Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hoàn thiện cơ sở pháp lý xác lập và điều chỉnh mối quan hệ giữa quốc hội và chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.02 MB, 106 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ THU HẰNG

HOÀN THIỆN C ơ SỞ PHÁP LÝ XÁC LẬP VÀ
ĐIỂU CHỈNH MỐI QUAN HỆ GIỮA Qưốc HỘI
VÀ CHÍNH PHỦ

Chuyên ngành : Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
Mã sô : 60.38.01______________
THƯVỈỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỨẬT HÀ NỘI
PHỎNG ĐỌ C

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI - 2003




TS. v ũ HổNG ANH


LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, luận cứ
khoa học nêu trong luận văn
là trung thực, khách quan.
Người viết cam đoan

Vũ Thị Thu Hằng


Lời cảm ơn

^o/úm / àn cả/m ổn & iỉm á ĩ 'Vu ytâm ỹ -

tA

ỹ u

k ỉi

/líứ

ĩn




d e m

/ỉito

u

/w <

đ ã /đ n ũnJt ỹ iú ý i đữ, ửvo đ iều h iền

lu â n 'văn n àty.


MỤC LỤC

PHẨN MỞ ĐẨU
CHƯƠNG I: MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ M ố i QUAN HỆ PHÁP
LÝ GIỮA QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ.

1.1. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo các quan điểm về
tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước.
1.1.1. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo quan điểm phân
chia quyền lực.
1.1.2. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo quan điểm
quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất.
1.2. Các nguyên tắc xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và

Chính phủ.
1.2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
1.2.2. Nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất, có sự
phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền
lực Nhà nước.
1.2.3. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo.
1.2.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
1.2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.3. Sự phát triển của mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính
phủ.
1.3.1. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo Hiến pháp
1946.
1.3.2. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo Hiến pháp
1959.
1.3.3. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo Hiến pháp
1980.
1.3.4. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo Hiến pháp


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG M ố i QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA QUỐC HỘI VÀ

54

CHÍNH PHỦ, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÚNG HIỆN NAY.

2.1. Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ.
2.1.1. Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ

54
54


trong hoạt động lập pháp.
2.1.2. Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ

60

về mặt tổ chức.
2.1.3. Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ

64

trong hoạt động giám sát.
2.1.4. Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ

72

thông qua việc quyết định những vấn đề quan trọng khác của đất nước.
2.2. Phương hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý xác lập và điều chỉnh

77

mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ hiện nay.
2.2.1 Hoàn thiện những quy định pháp lý về mối quan hệ giữa Quốc

78

hội và Chính phủ trong hoạt động lập pháp.
2.2.2.

Hoàn thiện những quy định pháp lý về mối quan hệ giữa


85

Quốc hội và Chính phủ về mặt tổ chức.
2.2.3. Hoàn thiện những quy định pháp lý về mối quan hệ giữa Quốc

88

hội và Chính phủ trong hoạt động giám sát.
2.2.4. Hoàn thiện những quy định pháp lý về mối quan hệ giữa Quốc

94

hội và Chính phủ trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng
khác của đất nước.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96


yíoản thiện cơ sỏ pháp [ý xạc Cập vả điều cíiỉníi môi quan íiệgiữa Quốc hội và chính phủ

PHẨN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong công cuộc đổi mới, nhiệm vụ cải cách và hoàn thiện bộ máy Nhà
nước đã được đề cập đến ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Nhưng những tư

tưởng cải cách bộ máy Nhà nước thể hiện mạnh mẽ nhất trong Hội nghị Trung
ương Đảng lần thứ 8 (khoá VII), Hội nghị Trung ương 3, 7 (khoá VIII) và đặc
biệt là trong Đại hội Đảng lần thứ IX.
Thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã sửa đổi, bổ
sung một số các văn bản quy phạm pháp luật về bộ máy Nhà nước; điển hình
là việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ
chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát
nhân dân năm 2002. Hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo thành hành
lang pháp lý vững chắc cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước ta, trong đó có tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ hai thiết chế trung tâm của bộ máy Nhà nước.
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến
địa phương có mối quan hệ mật thiết với nhau theo nguyên tắc quyền lực Nhà
nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước thực
hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do vậy, nghiên cứu việc đổi mới
và hoàn thiện bộ máy Nhà nước không những cần phải tập trung nghiên cứu
và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của từng cơ quan, mà quan trọng hơn là
cần phải nghiên cứu và hoàn thiện mối quan hệ pháp lý giữa chúng. Đặc biệt
là mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ. Vì những lý do nêu trên,
chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Hoàn thiện cơ sở pháp lý xác lập và điều
chỉnh mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ" làm đề tài luận văn thạc sỹ.,


