Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo bộ luật hình sự năm 1999 một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm này trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.47 MB, 111 trang )

u

BỌ G

t

.

V

\ í)Au »\G

''Hb. :

BỘ lư PHÁP

H"c LIJÂ,i
UUYLN

HA N0'

i I i *Ị t i ổ N G H Ạ * N H

10! VI PHẠM
QUY ĐỊNH

< MUƠKG ĨIỆN
% 6IA0 THÔNG ĐUOM M

\ ù KÌNH SỤ NẤM 1999


t
' {; ' Jrrỉtr.. '

.'IIAP ĐẨU TRANH PHOM; í hom,

ỉh ■ ;- !

’ RONG G!Ai 004IH
HitN
1u

*
*■
v

I

.

f THẠC SỸ LƯẢ7 h
.S-Sa.Ị->..>
-;; •

.

HA

ŨĨ-LC03



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HẦ NỘI

NGUYỄN THỊ H ồN G HẠNH

T Ộ I V I P H Ạ M Q U Y Đ ỊN H
V Ể Đ IỂ U K H IỂ N PH Ư Ơ N G T IỆ N G IA O T H Ô N G Đ Ư Ờ N G BỘ
T H E O B ộ• L U Ậ• T H ÌN H s ự• N Ă M 1999.
M Ộ T SỐ B IỆ N P H Á P Đ Â U T R A N H P H Ò N G C H Ố N G
T Ộ I P H Ạ M N À Y T R O N G G IA I Đ O Ạ N H IỆ N N A Y

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH s ự
MÃ SỐ: 60. 38. 40

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
THƯVỈỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LT m NƠI
PHỊNG ĐỘC

NGƯỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG VINH

HÀ NỘI - 2003


S£h£ c ầ m


Sm x ử t ỹủti, ctân cú c

< ĩn

cê ỹ ừ íù , ỹ ia đ m Ji wà /nem ủè,

'yMýidơi đ a P i/iìst ũ w ỉt

đ ổ ewi //Ityyưjf wểuóyb(jf

năm {Ịju a lc n ỹ cảm ổn áđu àắc.
*3)ăc /liệt, &m xử t đt^ổc cịưàn M ừm Jt cảm (ỉn U iầ f aiáũ}

ũ n /i 4fiầ fỉ/ứ ù u f ỷ ,
ẳì&n AtùĩMỹĩ cíđn (ỊỊtMý ếáu của Mứừý đ ã
tiỉừ ìrtÁ tá t (w w n 'ĩĩã n á ít ca íto e n à iý !


MỤC LỤC

ng
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I - TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỂ Đ lỂ ư KHIỂN p h ư ơ n g

7


TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH S ự VIỆT NAM NÃM 1999.
1.1.

Lược sử hình thành và phát triển của tội vi phạm quy định về

7

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong pháp luật
hình sự Việt Nam.
1.2.

Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy định về điều

11

khiển phương tiện giao thơng đường bộ trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam năm 1999.
1.2.1.

Khách thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

13

thông đường bộ.
1.2.2.

Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển

14


phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.2.1.

Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển

15

phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.2.2.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm quy đinh về

20

điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.2.3.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho

21

xa họi cua tội VI phạm quy đinh về điều khiển phương tiên giao
thông đường bộ.
1.2.3.

Chủ thê tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiên giao
thông đường bộ.

22



1.2.4.

Mặt chủ quan tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

27

giao thơng đường bộ.
1.2.5.

Hình phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về điều

30

khiển phương tiện giao thơng đường bộ.
CHƯƠNG II - TÌNH HÌNH, NGUN NHÂN - ĐIỂU KIỆN CỦA TỘI VI

36

PHẠM QUY ĐỊNH VỂ ĐIỂU KHIEN p h ư ơ n g t i ệ n g i a o
THƠNG ĐƯỜNG BỘ
2.1.

Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

36

giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay.
2.1.1.


Khái quát chung về tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển

36

phương tiện giao thơng đường bộ.
2.1.2.

Tinh hình xử lý tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

40

giao thông đường bộ
2.2.

Nguyên nhân - Điều kiện của tội vi phạm quy định về điều

45

khiển phương tiện giao thông đường bộ.
2.2.1.

Các nguyên nhân, điều kiện chủ quan:

45

2.2.1.1.

Ý thức chấp hành các quy định về an tồn giao thơng đường bộ


45

của người tham gia giao thông.
2.2.1.2.

Công tác quản lý nhà nước về giao thơng đường bộ.

54

2.2.1.3.

Cơng tác ban hành các văn bản, chính sách pháp luật đảm bảo

61

an tồn giao thơng đường bộ.
2.2.1.4.

Cơng tác xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

64

giao thông đường bộ.
2.2.1.5.

Công tác tuyên truyền luật pháp vể an tồn giao thơng đường bộ.

69

2.2.2.


Các ngun nhân, điêu kiện khách quan:

70

2.2.2.1.

Nguyên nhân về phương tiện giao thông đường bộ.

70

2.2.2.2.

Điểu kiện về hạ tầng giao thông đường bộ.

