân sự chưa ra đời, còn các Pháp lệnh về thủ tục
tố tụng dân sự, kinh tế, lao động thì chưa có quy định cụ thể nào đề cập đến vấn đề
chứng cứ, về phương pháp, thủ tục thu thập, cung cấp chứng cứ từ phía đương sự...
Trước tình hình đó, nghiên cứu lý luận về chứng cứ nói chung cũng như nghiên cứu
“HOẠT ĐỘNG CUNG CÂP, THƯ THẬP CHÚNG c ứ TRONG T ố TỤNG DÂN s ụ VIỆT

NAM“ nói riêng là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng được đòi hỏi đối với Luận văn thạc sỹ
khoa học Luật và phần nào đó giải quyết được vấn đề còn trống vắng trong khoa học
luật nói chung và khoa học Luật tố tụng dân sự nói riêng.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đê tài
* M ục đích nghiên cứu của đê tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện chế định chứng cứ,
nghĩa vụ chứng minh, việc sử dụng chứng cứ với tư cách là phương tiện chứng minh

trong TTDS;
- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, những đặc trưng của hoạt
động cung cấp, thu thập chứng cứ với vai trò là hoạt động TTDS cơ bản trong quá
trình giải quyết vụ kiện dân sự;
- Từ việc nghiên cứu những vướng mắc của hoạt động thực tiễn trong thời
gian qua, phát hiện một số mâu thuẫn, không thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; đề
cập tới những vấn đề mới nảy sinh chưa được xem xét liên quan đến khái niệm
chứng cứ cũng như hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong quá trình chứn&
minh, đồng thời nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, thu
thập chứng cứ;
- Đề xuất những kiên nghị về việc xây dựng những qui định về chứng cứ và
thu thập, cung cấp chứng cứ nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với
hoạt động của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động,
hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thể và
Nhà nước.
* Đôi tượng và phạm vi nghiên cún


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định là:
- Tập trung nghiên cứu những qui định của pháp luật TTDS Việt Nam về
chứng cứ và đặc biệt đi sâu nghiên cứu các quy định cũng như thực tiễn hoạt động
cung cấp, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế,
lao động, hôn nhân và gia đình tại Tòa án;
- N ghiên cứu một số qui định của pháp luật TTDS của một số nước nhưMỹ, Pháp, Nga, Đức, Nhật-Bản, Canada (Bang Quebec), Tháilan,Thụy-Điển,
Đan-M ạch, Đài Loan... về chứng cứ và hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ
trong TTDS nhằm so sánh và tham khảo;
- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động TTDS của Tòa án nhằm làm rõ sự cần thiết
phải xác định trách nhiệm cung cấp, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết các
vụ kiện dân sự.
3.


Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định chứng cứ đã được đề cập trong các giáo trình giảng dạy ở bậc Đại
học (Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn quốc gia, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh...). Tuy nhiên,
những chuyên đề này mới chỉ dừng lại nghiên cứu trên một bình diện chung nhất,
khái quát nhất mà chưa đi sâu nghiên cứu về từng vấn đề cụ thể của chế định.
Trong quá trình xây dựng Bộ luật TTDS, cho đến nay đã có một vài công trình
nghiên cứu liên quan đến chế định chứng cứ và hoạt động chứng minh trong TTDS
Việt Nam ở những khía cạnh khác nhau như: “Một s ố vấn đề về cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng Bộ luật TTDS“ (Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 95-98-046/ĐT
của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC), luận văn của ThS. Vũ Trọng Hiếu về
“Chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam“ năm 1998, một
số bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý như “ Đánh giá chứng

cứ

trong một

VII

kiện đòi n đ í (Tạ Ngọc Hải, Tạp chí Tòa án nhân dân, sô 1/1990), “Nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân s ự ‘ (TS. Phan Hữu Thư, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/1998), “Đánh giá toàn bộ chứng cứ mới tìm ra bản
chất sự việc“ (Duy Kiên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 1/2000), “Xác định địa vị
tố tụng của đương sự và đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sụ“ (Luật sư Nguyễn Thế
Giai, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2000)...



Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về hoạt động cung cấp, thu thập chứng
cứ trong TTDS nhằm mục đích đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện, đổi mới pháp
luật về TTDS và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án trong việc giải quyết các
tranh chấp trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm V(J
việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử dụng như phương
pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và phương pháp xã hội học
như lấy số liệu, sử dụng các kết quả thống kê, phương pháp khảo sát, thăm dò lấy ý
kiến trong phạm vi những người làm công tác thực tiễn... cũng được sử dụng trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ngoài ra, để hoàn thành luận văn tác giả còn sử dụng phương pháp trao đổi
nhằm tham khảo ý kiến của nhiều cán bộ cổ bề dày kinh nghiệm trong các công
tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu đào tạo, hoặc công tác thực tiễn
ở Tòa án nhân dân các cấp để luận văn có được tính thực tiễn cao.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về hoạt động cung cấp, thu
thập chứng cứ trong TTDS Việt Nam - một vấn đề từ trước đến nay gây nhiều tranh
luận được tác giả luận giải rõ ràng, cụ thể là:
T h ứ nhất: Lần đầu tiên chế định chứng cứ và các quy định về hoạt động cung
cấp, thu thập chứng cứ - hoạt động TTDS cơ bản trong quá trình giải quyết các vụ
kiện dân sự được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về cơ sở lý luận
cũng như thực tiễn. Việc điều tra thu thập chứng cứ hav xác minh thu thập chứng cứ,
những vấn đề chưa rõ trong TTDS, liên quan đến n«hĩa vụ hay quyển cung cấp chứng
cứ được luận giải rõ ràng trong luận văn này.
Thứ h a i: Quá trình nghiên cứu đề tai tìm ra được những tổn lại trong cồng tác



