Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.77 MB, 106 trang )

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐAI HOC LUÂT HẢ NÔI

NG U YỄN THƯ AN

TÌM HIỂU T ư TƯỞNG H ổ CHÍ MINH VỂ
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
CỦA DÂN, DO DÂN, v ì DÂN

Chuyên nghành : Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
Mã sô : 60.38.01
_ T H Ư V IỆ N
TRƯỜNG ĐAI HOC LUẬT HÀ Nổ! I
PHÒNG ĐỌC •./ # ,%....... I

LUẬN
• VÃN THẠC s ĩ LUẬT HỌC






NGƯỜI HƯỚNG D ÃN KHO A HỌC : GS. TS. HOÀNG VĂN HẢO


HẢ N Ộ I - 2003


LỜI CAM ĐOAN

T ôi x in cam đ oan
Đ ây là công trìn h n g h iên cứu củ a riên g tôi.
C ác số liệu, luận cứ k h o a h ọ c nêu tro n g luận văn
là tru n g thực, k h á c h quan.

Người viết cam đoan

Nguyễn Thu An


MỤC LỤC
PHẨN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : MỘT VÀI NÉT VỂ LỊCH s ử PHÁT TRIEN, c á c
TRUNG VÀ CÁC GIÁ TRỊ c ơ BẢN CUA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN.

đặc

1.

Khái niệm Nhà nước pháp quyền.

2.

Sự phát triển và các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp
quyền.

2.1. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại.
2.2. Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền.

3.

Các giá trị cơ bản của Nhà nước pháp quyền.
3.1. Nhà nước pháp quyền với việc đề cao pháp luật và giá trị nhân
văn của pháp luật.
3.2. Nhà nước pháp quyền với viêc đề cao chủ nghĩa lập hiến.
3.3. Nhà nước pháp quyền với viêc khẳng định nguồn gốc

chính

quyền là ở nhân dân.
3.4. Nhà nước pháp quyền với việc đề cao vai trò của các cơ quan
tư pháp.
3.5. Nhà nước pháp quyền với việc đảm bảo quyền con người,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
CHƯƠNG II : TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG H ổ CHÍ MINH VỂ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, v ì DÂN.

1.

Tư tưởng Hồ Chí M inh vẻ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của dân, do dân, vì dân.
1.1. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1.2. Nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.



2.

1.3. Nhà nước mà ở đó pháp luật được đề cao.

67

Một số kiến nghị về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

84

Nhà nước và Pháp luật trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.1. Đối với việc phát huy dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp

g6

quyền xã hội chủ nghĩa.
2.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước.

88

2.3. Đối với việc nâng cao vai trò và hiệu lực thực tế của pháp luật

91

2.4. Đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công

94

chức Nhà nước.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

96


1
Q? /// /ũéu íưíưAitụ

&úJ/ỉ/fƯL oỉ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định nhiệm vụ của Nhà nước
Việt nam trong giai đoạn này là : "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản" [7, tr.131]. Nhiệm vụ này đã
được thể chế hoá trong điều 2, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) với qui định :
"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ..." [17].
Với quan điểm trên việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đã trở thành nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động của Nhà nước XHCN
Việt nam, nhằm tạo cơ sở đảm bảo thực thi quyền dân chủ, khẳng định vai trò
của nhân dân trong xây dựng và quản lí đất nước và giải quyết các vấn đề liên
quan đến tổ chức quyền lực Nhà nước, mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp
luật, mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân...
Việc nghiên cứu các giá trị cơ bản của tư tưởng Nhà nước pháp quyền
và quá trình vận dụng những tư tưởng ấy trong thực tiễn hoạt động của nhà
nước sẽ tạo nền tảng lí luận cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở

Việt nam hiện nay.
Trên thực tế tư tưởng Nhà nước pháp quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu ra vào năm 1919. Tại bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi
cho các nước đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ 1 ở hội
nghị Véc-Xây năm 1919, Người yêu cầu thay thế chế độ Sắc lệnh bằng chế
độ ban hành các Đạo luật. Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Việt nam Dân
chủ Cộne hoà. tư tưởng Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
được thể hiện rõ nét trong quá trình tổ chức quản lí và điều hành đất nước.


2
ĩ7ĩ/>r /tif 'it {//'hứìítự

(ị^/rí ////ii/i cữ t?ĩ/rà nưlớep jtá p t/uụẨn a?fĩ /lớ i fỉ/tt} nợ/tỉa. ờ/ý/ 1 eùín, f/f) f/âny a iiù u i.

Như vậy có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đặl nền móng đầu
tiên cho việc xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền ở Việt nam. Việc
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và quá trình vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng Nhà nước Việt nam
sau cách mạng tháng 8 năm 1945 không chỉ m ang lại ý nghĩa lí luận mà còn
là bài học thực tiễn cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt nam.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi m ạnh dạn chọn vấn đề “Tìm
hiểu tư tưởng Hồ Chí M inh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của dân, do dân, vì dân “ làm đề tài cho luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
lĩnh vực Giáo dục, đạo đức, quân sự, ngoại giao ... trong lĩnh vực Nhà nước và
Pháp luật chúng ta kể đến đề tài “tư tưởng Hồ Chí M inh về nhà nước của dân,
do dân, vì dân” được thực hiện từ tháng 6 năm 1992 đến tháng 12 năm 1994

thuộc công trình KX - 02, do PTS Luật học Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm đề tài.
Từ việc nghiên cứu quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí M inh về Nhà
nước và Pháp luật qua các thời kỳ; hệ tư tưởng Hồ Chí M inh về Nhà nước kiểu
mới của dân, do dân và vì dân và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí M inh trong
xây dựng Bộ m áy nhà nước, xây dựng pháp luật ... đề tài này hướng tới đưa ra
một số kiến nghị với Đảng và Nhà nước trong cải cách Bộ máy nhà nước theo
tư tưởng kiểu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với công trình KX - 02 còn phải kể đến hàng loạt các bài viết
đăng trên tạp chí chuyên ngành nghicn cứu tư tưởng Hồ Chí M inh về Nhà
nước và Pháp luật như : “Tư tưởng Hồ Chí M inh về Nhà nước và Pháp luật”
GS.TSKH Đào Trí ú c (tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 1995), “Quan
điểm của Hồ Chí M inh về cách mạng xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt N am ” - GS.VS Nguyễn Duy Quý (tạp chí cộng sản số 6 năm 1997);


3
vTffn /r/stỉ tũăáiriự ^ 5? ẽ /t/j/tfftA rtẽ Vĩ/là ru/iý'ep/táp ạaụầi x ã /ló / (Juí ttịf/tữ/ ftí//

ctữ t/átL, tùdầ/L.