78


CHƯƠNG III - MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÂU TRANH PHÒNG CHỐNG

86

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỂ ĐIỂU KHIỂN p h ư ơ n g t i ệ n
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an

86

toàn giao thông đường bộ nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật criao
thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đườnơ

bộ.
3.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý phương tiện giao thông đường

88

bộ và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
3.3. Nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông đưừng bộ.

93

3.4. Đây nhanh việc bơ sung hồn thiện các quy định pháp luật về giao

96

thơng đường bộ đảm bảo tính thống nhất, tồn diện và tính khả thi
cao.
3.5

Tăng cường cơng tác xử lý hành vi vi phạm quy định an toàn giao

97

thổng đường bộ.
KẾT LUẬN

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

102



PHẦN MỞ ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với các loại hình giao thơng đường sắt, đường thủy, đường khơng,
giao thơng vận tải đường bộ đóng vai trị là một yếu tố quan trọng khơng thể
thiếu trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào.
Xuất phát từ vai trị, vị trí cũng như yêu cầu về sự đảm bảo trật tự an tồn giao
thơng đường bộ, quan hệ xã hội về an tồn giao thơng đường bộ được xác định
là loại quan hệ xã hội cần thiết được pháp luật hình sự bảo vệ thông qua việc
trừng trị nghiêm khắc hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ
nói chung và hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ nói riêng.
Có thể nói trong những năm qua việc đảm bảo an tồn giao thơng đường
bộ đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp
phần bảo đảm sự lưu thơng hàng hố, giao lưu xã hội đồng thời bảo vệ tính
mạng, sức khoẻ của con người, bảo vệ tài tài sản của nhân dân và Nhà nước; giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước. Tuy vậym
trong giai đoạn hiện nay, tình hình trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở nước
ta lại đang có những diễn biến theo chiều hướng hết sức phức tạp. Các tội xâm
phạm trật tự và an tồn cơng cộng đặc biệt là các tội phạm về an toàn giao thơng
đường bộ vẫn chưa có chiều hướng giảm: các hành vi vi phạm Luật Giao thông
đường bộ, số vụ tai nạn giao thông đường bộ liên tục gia tăng, gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân và của Nhà nước
gây tâm lý lo lắng trong xã hội; tội phạm vi phạm an tồn giao thơng diễn ra khá
phổ biến ở hầu hết các địa phương gây bất bình trong nhân dân. Kỷ cương phép
nước trong lĩnh vực trật tự giao thông bị vi phạm nghiêm trọng. Thái độ, ý thức
coi thường pháp luật và các quy tắc an toàn giao thông đường bộ của những
người tham gia giao thông đang ở mức đáng báo động.



2
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ an tồn
giao thơng đường bộ đồng thời khơng ngừng đổi mới, hồn thiện việc tổ chức và
quản lý trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều
biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc hạn chế sự gia tăng tiến tới giảm dần
tai nạn giao thông đường bộ. Nghị quyết số 14/2002/QH11- kỳ họp thứ 2
(12/2002) Quốc hội Khố XI đã u cầu: “Chính phủ sớm triển khai cuộc vận
động "Tồn dân tham gia giữ gìn trật tự, an tồn giao thơng”, lấy năm 2003 là
năm thiết lập trật tự, an tồn giao thơng trên phạm vi cả nước, tạo sự chuyển
biến mạnh m ẽ về nhận thức và hành đồng ở tất cả các ngành, các cấp từ trung
ương đến cơ sở và toàn x ã hội. Tập trung khắc phục những mặt yếu kém đồng
thời cố những giải pháp đồng bộ vừa mang tính cấp bách vừa đáp ứng yêu cầu
cơ bản, lâu dài, phù hợp với tình hình thực tiễn đ ể ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn
giao thông đường bộ ở cấc tuyến giao thơng chính, các đơ thị lớn, nhất là thành
phô Hà Nội và thành p h ố H ồ Chí Minh". Nhằm tăng cường cơng tác quản lý
lập lại trật tự an tồn giao thơng đường bộ, Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, nghị
quyết cũng như các văn bản khác hướng dẫn việc triển khai thực hiện các văn
bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực giao thông đường bộ.
Xây dựng và quản lý an tồn giao thơng đường bộ là một trong những
yêu cầu cần thiết của quá trình xây dựng, quản lý trật tự xã hội mới, địi hỏi phải
có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, về đội
ngũ cán bộ quản lý có trình độ chun mơn cao và phẩm chất chính trị tốt. Và
trong q trình đó phải kết hợp hài hồ giữa yếu tố phòng ngừa với yếu tố xử lý
nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ nói riêng
cũng như xâm phạm an tồn cơng cộng nói chung. Bên cạnh các biện pháp hành
chính, kinh tế, thuyết phục giáo dục thì biện pháp hình sự được coi là biện pháp
cần thiết để góp phần bảo vệ an tồn giao thơng đường bộ. Trong thực tế hiện
nay, cơng tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án vi phạm quy định về an tồn

giao thơng đường bộ nói chung và tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thơng đường bộ nói riêng cịn nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả. Các văn


