Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống trung gian tài chính việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 we fight 4012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.45 KB, 37 trang )

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là số hóa, internet hóa các thiết bị mà còn là
sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ và tương tác của chúng trên nhiều lĩnh vực với quy
mô rộng lớn như: Dữ liệu lớn; Trí thông minh nhân tạo; Vạn vật kết nối, tự động hoá, rô
bốt hóa, phương tiện không người lái; Công nghệ in 3D, công nghệ thực tế ảo kết hợp với
các công nghệ sinh học, công nghệ nano... Cuộc cách mạng này là một sự thay đổi lớn
mang tính đột phá về quy mô, và sẽ có tác động tới tất cả các ngành nghề lĩnh vực toàn
đời sống xã hội loài người, chứ không phải chỉ liên quan trong ngành công nghiệp, hệ
thống các doanh nghiệp và từng cá nhân, từng người dân. Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư phản ánh một trong những xu thế lớn của thời đại hiện nay, đang làm thay đổi góp
phần định hình lại thế giới, đưa nền sản xuất văn minh của nhân loại sang một giai đoạn
phát triển mới.
Tài chính – ngân hàng chính là khu vực năng động nhất ở Việt Nam về triển khai nghiên
cứu và ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các xu hướng nổi bật trong ứng dụng
Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam bao gồm tăng cường phát triển ngân hàng số,
ứng dụng dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phục vụ khách hàng trong ngân hàng
số, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và nghiên cứu, ứng dụng tự động hóa quy
trình bằng rôbốt. Tất nhiên, hệ thống trung gian tài chính cũng không nằm ngoài xu thế
này. Vấn đề đặt ra là: Hiện trạng ứng dụng sản phẩm Cách mạng Công nghệ trong hệ
thống trung gian tài chính Việt Nam hiện tại ra sao? Những thách thức và những tiềm
năng của quá trình này trong bối cảnh hiện nay và cách giải quyết?
Nhằm hướng đến việc trả lời những câu hỏi trên, lấy đề tài “Hệ thống trung gian tài chính
Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0”, tiểu luận của chúng em hướng đến 3 mục
tiêu:

2


(1) Đánh giá khái quát quy mô và mức độ ảnh hưởng của nền công nghiệp 4.0 đến
hệ thống các trung gian tài chính trong thời điểm hiện tại.


(2) Giới thiệu một số những sản phẩm nổi bật của nền công nghiệp 4.0 đã đang và
sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trung gian tài chính.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và tăng hiệu quả áp dụng của công
nghệ 4.0 trong hệ thống trung gian tài chính Việt Nam.
Do kiến thức của bản thân còn có hạn, tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, chúng
em mong nhận được sự thông cảm cũng như những nhận xét, hướng dẫn của cô để chúng
em có điều kiện hoàn thiện hiểu biết, rút kinh nghiệm cho những bài làm tiếp theo.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan nghiên cứu
Đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu có đủ độ tin cậy và phản biện trong và
ngoài nước về nền cách mạng công nghiệp 4.0 và hệ thống trung gian tài chính.
Trong đó, trước hết phải kể đến cuốn sách của John Hill (2018). Đây là một cái nhìn tổng
quan về ứng dụng của Fintech nói riêng và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nói chung
trong toàn bộ hệ thống tài chính, đặc biệt là các khía cạnh của các trung gian tài chính. Tù
những phân tích trên, cuốn sách đưa ra nhiều dự đoán táo bạo về những biến đổi tương lai
của hệ thống trong bối cảnh cách mạng 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trong nghiên cứu “Financial Innovation and Technology Firms: A Smart New World with
Machines” (2018) của mình, Tiến sĩ Kevin Chen đã chỉ ra những ảnh hưởng và tác động to
lớn, đa dạng của việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là với hệ thống
trung gian tài chính. Tác giả đã phân tích những tác động đó đến từng yếu tố cấu thành của
thị trường tài chính như: đầu tư, bảo hiểm, thanh toán nợ, phương thức chi trả.

3


Bài đăng của Ioannis Anagnostopoulos “Fintech and regtech: Impact on regulators and

banks” (2018) với mục đích đem đến một cái nhìn tổng quan và đánh giá những ảnh
hưởng của Fintech với sự phát triển không ngừng của ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực
tài chính. Ngoài ra, Willi Brammertz và Allan I. Mendelowitz cũng đã chỉ ra trong nghiên
cứu “From digital currencies to digital finance: the case for a smart financial contract
standard” (2018) rằng những ứng dụng của cách mạng công nghệ 4.0 đã đem đến nhiều
lợi ích cho thị trường, tuy nhiên chúng ta cần đặt ra một số những quy tắc chung để hạn
chế những rủi ro có thể xảy đến.
Đi sâu vào mối quan hệ giữa cách mạng công nghiệp 4.0 và hệ thống ngân hàng - một bộ
phận mật thiết trong thị trường vốn, trong nghiên cứu khá toàn diện mang tên “A
Paradigm Shift in Banking: Unfolding Asia’s FinTech Adventures”(2018), 2 tác giả
Agrata Gupta và Chun Xia đã vẽ nên một bức tranh khá toàn diện về tình hình phát triển
của fintech ở Châu Á ở các mặt vay vốn, phát triển thị trường, quản lý đầu tư, thanh toán
và bảo hiểm. tác dụng của nó trong việc giảm rủi ro thanh toán hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Một nghiên cứu của Jarunee Wonglimpiyarat (2017) cũng đã chỉ rõ ra những tác động
của FinTech đến hệ thống ngân hàng châu Á. Trong tác phẩm của mình, Inna Romānva,
Marina Kudinska (2016) cũng đã bày tỏ quan điểm về xu hướng của ngành ngân hàng
toàn cầu và xác định những nguy cơ và rủi ro có thể lường trước được. Ngoài ra, cuốn
sách này cũng cung cấp những lời khuyên thiết thực cho việc tận dụng và kiểm soát rủi
ro của những tiến bộ công nghệ cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh những lợi ích không
thể phủ nhận của công nghệ 4.0 với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói
riêng, chúng ta đồng thời cũng cần phải chuẩn bị trước cho những rủi ro có thể xảy đến
bất cứ lúc nào. Arun Chockalingam, Shaunak Dabadghao, Rene Soetekouw (2018) đã
đưa ra một số ví dụ về những rủi ro đó trong các lĩnh vực liên quan đến chiến lược, ngân
hàng và đặc biệt là mô hình Basel III đang được đưa vào thực tiễn nhằm đánh giá và xếp
hạng các ngân hàng trong hệ thống. Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, 2 tác giả
Wesley L. Harris, Jarunee Wonglimpiyara (2019) cũng khám phá tiềm năng của công
nghệ blockchain như một giải pháp tương lai cho hệ thống ngân hàng. Cũng có khá nhiều
4



