Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.51 MB, 107 trang )

Ẳ ■■•lÀO TẠ'Ị
u



ĩ

' I



Á-

ĩ

1■

ĩ

ĩ



T Ĩ-I I l y A i


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRUỒNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI



VŨ VĂN cương

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẨU TƯTRựC
TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHÀ ĐẦU Tư Nước NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 603850

LUẬN VÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC








TH Ư V IỆ N
ĨRƯƠNG ĐA! HOC LỏẬĨ HẢ Nỏ'
PH Ò N G G V

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS võ ĐỈNH TOÀN

HÀ NỘI 2003


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẲU Tư
TRỰC TIẾP CỦA NHÀ ĐẲU Tư Nước NGOÀI ở VIỆT NAM.....................................................................5
1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà đầu tư nước ngoài .........................................5

1.1.ỉ Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................5
1.1.2. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài............................................................. 12
1.2.Khái niệm pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam .................................................................................................................................16

1.2.1 Khái niệm và đặc đ iể m ..............................................................................16
1.2.2 Cấu trúc và các nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài của nhà đẩu tư nước ngoài tại Việt Nam .................... 18
1.2.3 Các yếu tô' chi phối nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam .................. 23
K ế t lu ậ n c h ư ơ n g 1.................................................................................................... 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ở VIỆT NAM................32
2.1.Nguồn của pháp luật Việt Nam về thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .............................................................................. 32
2.2.

Đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật thuê đôi với

các hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà dầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện n a y ...... 34

2.2.1. Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện vai trò là công cụ thu
hút vốn đâù tư trực tiếp nước ngoài của Nhà nước..............................................36
2.2.2.Pháp luật thuế đôi với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đẩu tư nước ngoài với vai trò là công cụ điều tiết hoạt động đẩu tư trực tiếp

nước ngoài theo định hướng của Nhà nước..........................................................42


2.2.3. Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đầu tư nước ngoài với tư cách là công cụ tạo lập nguồn thu cho ngân sách .. 51
2.2.4. Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đầu tư nước ngoài chưa thực sự bảo đảm tính công bằng ..............................53
2.2.5. Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước n qoài của nhà
đầu tư nước ngoài chưa mang tính ổn định, rõ ràng, đơn giản và dễ thực
hiện........................................................................................................................... 60
2.2.6.Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đầu
tư nước ngoài còn phức tạp, có nhiều mâu thuẫn chồng chéo, thiếu tính
đồng bộ..................................................................................................................... 61
2.2.7.

Pháp luật thuế đối với hoạt động đẩu tư trực tiếp nước ngoài của nhà

đẩu tư nước ngoài chưa chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. ....62
2.2.8.Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đầu tư nước ngoài đã thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước ta đến lợi
ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài nhưng còn chưa toàn diện,
thiết thực................................................................................................................. 63
2.2.9.

v ể công tác quản lí thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước

ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu........................................................................................................... 66
2.3.. Nguyên nhân của thực trạng và những bài học kinh nghiệm được rút r a ..................67


2..3.1 Nguyên n h â n ................................................................................................67
2.3.2 Bài học kinh nghiệm ...................................................................................70

Kết luận chương II...................................................................................... 71
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẨU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM............................................................................................................................................................72
3.1. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .......................................................................... 72


3.2. Các yêu cầu mang tính nguyên tắc của việc hoàn thiện pháp luật thuế đối
với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam ................................................................................................................................................................78

3.2.1 .Nguyên tắc bình đẳng công bằng....................................................... 78
3.2.2. Nguyên tắc có căn cứ khoa h ọ c .......................................................... 78
3.2.3. Nguyên tắc khả thỉ và hiệu quả ......................................................... 79
3.2.4. Nguyên tắc đồng bộ ............................................................................. 80
3.2.5 Nguyên tắc hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế ................................81
3.3. Những nội dung cơ bản cần hoàn thiện của pháp luậtthuế đối với hoạt động
đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ......................................................... 81

3.3.1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong các luật, các văn bản
pháp luật thuế hiện hành áp dụng cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của nhà Đ TNN nhưng không còn phù hợp..........................................81
3.3.2. Ban hành Luật hoặc Pháp lệnh thuế mới phù hợp với yêu cầu
cùa tình hình m ới.................................................................................................94


Kết luận chương III.................................................................................. 97
KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC Từ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
ĐTNN
AFTA

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TĂT
Đầu tư nước ngoài
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia đông nam á

CEPT

Thoả thuận về th u ế quan ưu đãi có hiệu lực chung

EU

Liên minh châu âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GATT

Hiệp định chung về thương mại và th u ế quan

GTGT

giá trị gia tăng

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

NK

Nhập khẩu

NSNN

ngân sách nhà nước

ODA


Viện trợ phát triển chính thức.

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

VN

Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại th ế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XK

Xuất khẩu


CHXHCN VN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


1

LỜI NÓI ĐẲU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong hơn 15 năm qua, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại VN (năm
1987), hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi
của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực
của VN trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những
nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng
cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều
việc làm mới; góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
Đạt được thành công đó, có phần đóng góp không nhỏ của pháp luật thuế của nhà nước ta.
Tuy nhiên, hiện nay bộ phận pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
nói riêng và hệ thống pháp luật thuế nói chung ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
không còn phù hợp với tình hình thực tế trước mắt cũng như về lâu dài.
Trong khi đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cửa Đảng đã
khẳng định: “Kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phân cấu thành quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng
với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan
trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo
nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất

nước”.[3, tr 31, 96]
Thực trạng pháp luật thuế và đường lối mà Nghị quyết của Đảng đã vạch ra cho
thấy việc hoàn thiện pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài nói riêng hiện nay là cần thiết và cấp bách.
Thực tiễn đất nước đang đặt ra yêu cầu đối với luật học là cần làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về thực trạng pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
của nhà ĐTNN tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện.
Vì những lý do trên đây, có thể khẳng định rằng, đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện
pháp luật thuê đối vói hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN tại V7V” có
ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn và có tính cấp thiết.