3
bản pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện trong lĩnh vực này còn chưa đầy
đủ, thiếu đồng bộ và chưa thống nhất do đó khơng chỉ ảnh hưởng tới việc xử lý
hàng vi vi phạm mà còn làm hạn chế hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng
chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Với việc thực hiện đề tài nghiên cứu ‘T ộ i vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm
ỉ 999. Một s ố biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm này trong giai đoạn
hiện nay”, tác giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn đồng thời nâng cao nhận thức
trong lĩnh vực an toàn giao thơng đường bộ dưới góc độ tội phạm học và các quy
định của Luật Hình sự cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của Luật Hình
sự đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trong thời gian 5 năm (1998 - 2002) qua đó có cơ sở đưa ra một số ý kiến đề
xuất của cá nhân nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đấu
tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về tội vi phạm các quy
định về an tồn giao thơng vận tải đường bộ đã được tiến hành có kết quả ở các
cấp độ luận văn thạc sỹ, tiến sỹ luật học như cơng trình nghiên cứu của tác giả
BÙI Kiến Quốc về “Các biện pháp đấu tranh phỏng, chống tội vi phạm các quy
định về an tồn giao thơng vận tải đường bộ tại Hà N ội”, tác giả Nguyễn Văn
Hạnh về ‘T ội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải và đấu tranh
phòng, chống vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải trong qn
đội \ tác giả Phan Huy Thái về “Điêu tra cấc vụ án vi phạm các quy định về an
toàn giao ihông vận tải đường bộ trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và các giải

phap hoàn thiện , tác giả Ngơ Huy Ngọc về “Những biện pháp phịng ngừa tội
xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ tại thành p h ố Hà N ội”. Có thể
nhận thấy cơng trình nghiên cứu nói trên đã được các tác giả nghiên cứu một
cách khá toàn diện trong trên nhiều góc độ quản lý, nghiệp vụ cơng tác chun


4
ngành. Xuất phát từ vai trị, tầm quan trọng, tính cấp thiết và yêu cầu của công
tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường bộ và mục tiêu tiến tới hạn chế tai
nạn giao thông đường bộ của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
cũng như yêu cầu nâng cao hiệu quả đấu tranh và phịng ngừa của pháp luật
hình sự đối với tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ theo tinh thần của Bộ Luật Hình sự năm 1999, tác giả nhận thấy trong
một phạm vi nhất định vẫn sẽ là cần thiết và hữu ích đối với người nghiên cứu
khi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm
1999. Và ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm sáng
tỏ hơn các quy định của Bộ Luật Hình sự đối với hành vi tội phạm cụ thể nhất là
từ khi tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Điều 202 - được tách ra thành một tội danh độc lập từ Điều 186 của Bộ Luật
Hình sự 1986.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiến cứu đề tài về tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ nhằm đạt các mục đích sau:
Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận các quy định của pháp
luật hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật Hình sự năm 1999;
Thứ hai, phân tích và làm sáng tỏ tình hình, ngun nhân và điều kiện
phát sinh tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
và thực tiễn xét xử đối với tội phạm này.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự và thực

tiễn cơng tác đấu tranh phịng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.


5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên đây, tác giả giải quyết ba nội
dung cơ bản:
+ Phân tích các quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Bộ luật Hình
sự năm 1999, thực tiễn xét xử tội phạm này.
+ Nghiên cứu tình hình vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng đường
bộ trong các năm 1998 - 2002.
+ Phân tích làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ quy định của Bộ luật Hình
sự Việt Nam năm 1999 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ tại Điều 202.
- Phân tích tình hình, ngun nhân, điều kiện phạm tội trên cơ sở nghiên
cứu các tài liệu chun ngành giao thơng đường bộ, tồ án, viện kiểm sát, công
an...
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên cơ sở báo cáo tổng kết, tài liệu nghiên cứu, số liệu
thống kê của các ngành chức năng có liên quan (tồ án nhân dân, cảnh sát giao
thơng đường bộ....)
6. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn được xác định trên cơ sở lý luận khoa học
luật hình sự, các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, các kết quả nghiên

cứu, các luận điểm khoa học trong cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học
về lĩnh vực hình sự cũng như các chuyên ngành liên quan.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản về Nhà nước và Pháp luật; sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học


6
luật hình sự, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê; nghiên cứu các văn bản
pháp luật hình sự, thực tiễn xét xử, các tài liệu nghiên cứu có liên quan.
7. Điểm mới về khoa học của luận văn
Luận văn thể hiện kết quả nghiên cứu lần đầu tiên đối với tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202Bộ luật Hình sự năm 1999. Thơng qua việc nghiên cứu các quy định của Bộ
Luật Hình sự đối với tội phạm này cũng như từ một số điểm hạn chế, vướng mắc
trong q trình đấu tranh phịng chống tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm này
trong giai đoạn hiện nay.
8. Bố cục của luận văn
Để đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
bố cục của luận văn bao gồm 101 trang viết và được kết cấu ngoài phần mở đầu,
phần kết luận và tài liệu tham khảo là ba chương phân tích:
Chương I - Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ.
Chương II - Tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Chương

m - M ột số biện pháp đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong giai đoạn hiện nay.



7
CHƯƠNG M Ộ T
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỂ ĐIỂU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM NĂM 1999

1.1.