xây dựng và thi hành pháp luật về vấn đề chứng cứ và hoạt động cung cấp, thu thập
chứng cứ; xác định nghĩa vụ và quyền chứng minh trong hoạt động TTDS nói riêr%
và pháp luật về TTDS hiện hành nói chung. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để
góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong cả hai phương diện này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở bậc
Đại học, Trường Đào tạo nghề trong lĩnh vực tư pháp và là tư liệu tốt để các nhà khoa học
tham khảo trong nghiên cứu khoa học TTDS. Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa
học nghiêm túc, trong một chừng mực nhất định cũng có thể giúp ích phần nào cho các
cán bộ làm công tác thực tiễn (Thẩm phán, Luật sư...) trong việc hiểu biết một cách sâu
sắc, đầy đủ và vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật khi áp dụng chế định chứng
cứ và nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ, chứng minh vào công tác xét xử; công tác tư
vấn, bào chữa, bảo vệ quyền lọi của đương sự.
6. Bô cục của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, Ba chương, Phần kết luận và Danh mục tài liệu
:ham khảo.
Chương 1: N hững vấn đề chung vê chứng cứ và hoạt động cung cấp, thu
ìhập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt N am ;
Chương 2: Cung cấp, thu thập chứng cứ - Hoạt động tô tụng dân sự cơ bản
rong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự;
C hương 3: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, thu
thập chứng cứ và hướng hoàn thiện.
Kết luận


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ CHỨNG c ứ VÀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP,
THU THẬP CHÚNG c ứ TRONG T ố TỤNG DÂN s ự VIỆT NAM
1.1. NHỮNG VÂN ĐỂ CHUNG VỂ CHỨNG c ứ

1.1.1. Khái niệm chứng cứ
Vấn đề chứng cứ là một vấn đề trung tâm trong lý luận chứng cứ và trong thực
tiễn hoạt động TTDS. Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh đều
xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của TTDS đều được mở ra và kết thúc từ
vấn đề chứng cứ. Chứng cứ là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duy nhất để
chứng minh trong vụ kiện dân sự, thông qua chứng cứ các sự kiện thực tế được xác
định, khẳng định. Nếu không dựa vào chứng cứ Tòa án không thể tái hiện lại đúng
các tình tiết của vụ kiện, không xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên đươn"
sự. Vì vậy, việc nhận thức đúng vấn đề chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng
đắn cho quá trình chứng minh đặc biệt là trong hoạt động cung cấp, xác minh thu
thập chứng cứ trong TTDS.
Cơ sở lý luận quan trọng để hình thành hệ thống lý luận về chứng cứ xuất phát
từ qui luật: Vật chất khi đã được sinh ra thì không bao giờ mất đi, nó chỉ có thể
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, mọi sự vật hiện tượng có mối liên hệ phổ
biến. Khi một quan hệ pháp luật được hình thành, nó phải được thể hiện dưới những
hình thức khác nhau của vật chất và thường là những cái chúng ta có thể cầm được,
nắm được như các giấy tờ, tài liệu, các hiện vật hay trong những trường hợp đặc biệt,
nó có thể được lưu giữ lại trong trí nhớ con người. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những
dấu vết lưu lại trong thế giới vật chất hay trong tư duy của quan hệ pháp luật này có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định quan hệ, hành vi đã hình thành và liên quan tới
chúng. Điều này sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho cơ quan tố tụng - Tòa án nhân
dân (TAND) trong việc giải quyết các vụ kiện. Bởi vì, muốn tìm ra chân lý khách
quan thì nhiệm vụ của Tòa án là phải làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến sự
hình thành, diễn biến quan hệ pháp luật mà từ đó náy sinh tranh chấp.
Việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyển và nghĩa vu của các đương sự gắn
liền với những sự kiện hoặc hành vi pháp lý nhất đinh. Do đó, khi cổ tranh chấp và


các đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì việc đưa ra
những chứng cứ chứng minh sự tồn tại của sự kiện hay hành vi pháp lý nào đó... làm

phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự đang tranh chấp mang ý
nghĩa quyết định. Có thể hiểu, chứng cứ ở đây chính là phương tiện cho phép chứng
minh hoặc suy đoán sự tổn tại những sự kiện, hành vi pháp lý là cơ sở của quan hệ
pháp luật.
Để làm rõ sự thật khách quan khi thụ lý giải quyết vụ kiện, Tòa án phải làm
sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ kiện như: Việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân
sự giữa các các bên dựa trên cơ sở pháp luật nào? Có những sự việc (sự kiện hay
hành vi) nào liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đó? Có hình thức nào
(như văn bản, lời nói hay các dấu vết...) ghi nhận lại sự kiện, sự việc hay hành vi liên
quan đến việc phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự đó?
Để thực hiện việc này, Tòa án cần triệu tập các đương sự, người chứng kiến và
những người khác để nghe lời khai của họ, phải nghiên cứu những tài liệu khác nhau,
xem xét các vật khác nhau. Lời khai của các đương sự, người làm chứng, kết luận
của người giám định, các tài liệu, các vật có liên quan được Tòa án sử dụng làm
phương tiện chứng minh để xác định những tình tiết của vụ kiện. Các chứng cứ là
những thông tin được rút ra từ những phương tiện nêu trên.
Đề cập tới khái niệm chứng cứ trong Luật tố tụng, các Luật gia của cả hai hệ
thống Án lệ (Common Law) và Luật thành văn (Civil Law) đưa ra những định nghĩa
khác nhau.
Trong pháp luật TTDS của Bang Quebec (Canada): Khái niệm chứng cứ trong
tố tụng có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, chứng cứ chỉ tổng hợp các tài liệu, dữ kiện cho
phép Thẩm phán ra một phán quyết. Nghĩa thứ hai, chứng cứ chỉ các phương tiện
chứng minh mà pháp luật cho phép nhằm xác định sự thật của một sự kiện có tranh
chấp. Với nghĩa thứ hai này, chứng cứ dân sự được hiểu là việc chứng minh sự tổn tại
của một hành vi, một sự kiện xác lập, thay đổi, chuyển giao hoặc chấm dứt một
quyển chủ quan, thông qua các phương tiện chứng minh mà pháp luật cho phép“ [65,
tr. 2]. Các nhà nghiên cứu luật pháp ở Quebec cho rằng: “Lý thuyết về chứng cứ tổn
tại hai hệ thống. Một hệ thống niềm tin nội ‘áiii, íheo đó Thẩm phán hoàn toàn tự



mình có quyền quyết định tin hay không tin vào các (phương tiện) chứng cứ do các
đương sự cung cấp. Hệ thống thứ hai là hệ thống chứng cứ theo ìuật pháp, trong đó,
Luật chứng cứ được định nghĩa là: ” Tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá
trình chứng minh tính xác thực của một sự kiện trước Tòa árì‘ [61, tr. 1-2]. Tiếp cận
khái niệm từ góc độ so sánh với pháp luật TTDS Việt Nam, chúng tôi thấy mặc dù
pháp luật TTDS Việt Nam thừa nhận chứng cứ được rút ra từ các phương tiện chứng
minh (các công cụ pháp lý được Tòa án sử dụng nhằm thu thập, nghiên cứu và đánh
giá chứng cứ) song phương tiện chứng minh không nằm trong nội dung khái niệm
chứng cứ, mặc dù xét về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tế giữa
chứng cứ và phương tiện chứng minh có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Luật TTDS Nhật Bản đưa ra định nghĩa dựa trên tính chất chứng minh của
chứng cứ như sau: “Chứng cứ là một tư liệu thông qua đó một tình tiết được Tòa án
công nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó Tòa án được thuyết phục là một tình
tiết nhất định tồn tại hay khôngu. Một cách chặt chẽ thuật ngữ chứng cứ là một trong
những điều sau: Phương pháp chứng cứ (là phương pháp mà Thẩm phán sử dụng như
là đối tượng của việc xem xét chứng cứ), tư liệu chứng cứ (là nội dung hay tư liệu có
thể được công nhận như là kết quả của việc điều tra của phương pháp chứng cứ) và
nguyên nhân của chứng cứ (là nguyên nhân mà thống qua đó Thẩm phán được thuyết
phục về sự tồn tại hay không tồn tại của tình tiết trong số liệu chứng cứ) [7, tr. 453454]. Theo chúng tôi, một khái niệm khoa học cần thể hiện được những gì bản chất
nhất, bao quát nhất và dễ hiểu nhất. Với cách định nghĩa này, tuy những nội dung cơ
bản của chứng cứ được thể hiện tương đối chi tiết song lại quá trừu tượng và khó
hiểu.
Bộ luật Tố tụng dân sự nước Cộng hòa liên bang Nga tại Chương 6 “Chứng
cứ” có quy định: “Chứng cứ trong tố tụng dán sự là những sự thật khách quan mù
theo đó là cơ sở đ ể Tòa án giải quyết vụ án“ [31, tr. 4].
Nhìn chung, những định nghĩa nàv đã đảm bảo được tính tổng quát và bao
hùm được những đặc điểm đặc trưng của chứng cứ. Tuy nhiên, nó vẫn nặng về cách
giải thích khái niệm, ở một khía cạnh nào đó, với cách định n 2,hĩa vé chứng cứ trong
Bộ luật tô tụng nước Cộng hòa liên bang Nga còn có những điểm chưa hợp lý khi



