Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận lý thuyết tài chính thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.1 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO, gia nhập vào thị trường quốc tế
ngày càng có nhiều khó khăn và thách thức đối với các tổ chức doanh nghiệp
ở Việt Nam, những cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế thế giới. Chính
lúc này, sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một công cụ tài chính nhằm phòng
chống, giảm thiểu được những rủi ro, những biến động của thị trường ngày
càng lớn. Yêu cầu này tăng cũng đồng nghĩa cần phải hình hành thị trường
chứng khoán phái sinh để có thể đáp ứng được nhu cầu trên. Các công cụ
chứng khoán phái sinh phát triển không những có ý nghĩa trong việc phòng
ngừa và giảm thiểu rủi ro. Mà nó cũng là cơ sở nền tảng cho sự phát triển của
thị trường chứng khoán nói riêng và các hoạt động tài chính nói chung.
Với đề tài nghiên cứu: “Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở
Việt Nam” tôi sẽ cung cấp những lý thuyết cơ bản nhất về thị trường chứng
khoán phái sinh; để người đọc có thể hiểu về những công cụ đó, biết cách áp
dụng các công cụ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. Phân tích và đánh
giá thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, tìm ra các hạn
chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong thị
trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Những điều kiện cần thiết cho thị
trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Đề xuất một lộ trình những bước
đi cho thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong gia đoán sau, đưa ra


những giải pháp và kiến nghị để phát triển thị trường phái sinh trong thời gian
này, sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT VỀ CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
1.1 Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh (CKPS) là những tài sản tài chính mà giá trị của
nó phụ thuộc vào giá trị hoặc mức độ sinh lời của một tài sản khác được gọi là


tài sản cơ sở. CKPS được thể hiện dưới dạng hợp đồng hay thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia
hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở trong tương
lai theo các điều kiện đã thỏa thuận trước.
Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa hữu hình như thực phẩm, nông sản, kim
loại.... hoặc tài sản tài chính thông dụng như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tỷ
giá, ngoại tệ, chỉ số chứng khoán… Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản:
* Hợp đồng kỳ hạn (Forwards):
Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác
nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một
mức giá đã được xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai được ấn
định trên hợp đồng.
Hợp đồng kỳ hạn cho phép các nhà đầu tư thanh toán và thỏa thuận trực
tiếp các điều khoản trong hợp đồng nên có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của các
nhà đầu tư nhưng lại khó chuyển nhượng lại cho bên thứ ba. Các bên tham gia


hợp đồng còn có thể phải chịu rủi ro tín dụng của nhau nếu một bên mất khả
năng thanh toán. Hơn nữa thường không có cơ quan quản lý và cơ chế quy
định việc đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng nên các nhà đầu
tư có thể đứng trước nguy cơ đối tác không thực hiện đúng hợp đồng.
* Hợp đồng tương lai (Futures):
Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác
nhận cam kết giữa các bên để thực hiện mua (bán) một số lượng tài sản cơ sở
nhất định theo một mức giá đã được xác định, tại một thời điểm xác định
trong tương lai được ấn định trong hợp đồng.
Hợp đồng tương lai được xem như là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa
vì các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng được tạo ra và chuẩn hóa bởi Sở
giao dịch chứng khoán (SGDCK) nên hợp đồng tương lai có tính thanh khoản
cao, tuy nhiên các bên tham gia không có quyền thương lượng về điều khoản

và điều kiện chuẩn của hợp đồng, người mua và người bán chỉ có quyền thỏa
thuận giá cả hoặc hợp đồng thông qua SGDCK nên không thể đáp ứng linh
hoạt yêu cầu cụ thể của các nhà đầu tư. SGDCK là cơ quan đứng ra xây dựng,
niêm yết chứng khoán đồng thời đóng vai trò trung gian thanh toán, quản lý
nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư nên rủi ro tín dụng của hợp đồng tương lai
thấp, đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả các nhà đầu tư.
* Hợp đồng quyền chọn (Options):