nghiên cứu tại Việt Nam về tình hình ứng dụng cuộc cách mạng 4.0 vào hệ thống trung
gian tài chính. Bài đăng của Ths. Nguyễn Trung Anh (2019) này nhằm mục đích phân
tích bức tranh toàn cảnh hiện tại và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ
sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam. Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài
chính (fintech) đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị
trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm
khách hàng. Bằng việc thu hút nhân tài ở nhiều lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư dồi dào, các
hệ sinh thái fintech cho thấy khả năng kích thích nền kinh tế ở mức độ tổng thể. Tuy
nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, vẫn chưa có một hệ sinh thái fintech rõ rệt. Bài đăng của
PGS, TS Đào Văn Hùng (2019) chỉ ra: Tài chính - ngân hàng là một trong những khu vực
chịu tác động rõ nét nhất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp
4.0). Thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp khu vực tài chính - ngân hàng
được cải thiện vượt bậc, song cũng đặt ra nhiều thách thức về thể chế, hạ tầng thông tin
và tính rủi ro bảo mật, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Bài báo
của Phương Linh (2019) nhấn mạnh khách hàng tiếp tục là trung tâm của thị trường tài
chính kể cả trong thời đại cách mạng 4.0. Nghiên cứu của Hồng Chi nói về việc áp dụng
công nghệ để rút ngắn quy trình bán sản phẩm, phát hành hợp đồng, bồi thường hay
thanh toán phí…, đang được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh triển khai và bước
đầu đã được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao. Trong bối cảnh các công ty khởi nghiệp
công nghệ tài chính (FinTech) đang xâm lấn vào thị trường tài chính truyền thống, nhiều
lãnh đạo doanh nghiệp đã quyết định dựa vào đội ngũ công nghệ thông tin để nâng cao
hiệu quả và đổi mới hoạt động, đồng thời giảm thiểu chi phí và duy trì các hệ thống kế
thừa. Theo 2 tác giả Bích Dâng, Trường Bùi (2018), chuyển đổi ngân hàng số không đơn
thuần chỉ là đổi mới công nghệ hay nâng cấp hệ thống, mà giờ đây trở thành chiến lược
kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, kết hợp với Fintech theo mô hình open banking
cũng sẽ là một hướng đi mới của ngân hang. Ngoài ra, trong bài đăng của mình, tác giả
Hà An (2018) cũng đã đề cập đến “làn sóng” sử dụng ngân hàng số ngày một phổ biến
trong hành vi người tiêu dùng hiện đại. Chính vì thế, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã

5



chủ động nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ trong sản phẩm,
dịch vụ của mình.
Nhìn chung, các nghiên cứu và bài đăng đã đi sâu vào khá nhiều khía cạnh của bức
tranh hệ thống trung gian tài chính Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp
4.0. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ hiện tại và khả năng thích
ứng của thị trường, luôn cần phải có những nghiên cứu tổng quát, cập nhật về bức tranh
toàn cảnh trong thời điểm hiện tại.
2.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
Hệ thống trung gian tài chính
Một trung gian tài chính là một tổ chức hoặc cá nhân đứng giữa hai hay nhiều bên tham
gia vào một bối cảnh tài chính. Thông thường, có một bên là bên cung cấp sản phẩm/dịch
vụ và một bên là khách hàng hay người tiêu dùng.
Tại Việt Nam cũng như phổ biến trên nhiều nước trên thế giới, trung gian tài chính
thường là một tổ chức trung gian cho kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người
đi vay. Tức là, người cho vay chuyển tiền vốn cho tổ chức này (ví dụ như ngân hàng hay
tín dụng tập thể) và nó sẽ chuyển tiền vốn này cho bên vay/chi tiêu. Có thể nói trung
gian tài chính là các định chế tài chính chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính - tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là tập trung các
khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng số vốn đó cung ứng cho những chủ thể có
nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ cho Các trung gian tài chính có
khả năng giảm được chi phí giao dịch trong quá trình lưu chuyển vốn là nhờ vào tính
kinh tế do quy mô hoạt động lớn và tính chuyên nghiệp cao.
Với lợi thế nguồn vốn huy động lớn và tính chuyên nghiệp, các trung gian tài chính có thể
giảm chi phí giao dịch tính trên mỗi đồng vốn. Chẳng hạn trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ
phí môi giới sẽ giảm dần khi giá trị chứng khoán mua bán tăng lên. Do đó, các trung gian tài
chính như các quỹ đầu tư khi mua bán chứng khoán với khối lượng lớn


6


trên thị trường sẽ chịu chi phí môi giới tính trên mỗi đồng vốn đầu tư thấp hơn nhiều so
với các nhà đầu tư riêng lẻ. Chẳng những thế, nhờ vào quy mô vốn lớn, các trung gian tài
chính có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro mà không làm tăng chi phí
nhiều như các nhà đầu tư riêng lẻ.
Các trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nên họ được
trang bị đầy đủ hơn những người cho vay đơn lẻ cả về kiến thức và kinh nghiệm, nhờ đó
họ có thể thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hơn, giúp đánh giá được chính xác hơn
mức độ rủi ro của các dự án xin vay, qua đó giảm thiểu được nguy cơ chọn lựa đối
nghịch. Hơn nữa họ cũng sẽ có khả năng kiểm soát tốt hơn quá trình sử dụng vốn của
người đi vay, nhờ đó giảm bớt được những thiệt hại do rủi ro đạo đức gây ra. Không
những thế, các trung gian tài chính còn khắc phục được vấn đề "người đi nhờ xe", do họ
chủ yếu cung cấp vốn thông qua các khoản cho vay trực tiếp chứ không thông qua việc
mua chứng khoán. Các khoản vay trực tiếp này không được mua bán trên thị trường nên
những nhà đầu tư khác không thể lợi dụng. Chi phí các trung gian tài chính bỏ ra để mua
thông tin và giám sát hoạt động của người đi vay nhằm giảm tình trạng thông tin bất cân
xứng sẽ đem lại cho họ những lợi thế mà các nhà đầu tư khác nếu không bỏ tiền ra thì
không thể có được.
Tóm lại, với những ưu thế về quy mô hoạt động, tính chuyên nghiệp và các dịch vụ tài
chính đặc thù (như khoản vay trực tiếp, đầu tư mạo hiểm...), các trung gian tài chính
có khả năng khắc phục khá hiệu quả những hạn chế của kênh tài chính trực tiếp, và do
đó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.
khách hàng.
Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) là kỷ nguyên công
nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái

niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013.Khái niệm “Cách
7


mạng công nghiệp lần thứ tư” (hay công nghiệp 4.0) lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng
hòa liên bang Đức năm 2011 tại cuộc Hội chợ công nghệ ở Han-nô-vơ. Năm 2012, khái
niệm này được sử dụng để đặt tên cho một chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ cao
của Chính phủ Đức. Năm 2016, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được lựa chọn làm
chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đa-vốt, Thụy Sĩ. Sau đó, khái niệm này được sử
dụng phổ biến để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp mới, dù mới bắt đầu nhưng đã có
những bước tiến mạnh mẽ, những thành tựu to lớn, có những ảnh hưởng sâu rộng tới mọi
lĩnh vực trên toàn cầu.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt
các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh
học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công
nghiệp Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên nền tảng những thành tựu
của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ; là sự tích hợp của nhiều loại hình công nghệ và những thành tựu mới của nhiều lĩnh
vực nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học
này. Trong đó, công nghệ nền tảng, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
công nghệ số; các lĩnh vực mũi nhọn, đặc trưng của công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo;
công nghệ thông tin, in-tơ-nét kết nối vạn vật, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn,
Blockchain; công nghệ na-nô, công nghệ gien, công nghệ vật liệu, công nghệ in 3D trong
lĩnh vực chế tạo... Gắn liền với thuật ngữ “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” là nền
công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao
đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo
(cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức
(cognitive computing).
Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" (tiếng Đức: Industrie 4.0) khởi nguồn từ một dự án trong
chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức, nó thúc đẩy việc sản xuất điện toán hóa sản

xuất.

8


Có 4 nguyên tắc thiết kế trong công nghiệp 4.0. Những nguyên tắc này hỗ trợ những
công ty trong việc định dạng và thực hiện những viễn cảnh của công nghiệp 4.0


Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy, thiết bị,máy
cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật kết nối
internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet.



Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra 1 phiên bản
ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình nhà máy kỹ thuật số
bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thô
đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn.



Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng
việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát cho việc tạo những quyết
định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những
ghi chú ngắn gọn. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật
lý để hỗ trợ con người thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tốn quá
nhiều sức lực hoặc không an toàn đối với con người.




Phân quyền quyết định: Hệ thống không gian mạng thực-ảo có quyền cho phép tự
đưa ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ một cách tự động nhất có thể. Chỉ trong
trường hợp ngoại lệ, bị nhiễu, hoặc mục tiêu đề ra bị mâu thuẫn với nhau sẽ được
ủy thác cho cấp cao hơn.

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 04/2017, Việt Nam tiếp cận
với Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở mức trung bình thấp, chỉ đạt 4,9/10 điểm về mức
độ sẵn sàng với cách mạng 4.0. Số điểm trên được đánh giá dựa theo tiêu chí sau: Các chỉ
số cạnh tranh, Trình độ công nghệ, Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo
dục, Chất lượng thể chế.
Với tình hình hiện nay, Việt Nam cũng sở hữu các lợi thế không nhỏ, bao gồm: ý thức
nắm bắt Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam mạnh mẽ và rộng khắp, điều kiện hạ
tầng công nghệ thông tin khá tốt và chi phí rẻ, Mức độ hội nhập quốc tế cao, cả về thương
9


mại - đầu tư, Chính phủ quan tâm đặc biệt tới Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0,… Tuy
nhiên, chúng ta tuyệt đối không thể lơ là trước muôn vàn khó khăn trước mắt, có thể kể
đến như: áp lực về nâng cao trình độ của người lao động, áp lực về nâng cao năng lực đổi
mới sáng tạo của đội ngũ lao động, áp lực về tăng năng suất lao động,…
2.3. Khung phân tích
Tiểu luận sử dụng mô hình nghiên cứu định tính, kết hợp rât nhiều cơ sở lý thuyết kế thừa
từ các nghiên cứu tiền nhiệm, đồng thời thu thập các số liệu cập nhật nhất nhằm đưa đến
cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống trung gian tài chính ở Việt Nam trong Cách mạng 4.0
trong thời điểm hiện tại. Do khả năng nghiên cứu và chuyên môn của từng tác giả đều có
hạn, tiểu luận xin phép chỉ dừng lại ở việc tổng hợp thông tin về bức tranh khái quát nhất
về tình hình hệ thống trung gian tài chính và đưa ra những kết luận có tính tổng quan
nhất.
2.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu
-

Số liệu liên quan đến tình hình tổng quan của từng bộ phận trong hệ thống
trung gian tài chính ở Việt Nam, tác giả sử dụng các số liệu trên trang web
Wikipedia, VnEconomy, Tạp chí Cộng sản,….

-

Các số liệu khác, tác giả tổng hợp từ: Forbes Việt Nam, Trang web chính thuwdcs
của các ngân hàng, công ty bảo hiểm,….

Phương pháp phân tích số liệu
Với mục tiêu (1): Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá một cách tổng
quan ảnh hưởng của các ứng dụng của cách mạng công nghiệp 4.0 lên hệ thống trung
gian tài chính Việt Nam.
Với mục tiêu (2): Sử dụng phương pháp tổng hợp và tìm kiếm thông tin để giới thiệu về
những xu hướng hiện tại của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong hệ thống trung gian tài
chính Việt Nam.
10


Với mục tiêu (3): Trên cơ sở phân tích mục tiêu (1), (2) và một số thông tin tổng hợp về
tình hình tổng quan bộ phận của hệ thống trung gian tài chính, kết hợp với việc tham
khảo một số nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện khả năng ứng dụng công nghiệp 4.0
vào thị trường trung gian tài chính Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong Cách mạng 4.0
3.1.1. Thực trạng hoạt động ngân hàng Việt Nam

Ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2018-2019 được các chuyên gia nhận định là
“tăng trưởng theo cách thức mới”, thận trọng hơn so với những năm trước, được thể hiện
qua những động thái cụ thể sau:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước thể hiện rõ hơn vai trò điều tiết tín dụng, can thiệp
có kiểm soát và vẫn giữ được tính thị trường.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 2018 thấp hơn so với các năm trước (khoảng trên 30% trong
những năm 2000), đạt mức 14% và khả năng cao sẽ tiếp tục duy trì ở mức 14-15% trong
năm 2019. Thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng tính đến hết ngày 31/5, dư nợ tín
dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018.
Tín dụng tăng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên như: lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%;
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng
5,04%; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng
4,11%. Lãi suất huy động, tiền gửi tăng hợp lý và tỷ giá biến động không lớn, thể hiện sự
chủ động và linh hoạt trong điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
Thứ hai, tình hình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn.
11


Việc triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu được tiến hành đồng bộ cùng với các biện pháp
kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng
và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối
tháng 3/2019, toàn hệ thống đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó xử lý
nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng. Nợ nhóm 2 của các ngân hàng có xu hướng giảm
trong năm 2018 và giảm áp lực trích lập trong năm 2019.
Thứ ba, tăng vốn điều lệ giúp củng cố năng lực tài chính của các Ngân hàng
thương mại.
Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”
đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel

II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các Ngân hàng thương mại nhà nước,
trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần. Theo đó, vốn điều lệ của
toàn hệ thống tính đến tháng 3/2019 đạt 578,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,45% so với cuối
năm 2018 và tăng 63,5% so với cuối năm 2011. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt
792,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2018 và 20,1% so với cuối năm 2017.