2
Hoàn thiện cơ sỏ píiáp [ýxác íđp và điều chỉnh mối quan íiệgiữa Quốc Hội vả chính píiủ

2. Tình hình nghiên cứu.
Nhiệm vụ cải cách mạnh mẽ bộ máy Nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi các nhà khoa học pháp lý phải
đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về tổ chức Nhà nước. Tuy
nhiên, từ trước đến nay sự nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đổi mới và hoàn

thiện từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước mà chưa có những nghiên cứu trực
diện về mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau.
Sau một thời gian thực hiện Hiến pháp 1992, để quán triệt tư tưởng lãnh
đạo của Đại hội Đảng VIII, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Trung
tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia đã tổ chức cuộc hội thảo đưa ra
những nhiệm vụ, phương hướng của khoa học Nhà nước và pháp luật là phải
nghiên cứu để sửa đổi Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức các cơ quan Nhà nước
theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất, phân định rõ quyền lập pháp
và quyền hành pháp, đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan
Nhà nước để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thực hiện
đúng chủ trương đó, các nhà khoa học pháp lý đã nghiên cứu và đưa ra những
quan điểm về sửa đổi bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp 1992. Phải kể đến
hàng loạt các bài viết đăng trên những tạp chí chuyên ngành như: "Một số
quan điểm cơ bản về sửa đ ổ i, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992" của
GS. TS Đàò Trí ú c; "Về sửa đổi bổ sung một số điều của chương I và chương
VI Hiến pháp 1992" của TS Lê Minh Thông; "Hoàn thiện cơ sở pháp lý của bộ
máy Nhà nước" của TS Bùi Xuân Đức đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 5, 9 năm 2001; "Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội" của TS Mai
Hồng Quỳ, "Kinh nghiệm nước ngoài với việc đổi mới tổ chức và hoạt động
của bộ máy Nhà nước ta" của TS Vũ Hồng Anh đăng trên tạp chí Nghiên cứu
lập pháp số 11 năm 2001; "Vấn đề chồng chéo chức năng, nhiệm vụ trong bộ
máy hành chính Nhà nước ta hiện nay" của Thạc sỹ Nguyễn Phước Thọ đăng
trên ĩạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 năm 2001... Bên cạnh đó ỉà một số tác


3
H
‘ oàn thiện cơ sỏ pháp [ý xác Cập và điều chỉnh mối quan íiệgiữa Quôc Hội và chính phủ

phẩm nghiên cứu về sự kế thừa và phát triển chế định bộ máy Nhà nước qua

các bản Hiến pháp như: "Hiến pháp 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các
Hiến pháp Việt Nam" của Văn phòng Quốc hội, nhà xuất bản Chính trị quốc
gia năm 1998; "Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy Nhà nước" của TS
Nguyễn Đăng Dung, nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2001... Ngày
17/3/2001, Trung tâm nghiên cứu pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước
thuộc khoa Hành chính Nhà nước trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã tổ
chức Hội thảo khoa học về cải cách bộ máy Nhà nước góp phần thực hiện mục
tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với ba nội dung chính về đổi mới
Quốc hội, đổi mới nền hành chính và nhìn nhận đúng quan điểm về tổ chức
quyền lực Nhà nước ta.
Sau khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung, các nhà khoa học pháp
lý vẫn tiếp tục đưa ra ý kiến đóng góp vào việc cải cách bộ máy Nhà nước.
Đặc biệt phải kể đến Chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước "Xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" - mã số KX0 4 do GS.VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm đang được tiến hành. Từ
những đổi mới trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, chương trình
này hướng tới việc xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân, đề xuất các giải pháp đồng bộ cho việc tiếp tục cải
cách hệ thống chính trị, cải cách thể chế Nhà nước, pháp luật theo các yêu
cầu, đòi hỏi của chế độ pháp quyền, phù hợp với tính chất và đặc điểm phát
triển chính trị, kinh tế, văn hoá ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra, trong một số bài viết của các tác giả vẫn tiếp
tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ máy Nhà nước. Ví dụ như các bài
viết: "Một số yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội "
của tác giả Đặng Đình Luyến, "Trao đổi về quy trình quyết định những vấn đề
quan trọng trong hoạt động của Quốc hội" của Thạc sỹ Nguyễn Quốc Thắng
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3, 6 năm 2002; "Về hoàn thiện tổ


4
J‘ íoàn thiện cơ sỏ píiáp [ý xàc tập và ấiều cíủníi mối quan hệ giữa Quốc hội và chính phủ


chức và đổi mới nội dung hoạt động các cơ quan chuyên môn của Quốc hội"
của TS Bùi Ngọc Thanh đăng trên tạp chí Cộng sản số 22 tháng 8 năm 2002...
Nhưng tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên đều chưa đề cập đến vấn
đề đổi mới và hoàn thiện mối quan hệ pháp lý giữa các cơ quan Nhà nước, đặc
biệt là mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ. Trên tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 2 năm 1997 có đăng bài viết "Nhận thức về nguyên tắc
tập quyền và vài khía cạnh trong vấn đề về quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp ở nước ta hiện nay" của TS Nguyễn Cửu Việt. Sau đó, Thạc sỹ luật học
Ngô Đức Tuấn tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn vấn đề mối quan hệ giữa hoạt
động lập pháp (Quốc hội) và hành pháp (Chính phủ) ở nước ta (bài viết đăng
trên tạp chí Đặc san khoa học pháp lý Tp Hồ Chí Minh số 2 và 3 năm 2000).
Nhưng bài viết chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu lịch sử mối quan hệ mà
chưa đưa ra những phương hướng để đổi mới mối quan hệ pháp lý đó.
Như vậy, có thể nói rằng việc nghiên cứu mối quan hệ pháp lý giữa các
cơ quan Nhà nước, mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ mới chỉ
dừng lại ở những bước đi ban đầu.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ
pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ; đánh giá thực trạng của những quy định
pháp luật về mối quan hệ này và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện nội
dung của những văn bản quy phạm pháp luật đó.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ phân tích, đánh giá
các quan điểm về cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước nói chung, về quan
hệ giữa Quốc hội và Chính phủ nói riêng; phân tích sự phát triển của mối quan
hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ qua các Hiến pháp Việt nam; phân
tích đánh giá thực trạng của mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ
trong giai đoạn hiện nay. Qua đó khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương



5
'ỳíoàn thiện cơ sỏ pháp (ý xác Cập vả ấiểu chỉnh mối quan íiệgiữa Quốc hội và chíníi píiủ

của Đảng và Nhà nước là luôn phải cải cách và hoàn thiện bộ máy Nhà nước
nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ là một vấn đề rất phức tạp
trong cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước. Do thời gian nghiên cứu hạn chế,
nguồn tài liệu chưa thực sự phong phú, chúng tôi chưa có điều kiện giải quyết
một cách triệt để và thấu đáo về những vấn đế có liên quan đến mối quan hệ
cơ bản này. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Quốc hội và
Chính phủ trên cơ sở những quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh mối quan hệ giữa chúng.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Để phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài, luận văn sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin đó là phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Ngoài ra, trong quá trình phân tích chúng tôi kết hợp sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, so sánh, chứng
minh, thống kê ...

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ pháp lý giữa
Quốc hội và Chính phủ theo các bản Hiến pháp Việt Nam. Trên cơ sở nghiên
cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và
Chính phủ, luận văn đã chỉ ra những un điểm cũng như những mặt còn tồn tại
cần khắc phục trong các quy định của Hiến pháp và luật về mối quan hệ giữa
hai thiết chế này. Luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Quốc hội và

Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.


6
H
‘ oàn thiện cơ sổ píiáp [ý xúc Cập và điều chỉnh môi quan hệ giữa Quốc Hội v à chính phủ

6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
được kết cấu thành 2 chương:
Chương /: Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ pháp lý giữa
Quốc hội và Chính phủ.
Chương //: Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ,
phương hướng hoàn thiện chúng hiện nay.


7
‘ỉ ĩ oàn thiện cơ sỏ pháp [ý \ác [ập và điều chỉnh mối quan íiệ giữa Quốc hội và chính píiủ

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ M ố i QUAN HỆ PHÁP LÝ
GIỮA QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ

1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ THEO CÁC QUAN
ĐIỂM VỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỂN

Lực NHÀ NƯỚC.

1.1.1. M ối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo quan điểm phân
chia quyền lực.

Từ thời cổ đại đã xuất hiện ý tưởng về sự phân chia quyền lực Nhà
nước như là một trong những đòi hỏi cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện
quyền lực Nhà nước, nhằm hạn chế sự chuyên quyền độc đoán của Nhà nước
trước tự do cá nhân. Đại diện tiêu biểu cho tư tưởng này có thể kể đến Arixtốt.
Trong các giai đoạn sau của lịch sử phát triển của nhân loại, tư tưởng phân
quyền tiếp tục được các triết gia kế thừa và phát triển. Đến thời kỳ cách mạng
dân chủ tư sản, nhờ nỗ lực của Jonh Locke và Montesquieu, tư tưởng phân
quyền đã trở thành một học thuyết về tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước.
Theo quan điểm của nhà triết học Anh Jonh Locke (1632-1704), quyền
lực Nhà nước gồm ba thứ quyền: lập pháp, hành pháp và liên bang. Trong đó,
"quyền lập pháp là quyền lực cao nhất và thuộc về Nghị viện; quyền hành
pháp thuộc về nhà Vua. Nhà Vua không những lãnh đạo việc thi hành pháp
luật, bổ nhiệm các bộ trưởng, chánh án và các quan chức khác, mà còn thực
hiện quyền liên bang, tức là quyền giải quyết các vấn đề chiến tranh, hoà bình
và đối ngoại"[39, 267].
Montesquieu cho rằng, quyền lực Nhà nước gồm ba quyền: lập pháp,
hành pháp, tư pháp. “ Quyền lập pháp phải thuộc vê s ố đông, quyền hành
pháp phải thuộc vê một vị vua chúa, còn quyền tư pháp phải được hành xử do


8
Hoàn thiện cơ sở píiáp [ýxác Cập vả ẩiều chỉnh môi quan íiệgiữa Quốc Hội vả chính phủ

những người do dân chúng mà ra" [18, 86]. Vì quyền lực luôn có sức cám dỗ
rất lớn nên người nắm giữ nó luôn có xu hướng lạm dụng, sử dụng nó vì mục
đích cá nhân của mình. Để bảo đảm tự do cá nhân, cần phải hạn chế sự lạm
quyền đó. Với mục đích này, tuy ở các mức độ khác nhau, nhưng các nhà tư
tưởng Arixtốt, Jonh Locke và Montesquieu đều thống nhất quan điểm cần
phải thiết lập mối quan hệ giữa các nhánh quyền, đặc biệt giữa lập pháp và
hành pháp theo nguyên tắc "quyền lực ngăn cản quyền lự c”.