Hợp đồng quyền chọn là chứng khoán phái sinh xác nhận quyền của
người mua và nghĩa vụ của người bán đối với các giao dịch mua hoặc bán một
số lượng tài sản cơ sở hoặc hợp đồng tương lai nhất định theo một mức giá
xác đinh trước tại thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận hợp đồng. Người
mua hợp đồng quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền
mua hoặc bán tài sản cơ sở của mình. Có 2 kiểu hợp đồng quyền chọn:
- Hợp đồng kiểu Mỹ (American style): người mua hợp đồng quyền chọn
có quyền thực hiện HĐ vào bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
- Hợp đồng kiểu Châu Âu (European style): người mua hợp đồng quyền
chọn chỉ được thực hiện hợp đồng vào thời điểm hợp đồng hết hạn.
* Hợp đồng hoán đổi (Swaps):
Hợp đồng hoán đổi là chứng khoán phái sinh trong đó hai bên cam kết
hoán đổi dòng tiền của công cụ tài chính một bên với dòng tiền công cụ tài
chính bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.
* Đặc điểm của CKPS:
Thứ nhất, giá trị của CKPS thay đổi theo sự thay đổi về giá của tài sản
cơ sở.
Thứ hai, CKPS không yêu cầu đầu tư ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư ban
đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác.



Thứ ba, việc mua/bán CKPS được thanh toán vào một ngày trong tương
lai được quy định trong hợp đồng phái sinh. Việc thanh toán này có thể được
thực hiện hoặc bằng vật chất (Physical Delivery) hoặc bằng tiền (Cash
Settlement).
1.2 Thị trường chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) là nơi diễn ra hoạt động
mua bán và giao dịch các CKPS, là nơi xác lập giá trị của tài sản trao đổi dựa
trên quan hệ cung - cầu thị trường.
Căn cứ theo hình thức tổ chức TTCKSP được phân loại thành:
- Thị trường tập trung (SGDCK): là thị trường mua đi bán lại liên tục các
CKPS được niêm yết bởi SGDCK (Giao dịch hợp đồng tương lai, hợp đồng
quyền chọn)
- Thị trường phi tập trung (OTC): là thị trường giáo dịch các CKPS
không được niêm yết trên SGDCK (Giao dịch Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
quyền chọn và hợp đồng hoán đổi).
* Thành viên của thị trường chứng khoán phái sinh:
- Người đầu tư: họ sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại
bỏ rủi ro do họ luôn phải đối mặt với những rủi ro do biến động giá cả của các
sản phẩm chính.


- Người đầu cơ: với tâm lý muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả
của sản phẩm chỉnh nên họ sử dụng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt.
- Người cơ lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro): bằng cách sử
dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất
hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá.
1.3 Vai trò của Chứng khoán phái sinh và Thị trường chứng khoán
phái sinh
CKPS và TTCKPS có vai trò lớn giúp hoàn thiện và phát triển thị trường
tài chính, tăng sức hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư trong và

ngoài nước.
Thứ nhất, việc ra đời CKPS làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường
chứng khoán, giúp cho các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn và cơ hội đầu
tư, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá
tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ hai, CKPS giúp giá của tài sản cơ sở được xác định hợp lý hơn
thông qua cơ chế tác động giá giữa thị trường phái sinh và thị trường cơ.
Thứ ba, CKPS và TTCKPS là giải pháp hiệu quả thay thế các giao dịch
thị trường tiền mặt và góp phần tăng khả năng huy động, phân bổ nguồn lực,
nguồn vốn; tăng tính thanh khoản cho thị trường.


Thứ tư, tạo ra công cụ phòng ngừa và quản lý rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá,
rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ tín dụng và rủi ro giá chứng khoán… khi có biến
động giá của tài sản cơ sở.
Thứ năm, các sản phẩm chứng khoán phái sinh đem lại một số lợi ích
riêng biệt nổi bật đối với các định chế tài chính như: tăng thu dịch vụ; đáp
ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chuyên biệt, thiết kế theo nhu
cầu khách hàng; đa dạng hóa khách hàng; tăng năng lực cạnh tranh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát về thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
- Lịch sử của thị trường chứng khoán phái sinh được bắt đầu từ thị
trường nông phẩm - sản phẩm thiết yếu của con người. Những năm “mưa
thuận gió hòa”, nông phẩm dồi dào, sử dụng dư thừa; những năm thời tiết
khắc nghiệt, nông phẩm trở nên khan hiếm, đắt đỏ. Trong từng năm, cũng có
những nghịch lý giữa các kỳ giáp hạt và sau mùa vụ thu hoạch. Vì thế, từ thế
kỷ thứ XI - XII, tại châu Âu và Nhật Bản, trên thị trường nông phẩm, bên
cạnh các giao dịch “tiền trao cháo múc”, các nhà buôn và các nông gia đã
thực hiện mua bán kỳ hạn, bằng các cam kết tay đôi, mua bán trước, giao

