Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận lý thuyết tài chính tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 25 trang )

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Trong phát triển kinh tế, thách thức cũng như khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Đối với mỗi quốc gia, việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế
lạm phát luôn là bài toán khó với yêu cầu thử thách lớn. Mục tiêu chung của các
nhà quản lý và điều hành nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bao gồm
cả Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế ổn định, có mức tăng trưởng cao và mức
lạm phát thấp.
Để có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế chúng ta đã có nhiều những nghiên cứu khác về sự tác động qua lại
giữa tăng trưởng và lạm phát. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình kinh tế
lượng khác nhau tại các vùng lãnh thổ khác nhau để tìm ra mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn.Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ
theo tình hình của mỗi nước, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có thể cùng
chiều và cũng có thể ngược chiều với nhau.
1. Những nghiên cứu ngoài nước
Umaru và Zubairu (2012) với dữ liệu quý I/2005 đến quý II/2012 tại Nigeria và
phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị của Dickey Fuller và Philips Perron đã cho
thấy tất cả các biến trong mô hình kiểm định đơn vị đều cố định, không có nhiều sự
thay đổi và kết quả quan hệ nhân quả cho thấy GDP gây ra lạm phát và thiểu phát
gây ra GDP. Kết quả cũng cho thấy lạm phát sở hữu một tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế thông qua khuyến khích năng suất sản xuất và tăng trưởng mức sản
lượng.


Bảng phân tích tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Nigeria từ năm 1960 đến năm 2012
Nguồn:

/>
Agriculture-(-Haruna-Abdusalam/c4ed463750696d011719f0c6430a2eff774e8c2d/figure/0



Trong khi đó, Quartey, (2010) sử dụng phương pháp kiểm định hợp nhất Johansen,
đã điều tra xem liệu doanh thu tối đa hóa tỷ lệ lạm phát có phải là sự tăng trưởng
tối đa hóa ở Ghana. Ông thấy rằng có một tiêu cực tác động của lạm phát đến tăng
trưởng.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lạm phát và mức tăng trưởng GDP tại Ghana (1960-2003)
Nguồn:
/>nce_1960-2003

Mallik và Chowdhury (2001) phân tích tác động lạm phát và tăng trưởng tại 4 quốc
gia Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka). Kết quả nghiên cứu
chứng minh lạm phát và tăng trưởng có quan hệ với nhau một cách chắc chắn. Tính


nhạy cảm của lạm phát đến sự thay đổi của mức độ tăng trưởng lớn hơn sự nhạy
cảm của tăng trưởng đến sự thay đổi của lạm phát.

Tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng trung bình của bốn nước Nam Á
Nguồn:
/>e_from_Four_South_Asian_Countries

Faria (2001) kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và sản lượng từ năm 1985 đến
năm 1995 trong tình trạng nền kinh tế với lạm phát lên cao và kéo dài tại Brazil.
Kết quả cho thấy, lạm phát không ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế trong dài hạn,
tuy nhiên trong ngắn hạn sự ảnh hưởng của lạm phát đến sản lượng lại là nghịch
biến.


Biểu đồ thể hiện sản lượng và mức lạm phát tại Brazin giai đoạn 1980 – 1995

Nguồn: />
Nghiên cứu của M.Khan và A.Senchadji (năm 2000) đã sử dụng các kỹ thuật phân
tích hiện đại nhất để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng với số
liệu của 140 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có tồn tại một
mức ngưỡng mà dưới đó lạm phát và tăng trưởng có mối tương quan dương và trên
đó lạm phát gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.


Mối quan hệ giữa lạm phát và mức tăng trưởng GPD thực tế
Nguồn: />
2. Nghiên cứu trong nước
Khi nghiên cứu mối liên hệ này qua số liệu GDP và CPI của Việt Nam từ năm
1997 đến năm 2010,nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã chỉ
ra rằng, ngưỡng lạm phát ở Việt Nam nên là 5% - 6%. Việc lạm phát tăng cho đến
ngưỡng 6%/năm không quá nguy hại đến nền kinh tế. Còn nếu lạm phát ở trên
ngưỡng 6%, để tăng trưởng kinh tế, Chính phủ lại phải điều tiết giảm lạm phát.