Với nguyên tắc này, sự phân bố quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước
phải đảm bảo sao cho không có cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực Nhà
nước trong tay mình bởi nếu quyền lập pháp và quyền hành pháp nằm trong
tay một cá nhân hay một tổ chức thì cá nhân hay tổ chức đó sẽ có thể ban
hành một đạo luật tàn bạo và trực tiếp thi hành nó theo kiểu tàn bạo. Vì thế,
luật không còn tổng quát, vô tư nữa mà được đem áp dụng tuỳ hứng và tất cả
sẽ mất hết. Đồng thời nguyên tắc phân quyền cũng phải đảm bảo không có cơ
quan nào không bị ràng buộc bởi pháp luật, không có cơ quan nào nằm ngoài
sự giám sát, kiểm tra từ phía các cơ quan khác.
Theo Locke, quyền lập pháp là quyền lực tối cao nên có thể quyết định
đến hình thức Nhà nước; nó còn là quyền bất khả xâm phạm và không thể thay
đổi trong tay những người nắm giữ. Do vậy, quyền lập pháp chi phối quyền
hành pháp. Với quyền lập pháp, các đạo luật được ban hành và bắt buộc quyền
hành pháp phải tổ chức thực thi nó. Montesquieu cũng cho rằng "Quyền lập
pháp thể hiện ỷ chí chung của quốc gia, quyền hành pháp thì thực hiện ỷ chí
chung đó"[\9, 102]. Vũ khí mạnh nhất mà quyền lập pháp sử dụng để giám
sát quyền hành pháp là kiểm soát việc chi tiêu của hành pháp, phế truất các
quan chức vi phạm công quyền. Chính vì vậy có nhiều quan điểm cho rằng
quyền hành pháp phát sinh từ quyền lập pháp. Song quyền lập pháp không
phải là vô hạn mà vẫn bị giới hạn trong một phạm vi nhất định, điều kiện nhất
định. Bởi lẽ, quyền lập pháp chỉ là một thứ quyền lực được uỷ thác từ nhân

i


9
'ìíoàti thiện cơ sỏ píiáp [ý xác Cập vả diều chỉnh mối quan fiệgiữa Quốc íiội vả chính phủ

dân để hoạt động vì những mục đích nhất định nên nó là quyền lực tối cao của
Nhà nước chứ không phải của xã hội. Quyền lực tối cao của Nhà nước đó sẽ bị

thay thế khi không được nhân dân tín nhiệm trao cho nữa. Không những thế,
quyền lập pháp còn chịu sự kiềm chế, đối trọng của quyền hành pháp. Tuy
quyền hành pháp là quyền bổ trợ cho quyền lập pháp và phụ thuộc vào quyền
lập pháp, song quyền hành pháp cũng có tính độc lập tương đối và chi phối
ngược trở lại. Quyền hành pháp có thể triệu tập cơ quan lập pháp vì một lý do
nhất định, có thể phủ quyết các đạo luật mà quyền lập pháp ban hành ra và từ
chối công bố các đạo luật đó. Đây chính là phương thức đối trọng lại sự kiểm
soát của lập pháp. Tuy nhiên sự chi phối ngược trở lại của quyền hành pháp
không có nghĩa là làm cho quyền hành pháp cao hơn quyền lập pháp mà chỉ
thể hiện sự tin tưởng của lập pháp vào hành pháp. Cơ quan lập pháp dành
quyền triệu tập cho cơ quan hành pháp bởi "quyền hành pháp được giao phó
cho một s ố người rút ra từ cơ quan lập pháp sẽ không có tự do, bởi hai quyền
là hợp nhất" [18, 93].
Như vậy, theo quan điểm của các nhà khởi xướng thuyết tam quyền, lập
pháp và hành pháp luôn luôn là hai nhánh quyền tách biệt và giữa hai nhánh
quyền này phải có sự chế ước lẫn nhau. Quyền hành pháp phải ngăn cản dự
định của quyền lập pháp. Quyền hành pháp phải tham gia vào hoạt động lập
pháp bằng khả năng ngăn cản, nếu không chính nó sẽ bị lột hết quyền hành và
chỉ là một công cụ của quyền lập pháp mà thôi. "Nếu quyền hành pháp không
thể ngăn cản những k ế hoạch của cơ quan lập pháp, cơ quan này sẽ trở nên
độc tài, bởi cơ quan đó s ẽ tự cho mình ban hành tất cả các quyền hành mà cơ
quan ấy quan niệm được và s ẽ tiêu diệt hết các quyền khác”[ 18, 95].
Tư tưởng về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong mô hình
phân quyền đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Không ai có thể phủ
nhận những giá trị mà học thuyết này đem lại. Đây là thành quả chung của
một xã hội tiên tiến dùng để chống lại sự chuyên chế trong chế độ nhà nước,

I



10
H
‘ oàn thiện cơ sơ pítáp [ý \ậ c Cập vả ẩiểu chỉnh mối quan íiệgiữa Quốc íiội và chính píiủ

nhằm mục đích phát triển dân chủ trong quản lý Nhà nước. Ở những mức độ
khác nhau, thuyết phân quyền có thể áp dụng ở bất kỳ Nhà nước tư sản nào.
Nhưng tựu chung lại thuyết phân quyền được áp dụng theo hai cách thức khác
nhau tạo nên ba mô hình chính thể cổ điển khác nhau: mô hình phân quyền
cứng nhắc (chính thể cộng hoà tổng thống) và mô hình phân quyền mềm dẻo
(chính thể cộng hoà đại nghị, chính thể cộng hoà hỗn hợp). Điển hình cho ba
hình thức chính thể này là Mỹ, Anh, Pháp.