nhận hàng sau, theo các kỳ hạn xác định nhằm giảm thiểu rủi ro về giá cho
người sản xuất và tiêu thụ, qua đó điều tiết sản xuất. Việt Nam tuy là một nền


kinh tế nhỏ, nhưng đã là một nước xuất khẩu lớn, nông phẩm xuất khẩu được
đánh giá là mặt hàng tiềm năng.
- Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam bắt đầu ra đời
20/07/2000 được đánh dấu bởi sự kiện đưa trung tâm giao dịch chứng khoán
tại thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động từ đó đến nay thị trường chứng
khoán (TTCK) Việt Nam kỷ niệm hơn 20 năm thành lập. Dù đã có nhiều năm
phát triển nhưng để sản phẩm chứng khoán phai sinh phù hợp với thị trường
chứng khoán Việt Nam là không hề đơn giản.
- Thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam vấn còn rất non trẻ chưa
có các công cụ đầu tư đa dạng và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
- Ngân hàng thương mại tiên phong trong thị trường này tại Việt Nam là
BIDV. Bắt đầu kinh doanh sản phẩn phái sinh từ năm 2003, BIDV phát triển
công cụ phái sinh có gốc từ tỷ giá, dưới dạng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng
hoán đổi là chủ yếu. Năm 2002, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM
(nay là Sở giao dịch) hợp tác với một tổ chức tài chính Hoa Kỳ tổ chức Sàn
giao dịch kỳ hạn hạt điều. Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk cho ra đời Trung
tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và Ngân hàng TMCP Techcombank
cung cấp dịch vụ môi giới giao dịch mua bán cà phê trên các thị trường cà phê
quốc tế. Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Thương mại, trong đó có quy
định giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Năm 2006, Chính phủ
ban hành Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn hoạt động mua bán hàng


hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Năm 2010, Công ty TNHH Triệu Phong cho
ra đời Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giao dịch quyền lựa chọn về cà phê,
cao su và sắt thép. Năm 2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bắt đầu xây

dựng đề án và tổ chức nhiều cuộc hội thảo về TTCKPS. Tuy nhiên, cho đến
nay, các hoạt động kể trên vẫn chưa có kết quả cụ thể: Sàn giao dịch hạt điều
không có phiên giao dịch thứ hai; Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
hiện vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu; Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã
phải đóng cửa sàn giao dịch sau gần ba năm khai trương hoạt động; giao dịch
mua bán cà phê qua Techcombank có kết quả rất hạn chế, bởi trong hoạt động
này, Techcombank chỉ là một tổ chức môi giới của một tổ chức môi giới ở
nước ngoài.
- Cho đến nay, đã 3 công cụ phái sinh chính, bao gồm: phái sinh tiền tệ,
lãi suất, hàng hóa và một công cụ mới.
- Hầu hết các sản phẩm phái sinh được giao dịch trên thị trường phi tập
trung (OTC), do chưa có một thị trường giao dịch tập trung. Hiện nay các tổ
chức tín dụng cung cấp và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu tự tìm đến
với nhau. Những hình thức và sản phẩm còn rất manh nha, chưa đồng bộ nên
đã có những tác động tiêu cực tới thị trường chung , giao dịch vẫn đơn điệu,
phổ biến chỉ là cổ phiếu phổ thông và một ít chứng chỉ quỹ đầu tư. Hàng triệu
người đầu tư Việt Nam đã và đang đầu tư “chay”, đến nay vẫn chưa có công
cụ bảo hiểm. Nhiều chuyên gia tài chính trong và ngoài nước đồng nhất quan