“cách mạng tháng 8 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
(tạp chí thông tin lí luận Iháng 9 năm 1995) và "tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn
đề đức trị, pháp trị” (tạp chí thông tin lí luận tháng 3 năm 1995) - GS. Đặng
Xuân Kỳ; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị”- GS. Hồ
Văn Thông (tạp chí cộng sản số 14, tháng 10 năm 1995); “Chính quyền nhân
dân” - PGS.TS Đức Vượng (Tạp chí lí luận tháng 12 năm 1995); “Về Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” (Tạp chí cộng sản tháng 3 năm
1995) và “Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân”GS.TS Hoàng Văn Hảo (tạp chí luật học số 4 năm 1997), “tư tưởng Hồ Chí
Minh với việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”-TS Bùi Đình Phong (tạp chí Giáo dục lí luận chính trị số 7 năm

2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”- PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa (tạp chí Triết học,
số 8 tháng 8 năm 2002), “vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng
thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt N am ” - GS. TS Hoàng Văn
Hảo (tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, năm 2003), “cách mạng tháng 8 năm
1945 và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân” - PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc; “Tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về Pháp luật và Đạo đức” - TS. Hoàng Thị Kim Quế (tạp
chí nghiên cứu lập pháp số 8, tháng 8 năm 2002)...
Dù vậy cho đến nay ngoài công trình KX-02 nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, chúng ta chưa có một công trình nghiên
cứu toàn diện, đề cập trực diện, chính thức đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Gần đây, tại bài viết “Nhà
nước nhán auvền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” đăng trên Tạp chí
lí luận chính trị số 10, năm 2002, GS.TS Hoàng Văn Hảo đã đề cập đến tư
tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam khi giải quyết hai vấn đề cơ bản! Nguồn gốc của quyền lực Nhà
nước và tính hợp pháp và hợp hiến trong hoạt động của Bộ máy Nhà nước.


4
•~
7ì/n /tiisi //ỉ'/í/'tí/lự

@ /t/^íin/t ơé Vừi naifc p/táfỉ í/i/ựfS! x ã /tô ie/tíi nự/rũi « í f f dâểt, díf (/âsi^ n/ ///bi.

Như vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân mới chỉ dừng
lại ở những bước đi ban đầu.
Tuy nhiên, với qui định tại Điều 2, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) việc

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã
irở thành nguyên tắc bắt buộc trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà
nước. Do đó, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở các bài viết của cá nhân nhà
khoa học mà cần có các công trình khoa học cẩn trọng, nghiêm túc khi tìm
hiểu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa nhằm tạo nền tảng lí luận căn bản, vững chắc cho việc xây dựng
mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là tìm hiểu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó đưa ra
một số kiến nghị trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ phân tích, đánh giá
quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách thức tổ chức quyền lực
Nhà nước; vai trò của nhân dân trong xây dựng Nhà nước, xây dựng Pháp luật;
vai trò của Nhà nước và Pháp luật trong việc thừa nhận và bảo vệ các giá trị
dân chủ... Qua đó khẳng định tính nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi
đặt mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như một đảm
bảo vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của một nhà nước mà ở đó quyền
lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân và phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật
là một vấn đề phức tạp và có phạm vi rộng lớn, trong thời gian nhất định và sự
hạn chế của quá trình nghiên cứu chúng tôi chưa có điều kiện để giải quyết
triệt để những vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xâv dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc tập trung


5
Ỡ 2 rtf /tiên


/ú /ííiỉttạ

@ /n'///f/r/i oé tfỊ/ùr nuíí? pYtííp t/tiự ềti ,rsĩ /liĩi e /tii ftị/A ũ / etia. (//ÍSI-, í/tì (úin, từ í/íitL.

phân tích và đánh giá những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
Nhà nước, Pháp luật và vai trò của nhân dân trong Nhà nước được thể hiện
thông qua việc xây dựng Bộ máy Nhà nước và hệ thống Pháp luật trong những
năm đầu của chính quyền cách mạng cho đến các giai đoạn sau này khi đất
nước hoàn toàn thống nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề giải quyết những nội dung trên, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà
luận văn sử dụng là phương pháp qui nạp trên cơ sở thống kê, tổng hợp,
nghiên cứu và phân tích các tài liệu, tư liệu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ đó làm sáng tỏ quan điểm của Người về Nhà nước và Pháp luật.
Luận văn cũng sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phương pháp so sánh, đối chiếu giữa tư tưởng Hồ Chí M inh về Nhà nước
và pháp luật với thực tiễn quá trình xây dựng Nhà nước Việt nam sau cách
mạng tháng 8 m à kết quả của nó chính là sự ra đời của Nhà nước hợp hiến sau
tổng tuyển cử : Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh giữ vai trò là người đứng đầu Nhà nước.
5. Những đóng góp mới về m ặt khoa học của luận văn
M ặc dù đã có những công trình nghiên cứu cũng như các bài viết của
nhiều nhà khoa học về tư tưởng Hồ Chí M inh trong xây dựng Nhà nước và xây
dựng Pháp luật song luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đã trực tiếp đặt
vấn đề “tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân" như m ột đề tài để nghiên cứu và từ đó giải
quyết các vấn đề liên quan đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà
T\vtcicx
iiLivỹv_/ và
*d


Ốr* Inot

I iicLj^y i u u L .

Luận văn cũng đưa ra m ột số kiến nghị trong việc vận dụng tư tưởng
Hổ Chí Minh khi xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay trên cơ sở đánh eiá đúng giá trị khách quan của tư tưởng
Hổ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật cũng như tôn trọng và nhận thức đúng


6
Ợĩrtt.

/// ///iitrợ

& t/y///nA rứ V Ỉ/ià niứfe p /ư íp f///ụ ề/t «rã /tộ / e/tti rrụ/r/f/ etúi i/â tt, fú%t/â /t, iùdtút*

các qui luật vận động và phát triển của thực tại khách quan để từ đó có cái
nhìn linh hoạt, sáng tạo, Irong khi kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch
Hổ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần m ở đầu, kết luận và danh m ục tài liệu tham khảo luận văn
được kết cấu thành 2 chương :
Chương I : M ột vài nét về lịch sử phát triển, các đặc trưng và các giá
trị cơ bản của nhà nước pháp quyền
Chương II : Tim hiểu tư tưởng Hồ Chí M inh về Nhà nước pháp quvền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.



7
r7ì/n /t/éi/ ỉũ /ítiin ự 2Kô & tt\ ///Srr/i fữ w /ià rtuíí'epVưíp. ////ụrỳi irã /r/ĩ/ fVf/í / lự/lũ/ a íti //ú /t,

tlíi/e, rù. (//in.