1.1.2.

M ôi quan hệ giữa Quốc hội và Chính p h ủ theo quan điểm

quyền lực N hà nước tập trung thống nhất.
Có thể nói rằng, nếu như quê hương của thuyết tam quyền phân lập là
Pháp thì quê hương của thuyết tập quyền là nước Nga Xô Viết. Tuy nhiên,
trước đó, quan điểm tập quyền cũng đã xuất hiện trong tư tưởng của Mác và
Ảnggen. Mác đã giải thích về sự phân quyền như là sự phân bố thẩm quyền,
phân định chức năng giữa các cơ quan Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm về
tính xã hội, giai cấp của quyền lực với tư cách là quyền lực thống nhất, ông
đưa ra kết luận về việc không thể thực hiện được sự phân quyền về mặt kỹ
thuật. Còn Ảnggen lại đánh giá về việc thực hiện thuyết này như sự phân công
lao động theo chuyên môn trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước với sự
thống nhất của quyền lực trong tay giai cấp tư sản.
Tư tưởng của Mác và Ảnggen cũng được một số nước hiện nay áp dụng
như là một sự trung dung giữa thuyết phân quyền và thuyết tập trung quyền
lực. Lời nói đầu của Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ năm 1923 đã nêu rõ: Phân quyền

- đó là sự phân công lao động hiện đại thể theo thẩm quyền của Nhà nước.
Khi Liên Xô thực hiện công cuộc cải tổ đất nước, GS.TS. V.E.Chirkin
cho rằng, không thể phủ nhận những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân
quyền, nhưng theo ông, "thẩm quyền thực t ế của các cơ quan Nhà nước xâm
nhập vào nhau khó có th ể phân định tuyệt đối, vì vậy ở đây chỉ là phân định


11
yíoầti thiện cơ sỏ pháp [ý xác Cập vả diều chỉnh mối quan íiệgiữa Quốc hội và cliítiíi píiủ
/

lĩnh vực hoạt động, chức năng; phân định phương pháp hoạt động của các cơ
quan Nhà nước với nhau"[50, 21]. Hiện nay, nhiểu học giả tư sản đã không
nhắc tới sự phân lập của ba quyền nữa mà nói về ba nhóm chức năng thuộc
quyền lực Nhà nước, được phân công cho ba cơ quan đảm nhận.
Nội dung học thuyết quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất đó là
quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân và không thể phân chia nhưng có
sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước thực hiện ba quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan hành pháp và tư pháp đều phải tôn
trọng quyền lực tối cao của cơ quan lập pháp đã được nhân dân trao cho thông
qua các cuộc bầu cử. ,Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp. Chính
phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Toà án và Viện kiểm sát là cơ
quan thực hiện quvền tư pháp. Các cơ quan này nằm trong bộ máy Nhà nước
bao gồm hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương có mối liên hệ
mật thiết với nhau. Do vậy, Quốc hội và Chính phủ theo học thuyết quyền lực
Nhà nước tập trung thống nhất có mối quan hệ rất gắn bó, không thể tách rời
trong việc thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan này. Quốc hội
luôn giữ vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là cơ quan đại biểu của
nhân dân.^Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành
chính Nhà nước cao nhất. Như vậy, nếu Quốc hội có hai tư cách thống nhất:

tính quyền lực và tính đại biểu thì Chính phủ cũng có hai tư cách thống nhất:
tính chấp hành và tính điều hành. Quốc hội và Chính phủ không kiềm chế, đối
trọng lẫn nhau, không ngăn cản quyền lực của nhau bởi một nguyên nhân rất
cơ bản xuất phát từ bản chất của học thuyết quyền lực tập trung thống nhất đó
là quyền lực Nhà nước không thuộc về Quốc hội hay Chính phủ mà nó thuộc
về nhân dân. Quốc hội hay Chính phủ đều được nhân dân uỷ quyền trực tiếp
hay gián tiếp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân mà thôi. Như vậy,
tuy quyền lực Nhà nước không phân chia thành ba nhánh quyền kiềm chế, đối
trọng lãn nhau nhưng tự do, dân chủ, công bằng xã hội vẫn dược đảm bảo.
Tuy nhiên, trong cơ chế đó, giữa Quốc hội và Chính phủ vẫn có mối quan hệ

;


