Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống các trung gian tài chính của việt nam trong bối cảnh của cmcn 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 65 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng 4.0 xuất hiện với những công nghệ hiện đại mới sẽ tạo nên
hàng loạt những thay đổi mang tính bước ngoặt, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinhtế xã hội của nước ta, trong đó có ngành tài chính mà cụ thể là hệ thống trung gian
tài chính của Việt Nam. Nổi bật trong số đó có thể kể đến như sự ứng dụng của
công nghệ Blockchain, sự xuất hiện của các công ty Fintech đã một phần nào đó
làm thay đổi cách hoạt động, quản lý của các ngân hàng thương mại, các công ty
bảo hiểm, các trung gian tài chính khác.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của
CMCN 4.0 tác động lên thể chế trung gian tài chính truyền thống (đặc biệt là ngân
hàng thương mại) với những số liệu cập nhật, kế thừa và phát huy những nghiên
cứu trước đó, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp, đề xuất các bên trong
đó có các cơ quan quản lý nhằm có những hành động phù hợp. Nếu ứng dụng
những kết quả của CMCN 4.0 một cách hợp lý lên sự vận hành, hoạt động của các
trung gian tài chính, đảm bảo khách hàng sẽ có được phục vụ tốt hơn, lợi ích các
bên sẽ phát triển theo hướng tích cực nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được đưa ra nhằm đạt được 3 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tổng quan về hệ thống trung gian tài chính tại Việt Nam
2. Đánh giá sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến hệ thống trung gian tài chính
Việt Nam
3. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển các trung gian tài chính phù
hợp trong xu thế công nghiệp hóa.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 1


Đối tượng nghiên cứu là sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 lên hệ thống trung
gian tài chính Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:


1. Không gian: Các ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm, Blockchain,
Fintech tại Việt Nam
2. Thời gian: Thu thập dữ liệu, số liệu phân tích thực trạng từ quý 4 năm
2018 đến quý 3 năm 2019
4. Kết cấu của bài nghiên cứu
Bài tiểu luận được chia thành 3 phần;
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Kết quả và thảo luận
Chương 3: Giải pháp và kết luận.

Trang 2


1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của John Gibson với đề tài “ The impact that financial technology
known as FinTech is having on the financial services industry in Ireland” công bố
tháng 8 năm 2015: Nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm liên quan đến Fintech
(Financial Technology - sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ ) để từ đó chỉ ra sự ảnh
hưởng của Fintech tới dịch vụ tài chính của các trung tâm tài chính (tại Ireland ) trong
hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai. Theo đó, kể từ năm 2004 đã có hơn 53%
thương vụ của Fintech được kí kết giữa Anh và Ireland và có thể sẽ tạo ra 5000 việc làm
tính đến năm 2020. Theo thống kê của tác giả, hệ thống ngân hàng đã trở nên có hiệu quả
và có được niềm tin của khách hàng hơn nhờ vào các ứng dụng công nghệ, trong đó đã
chỉ ra có 74% người sử dụng ngân hàng online, 25% sử dụng ứng dụng ngân hàng trên
điện thoại và 15% chọn sử dụng các phương pháp thanh toán online. Tuy nhiên điều này
cũng gây ra sự khó khăn với một số người dùng trong việc sử dụng các ứng dụng này một
cách hiệu quả.

Bên cạnh đó tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của Fintech trong những lĩnh vực như
đầu tư, thanh toán, vay mượn theo chiều hướng tích cực tuy nhiên đây cũng có thể là sự
thách thức đối với các ngân hàng truyền thống. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, tác
giả đã đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng hai chiều của Fintech đến thị trường tài chính. Và
Fintech sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển đúng như mong đợi trong tương lai, tạo ra nhiều
giá trị cho người dùng và doanh nghiệp và chủ đầu tư.
Maria Demertzis, Silvia Merler, Guntram B Wolf với nghiên cứu : “ Capital
Markets Union and the Fintech opportunity” công bố 19/01/2018:Maria Demertzis
cùng với các cộng sự của mình( Silvia Merler, Guntram B Wolff) cho rằng
Fintech( Financial Technology) có tiềm năng thay đổi đáng kể cấu trúc trung gian tài
Trang 3


chính. Nó có thể phá vỡ sự trung gian hiện có với các mô hình kinh doanh hiện đại được
trao quyền bởi các thuật toán thông minh, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và trí tuệ nhân
tạo. Chi phí thấp hơn và có khả năng trải nghiệm tốt hơn của người tiêu dùng có thể là
động lực. Điều đó càng được thể hiện rõ hơn trong Journal of Financial Revolution,
Volumn 4. Mặc dù với những ưu điểm nổi bật của mình nhưng Fintech vẫn chỉ chiếm một
phần khá nhỏ, kể cả trong khối liên minh Châu Âu ( EU) ( chủ yếu tập trung ở Anh
Quốc ) hay Trung Quốc. Do đó với đề tài này, tác giả đã đưa ra những đề xuất để có thể
phát triển thị trường Fintech ở Châu Âu một cách hợp lý để có thể tạo ra sự cân bằng,
phát triển bền vững và hiệu quả cho hệ thống tài chính đặc biệt là các trung gian tài chính
tại Châu Âu.
Bài nghiên cứu: The Impact of Blockchain on Banks & Financial Institution”
đăng trên Asia Blockchain Review, 26/6/2019. Tác giả đã nêu những nét khát quát
chung về Blockchain, sau đó chỉa ra những lợi ích mà Blockchain mang đến khi được
ứng dụng vào dịch vụ ngân hàng. Đó là tiết kiệm chi phí (dự đoán sẽ tiết kiệm từ 15 đến
20 triệu đô la chỉ cho cơ sở hạ tầng trong năm 2022), giao dịch nhanh hơn, tăng cường
bảo mật, cải thiện chất lượng dữ liệu khi dữ liệu ngân hàng tồn tại ở nhiều nơi thay vì
một nơi như trước, và các dữ liệu này không dễ bị xâm nhập bởi những luật đã được định