12


Vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng qua các năm (đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Những nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ
và hoạt động ngân hàng thời gian qua đã được các tổ chức tín dụng quốc tế ghi nhận và
đánh giá cao. Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ BB- lên BB; S&P lần đầu
tiên sau 9 năm đã điều chỉnh nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ BB- lên BB. Trong
thời gian tới, thị trường tài chính được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định, tín dụng được kiểm
soát chặt chẽ đặc biệt trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, chứng khoán, dự án
BOT, BT giao thông...) nhằm xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, hỗ trợ tốt nhất
cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong 2-3 năm trở lại đây, sự xâm nhập của công nghệ vào lĩnh vực tài chính (Fintech Công nghệ tài chính) được xem như một trào lưu “hợp thời” trước bối cảnh công nghệ

4.0 phát triển toàn cầu và sự thay đổi hành vi online của khách hàng (bao gồm hoạt động
13


mua sắm, giải trí, mạng xã hội...). Theo thống kê của Vụ Thanh toán, số lượng giao dịch
thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong quý 1/2019 đã tăng 18,45%, số lượng giao
dịch tài chính qua kênh Internet tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động
thanh toán điện tử, nhất là qua điện thoại di động cũng tăng trưởng mạnh mẽ cả về số
lượng và giá trị giao dịch (tăng tương ứng 97,75% và 232,3%). Theo số liệu khảo sát các
ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam do Vietnam Report thực hiện, 100%

ngân hàng được hỏi cho biết, họ dự định sẽ hợp tác với các công ty Fintech trong lĩnh vực
thanh toán nhằm hướng đến mục tiêu “thanh toán không tiền mặt”. Một số mô hình thành
công hiện nay như Uber, Grab, Alibaba, Amazon... đang ứng dụng công nghệ có liên kết
thanh toán với các ngân hàng.
3.1.2. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng
Khu vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam đã có phản ứng nhanh nhất so với các khu vực
khác trong việc chủ động nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ của Cách mạng
Công nghiệp 4.0 vào đổi mới cách thức quản trị ngân hàng; đổi mới quan hệ khách
hàng; hiện đại hóa cách thức thực hiện giao dịch, các kênh cung cấp, phân phối sản
phẩm; ứng dụng dữ liệu lớn; ứng dụng trí tuệ nhân tạo; ứng dụng điện toán đám mây;
công nghệ Fintech trong thanh toán...
Tăng độ phủ sóng và tiếp cận với người dùng
Tại Việt Nam, các ngân hàng bắt đầu quảng bá các kênh giao tiếp mới của mình. Điểm
danh có thể thấy TPBank với dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank, Vietcombank với
không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab và dự án chuyển đổi số quy mô lớn với tư
vấn PwC, VietinBank xây dựng Corebank thế hệ mới với hiệu suất cao, VPBank triển
khai ứng dụng ngân hàng số TIMO và YOLO, trong khi MB giới thiệu trợ lý ảo ChatBot.
Gần đây còn có OCB giới thiệu nền tảng hợp kênh (Omni - channel).
Dịch vụ thanh toán điện tử với các tiện ích đa dạng, vượt trội các dịch vụ thanh toán
truyền thống, đồng thời ngày càng trở nên phổ biến, dễ dàng tiếp cận đối với mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội đang là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức để các ngân hàng thương

14


mại nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần cung ứng dịch vụ ngân hàng ở Việt
Nam. Cơ sở nền tảng để phát triển dịch vụ thanh toán điện tử ở Việt Nam không chỉ là sự
phát triển nhanh chóng hạ tầng mạng lưới thiết bị công nghệ viễn thông mà còn là sự
củng cố và phát triển đáng kể cả về lượng và chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán trong
toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, cũng như khuôn khổ pháp lý liên quan được từng

bước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn.
Công nghệ số đang bắt đầu tạo ra những thay đổi trong ngành ngân hàng trên toàn thế
giới. Viễn cảnh mà các tổ chức tài chính hiện nay vẽ ra cho người dùng là chẳng cần đến
chi nhánh ngân hàng, giao dịch ở khắp mọi nơi dưới mọi hình thức, từ quét điện thoại
thay vì quẹt thẻ, rồi nhẫn hay đồng hồ có chức năng thanh toán.
Ngân hàng đang đầu tư rất nhiều cho sự đổi mới và sáng tạo, để khẳng định vai trò tiên
phong của VPBank trong phát triển và hỗ trợ đưa các công nghệ, dịch vụ trên nền tảng
số. Cùng với chiến lược số hóa Ngân hàng trên nền tảng truyền thống, 2 năm qua
VPBank đã đầu tư vào nền tảng ngân hàng số YOLO để tạo sự khác biệt. Ứng dụng
YOLO cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, thanh toán của ngân hàng số hiện đại cũng
như các dịch vụ tiện ích khác như giải trí, gọi xe taxi, đặt chỗ trước tại các nhà hàng hoặc
theo dõi tin tức. YOLO còn cung cấp khả năng thanh toán toàn cầu thông qua chiếc thẻ
ảo YOLO MasterCard. Điểm đáng chú ý của YOLO là nền tảng này không chỉ là dịch vụ
ngân hàng số thông thường, còn tập hợp các khả năng của công ty fintech, giải pháp ví
điện tử và các giải pháp khác trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngoài ứng dụng YOLO ngân hàng VP Bank còn phát triển một ngân hang số trước đo là
Timo. Ngân hàng số Timo không có văn phòng giao dịch, vì 100% giao dịch đều thực hiện
trực tuyến, trang bị đầy đủ tất cả tính năng quản lý tài chính phổ biến tại các ngân hàng hiện
nay, an toàn với nhiều tầng bảo mật, hỗ trợ giao dịch trong và ngoài nước cũng như các
khoản đầu tư và tiết kiệm cá nhân, cho phép người dùng dễ dàng quản lý tài chính hiệu quả,
mọi lúc mọi nơi.. Điểm hấp dẫn cạnh tranh nổi bật của dịch vụ số Timo, người dùng thẻ
Timo cũng không mất phí trong quá trình sử dụng gồm: miễn phí rút tiền tại hơn 15.700
ATM ngân hàng Việt Nam, chuyển tiền miễn phí đến tất cả ngân hàng

