Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI tập mẫu câu GHÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 10 trang )

BÀI TẬP CÂU GHÉP
Câu 1: (Trang 113 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong
mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.
a. Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ ! U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để chị đi với u, đừng
giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta
đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông
ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là
một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì
nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi
càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm
nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
- Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
a. Có những câu ghép sau:
U van Dần, u lạy Dần! (câu ghép ngăn cách bằng dấu phẩy)
- Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ. (Câu ghép có quan hệ nối tiếp).
- Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (Câu ghép không dùng từ nối, quan
hệ đẳng lập)
- Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (Câu
ghép có từ Nếu... thì, nhưng chữ thì bị lược bỏ)
b.
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không khóc ra tiếng. (Câu ghép có từ nối, nhưng lược ở vế đầu
thì... đã )
“Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ
lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” (Câu ghép có quan hệ từ. )


c. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (Câu ghép không có từ
nối. )
d. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Câu ghép có cặp từ nối:
nên... bởi vì)
Câu 2: (Trang 113 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.
a) vì... nên... (hoặc hởi vì... cho nên...; sở dĩ... là vì...)
b) nếu... thì ... (hoặc hễ... thì ...;giá... thì ...)
c) tuy... nhưng... (hoặc mặc dù... nhưng...)
d) không những... mà... (hoặc không chỉ... mà...; chẳng những... mà...)
Đặt câu:
a. Vì trời mưa nên tôi đi học muộn
b. Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ đi dã ngoại.
c. Tuy gia đình khó khăn nhưng Nam vẫn cố gắng học tập tốt
c. Ngọc không những học giỏi mà bạn còn năng nổ trong các hoạt động đoàn đội.


Câu 3: (Trang 113 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu
ghép mới bằng một trong hai cách sau :
a) Bỏ bớt một quan hệ từ.
b) Đảo lại trật tự các vế câu.
a. Vì trời mưa, tôi đi học muộn (Bỏ bớt một quan hệ từ.)
b. chúng tôi sẽ đi dã ngoại nếu thời tiết đẹp (Đảo lại trật tự các vế câu)
c. Tuy gia đình khó khăn, Nam vẫn cố gắng học tập tốt
c. Ngọc không những học giỏi, bạn còn năng nổ trong các hoạt động đoàn đội.
Câu 4: (Trang 114 - SGK Ngữ văn 8 tập
1) Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây:
a) ...vừa... đã... (hoặc... mới... đã...; ... chưa... đã...)
b) ... đâu... đấy... (hoặc... nào... nấy...; ... sao... vậy...)
c) ... càng ... càng.
Đặt câu:

Mẹ em vừa đi làm về đã tất bật, vất vả chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình
Mẹ đi đâu, nó theo đấy
Càng lớn nó càng bướng bỉnh
Câu 5: (Trang 114 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong
đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép) :
a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
b) Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn.
Bài làm tham khảo về thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông:
Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào
đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống,
rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi
nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô
nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế
như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường
và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.
Câu ghép trong đoạn văn trên: Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay
thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng
nề. (câu ghép có cặp quan hệ từ nếu... thì)
Bài tham khảo về tác dụng của việc lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn:
Viết văn mà không lập dàn ý giống như người bị mất phương hướng ở trong rừng. Dàn ý không chỉ giúp
bài văn sáng sủa mạch lạc lập luận chặt chẽ mà còn có hệ thống ý đầy đủ, cân đối toàn diện. Lập dàn ý giúp ta
sắp xếp, chỉnh sửa được các ý sẽ đưa vào bài. Dàn ý còn góp cho chúng ta tránh được tình trạng đầu voi đuôi
chuột, hoặc lan man xa đề những căn bệnh phổ biến trong làm văn. Ngoài ra, nó còn giúp ta sắp xếp được bố
cục bài viết theo một thứ tự. Nếu thiếu một bố cục mạch lạc, gắn kết với nhau thì bài viết sẽ rất hỗn độn. Vì
vậy, việc lập dàn ý khi làm một bài tập làm văn là thực sự quan trọng.
Câu ghép trong đoạn văn trên:
Dàn ý không chỉ giúp bài văn sáng sủa mạch lạc lập luận chặt chẽ mà còn có hệ thống ý đầy đủ, cân đối
toàn diện. (câu ghép có cặp quan hệ từ không chỉ... mà còn)
Nếu thiếu một bố cục mạch lạc, gắn kết với nhau thì bài viết sẽ rất hỗn độn. (câu ghép có cặp quan hệ từ
nếu... thì)