CHƯƠNG I
MỘT VÀI NÉT VỂ LỊCH s ử PHÁT TRIỂN, CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ
CÁC GIÁ TRỊ C ơ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN

1. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN

Nhà nước pháp quyền là một học thuyết chính trị pháp lý và triết học
xuất hiện ở Tây Âu vào thế kỷ XVII, XVIII. Tuy nhiên, khi nói đến Nhà nước
Pháp quyền là nói đến một phương thức dân chủ trong tổ chức và thực thi
quyền lực Nhà nước, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân là
chủ thể của quyền lực Nhà nước; vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo thực
hiện các thiết chế dân chủ; vai trò tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật
trong Hệ thống pháp luật. Mặc dù giá trị của nhà nước pháp quyền là không
thể phủ nhận, song đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nhà
nước pháp quyền. Trước khi nêu khái niệm về nhà nước pháp quyền, tôi xin
trình bày một số quan điểm sau :
Thứ nhất : Không nên định nghĩa nhà nước pháp quyền như là một
kiểu Nhà nước. Trên thực tế, trong lịch sử mới có 4 kiểu Nhà nước : Kiểu Nhà
nước chiếm hữu nô lệ, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản và kiểu
nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi kiểu nhà nước này có thể đều đã khai
thác giá trị học thuyết nhà nước pháp quyền ở những khía cạnh khác nhau. Sự
hình thành học thuyết chính trị pháp lí nhà nước pháp quyền không diễn ra
một sớm một chiều mà là kết quả của qúa trình nghiên cứu tổ chức quyền lực
nhà nước để thiết kế một mô hình nhà nước thích hợp và xây dựng hành lang
pháp lí đủ mạnh để thực hiện quyền lực đó trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể.

Do đó, nêu đổng nghla nhà nước pháp quyền với khái niệm kiểu Nhà nước thì
mặc nhiên sẽ cho rằng sự xuất hiện của nhà nước pháp quyền là kết quả của
mộl cuộc cách mạng xã hội và đương nhiên phải tìm cho được một giai cấp
cầm quyền đặc định (không thể thay đổi) trong kiểu nhà nước đó.


8
77/// t ò / /ií'fiififrtj

&Ú ////hA iff w /tà nirriepY/áfi ợi/ụẽ/r ar/í /ứ)i (Vt/Í nợ/ũt/ (lít/ fùĩft, </r>flãềL, rù

Thứ 2 : Khi đặt vấn đề xây dựng khái niệm nhà nước pháp quyền, nên
hiểu đây là khái niệm về một mô hình nhà nước, chứ không phải xuất phát từ
khía cạnh nhà nước pháp quyền với tư cách một học thuyết về chính trị - pháp
lí. Do đó cần phản ánh cho được những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp
quyền, nghĩa là phải chi ra được nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền.
Thứ 3 : Cũng

không nên xem xét khái niệm nhà nước pháp quyền

trong sự đối lập tuyệt đối của hai khái niệm : Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nehĩa và nhà nước pháp quyền tư sản, bởi như vậy đã phần nào làm mất đi giá
trị khách quan của học thuyết. Không nên xây dựng khái niệm nhà nước pháp
quyền từ góc độ chính trị, hay bản chất giai cấp mà nên nhìn nhận nhà nước
pháp quyền như m ột di sản văn hóa chung của nhân loại. Tuy vậy, rõ ràng
việc xâv dựng nhà nước pháp quyền ở từng quốc gia không thể không bị chi
phối bởi các vấn đề liên quan đến bản chất giai cấp, chế độ chính trị cũng như
sự tác động của các nguyên nhân khách quan khác.
Trong Từ điển Pháp Việt có nêu định nghĩa về nhà nước pháp quyền
như sau:" Nhà nước pháp quyền là nhà nước tuân theo pháp luật và quản lý xã

hội bằng pháp luật, xem pháp luật có vị trí chi phối mọi hành vi của cơ quan
công quyền và của công dân"[ 23, Tr.103].
Theo GS, TS Hoàng văn Hảo: "Định nghĩa trên vẫn chỉ có ý nghĩa
tương đối, chưa bao quái hết một nội dung quan trọng của nhà nước pháp
quvền là tư tưởng dân chủ, nhân quyền, là khẳng định cội nguồn quyền lực
nhà nước là ỏ nhân dân". [21, Tr.72]
Như vậy, có thể thấy nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị
pháp lý phức tạp và thường được hiểu theo nhiều cấp độ, do đó khó có thể có
khái niệm bao quát hết nội dung của nó. Do vậy, chúng tôi xin đưa ra khái
niệm về nhà nước pháp quyền trên cơ sở xác định nội hàm của khái niệm như sau:
"Nhà nước pháp quyền ỉà một mô hình nhà nước mà trong đó các giá trị dãn
chủ được đảm hảo thực hiện bởi các thiết c h ế tương ứng. Các giá trị dân chủ
còn phải được đảm bảo thực hiện trong việc tổ chức quyển lực Nhà nước;


9
r7ĩ/n /t/êtt /u"fi/íí'/iff Zfiri

////tr/i f>ê G ĩ/ưì nưlríep/u/fi! ợit//ềsf x ã /tắìe/uí. n ợ /i//f eriti

f//ì í/íĩ/t, tù í/íĩrt.

trong việc xác định và giải quyếỉ mối quan hệ giữa nhà nước với công dân
trên cơ sở khẳng định tính tối cao của luật, tính độc lập của nên tư pháp nhằm
tổ chức, ổn định và xây dựng trật tự x ã hội công bằng".
2.
PHÁP QUYEN

S ự PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC TRUNG c ơ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC


2.1. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại.
Những m anh nha tư tưởng đầu tiên của nhân loại về Nhà nước pháp
quyền đã có nguồn gốc từ rất lâu đời. Ngay trong thời cổ đại người ta đã cố
gắng tìm kiếm các nguyên tắc, hình thức và các đại lượng chung để thiết lập
và giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và quyền lực, giữa cá nhân với cộng
đồng. Từ thế kỷ IX - VI ( trước công nguyên), các nhà tư tưởng Hi Lạp cổ đại
đã cho rằng các nguyên tắc công bằng, pháp chế và sự vĩnh hằng bao giờ cũng
gắn với quyền năng của các thiên thần trên đỉnh núi Olympia mà đứng đầu là
Dớt. Hay như biểu tượng cổ xưa về vị quan tòa - nữ thần bịt m ắt chính là sự
thể hiện công bằng, vô tư và nghiêm khắc trong việc sử dụng sức m ạnh của
quyền lực pháp luât "trật tự pháp luật mà nữ thần bảo vệ là bắt buộc và bình
đẳng với tất cả mọi người" [27, tr. 2].
Rõ ràng ngay trong thế kỷ này khi giải quyết mối quan hệ giữa Pháp
luật và quyền lực, các học giả đã cố gắng tìm đến một đại lượng công bằng,
khách quan nhằm biểu đạt cho sự tồn tại của quyền lực Nhà nước. Câu nói
của Heraclit : "nhân dân phải đấu tranh bảo vệ luật như bảo vệ chốn nương
thân của mình" đã phản ánh sự tôn trọng luật công bằng, thần thánh.
+ Xocrat (469-399 TCN) là triết gia đặt nền móng đầu tiên cho tư
tưởng Nhà nước pháp quyền. Theo ông, công lí được thể hiện troníĩ các văn
bản do Nhà nước ban hành. Sự công minh và sự hợp pháp là một. Nếu không
có sự tuân thủ pháp luật thì không có Nhà nước và không có trật tự xã hội.
Dấu hiệu để đánh giá một Nhà nước phồn vinh chính là mức độ tôn trọng và
thực hiện pháp luật của công dân. Chỉ khi nào pháp luật được tôn vinh, Nhà
nước mới được tốn vinh.


10
7 7 ///

/tiẽi/ ừt'/triinợ


///út/r oé Qừuì t/t/íá'?p/uíp í/í/ụ /n iKŨ/tóf'(St/Ỉ /lự /lũ / etia

</f>(//in, n ì '//in .

+ Trong khi đó Platon (428-347 TCN) - một học trò của Xocrat lại
cho rằng Nhà nước lí tưởng là Nhà nước được cầm quyền bởi sự thông thái,
ông đề cao vai trò của tòa án với tư cách là cơ quan bảo vệ pháp luật và công
lí. ớ đâu pháp luật không còn sức mạnh và ở dưới quyền lực ai đó, ở đó Nhà
nước bị diệt vong. Nhà nước không tồn tại nếu như trong Nhà nước tòa án
khôn£ được tổ chức một cách thỏa đáng.
«í
+ Salon (638-559 TCN) coi pháp luật như căn cứ để bảo đảm cho xã
hội ổn định. Chỉ có pháp luật mới tạo ra sự công bằng, tự do, bình đẳng trong
xã hội. Tư tưởng của ông thể hiện ở một câu nói rất nổi tiếng: Ta giải phóng
tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức mạnh
và pháp luật. Arixtot cho rằng : ở vương quốc Ai cập cổ đại, nền dân chủ hình
thành từ thời kỳ của Salon.
+ Arixtot (384-322 TCN) với 2 công trình nghiên cứu về chính trị :
"Hiến pháp A.Ten" và "Chính trị" đã tổng kết và phát triển các kết luận của
các bậc tiền bối về nguồn gốc, bản chất, hình thức và các vai trò của Nhà nước
và pháp luật. Với ông yếu tố cấu thành cơ bản trong luật là sự phù hợp của
tính đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền. Ông cho pháp luật là
qui tắc khách quan, có tính chính trực, vô tư xuất phát từ quyền lực và phù hợp
với mục đích quốc gia. Nơi nào không có sức mạnh của pháp luật thì nơi đó
không có hình thức và chế độ của Nhà nước "khái niệm công bằng gắn liền
với quan niệm về Nhà nước, bởi vì pháp luật - tiêu chuẩn của sự công bằng, là
qui phạm điều chỉnh sự giao tiếp chính trị"[27, tr.7]. Như vậy, một nền chính
trị đúng đắn phải là một nền chính trị được xây dựng trên cơ sở pháp luật và
tôri trọng pháp luật. Pháp luật chính là nghệ thuật của sự thật và công lí. Ông

phàn biệt 2 loại pháp luật : Pháp luật chung (pháp luật tự nhiên) và pháp luật
riêng (pháp luật được xác lập do con người) ; trong đó pháp luật chung được
đánh giá cao hơn pháp luật riêng. Căn cứ theo tiêu chuẩn số lượng (số lượng
người cầm quyền) và chất lượng (mục đích của sự cầm quyền) ông chia Nhà
nước làm 2 loại : Nhà nước chân chính và Nhà nước biến chất, trong đó Nhà


11
(Tint

fw fưí?/iạ

@ /t/y///ti/t tứ w /i/t /tttrí/* p /ư íp t/í/ụ ề/t n?tĩ /tfí/(V tú rrụ/tũi ( r ó

/

(/á ti, f/f) ///rrt, f)i t/ásL.

nước chân chính (Nhà nước đúng) khi mục đích của nó vì lợi ích chung và
Nhà nước biến chất khi lợi ích riêng của những người cai trị chiếm ưu thế.
Ông phân biệt sự cầm quyền của một người, m ột số người và của đa số. Phẩm
chất của Nhà nước được xác định bằng năng lực cầm quyền phục vụ lợi ích
của xã hội, sự dung hòa lợi ích giữa kẻ giàu và người nghèo quyết định giá trị
của Nhà nước. Ba hình thức Nhà nước Quân chủ, quí tộc, dân chủ trong lịch sử
đều là hợp lí nếu nó không biến thành độc tài, chuyên chế và ngộ nhận về mặt
quyền lực. Ở đây pháp luật giữ vai trò điều tiết và là đại lượng công bằng để
đảm bảo sự tham gia và vai trò của công dân. Theo ông" chế độ dân chủ chính
trị có thể sẽ chuyển thành chế độ mị dân và từ đó chuyển thành chế độ độc tài,
nếu ý chí thực hiện điều tiết bằng pháp luật được thay thế bằng ý chí cá nhân
tùy tiện, lợi ích của đa số bị thay thế bởi lợi ích chung phi nhân cách, để cá

nhân có quyền lực thao túng" [22, tr.102].
Một trong những điểm nổi bật của tư tưởng A rixtot trong việc tổ chức
quyển lưc Nhà nước là ông đưa ra tư tưởng cho rằng bất kỳ Nhà nước nào
cũng phải có 3 bộ phận : cơ quan làm luật trông coi việc nước, các cơ quan
thực thi và các tòa án. Theo ông, ba bộ phận này sẽ tạo nên cơ sở của mọi Nhà
nước. Tất nhiên, sự khác nhau về thể chế sẽ tạo nên sự khác nhau trong mỗi bộ
phận đó. Tư tưởng này của ông đã được các học giả tư sản sau này (J.locke,
S.L. M ongteskiơ) phát triển nên một trình độ pháp lí mới với những tư tưởng
về phân quyền trong tổ chức quyền lực Nhà nước ở Nhà nước pháp quyền.
+ Xixeron (106-43 TCN) với các công trình khoa học nổi tiếng như
"về Nhà nước", "về những đạo luật" và "về các nghĩa vụ" đã có những phát
triển mới về tư tưởng Nhà nước pháp quyền. Xixeron cho rằng quyền lực và tổ
chức quvền lực là tất vếu hởi nó diễn ra từ bản chất con người m uốn chạy trốn
khỏi sự cô đơn và khao khát cuộc sống công đồng, xã hội. Nó không sinh ra
bởi cá nhân mà bởi nhân dân. Nhân dân theo ông không phải là m ột tập hợp
nào đó, một số đông, m ột bầy đàn mà là sự tập hợp của nhiều người gắn bó
với nhau bằng sự thống nhất về pháp luật và lợi ích chung. Do đó, Nhà nước