ra trước đó. Theo tác giả, ngân hàng và các tổ chức tài chính chắc chắn sẽ ứng dụng
Blockchain mặc dù với tốc độ còn chậm vì những thay đổi trong cách hoạt động cũ.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Hiện nay có rất nhiều các bài nghiên cứu về tác động của cách mạng công nghệ
4.0 đến hệ thống tài chính mà cụ thể là các trung gian tài chính. Các tác giả đã rất tâm
huyết đưa ra những thống kê giá trị, bàn luận một cách tập trung và có hệ thống.
Nghiên cứu Mai Ngọc Kha với đề tài “ Hoạt động của các trung gian tài chính
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính
quốc tế” công bố năm 2008: Từ những nghiên cứu về thực trạng trung tâm tài chính tại
Việt Nam và hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, tác giả đã rút ra được một số kết luận như sau. Thứ nhất, đổi mới kinh tế kinh tế
Trang 4


thành công đã tạo điều kiện phát triển về cả số lượng và loại hình trung tâm tài chính.
Thứ hai, các trung tâm tài chính được nâng cao chất lượng hoạt động và ngày càng
chuyên nghiệp hơn, các trung gian tài chính có quy mô vốn ngày càng tăng nhờ huy động
được trên thị trường chứng khoán. Có thể thấy hoạt động của trung gian tài chính trên thị
trường chứng khoán đã góp phần quan trong việc vận hành thị trường cũng như làm tăng
thu nhập đáng kể với các trung gian tài chính.
Đối với xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế, tác giả đã đề ra một số giải
pháp thúc đẩy hoạt động của các trung tâm tài chính trên thị trường chứng khoán có thể
kể đến như tiếp tục thực hiện cải cách chính sách Tài chính - Tiền tệ, chính sách cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới trong chính sách kinh tế đối ngoại, hoàn thiện chức
năng và tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước.
Bùi quang Tiến với nghiên cứu: “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
đối với ngành Ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh
toán” đăng trên Tạp chí ngân hàng số ra ngày 5/7/2017: Tác giả nhận định về sự ảnh
hưởng của CMCN 4.0 đến ngành Ngân hàng Việt Nam bên cạnh sự phát triển nở rộ của
các công ty Fintech đã đem lại không ít những cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt là

hoạt động thanh toán tại Việt Nam. CMCN 4.0 có thể sẽ làm thay đổi toàn bộ kênh phân
phối và sản phẩm của ngân hàng truyền thống. Sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại
thông minh làm thay đổi hành vi của khách hàng, mạng xã hội và ngân hàng số, giao dịch
không giấy tờ sẽ là một xu thế phát triển mạnh mẽ. Tác giả đã chỉ ra: hiện nay tài khoản
cá nhân mở tại các NHTM trên cả nước đạt 68,7 triệu tài khoản, khoảng 70 NHTM cung
cấp dịch vụ thanh toán trên Internet và có khoảng 36 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán
qua điện thoại di động. Ngân hàng Nhà nước cũng đã cung cấp Giấy phép hoạt động
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 21 tổ chức không phải ngân hàng (công ty
Fintech)
Từ những nghiên cứu, thống kê trên tác giả đã đánh giá được những cơ hội
CMCN 4.0 mang lại đó là: Mang lại cơ hội ứng dụng công nghệ quản trị thông minh, là
bàn đạp giúp các ngân hàng trong nước cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trên thế
Trang 5


giới; định hình mô hình kinh doanh, quản trị thanh toán, hướng tới xây dựng các ngân
hàng kỹ thuật số thông minh. Bên cạnh đó còn có những thách thức như: thách thức trong
việc hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ hoạt động thanh toán điện tử, vấn đề bảo mật
cũng như mô hình kinh doanh hợp lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh, hạn chế rủi ro tác
nghiệp và hoạt động.
Nghiên cứu của Hoàng Hà với đề tài “Fintech và cách mạng công nghiệp
cách mạng 4.0, những tác động lên thế giới tài chính” công bố năm 2017: Với đề tài
này, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích về các công trình nghiên cứu nổi bật về
Fintech trên thế giới để xây dựng cơ sở lí thuyết vững chắc bên cạnh việc tìm hiểu, thu
thập thông tin trên các phương tiện truyền thông, tạo nên bài nghiên cứu có tính thực tiễn,
cập nhật với thực tế. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho thấy: Thứ nhất, Fintech và
CMCN 4.0 có tác động thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ trong ngành tài chính. Cụ thể 92%
ngân hàng đang có những chuẩn bị về đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua
công nghệ để đón nhận và thích nghi với những bước tiến của CMCN 4.0. 76% chuẩn bị
về thu hút lao động trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cao và công nghệ thông tin, 44%