2
2.Tình hình nghiên cứu

Qua thực tiễn nghiên cứu tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã được công bố cho thấy:
Việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của nhà ĐTNN chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Có một số công trình
nghiên cứu ở nước ta chủ yếu đề cấp tới từng mặt, từng khía cạnh hoặc trong từng sắc thuế
cụ thể hoặc nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học. .. Trong sô các công trình nghiên cứu đã
được công bố có thể nêu một số công trình điển hình sau: “ Những vấn đề pháp lý về việc
áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam” (Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Thị
Thương Huyền- Hà Nội 2002); “Pháp luật thuế giá trị gia tăng và các biện pháp bảo đảm
thực hiện” ( Luận văn cao học luật của Lê Thị Bích Liên - Hà Nội 2002); “Hoàn thiện
pháp luật thuế trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” Luận văn cao học luật
của Trần Trung Nhân- Hà Nội 1998.; “ Những định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật
thuế ở nước ta” ( bài viết của TS Võ Đình Toàn - Tạp chí Luật học số 5, 1995); “ Góp
phần hoàn thiện pháp luật thuế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (bài viết của PGS - TS
Trần Đình Hảo - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, 1998); “ Ưu đãi thuế và vấn đề thu
hút ĐTNN tại Việt Nam” ( bài viết của Th.s Nguyễn Thị ánh Vân - Tạp chí Luật học số 6,

1998).
Có thể khẳng định rằng, đến nay chưa có công trình nghiên cứu Luật học nào
chuyên sâu về hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của
nhà ĐTNN tại VN .
3.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN ở VN
để xây dựng quan điểm khoa học và đề án hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN tại Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật thuế đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà đâù tư nước ngoài tại VN và thực tiễn thi hành tại
Việt Nam, sự tác động của nó đến các mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Nhà nước ta và đến sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước; các số liệu và quan điểm
khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu


3
Thực tiễn pháp lý cho thấy, điều chỉnh quan hệ thuế đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại VN gồm ba loại nguồn quy phạm: các quy phạm pháp luật quốc gia,
các quy phạm ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc tham gia, Các quy
phạm pháp luật nước ngoài nhưng Nhà nước VN cho phép áp dụng đối với các trường hợp
cụ thể. Trong các loại quy phạm pháp luật kể trên thì quy phạm pháp luật VN được ban
hành, sửa đổi bổ sung do ý chí của Nhà nước ta dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
Do đó, để đạt được mục đích của việc nghiên cứu, Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu
các quy định của pháp luật thuế trong hệ thống pháp luật thuế của VN áp dụng cho hoạt

động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN tại VN. (Bao gồm các quy định trong các
Luật, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; Các quy định về thuế trong Luật
ĐTNN tại VN và trong một số Luật khác như: Luật dầu khí, Luật khoa học và công nghệ...
có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để xây dựng đề án hoàn thiện. Xuất
phát từ hướng nghiên cứu để đạt mục đích là luận chứng cho phương hướng và giải pháp
để hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN
tại VN nên luận văn không đi phân tích , mô tả toàn bộ các quy định của pháp luật thuế áp
dụng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện hành mà tập trung đánh giá khái
quát thực trạng bộ phận pháp luật đó để định ra phương hướng và chỉ ra nội dung Pháp
luật thuế cần hoằn thiện.
ó.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác -Lê nin . Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu phân tích , so sánh,
tổng hợp, thống kê, khái quát hoá để giải quyết nội dung khoa học của đề tài.
7. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.

- Luận văn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận xung quanh các khái niệm như: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài, nhà ĐTNN trong pháp luật nước ta nói chung và pháp luật thuế nói
riêng.
- Luận văn chỉ ra được những điểm đặc thù và các yếu tố chủ yếu chi phối đến nội
dung của pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN tại
VN.
- Luận văn đã chỉ ra được một số ưu điểm, nhược điểm cơ bản của pháp luật thuế
đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà đầu tư nước ngòai tại VN, để từ đó


4
làm cơ sở cho việc xây dựng đề án hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài của nhà đầu tư nước ngòai tại VN.

-

Luận văn đã nêu ra được một số định hướng lớn và một số nội dung cần hoàn

thiện trong thời gian trước mắt và về lâu dài trong pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài của nhà đầu tư nước ngòai tại VN nói riêng và hệ thống pháp luật
thuế của VN nói chung.
8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu
gồm 3 chương sau:
Chưong ỉ: Những vấn đề lý luận về pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp của nhà ĐTNN ở VN .
Chương II: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN ở VN
Chương III: Phương hưóng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN tại VN.


5
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VẾ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU Tư TRỰC TIẾP
CỦA NHÀ ĐÂU Tư NƯỚC NGOÀI ở VIỆT NAM .
1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà đầu tư nước ngoài

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải có hai yếu tố cơ bản là tư liệu sản
xuất và sức lao động. Thiếu một trong hai yếu tố đó sẽ không có bất cứ một quá trình sản
xuất nào, dù là sản xuất tự cung tự cấp hay sản xuất hàng hoá. Để có được hai yếu tố cơ
bản đó, vấn đề đặt ra là cần có vốn đầu tư và thực hiện đầu tư.

Đến cuối thê kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế thế giới xuất hiện thêm hình thức
XK mới là hình thức XK tư bản. Bằng hoạt động XK tư bản, nhà tư bản tổ chức sản xuất ở
nước ngoài, sản phẩm sản xuất ra ở nước ngoài thay thế một phần cho hoạt động XK hàng
hoá và giá trị thạng dư cũng được tạo ra ở nước ngoài. Hoạt động XK tư bản này có lợi thế
hơn so với XK hàng hoá, do không phải qua chu trình vận chuyển hàng hoá tốn kém, lại
tận dụng được các lợi thế ở nước tiếp nhận đầu tư như: nhân công rẻ, thị trường rộng, tài
nguyên phong phú...Hoạt động XK tư bản đó được gọi là quá trình đầu tư trực tiếp nước
ngoài (Foreign Direct Investment- viết tắt FDI). FDI phát triển không ngừng và là một nhu
cầu tất yếu trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia
đều phải cần đến nguồn FDI và coi đó là một nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng
bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Mặt khác, dưới tác động của cách mạng khoa học
kỹ thuật - công nghệ như hiện nay, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học- kỹ
thuật công nghệ cao như Mỹ, Nhật và các nước EC.. .cũng không thể tự mình giải quyết có
hiệu quả những vấn đề đã, đang và tiếp tục đặt ra trên lĩnh vực khoa học công nghệ và vốn.
Do vậy, chỉ có con đường họp tác, trong đó FDI là một loại hình đầu tư hợp tác có hiệu
quả. Đó là lý do không một nước nào trên thế giới bỏ qua loại hình đầu tư này.
Tuy nhiên, khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”còn có nhiều quan điểm khác
nhau.
Ở Nga: Trong từ điển kinh tế của Giáo sư Ozegop nêu: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là việc hùn vốn hoặc góp vốn vào doanh nghiệp ở nước ngoài".[43 tr 201]
Trong từ điển tiếng Anh kinh doanh 1982: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc đầu
tư hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc một dự án ở nước ngoài nhằm thu lợi
nhuận”Hay: “Là tiền bạc được dùng để đầu tư vào các dự án ở nước ngoài"...
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng
nhìn chung khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài là quá trình kinh tế, trong đó các nhà
ĐTNN đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện


6
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt được các mục

tiêu xã hội khác.
Theo quan điểm đa số các nhà kinh tế, FDI được hiểu là hoạt động kinh doanh, một
dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở
sự khác biệt về quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào
quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản bắt buộc phải
vượt ra khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia. Việc di chuyển tư bản này là nhằm mục đích
kinh doanh tại nước sở tại và việc kinh doanh đó do chính các nhà đầu tư thực hiện hoặc
kết hợp với các nhà đầu tư của nước tiếp nhận đẩu tư để thực hiện. Như vậy, về mặt kinh
tế, FDI được hiểu là sự chuyển dịch tư bản có tính quốc tế với mục đích kinh doanh và tìm
kiếm lợi nhuận.
Về mặt pháp lý, khái niệm FDI trở thành khái niệm phổ biến được ghi nhận trong
các đạo luật như: Luật khuyên khích đầu tư của Thái Lan, Luật khuyến khích đầu tư của
Hàn Quốc, Luật ĐTNN của Inđônêxia...
Theo Luật ĐTNN của Inđônêxia: “FDI là vốn được đưa vào Inđônêxia nhằm mục
đích thực hiện kinh doanh tại Inđồnexia, với điều kiện chủ sỏ hữu vốn phải trực tiếp gánh
chịu rủi ro của việc đầu tư do đó cần phải chỉ ra khả năng vốn nước ngoài được sử dụng
trong một doanh nghiệp có hợp tác với vốn trong nước. Vốn nước ngoài không chỉ là ngoại
tệ mà bao gồm cả tài sản cố định cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp của nước này
và lợi nhuận lẽ ra được chuyển ra nước ngoài nhưng lại được sử dụng ở Inđoonêxia."[13 tr
37]
Một số nước như Mỹ không phân biệt đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp mà coi
đó là bộ phận cấu thành của đầu tư tài chính, một số nước không phân biệt FDI là việc tiếp
nhận vốn từ bên ngoài hay là việc đưa nguồn vốn ra bên ngoài để thực hiện hoạt động kinh
doanh.
Theo IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài
của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà
đầu tư phải giữ vai trò có ý nghiã quyết định trong quản lí doanh nghiệp”. [41, tr 108]
Một số tổ chức quốc tế khác, chẳng hạn như OECD định nghĩa FDI theo nghĩa rộng
hơn: Bao gồm các hoạt động kinh tế của cá nhân và pháp nhân, kể cả việc cho vay dài hạn
hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng các quan hệ kinh tế

lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lí. [41, tr 108]
Người ta có thể nhìn nhận ở góc độ kinh tế học hay khoa học pháp lý để tìm hiểu
bản chất, vai trò của FDI. Nhưng ở góc độ nào đi nữa thì FDI cũng đều là hình thức hợp
tác kinh doanh quốc tế dựa trên quá trình di chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do


7
pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định và trong đó nhà ĐTNN
tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư.
Việc tiếp nhận vốn FDI có nhiều lợi thế cho nước tiếp nhận là tranh thủ được vốn,
công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, không gây tình trạng nợ
nần cho nước tiếp nhận và ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính trị.
Việc khảo sát quan niệm về FDI ở một số nước có thể thấy thấy ĐTNN có những
đặc trưng sau
Thứ nhất, có sự dịch chuyển vốn qua biên giới, từ nước chủ đầu tư sang nước tiếp
nhận đầu tư để thực hiện một dự án hoặc một phần dự án đầu tư có tính dài hạn. Tuy
nhiên, FDI khác các hình thức chuyển dịch vốn qua biên giới khác ở chỗ vốn đầu tư sau
khi chuyển dịch qua biên giới không chuyển giao cho chủ thể khác (không rời khỏi chủ sở
hữu của nó).
Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động động đầu tư là các tổ chức, cá nhân nước
ngoài (nhà đầu tư nước ngoài) có điều kiện về vốn và các điều kiện khác để có thể thực
hiện dự án đầu tư.
Thứ ba, chủ ĐTNN tham gia quản lý vốn và điều hành hoạt động đầu tư (quản lý và
điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc
tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ vốn góp của mình...)- Chủ ĐTNN
được hưởng lợi ích từ kết quả của hoạt động đầu tư và cũng tự gánh chịu những rủi ro
Iroiig hoạt dộng đầu tư của mình.
Thứ tư, mục đích chủ yếu của chủ ĐTNN khi thực hiện hoạt động đầu tư nhằm tìm
kiếm lợi nhuận.
Thứ năm, nguồn vốn đầu tư không chỉ là vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới

hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động nó còn bao gồm cả vốn vay của chủ
đầu tư để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ lợi nhuận thu được.
Trong ĐTNN còn có hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài và phân biệt với các
hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những điểm sau:
- Có sự dịch chuyển vốn ĐTNN vào nước nhận vốn đầu tư dưới hình thức tín dụng
quốc tế, viện trợ quốc tế, đầu tư vào trái phiếu;
- Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý kinh doanh, nhưng họ có thể đặt các
điều kiện ràng buộc việc sử dụng vốn đầu tư;
- Nhà đầu tư không chịu rủi ro trong kinh doanh mà thường được hưởng lợi nhuận
theo sự thoả thuận trước.
Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy đầu tư gián tiếp nước ngoài là một kênh thu hút
nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhằm bù đắp những thiếu hụt của ngân sách các nước,


8
nhất là ở nhũng nước điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, lạc hậu,
nền kinh tế chưa phát triển. Nhưng hình thức đầu tư này làm cho các nước nhận đầu tư sử
dụng tuỳ tiện (viện trợ quốc tế) hoặc làm tăng gánh nợ quốc gia (tín dụng quốc tế) và có
thể bị phụ thuộc vào chủ ĐTNN
Ở VN qua hàng nghìn năm phong kiến đô hộ cho đến trước khi bị thực dân Pháp
xâm lược thì hầu như chưa có sự ĐTNN nào. Sau khi xâm lược để thực hiện chính sách
khai thác thuộc địa, chính quyền Pháp cũng có đầu tư vốn vào nước ta nhưng quy mô đầu
tư còn rất nhỏ chỉ nhằm mục đích để khai thác, vơ vét tài nguyên nước ta.
Trong thời kì nhân dân ta thực hiện hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
và ngay cả sau khi thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta nhận sự trợ
giúp vốn từ các nước xã hội chủ nghĩa. Đây gần như là sự hỗ trợ không hoàn lại.
Trước Đại hội VI của Đảng Cộng sản VN, với chủ trương phát triển kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể, không khuyến khích nền kinh tế đa thành phần. Pháp luật không
ghi nhận các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN.
Đại hội Đảng Cộng sản VN lần thứ VI đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong

quá trình phát triển kinh tế đất nước, cùng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, Nhà
nước thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế
thế giới. Phương châm của của Đảng và Nhà nước ta là “Tăng cường mở rộng hợp tác kinh
tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh sản xuất, trên cơ sơ khai thác có
hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng của đất nưóc" [7 ] **
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều thể hiện quan điểm xem việc khuyến
khích, thu hút các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đóng góp một phần quan trọng
vào việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưỏng của nền kinh tế nước ta. Chính sách đối với đầu tư
trực tiếp nước ngoài phải thể hiện được tư duy kinh tế mới, phải góp phần mở rộng và đa
dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại theo quan điểm: “xây dựng hình thái kinh tế mới,
khai thác và phát huy tối đa mọi tiềm lực của đất nước đi đôi với sức mạnh thời đại, dành
vị trí ngày càng có ý nghĩa trong phân công lao động quốc tế"2. [1, tr 25 ]
Cụ thể hoá đường lối đổi mới kinh tế, ngày 29/12/1987 Nhà nước ta đã ban hành
Luật ĐTNN tại VN. Kể từ thời điểm này, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có cơ
sở pháp lý để hình thành và phát triển. Qua thực tiễn áp dụng, để bảo đảm từng bước phù
hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, đồng thời cũng xét đến những yêu cầu đòi hỏi chính
đáng của nhà đầu tư, Nhà nước ta đã tiến hành sửa đổi bổ sung Luật ĐTNN nhiều lần
(1990, 1992, 1996 và 2000).
* Lời nói đầu của Luật Đ ầu tư nước ngoài tại VN ban hành ngày 29/12/1987.
2 Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2 000 tr 25


9
Theo Luật ĐTNN tại VN sửa đổi (năm 1996) khái niệm “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài”đã được định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa
vào VN vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định
của Luật ĐTNN tại VN
Tại Nghị định quy định chi tiết Luật ĐTNN tại VN4 có làm rõ khái niệm hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN là các
hoạt động đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác của nhà ĐTNN vào VN để trực

tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận theo các hình thức
của Luật ĐTNN. [ 8, tr 1607]
Từ các quy định trên của pháp luật chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, Luật ĐTNN tại VN chỉ điều chỉnh quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
VN, còn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN (sự vận động tư bản từ VN ra
nước ngoài) do văn bản pháp luật khác điều chỉnh.
Thứ hai, Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài trên chưa bao quát, mới chỉ đề cập
đến các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật ĐTNN
Ngoài đối tượng là các nhà ĐTNN đưa vào VN vốn đầu tư để tiến hành hoạt động đầu tư
theo quy định của Luật ĐTNN tại VN, còn có đối tượng là các nhà ĐTNN đưa vốn đầu tư
của họ vào VN để tiến hành hoạt động đầu tư (trực tiếp tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận) nhưng không theo các hình thức đầu tư quy định
trong Luật ĐTNN tại VN. Vậy những đối tượng đó có phải là nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài hay không? và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đây là gì?
Trong từ điển giải thích thuật ngữ luật học có giải thích: “Hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài là hình thức pháp lý do Luật ĐTNN tại VN quy định để nhà ĐTNN tổ chức
hoạt động đầu tư của mình” [ 42, tr 58]
Mỗi quốc gia trên thế giới căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của mình
đều có những qui định riêng về hình thức đầu tư cho các nhà ĐTNN . Chẳng hạn tại Trung
Quốc, các hình thức ĐTNN qui định trong các văn bản pháp luật gồm 9 hình thức đầu tư
sau: Thành lập Liên doanh hợp tác; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp có 100% vốn
ĐTNN; Tham gia cổ phần tại các công ty cổ phần ở Trung Quốc thông qua việc mua lại cổ
phiếu được phát hành của các doanh nghiệp đó tại Trung Quốc; Chi nhánh của công ty
nước ngoài tại Trung Quốc; Công ty quản lí vốn đa mục tiêu, đa dự án; Văn phòng đại

-1* Đ iều 1- L uật Đ ầu tư nước ngoài tại V N n ã m l9 9 6
4 Tại Đ iều 1 N ghị định 2 7 /2003/N Đ -C P ngày 19/03/2003 sửa đổi, bổ sung m ột số diều củ a N ghị địn h số 24/2000/N Đ CP ngày 31/07/2000 ( công báo số 2 5/2003)


10

diện của công ty nước ngoài; Đầu tư trên cơ sở hợp đồng gia công lắp ráp; Thành lập công
ty cổ phần có vốn ĐTNN.
Ở nước ta, Luật ĐTNN tại VN quy định ba hình thức đầu tư gồm: Hợp tác kinh
doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài. Bên cạnh các hình thức đầu tư, Luật ĐTNN còn qui định một số
phương thức tổ chức đầu tư là: Đầu tư theo hợp đồng xây dưng- kinh doanh- chuyển giao
(BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng- chuyển
giao (BT); Đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Ngày 15/04/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ-CP về việc
chuyên đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần. Tại điều 3 Nghị định này quy định: “Công ty cổ phần có vốn ĐTNN là doanh
nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Trong đó các
cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ; được tổ chức và hoạt động
theo hình thức công ty cổ phần quy định tại nghị định này; được hưởng các bảo đảm đầu
tư của Nhà nước VN và các un đãi theo quy định của Luật ĐTNN tại VN. ”
Như vậy, hiện nay ở VN có hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mới là công ty cổ
phần có vốn ĐTNN. Tuy nhiên, nhà ĐTNN muốn thực hiện đầu tư dưới hình thức công ty
cổ phần có vốn ĐTNN thì trước hết phải đầu tư thông qua hình thức doanh nghiệp liên
doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo Luật ĐTNN, sau đó nếu có đủ điều
kiện (Đã góp đủ vốn pháp định theo quy định tại giấy phép đầu tư; Đã chính thức hoạt
động ít nhất ba năm trong đó năm cuối cùng trước khi chuyển đổi phải có lãi;) mới được
thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp sang hình thức công ty cổ phần có vốn ĐTNN .
Công ty cổ phần có vốn ĐTNN có một số điểm khác công ty cổ phần quy định
trong luật doanh nghiệp ở những điểm sau:
-Phải có ít nhất một cổ đông sáng lập nước ngoài, tổng giá trị cổ phần do cổ đông
sáng lập nước ngoài nắm giữ phải bảo đảm ít nhất bằng 30% vốn điều lệ trong suốt quá
trình hoạt động của công ty.
- Các cổ đông nước ngoài được quyền tham gia quản lý công ty cổ phần.
- Trong quá trình hoạt động, các cổ đông sáng lập nước ngoài được phép chuyển
nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc chuyển nhượng cổ phần do cổ