12
Ĩ77/H / / / «

/

/tift/iiin 'f

^ í?

t»é G ĩ/ià n ư iíep /u íp t/ttt/ề/t xã /tâ t? Jtỉ/ ểỉự/ỉĩ// etía (//ítt, //& dotty í)ií/â tt.


khi ra đời đã có khuynh hướng liên minh, liên kết con người với nhau. Nhiệm
vụ quan trọng của Nhà nước là bảo vệ sở hữu tư nhân, hoạt động chính trị và
tham gia vào đời sống chính trị là biểu hiện cao nhất của con người. Công việc
của Nhà nước là công việc của nhân dân và pháp quyền được lập ra để xác lập
sự thống nhất xã hội trên cơ sở khẳng định và đảm bảo vai trò tối thượng của
luật trong Nhà nước "Tất cả mọi người đều phải ở dưới hiệu lực của pháp luật"
[4]. Như vậy theo Xixeron : pháp luật chính là cơ sở, căn cứ để tổ chức Nhà
nước. Pháp luật ở đây là pháp luật tự nhiên, pháp luật có trước Nhà nước và
pháp luật thành văn, pháp luật xuất phát từ bản chất lí trí của con người và của
thế giới xung quanh con người như một sự sáng tạo của lí trí thần thánh. Do
đó, pháp luật của Nhà nước phải đáp ứng những đòi hỏi của pháp luật tự nhiên.
Xem xét mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật, Xixeron cho rằng
Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân. Sự bình đẳng
của công dân trước pháp luật của Nhà nước chính là ở chỗ bản thân Nhà nước
là pháp luât chung cho mọi công dân.
Như vậy, có thể thấy cội nguồn của tư tưởng Nhà nước pháp quyền là
những quan điểm, tư tưởng của các triết gia cổ đại, mà vấn đề nổi bật nhất là
sự cần thiết phải có một chế độ Nhà nước trong đó không chỉ chú trọng đến
tính tối cao của pháp luật mà còn quan tâm đến sự hợp lí trong tổ chức quyền
lực Nhà nước.
Những quan điểm, tư tưởng này đã được bổ sung, hoàn thiện, phát
triển mạnh về m ặt lí luận và mang tính hệ thống vào thế kỷ XVII, XVIII. Với
tính chất tiến bộ của thời kỳ này, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền mà một
trong những giá trị cơ bản là đề cao chủ nghĩa lập hiến, đã trở thành tiêu chí
để lộp hợp lực ỉưựng Irong cách mạng tư sản ỏ' M ĩ và Tây Âu nhằm lật đổ chế
độ phong kiến độc đoán, chuyên quyền.
Trong tác phẩm "Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền", chủ biên TSKH
Đào Trí Úc viết: " Tư tưởng của các nhà kinh điển cổ đại về vấn đề Nhà nước
pháp quyền đ ã thu hút sự chú ý của các nhà iư tưởng thời kỳ trung và cận đại



13
Ĩ7Ĩ/H/liéii ft/'/ỉtíírtạ

& t/y//tn/t ftê w/tii at/íỉ?p/tííp r/r/ụềsi seã/tói

ú nợ/rũ/ « * 7 <fểiềt, f/f>s/fĩrr, fM

và đã ảnh hưởng rõ nét tới sự hình thành và phát triển các học thuyết về phân
quyền, c h ế độ nhiếp chính và N hà nước pháp quyển" [27, tr.9J.
+ J.LỐCCƠ (1632-1704) nhà tư tưởng người Anh, gương mặt tiêu biểu
cho trường phái "Pháp luật tự nhiên" cho rằng : mỗi con người trong trạng thái
tự nhiên đều có các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Các quyền này bắt
nguồn từ bản chất m uôn đời, tự nhiên và bất biến của con người, do đó không
ai có quyền thay đổi. Đ iều đặc biệt, trong quyền tự nhiên theo J.LỐCCƠ bao
gồm cả quyền tư hữu - mà quyền này bắt nguồn từ lao động cá nhân. Đây là
các quyền tự nhiên của con người và không thể bị tước đoạt. Nhà nước được
thành lập ra là để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, từ đó ông khẳng
định sự cần thiết của pháp luật và pháp chế. Ở đâu không có pháp luật thì ở đó
không có tự do; đối với cá nhân cần theo nguyên tắc "cho phép làm tất cả
những gì mà luật không cấm", đối với tổ chức nhà nước phải áp dụng nguyên
tắc ngược lại" cấm không được làm những gì mà luật không cho phép".
M ột trong những đặc điểm nổi bật ở tư tưửng chính trị pháp lí của
J.LỐ CCƠ là học thuyết phân chia quyền lực. Xuất phát từ quan điểm cho rằng

nguy cơ xâm phạm của quyền lực Nhà nước đối với các quyền tự nhiên của
con người và pháp luật xuất phát từ chính các đặc quyền của người cầm
quyền. Do đó, quyền lực Nhà nước không thể rơi vào tay một người và cũng
không có m ột ngoại lệ nào trong việc tuân thủ pháp luật.
Khi phân chia quyền lực Nhà nước, ông khẳng định : chủ quyền nhân

dân là nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại của Nhà nước, việc điều hành Nhà
nước phải dựa trên các đạo luật do nhân dân tuyên bố và biết rõ về chúng. Chủ
quyền nhân dân cao hơn chủ quyền Nhà nước do họ thành lập ...
Các quan điểm chính trị pháp lí tiến bộ của J.LỐCCƠ đã có ảnh hưởng
sâu sắc đến qưan điểm của các học giả tư sản sau đó như : M ongtexkiơ,
Vônte, R utxô ... Học thuyết về "phân chia quyền lực" đã được M ongtexkiơ và
các nhà tư tưởng tư sản khác kế thừa và phát triển.