Một nghiên cứu về vấn đề này cũng có kết luận tương tự rằng giữa tăng trưởng và
lạm phát có mối quan hệ đồng biến trong cả dài hạn và ngắn hạn và sự thay đổi của
tăng trưởng nhanh hơn sự thay đổi của lạm phát, ngoài ra, lạm phát có ảnh hưởng


đến tăng trưởng nhiều hơn, điều đó cho thấy lạm phát còn bị chi phối bởi nhiều yếu
tố khác, đặc biệt là những biến động trong ngắn hạn.
Từ những nghiên cứu trên, tác giả khẳng định lạm phát và tăng trưởng là hai nhân
tố quan trọng của nền kinh tế. Đồng thời, hai nhân tố này có mối quan hệ qua lại
lẫn nhau và tồn tại một giá trị ngưỡng để cả hai đạt mức tối ưu. Các quốc gia cần
phải có những động thái và chính sách đúng đắn để có thể xây dựng một nền kinh
tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng bền vững với mức lạm phát hợp lý nhất.




Chương 2: Cơ sở lý thuyết
1. Lạm phát
1.1. Khái niệm lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng
hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức
giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so
với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền
tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một
quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên có thể
hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia,
còn theo nghĩa thứ hai có thể hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm
vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó

Tỷ lệ lạm phát của 5 thành viên chính của G8 từ 1950 tới 1994
Nguồn số liệu: />

Tỷ lệ lạm phát ở các nước trên thế giới 2007
Nguồn số liệu: CIA factbook

1.2. Đo lường lạm phát
Vì có thể có nhiều cách đo lường mức giá cả, có thể có nhiều đo lường của lạm
phát giá cả. Thường xuyên nhất, thuật ngữ "lạm phát" đề cập đến một sự gia tăng
chỉ số giá mở rộng đại diện cho mức giá tổng thể đối với hàng hóa và dịch vụ trong
nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá
nhân (PCEPI), Chỉ số giá sản xuất (PPI) và số giảm phát GDP là một số ví dụ về
các chỉ số giá mở rộng.



Tỉ lệ lạm phát dựa trên tính toán CPI tại Mỹ (1910-2010)
Nguồn: />
1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát, theo nghĩa mặt bằng tổng thể giá tăng, ở mọi nơi và mọi lúc là kết quả
của chính sách tiền tệ. Kết luận này đưa đến một hệ luận quan trọng mà các nhà
kinh tế tiền tệ theo trường phái Milton Friedman rút ra là: chính sách bơm thêm
tiền tệ và tín dụng nhằm đẩy mạnh thêm tốc độ phát triển kinh tế chỉ có tác dụng
ngắn hạn; về dài hạn nó mang lại vừa lạm phát vừa phát triển trì trệ. Theo nhà kinh
tế theo chủ nghĩa tiền tệ nổi tiếng Milton Friedman,"Lạm phát là luôn luôn có và ở
khắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ."
Những người theo chủ nghĩa tiền tệ khẳng định rằng các nghiên cứu thực nghiệm
lịch sử tiền tệ cho thấy lạm phát luôn luôn là một hiện tượng tiền tệ. Thuyết số


lượng tiền tệ, chỉ đơn giản nói rằng bất kỳ thay đổi nào trong số lượng tiền trong
một hệ thống sẽ làm thay đổi mức giá. Lý thuyết này bắt đầu với phương trình trao
đổi: MV = PQ, trong đó M là số lượng tiền danh nghĩa, V là vòng quay tiền
tệ trong các tiêu dùng cuối cùng, P là mức giá chung, Q là một chỉ số của giá trị
thực tế của các tiêu dùng cuối cùng. Trong công thức này, mức giá chung có liên
quan đến mức độ hoạt động kinh tế thực (Q), lượng tiền (M) và vòng quay của tiền
(V). Công thức này là một đồng nhất thức vì vòng quay của tiền (V) được định
nghĩa là tỷ lệ chi tiêu danh nghĩa cuối cùng (PQ) với số lượng tiền (M).