khẳng định "chứng cứ là sự thật khách quan". Xét về mặt bản chất của chứng cứ thi
chứng cứ phải là những gì nói lên sự thật khách quan, phản ánh sự thật khách quan
chứ không phải là sự thật khách quan.
ở Việt Nam, khái niệm chứng cứ được coi là một nội dung quan trọng của lý
luận chứng cứ trong khoa học Luật. Chúng ta xây dựng khái niệm chứng cứ dựa trên
cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng có tiếp thu những quan điểm khoa học về
chứng cứ của pháp luật TTDS ở các nước. Điều đó có nghĩa là:
Trên lập trường, quan điểm th ế giới quan duy vật xem xét chứng cứ xuất
phát từ thực tế khách quan của chính bản thân chứng cứ không lệ thuộc vào ý thức
của con người.
Trong mối liên hệ biện chứng nhìn nhận và xem xét chứng cứ trong sự vận
động, phát triển và toàn diện. Trong thế giới khách quan, mỗi chứng cứ đều có nguồn
gốc, có nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nên nó. Sự tồn tại của chứng cứ không ở
dạng tĩnh lặng, bất động, riêng lẻ mà chúng có sự liên quan lẫn nhau. Chính sự liên
hệ biện chứng giữa các chứng cứ với đối tượng chứng minh giúp chúng ta nhận thức
được thực tế khách quan của vụ kiện dân sự. Theo đó, trong khoa học Luật TTDS
Việt Nam chứng cứ được định nghĩa là:
"C hứng cứ là những gì có thật mà dựa vào đó theo một trình tự do luộ*
định, Tòa án xác định có hay không có những tình tiết làm cơ sở cho các yêu cầu
của Đương sự, của Viện kiểm sát, T ổ chức x ã hội và những tình tiết khác có ý
nghĩa đ ể giải quyết đúng đắn vụ kiện "[54, tr. 84]
Cơ sở để xác định sự vật, hiện tượng là chứng cứ trước hết phải dựa trên các
đặc điểm của chứng cứ.
1.1.2. Các đặc điểm của chứng cứ
a. Tính khách quan của chứng cứ
Chứng cứ trước hết phải là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ
thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Chứng cứ có thể là sản phẩm của ý chí của
con người, nhưng bắt đầu tù' thời điểm ra đời. tính khách quan của chứng cứ xuất
hiện. Tòa án, Viện kiểm sát, nhũng người tham gia tố tung có thể thu thập, nghiên



cứu và đánh giá chứng cứ nhưng không tạo ra chứng cứ.
Một sự kiện tồn tại khách quan muốn được sử dụng trong quá trình chứng
minh thì trước hết cần phải được con người phát hiện, nghiên cứu, đánh giá. Như vậ>,
tuy không tạo ra chứng cứ nhưng con người có thể tác động vào sự kiện đó để khai
thác chúng như là chứng cứ. Giữa sự kiện có thật và sự kiện do con người tạo ra,
trong thực tiễn xét xử nhiều trường hợp có sự nhầm lẫn, do đó để đánh giá tính khách
quan của những sự kiện mang tính chất chứng cứ được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau, các sự kiện đó cần phải được nghiên cứu, phân tích, so sánh trong tổng thể của
mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với sự việc. Tòa án cần thẩm tra bằng
cách nghiên cứu sự hình thành, tồn tại, phát triển của những sự kiện được sử dụng
như những chứng cứ cùng với các tài liệu khác, với sự giúp đỡ của giám định chuyên
môn hoặc các biện pháp luật định khác.
b. Tính liên quan của chứng cứ
Chứng cứ là những sự kiện thực tế tồn tại khách quan và có liên quan mật
thiết đến vụ việc mà Tòa án cần giải quyết.
Mỗi một sự kiện thực tế cần phải mang một nội dung thiết thực gắn liền với
việc giải quyết vụ kiện của Tòa án. Những sự kiện không có ý nghĩa đối với vụ kiện
thì không được thu thập và đánh giá như những chứng cứ. Do đó, Tòa án phải biết
chọn lọc và chỉ đánh giá những sự kiện có liên quan và có ý nghĩa đối với việc giải
quyết vụ kiện.
Tính liên quan của chứng cứ có thể là trực tiếp cũng có thể là gián tiếp. Mối
quan hệ trực tiếp là mối quan hệ mà dựa vào chứng cứ đó có thể xác định được ngay
những tình tiết cần phải chứng minh trong vụ kiện. Mối quan hệ gián tiếp là mối
quan hệ mà dựa vào chứng cứ đó, phải qua nhiều khâu trung gian mới xác định được
giá trị chứng minh của chứng cứ đó với những tình tiết trong vụ kiện. Tuy nhiên, cho
dù là trực tiếp hay gián tiếp, thì đó cũng phái là mối quan hệ nội tại, có tính nhân
quá, trong mối quan hệ này, cái này phải là kết quả của cái kia và ngược lại, cái kia
phải là nguyên nhân để dẫn đến cái này. Điểu đó có nghĩa là những gì có thật, tức là

chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất
định. Ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc
hình thành các chứng cứ đó. Việc Tòa án sử đuníi các chứng cứ gián tiếp trong TTDS