12
yíoàn thiện cơ sỏ píidp [ý \d c íâp và điểu cíiỉníi mối quan hệ giữa Quôc hội và chính phủ

tác động lẫn nhau. Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Chính phủ
tham gia hoạt động lập pháp của Quốc hội. Mặc dù vậy, sự kiểm tra, giám sát
của Quốc hội đối với Chính phủ không có nghĩa để Quốc hội hạn chế quyền
lực của Chính phủ. Ngược lại, sự tham gia của Chính phủ vào hoạt động lập
pháp của Quốc hội không có nghĩa là Chính phủ tìm cách lấn át quyền lực của
Quốc hội. Đây là cơ chế đương nhiên trong hoạt động thực hiện quyền lực
Nhà nước để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này.
Ở nước ta, nội dung của học thuyết quyền lực Nhà nước tập trung
thống nhất được áp dụng triệt để theo đúng đường lối, chủ trương lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất phát từ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã nhận
thức lại nguyên tắc tập trung quyền lực với nội dung chính được tổng hợp,
khái quát là: ở nước ta tất cả quyền lực Nhà nước là thống nhất, bắt nguồn từ

nhân dân và thuộc về nhân dân; nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông
qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đồng thời có sự phân công, phối hợp
giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Đại hội Đảng IX tiếp tục phát triển quan điểm tập trung quyền
lực mà Đại hội Đảng VIII đã đề ra.
Theo quan điểm của Đại hội Đảng IX, sự phân công phối hợp giữa các
cơ quan Nhà nước chính là sự phân công lao động giữa các cơ quan của Bộ
máy Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Với quan điểm chỉ
đạo này, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ nước ta cần phải được xác
định rõ ràng. Đây là mối quan hệ giữa những bộ phận của một thực thể thống
nhất. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam không kiềm chế, đối trọng nhau mà
cùng nhau phối hợp hoạt động phát huy sức mạnh tổng hợp của quyền lực Nhà
nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất nắm giữ quyền lập
pháp (Quốc hội không nắm giữ toàn bộ quyền lực Nhà nước). Quyền lực Nhà
nước luôn thuộc về nhân dân để bảo đảm bản chất Nhà nước Việt Nam là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao


13
‘J íoàn thiện cơ sỏ pháp [ý xác Cập và diều cíiỉnỉt môi quan íiệ giữa Quô'c Hội vả chính phủ

nhất và cũng là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Quốc hội và Chính phủ có
mối quan hệ mật thiết với nhau trong các lĩnh vực: tổ chức bộ máy, lập pháp,
giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng khác của đất nước.
Với tầm quan trọng của việc nhận thức rõ bản chất nguyên tắc quyền
lực Nhà nước tập trung thống nhất và mối quan hệ giữa lập pháp - hành pháp
trong nguyên tắc này mà các nhà khoa học nghiên cứu về Nhà nước và pháp
luật cần đặt ra cho mình những định hướng nhất định để làm cơ sở lý luận cho
công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước. Mục đích được đặt ra trong cuộc Hội
thảo do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức bàn về Đại

hội Đảng VIII và những nhiệm vụ, phương hướng của khoa học về Nhà nước
và pháp luật diễn ra vào các ngày 03 và 04 tháng 01 năm 1997. Hội thảo nhận
định: "cần đi sâu vào các vấn đề thuộc phạm vi của từng lĩnli vực quyền lực
Nhà nước. Quyền lập hiến và lập pháp ở nước ta thuộc về Quốc hội nhưng cơ
c h ế tổ chức thực hiện quyền đó như th ế nào; làm th ế nào đ ể Hiến pháp được
tôn trọng và thực hiện, làm th ế nào đ ể luật có th ể đi thẳng được vào cuộc
sống, được thực hiện một cách trực tiếp; cơ c h ế tương tác giữa việc ban hành
luật và việc ban hành các văn bản khác phải như th ế nào" [45, 6].
Cũng xuất phát từ mục đích nghiên cứu đặt ra này, TS. Nguyễn cửu
Việt cho rằng: “ c ầ n hoàn thiện quan hệ phân công phối hợp giữa các cơ
quan trong việc thực hiện quyền lập pháp và hành pháp. Mỗi loại quyền lực
Nhà nước có đặc thù riêng, có loại quyền có tính chất cao, lũi việt hơn các
quyền khác. Đặc trưng của các loại quyền lực Nhà nước quy định đặc trưng tổ
chức và hoạt động của các cơ quan được giao thực hiện loại quyền lực tương
ứng. Tuy nhiên điều đó không cố nghĩa các cơ quan chủ yếu được giao thực
hiện quyền lực có tính chất cao hơn phải được xếp đứng trên các cơ quan còn
lại hiểu theo quan điểm thứ bậc hành chính máy mốc - một căn bệnh từ lâu
còn in đậm nét trong thực tiễn tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước ta, xã
hội ta “[49, 50].


14
j‘foàn tíiiện cơ sỏ pháp [ý xạc [ập và ẩiều chỉnh mối quan hệ giữa Quốc Hội và chính phủ

Như vậy có thể thấy rằng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp, giữa Quốc hội và Chính phủ phải được nghiên cứu trong tổng thể
mối quan hệ giữa ba bộ phận của quyền lực Nhà nước, trong mối quan hệ giữa
Nhà nước và hệ thống chính trị xã hội.

1.2.


CÁC NGUYÊN TẮC XÁC LẬP M ố i QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA QUÔC

HỘI VÀ CHÍNH PHỦ.