điểm đã đến lúc thị trường chứng khoánViệt Nam nên xem xét đưa vào vận
hành các sản phẩm mới có hiệu ứng đòn bẩy cao. Đối tượng tham gia chủ yếu
là Ngân hàng thương mại nước ngoài và nội địa lớn, các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước hoat động kinh doanh
chứng khoán phái sinh dường như rất hạn chế, thâm chí không hề tham gia.
- Chứng khoán không phải là lĩnh vực đầu tiên xây dựng sản phẩm phái
sinh ở Việt Nam. Minh chứng là từ cuối năm 2006, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 158/2006/NĐ- CP thiết lập thị trường phái sinh hàng hóa tập
trung.
- Ở Việt Nam hiên nay chưa có một thông tư nghị định riêng nào được

xây dựng cho thị trường chứng khoán phái sinh Những công cụ cơ sở cho các
CKPS tài chính : Hiện tại Việt Nam chưa có các giao dịch phái sinh tài chính
mà công cụ cơ sở là hàng hóa trên thị trường chứng khoán, nhưng trên thực
tế, các giao dịch phái sinh tài chính thực hiện từ vài năm gần đây trên thị
trường Ngân hàng và kim loại quý.
- Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã đưa ra lộ trình xây
dựng Nghị định về chứng khoán phái sinh trình Chính phủ vào cuối năm
2013. Quá trình chuẩn bị và các văn bản thông tư hướng dẫn chi tiết để vận
hành sẽ đưa ra vào đầu năm 2014. Dự kiến, năm 2015-2016 các sản phẩm có
thể đưa vào triển khai thực hiện.
2.2 Nguyên nhân


Thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam chưa phất triển và còn
non kém do:
- Từ cuối năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2006/NĐCP thiết lập thị trường phái sinh hàng hóa tập trung và đã giao cho Bộ Công
thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện. Nhưng rất tiếc,
cho đến nay, cơ quan quản lý thị trường phái sinh hàng hóa, có vai trò giống
như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn chưa được thành lập nên hoạt động
của thị trường này chưa có gì đáng kể.
- Những đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh chưa
hiếu rõ hết bản chất của thị trường này nên có thể có một số cái nhìn sai lầm.
- Việt Nam nền kinh tế vẫn còn ở trình độ thấp, nông nghiệp là chủ yếu,
lạc hậu nên khi mở của thị trường ra nhập WTO, thực hiện toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế thì thị trường chứng khoán phái sinh vẫn còn được coi là
mới mẻ với chúng ta.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị hệ thồng thông tin chưa
được đồng bộ hóa.
- Nguồn nhân lực ở trình độ thấp, tỏ ra nhiều yếu kém, không được đào

tạo bài bản.
- Chúng ta chỉ mới hoàn thành xong lộ trình cổ phần hóa.


2.3 Giải pháp
2.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý
Yêu cầu về một khung pháp lý hoàn chỉnh và đầy đủ cho hoạt động của
thị trường, cho các đối tượng liên quan và đảm bảo phù hợp khi hoạt động
trong nước và kết nối và quốc tế, sự ra đời và phát triển của TTCKPS muốn
có sự phát triển an toàn, lành mạnh, công bằng và bền vững đòi hỏi một
khung pháp lý, các văn bản hướng dẫn thi hành một cách rõ ràng, chặt chẽ và
toàn diện. Vì vậy, việc xây dựng khung pháp lý chặt chẽ và toàn diện là một
công việc tất yếu cho việc hình thành và phát triển thị trường này.
2.3.2 Thông tin, tư vấn công cụ phái sinh đến các nhà đầu tư
Việc thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức có thể thực hiện bằng
nhiều cách như: Qua báo đài, TV, các phương tiện thông tin đại chúng…
Thành lập trung tâm tư vấn đầu tư về chứng khoán nói chung và CKPS nói
riêng, trung tâm này có nhiệm vụ đào tạo, cấp chứng chỉ, tư vấn cho các nhà
đấu tư, các doanh nghiệp. Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng, thông tin tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về thị trường chứng khoán cho công chúng. Cho phép các tổ chức
đào tạo chứng khoán nước ngoài có uy tín thực hiện dịch vụ đào tạo chứng
khoán tại Việt Nam. Công nhận các chứng chỉ Quốc tế trong lĩnh vực chứng
khoán.