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI VI PHẠM QUY

ĐỊNH VỂ ĐIỂU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP
LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM.
Ngay từ các thời đại phong kiến Việt Nam, hoạt động giao thơng đã có
sự phát triển khá mạnh cùng với sự phát triển của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu
đi lại của con người và nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhận thức được tầm
quan trọng của giao thơng cũng như tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm
các quy định đảm bảo an tồn giao thơng, các nhà nước phong kiến đều coi các
hành vi vi phạm các quy định an tồn giao thơng là tội phạm và đưa vào thành
đối tượng điều chỉnh trong các đạo luật của mình như Bộ Hình thư (năm 1042)
Bộ Quốc triều Hình luật (thế kỷ 15), Bộ Hoàng Việt Luật lệ (thế kỷ 18)...
Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tội vi phạm các quy định
về an tồn giao thơng vận tải được quy định trong cùng hệ thống pháp luật hình
sự Việt Nam trên cơ sở sự ra đời của Luật đi đường bộ ngày 03/10/1955 kèm
1theo văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước điều chỉnh lĩnh vực an tồn giao
1thơng vận tải đó là Nghị định số 348/NĐ của Bộ Giao thơng Bưu điện. Tiếp theo
<đó hàng loạt các văn bản chuyên ngành đã được ban hành tạo một cơ sở pháp lý
(quy định về an tồn giao thơng vận tải như: Nghị định số 139/NĐ ngày

19/12/1956, Nghị định số 44/NĐ ngày 27/4/1958 của Bộ Giao thông Bưu điện
INghị định liên bộ Giao thông Bưu điện, Công an số 09/NĐ - LB ngày 07/3/1956
lban hành thể lệ tạm thời về vận tải đir' :ig bộ, Nghị định số 10 ngày 11/01/1968
ccủa Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật An tồn giao thơng vận tải


8
Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về tãng cường bảo đảm trật tự
an tồn giao thơng vận tải đường bộ và trật tự đơ thị...
Tuy nhiên, để nói về văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta
điều chỉnh tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
cần phải đề cập đến Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng
Chính phủ và Thơng tư 556/TTg đã quy định việc xử lý hình sự đối với các hành
vi vi phạm với nội dung chủ yếu dựa trên căn cứ hậu quả xảy ra là thiệt hại về tài
san, tinh mạng, sưc khoe và hình phạt áp dụng là tù có thời hạn, tù chung thân
hay tư hmh. Tuy nhiên có thê nhận thấy, việc xây dựng các quy phạm pháp luật
hình sự trong lĩnh vực an tồn giao thơng vận tải trong các văn bản pháp quy
này còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế: các điều luật quy định về tội xâm phạm an
tồn giao thơng cịn đơn giản, chưa có sự phân hố trách nhiệm hình sự, các tình
tiết định khung tăng nặng còn giới hạn trong mức độ hậu quả, quá chú trọng tới
mặt khách quan là hậu quả thiệt hại xảy ra thiếu đánh giá yếu tố lỗi của chủ thể
vi phạm. Điều này dẫn tới các quy định về mức hình phạt chưa phù hợp với bản
chất của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
thường thực hiện do lỗi vơ ý do đó chưa đáp ứng được yếu cầu đấu tranh phịng
chống tội phạm trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Để có căn cứ pháp lý cao hơn đồng thời khắc phục những điểm hạn chế
trong các văn bản pháp luật quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ đã ban hành, ngày 15/3/1976 Hội đồng Chính
phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ban hành sắc luật số
03-SL/76 quy định về nhóm tội xâm phạm trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng

và sức khoẻ của nhân dân trong đó quy định “Tội vi phạm luật lệ giao thơng gây
tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm, trường
hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Trong mọi trường hợp có th ể bị
phạt tiên đến 1000 đồng Ngân hàng”. Có thể nói với việc ban hành sắc luật 03SL/76 đã khắc phục được việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội trong Thông tư
442/TTg và Thông tư số 556/TTg thông qua việc coi các hành vi vi phạm quy
định về an tồn giao thơng vận tải gây thiệt hại lớn về tài sản là tội phạm. Thông


qua Sắc luật này, quan điểm xử lý tội phạm đã có một bước tiến đáng kể phù
hợp với bản chất của tội phạm cũng như thực tế áp dụng pháp luật bằng việc sửa
đổi hình phạt: giới hạn mức hình phạt tù tối đa (15 năm) và loại trừ hình phạt tù
chung thân và tử hình đồng thời bổ sung hình phạt tiền đối với loại tội phạm
này.
Với sự ra đời của Bộ luật Hình sự năm 1985 ngày 01/01/1986, lần đầu
tiên tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ được
ghi nhận chính thức trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam tại Chương VIII
- Các tội xâm phạm an toàn, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính Điều 186: ‘T ộ / vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải gây hậu quả
nghiêm trọng . Đây là một bước tiên lớn vì điều luật không chỉ nêu được tội
danh mà đã mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, quy định rõ
rang, cụ thê va đây đu hơn về các tình tiết định khung tăng nặng; thay thế hình
phạt tiền bằng hình phạt cấm làm nghề lái xe. Tuy nhiên, một bất cập rõ nét thể
hiện ngay trong điều luật gây khó khăn cho việc cá thể hố trách nhiệm hình sự
đối với người phạm tội là việc quy định đồng thời các hành vi phạm tội trong
bốn lĩnh vực khác nhau: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng khơng với các
khách thể tác động hồn tồn khơng giống nhau trong cùng một điều luật - Điều
186. Sau 15 năm áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1985, qua các lần sửa đổi Bộ luật
hình sự, nội dung của Điều 186 quy định về tội vi phạm các quy định về an tồn
giao thơng vận tải về cơ bản khơng có sự thay đổi song đã có sự cá thể hoá tội
phạm thành từng tội danh trong từng lĩnh vực giao thông phù hợp với đối tượng
tác động của tội phạm.