1.2.1. N guyên tắc tất cả quyền lực N hà nước thuộc về nhân dân.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng thể hiện bản chất và cách thức tổ chức
quyền lực của Nhà nước ta. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung) ghi
nhận: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân". Với sự ghi nhận này, ở Việt Nam, quyền lực chính trị và
quyền lực Nhà nước có sự tương đồng, đều nằm trong tay nhân dân. Nhân dân
là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng
một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân - một Nhà
nước mà trong đó có các giá trị cơ bản như: đề cao giá trị của pháp luật, đề
cao chủ nghĩa lập hiến, bảo đảm tính pháp lý của quyền lực Nhà nước, sự ràng
buộc bởi pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Và giá
trị cao nhất đó là đảm bảo quyền con người, các quyền và lợi ích chính đáng
của công dân. Như vậy thực chất một Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cũng chính là một Nhà nước đảm
bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
Để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
phải đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý Nhà nước trên
ba phương diện lớn. Thứ nhất, phải đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo
vào việc thành lập ra các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan đại diện
như Quốc hội và Hội đồng nhàn dân. Thứ hai, phải đảm bảo cho nhân dân


15
'líoàn thiện cơ sỏ píiáp [ý xác Cập và cCiểu chỉnh mối quan hệ giữa Quốc Hội và chính phủ


tham gia vào các công việc quản lý đất nước, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước. Thứ ba, phải đảm bảo cho nhân dân kiểm tra, giám sát đối
với hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Khi xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ cần phải
đảm bảo đúng ba nội dung trên. Điều này có nghĩa là nhân dân thành lập nên
Quốc hội thông qua những đại biểu của mình. Chính phủ do Quốc hội thành
lập ra, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Do vậy trong mối quan hệ về cơ
cấu tổ chức, Quốc hội cần phải đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, đứng trên lập trường quan điểm của nhân dân để thiết lập nên Chính phủ.
Khi Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình đối với Chính phủ thì
phải xác định đó cũng chính là sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt
động của Chính phủ. Quốc hội phải thực hiện tốt quyền lực Nhà nước mà nhân
dân giao phó trong việc quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của
Nhà nước, quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng
của nhân dân. Mọi tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng như của Chính
phủ trong mối quan hệ giữa hai quyền lập pháp và hành pháp đều phải đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Trong các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt nam, vấn đề cải cách bộ
máy Nhà nước luôn được thực hiện theo hướng mở rộng dân chủ, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước. Tại Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba khoá VIII đã khẳng định:
"Cần tiếp tục phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân qua các hình
thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đ ể nhân dân tham gia xây dựng và
bảo vệ Nhà nước; nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt
động của cán bộ, công chức Nhà nước"[5, 41]. Đại hội Đảng Cộng sản Việt
nam lần thứ IX một lần nữa khẳng định lại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước là
phải: “Thực hiện tốt quy ch ế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, bảo
đảm cho dân tiếp xúc dễ dàng các cơ quan công quyền, cố điều kiện kiểm tra
cán bộ, cồng chức, nhất là những người trực tiếp làm việc với dân" [7, 218].



16
‘ỳ ỉoàn thiện cơ sỏ píiáp [ý xợc Cập vả điều chỉnh mối quan íiệgiữa Quốc íiội và chính phủ

Đây thực sự là một định hướng sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta trong công
cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

1.2.2.

Nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất, có sự

phân công phối hợp giữa các cơ quan N hà nước trong việc thực hiện quyền
lực N hà nước.
Có thể nói rằng nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất
đều đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng ta từ trước đến nay,
nhưng đến ngày 25/12/2001 thì nó mới chính thức trở thành một nguyên tắc
hiến định. Đoạn 2 Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung) quy định:
"Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".
Khi ghi nhận nguyên tắc này, Đảng và Nhà nước ta muốn nhấn mạnh đến mối
quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước khi thực hiện các nhánh quyền của quyền
lực Nhà nước, ở mỗi thời kỳ, mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước được
nhìn nhận dưới những góc độ chính trị - xã hội khác nhau. Nếu như ở Đại hội
Đảng VII, đứng trước tình trạng các cơ quan Nhà nước chồng chéo về chức
năng, nhiệm vụ, nên quan điểm về nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung
thống nhất là phải có sự phân công rành mạch giữa ba cơ quan thực hiện ba
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhưng trước yêu cầu đổi mới và hoàn
thiện bộ máy Nhà nước đáp ứng sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị
trong nước và quốc tế, Đại hội Đảng VIII và IX đã nhìn nhận lại khía cạnh tập

trung thống nhất của nguyên tắc này. Các cơ quan Nhà nước có sự phân công,
phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ nhưng phải có sự phối hợp giữa
chúng trong khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó. Sự phối hợp này không
những là đường lối chỉ đạo của Đảng mà nó còn là nghĩa vụ pháp lý mà các cơ
quan Nhà nước phải tuân theo trong tổ chức và hoạt động của mình.