Câu 1: (Trang 124 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu
ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biêu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết
những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ;
chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng
những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng
những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh
hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
(Nguyễn Đình Thi)
e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng
“hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố)
Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ
hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân).
Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho
những điều nêu ở vế thứ hai “hôm nay tôi đi học”).
b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ “nếu” chỉ điều kiện, vế thứ
hai chỉ kết quả “thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mức nào”).
c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời. Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta),
vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.
d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế thứ nhất có từ “tuy” tương phán ý nghĩa với vế thứ
hai).

e) Đoạn trích có hai câu ghép.
Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp, tăng tiến qua từ “rồi”.
Câu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả.
Câu 2: (Trang 124 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
(a) Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên
chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề .
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.
(b). Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời
mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.
b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.
c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không ? Vì sao?
Tìm
các
câu
Đoạn văn (a) có 4 câu ghép:
Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề .

ghép:


Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.
Đoạn văn (b) có 2 câu ghép:
Buổi sáng, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buôn nhanh xuống mặt biển.
Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép
Đoạn văn (a) quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép đều là quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của
sắc trời dẫn đến sự thay đổi của màu nước.

Đoạn văn (b) quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ quan hệ đồng thời. Vế một nêu
sự thay đổi của sự vật này – vế hai nêu sự thay đổi của sự vật khác tương ứng.
Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa
giữa các vế trong các câu này rất chặt chẽ.
Câu 3: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét vé mật
lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không ? Vì sao ? Xét về giá trị biểu
hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật (lão Hạc)?
Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi
vắng, vả lại cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở
làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba
sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào
con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi nó... Việc
thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo
cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng
bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi

của
lão


chút,
còn
bao
nhiêu
đành
nhờ
hàng
xóm
cả...
(Nam Cao, Lão Hạc)

Hai câu cuối của đoạn văn trên là hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một
việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không
bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận.
Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc. Phù
hợp với cách nói của người già, thường hay nói dài.
Đúng với tâm trạng của lão Hạc khi túng quẫn với hoàn cảnh hiện tại của mình. Thể hiện tính cẩn thận, chu
đáo, lo trước nghĩ sau của lão Hạc.
Câu 4: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Chị Dậu càng tỏ ra
bộ đau đớn:
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ
Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được.
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu
đơn không? Vì sao?
b. Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách
viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào ?
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ giả thiết - hệ quả. Không nên tách mỗi vế
câu ghép thành một câu đơn vì. Ý hai vế này liên kết với nhau chặt chẽ, tách mỗi vế ý chưa trọn vẹn.
b. Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau
như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật (chị Dậu) nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, không thể hiện được sự
khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.


a)

a.
b.
c.


Viết đoạn văn khoảng 4-5 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời của lão Hạc, trong đó có dùng câu ghép.
Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu ghép về tác hại của khói thuốc lá đối với con người và môi
trường? ( 3đ )
1
2. Câu văn " buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi
trên con đường làng dài và hẹp. Gợi lên trong ra cảm nhận gì? Hãy ghi thành đoạn văn ngắn khoảng 6 - 8 câu
trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép, viết câu ghép ở cuối bài
Câu 5 : Viết đoạn văn ngắn thuyết minh tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ con người, trong đó
có :
a/ Sử dụng một câu ghép ( gạch dưới và phân tích cấu trúc câu ) (2đ)
b/ Sử dụng dấu hai chấm hoặc dấu ngoặc đơn, ngoặc kép .Nêu công dụng dấu câu đó (2đ)
Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b)Đặt 1 câu ghép có quan hệ thăng tiến.
2) Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau (2 điểm)
a. Quan hệ nguyên nhân.
b. Quan hệ đồng thời.
c. Quan hệ tương phản.
d. Quan hệ tăng tiến.
2) Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau (2 điểm)
- Quan hệ điều kiện:
- Quan hệ tiếp nối:
- Quan hệ bổ sung:
- Quan hệ giải thích:
2. Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu ghép về tác hại của khói thuốc lá đối với con người và môi
trường? ( 3đ )
Câu 2 : Đặt 3 câu ghép trong đó ( 1.5 đ)
Chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.( 0.5 đ)
Câu chỉ quan hệ tăng tiến.
( 0.5 đ)
Câu chỉ quan hệ tương phản.