14
Z7ìm A /e u /

í

f

'

V/ r S / / / / 'tt / t o ê

n /tííe p jtá p ợ x tụ Ể rt 3e ã /tâ i.e ftú n ợ /tĩ/í f* ư i (//}* !-, íử> «7 / 7/ / , lù t/á ti*

+ Mongtexkiơ (1689-1755) nhà tư tưởng người Pháp, ông là một trong
những gương mặt xuất sắc của trào lưu khai sáng thế kỷ XVIII ở Pháp. Trong
tác phẩm nổi tiếng "Tinh thần pháp luật", ông cho rằng cần tổ chức quyền lực
Nhà nước với hình thức cộng hòa. Nền cộng hòa vốn có tình yêu tự do, lòng
căm thù chế độ chuyên chế, do vậy nó đảm bảo cho mình được độc lập. Còn
Nhà nước chuyên chế là Nhà nước của sự độc đoán và tùy tiện, bởi lẽ nguyên
tắc chủ yếu của chế độ quân chủ chuyên chế là làm cho con người khiếp sợ.
Trong Nhà nước đó không bao giờ có pháp luật, mà nếu có chăng nữa, Pháp

luật cũng đã bị vô hiệu hóa và không có thiết chế nào để bảo vệ.
Do đó, cần phải xây dựng nhà nước trên cơ sở nghiên cứu những quy
luật lịch sử cho sự phát triển của Nhà nước và Pháp luật.

Khi xem xét và

khảng định về sự cần thiết của pháp chế với nội dung quan trọng là tuân Ihủ
pháp luật; trong việc tổ chức quyền lực Nhà nước để bảo vệ lợi ích toàn Xã hội
và nhân dân; trong việc xây dựng Hệ thống pháp luật với tư cách là cơ sở pháp
lý, rào cản tránh sự tùy tiện và lạm quyền trong việc sử dụng quyền lực Nhà
nước... Mongtexkiơ tiếp tục phát triển tư tưởng phân quyền trong tổ chức và
thực hiện quyền lực Nhà nước của J. loccơ. Theo ông " nếu quyền lập pháp và
quyền hành pháp nằm trong tay một người hoặc một cơ quan; cũng như khi
quyền tư pháp không tách khỏi hai nhánh quyền lực kia thì sẽ không có tự do,
còn nếu như quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì tòa án sẽ có khả
nãng trở thành kẻ đàn áp và tất cả sẽ bị hủy diệt nếu như quyền lực nằm trong
tay một người hay một cơ quan họp nhất cả ba quyền này" [13, tr.98-124].
Để tránh lạm quyền, 3 quyền đó phải nằm ở 3 cơ quan khác nhau,
kiềm chế lẫn nhau. Sự phân chia và kiềm chế lẫn nhau, giữa 3 quyền sẽ là điều
kiên co' hản để đảm hảo tư do chính tri tronẹ nhà nước. Ớ đây nôi đunẹ cơ bản
của học thuyết phân quyền là dùng quyền lực hạn chế quyền lực bằng một cơ
chế kiềm chế và đối trọng giữa Nghị viện (cơ quan đảm nhiệm quyền

lập

pháp), Chính phủ (cơ quan đảm nhiệm quyền hành pháp), tòa án (cơ quan thực
hiện quyền tư pháp) - để không một cơ quan nào có thể nắm toàn bộ quyền lực


15

ĩ7ĩtn /tiêu /lỉ'/triittợ jfcti ft/tf ///tti/i

w

furii's p/iáị0 ụuụẨn. aoã/tâ/eểiíi tiự /tũ / n i/ 1 (/si/t-, f/f> t/á/L, tù .íiâ ti.

Nhà nước. Chính vì vậy "thuyết phân quyền với những hạt nhân hợp lí là vũ
khí tấn công m ạnh mẽ vào chế độ quân chủ phong kiến - nơi mà Nhà vua có
thể tự đặt ra luật lệ và không bị ràng buộc bởi luật lệ và không phải chịu trách
nhiệm đối với thần dân của mình" [9]. Sau này thuyết phân quyền đã trở thành
một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước tư sản. Hiến pháp năm 1787 của M ĩ là H iếp pháp tư sản đầu tiên ghi
nhận nguyên tắc này.
+ K ant (1724-1804) nhà triết học nổi tiếng người Đức là người đã lập
luận về m ặt triết học cho lí luận về Nhà nước pháp quyền. Ông cho rằng Nhà
nước pháp quyền là sự hợp nhất của một xã hội trong đó mọi người biết phục
tùng các đạo luật được xây dựng theo ý chí của nhân dân. Ông triệt để tán
thành việc áp dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức quyền lực Nhà nước,
ở đâu có phân quyền thì ở đó có Nhà nước pháp quyền còn nếu không chỉ là
Nhà nước chuyên quyền - nơi ý chí của cá nhân có thể quyết định tất cả. Ông
đề cao vấn đề chủ quyền nhân dân, tính tối cao của chủ quyền nhân dân là
điều kiện cơ bản và quan trọng nhất cho sự tự do bình đẳng của tất cả nhân
dân trong một nhà nước. Nhân dân chứ không phải ai hết lập ra Nhà nước. Do
đó, quyền lực Nhà nước phải của nhân dân chứ không thuộc về một cá nhân
hay một tập đoàn nào.
-

HeGhen (1770-1831) nhà triết học người Đức, lại tìm kiếm mô hình

nhà nước pháp quyển xung quanh việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước

pháp quyền với xã hội công dân. Theo ông, hai khái niệm này có quan hệ mật
thiết với nhau, không thể tấch rời. Xã hội công dân là xã hội trong đó mọi
cồng dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật. Các
f“
C/VC
nV*ạ iiuvyw
pirrVr CCS nnpn
HP HìĩiV1
o UAnọ
n L , r\ọn
u u i l \rò
* a CPC K
-/Ị ^ịUuii iiii'U
cị UUii ÌAV
UiiÃẲĨ vtUỈẤ^

*

Hâp
W*Ĩ*Ẳ*

thực hiện nghĩa vụ của mình trước Nhà nước, nqược lại thông qua việc xây
dựng trật tự pháp luật Nhà nước phải đảm bảo cho việc thực hiện các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. Ông đối lập Nhà nước pháp quyền với Nhà


16
&ĩ/tt /ùẽít fit ftiií'nự

v /ií ///in/t rữ vưtà ftutâcp/táp f/ttựêỉi sr/ĩ /tó i e/í/t n(//tftì ería t/sirr, f/n ///in, rù íù/rt.