khác với việc suy đoán - trên cơ sở của một sự việc đã rõ ràng hoặc có thê chứng
minh được dễ dàng suy ra sự tồn tại của một sự kiện khác chưa được biết đến.
c. Tính hợp pháp của chứng cứ
Các sự kiện nêu trên cần phải được thu thập, bảo quản, củng cố, nghiên cứu
và đánh giá theo một thủ tục do Luật định. Đây là trình tự nhằm đảm bảo giá trị của
chứng cứ. Thủ tục này vừa ràng buộc Tòa án tiến hành TTDS một cách thận trọng,
chặt chẽ, vừa bảo đảm độ tin cậy và tính khách quan của các chứng cứ mà Tòa án thu
thập và sử dụng, từ đó các phán quyết của Tòa án có được sức thuyết phục cao. Các
sự kiện thực tế khách quan sẽ mất giá trị nếu trong quá trình thu thập... có vi phạm
những quy định của pháp luật. Bản thân những sự kiện này cũng sẽ tự mất đi giá trị
thực của nó nếu không được bảo quản và củng cố tốt. Như vậy, tính hợp pháp là một
đặc tính mang tính hình thức, phản ánh các đặc tính mang tính nội dung của chứng
cứ. Trong quá trình tố tụng, chứng cứ phải được thu thập theo đúng các trình tự, thủ
tục do pháp luật về tố tụng quy định. Việc quy định trình tự, thủ tục này để đảm bảo
tính hợp pháp của chứng cứ là đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này trong
thực tiễn xét xử hiện nay vẫn còn có vướng mắc nhất định.
Chẳng hạn, liên quan đến kỹ thuật sao chép trong trường hợp lén ghi âm một
cuộc trao đổi điện thoại của một người mà không được sự đồng ý của người đó như
vậy có được coi là đảm bảo tính hợp pháp trong quá trình thu thập hay không?
Nghiên cứu một số quy định của pháp luật TTDS nước ngoài chẳng hạn như TTDS
Pháp thì không thừa nhận là nguồn chứng cứ vì “việc ghi âm đó không ngay tình,
không tôn trọng nguyên tắc trung thực - một nguyên tắc quan trọng trong vấn đề xác
định chứng cứ“ [30, tr. 44], theo pháp luật TTDS Trung quốc thì “băng ghi âm, ghi
hình” phải được ghi công khai mới được coi là “nguồn chứng cứ”, nếu là băng ghi
trộm thì sẽ bị coi là bất hợp pháp và không được xem là nguồn chứng cứ [43. tr. 38].

Về vấn đề này, pháp luật TTDS Việt Nam hiện nay chưa quy định cụ thể, cách hiểu
và áp dựng pháp luật trong việc sử dụng tình tiết này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận
thức và đánh giá của cá nhân Thẩm phán, chưa có sự thống nhất.
Một vấn để khác liên quan đến việc xác định thuộc tính thứ ba của chứng cứ
trong trường hợp giải quyết yêu cầu đòi bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


Ví dụ: Tòa án trưng cầu giám định pháp y ở Bộ Y tế, đương sự yêu cầu giám
định pháp y ở Bộ Công an. Dưới góc độ lý luận, bản thân kết quả giám định pháp y
dù là của Bộ Y tế hay của Bộ Công an cũng cần được xem xét ngang nhau trong quá
trình giải quyết vụ kiện, nó sẽ được chấp nhận nếu nó có đủ mối liên hệ phù hạp với
thực tế khách quan, bên cạnh đó do đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và
nghĩa vụ chứng minh nên bản thân các đương sự có quyền tự mình trưng cầu giám
định vì đó là cách chứng minh của đương sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 26
khoản 2 PLTTGQCVADS thì có thể hiểu: Việc giám định s ẽ do Tòa án hoặc Viện
kiểm sát trưng cầu, các đương sự chỉ có quyền đề nghị Tòa án hoặc Viện kiểm sát
trưng cầu giám định mà không có quyền tự mình trưng cầu giám định, chính điểm
mâu thuẫn này làm cho việc chứng minh của đương sự bị hạn chế. ở đây, một mặt
do cách quy định tại Điều luật chưa rõ, mặt khác TANDTC hiện nay cũng chưa co
một văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là "được thu thập hợp pháp”. Vì vậy, trong
thực tiễn xét xử nhiều Thẩm phán cho rằng kết luận giám định do tự đương sự trưng
cầu không bảo đảm được điều kiện về mặt hình thức - được thu thập hợp pháp do đó
thường không chú ý nhiều đến kết luận giám định do đương sự yêu cầu giám định
trực tiếp. Nên chăng, cần có thêm những Điều luật hoặc Văn bản quy định cụ thể
những điều kiện được coi là chứng cứ, thủ tục cụ thể về thu thập chứng cứ nhằm đảm
bảo tính hợp pháp của chứng cứ để có cách hiểu thống nhất và giải quyết những
vướng mắc trong thực tiễn xét xử hiện nay.
1.1.3. N hữ ng vấn đ ề mới nảy sinh khi xem xét giải quyết vấn đê chứng cứ
Hiện nay, cùng với sự phát triển các hệ thống tin học hiện đại và hệ thống thông
tin quốc tế, thương mại điện tử - “việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các

phương tiện điện tử, dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm
thanh và hình ảnh“ 1 [60, tr. 8] đang đặt ra những vấn đề bức xúc cho các ngành luật
về nội dung. Các giao dịch dân sự, thương mại như mua bán cổ phiếu điện tử, vận
đơn điện tử, chuyển tiền điện tử, mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện
tử... được sử dụng ngày càng nhiều trên hệ thống Internet. Cũng như bất kỳ hình thức
giao dịch thương mại truyền thống nào khác, trong giao dịch thương mại điện tử chắc

'