đông sáng lập nước ngoài nắm giữ cho các tổ chức, cá nhân VN phải được Bộ kế hoạch và
đầu tư chuẩn y và phải bảo đảm được quy định có ít nhất một cổ đông sáng lập nước
ngoài, tổng giá trị cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ phải bảo đảm ít nhất
bằng 30% vốn điều lệ. Số tiền thu được, cổ đông sáng lập nước ngoài phải dùng để tái đầu


11
tư tại VN; Trường hợp chuyển ra khỏi VN phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền.
Do những hình thức đầu tư quy định Luật ĐTNN tại VN còn đơn giản (có bốn hình
thức) nên khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Luật ĐTNN là không bao quát,
không đầy đủ.
Trên thực tế cho thấy, ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Luật
ĐTNN tại VN, có không ít Nhà ĐTNN còn tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại VN
nhưng không theo Luật ĐTNN tại VN. Đó là các tổ chức, cá nhân nước ngoài có đầu tư
vốn và trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh tại VN dưới các hình thức: chi nhánh
của các công ty nước ngoài hoạt động tại VN; Các nhà ĐTNN hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, khai thác dầu khí tại VN theo Luật Dầu khí; Các nhà ĐTNN đầu tư vào lĩnh vực vận
tải quốc tế tại VN; các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác có hoạt động kinh doanh tại VN .
Đối với các nhà ĐTNN đầu tư kinh doanh tại VN không theo các hình thức quy
định trong Luật ĐTNN tại VN, nhưng xét về bản chất thì đây cũng được coi là hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng được tổ chức dưới hình thức đặc biệt được các văn bản
pháp luật khác của nước ta quy định 5*, gồm:
-Nhà thầu: là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh tại VN không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật ĐTNN tại VN. Việc thực
hiện kinh doanh của Nhà thầu có thể được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng được ký giữa
họ với tổ chức hoặc cá nhân VN. “Nhà thầu”cũng bao gồm cả các tổ chức, cá nhân nước
ngoài cung cấp các “dịch vụ dầu khí”theo Luật dầu khí.
-


Nhà thầu phụ: là tổ chức, cá nhân tiến hành cung cấp các dịch vụ cho Nhà thầu

hoặc thực hiện một phần công việc của Nhà thầu.
Trong Luật thuế TNDN đối tượng nhà ĐTNN này được gọi tên là cơ sở thường trú
của công ty nước ngoài tại VN.
Do đó, về mặt lý luận việc làm rõ khái niệm FDI và phân biệt đầu tư trực tiếp nước
ngoài với đầu tư gián tiếp nước ngoài là hết sức cần thiết.
Theo chúng tôi để bao quát hết mọi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN
hiện nay và để phù hợp với các chuẩn mực chung của quốc tế vềFDI thì khái niệm đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở VN có thể được định nghĩa như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN là việc nhà ĐTNN đưa vào VN vốn bằng tiền
hoặc bất kỳ tài sản nào để trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm
thu lợi nhuận theo các hình thức được pháp luật VN quy định.
Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VN có những đặc điểmsau:
5* T hông tư của Bộ T ài chính Số 169/I998/T T-B T C ngày 22 tháng 12 năm 1998


12
Thứ nhất, Có sự dịch chuyển một lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vào VN, để thực
hiện hoạt động đầu tư theo các hình thức nhất định. Nguồn vốn chuyển dịch vào VN thuộc
sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài). Nếu không có sự
dịch chuyển vốn qua biên giới thì không thể xem là ĐTNN mà đó là đầu tư trong nước.
Thứ hai, Nhà ĐTNN trực tiếp quản lý vốn, điều hành hoạt động đầu tư, được hưởng
lợi nhuận và phải chịu rủi ro từ hoạt động đầu tư.
Thứ ba, Hoạt động đầu tư đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật VN.
Thứ tư, Hành vi đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang tính dài hạn, baogồm cả
quátrình đưa vốn vào VN, tổ chức sản xuất kinh doanh...Đây cũng là tiêu chí cơ bản giúp
phân biệt FDI với hoạt động thương mại thuần tuý và các hoạt động tín dụng thương mại
quốc tế.
1.1.2. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài


Để nghiên cứu về pháp luật thuế điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà
ĐTNN tại VN thì trước hết phải làm rõ khái niệm nhà ĐTNN. Bởi vì, việc làm rõ khái
niệm nhà ĐTNN là căn cứ để xác định được đối tượng áp dụng, xác định các quyền và
nghĩa vụ của loại chủ thể này khi họ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại VN.
Điều 2 Luật ĐTNN tại VN giải thích: "Nhà đầu tư nước ngoài”là tổ chức kinh tế, cá
nhân nước ngoài đầu tư vào VN.
Tuy nhiên, vấn đề phức tạp đặt ra là việc xác định thế nào là tổ chức nước ngoài?
Tiêu chí để nhận biết và phân biệt chúng? Thê nào là cá nhân nưóc ngoài? Tiêu chí để xác
định cá nhân nước ngoài? Cá nhân nước ngoài gồm những ai? Có đồng nhất với khái niệm
người nước ngoài hay không?...
Thứ nhất: v ề khái niệm tổ chức nước ngoài.
“Tổ chức”theo nghĩa chung nhất được hiểu là một tập hợp người được liên kết một
cách chặt chẽ bởi những mục tiêu chung. Tuỳ theo tính chất hoạt động mà một tổ chức có
thể là tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội... tổ chức cũng có thể là tổ
chức trong nước hay tổ chức nước ngoài. Một tổ chức có thể có hoặc không có tư cách
pháp nhân.
Thuật ngữ “Tổ chức nước ngoài”đã được sử dụng một cách rộng rãi trong sách báo
pháp lý, trong các văn bản pháp luật quốc gia và các văn bản pháp luật quốc tế. Tuy nhiên,
khái niệm này cũng còn khá nhiều ý kiến khác nhau. Nhìn chung, các quan điểm đều dựa
trên dấu hiệu quốc tịch để xác định một một tổ chức nào đó là tổ chức trong nước hay tổ
chức nước ngoài. Do vậy, có thể hiểu “tổ chức nước ngoài”(đối với một nước) là những tổ
chức không mang quốc tịch của nước đó.
Vấn đề chỉ còn là xác định quốc tịch của tổ chức, v ề vấn đề này, pháp luật của các