nước cực quyền nơi mà bộ máy quyền lực chính trị quan liêu và hệ thống pháp
luật có tính chất tùy tiện và mệnh lệnh tồn tại.
Bên cạnh các học giả trên, khi nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền với
tư cách là m ột hệ tư tưởng chính trị pháp lí không thể không kể đến các triết
gia người Đức với những lí luận về nhà nước pháp quyền. R.F. Môn và K.T.
Vancơ coi tính tối cao của pháp luật là nguyên tắc cơ bản, đầu tiên và quan
trọng của Nhà nước pháp quyền. Tính tối cao của pháp luật là sự thể hiện và
bảo đảm chủ quyền nhân dân dưới hình thức quyền lực của Nghị viện. Theo
R.F Môn trong 3 hệ cơ quan Nhà nước thì cơ quan lập pháp ở vị trí cao nhất và
không chịu sự kiểm soát cuả cơ quan tư pháp. Một trong những tiêu chuẩn của
nhà nước pháp quyền đó là sự bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật,
phát huy tự do và năng lực của mỗi thành viên trong xã hội.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, học thuyết Nhà nước pháp quyền
đã thu hút nhiều nhà lí luận và học giả 3của các nước Phương Tây tham gia
như Hécbư, Laban, Elinéc và Ierieng ... với hàng loạt các quan điểm : Nhà
nước là hình thức pháp quyền đối với toàn bộ đời sống của nhân dân và là
pháp nhân tối cao ( theo quan điểm của Hécbơ), hay Nhà nước là một tổ chức
pháp lí của nhân dân (theo quan điểm của Laban)...
Như vậy, có thể thấy học thuyết về Nhà nước pháp quyền đã và đang
tồn tại như m ột học thuyết chính trị pháp lí. Học thuyết này bắt đầu xuất hiện
ở Tây Âu vào thế kỷ XVII, XVIII song tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã
manh nha từ thời cổ đại với các triết gia tiêu biểu như Salon, Platon, Arixtốt ...
và phát triển m ạnh ở thời kỳ trung, cận đại . Do đó, cần khẳng định học thuyết
về nhà nước pháp quyền với những giá trị tiến bộ là một di sản văn hoá pháp
ỉí của thế giỏi.
Tuy nhiên, việc vận dụng học thuyết nhà nước pháp quyền ở các quốc
gia khác nhau với những chế độ kinh tế, xã hội khác nhau; trình độ và truyền
thống khác nhau đều có sắc ihái, màu sắc riêng. Bởi nhà nước pháp quyền với
việc khẳng định vị trí, vai trò, tính cần thiết của pháp luật; với yêu cầu về sự



17
ĩ7ffễt /r/êíí ùf'ỉífiỉ'nự @ /tể's//fểt/f £9ẻ fSĩ/ti.7 ểtiiíỹc p /ư íp ợi/ị/Ẩ/t SEđĩ/tắ / tí/t/ỉ. ểtự/ỉĩs/ (¥/// d/ĩ/L, ế£ơ ếùĩsr, fù f//ĩfỉ.

hiển diện của pháp luật và vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ các giá trị
dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân... không thể nằm ngoài sự
vận động, sự tác động của các qui luật khách quan.
2.2 Các đặc trưng của nhà nước pháp quyền
Như đã khẳng định, tư tưởng nhà nước pháp quyền m anh nha xuất
hiện từ rất sớm. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ XVII - XVIII ở Tây Âu, tư tưởng
nhà nước pháp quyền mới chính thức trở thành m ột học thuyết chính trị pháp
lí. Nhà nước được hiểu như m ột tổ chức pháp lí nhằm thực hiện công quyền.
Quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân, xuất phát từ nhân dân; các giá trị
cơ bản của Nhà nước, của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân phải
được điều chỉnh, qui định và bảo vệ bởi pháp luật; mối quan hệ giữa Nhà nước
- công dân phải được giải quyết đúng trên cơ sở sự hiện hữu của pháp luật với
tư cách là đại lượng đảm bảo cho việc thực hiện các quyền dân chủ.Trên cơ sở
nghiên cứu lịch sử phát triển tư tưởng nhà nước phá]rquyọn^pĩnuỊị*
ẩMỉ&ẽAlHQCUi/rúl ra một số đặc trưng cơ bản sau đây về nhà nước phíỉlMíNí&ỄAl
LU „

có thể
>VP;

PHONgĐỌC

2.2.1

N hà nước pháp quyền là Nhà nước mà ở đó pháp luật được coi là


phương tiện N hà nước sử dụng đ ể thực hiện và khẳng định sức mạnh của
công quyền. Đ ồng thời nhà nước bị ràng buộc, chê ngự bởi chính pháp luật.
Ở đây, vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp
luật: vị trí của Nhà nước, vị trí của pháp luật và sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa 2 yếu tố này ra sao. Đương nhiên phải khẳng định Nhà nước là chủ thể
của quyền lực và pháp luật là phương tiện do Nhà nước ban hành để đảm bảo
thực hiện chức nãng quản lý của chính mình. Học thuyết Nhà nước pháp
quyền khi thừa nhận và khẳng định vai trò của pháp luật với tư cách là phương
tiện, nền tảng để duy trì công quyền đã mặc nhiên thừa nhận tính độc lập và
tương tác trở lại của pháp luật với Nhà nước, ở khía cạnh nhất định, Nhà nước
là chủ thể ban hành pháp luật, sons; rõ ràng Nhà nước không thể không; ban


18
77 / / / /ì/é // / / / fiứ ĩ'n ợ J ổ fi f» ẽ G ỉ/tíì ft/fr tc p /tííp I '///Ị /é r t x ã

e /t/i tiợ /tĩa « / /

f/f> d a n , r ù

hành pháp luật khi pháp luật chính là phương tiện để đưa sức mạnh quyền lực
nhà nước vào thực tiễn.
Các triết gia cổ đại đã tìm thấy ở pháp luật giá trị của công lí, sự công
bằng và coi đây là bản chất của pháp luật. Arixtot (384-322 TCN) đã đưa ra
khái niệm "luật tự nhiên" mà sau này là cơ sở cho sự xuất hiện của trường phái
"pháp luật tự nhiên". Ông khẳng định : luật nằm sẵn trong tự nhiên, "bản chất
của pháp luật là tự nhiên".Tất nhiên khi ông phủ nhận tính ý chí của pháp luật
nghĩa là ông chưa thừa nhận vai trò sáng tạo của Nhà nước với tư cách là chủ
thể ban hành và xây dựng pháp luật mà có chăng ông chỉ thừa nhận vai trò của