D icu l Luật mầu của U N CĨTRAL vê Thương mại diér I, (


chắn sẽ nảy sinh những tranh chấp, bất đồng giữa các bên. Việc giải quyết tranh chấp
trong thương mại điện tử, trong đó quan trọng nhất là việc sử dụng các văn bản điện
tử hay chữ ký điện tủ với tư cách là các chứng cứ trong hoạt động tô tụng đang còn
là một vấn đề trống vắng trong hệ thống pháp luật hiện nay. Vấn đề này không những
chỉ liên quan đến thủ tục mà còn liên quan đến việc xây dựng pháp luật tố tụng về
chứng cứ và chứng minh cho phù hợp với sự xuất hiện của các công nghệ mới.
Theo truyền thống pháp luật tố tụng của Việt Nam thì không có sự phân biệt giá
trị chứng minh của chứng cứ viết và các lời khai bằng miệng, ngoài ra lý luận về
chứng cứ tổn tại trong khoa học pháp lý cũng chưa xác định được giá trị pháp lý của
các vãn bản điện tử. Mặc dù trên thực tế pháp luật về hợp đồng kinh tế (HĐKT) đã
cho phép các bên tham gia được giao kết HĐKT bằng fax hoặc tại Điều 49 Luật
Thương mại Việt Nam quy định: “Trong các giao dịch thương mại thì điện báo, telex,
fax, thư điện tử và cấc hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức
văn bản” [27, tr. 281]. Gần đây nhất Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
ban hành Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN (29/5/2002) về việc ban hành quy định
về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong thanh toán điện tử liên
ngành. Trong đó đã công nhận “chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử có giả trị như
chữ ký tay trên chứng từ giây khi nó thoả mãn (lược những điều kiện nhất định. Ở

đây, chữ ký điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được hiểu là “một yếu : ố
của chứng từ điện tử được m ã hoá và luôn luôn gắn liền với các dữ liệu của chứng từ
điện tử nhằm xác định tính đúng đắn, chuẩn xác của các yếu tố trên chứng từ điện tử
khi thực hiện truyền nhận qua mạng máy tính giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán” [36]. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, quy định này mới chỉ giới hạn
trong phạm vi đơn lẻ của một ngành nhất định.
Nếu theo quy định trong Điều 1316 của Bộ luật TTDS Pháp thì chứng cứ bằng
văn bản viết là một chuỗi các chữ, các số cũng như mọi dấu hiệu khác mà mọi người
có thể hiểu được và có thể tra cứu vào bất cứ lúc nào. Việc một văn bản được coi là
ván bản viết không phụ thuộc vào hình thức thể hiện của nó, cũng như phương thức
trao đổi văn bản đó. Luật pháp của Pháp cũng quy định (Điều 1316 Bộ luật TTDS) là
van bản viết điện tử có giá trị chứng minh tương tự như văn bản viết trên giấy, với
điều kiện phải có chữ ký của người lập văn bản hoặc phai có dấu hiệu cho phép xác


định người lập văn bản và văn bản viết điện tử phải được lập và bảo quản trong những
điều kiện bảo đảm độ tin cậy của văn bản [29, tr. 42-43]. Trong hoàn cảnh của V iạ
Nam, các vấn đề về chứng cứ được quy định trong pháp luật về tố tụng, nhưng nghiên
cứu về hệ thống pháp luật tố tụng của Việt Nam thì chưa có một quy định nào cụ thể
về vấn đề văn bản điện tử có phải là chứng cứ trước Tòa án hay không? Theo quy
định của pháp luật Việt Nam có rất nhiều các giao dịch dân sự, thương mại yêu cầu
phải được thực hiện dưới hình thức văn bản song chúng ta vẫn chưa có một khái niệm
cụ thể thế nào là “văn bản“. Quan điểm lâu nay của cả những nhà lập pháp và các
Thẩm phán trong điều kiện một nền thương mại truyền thống, thì văn bản được hiểu
là văn bản trên giấy (dưới hình thức viết). Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có
chứng cứ trên giấy, thông tin điện tử có được coi là có giá trị tương đương như văn
bản viết không? có được coi là chứng cứ trong trường hợp có tranh chấp không?:..
Nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong
những hình thức của văn bản, thì hợp đổng được giao kết trên mạng máy tính giữa
các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, nếu

một tệp dữ liệu điện tử đã được pháp luật thừa nhận là một trong những phương thức
thỏa thuận, giao kết hợp đồng... thì nó cũng cần được thừa nhận về mặt chứng cứ để
làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế, dân sự,
thương mại. Theo chúng tôi, khi xây dựng Bộ luật TTDS vần đề này cần thiết phải
được lưu tâm và làm rõ.
1.1.4. N guồn chứng cứ trong pháp luật tô'tụng dân sự
Trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự, việc phân biệt rõ ràng đâu là
chứng cứ, đâu là nguồn chứng cứ không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà
còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn.
Nếu như chứng cứ là những sự thật khách quan có liên quan đến vụ việc mà
Tòa án đang giải quyết, được thu thập theo một trình tự do luật định mà Tòa án dùng
làm căn cứ để xác định có hay không có các tình tiết là cơ sở của những yêu cầu hay
phản đối yêu cầu của các bên đương sự và những cơ sở khác có ý nghĩa để giải quyết
đúng đắn vụ việc, thì “nguồn chứng cứ là những dữ kiện thực t ế có chứa đựng nội
chtng những sự thật khách quan có liên quan íỉểìi vụ việc mà Tòa án đan« giải quyết
trong TTDS” [42, tr. 28]. Như vậv, hiểu theo khái niệm này thì nguồn chứng cứ chín!.