Các nhà kinh tế học thường cho rằng tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự cung ứng
tiền quá mức. Quan điểm về yếu tố xác định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình còn
đa dạng hơn. Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về nhu cầu
thực tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn có, ví
dụ như trong khan hiếm. Tuy nhiên, quan điểm được số đông nhất trí là sự duy trì
liên tục của lạm phát trong một thời kỳ nhất định là do sự cung ứng tiền nhanh hơn

tốc độ phát triển kinh tế.


Nguồn

số

liệu:

The

American

Business

Cycle:

Continuity

and

Change

/>
1.4. Tác động của lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác
nhau. Tác động tích cực của lạm phát bao gồm:
- Điều chỉnh thị trường lao động vì lạm phát cho phép tiền lương thực tế giảm ngay
cả khi tiền lương danh nghĩa được giữ không đổi, lạm phát vừa phải cho phép thị
trường lao động đạt được trạng thái cân bằng nhanh hơn



- Dự phòng cơ động do mức độ vừa phải của lạm phát có xu hướng đảm bảo rằng
lãi suất danh nghĩa ở trên không đủ để nếu có nhu cầu ngân hàng có thể cắt giảm
lãi suất danh nghĩa
- Hiệu ứng Mundell–Tobin khi lạm phát vừa phải sẽ khiến người gửi tiết kiệm thay
thế cho vay đối với một số tiền nắm giữ như một phương tiện để tài trợ cho chi tiêu
trong tương lai làm cho lãi suất thực tế thanh toán bù trừ thị trường giảm, đồng thời
làm cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế trong vốn vật chất cho số dư tiền trong
danh mục đầu tư tài sản của họ khiến sự lựa chọn làm các khoản đầu tư với tỉ lệ lợi
nhuận thấp hơn hoàn vốn thực tế.
Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm:
- Lạm phát đẩy chi phí do lạm phát cao có thể nhắc nhở nhân viên yêu cầu tăng
lương nhanh chóng, để theo kịp với giá tiêu dùng. Trong trường hợp thương lượng
tập thể, tăng lương sẽ được thiết lập như là một hàm của những kỳ vọng lạm phát,
mà sẽ cao hơn khi lạm phát cao. Điều này có thể gây ra một vòng xoáy tiền lương.
- Tình trạng bất ổn xã hội do lạm phát có thể dẫn đến các cuộc biểu tình lớn và các
cuộc cách mạng. Ví dụ, lạm phát và cụ thể là lạm phát thực phẩm được coi là một
trong những lý do chính gây ra cách mạng Tunisia năm 2010-2011
- Giảm sức mua của đồng tiền do khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị
tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Lạm phát làm xói mòn giá trị thực
của tiền và các mặt hàng khác có tính chất tiền tệ cơ bản. Khách nợ có khoản nợ
được với lãi suất danh nghĩa cố định của lãi suất sẽ giảm lãi suất "thực sự" như tỷ
lệ lạm phát tăng. Lãi suất thực tế trên một khoản vay là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ
lệ lạm phát.


2. Tăng trưởng kinh tế
2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng

sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định, trong đó:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng
tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi
một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
- Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và
dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định
(thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng
với thu nhập ròng.
- Quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) là tổng sản phẩm
quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm
quốc gia chia cho dân số.


Tăng trưởng GDP Mỹ trước và sau khi tổng thống Trump nhậm chức
Nguồn:

/>
20171006111656167.htm


Chỉ số CPI của Mỹ trước và sau khi tổng thống Trump nhậm chức
Nguồn:

/>
20171006111656167.htm

Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một
số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình
quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.



2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai
đoạn. Trong đó:
- Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ
tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng
GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế.
Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh
nghĩa.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước
đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển
kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh
tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ.
- Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ
luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Các
yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể
phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức
khỏe và kỷ luật lao động tốt.


- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những
tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và

nguồn nước. Tuy nhiên, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
không quyết định một quốc gia có thu nhập cao.
- Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người
lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi
lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu
tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai.
- Công nghệ: công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có
thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công
nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần
gia tăng hiệu quả của sản xuất.
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng. Mối quan
hệ giữa hai chỉ số này tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế như tiết kiệm, đầu tư
mức sống của người dân… Lạm phát được xem như hiện tượng tất yếu của các nền
kinh tế đang tăng trưởng trong khi phải đối phó với những mất cân đối mang tính
cơ cấu. Lạm phát có thể coi như kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai
vấn đề luôn song song tồn tại với nhau. Như nhận định ở trên, tăng trưởng kinh tế
là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế. Chỉ số này thể hiện thông
qua bốn chỉ tiêu cơ bản thông qua công thức như sau: GDP = C + I + G + NX,
trong đó, các nhân tố lần lượt là chi tiêu, đầu tư, chi tiêu chính phủ và giá trị xuất
nhập khẩu. Với công thức này không thấy có sự xuất hiện trực tiếp của lạm phát.
Tuy nhiên, lạm phát thể hiện thông qua cung tiền và trong từng giai đoạn khác


nhau cung tiền chính là nhân tố tác động đến bốn chỉ tiêu tạo nên GDP. Lạm phát
cao hay cung tiền cao sẽ tác động đến chi tiêu cũng như đầu tư. Đồng thời là động
lực cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Qua đó, tác động đến tăng trưởng GDP.

Các nhà kinh tế tin rằng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có sự đánh đổi lẫn

nhau. Những nỗ lực làm giảm lạm phát có quy cơ làm tăng thất nghiệp và gây ra
tình trạng đình trệ sản xuất, gây bất lợi cho nền kinh tế. Việc kiềm chế lạm phát
thấp do thắt chặt chính sách tiền tệ khiến nguồn cầu của tiêu dùng yếu đi, đầu tư
của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ bị thu hẹp, việc thắt chặt tiền tệ sẽ tác
động đến hoạt động doanh nghiệp (cắt giảm quy mô sản xuất), việc làm (thu nhập
thấp, thắt chặt chi tiêu), tăng trưởng kinh tế, chính sách tài khóa (như giảm nguồn
thu ngân sách)... Bản chất lạm phát quá thấp do tổng cầu chưa được cải thiện;
không phải do năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh được
nâng lên, làm cho chi phí sản xuất và giá thành hạ. Việc quá chú trọng đến mục
tiêu kiểm soát lạm phát dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, trong
tương lai có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu
cung. Khi lạm phát tăng cao sẽ gây ra tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến việc ồ ạt
bán nội tệ để mua ngoại tệ. Tệ nạn tham nhũng từ đó tăng cao, nạn buôn lậu phát
triển mạnh, tình trạng đầu cơ trái phép tăng nhanh, trốn thuế khiến cho nguồn thu
của nhà nước bị tổn thất nặng nề, khiến ngân sách thâm hụt trầm trọng tạo điều
kiện cho lạm phát tăng nhanh.
Đối với những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, việc chấp nhận một mức lạm phát cao hơn là một điều tất yếu. Tuy nhiên, khi
lạm phát tăng quá cao, vượt qua một ngưỡng nào đó lại có tác dụng ngược kéo tăng
trưởng kinh tế đi xuống. Nhiều quan điểm cho rằng, điều hành theo lạm phát mục


tiêu, ổn định ở mức hợp lý, chứ không phải cứ thật thấp là tốt. Nếu không có giải
pháp phù hợp thì tăng trưởng sẽ dưới mức tiềm năng và tụt hậu về kinh tế. Một xã
hội nếu ưu tiên cho tăng trưởng phải chấp nhận lạm phát đi kèm với nó và ngược
lại.