15


ngoài hệ thống trong khi mức phí thông thường hiện nay lên đến 11.000 VNĐ/giao dịch.
Đặc biệt, Timo hỗ trợ chuyển tiền nhanh 24/7 bằng số thẻ Debit Card (số thẻ Ghi nợ)
thông qua hệ thống Napas. Dịch vụ Ngân hàng số Timo là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp

giữa Global Online Financial Solution Company và ngân hàng VP Bank với mục tiêu
tương lai là vươn đến phục vụ tất cả người dân tại Việt Nam tại tất cả các tỉnh thành và
mở rộng sang khu vực Đông Nam Á. Tính đến giữa tháng 8-2017, Timo đã có được hơn
50.000 thành viên và lượt tải ứng dụng trên Android và iOS.
Không chỉ tại VPBank, phát triển mô hình ngân hàng số đang là mục tiêu của hầu hết
Ngân hàng thương mại. Theo đó, hàng loạt ứng dụng Ngân hàng điện tử hiện đại đã xuất
hiện, như ứng dụng MyVIB của VIB; ứng dụng My Ebank của Sacombank. VIB còn
cung cấp thêm dịch vụ chuyển tiền nhanh trên mạng xã hội. Cụ thể, khi khách hàng đang
trò chuyện trên mạng xã hội có nhu cầu chuyển tiền, chỉ cần bấm chọn thay đổi bàn phím
để chuyển sang chế độ MyVIB Keyboard, thay vì phải thoát khỏi màn hình để đăng nhập
vào MyVIB. Trong khi đó, BIDV cũng đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm Smart
Banking với nhiều tính năng tiện ích, đồng thời vừa ra mắt Ngân hàng điện tử trên nền
tảng giao dịch đa kênh (Web, thiết bị di động) dành cho khách hàng tổ chức mang tên
iBank. Một hình thức khác là xây dựng không gian trải nghiệm Ngân hàng số như BIDV
E-Zone, Vietcombank Digital trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại để người dùng trải
nghiệm các giao dịch Ngân hàng. Còn OCB áp dụng nền tảng OMNI Channel (hợp
kênh) trở thành Ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam, tiến tới thực hiện chiến lược
Ngân hàng số trên cơ sở chuyển đổi toàn diện mô hình, từ sản phẩm đến tư duy kinh
doanh trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Riêng TPBank nổi bật với Ngân hàng tự động đầu tiên (Live Bank) xác thực khách hàng
bằng kênh điện tử (eKYC), cho phép mở tài khoản, phát hành thẻ cho khách hàng bất kỳ
lúc nào, nhận thẻ ngay không cần có mặt trực tiếp giao dịch viên… So với các điểm giao
dịch truyền thống, lợi thế của LiveBank là hoạt động 24/7, ngoài ra, vì giao dịch với máy
móc nên việc nộp tiền, rút tiền, mở tài khoản... thậm chí còn nhanh hơn so với giao dịch
tại quầy. Hiện nay TPBank đã đầu tư khoảng 90 TPBank LiveBank, theo kế hoạch đến
16


năm 2020 con số này sẽ lên khoảng 400, tương đương với số lượng điểm giao dịch của
các ngân hàng tư nhân dẫn đầu về mạng lưới như Sacombank, ACB, Eximbank. Live

Bank với không gian giao dịch rộng rãi, an toàn, hiện đại có thể phục vụ khách hàng thực
hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng cơ bản như: dịch vụ nộp tiền mặt, đăng ký tài khoản
thanh toán, tài khoản ebank, khoản vay, mở thẻ ghi nợ, gửi tiền có kỳ hạn, đồng thời có
thể mở rộng thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác tích hợp với Ngân hàng điện tử eBank
(chuyển khoản, thanh toán dịch vụ, truy vấn…) trong tương lai. Điểm đặc biệt của mô
hình TPBank LiveBank là sự tích hợp các tính năng giao dịch ngân hàng cơ bản kết hợp
với ứng dụng công nghệ tương tác qua Video với giao dịch viên hỗ trợ tư vấn trực tuyến
từ xa cho khách hàng một cách thân thiện và kịp thời, điều mà những chiếc ATM thế hệ
cũ không làm được… Đây được xem là bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân
hàng trên thế giới giúp khách hàng chủ động mọi giao dịch trong cuộc sống và tiết kiệm
thời gian. Tại LiveBank, khách hàng mở tài khoản chỉ cần lấy dấu vân tay với công nghệ
sinh trắc học Biometrics giúp tăng cường tính bảo mật; các quy trình vận hành hoàn toàn
tự động cùng công nghệ OCR tự động chuyển hình ảnh từ các bản scan thành chữ trên
các đơn đăng ký giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn hẳn giao dịch tại quầy…
Số lượng giao dịch năm 2018 thông qua Internet là 255 triệu lượt, tương ứng với giá trị
16 triệu tỷ đồng, tăng 19,5% so với 2017. Giá trị giao dịch thông qua điện thoại là 1,86
triệu tỷ đồng, tăng 169%. Việt Nam có nền tảng cho phát triển ngân hàng số như cả nước
có 18.500 ATM, 270.000 POS, 41 ngân hàng triển khai mobile banking… Không chỉ các
dự án lớn của những Ngân hàng lớn, gần đây các Ngân hàng nhỏ cũng tập trung đầu tư
công nghệ số, như NCB, BaoVietbank, VietCapitalBank, VietABank… thông qua việc
nâng cấp hệ thống Core Banking, đổi mới công nghệ quản lý quy trình hoạt động, lưu trữ
và truy xuất lịch sử của khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính, phát triển ngân hang số.
Theo các chuyên gia, nếu chiếu theo các hình thái Ngân hàng số so với chuẩn chung của
các Ngân hàng trên thế giới, có thể thấy các Ngân hàng tại Việt Nam khởi đầu với những
bước đi thận trọng. Dù vậy, với những bước đi đầu nhưng các Ngân hàng thương mại
đang cho thấy sự chuyển đổi mô hình rất rõ nét.
17