Như ta đa biêt, cac tội xâm phạm an tồn cơng cộng khơng những chỉ vi
phạm các quy tắc xử sự về mặt an toàn xã hội mà còn gây ra hoặc đe dọa gây ra
những thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Trong luật hình sự Việt Nam khái
niệm an tồn cơng cộng được giới hạn trong phạm vi nhất định đó là sự an tồn
trong lĩnh vực giao thơng vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường
khơng... sự an tồn trong lao động sản xuất, hoạt động xây dựng, quản lý vũ khí


10
phương tiện kỹ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, phịng cháy,
chữa cháy, vệ sinh thực phẩm, hoạt động y tế, tin học.
Một trong những tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng Bộ luật hình sự năm
1999 là cụ thể hoá các hành vi phạm tội, từ đó cá thể hố trách nhiệm hình sự và
cá thể hố hình phạt. Trên tinh thần này, các tội xâm phạm an tồn giao thơng
cung được cụ thê hố theo các loại hình giao thơng. Tội vi phạm các quy định về
an tồn giao thơng vận tải đường bộ bao gồm các điều luật được quy định tại
Chương XIX về các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng. Bộ luật
hình sự phân biệt từng loại hành vi thuộc các loại hình giao thơng khác nhau:
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường khơng từ đó có chính sách xử lý
thích hợp đối với từng loại hành vi vi phạm. Việc tách riêng các loại hình giao
thơng như vậy đã khắc phục được những điểm bất hợp lý của việc quy định
chung trong cùng một điều luật - Điều 186 - Bộ luật Hình sự năm 1985- hành vi
vi phạm trong các loại hình giao thơng khác nhau có biểu hiện và tính chất
nghiêm trọng khơng giống nhau. Đặc biệt đối với các tội phạm về giao thơng
đường bộ, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có sự cá thể hoá đối với từng hành vi:
hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hành
vi cản trở giao thông đường bộ, hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao
thong đương bộ khơng đam bảo an tồn hay hành vi điểu động hoặc giao cho
người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.
Khác với Bộ Luật Hình sự năm 1985, Bộ Luật Hình sự năm 1999 tại chương

XIX về các tội xâm phạm an toàn cơng cộng, trật tự cơng cộng khơng có sự
phân chia nhóm tội xâm phạm an tồn cơng cộng và nhóm tội xâm phạm trật tự
công cộng (theo các mục A, B). Tuy nhiên, xét trên bình diên khoa học, các tội
xâm phạm an tồn cơng cộng và trật tự cơng cộng vẫn có sự phân định với nhau.
Theo nghía rọng co thê hiêu an tồn cơng cơng là sư an tồn về tính mang và tài
sản của cơng dân và xã hội tại những khu vực hoạt động, sinh hoạt đơng người.
Sự an tồn này là nhu cầu cần thiết của xã hội và là tiền đề quan trọng cho việc
xây dựng xã hội văn minh.


11
Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ Luật
Hình sự năm 1985 trong đấu tranh phịng chống các tội xâm phạm an tồn cơng
cộng nói chung và an tồn giao thơng đường bộ nói riêng, Bộ Luật Hình sự năm
1999 đã quy định về các tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ một cách
chặt chẽ, tồn diện và phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước
trong giai đoạn hiện nay. Trong Bộ Luật Hình sự năm 1999, các tội vi phạm quy
định về an tồn giao thơng đường bộ được tách ra từ Điều 186 trong Bộ Luật
Hình sự năm 1985 bao gồm:
+ Điều 202 - Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ;
+ Điều 208 - Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường sắt;
+ Điều 212 - Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường thuỷ;
+ Điều 216 - Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay.
Việc Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định thành các tội danh độc lập
theo lĩnh vực điều chỉnh đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường khơng và một
bươc nưa trong việc cá thê hố từng hành vi vi phạm về điều khiển phương tiện
cản trở giao thông, sử dụng phương tiện, giao hoặc điều động đã tạo cơ sở pháp

lý để cá biệt hoá các dấu hiệu cấu thành tội phạm đặc biệt là dấu hiệu về chủ
thể, hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại phù hợp với từng đối tượng tác
đọng đong thơi la cơ sơ pháp lý cần thiêt cho việc cá thể hố trách nhiệm hình
sự đối với từng hành vi phạm tội.
1.2.

DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRUNG CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỂ

ĐIỂU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SựNÃM 1999.
Xét về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành
bơi nhưng yeu to nhât đinh, tôn tại không tách rời nhau nhưng có thể phân chia
được trong tư duy và do vậy cho phép chúng ta nghiên cứu chúng một cách độc
lập với nhau. Những yếu tố đó theo khoa học luật hình sự Việt Nam bao gồm


12
khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm. Bốn yếu tố này
tồn tại thống nhất và là tiền đề, điều kiện cho nhau với tư cách là bộ phận cấu
thành của thê thống nhất là tội phạm. Thiếu bất kỳ yếu tô nào cũng không có tội
phạm. Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội nhất định đều có những nội
dung biểu hiện riêng biệt cả bốn yếu tố. Tổng hợp những yếu tố đó chính là cấu
thành ttội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính
đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.[13, 51- 53].
Các dấu hiệu được mơ tả trong cấu thành tội phạm là những dấu hiệu pháp lý
đặc trumg phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Các dấu hiệu bắt buộc
phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm là:
+ Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc yếu tố mặt khách quan
của tội phạm;
+ Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;

+ Dấu hiệu năng lực TNHS và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của tội phạmTội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
hanh VI cua người điêu khien phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy
định về an tồn giao thơng đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt
hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. [13, 519].
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
được quy đinh tại Điêu 202 - Chương XIX Bộ luật Hình sự: “Các tội xâm phạm
an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng” do đó ngồi những đặc điểm chung cơ
bản xâm phạm khách thể quan trọng là an tồn giao thơng đường bộ, xâm phạm
đên tinh mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân, Nhà nước, tội vi phạm quy định
vê điêu khiên phương tiện giao thơng đường bộ có những đặc điểm riêng có hay
cịn được gọi là những dấu hiệu pháp lý đặc trưng thể hiện trong cấu thành tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đối với tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, cấu thành tội
phạm được xem xét cụ thể ở những nội dung sau đây:


13
1.2.1.

Khách thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại. Các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cũng như tội phạm
nói riêng đều là những hành vi về hình thức mâu thuẫn với quy phạm pháp luật
và vê nội dung gây thiệt hại ở những mức độ khác nhau cho các quan hệ xã hội
đã được nhà nước xác lập.[13, tr 61 - 62].
Đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, khách thể của tội phạm này là sự an toàn của hoạt động giao thơng
vận tải đường bộ cũng như sự an tồn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con

người. Đảm bảo an tồn tính mạng, sức khoẻ của con người và tài sản của công
dân, Nhà nước khi tham gia giao thông đường bộ là một yêu cầu tất yếu đối với
bất kỳ một nhà nước nào. Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật khi điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ luôn gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại
vê tinh mạng, sức khoẻ, tài sản cho con người. Đăc trưng của tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ luôn đồng thời xâm hại
hoặc đe dọa xâm hại hai khách thể: trật tự, an tồn giao thơng đường và sự an
tồn về tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản của con người. Tuy nhiên nói như vậy
khơng có nghĩa bất kỳ hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ nào đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp xác
định - những trường hợp đã được cụ thể hoá và quy định tại điều luật cụ thể
trong trường hợp này được quy định tại Điều 202 - Bộ Luật Hình sự năm 1999:
“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ”.
Để đảm bảo an tồn tính mạng, sức khoẻ của cơng dân, tài sản của Nhà
nươc, công dân, Nhà nước đã ban hành hệ thống các quy phạm pháp lt về an
tồn giao thơng đường bộ nói chung và quy định về điều khiển phương tiện
đường bộ nói riêng buộc người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
phải nghiêm chỉnh chấp hành. Hành vi vi phạm các quy định này đã trở thành
đối tượng điều chỉnh của luật hình sự và cụ thể là của điều luật điều chỉnh tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - Điều 202. Tuy


14
nhiên, không phải bất kỳ hành vi nào vi phạm các quy định này đều bị xử lý
bằng biện pháp hình sự. v ề nguyên tắc chỉ xử lý hình sự đối với hành vi vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi hành vi đó
có tính nguy hiểm cao tức là đã gây ra thiệt hại về tính mạng, gây thiệt hại
nghiêm trọng đến sức khoẻ, tài sản hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Và giữa hành vi vi
phạm với hậu quả xảy ra hoặc đe dọa thực tế xảy ra phải có một mối quan hệ

nhân qua. Điêu đó cũng có nghĩa là nếu có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng
hoặc đe doạ thực tế gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, tài
sản nhưng không vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường
bộ thì khơng cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 của Bộ Luật Hình sự năm 1999
hoặc nếu có thì sẽ là cấu thành tội phạm của một tội phạm khác.
Như vậy, có thể khẳng định, tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ luôn luôn tồn tại hai khách thể trực tiếp là sự an tồn
về giao thơng đường bộ và sự an tồn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con
người.
1.2.2.

M ặt khách quan của tội vi phạm quy định vê điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ:
Bât ky tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra
hoặc tổn tại bên ngồi mà con người có thể trực tiếp nhận biết được đó là hành
vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả cũng như các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện
hành vi phạm tội. Tổng hợp các biểu hiện đó tạo thành mặt khách quan của tội
phạm. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm
bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan. Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tô cấu thành tội
phạm. Khơng có mặt khách quan thì cũng khơng có các yếu tố khác của tội
phạm và do đó cũng khơng có tội phạm. [13, tr 71].


15
1.2.2.1.


Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ:
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ
bản, là dấu hiệu đặc trưng cần phải có trong mọi cấu thành tội phạm. Có thể nói
hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra sự biến đổi của đối tượng tác động
của tội phạm dẫn đến thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm.
Hanh VI khách quan giữ vai trò quan trọng với tư cách là cầu nối giữa chủ thể và
khách thể của tội phạm. Khơng có hành vi khách quan thì khơng có tội phạm.
Do đó nếu khơng có hành vi vi phạm các quy định về điểu khiển phương tiện
giao thơng đường bộ thì cũng khơng có tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ. Việc nghiên cứu hành vi khách quan của tội
phạm se là cơ sơ cho việc xác định có hay không tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Trươc hêt, đê làm rõ hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chúng ta cần thống nhất nhận thức
về các khái niệm có liên quan. Cụ thể theo quy định tại Điều 3 của Luật Giao
thông đường bộ, các khái niệm được hiểu như sau:
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới
đương bộ, phương tiện giao thơng thơ sơ đường bộ trong đó phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh
xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho
người tàn tật. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ) gồm các loại
xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lơ, xe súc vật kéo và
các loại xe tương tự. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông
nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thơng.



16
Hiện nay do có q nhiều loại hình phương tiện tham gia giao thông nên
việc áp dụng luật pháp cũng gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế hiện nay đối với
một số loại hình phương tiện giao thơng đường bộ hiện đang lưu hành đặt ra câu
hỏi cho việc xác định tính chất, chủng loại phương tiện như: xe đạp điện có được
coi là xe gắn máy? xe cơng nơng có được coi là ơ tơ? Chúng tơi nhất trí với quan
điểm được hướng dẫn trong Thông tư số 10/2003/TT - BCA ngày 03/7/2003 của
Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thực hiện việc xử phạt vi phạm an toàn giao
thông đường bộ được quy định tại Nghị định số 15/2003/NĐ - CP có hiệu lực từ
ngày 03/8/2003. Theo đó:
+ Xe có kết cấu tương tự như xe gắn máy là xe có hai bánh chuyển động
bằng cơ và khi tắt máy thì đạp xe đi được.
+ Các loại xe có kết cấu tương tự được hiểu là các loại xe có cấu tạo, tính
năng và dụng cơ gần giống với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ, cụ thể như sau: xe có kết cấu tương tự như xe ơ tơ là xe chạy bằng động cơ
có 4 bánh hoặc nhiều hơn bốn bánh, không chạy trên đường ray mà dùng để chở
người hoặc hàng hoá.
+ Xe có kết cấu tương tự như xe mơ tơ hai bánh là xe có hai bánh, di
chuyển bằng động cơ cấu dung tích xi lanh từ 50cm3 và tổng trọng lượng tồn
xe khơng vượt q 400kg.
+ Xe có kết cấu tương tự như xe mô tô ba bánh là xe di chuyển bằng động
cơ, có dung tích xi lanh từ 50cm3, có sức chở từ 350kg đến 500kg.
Như vậy, theo hướng dẫn của Thơng tư trên thì xe đạp điện là xe gắn máy
xe công nông là xe ô tô và các phương tiện có kết cấu tương tự đều phải chịu
mọi sự điều chỉnh về luật đối với xe gắn máy, ô tô.
Người điêu khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển
xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Điêu khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi trực tiếp thực

hiện các chức năng điều khiển sự vận động của phương tiện giao thông đường
bộ.


17
Từ việc thống nhất những khái niệm cơ bản trên đây ta xem xét đến
hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ thông qua việc xem xét các hành vi vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cụ thể.
* Hành vi không chấp hành tín hiệu, báo hiệu đường bộ: bao gồm vi
phạm các quy định của hệ thống báo hiệu bằng hiệu lệnh của người điều khiển
giao thơng, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc
tường bảo vệ, hàng rào chắn quy định tại Điều 11- Luật Giao thông đường bộ.
* Hành vi vi phạm về tốc độ và khoảng cách giữa các xe.
Vi phạm về tốc độ: Khi tham gia giao thông đường bộ người điều khiển
phương tiện đã không tuân thủ đúng các quy định về tốc độ tối đa, tốc độ tối
thiểu, giảm tốc độ theo quy định tại Điều 12 - Luật Giao thông Đường bộ ban
hành ngày 29/6/2001 nhằm đảm bảo an tồn cho hành khách và hàng hố trên
phương tiện cũng như trên đường. Các quy định về tốc độ yêu cầu người lái xe
phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ tối đa, tối thiểu theo chỉ
dẫn của biển báo hiệu hạn chế tốc độ theo ngun tắc: khi có biển báo hiệu thì
khơng chạy dưới tốc độ tối thiểu và không quá tốc độ tối đa. Trong trường hợp
lưu thông trên các địa bàn trong thành phố, thị xã, thị trấn và ngoài vùng đơng
dân cư mà khơng có biển báo hạn chế tốc độ người điều khiển phương tiện đã
vượt quá tốc độ tối đã cho phép sau đây:
+ Trong thành phố, thị trấn, thị xã các loại xe con, xe taxi đến 09 chỗ
ngồi không quá 50km/giờ; xe vận tải từ 3,5 tấn trở lên, xe chở khách có 10 chỗ
ngồi trở lên khơng q 35km/giờ; xích lơ máy, xe gắn máy không quá
30km/giờ; xe ô tô chở hàng quá tải, quá khổ, xe kéo mc hay kéo xe khác bị
hỏng khơng q 20km/giờ.