13
quốc gia không có qui định về việc xác định quốc tịch của một tổ chức mà chỉ quy định
vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân. Trong khi đó, tổ chức có thể có tư cách pháp
nhân và cũng có thể không có tư cách pháp nhân. Ngay cả vấn đề xác định quốc tịch của

pháp nhân ở các quốc gia cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, Cộng hoà Liên bang Đức quy
định pháp nhân đặt trụ sở trung tâm quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch nước đó,
không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Một số
quốc gia như Anh, Mĩ lại qui định quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi đăng ký điều
lệ của pháp nhân khi thành lập, bất kể nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của nó ở
đâu. Liên bang Nga và các nước Đông Âu lại qui định quốc tịch của pháp nhân là nơi
thành lập pháp nhân. Ngoài ra, một số nước qui định quốc tịch của pháp nhân được xác
định theo nơi đặt trụ sở chính của nó.
ở VN, từ sau năm 1986 đến nay, hoạt động kinh tế đối ngoại đã được mở rộng ra nhiều
lĩnh vực và phát triển với một tốc độ khá cao. Các pháp nhân nước ngoài tiến hành các
hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ta và ngược lại, các pháp nhân VN cũng mở rộng
hoạt động của mình ra nước ngoài. Vì vậy, nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân
trong các văn bản pháp luật nước ta cần phải được khẳng định một cách rõ ràng và cụ thể.
Hiện nay, các văn bản pháp luật của nước ta chưa có những quy định trực tiếp việc xác
định quốc tịch của pháp nhân. Khoản 1 Điều 832 Bộ luật dân sự năm 1995 của nước ta
quy định: “Nàng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp
luậl của nước nới pháp nhân đó thành lập”. Đoạn 3 Điều 6 Luật ĐTNN tại VN năm 1996
quy định: “Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật VN

Đoạn 2 Điều 21 Nghị định số

24/2000/NĐ-CP ngày 31/ 07/ 2000 quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại VN có quy
định: “Doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật VN...”. Như vậy, căn cứ vào các quy định
này, có thể khẳng định, VN gián tiếp thừa nhận quốc tịch của pháp nhân được xác định
theo nơi pháp nhân đó được thành lập.
Trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhà làm luật VN cũng coi
tổ chức nước ngoài là những tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Nói cách
khác, pháp luật VN coi những tổ chức hợp pháp, không được thành lập theo pháp luật VN

đều là tổ chức nước ngoài. Điều này được quy định cụ thể trong Thông tư Số 01/1999/TTUBCK1 ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hướng dẫn Quyết
định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của
bên nước ngoài vào thị trường chứns khoán Việt Nam quy định: “Tổ chức nước ngoài là tổ
chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài”.


14
Tuy nhiên, trong một số văn bản pháp luật hiện hành của VN, có quy định hoặc giải thích
không rõ ràng. Chẳng hạn: Theo Quyết định số 145/1999 /QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm
1999 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước
ngoài quy định: “Đối tượng nhà ĐTNN mua cổ phần của các doanh nghiệp VN bao gồm:
“Tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ VN, kể cả các tổ chức
kinh tế đang có vốn đầu tư tại VN”. Vậy theo quy định này thì doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài thành lập theo pháp luật VN có là tổ chức nước ngoài không? Điều này cần có
sự giải đáp bằng quy định cụ thể trong văn bản pháp luật.
Thứ hai: Về khái niệm cá nhân nước ngoài.
Thông thường, cá nhân nước ngoài thường được hiểu đồng nhất với người nước
ngoài. Thuật ngữ “người nước ngoài”được sử dụng rộng rãi ở các nước không chỉ trong
sách báo, mà cả trong giao tiếp hàng ngày.
Ở VN, trong các văn bản pháp luật hiện hành, nhà làm luật cũng sử dụng thuật ngữ
“người nước ngoài”. Tuy nhiên, thuật ngữ này chưa được hiểu một cách thống nhất. Thông
thường “người nước ngoài”dùng để chỉ người có quốc tịch nước ngoài và người không
quốc tịch. Quan điểm này đã được chính thức thừa nhận trong nhiều văn bản pháp luật của
Nhà nước ta. Chẳng hạn, trong Luật quốc tịch 28/6/1998, khái niệm “người nước
ngoài”bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch. Người nước ngoài tại VN
được hiểu bao gồm: người nước ngoài cư trú ở VN và người nước ngoài thường trú tại VN
Người nước ngoài cư trú ở VN là công dân nưóc ngoài và ngưòi không quốc tịch
thường trú hoặc tạm trú tại VN.
Người nước ngoài thường trú tại VN là công dân nước ngoài và người không quốc
tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại VN.

Trong Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN cũng qui
định tương tự như vậy.
Trong Luật ĐTNN tại VN, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “nhà ĐTNN”; “bên nước
ngoài ”, trong đó, nhà ĐTNN là tổ chức kinh tế nước ngoài, cá nhân nước ngoài đầu tư vào
VN. Nhưng trong văn bản qui định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật này không giải thích
cụ thể khái niệm cá nhân nước ngoài.
Theo Luật khuyên khích đầu tư trong nước ngày 20/ 5/1998 và Nghị định số
51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn thi hành luật này thì người VN định
cư ở nước ngoài có quyền lựa chọn Luật ĐTNN tại VN hoặc Luật khuyến khích đầu tư
trong nước để áp dụng cho dự án đầu tư của mình (tất nhiên chỉ được chọn một trong hai
luật đó). Trường hợp họ chọn Luật ĐTNN tại VN, họ sẽ được coi là nhà ĐTNN và có tư
cách cá nhân nước ngoài. Sự phân tích trên đây cho thấy cá nhân nước ngoài không chỉ là


15
người nước ngoài mà còn bao gồm cả người VN định cư ở nước ngoài. Tại thông tư liên
tịch giữa Bộ Kê hoạch và đầu tư - Bộ Tư pháp - Bộ ngoại giao - Bộ công an Số
10/2000/TTLT/BKH -BTP-BNG-BCA ngày 15 tháng 8 năm 2000 Hướng dẫn việc người
VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại VN đầu tư theo Nghị định số
51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 nãm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
khuyến khích đầu tư trong nước có hướng dẫn: Người VN định cư ở nước ngoài, bao gồm:
Người có quốc tịch VN cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài; Người gốc VN cư
trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
Trong các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Quyết
định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 và Quyết định số 145/1999/QĐ - TTg ngày
28/6/1999) cho thấy khái niệm “cá nhân nước ngoài” không đồng nhất với khái niệm
“người nước ngoài” . Cá nhân nước ngoài bao gồm cả người nước ngoài (công dân nước
ngoài và người không quốc tịch) và người VN định cư ở nước ngoài.
Như vậy, tiêu chí để xác định cá nhân nước ngoài dựa trên hai tiêu chí là “quốc
tịch”và “nơi thường trú”để xác định. Khái niệm “cá nhân nước ngoài”này được sử dụng để