là hình thức chứa đựng nhũng gì có thật liên quan đến đối tượng chứng minh trong
vụ kiện dân sự.
Từ sự phân tích trên, chứng cứ là các “sự kiện“, “thông tin“ còn nguồn phản
ánh chứng cứ là những cái chứa đựng các “sự kiện“, “thông tin“ ấy. Chứng cứ là cái
chi tiết, cụ thể còn nguồn chứng cứ là cái bao quát chung.
Ví dụ: Lời khai của đương sự là nguồn chứng cứ, còn các thông tin, chứa đựng
trong lời khai đó mới là chứng cứ...
Theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành có các loại nguồn chứng cứ sau:
*T h ứ nhất: Lời khai của các đương sự và người làm chứng
Đương sự là người có quyền và lợi ích gắn liền với vụ kiện, họ tham gia trực
tiếp vào quan hệ pháp luật đang có tranh chấp để bảo vệ quyền lợi của chính bản
thân mình. Lời khai của đương sự được dựa trên trí nhớ về một sự kiện nên thườn

mang tính chủ quan, vì vậy yếu tố tâm lý trong lời khai của đương sự là một đặc
trưng cần xem xét thận trọng khi đánh giá nguồn chứng cứ này. Thông thường, lời
khai của đương sự gồm 2 loại: Lời khai về những tình tiết, những sự kiện pháp lý mà
dựa vào đó các đương sự đề xuất các yêu cầu hoặc các biện pháp bảo vệ; Lời thừa
nhận của một bên đương sự - khẳng định là có hay không có những sự kiện mà đáng
ra bên đương sự khác phải chứng minh. Lời thừa nhận của một bên đương sự giải
phóng cho đương sự còn lại khỏi nghĩa vụ chứng minh, tuy nhiên nó không giải
phóng Tòa án khỏi nghĩa vụ chứng minh. Theo như TS. Phan Hữu Thư “Mặc dù
đương sự có thừa nhận nhưng Tòa án vẫn phải làm rõ thì mới đánh giá lời thừa nhận
của đương sự như chứng cứ được” [37, tr. 5].
Khác với đương sự, người làm chứng là người biết những thông tin liên quan
đến vụ kiện nhưng lại không có quyền lợi trong vụ kiện đó, vì vậy lời khai của người
làm chứng thường thể hiện được yếu tố khách quan hơn. Mặc dù, trong lời khai của
người làm chứng chứa đựng nhiều thông tin về những tình tiết cần chứng minh nhằm
giúp Tòa án tìm ra sự thật khách quan của vụ kiện, tuy nhiên trong quá trình thu thập
cũng như nghiên cứu về nguồn chứng cứ này vẫn cần có một sự thận trọng khi xem
xét. đánh giá. Những chứng cứ rút ra từ lời khai này có thể bị sai lệch, khổng phù
hợp với thực tế khách quan trong những trường hợp như người làm chứng bị dụ dỗ, bị


mua chuộc hoặc thậm chí bị đe dọa, bị hành hung để đưa ra lời khai có lợi cho một
bên đương sự nào đó, hoặc trong trường hợp người làm chứng cố ý khai gian dối,
không thể nhớ lại đúng như những gì đã được chứng kiến.
* T h ứ hai: Kết luận của giám định viên
Trong nhiều vụ kiện dân sự, đế làm sáng tỏ một số tình tiết nhất định đòi hỏi
phải sử dụng những kiến thức chuyên môn cần thiết với sự hỗ trợ của giám định viên.
Kết luận của giám định viên là một kết luận khoa học về chuyên môn được thể hiện
dưới hình thức một văn bản viết hoặc được trình bày tại phiên tòa, được đưa ra sau
khi đã nghiên cứu những vấn đề cần vận dụng kiến thức chuyên môn trả lời cho
những vấn đề do Tòa án, Viện kiểm sát trưng cầu. Đây là một nguồn chứng cứ quan

trọng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ kiện, thậm chí trong nhiều vụ kiện nó còn trở
nên có tính chất quyết định đối với phán quyết của Thẩm phán. Tuy vậy, để rút ra giá
trị chứng minh Tòa án cũng cần xem xét nguồn chứng cứ này trong mối quan hệ với
các chứng cứ khác, vì không thể loại trừ trường hợp người giám định viên có thể vô ý
hoặc cố ý đưa ra những kết luận thiếu tính khoa học, không đúng sự thật và thậm ch1'
có thể gian dối.
* T h ứ ba: Tài liệu, giấy tờ chứa đựng chứng cứ
Đây là một nguồn chứng cứ đặc biệt quan trọng, vì trong các tài liệu giấy
tờ liên quan đến vụ kiện bao giờ cũng chứa đựng những thông tin, những sự kiện
liên quan đến những tình tiết của vụ kiện. Từ nguồn chứng cứ này cho phép Tòa án
rút ra được những chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ kiện. Đặc điểm đặc trưng
nhất của những chứng cứ rút ra từ nguồn tài liệu, giấy tờ chứa đựng chứng cứ là có
thể giữ gìn trong một thời gian dài mà không bị thay đổi nội dung, Tòa án có thể sử
dụng nhiều lần.
Tài liệu, giấy tờ chứa đựng chứng cứ có thể là bản chính, bản sao, có hình
thức đơn giản hoặc là những mẫu quy định của pháp luật. Do vậy, khi nghiên cứu về
chứng cứ này, Tòa án phải chú ý cả về hình thức lẫn nội dung. Trong quá trình tố
tụng tất cả các giấy tờ, tài liệu chứa đựng chứng cứ đều phải được đương sự cung
cấp cho Tòa án. Trường hợp các giấy tờ tài liệu này do cơ quan nhà nước, tố chức xã