( 0.5 đ )
Câu 4 :Hãy viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất là 1 câu ghép nói về đề tài thay đổi thói quen sử dụng
bao ni lông? ( 2 đ )
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất là một câu ghép ( gạch chân dưới câu ghép đó) nói về đề
tài chúng ta không nên hút thuốc lá.
Câu 5: Phần tích cụm C – V và tìm quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép sau: “ Buổi chiều , nắng vừa
nhạt , sương đã buông nhanh xuống mặt biển. “ (0.5đ)
Câu 7: nêu những quan hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép. (1đ)
Câu1: Tìm câu ghép trong đọan trích và cho biết các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ?
(2đ)
- U van Dần , u lạy Dần ! Dần hãy để cho chị đi với u , đừng giữ chị nữa . Chị con có đi , u mới có tiền nộp
sưu , thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế , Dần có thương
không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lí vào đây, ông ầy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy .
7. Đặt ba câu ghép có dùng cặp quan hệ từ theo mẫu sau (3 điểm)
a) Do........................................ nên..........................................................................
b) Nếu..........................................thì.........................................................................
c) Tuy.............................................nhưng...............................................................
âu2:( 1 điểm):Cho câu ghép: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi
lớn: hôm nay, tôi đi học.”
Có nên tách các vế thành câu đơn không? Vì sao?
Câu3:( 3 điểm): Viết một đoạn văn ( 10-15 dòng) kêu gọi mọi người không hút thuốc lá. (Trong đó có sử
dụng một câu ghép có quan hệ nguyên nhân –kết quả, một câu ghép có quan hệ tăng tiến, một câu ghép có
quan hệ mục đích.)


( Ca dao)
Câu2: ( 1 điểm): Cho câu ghép sau: “ Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương
thiện quá.”
Có nên tách các vế thành câu đơn được không? Vì sao?
Câu 3: ( 3 điểm): Viết đoạn văn( 10- 15 dòng) kêu gọi mọi người không sử dụng bao bì ni lông (Trong đó

có sử dụng một câu ghép nguyên nhân- kết quả, một câu ghép tăng tiến hoặc bổ sung, một câu ghép mục
đích).
: Cho đoạn văn sau:
Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời
mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
a. Tìm câu ghép.
b. Phân tích ngữ pháp và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được.
c.
b. Đọc đoạn trích sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để
gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ
Dân chủ Cộng hòa.
(“Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh)










Hãy xác định câu ghép. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì có
làm thay đổi ý cần diễn đạt không ?
Trả lời:
Trong đoạn trích trên, câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép.
Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền
mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.
c.

Xác
định
câu
ghép

cách
nối
các
vế
câu
trong
đoạn
trích:
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng,
của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên
cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn.
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu
tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
Trả lời:
Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép.
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh
sáng, của thiên nhiên.
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc
đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
Các vế câu được nối với nhau bởi các quan hệ từ (cũng như, bởi vì).
Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b)Đặt 1 câu ghép có quan hệ thăng tiến.
2) Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau (2 điểm)
a. Quan hệ nguyên nhân.
b. Quan hệ đồng thời.

c. Quan hệ tương phản.
d. Quan hệ tăng tiến.
Câu hỏi : Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào ?
“Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêngngả thân cây, lay động lá
cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậckhác nhau.”.
A. Bằng quan hệ từ
B. Bằng một cặp đại từ
C. Bằng một cặp quan hệ từ
D. Bằng những dấu phẩy
Câu hỏi : Các vế trong câu ghép : Anh cũng muốn ôm con nhưng anh lại sợ nó giẫy lên bỏ chạy. được


nối với nhau bằng cách nào ?
A. Bằng một quan hệ từ
B. Bằng một cặp quan hệ từ
C. Bằng một cặp phó từ
D. Không dùng từ nối
Câu hỏi : Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu ghép trong đoạn văn sau :
...Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. (1) Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan,
trời mới quang. (2) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển (3).
(2) Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
TN
CN
VN
CN VN CN
VN
(3) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
TN
CN VN
CN