phân biệt vói “cá nhân công dân trong nưóc”.
Khái niệm cá nhân nước ngoài quy định trong pháp luật về đầu tư dễ dẫn đến việc
hiểu nhầm đáng tiếc. Bởi vì, thông thường người ta hiểu có sự đồng nhất tuyệt đối giữa
khái niệm “cá nhân nước ngoài”với khái niệm “người nước ngoài”. Chính vì thế đã có
nhiều ý kiến cho rằng: Quy định về cá nhân nước ngoài trong các văn bản pháp luật về đầu
tư nói chung là không hợp lý. Sự qui định như trên là mâu thuẫn với nhiều văn bản pháp
luật khác, mâu thuẫn với đường lối của Đảng và Nhà nước ta coi người VN định cư ở nước
ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc VN, gây ra sự hiểu
nhầm về sự phân biệt đối xử đối với người VN định cư ở nước ngoài, kéo theo rất nhiều
hậu quả bất lợi cả về kinh tế, chính trị...Sự không thống nhất trong các qui định trên đã
gây ra sự lúng túng trong việc triển khai áp dụng các văn bản pháp luật vào thực tiễn”.
Thiết nghĩ, các văn bản trên cần phải được sửa đổi. Khi sửa đổi các nhà làm luật phải có sự
thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ “nhà đầu tư nước ngoài”, “người nước ngoài
”, “cá nhân nước ngoài”...có thể thống nhất cách hiểu cá nhân nước ngoài và người nước
ngoài là đồng nhất hoặc phải giải thích rõ khái niệm cá nhân nước ngoài trong các văn bản
pháp luật.
Tóm lại, theo các qui định của pháp luật VN hiện hành, cá nhân nước ngoài là
người nước ngoài thường trú hoặc không thường trú tại VN và người VN định cư ở nước
ngoài nếu họ chọn Luật ĐTNN tại VN áp dụng cho hoạt động đầu tư tại VN.


16
1.2.Khái niệm pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
Bộ phận pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN
được hình thành cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, mở cửa thị trường,
tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta.
Có thể nói pháp luật thuế đối với nhà ĐTNN xuất hiện kể từ khi Luật ĐTNN tại VN

ra đời năm 1987. Từ đó đến nay, pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà
ĐTNN được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thu hút vốn ĐTNN tại VN. Cùng
với việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuế áp dụng chung cho các chủ thể kinh
doanh thuộc các thành phần kinh tế, pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của
nhà ĐTNN tại VN đã từng bước được Nhà nước hoàn thiện để thực hiện chính sách thu
hút vốn ĐTNN của Nhà Nước. Nhiều ưu đãi về thuế áp dụng đối với nhà ĐTNN được ban
hành đã khiến môi trường ĐTNN của VN ngày càng trở nên thông thoáng hơn.
Việc xác định các quy phạm pháp luật thuế áp dụng đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp của nhà ĐTNN tạiVN là một bộ phận chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi vì, hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN tại VN là một hoạt động kinh doanh nên về nguyên
tắc chung phải chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế VN. Tuy nhiên, do thực hiện
chính sách Nhà nước về thu hút ĐTNN nên hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN
đưực áp dụng một sô quy định pháp luật về thuê có tính biệt lệ. Theo thông lệ quốc tế, các
điều ước quốc tế mà quốc gia tiếp nhận đầu tư ký hoặc tham gia có các thoả thuận về thuế
đối với nhà đầu tư thì các thoả thuận cũng được áp dụng theo trật tự ưu tiên trước luật quốc
gia. Thực tiễn pháp lý cho thấy , các quy phạm pháp luật thuế áp dụng đối với hoạt động
đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN có ở nhiều loại nguồn văn bản, cụ thể gồm có: Các
vãn bản pháp luật thuế áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, các văn bản pháp luật áp dụng
riêng cho hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN, các điều ước quốc tế mà VN ký kết
hoặc tham gia. Ngoài ra, trong thành phần của pháp luật thuế áp dụng đối với hoạt động
đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN có có quy phạm pháp luật nước ngoài được Nhà
nước VN cho áp dụng đối với trường hợp cụ thể.
Mặc dù quan hệ thu nộp thuế giữa Nhà nước VN với nhà ĐTNN có hoạt động đầu
tư trực tiếp vào VN được điều chỉnh bằng nhiều loại văn bản nhưng cũng tương tự các
quan hệ thu nộp thuế khác, đây là loại quan hệ giữa chủ thể quyền lực chính trị ( Nhà nước
CHXHCN Việt Nam) với đối tượng nộp thuế.
Tóm lại, pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN lừ
tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành lioặc do các điều ước quốc tế mà



17
VN tham gia, ký kết và các quy phạm pháp luật khác được Nhà nước thừa nhận và cho áp
dụng nhằm điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế giữa các nhà đầu tư trực tiếp nước nẹoài, các
chủ thể kinh doanh có vốn FDI tại VN với Nhà nước VN.
Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN điều chỉnh
quan hệ thu nộp thuế nên nó có những đặc điểm chung của pháp luật thuế. Tuy nhiên, bộ
phận pháp luật này còn một số đặc điểm có tính đặc thù sau đây:
Thứ nhất, Pháp luật luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại
VN, thực chất là bộ phận pháp luật thuế quy định các loại thuế khi áp dụng đều có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư, đến lợi ích của nhà ĐTNN tại VN. Tuy
nhiên, không có sự tương đồng hoàn toàn giữa nhà ĐTNN với đối tượng nộp thuế. Chẳng
hạn, Nhà ĐTNN có thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp vào VN dưới hình thức góp vốn
thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại VN.
Trong quá trình thực hiện kinh doanh tại VN có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế GTGT, thuê
TNDN ... thì chủ thể nộp các loại thuế này cho Nhà nước VN là pháp nhân kinh doanh do
nhà ĐTNN tham gia góp vốn thành lập, chứ không phải chính bản thân nhà ĐTNN.
Đối tượng nộp thuế được xác định trong từng loại thuế cụ thể áp dụng cho các hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể khái quát lại bao gồm:
-

Đối tượng nộp thuế là các chủ thể kinh doanh (được tổ chức dưới các hình thức

pháp lý nhất định) do nhà ĐTNN thành lập như: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật ĐTNN tại
VN, Các nhà thầu nước ngoài; các chi nhánh của công ty nước ngoài hoạt động tại VN;
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo luật dầu
khí...
-