phát triển nguồn tài chính và sắp xếp lại mô hình chi nhánh, phòng giao dịch. Thứ hai,
Fintech là một thách thức đối với các định chế tài chính truyền thống. Đặc biệt là trong
lĩnh vực vay tiêu dùng khi Fintech có thể đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn cho cả người
cho vay và người đi vay. Thứ ba, tiềm năng phát triển của Fintech là rất lớn. Dân số
Việt Nam với độ tuổi trung bình là hơn 30, là thế hệ gắn liền với Internet, được coi là thị
trường tiềm năng trong việc áp dụng và phát triển công nghệ số đặc biệt trong lĩnh vực
thanh toán điện tử. Thứ tư, hợp tác giữa Fintech và các định chế tài chính truyền thống
là điều không thể tránh khỏi. Ưu thế không thể phủ nhận của Fintech ở việc đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng trong những lĩnh vực có quy mô vốn nhỏ và rủi ro cao như cho
vay tiêu dùng hay thanh toán trực tuyến, tuy nhiên Fintech vẫn bị hạn chế trong việc tiếp
cận đến các dịch vụ truyền thống các ngân hàng như cho vay mua nhà, cho vay doanh
nghiệp lớn.

Trang 6


Với những kết quả nghiên cứu trên tác giả đã đưa ra kết luận và đánh giá: Fintech
đã và đang tạo nên thách thức rất lớn đối với các định chế tài chính. Tuy nhiên, mô hình
hợp tác giữa Fintech và ngân hàng trong tương lai có thể giúp cho việc giao dịch tài chính
được thực hiện dễ dàng trên nền tảng công nghệ cao, từ đó ngân hàng càng trở nên thông
minh và phục vụ khách hàng tốt nhất. Một khi được liên kết với nhau, thời gian giao dịch
và chi phí cho các loại hình dịch vụ sẽ giảm xuống, cạnh tranh lúc này sẽ phát huy vai trò
tích cực đối với khách hàng.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Những năm gần đây, CMCN 4.0 phát triển và ngày càng được ứng dụng trong lĩnh
vực tài chính. Trong khi đó các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam vẫn sử dụng số liệu
cũ, hay chưa đánh giá nhiều về sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 và sự ứng dụng của nó lên
hệ thống các trung gian tài chính. Vì vậy cần có một nghiên cứu mới với số liệu cập nhật,
để có thể đưa ra giải pháp đóng góp giúp các tổ chức, ban ngành có thể xây dựng chiến
lược phát triển hệ thống trung tâm tài chính ứng dụng CMCN 4.0 một cách đầy đủ và hợp

lý.
1.2. Cơ sở lí thuyết
1.2.1. Hệ thống trung gian tài chính
Sự ra đời của hệ thống trung gian tài chính.
Trung gian tài chính đã xuất hiện từ rất lâu với sự ra đời của một số ngân hàng sơ
khai. Kinh tế ngày càng phát triển cùng với tính thiếu hoàn hảo của thị trường tài chính,
đó là kênh dẫn vốn trực tiếp, đã không đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ trong nền
kinh tế . Chính vì thế, rất nhiều các trung gian tài chính đã xuất hiện và phát triển mạnh
mẽ. Trung gian tài chính đã khắc phục được những hạn chế của kênh dẫn vốn trực tiếp và
trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của hệ thống tài chính nói riêng và ngành kinh tế nói
chung.
Khái niệm

Trang 7


Các định chế trung gian tài chính (TGTC) là những tổ chức chuyên hoạt động
trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ có chức năng chủ yếu là chuyển các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi đến những chủ thể thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích thu
lợi nhuận.
Tại Việt Nam cũng như phổ biến trên nhiều nước trên thế giới, trung gian tài chính
thường là một tổ chức trung gian cho kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người
đi vay. Tức là, người cho vay chuyển tiền vốn cho tổ chức này (ví dụ như ngân hàng hay
tín dụng tập thể) và nó sẽ chuyển tiền vốn này cho bên vay/chi tiêu.
Có thể nói trung gian tài chính là các định chế tài chính chuyên hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ
chức này là tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng số vốn đó cung
ứng cho những chủ thể có nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ cho
khách hàng.
Trung gian tài chính được nhìn nhận theo hai tư cách:

Thứ nhất, với tư cách như một doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất của hầu hết các
doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự
khác nhau giữa TGTC với một doanh nghiệp thông thường. Ví dụ khi mua một sản phẩm,
với TGTC thì sản phẩm tài chính sẽ phải đánh giá phân tích những sự kiện có thể xảy ra
trong tương lai. Trong khi đó, một doanh nghiệp thông thường không cần thiết phải làm
như vậy khi mua một hàng hóa tiêu dùng hàng ngày. Ngoài ra, trong TGTC cũng có sự
khác nhau về sản phẩm. Ví dụ như ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi từ các
khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội và khoản tiền đó có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng với
loại hình bảo hiểm, quỹ hưu trí, khoản tiền đóng để mua bảo hiểm không được rút ra mà
chỉ được chi trả theo những điều khoản trong hợp đồng.
Thứ hai, với tư cách là một tổ chức huy động vốn và cung ứng nguồn vốn trong
nền kinh tế, có thể hiểu TGTC là chiếc cầu nối giữa hai chủ thể, giữa những người có vốn
nhàn rỗi với những người dư thừa về vốn. Tuy nhiên nhiệm vụ trung gian của TGTC
Trang 8


không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn đóng vai trò trung gian trong nhiều hoạt động khác
như là phương tiện để nhà nước điều hành chính sách tiền tệ khi cần thiết.