hội lưu giữ, thì Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội này cung
cấp bản chính hoặc bản sao các loại giấy tờ, tài liệu đó.
* Thứ tư: Vật chứa đựng chứng cứ
Là những vật khác nhau của thế giói vật chất, trong vụ kiện dân sự, thông
thường vật chứng là những vật có liên quan đến vụ kiện, việc nghiên cứu các tài sản
này cho phép Tòa án xác định những đặc điểm riêng về hình dạng, tính chất của
chúng đế từ đó rút ra các chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ kiện. Vật chứa đựng
chứng cứ trước hết là những phương tiện chứng minh. Khi những vật này được thu
íhập, củng cố, nghiện cứu và đánh giá theo đúng trình tự luật định, đáp ứng ba đặc

tính của chứng cứ thì các vật này trở thành các vật chứng. Vật chứng được Tòa án
bảo quản trong suốt quá trình xem xét và giải quyết vụ kiện. Giá trị chứng minh của
các vật chứng thể hiện ở tính đặc định của các vật đó (phân biệt với các vật cùng
loại). Nếu Tòa án không bảo quản tốt để giữ gìn tính đặc định của vật thì vật chứng
sẽ mất hết giá trị chứng minh. Khi thu thập các vật chứa đựng chứng cứ, Tòa án phải
lập biên bản miêu tả chi tiết hình thức và các tính chất lý hóa của vật. Đối với những
vật mau hỏng thì Tòa án cần phải xem xét kịp thời. Đối với những vật khó đi chuyển,
Tòa án có thể đến xem xét tại chỗ.
Từ những đặc điểm đặc trưng của từng nguồn chứng cứ đó trong quá trình
cung cấp, thu thập chứng cứ, cần kiểm tra chứng cứ được rút ra từ nguồn nào để có
phương pháp và cách thức thu thập cho phù hợp.
Ngoài những nguồn chứng cứ đã nêu trên, dự thảo Bộ luật TTDS hiện nay đã
bổ sung thêm và sửa đổi tên gọi của một số nguồn chứng cứ, điều này tạo cho các
quy định mang tính cụ thể hơn, rõ ràng hơn như: “Cấc tài liệu đọc được, nghe được,
nhìn được; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Tập quán, thông lệ; Kết quả định
lịiá tài sàn: Các nguồn khác mù pháp luật có quỵ định." [42, tr. 28). Bên cạnh đó,
việc quv định những căn cứ để xác định nguồn chứng cứ trong luật TTDS là rất cần
thiết cho việc vận dụng pháp luật được chính xác. PLTTGQCVADS hiện nay chưa có
quy định nào đề cập đến vấn đề này. Khắc phục khiếm khuyết đó, Dự thảo Bộ luật
TTDS đã đưa ra những quy định chi tiết hóa các căn cứ để xác định nguồn chứng cứ


khá chặt chẽ cụ thể, có đặc thù đối với từng loại. Chúng tôi cho rằng, đây là những
quy định tương đối phù hợp. Cụ thể là:
“1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được: Các tài liệu thể hiện trên giấy tờ
và các vật khác mà có thể đọc được nội dung là nguồn chứng cứ phải là bản chính
hay bản sao có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc các loại giấy tờ do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;
2. Các tài liệu nghe được, nhìn được là nguồn chứng cứ phải kèm theo biên bản
xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc biên bản sự việc liên quan tới việc thu âm,

thu hình đó;
3. Các hiện vật là nguồn chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng là nguồn chứng cứ nếu
được ghi bằng văn bản, bằng băng ghi âm, băng ghi hình theo quy định tại Khoản
2 Điều 93 (Bộ luật TTDS) hoặc khai bằng lời trước Hội đổng xét xử tại phiên tòa;
5. Kết luận giám định là nguồn chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có văn bản kèm theo;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ là nguồn chứng cứ, nếu việc thẩm định
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các
thành viên tham gia thẩm định;
8. Kết quả định giá là nguồn chứng cứ nếu việc định giá do Hội đồng định giá
được thành lập và tiến hành theo thủ tục do Bộ luật này quy định hoặc văn bản do
chuyên gia về vật giá cung cấp” [11, Tr.28].
Về việc quy định “nguồn chứng cứ” là “Tập quán, thông lệ" tại mục 7 Điều 92
và căn cứ xác định nguồn chứng cứ này tại Điều 93 Dự thảo VII Bộ luật TTDS: “Tập
quán thông lệ là nguồn chứng cứ nếu tập quán, thông lệ đó được cộng đồng nơi có
tập quán, thông lệ thừa nhận”, theo chúng tôi cách biểu đạt từ ngữ ở đây chưa thật
rõ, chưa thật đầy đủ, dễ dẫn đến cách hiểu không thống nhất. Ớ đây, tập quán thông
lệ được hiểu là các quy phạm pháp luật tập quán (có giá trị pháp lý theo quy định của
BLDS), hay là những thực tiễn (không có giá trị pháp lv) của địa phương cho phép
suy đoán sự tổn tại của một sự kiện pháp !ý chẳng hạn như việc trao chiếc khăn piêu


×