Đối tượng nộp thuế trực tiếp là nhà ĐTNN như: trong thuế chuyển lợi nhuận ra


nước ngoài (áp dụng đối với nhà ĐTNN đầu tư theo Luật ĐTNN tại VN ).
Thứ hai, pháp luật thuế áp dụng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN
tại VN có cả những loại thuế chung cho tất cả các đối tượng kinh doanh, có những loại
thuế chỉ áp dụng riêng cho một loại nhà ĐTNN. Chẳng hạn, thuế chuyển thu nhập ra nước
ngoài, thuế chuyển nhượng vốn, chỉ áp dụng cho nhà ĐTNN đầu tư trực tiếp theo Luật
ĐTNN tại VN. Thuế cước chỉ áp dụng đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hoá
bằng tàu biển của các hãng vận tải nước ngoài vào VN khai thác vận tải không thuộc các
hình thức đầu tư theo Luật ĐTNN tại VN.
Tuy nhiên, trong pháp luật thuế của VN có 3 loại thuế chỉ áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân trong nước không áp dụng cho nhà ĐTNN đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp.
thuế nhà đất, thuế chuyển (^nyền sÍLdụng đất.-Theo ạuy định của pháp luật đất đai, các nhà
T H Ở VIỆ N
TRƯỜNG ĐA: HOC LUẬT HÀ NÔI
PH Ò N G G V _


18
ĐTNN chỉ có quyền thuê đất và nộp tiền thuê đất mà không được Nhà nước VN giao đất.
Bới vì, đất đai thuộc sở hữu toàn dàn do Nhà nước thống nhất quản lý; Tổ chức, cá nhân
trong nước thì được Nhà nước giao đất để sử dụng ổn định lâu dài, còn tổ chức cá nhân
nước ngoài chỉ được Nhà nước cho thuê đất. Nhà ĐTNN đầu tư vào VN nhằm thực hiện
mục đích kinh tế là chủ yếu, họ đầu tư kinh doanh ở VN trong những khoảng thời gian
nhất định, nên Nhà nước cần quản lý theo khoảng thời gian xác định bằng việc cho thuê
đất. Bên cạnh đó, để tránh việc các nhà ĐTNN tích tụ đất, hoặc chuyển quyền sử dụng đất
không theo định hướng của Nhà nước nên Nhà nước không giao đất cho họ.
Thứ ba, nguồn pháp luật thuế áp dụng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà
ĐTNN tại VN đa đạng và rộng hơn so với pháp luật thuế đối với nhà đầu tư trong nước.
Bởi vì, ngoài các văn bản pháp luật thuế áp dụng chung cho mọi đối tượng là nhà đầu tư
trong và ngoài nước còn có văn bản pháp luật quy định về nghĩa vụ thuế riêng cho nhà

ĐTNN như Luật ĐTNN tại VN và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật dầu khí.... Ngoài
ra, pháp luật thuế đối với nhà ĐTNN còn bao gồm cả nguồn là điều ước quốc tế có quy
định về thuế đối với hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN mà Nhà nước VN ký kết hoặc tham
gia hoặc thừa nhận. Điển hình là các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hay một số điều
ước thuế của các tổ chức tài chính quốc tế mà VN là thành viên, ở đây cũng cần khẳng
định rằng, các thoả thuận trong các điều ước quốc tế về thuế mà Nhà nước VN ký kết hoặc
tham gia hay thừa nhận thể hiện ý chí của Nhà nước và khi áp dụng đối với hoạt động đầu
tư trực tiêp của nhà ĐTNN thì có giá trị bắt buộc thi hành như các quy phạm pháp luật
quốc gia.
Thứ tư, Pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN là
một bộ phận của chính sách quốc gia về thu hút FDI. Do đó, ngoài vai trò chung của pháp
luật thuế, nó còn có vai trò là một trong các công cụ quan trọng trong thu hút vốn FDI
theo định hướng của Nhà nước.
Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài, Nhà nước thể chế hoá và thực hiện chính sách thu hút ĐTNN. Để tăng
cường thu hút ĐTNN Nhà nước qui định các chế độ ưu đãi thuế đối với các nhà ĐTNN
đầu tư vào những dự án, lĩnh vực, địa bàn cần thu hút vốn đầu tư. Nhà nước cũng đã tạo
điều kiện thuận lợi tối đa để các nhà ĐTNN tin tưởng vào môi trường kinh doanh tại VN,
từ đó góp phần tích cực trong việc thu hút vốn ĐTNN
1.2.2 Cấu trúc và các nguyên tắc áp dụng pháp luật đỏi với hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.2.2.1 Câu trúc pháp luật thuê đối vói hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN


19
Về mặt cấu trúc, tuỳ thuộc vào tiêu chí phân chia mà pháp luật thuế đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN được phân định thành các bộ phận khác nhau.
Về mặt phương pháp luận việc nghiên cứu một cấu trúc đều phải dựa trên một tiêu chí cụ
thể và phản ánh ở các góc độ khác nhau của sự vật và nhằm đi đến những mục tiêu nhất

định.
Dựa vào nguồn luật, cấu trúc pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của
nhà ĐTNN tại VN có các bộ phận pháp luật sau:
- Bộ phận pháp luật là điều ước quốc tế về thuế mà Nhà nước VN tham gia, ký kết
hoặc thừa nhận áp dụng cho hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN.
- Bộ phận pháp luật quốc gia về thuế gồm các quy phạm pháp luật quốc gia về thuế
áp dụng cho hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN.
- Bộ phận pháp luật nước ngoài về thuế gồm các quy phạm pháp luật nước ngoài về
thuê' được Chính phủ VN cho phép áp dụng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
của nhà ĐTNN tại VN. Trong một số văn bản pháp luật của VN hiện hành có quy định:
“Trong trường hợp cụ thể nào đó về hoạt động ĐTNN tại VN mà pháp luật VN chưa có
quy định thì các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng Luật của nước ngoài,
nếu việc áp dụng luật của nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật VN ”6*.[7]
Dựa vào tiêu chí là đổi tượng áp dụng pháp luật thuê' thì cấu trúc pháp luật thuế
đối vói hoạt động đẩu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại VN có các bộ phận pháp luật sau:
- Bộ phận pháp luật thuế áp dụng cho các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của
nhà ĐTNN theo Luật ĐTNN tại VN;
- Bộ phận pháp luật thuế áp dụng cho các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của
nhà ĐTNN không theo Luật ĐTNN tại VN.
Căn cứ vào tính chất của các quy phạm pháp luật thuế thì cấu trúc pháp luật thuế
đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà ĐTNN tại V N có các bộ phận pháp luật sau:
- Bộ phận pháp luật thuế áp dụng chung cho mọi loại đối tượng, mọi hình thức đầu
tư trực tiếp nước ngoài của nhà ĐTNN tại VN;
- Bộ phận pháp luật thuế áp dụng riêng theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại VN;

6* K hoản 2 điều 4 N ghị đ ịn h Sô' 2 4 /2000/N Đ -C P của ch ín h phủ ngày 31 th án g 7 n ăm 2 0 0 0 Q uy định chi tiết thi hành
Luật Đ ầu tư nước ngoài tại V N



×