Loại tổ chức trung gian tài

Tài sản nợ chủ yếu( nguồn

Tài sản có chủ yếu( sử

chính
Tổ chức nhận tiền gửi

vốn)


dụng vốn)

Ngân hàng thương mại

Tiền gửi

Cho vay kinh doanh và tiêu
dùng, cho vay thế chấp
mua bất động sản, chứng
khoán chính phủ Mỹ và trái
phiếu chính quyền địa

Tiền gửi

phương
Cho vay thế chấp mua bất

Tiền gửi

động sản
Cho vay thế chấp mua bất

Tiền gửi

động sản
Cho vay tiêu dùng

đồng
Công ty Bảo hiểm nhân thọ


Phí bảo hiểm theo hợp

Trái phiếu công ty và

Quỹ lương hưu

đồng
Tiền đóng góp của người

khoản vay thế chấp
Trái phiếu và cổ phiếu công

Các công ty bảo hiểm cháy

thuê lao động và người LĐ
Phí bảo hiểm theo hợp

ty
Trái phiếu địa phương, trái

và tai nạn

đồng

phiếu và cổ phiếu công ty,

Hiệp hội tiết kiệm và cho
vay
Ngân hàng tiết kiệm tương
hỗ

Liên hiệp tín dụng
Tổ chức tiết kiệm theo hợp

chứng khoán chính phủ Mỹ
Trung gian đầu tư
Quỹ đầu tư chung

Cổ phần

Cổ phiếu và trái phiếu

Quỹ đầu tư thị trường tiền

Cổ phần

Các công cụ thị trường tiền

tệ

tệ
Trang 9


Công ty tài chính

Phiếu nợ thương mại, cổ

Cho vay tiêu dùng và kinh

phiếu và trái phiếu


doanh

Bảng 1. Các tài sản có và tài sản nợ hàng đầu của những tổ chức trung gian tài
chính
Đặc trưng và vai trò của các TGTC
Trung gian tài chính có hai chức năng chính là chức năng tạo, cung ứng vốn và
chức năng kiểm soát:
Chức năng tạo và cung ứng vốn
Các TGTC ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính. Nó thực sự
đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn và người cần vốn, cho cả nền kinh
tế xã hội và bản thân các tổ chức tài chính trung gian.
Tiền vốn có thể chuyển từ người cho vay tới người vay bằng ba con đường khác
nhau bao gồm: trực tiếp, thông qua các trung gian tài chính và thông qua gặp nhau trên
thị trường chứng khoán. Trong đó, con đường thứ hai, được gọi là tài chính gián tiếp bởi
vì nó liên hệ đến một người ở giữa: một tổ chức trung gian tài chính đứng giữa người cho
vay/người tiết kiệm và người vay/người chi tiêu và giúp chuyển vốn từ người này sang
người kia. Một tổ chức trung gian tài chính thực hiện điều này bằng cách vay vốn của
người cho vay/người tiết kiệm và sau đó cho người đi vay, người chi tiêu vay vốn. Chức
năng này được thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi, chủ
yếu là các ngân hàng thương mại. Đối với các khoản vay dài hạn thì có rất ít người đồng
ý cho vay vì họ sợ rủi ro, để bù đắp rủi ro đó họ thường đòi một mức lãi suất cao, gây khó
khăn đối với người đi vay. Nhưng các tổ chức tài chính trung gian đã kết nối được các
khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau nên các tổ chức này có thể cho vay với thời hạn dài
hơn mà chi phí lại thấp hơn nhiều so với một người cho vay cá nhân.
Chức năng kiểm soát
Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm tra giám sát của mình để giảm
thiểu những nguy cơ lựa chọn đối nghịch và những rủi ro về đạo đức khi cho vay. Để
Trang 10



thực hiện tốt chức năng này, các trung gian tài chính phải kiểm tra kĩ, thu thập xử lý
thông tin trước khi cho vay, định kì kiểm soát trong quá trình cho vay và sau khi cho vay
đối với các doanh nghiệp nói riêng- bộ phận đi vay lớn nhất- và toàn bộ những đối tượng
đi vay.
Càng có nhiều các trung gian tài chính thì càng có nhiều các công cụ tài chính để
dễ dàng giảm rủi ro. Đó là bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi các nhà đầu tư
gửi tiền vào các quỹ đầu tư, những quỹ đầu tư sẽ dùng số tiền đó đầu tư cùng lúc vào
nhiều loại tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu của nhiều công ty hay trái phiếu công ty, trái
phiếu chính phủ,... Bằng cách đó, quỹ đầu tư đã đa dạng hoá việc đầu tư, làm hạn chế đến
mức thấp nhất rủi ro cho nguồn vốn đầu tư. Nhưng việc này chỉ được thực hiện khi có số
tiền đủ lớn mà một hay 2 cá nhân không đủ khả năng thực hiện được. Từ đó ta nhận thấy,
đa dạng hoá danh mục đầu tư là một lợi thế của định chế tài chính trung gian.
Giảm chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin
Những nhà đầu tư mua tài sản tài chính phải có những kỹ năng cần thiết để hiểu và
đánh giá một khoản đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân thường không có đủ điều
kiện để phát triển những kỹ năng này cả về mặt thời gian và kiến thức. Vì thế, để thực
hiện một khoản cho vay thì nhà đầu tư cá nhân này thường phải thuê người viết hợp đồng
và dùng lợi nhuận thu được từ hợp đồng cho vay này để trả cho chi phí này. Chi phí này
được gọi là chi phí hợp đồng. Bên cạnh đó, để có các thông tin và xử lý các thông tin đó
về tài sản tài chính và người phát hành tài sản tài chính đó, ngoài chi phí cơ hội là việc
tiêu tốn thời gian cho việc thu thập và xử lý thông tin thì nhà đầu tư còn tốn tiền để có
được những thông tin. Chi phí đó được gọi là chi phí xử lý thông tin.
Các định chế tài chính trung gian là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với vai trò đó,
chúng có thể dễ dàng thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhiều người đi vay. Mặc dù nó
phát sinh thêm chi phí để cho những đối tượng này gặp nhau nhưng ngược lại, chúng có
được một đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách chuyên nghiệp nên có thể soạn thảo
các hợp đồng đủ loại một cách tốt nhất, giám sát việc tuân thủ các điều khoản trong hợp
đồng và có những hành đồng cần thiết để bảo vệ lợi ích của các trung gian tài chính. Nói
Trang 11