Cải thiện bộ máy vận hành

Có thể nhận thấy một thực trạng chung là các ngân hàng Việt Nam đang tăng cường đầu
tư vào công nghệ để tham gia vào quá trình số hóa ngân hàng. Mặc dù nhìn có vẻ đơn
giản, nhưng khái niệm số hóa ngân hàng ở đây ý chỉ rằng số hóa không chỉ các dịch vụ
bên ngoài hay cách tương tác trực tiếp với khách hàng, mà còn là mô hình quản trị, quy
trình xử lý nội bộ. Cuộc cách mạng công nghệ số đã phần nào phá vỡ quy trình hoạt động
truyền thống trong lĩnh vực tài chính mà những gì chúng ta có cơ hội chứng kiến chỉ là
sự bắt đầu. Điện toán đám mây, công nghệ lữu trữ dữ liệu lớn (Big Data), phân tích và xử
lý số liệu với một tốc độ nhanh chóng (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật
(IoT) chỉ là một trong vô vàn chuỗi công nghệ mới, có tiềm năng tạo ra một cuộc cách
mạng lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Nhắc đến Big Data hay Dữ liệu lớn là nhắc tới tập hợp dữ liệu với kích thước vượt xa khả
năng của các công cụ phần mềm thông thường để thu thập, hiển thị, quản lý và xử lý dữ liệu
trong một thời gian có thể chấp nhận được. Dữ liệu lớn yêu cầu một tập các kỹ thuật và công
nghệ được tích hợp theo hình thức mới để khai phá từ tập dữ liệu đa dạng, phức tạp, và có
quy mô lớn. Việc quản lý dữ liệu trong ngân hàng có vai trò quan trọng nhất vì dữ liệu chiếm
tỷ lệ lớn (70%) trong hoạt động của ngân hàng. Từ những năm trước đó, Vietcombank thành
lập Nhóm định lượng chuyên phân tích dữ liệu phục vụ hoạt động kinh doanh như: DN có
đang cung cấp đúng những dịch vụ mà khách hàng mong muốn; khách hàng có hài lòng về
trải nghiệm khi mua dịch vụ của DN… Gần đây, Vietcombank cũng thuê tổ chức tư vấn lớn
nhất thế giới hướng dẫn về mô hình chấm điểm khách hàng, thực hiện các bước phân tích dữ
liệu, quy trình phân tích dữ liệu một cách chuyên nghiệp. Không chỉ Vietcombank quan tâm
đến sử dụng Big data phục vụ hoạt động kinh doanh mà nhiều ngân hàng Việt Nam, nhất là
các ngân hàng lớn đang rất quan tâm đến vấn đề này. Điển hình là MB hợp tác với Infosys,
Amigo triển khai dự án kho dữ liệu tập trung và công cụ báo cáo quản trị (Data Warehouse)
giúp ngân hàng nâng cao hoạt động quản lý, giám sát và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Hệ thống quản trị Data Warehouse sẽ cung cấp đủ lượng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ
cho các mô hình phân tích, dự báo

18



như: điều hành hoạt động kinh doanh, cảnh báo rủi ro, tăng năng suất tối ưu hóa
nguồn lực, cảnh báo rủi ro, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng…
Việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng cần đáp ứng được các yếu tố về điểm số tín
dụng, chuẩn bị dữ liệu, kỹ thuật mô hình chấm điểm tín dụng. Điểm tín dụng được sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính như một cách để kiểm soát rủi ro cho vay. Dữ liệu
di động được xem là nguồn thông tin rất đáng tin cậy cho điểm số tài chính, tận dụng
thông tin khổng lồ mà hầu hết mọi người trên thế giới đều sử dụng. Do đó các phương
pháp phân tích dữ liệu lớn sử dụng dữ liệu điện thoại di động là rất hữu ích, mang lại giá
trị và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Thời đại của ngân hàng số lên ngôi, yêu cầu đặt
ra là đầu tư hệ thống đa kênh liên kết các phần mềm dịch vụ và áp dụng các tiến bộ công
nghệ về lữu trữ và phân tích dữ liệu lớn để phân tích đầy đủ hành vi và dự đoán trước nhu
cầu của khách hàng. Từ đó cung cấp dịch vụ phù hợp cho khách hàng, các dịch vụ này
bao gồm toàn bộ các sản phẩm ngân hàng truyền thống và những dịch vụ phái sinh mới.
Điển hình là đầu tháng 11/2018, hai Fintech là GoBear và CredoLab đã phối hợp phát
triển ứng dụng di động Easy Apply. Ứng dụng thông minh này được phát triển dựa trên
những thuật toán trí tuệ nhân tạo, có khả năng phân tích hàng chục ngàn điểm dữ liệu trên
điện thoại thông minh của người dùng và những thông tin này thành điểm tín dụng cá
nhân để các Ngân hàng thương mại và các công ty tài chính xem xét cấp thẻ tín dụng, cho
vay tín chấp hoặc tham gia các sản phẩm bảo hiểm. Sự nhập cuộc của các Fintech trong
lĩnh vực thu thập và phân tích thông tin tín dụng khách hàng cho thấy làn sóng áp dụng
các công nghệ số hóa vào hoạt động chấm điểm tín dụng đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ. Theo đó, trong vòng 1-2 năm gần đây hàng loạt các đơn vị như VPBank, TPBank,
VietinBank, VietCredit, Credit Score… cũng đã chủ động đầu tư công nghệ cho hệ thống
thu thập, chấm diểm tín dụng.
Nhắc tới Big Data thì không thể nào bỏ qua Công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo AI. Trong
những năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của các xu hướng phát triển công
nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), Chatbot và Trợ lý ảo. Đi kèm theo đó là những tranh cãi, thảo
luận trong giới công nghệ, chuyên gia và các nhà phát triển về các nhầm lẫn giữa hai


19


sản phẩm Chatbot và Trợ lý ảo (VA). Một cách cơ bản, Chatbot và VA đều được xây
dựng, ứng dụng công nghệ AI và Học máy, xử lý các yêu cầu cơ bản của con người qua
khả năng tiếp nhận, phân tích và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Từ năm 2016 đến năm 2017,
các sản phẩm Chatbot được ứng dụng phổ biến và mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt là lĩnh vực tài chính ngân hang. Là một trong số những ngân hàng tiên phong,
TPBank đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng số
với trợ lý ảo có tên gọi T'Aio trên Facebook Messenger bắt đầu từ tháng đầu tháng
7/2017. Theo đó, trợ lý ảo có tên T'Aio có thể tương tác với hơn 1,5 triệu khách hàng của
TPBank. Tốc độ phản hồi của T'Aio khi nhận được đề nghị giao tiếp thông tin từ khách
hàng chưa tới 5 giây, hoạt động 24/7 và liên tục học hỏi, hoàn thiện qua những lần hỗ trợ
khách hàng để dần trở nên thông minh hơn nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI artificial intelligence). T'Aio hiện có thể đáp ứng các câu hỏi liên quan đến tài khoản
thanh toán, tiết kiệm, sản phẩm vay, sản phẩm thẻ, eBank, LiveBank cũng như hướng dẫn
khách hàng thực hiện một số chức năng như: báo khóa thẻ, mở thẻ, mở tài khoản, đăng
ký khoản vay…
Cùng với xu hướng phát triển về Big Data, AI và IoT, việc đảm bảo an toàn thông tin,
bảo vệ thông tin cá nhân của Blockchain đang được nhiều người quan tâm. Blockchain
tạo nên cơn sóng không thua kém AI, là tiền đề cho công nghệ 4.0. Các ông lớn của
ngành công nghệ đang cạnh tranh nhau chạy theo công nghệ này. Blockchain là một công
nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức
tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt
chẽ. Nó còn tồn tại rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi
“dấu hiệu của niềm tin”. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ
sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống
bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ
thống blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và
giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động. Điều thú vị khác của công nghệ blockchain là nó
cung cấp cho chúng ta lựa chọn an toàn, nhanh chóng với chi phí thấp.