2.3.3 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, đồng bộ hóa giải pháp công nghệ thông
tin, gồm hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát, hệ thống công bố và phân
phối thông tin, hệ thống lưu ký, hệ thống thanh toán và bù trừ, hệ thống đăng

ký… các hệ thống phải được xây dựng và thiết kế hiện đại,tiên tiến và theo
tiêu chuẩn quốc tế.
- Hệ thống công bố và phân phối thông tin phải có tính tự động hóa cao,
nhằm đảm bảo tính minh bạch, tức thời, bảo mật và toàn vẹn thông tin.
- Hệ thống giám sát trực tuyến có khả năng xử lý các tiêu chí giám sát
phức tạp, có khả năng tái tạo thị trường và đảm bảo truy xuất khối lượng dữ
liệu giao dịch lớn.
- Hệ thống giao dịch hỗ trợ nhiều phương thức giao dịch, nhiều hình
thức giao dịch, hỗ trợ cơ chế chuyển lệnh giao dịch thông sàn từ các công ty
chứng khoán, bảo đảm tự động hóa quy trình của nhà đầu tư, hướng tới mô
hình xử lý thẳng. Từng bước kết nối giao dịch với các SGDCK trong khu vực
và trên thế giới. Xây dựng hệ thống tổng hợp thông tin hiện đại, đồng bộ cho
toàn bộ thị trường bao gồm: Giám sát giao dịch trực tuyến theo thời gian thực,
kết nối trực tiếp vào hệ thống giao dịch và giám sát của các SGDCK đảm bảo
tính công bằng, minh bạch trong hoạt động theo thông lệ Quốc tế.
2.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


Để phát triển TTCKPS thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải có
một kế hoạch đào tạo, phổ biến kiến thức rất cụ thể, chi tiết và có lộ trình theo
sự phát triển của TTCK.
Tiến hành đào tạo các kiến thức cơ bản về chứng khoán và các công cụ
tài chính trong đó cần đặc biệt coi trọng và chú ý đến CKPS và TTCKPS. Sau
khi đã có một số lượng kiến thức cơ bản nhất định giai đoạn tiếp theo đó là
quá trình đào tạo chuyên sâu thậm chí là cấp chứng chỉ hành.
Hình thức đào tạo, có thể đào tạo tập trung, đào tạo cập nhật, phổ biến
kiến thức hoặc tuyên truyền dưới hình thức báo chí, truyền hình…Tuy nhiên,
về lâu dài cần đào tạo bài bản và quy trình cụ thể.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
- Công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại, kĩ

thuật tài chính này đòi hỏi một lộ trình hiểu biết và phát triển nhất định của
bất kì nền kinh tế nào.
- Chứng khoán phái sinh là những công cụ phức tạp và còn nhiều mới
mẻ trên thị trường Việt Nam cần phải nghiên cứu một cách cụ thể rõ ràng để
có thể thấu hiểu và vận dụng chúng một cách có hiệu quả nhất.
- Muốn thị trường chừng khoán phái sinh phát triển thì hàng hóa trên thị
trường phải phong phú đa dạng, khối lượng lớn nhiều chủng loại.


- Việc xây dựng thị trường phái sinh là một mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2011 - 2020. Tuy
nhiên,thực trạng thị trường hiện tại lại đang đặt ra một bài toán khó. Điểm
chung mà ai cũng phải nhìn nhận rằng thị trường phái sinh ở Việt Nam không
thể triển khai trong một sớm một chiều mà cần có thời gian chuẩn bị lâu dài.
Vì vậy chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ trông việc phát triển thị trường chứng
khoán phái sinh ở Việt Nam một cách có hệ thống và hoàn thiện nhất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Thị Khánh Ly, “Xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán pháo sinh tập trung – Cơ sở thực tiễn, lý luận và những thách thức đặt
ra”, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường
chứng khoán phái sinh.
3. Giáo trình môn Thị Trường Chứng Khoán, Học viện Ngân Hàng.
4. Quyết định số 366/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển
thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.




×