một cách khác, do các định chế tài chính trung gian quản lý một khối lượng vốn lớn và
hoạt động chuyên nghiệp, nên họ có được lợi thế về qui mô trong việc ký hợp đồng và xử
lý thông tin. Chi phí thấp hơn này sẽ làm tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư mua tài sản
tài chính của các định chế tài chính trung gian, và những người phát hành tài sản tài chính
cũng có lợi ích từ việc đi vay với chi phí thấp.
Cung cấp phương thức thanh toán
Với sự phát triển của không chỉ nền kinh tế mà còn công nghệ 4.0, ngày nay việc
thanh toán không còn được thanh toán nhiều bằng mặt hay thậm chí là tiền xu. Nó được
thanh bằng các hình thức khác như: séc, thẻ tín dụng, thẻ nợ, chuyển khoản, ví điện tử….
Một số tổ chức tài chính trung gian đảm nhận việc cung cấp những phương thức thanh
toán này ( chủ yếu là ngân hàng). Khả năng thực hiện việc thực hiện thanh toán không
bằng tiền mặt là hết sức quan trọng đối với sự vận hành trôi chảy của một thị trường tài
chính có hiệu quả. Nói tóm lại, các tổ chức nhận tiền gửi chuyển các tài sản mà không thể
sử dụng để thanh toán thành những tài sản khác có khả năng này.
Chính vì những chức năng quan trọng đó và TGTC cũng có những vài trò rất
quan trọng trong ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung.
Thứ nhất, TGTC có vai trò như một kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước. Các
TGTC ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế thị
trường. Nó thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn, người cần
vốn, cho cả nền kinh tế xã hội và bản thân các tổ chức TCTG. Hoạt động của các TGTC
góp phần giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và
toàn bộ nền kinh tế. Do trình độ chuyên môn hóa và sự thành thạo trong nghề nghiệp, các
tài chính trung gian thường xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốn
thực tế được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất. Hơn thế, các TGTC còn thực hiện
một cách hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro có
khả năng xảy ra.

Trang 12



Ở Việt Nam, với quan điểm thiệt lập hệ thống trung gian tài chính theo hướng đa
dạng hóa, đa năng hóa, thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như luật các tổ chức
tín dụng, các nghị định của chính phủ, đã hình thành hệ thống tài chính trung gian khá đa
dạng gồm có hai khối đó là các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng. Muốn huy động
ngày càng nhiều vốn qua các TGTC từ các đơn vị tổ chức kinh doanh, các tổ chức có
nguồn vốn tạm nhàn rỗi nhất là nguồn vốn trong dân cư, hộ gia đình thì cần có những
chính sách thật hợp lý để họ đưa vốn của mình vào các ngân hàng, các tổ chức tài chính
tín dụng hoặc đưa trực tiếp vào các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các
nguồn vốn phải được khai thông và tìm mọi biện pháp huy động cho phát triển kinh tế.
Các TGTC huy động vốn đầu tư trong nước trên cơ sở khai thác các nguồn vốn tiết
kiệm nằm ở các khâu tài chính doanh nghiệp, tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ
gia đình thông qua phát hành các sản phẩm tài chính như: trái phiếu, các chứng chỉ tiền
gửi tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kì hạn khác nhau và phát hành chứng khoán
trên thị trường chứng khoán. Với sự chuyên môn hóa về các chứng khoán, thị trường
chứng khoán được xem như là một cơ sở hạ tầng tài chính để các TGTC thực hiện chính
sách huy động vốn của các nhà đầu tư thông qua phát hành các giấy tờ có giá.
Thứ hai, TGTC còn là một kênh huy động vốn từ nước ngoài. Các TGTC huy
động vốn từ nước ngoài qua các hình thức sau: Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ( ODA) để thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ định của các
nhà tài trợ nước ngoài. ODA( Official Development Assistance) nghĩa là hỗ trợ phát triển
chính thức, được định nghĩa là viện trợ của chính phủ được thiết kế để thúc đẩy phát triển
kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển. Các khoản cho vay và tín dụng cho các
mục đích quân sự bị loại trừ. Hỗ trợ có thể được cung cấp song phương, từ nhà tài trợ cho
người nhận, hoặc được chuyển qua một cơ quan phát triển đa phương như Liên Hiệp
Quốc hoặc Ngân hàng thế giới. Khoản viện trợ bao gồm các khoản tài trợ, các khoản vay
“mềm” (trong đó phần tử tài trợ tối thiểu là 25% tổng số) và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.
ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước đang phát triển đảm bảo chi đầu tư phát
triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA có đặc tính ưu việt là thời hạn