20


Tại Việt Nam, tháng 7/2018, NAPAS đã phối hợp cùng ba ngân hàng VietinBank, VIB
và TPBank, thực hiện thử nghiệm thành công giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng
Blockchain sau bốn tuần triển khai…. Điều này cho thấy, công nghệ Blockchain đang
thực sự mở ra một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nó có tác động
to lớn đến quy trình xác nhận giao dịch, quản lý tiền mặt, tối ưu hóa tài sản cũng như các
quy trình kinh doanh khác. Công nghệ blockchain sẽ giúp giảm thiểu thời gian từ lúc
đăng ký tới lúc hoàn thành giao dịch hoặc giảm thời gian cho các giao dịch liên ngân
hàng, chuyển khoản quốc tế hoặc xác nhận thông tin cá nhân. Công nghệ này đã, đang
và sẽ tiếp tục được áp dụng thành công ở nhiều ngân hàng và các lĩnh vực khác trong
cuộc sống.
3.2. Các loại hình trung gian phi ngân hàng
Phân loại


Các trung gian đầu tư: Đặc trưng của loại này là huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư
vào một số lĩnh vực. Các quỹ đầu tư bao gồm 2 loại hình cơ bản: Công ty tài chính và các
quỹ đầu tư. VD: Công ty tài chính, quỹ đầu tư



Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Thuộc loại hình này có các Công ty Bảo hiểm và
các quỹ trợ cấp. Tại đây, tài sản nợ của tổ chức được hình thành từ các hợp đồng, bằng
cách nhận được các khoản nộp theo định kỳ và có trách nhiệm chi trả khi có sự kiện nảy
sinh. Sự chênh lệch thời gian thu và chi tạo cơ hội cho các tổ chức này sử dụng vốn nhàn
rỗi để đầu tư. VD: Công ty bảo hiểm, Quỹ trợ cấp




Các trung gian tài chính phi ngân hàng khác: Công ty môi giới & kinh doanh chứng
khoán, Sở giao dịch chứng khoán.
Để kiểm soát chất lượng nội dung cũng như độ dài của tiểu luận, trong phạm vi tiểu luận
này, chúng em xin phép chỉ đề cập đến tình hình tổng quan và ứng dụng công nghệ của 3
đại diện Trung gian tài chính phi tài chính tiêu biểu trên, bao gồm: các công ty tài chính,
công ty bảo hiểm và các công ty chứng khoán.

21


3.2.1. Thực trạng hoạt động trung gian tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam
Công ty tài chính
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2018 hệ thống có 16 công ty tài chính
hoạt động, trong đó có 6 đơn vị là thành viên của các ngân hàng lớn trong nước như
FCCOM của Ngân hàng Hàng Hải (MSB), FE Credit của VPBank, HD Saison của
HDBank, SHB Finance của SHB, MCredit của MB, tài chính bưu điện của SeABank.
Theo một báo cáo về thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam của FiinGroup mới đây,
năm 2018, dư nợ tài chính tiêu dùng chiếm 19,7% tổng dư nợ tín dụng quốc gia, tăng 3
điểm % so với năm 2017. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng năm qua đã hạ
nhiệt, chỉ đạt mức 30,4% so với bình quân 59% của 5 năm gần đây.

Năm 2018, mặc dù FE Credit vẫn là công ty có thị phần lớn nhất với 47,3%, tuy vậy tỷ lệ
này đã giảm so với năm 2017 (48,9%). Không chỉ FE Credit, 3 ông lớn trong ngành này
là Home Credit, HD Saison và Prudential Finance cũng gặp phải tình trạng tương tự khi
miếng bánh thị phần năm 2018 đã nhỏ hơn năm 2017. Ngược lại với nhóm này là sự trỗi
dậy của các công ty nhỏ hơn như Toyota Financial Services, JACCS, Mirae Asset và
MCredit. Đặc biệt, sự xuất hiện của MCredit được các nhà phân tích đánh giá là "có một
màn trình diễn ấn tượng" khi nhanh chóng chiếm hơn 5% thị phần chỉ vào năm thứ 2 sau
22



khi ra mắt nhờ tập trung vào các khoản vay tiền mặt, theo sau đó là SHB Finance và Easy
Credit. Đến 2018, thị trường đã chứng kiến 16 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động và
được cấp phép. MCredit là liên doanh tài chính tiêu dùng giữa MBB và Ngân hàng
Shinsei (Nhật Bản) ra mắt vào cuối năm 2016. Năm 2018, dư nợ mảng này tăng hơn 4 lần
so với 2017, đạt 5,430 tỷ VND. Dự định của MBB trong năm 2018 là tăng gấp đôi dư nợ
mảng này, tuy nhiên vẫn là một mức thấp so với tổng dư nợ (<5%) cũng như so với quy
mô của các công ty tài chính tiêu dùng khác như FE Credit hay HD Saigon.
Công ty bảo hiểm
Theo báo cáo của Cục Quản lý, giảm sát bảo hiểm cho biết, năm 2018, thị trường bảo hiểm
tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn
thiện, các doanh nghiệp bảo hiểm cơ bản đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh
tranh, tăng trưởng và phát triển hiệu quả. Đến hết năm 2018, thị trường bảo hiểm hiện có 64
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 môi giới bảo hiểm.
Cùng với đó cũng có 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Cũng
trong năm 2018, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 394.192 tỷ đồng, tăng 25%
so với năm 2017. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 82.903 tỷ đồng,
các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 311.289 tỷ đồng. Đầu tư trở lại nền kinh tế của
ngành bảo hiểm ước đạt 321.165 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2017, trong đó các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 42.648 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
ước đạt 278.517 tỷ đồng. Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2018 ước đạt 160.444 tỷ đồng,
tương đương 2,9% GDP, tăng 21% so với năm 2017. Trong đó, tổng doanh thu phí toàn thị
trường ước đạt 132.947 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực
bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 46.713 tỷ đồng; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 86.234 tỷ
đồng. Doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt 27.497 tỷ đồng. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước
đạt 38.524 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi

23



nhân thọ ước đạt 19.874 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 18.650 tỷ
đồng.
Về định hướng phát triển và mục tiêu tăng trưởng trong năm 2019, Cục Quản lý bảo hiểm
cho biết sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Cùng với đó, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của
thị trường, dự kiến mức tăng trưởng 20%, tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả
của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân;
góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Thị trường chứng khoán
Theo Bộ Tài chính, đến nay số lượng Công ty Chứng khoán hoạt động bình thường là 79
công ty. Trong đó, 10 Công ty Chứng khoán lớn dẫn đầu thị trường chiếm tới hơn 70%
toàn bộ thị phần của 3 sàn giao dịch, trong khi đó số lượng Công ty Chứng khoán còn lại
phải cạnh tranh để dành lấy số thị phần gần 30% còn lại.

Dù xét về giá trị, tổng thị phần của 10 Công ty Chứng khoán dẫn đầu trên HOSE năm 2018
vẫn tương đương với năm 2017 với hơn 70,47% và thứ tự Top 5 cũng hầu như không thay
đổi, lần lượt là SSI, HCM, VCI, VND và MBS, nhưng sự phân hóa diễn ra rõ nét. Cụ thể,
nếu như năm 2014, thị phần của đơn vị dẫn đầu là SSI (12,53%) gấp 3,5 lần đơn vị đứng
cuối cùng là Công ty Chứng khoán Vietcombank - VCBS (3,57%), thì đến năm 2018, mức
chênh lệch giữa Công ty Chứng khoán dẫn đầu và vị trí cuối cùng tăng lên 6,6 lần. Tổng

24


thị phần của 3 Công ty Chứng khoán dẫn đầu chiếm đến 40,89%, cao hơn tổng của 7
Công ty Chứng khoán còn lại. Thực tế, sự phân hóa này không quá bất ngờ, bởi giá trị
giao dịch thỏa thuận trong những năm gần đây ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá trị giao dịch, nhất là sự xuất hiện của nhiều “deal” lớn liên quan đến hoạt động IPO,

thoái vốn trực tiếp qua sàn như câu chuyện của Vinhomes (VHM), Techcombank (TCB),
Yeah1 (YEG) hay Masan (MSN) trong năm 2018 là ví dụ. Chỉ cần một thương vụ lớn đã
đủ để thị phần tăng trưởng vượt bậc.
3.2.2. Ứng dụng công nghệ trong các trung gian tài chính phi ngân hàng
Ứng dụng công nghệ với Công ty tài chính
Với những công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay, một trong những xu hướng chính
trong việc đầu tư phát triển kênh tương tác trực tuyến với khách hàng như website,
app… đồng thời ứng dụng các công nghệ quản lý, tối đa hóa quy trình xử lý dữ liệu hiệu
quả như Big Data, AI…
FE CREDIT hiện là công ty duy trì vị trí tiên phong trong ngành tài chính tiêu dùng bằng
cách không ngừng đầu tư vào nền tảng công nghệ số nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng
và quy trình cho vay. Chỉ với thao tác đơn giản, người dùng đã có thể ngay lập tức trò
chuyện trực tuyến với nhân viên chăm sóc khách hàng khi có nhu cầu. Hiện FE CREDIT
đã sử dụng Big data, số hóa dữ liệu, vào các quy trình nghiệp vụ cho vay. Thậm chí, tới
đây FE CREDIT sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhận diện ký tự thông minh và từ kho
dữ liệu sinh trắc học được tối ưu hóa. Công ty hiện đang đưa vào thử nghiệm công nghệ
nhận diện khuôn mặt và kiểm tra chất lượng hình ảnh, giúp nhận dạng khách hàng một
cách nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian và nhân lực. Công ty đã không ngừng
nghiên cứu và chọn ra những giải pháp công nghệ phù hợp nhất để đào sâu tính hiệu quả
giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên cũng
như giúp cắt giảm chi phí vận hành.

25


Ứng dụng Home Credit Vietnam là ứng dụng di động giúp khách hàng Home Credit quản lý
các khoản vay tiêu dùng và tiền mặt. Chính thức ra mắt mới từ tháng 03/2017, đến cuối 2017
ứng dụng này đã đạt hơn 1,5 triệu lượt tải về trên hai hệ điều hành iOS và Android. Hiện tại,
trung bình mỗi ngày có hơn 40.000 khách hàng sử dụng thường xuyên và hơn


5.500 lượt cài đặt mới. Ứng dụng giúp khách hàng định vị địa điểm vay gần nhất, so sách
các khoản vay tiêu dùng và tiền mặt, dễ dàng quản lý khoản vay trả góp và nhận các ưu
đãi mới, ký hợp đồng trực tuyến ngay trên ứng dụng, định vị điểm thanh toán và giải
ngân gần nhất, nhận thông báo nhắc lịch thanh toán tiện lợi, gửi phản hồi tới trung tâm
hỗ trợ khách hàng… và nhiều tiện ích khác.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bảo hiểm
Nghiên cứu của Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) cho thấy, ngành công
nghiệp bảo hiểm toàn cầu đứng thứ hai về rủi ro bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các biến đổi
về công nghệ, sau ngành truyền thông và giải trí. Và thực tế thời gian qua cho thấy, đây
cũng là lĩnh vực có những biến đổi nhanh nhất trước tác động của công nghệ, bắt đầu từ
việc Insurtech (các công ty sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm) ngày
càng phô diễn sức mạnh, trong khi các hãng bảo hiểm lớn phải thay đổi, đẩy mạnh đầu tư
vào công nghệ đã thích ứng với thời cuộc.
Cùng với xu thế chung của thế giới, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có những chuyển biến
hết sức tích cực về công nghệ. Trên quy mô toàn thị trường, IAV nhận xét, năm 2018, các
doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết tốt quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng và được
khách hàng tin cậy. Về chi trả quyền lợi bảo hiểm, toàn thị trường ước chi 36.000 tỷ
đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chi 17.000 tỷ đồng và doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ chi 18.000 tỷ đồng. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2018, tổng
doanh thu và doanh thu phí bảo hiểm đều tăng so với cùng kỳ năm trước khi áp dụng
công nghệ 4.0 vào việc kinh doanh.


82,4% doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng chiến lược phát triển internet di động
26


×