+ Ngồi vùng đơng dân cư (trừ đường cao tốc, đường cao cấp dành riêng
cho xe cơ giới): các loại xe con, xe taxi đến 09 chỗ ngồi không quá 80km/giờxe mô tô 2 - 3 bánh, xe vận tải dưới 3,5 tấn không quá 60km/giờ; xe vận tải từ
3,5 tấn trở lên, xe chở k h á d r c ự j j ^ ự ^ ^ l F 5 T ^ n , xe chở hàng quá dài, xe kéo
trường đại ií->

LUAyyuo I
PHỊNGDỌC - y^cS::


18
rơ mc hay kéo xe khác bị hỏng khơng q 50km/giờ; xe gắn máy khơng q
40km/giờ; xích lơ máy khơng quá 30km/giờ.
Về khoảng cách giữa các xe: Khi điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, người điểu khiển đã không tuân thủ quy định về khoảng cách xe được
quy định tại khoản 2 - Điều 12 Luật Giao thông đường bộ và Điều 3 Nghị định
số 14/2003/NĐ - CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Giao thông Đường bộ. Cụ thể người lái xe đã khơng giữ
một khoảng cách an tồn đối với xe chạy liền trước xe mình; ở nơi có biển báo
“cự ly tối thiểu giữa 2 xe” đã giữ khoảng cách nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Xe
ơ tó khi chạy thành đồn có tơ chức đã dài quá 250 mét theo hành một; đã duy
trì khoảng cách tối thiểu giữa hai đoàn dưới lOOm, (Quy định này khơng áp
dụng đối với đồn xe có xe cảnh sát dẫn đường). Do đó, người điều khiển
phuơng tiện giao thông đường bộ đã vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách
xe khi lưu thông trên đường.
Việc quy định tốc độ tối đa, tối thiểu và khoảng cách giữa các phương
tiện đối với từng loại phương tiện, từng tuyến đường, khu vực dân cư khác nhau
là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của phương tiện, tuyến đường, khu vực dân
cư. Tuy nhiên, một điểm chung thống nhất là mọi hành vi vượt quá tốc độ tối đa
tối thiểu và khoảng cách giữa các xe đã được quy định đều bị coi là hành vi vi
phạm. Điều này mang ý nghĩa rất quan trọng trên cả phương diện tội phạm học

(phòng ngừa tội phạm) và cả phương diên pháp lý hình sự với tư cách là cơ sở
phap ly đê xác đinh một hành vi vi phạm và là tiền để cho việc truy cứu trách
nhiêm hình sự.
* Hành VI vi phạm quy định vê điêu kiện tham gia giao thông của xe cơ
giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng quy định tại các Điều 48, 51 - Luật Giao
thông đường bộ
* Hành VI vi phạm quy đụiìi vê điều kiện của người lái xe cơ giới, xe máy
chuvên dùng, xe thô sơ tham gia giao thông quy định tại các Điều 53 57 58 Luạĩ Giao thơng đương bộ. Trong đó đặc biêt phổ biên là các hành vi vi phạm
quy định về độ tuổi và sức khoẻ của người lái xe (dưới dạng chưa đủ tuổi điều


19
khiển phương tiện giao thông đường bộ hoặc điều khiển loại phương tiện giao
thông đường bộ không đúng với độ tuổi quy định), về giấy phép lái xe (dưới
dạng điều khiển phương tiện mà khơng có bằng lái, bằng lái đã hết hạn sử dụng,
bằng lái không đúng chủng loại phương tiện...), điều khiển phương tiện khi
trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80miligam /100mililít máu hoặc
40m iligam /llít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử
dụng - khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ.
* Hành vi phạm quy định về sử dụng làn đường quy định tại Điều 13Luật Giao thông đường bộ.
* Hành vi vi phạm quỵ định về vượt xe, chuyển hướng xe, lùi xe, tránh xe
đi ngược chiều, nhường đường tại nơi đường giao nhau, đi trên đoạn đường bộ
giao cắt đường sắt quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 22, 23 - Luật Giao
thông đường bộ;
* Hành vi vi phạm quy định về dừng xe, đ ỗ xe trên đường ngồi đơ thị và
trong đô thị quy định tại Điều 18, 19 - Luật Giao thông đường bộ và Điều 4 Nghị định 14/2003/NĐ - CP;
* Hành vi vi phạm quy định khi qua phà, qua cầu phao quy định tại
Điều 21- Luật Giao thông đường bộ;
* Hành vi vi phạm quy định về giao thông trên đường cao tốc, giao
thông trong hầm đường bộ quy định tại các Điều 24, Điều 25 - Luật Giao thông

đường bộ;
* Hành VI vi phạm quy định vé bảo đảm tải trọng và kh ổ giới hạn của
đường bộ quy định tại Điều 26 - Luật Giao thông đường bộ; về xếp hàng hoấ
trên phương tiện giao thông quy định tại Điều 5 - Nghị định 14/2003/NĐ - CP
ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Giao thông đường bộ;
* Hành vi vi phạm về kéo xe, kéo rơ moóc, chở người, đội mũ bảo hiểm,
điều khiển xe quy định tại các Điều 27, 28, 29 - Luật Giao thông đường bộ.


×