Trang 13


cho vay thường là 10- 30 năm, lãi suất khoảng từ 0,25% đến 2%/ năm. Chỉ có nguồn vốn
lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể
tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước,
thủy lợi và các cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng KTXH được
xây dựng mới hoặc cải tạo bằng nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế của các nước nghèo.
Thứ ba, TGTC có thể huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tế( phát hành
chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế). Có thể thấy, lượng trái phiếu Chính phủ
phát hành ra thị trường vốn quốc tế trong cuối năm 2014 là một thành công của nước ta
trong năm qua. Bởi lượng trái phiếu này đã chỉ phải chịu mức lãi suất cố định 4,8%/năm,
thay vì 5,125%/năm như dự kiến ban đầu. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất
cho trái phiếu Chính phủ được phát hành trong năm 2005 và 2010( tương ứng
6,875%/năm và 6,755%/năm), giúp tiết kiệm được 32,5 triệu USD. Đặc biệt, nhờ đợt
phát hành này, Bộ Tài chính đã hoán đổi được một lượng trái phiếu phát hành năm 2005
và năm 2010, giúp tiết kiệm được 13,9 triệu USD, góp phần cơ cấu lại nợ công theo
hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ.
Huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế là
quan hệ tín dụng thông thường, không bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện như vốn hỗ trợ
ODA, miễn là người vay trả được nợ. Đầu tư vào trái phiếu phát hành trên thị trường vốn
quốc tế cũng khá an toàn, ngay cả trường hợp quốc gia đi vay không trả được nợ, thì các
tổ chức tài chính quốc tế trung gian đứng ra thu vốn phải trả nợ thay.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn trong nước cớ thời gian dài, lãi
suất thấp, thì cũng cần huy động vốn trên thị trường quốc tế, để có vốn đầu tư, cơ cấu lại
nợ, giảm áp lực trả nợ và lãi suất vay vốn, đồng thời không gia tăng nợ công. Ưu điểm
của kênh này là mở ra cho các tài chính trung gian trong nước một thị trường huy động
vốn lớn.


Trang 14


1.2.2. Hệ thống trung gian tài chính tại Việt Nam
Theo số liệu của cục thống kê thì hiện Việt Nam có: 5 Ngân hàng thương mại
lớn( Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân
hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu); Ngân hàng chính sách; Ngân hàng
phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng Thương mại cổ phần; 46 chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê Tài chính; 998 Quỹ tín
dụng nhân dân cơ sở.
Tại Việt Nam, hiện có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm:
Ngân hàng thương mại, Công ty chứng khoán, Công ty Tài chính , Công ty bảo hiểm,
Quỹ đầu tư. Sau đây là khái quát của một số trung gian tài chính tiêu biểu.
Loại hình: Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền
tệ, với nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ liên
quan đến lĩnh vực tài chính- ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Các ngân hàng thương mại( NHTM) hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Sản
phẩm của NHTM mang tính dịch vụ, gắn liền với phân phối và dử dụng vốn, tư vấn tài
chính. Các NHT M hoạt động phụ thuộc nhiều vào lòng tin và tín nhiệm của khách hàng.
Và hoạt động kinh doanh của NHTM thì có nhiều rủi ro tiềm ẩn và cũng mang tính hệ
thống, chịu ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau.
Hoạt động của ngân hàng kinh doanh, cung ứng thường xuyên các hoạt động
nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Trang 15


Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019, tháng
6/2019

Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của Hội đồng nhà nước Việt
Nam xác định: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
toán”.
Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 98 triệu người, GDP khoảng 240 tỷ USD, số
lượng các ngân hàng này hiện nay được xem là đông đảo so với một thị trường tài chính
nhỏ như Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong
những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm.Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại cũng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khối
NHTMCP.

Trang 16


Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019, tháng
6/2019
Trong những năm vừa qua, các NHTM đóng một phần lợi ích không nhỏ cho nền
kinh tế thị trường và song hành với nhưng thành quả đó luôn có sự hỗ trợ từ Chính Phủ
và Nhà nước Việt Nam. Theo đó, quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý
nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an
toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các
NHTM nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần. Theo
đó, vốn điều lệ của toàn hệ thống tính đến tháng 3/2019 đạt 578,9 nghìn tỷ đồng, tăng
0,45% so với cuối năm 2018 và tăng 63,5% so với cuối năm 2011. Vốn chủ sở hữu của
toàn hệ thống đạt 792,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2018 và 20,1% so với
cuối năm 2017. Trên đây là một trong số ít những lợi ích mà các NHTM cùng với sự điều
tiết của Chính phủ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam.
Loại hình: Công ty chứng khoán

Định nghĩ về Công ty chứng khoán được quy đinh rõ tại Quyết định số 27/2007/QĐBTC rằng "Công ty chứng khoán" là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh

Trang 17


chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự
doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
"Tổ chức kinh doanh chứng khoán" là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,
công ty quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ theo quy đinh tại Luật
chứng khoán như tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán ...

Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty chứng khoán không ngừng tăng nhanh về
số lượng. Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động
chính thức với 4 công ty Chứng khoán thì đến thời điểm 2007 đã có tới 61 công ty chứng
khoán với tổng số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có hơn 2000 công ty
chứng khoán hoạt động.