Chương 3: Khung phân tích
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Tiến hành thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu trong và ngoài nước sử dụng

cho nghiên cứu lý luận và phân tích tình hình thực tế Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, so sánh, phương pháp chuyên gia,…
- Phân tích định lượng: sử dụng phương pháp hồi quy tương quan
Để mô phỏng mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp
của Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê của 3 chỉ tiêu này được
thu thập từ hai nguồn chính là GSO và ADB, trong đó:
- Số liệu về tốc độ tăng trưởng và lạm phát được lấy từ nguồn GSO công bố hàng
năm; Số liệu về tỷ lệ thất nghiệp: sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn
nền kinh tế (bao gồm cả thất nghiệp khu vực thành thị và thất nghiệp khu vực nông
thôn).
- Do việc công bố số liệu về thất nghiệp mới được GSO thực hiện từ năm 2008
(trước đó được công bố bởi MOLISA, nhưng chủ yếu là số liệu về tỷ lệ thất nghiệp
khu vực thành thị), vì vậy việc nghiên cứu sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp chung
được công bố bởi ADB để đảm bảo tính thống nhất cho toàn chuỗi số liệu và tính
đại diện chung cho toàn thể lực lượng lao động.


- Chuỗi số liệu được lấy từ năm 1998, do số liệu về tỷ lệ thất nghiệp chung của
toàn nền kinh tế được công bố đầy đủ và liên tục từ năm 1998 đến nay. Đồng thời,
đây cũng là thời điểm nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á (1997-1998), do đó có thể coi chuỗi số liệu thu được khớp với một chu kỳ
của nền kinh tế.

Chương 4: Tài liệu tham khảo
1. “


Macroeconomics” (Kinh tế vĩ mô) bởi N. Gregory Mankiw, ấn bản thứ 7
2. “A Monetary History of the United States 1867–1960” (Lịch sử tiền tệ Hợp
chủng quốc Hoa Kì giai đoạn 1867 – 1960) bởi Friedman Milton, xuất bản năm

1963
3. “Economics” (Kinh tế học) bởi Samuelson Paul A và Nordhalls William D, xuất
bản năm 2007
4. Tạp chí “Phát triển Kinh tế”, số 278 xuất bản tháng 12 năm 2013
5. "On the Origin and Evolution of the Word 'Inflation” (Về nguồn gốc và sự phát
triển của từ “Lạm phát”) bởi Michael F. Bryan, xuất bản năm 1997
6. "Inflation and Unemployment" (Lạm phát và thất nghiệp) bởi Tobin James, xuất
bản năm 1969
7. "Inflation and Real Interest" (Lạm phát và lãi suất thực tế) bởi Mundell James,
xuất bản năm 1963
8. "Money and Economic Growth" (Tiền tệ và sự phát triển kinh tế) bởi Tobin
James, xuất bản năm1965
9 "The cost-push theory" (Lý thuyết đẩy chi phí) bởi trang Encylopedia tiếng Anh
10. "Les Egyptiens souffrent aussi de l'accélération de l'inflation" (Sự phát triển
mạnh của lạm phát tại Ai Cập) bởi Céline Jeancourt Galignani, xuất bản năm 2011
11. “Hài hòa giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng” bởi Ngọc Quang, báo Sài
gòn giải phóng Online xuất bản năm 2015
12. “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế” bởi Đỗ Phúc Khanh, báo
The Sharing Banker (online) xuất bản tháng 1 năm 2018
13. “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát
triển và trường hợp Việt Nam” bởi ThS. Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê
(2015), Tạp chí Phát triển & hội nhập số 21, tháng 03-04/2015.


14. “The comovement between output and prices” (Mối quan hệ giữa đầu ra và giá
cả) bởi Den Haan và Wouter (2000)
15. “Does Inflation Affect Growth in the Long and Short run” (Liệu lạm phát có
ảnh hưởng sự tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn) bới Faria and Carneiro
(2001)
16. “Inflation and Economic Growth: Evidence from four South Asian Countries”

(Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ 4 quốc gia Nam Á) bởi Mallik
and Chowdhury (2001)


×