Nhà nước trong việc nhận thức và phản ánh những qui luật của tự nhiên để tạo
nên luật. Như vậy dù chúng ta chưa thể khẳng định tính chính xác, khách quan
trong quan điểm của Arixtot, song rõ ràng ở khía cạnh nhất định, Arixtot đã
nhận thức được vị trí khách quan và giá trị khách quan của pháp luật với tư
cách là một đại lượng của sự công bằng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong
việc đề cao pháp luật và trong việc xây dựng pháp luật ( mộl nội dung cơ bản
của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ) với tư cách là công cụ, phương tiện
của Nhà nước nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, các
giá trị dân chủ, tiến bộ của nhân loại. Chúng ta cần đặt việc vận dụng tư tưởng
nhà nước pháp quyền trong xu thế của sự phát triển, vận động khách quan của
lịch sử thế giới.
Salon - triết gia HiLạp cho rằng : Ta giải phóng tất cả mọi người bằng
quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp của sức mạnh với pháp luật; với
Heraclit "nhân dân phả) đấu tranh bảo vệ luật như bảo vệ chốn nương thân của
mình"; Platon lại khẳng định : Chúng ta thừa nhận rằng những nơi mà luật
được đinh ra vì iợi ích của một số người thì ở đó không có chế độ Nhà nước,
chỉ có thể gọi là Nhà nước nếu như có sự công bằng
Như vậy, có thể thấy khi giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và
pháp luật, các học giả đều khẳng định vai trò cần thiết và tính tất yếu cần có
của pháp luật cho dù pháp luật chỉ là phương tiện để đảm bảo, duy trì sự công


19
Ĩ7 Ỉ/H /t/êit /r/'fuiíuụ

r»ề

t/trrícp/táp t/t/ụề/i sài /tót e/tứ nụ/tũ/ rtí/1 tỉ/ỉn, ế/fl (//in, lù í/án.

hằng; là sự phản ánh ý chí của một giai cấp hoặc ý chí chung của xã hội hay

xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý. Theo C.Mác: " Chúng
ta sẽ phải chê trách nhà làm luật bởi sự tuỳ tiện không lường trước, nếu như
nhà làm luật lấy ý tưởng của mình thay cho thực chất của sự việc" [5, tr. 162].
Rõ ràng Nhà nước không thể tồn tại và phát huy sức mạnh nếu thiếu đi pháp
luật. Các qui định pháp luật sẽ đảm bảo tính công khai, hợp pháp, tính được
thực hiện của bộ máy Nhà nước, đảm bảo tính thống nhất theo một trật tự của
quyền lực Nhà nước; pháp luật là phương tiện đặc biệt giúp Nhà nước thực
hiện chức năng quản lý xã hội...
Khi khẳng định vai trò của pháp luật, các học giả không chỉ chú trọng
đến tính tối cao của luật, mà còn chỉ ra vai trò của Nhà nước trong việc xây
dựng pháp luật, trong việc đảm bảo các giá trị khách quan của pháp luật thông
qua việc tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước.
Trên thực tế dù có vị trí, vai trò đặc biệt, song pháp luật chỉ phát sinh,
tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên sức m ạnh của quyền lực Nhà nước. Dĩ nhiên
pháp luật do Nhà nước ban hành và sự hoàn thiện của pháp luật luôn gắn với
sự bảo đảm của quyền lực Nhà nước. Nếu không có sự phân chia rõ ràng trong
việc thực hiện quyền lực Nhà nước, không có sự thống nhất giữa các cơ quan
Nhà nước trong tổ chức thực hiện quyền lực thì không thể đảm bảo tính tối
thượng của pháp luật. Arixtot đã coi bản chất về tổ chức quyền lực Nhà nước
là sự phân chia về quyền lực Nhà nước với 3 bộ phận lập pháp, hành pháp, và
tư pháp. Trong đó lập pháp có chức năng ban hành các đạo luật, hành pháp giữ
vai trò thực hiện pháp luật và tư pháp đảm nhiệm vai trò xél xử trên cơ sở luật.
Tư tưởng này của ông đã được các học giả tư sản sau này tiếp tục phát triển
đặc biệt là trong học thuyết "tam quyền phân lập" của Mongtexkiơ. Mục đích
của học thuyết này là tìm ra một cơ chế "kiềm chế và đối trọng" trong sử dụng
quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước khi thực thi quyền lực - không có bất cứ
một cá nhân, tổ chức nào có thể đứng trên pháp luật và nằm ngoài sự kiểm
soát của pháp luật.



20
-77/tr / / / / / / iff ftfitfiff t t t ĩ

yV Gỉ/tà. nuii'e

f/t/t/e/t ã

/t<í/fSt/i rtạSữa eú/1. {/Ún, (/rt ////ft-, oi ////ft.

Rõ ràng không thể có Nhà nước nào đứng trên pháp luật, hay chúng ta
không chỉ đơn giản coi Nhà nước là thuộc tính số một, pháp luật là thuộc tính
số hai. Nhà nước ban hành pháp luật, nhưng yêu cầu về sự hiện hữu của pháp
luật là yêu cầu khách quan xuất phát từ chính bản thân hoạt động quản lý Nhà
nước. Pháp luật là phương tiện để quyền lực Nhà nước được thực thi và bảo vệ.
Đương nhiên xét về yếu tố kỹ thuật và bản chất của pháp luật thì trình độ và
bản chất của pháp luật lại là kết quả của sự thể hiện ý chí và trình độ của Nhà
nước. Tuy nhiên, Nhà nước không thể coi nhẹ các giá trị xã hội của pháp luật,
không thể không tính đến các nhu cầu khách quan cần được điều chỉnh bằng
pháp luật của xã hội. Xét đến cùng Nhà nước và Pháp luật đều là hai thành tố
thuộc thượng tầng chính trị pháp lí - nghĩa là chúng đều phải chịu sự tác động,
chi phối của các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp cầm quyền, của các
tiền đề kinh tế - xã hội.
2.2.2

N hà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó một trong những

vãn đê được nhà nước chú ý giải quyết là tổ chức quyền lực nhà nước.
Trên cơ sở khẳng định sự cần thiết, khách quan của pháp luật trong tổ
chức và thực thi quyền lực Nhà nước, học thuyết nhà nước pháp quyền cũng
đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng về cách thức phân chia quyền lực Nhà

nước giữa các hệ cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong sự tác động
qua lại và kiềm chế lẫn nhau, tránh sự lạm quyền, lộng quyền sự vi phạm các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ...
Nguyên tắc phân chia quyền lực là một nguyên tắc bất di bấl dịch
dược thể hiện trong tư tưởng của các học giả Phương Tây về mô hình nhà nước
pháp quyền, đặc biệt là trong tư tưởng của J.Locco' và Mongtexkiơ (thế kỷ
XVIII). Tuy nhiên, ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tướng đã bắt đẩu đề cập đến
nguyên tắc phân quyền trong tổ chức quyền lực. Arixtot đã đề cập đến nguyên
tắc này khi thiết kế xây dựng mô hình Nhà nước với ba cơ quan : cơ quan làm
ra luật, cơ quan thi hành luật và cơ quan xét xử. Sau này Mongtexkiơ lại đưa
ra quan điểm về Tự do chính trị trong dó công dân có quyền " làm tất cả


×