Trang 18


Nguồn: Đầu tư Chứng khoán
Các công ty chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều
lệ, nhằm đáp ứng khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng khoán đã góp
phần tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp. Tính đến cuối
năm 2018, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 68,6% GDP quốc dân. Điều này
chứng tỏ, các công ty chứng khoán đã giúp các doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp
cận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư, ổn định và với chi phí vốn thấp, mang tính dài
hạn.
Loại hình: Công ty tài chính
Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn.

Khi này, các ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kì hạn vay,
điều kiện giải ngân,…sẽ rất khó đáp ứng được hết nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời của các

Trang 19


công ty tài chính, cho thuê tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tài
chính.
Công ty tài chính là Doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệnhưng nguyên
tắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam công ty tài chính được thành lập dưới các
hình thức: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty do một tổ chức tín dụng làm
chủ sở hữu, công ty liên doanh tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng nước
ngoài, công ty có 100% vốn đầu tư của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài.
Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế
nhà nước. Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà
nước như: Công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước
như: Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực. Công ty tài
chính Xi măng, Công ty tài chính Than khoáng sản Việt Nam, công ty tài chính Cổ phần
Dầu khí…
Các công ty tài chính với ưu thế về nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đã
liên tục đầu tư dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu tư tài
chính…
Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung
ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính lại trực
thuộc các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của nhà nước.
Loại hình: các Công ty Bảo hiểm
Dẫn lời một quan chức trong ngành Bảo hiểm thì Việt Nam vẫn là một thị trường
bảo hiểm năng động và tiềm năng. Sự ra đời và xuất hiện các công ty bảo hiểm trên thị

trường đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích từ việc bảo hiểm những rủi ro trong
cuộc sống hằng ngày.

Trang 20


Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 423.423 tỷ đồng, tăng
19,01% so với cùng kỳ năm trước.Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 71.147 tỷ đồng, tăng
24,35%; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 91.456 tỷ đồng, tăng 28,8%; chi trả quyền
lợi bảo hiểm ước đạt 18.653 tỷ đồng, tăng 19,61%); phí thu xếp qua môi giới ước đạt
4.215 tỷ đồng; hoa hồng môi giới ước đạt 383 tỷ đồng, tăng 4,2%.
Ngành bảo hiểm cũng đã chi trả 10.318 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Số hợp
đồng bảo hiểm khai thác mới đạt 1.222.000 hợp đồng, tăng 27%. Trong năm 2019,
ngành bảo hiểm đặt mục tiêu tăng trưởng 20%. Trước đó lãnh đạo một số công ty bảo
hiểm cũng đưa ra dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng năm nay chỉ ở mức kế hoạch đã đặt ra
tức là 20%, chậm hơn so với các năm trước. Tuy nhiên qua gần 8 tháng hoạt động, ngành
đang có những bước tăng trưởng nhanh hơn so với dự đoán.
Hiện có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 30 doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và
14 môi giới bảo hiểm.
Trong một diễn biến khác, mới đây Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report) đã công bố danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2019, dựa
trên phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) trên truyền thông, kết hợp
nghiên cứu chuyên sâu các ngành trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao như: Bất
động sản – Xây dựng, Ngân hàng, Dược, Thực phẩm – Đồ uống, Bán lẻ, Du lịch,
Logistics…
Theo đó, top 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uy tín nhất thuộc về Bảo Việt,
Prudential, AIA, Dai-ichi Life, Manulife, Chubb Life, Sun Life, Hanwa Life, Cathay Life
và Mirae Asset.Top 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lần lượt thuộc về Bảo Việt,
Bảo hiểm PVI, bảo hiểm Petrolimex, bảo hiểm Bưu điện (PTI), bảo hiểm Bảo Minh, bảo

hiểm BIDV (BIC), bảo hiểm VietinBank, bảo hiểm Ngân hàng Quân đội (MIC), bảo hiểm
Liberty và Bảo hiểm hàng không.

Trang 21


Như vậy, sự phát triển của các loại hình tài chính trung gian đã tạo ra một lượng
cung vốn dồi dào cho các doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh
tế.
1.2.3. Tổng quan về Cách mạng công nghiệp 4.0
Cho đến bây giờ, chúng ta đã qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Thứ
nhất, cách mạng công nghiệp 1.0 (1784) là sự xuất hiện của động cơ hơi nước. Động cơ
hơi nước tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông
vận tải. Thứ hai, cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) là khi động cơ điện ra đời, mang lại
cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước. Thứ ba, cách
mạng công nghiệp 3.0 (1969) là khi bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được
với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ mà hiện
nay chúng ta đang thụ hưởng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự tiếp nối cách mạng công nghiệp 3.0 là sản phẩm
của cách mạng KHCN đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu rộng hơn, tốc độ
nhanh hơn, dường như đồng thời trên quy mô toàn cầu, đến mức không thể kịp nhận đoán
“hình dạng” của ngày mai. Nó thể hiện vừa đồng thời, đồng loạt, cộng hưởng, đột biến,
bất ngờ, ảnh hưởng dữ dội, quy mô lớn và sâu rộng so với các giai đoạn lịch sử trước đây
trong sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp. Do vậy cách mạng
công nghiệp 4.0 có những đặc tính tương đồng với cách mạng KHCN hiện đại và là sự
thể hiện trên lĩnh vực công nghiệp của cách mạng KHCN. Cách mạng KHCN ở giai đoạn
phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần loại con người ra khỏi quá trình sản
xuất trực tiếp, biến họ trở thành những chủ thể sáng tạo thực sự, tạo tiền đề vật chất và
lực lượng sản xuất mới cho một nền kinh tế mới, đang được gọi bằng nhiều tên khác
nhau, đưa nhân loại đến giai đoạn phát triển mới cũng với những tên gọi khác nhau (Kinh

tế số, kinh tế mềm, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội tri thức…).
Nguồn: ICTnews

Trang 22


CMCN 4.0 kế thừa những thành tựu lớn của cách mạng công nghiệp lần 3 để lại,
hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in
3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), SMAC (Nền tảng công nghệ phát triển
thông minh bao gồm Social, Media, Mobile, Analytics, Cloud), công nghệ nano, công
nghệ

sinh

học,

công

nghệ

vật

liệu

mới....