17
Oỉoàn thiện cơ sỏ pháp [ý xẠc [ập và diều chỉnh mối quan hệ giữa Quốc íiội và chính phủ

Việc ghi nhận nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất có sự phân
công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực Nhà
nước trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung) cho thấy, Đảng và Nhà nước ta
nhất quán trong việc lựa chọn mô hình tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước
theo học thuyết tập trung quyền lực chứ không phải là phân quyền như một số
quan điểm lầm tưởng. Hơn thế nữa, nó còn khẳng định rằng muốn xây dựng
được một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì
trước hết các cơ quan Nhà nước phải phối hợp với nhau hoạt động có hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng những quy định pháp lý về mối quan
hệ giữa Quốc hội và Chính phủ là rất quan trọng. Mối quan hệ giữa Quốc hội
và Chính phủ là mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước tối cao nắm giữ hai
nhánh quyền quan trọng của quyền lực Nhà nước thống nhất. Quốc hội và
Chính phủ luôn phải có vị trí độc lập trong bộ máy Nhà nước. Nhưng chúng ta
cần phải hiểu rằng tính độc lập đó không phải là sự phân quyền bởi tính độc
lập giữa hai cơ quan này chỉ mang tính chất tương đối. Quốc hội và Chính phủ
luôn phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạt động đối nội và đối ngoại của
đất nước. Đứng trước những nguy cơ lớn về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội,
Nhà nước ta cần phải có một hệ thống pháp luật đảm bảo đủ hai yêu cầu: tính
hợp pháp và tính hợp lý để tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm duy trì trật tự

trong nước và hội nhập quốc tế. Để đạt được điều đó, phải có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động ban hành và tổ chức thực
hiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
TRƯỜNGĐẠI HỌCLÚẬThà nội
1.2.3. Nguyên tắc Đảng lãnh đaòýH': :NG:X’C
I
Trong hệ thống chính trị XHCN Việt nam, Đảng luôn giữ vị trí lãnh đạo
toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Ngay từ khi giành được
chính quyền, Hiến pháp 1946 đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: đoàn
kết toàn dân, bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân và thực hiện chính


18
!}Coàn thiện cơ sơ píiáp [ý xác [ập và ẩiều chỉnh mối quan íiệgiữa Quốc hội và chính -phủ

quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân. Như vậy, tuy chưa được công bố
một cách chính thức trong Hiến pháp 1946 nhưng thuật ngữ "sáng suốt" đã
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình giành, giữ và xây
dựng chính quyền của đất nước ta.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được khẳng định tại Điều 4 Hiến pháp 1992:
"Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội".
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn thể xã hội được thể hiện trên
tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo bằng đường lối chủ trương
chính sách trong hoạt động xây dựng và cải cách bộ máy Nhà nước, trong hoạt
động xây dựng pháp luật. Đảng lãnh đạo thông qua vai trò gương mẫu của các
Đảng viên, giới thiệu các Đảng viên ưu tú tham gia hoạt động quản lý Nhà
nước nhằm đảm bảo sự giám sát của Đảng đối với hoạt động của bộ máy Nhà
nước.
Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện qua Nghị quyết của mỗi Đại hội.
Trong quá trình phát triển và hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tư tưởng của Đảng

qua mỗi thời kỳ là khác nhau. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng
ta đã nhận định trong vòng 5 năm (1986-1991) tuy đã đạt được một số thành
tựu nhất định trong cải cách bộ máy Nhà nước nhưng vẫn còn một số những
hạn chế như: sự phân công quyền lực giữa 3 loại cơ quan còn nhiều điểm chưa
rõ; sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương còn chưa đầy đủ; bộ
máy Nhà nước còn quá cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước ít
được đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy phương hướng của Đảng ta trong Đại hội VII
là tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước theo phương hướng: "Nhà nước thực sự
của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự
lãnh dạo của Đảng, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất
nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và hoạt
động có chất lượng cao trên cơ sở ứỉĩg dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật,
quản lý"[3, 91].


19
‘H oàn thiện cơ sỏ píiấp (ý.xác Cập và diều chỉnh mối quan fiệgiữa Quốc hội và chính phủ

Đại hội Đảng lần thứ VIII với nhiều tư tưởng đổi mới so với các Đại hội
trước về cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, về phương hướng cải cách bộ
máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nếu như ở Đại hội
Đảng VII, phương hướng tổ chức quyền lực Nhà nước là tập trung thống nhất
quyền lực, có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa các cơ quan thì ở Đại
hội Đảng VIII, cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước là tập trung thống nhất
quyền lực nhưng với một quan điểm mới là phân công, phối hợp giữa các cơ
quan. Do vậy nhiệm vụ của các nhà khoa học khi nghiên cứu về Nhà nước và
pháp luật phải quán triệt tư tưởng của Đảng ta, đặc biệt là việc hoàn thiện địa
vị pháp lý của Quốc hội và Chính phủ trong mối quan hệ pháp lý giữa hai cơ
quan này.
Đứng trước yêu cầu đổi mới của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân, Đại hội Đảng lần thứ IX đã quán triệt tư tưởng cải cách thể chế
và phương thức hoạt động của Nhà nước. Theo đó phải: " Kiện toàn tổ chức,
đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm
là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi
hành luật. Quốc hội làm tốt chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước, quyết định và phân bổ ngân sách Nhà nước, thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Xây dựng một nền hành
chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá.
Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ theo
hướng thống nhất quản lý vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ” [7, 132-133].
Việc xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ phải luôn
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bởi đây là mối quan hệ thể hiện rõ nét nhất
cách thức tổ chức quyền lực của Nhà nước ta và sự phát triển của bộ máy
nước. Mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ phải quán triệt những


×