CMCN 4.0 tạo ra những nhà máy thông minh (smart factory). Trong các nhà máy
thông minh với cấu trúc kiểu môđun, hệ thống thực - ảo giám sát các quy trình thực tế,
tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua IoT, các hệ
thống thực - ảo giao tiếp, cộng tác với nhau, với con người trong thời gian thực, cùng với

sự hỗ trợ của Internet dịch vụ (Internet of Services), dịch vụ nội hàm và dịch vụ phối hợp
giữa các tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.
Ba trụ cột quan trọng để phát triển công nghiệp 4.0 là: công nghệ vật lý, công nghệ
số và công nghệ sinh học. Trong đó, công nghệ số liên quan đến rất nhiều ứng dụng trong
lĩnh vực ngân hàng, bao gồm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, học máy, điện toán đám
mây,blockchain.…
CMCN 4.0 là môi trường thông minh, có kết nối Internet, có tập hợp dữ liệu lớn,
Trang 23


với những đặc điểm như: Tốc độ thay đổi nhanh chóng; Tác động rộng và sâu (mọi mặt
cuộc sống và mọi chủ thể -cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu); Kết
nối, chia sẻ dữ liệu là nhân tố chính; Có tác động tích cực về lâu dài nhưng tiêu cực trong
ngắn hạn; Kết hợp nhiều công nghệ, hoạt động khác nhau; Kết nối giữa thực và ảo; Thay
đổi dòng (flows) thông tin - dữ liệu, tri thức, vai trò của doanh nghiệp và cá nhân.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), sáng 18/1, tại Hà Nội, Bộ
Công Thương đã tổ chức “ Hội thảo ASEM về Thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cuộc
Cách mạng 4.0”. Buổi Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết về nền
kinh tế số, thực trạng, vai trò, tác động, thách thức và cơ hội để các cơ quan quản lý đưa
ra được những chính sách theo kịp sự phát triển của nền kinh tế số, hướng tới tăng trưởng
vàkết nối bền vững trong khu vực.
Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử, Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng
Hải, kinh tế số mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nền kinh tế thay đổi và thực
hiện tốt hơn các hoạt động kinh tế, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, giúp thúc đẩy
GDP trên toàn cầu. Kinh tế số cũng có thể giúp các quốc gia tăng năng suất, hiệu quả và
tính minh bạch trong thương mại quốc tế. Ông Hải cũng cho rằng, Cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng cách mạng công nghệ số sẽ mang lại cho nền kinh tế các
tiềm năng và thúc đẩy sự sáng tạo. Các cơ hội của nền kinh tế số đối với doanh nghiệp đó
là doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển liên kết thương mại với người tiêu dùng thông
qua nền tảng thương mại điện tử. Các doanh nghiệp cũng thuận tiện trong việc phát triển

các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng,...; tham gia vào việc phát
triển hạ tầng số. Công nghệ cao vượt trội từ cuộc CMCN 4.0 mang lại đang tác động rất
mạnh vào ngành ngân hàng và các định chế tài chính truyền thống và được dự báo sẽ
mang lại sự thay đổi toàn diện ngành tài chính nói chung trong thời gian tới.
1.2.4. Một số khái niệm mới

Trang 24


Fintech
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0. Với
cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhưng trình độ học vấn và khả
năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam đạt mức khá so với
các nước trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt Nam cũng
đạt mức cao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn một thuê bao di động. Trong
bối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng tại
Việt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0, cùng
với đó sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng (Fintech); đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành Ngân
hàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam. Vậy Fintech là gì?
Khi các chuỗi công ty Start-up lần lượt ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008, những cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính đã trỗi dậy một cách
mạnh mẽ, làm thay đổi cách thức hoạt động của thế giới ngân hàng nói riêng và thị
trường tài chính trên thế giới nói chung. Đây cũng là lúc thuật ngữ Fintech ra đời. Ban
đầu, thuật ngữ này chỉ được dùng khi nói về hệ thống xử lý dữ liệu( back-end) thiết lập
mạng lưới người tiêu dùng của các tổ chức tài chính thương mại. Từ sự bùng nổ của cuộc
cách mạng Internet và cách mạng Internet trên nền tảng di động, ngành công nghệ tài
chính đã bùng nổ. Fintech, vốn ban đầu chỉ được áp dụng cho các ứng dụng văn phòng
của các ngân hàng hoặc các công ty thương mại, đã lấn sang các lĩnh vực tài chính. Hay
tóm lại, Fintech là viết tắt của từ Financial technology (công nghệ trong tài chính), và

được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công
nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.
Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các công ty phục
vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay
mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm còn lại là các công ty thuộc
dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
Trang 25


×