VN
Câu hỏi : Với mỗi cặp quan hệ từ sau đây, hãy đặt một câu ghép : vì …nên, nếu… thì, tuy…nhưng,
không những…mà…
Có thể đặt các câu ghép như sau :
+ Vì bé Hồng rất yêu mẹ nên cậu vô cùng sung sướng khi mẹ trở về.
+ Nếu chúng ta không biết bảo vệ môi trường thì chính chúng ta sẽ phải chịu hậu quả.
+ Tuy nhiều bạn đã biết tự học là quan trọng nhưng các bạn vẫn không nghiêm túc thực hiện.
+ Game online không chỉ làm chúng ta mất thời gian ảnh hưởng đến học hành mà nó còn có nguy cơ khiến
người chơi nhiều dễ bị hoang tưởng.
Câu hỏi : Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu kể về một người thân trong gia đình em. Trong
đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 câu ghép : một câu dùng từ nối và một câu không dùng từ nối. Phân tích
cấu trúc ngữ pháp của hai câu ghép đó.
Đoạn văn cần đạt những yêu cầu sau :
+ Rõ nội dung chủ đề (kể về một người thân trong gia đình, ví dụ : ông, bà, bố, mẹ, hoặc anh, chị, em ; có
thể triển khai các ý : giới thiệu về tuổi tác, hình dáng, tính tình, nghề nghiệp, đặc điểm nổi bật, tình cảm của
em dành cho người đó…).
+ Sử dụng đúng hai câu ghép theo yêu cầu, phân tích cấu trúc ngữ pháp chính xác.
+ Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
+ Đảm bảo về độ dài, bố cục rõ ràng.
+ Trình bày sạch đẹp, chữ viết đúng chính tả.
Câu hỏi : Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép : Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi
càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay là quan hệ gì ?
A. Quan hệ điều kiện.
B. Quan hệ tăng tiến.
C. Quan hệ nối tiếp.
D. Quan hệ đồng thời
Câu hỏi: Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau (2 điểm)
a. Quan hệ nguyên nhân.
b. Quan hệ đồng thời.
c. Quan hệ tương phản.

d. Quan hệ tăng tiến.
Câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu ghép về tác hại của khói thuốc lá đối với con
người và môi trường? ( 3đ )
Câu hỏi : Đặt 3 câu ghép trong đó ( 1.5 đ)
d. Chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả
e. Câu chỉ quan hệ tăng tiến
f. Câu chỉ quan hệ tương phản
Câu hỏi : Trong những câu sau, câu nào là câu ghép mà các vế câu biểu thị quan hệ ý nghĩa tương
phản?
A. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ : Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi
là do thuốc lá.
B. Trong khói thuốc lá có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho
chúng tiếp cận ô xi nữa
C. Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây ra những bệnh nghiêm trọng như huyết
áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
D. Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người đang ở gần anh.
Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng dưới đây:


b)

a)
b)
c)

.......................chưa....................đã.......................
.......................càng.....................càng.................
Đặt câu ghép với các quan hệ từ: và, hay ( mỗi quan hệ từ chỉ đặt một câu ghép
Câu hỏi:
Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả.

b) Đặt 1 câu ghép có quan hệ thăng tiến
câu hỏi: Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau (2 điểm)
- Quan hệ điều kiện:
- Quan hệ tiếp nối:
- Quan hệ bổ sung:
- Quan hệ giải thích:
Câu hỏi :Hãy viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất là 1 câu ghép nói về đề tài thay đổi thói quen
sử dụng bao ni lông? ( 2 đ )
Câu 2: Đặt ba câu ghép trong đó:
Câu chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Câu chỉ quan hệ tăng tiến.
Câu chỉ quan hệ tương phản.
Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất là một câu ghép ( gạch chân dưới câu ghép đó)
nói về đề tài chúng ta không nên hút thuốc lá.
Câu 5: Phần tích cụm C – V và tìm quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép sau: “ Buổi chiều , nắng
vừa nhạt , sương đã buông nhanh xuống mặt biển. “ (0.5đ)
Câu hỏi : Đặt 5 câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của những câu ghép đó.
– Yêu cầu : Viết câu ghép đúng về cấu trúc và rõ nghĩa. Xác định chính xác mối quan hệ ý nghĩa giữa các
vế câu. Ví dụ :
+ Vì hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nên mỗi người tránh hút thuốc hoặc hạn chế tối đa việc hút thuốc.
Quan hệ giữa hai vế : nguyên nhân – kết quả ; biểu hiện qua cặp từ : vì – nên.
+ Nếu cậu ấy luôn có ý thức tự giác trong học tập thì cậu ấy chắc sẽ học rất “siêu”.
Quan hệ giữa hai vế : giả thiết – kết quả, biểu hiện qua cặp từ : nếu – thì.
+ Trời càng về chiều, gió thổi càng mạnh.
Quan hệ giữa hai vế : tăng tiến, biểu hiện bằng cặp từ hô ứng : càng – càng
+ Cửa sổ trong nhà đều sáng rực ánh đèn, thứ ánh sáng lung linh như đang nhảy múa.
Quan hệ tiếp nối, căn cứ vào ý nghĩa của các vế câu : ánh đèn (vế đầu) – ánh sáng (vế sau).
+ Đám con gái thì túm năm, tụm ba tìm ngắt những bông hoa đủ màu sắc, đám con trai chúng tôi thì chạy
nhảy reo hò ầm ĩ tìm bắt những tổ chim trong các lùm cây dại.
Quan hệ giữa hai vế : đồng thời, căn cứ vào ý nghĩa của các vế câu.

Câu hỏi : Có nên tách các vế trong câu ghép sau thành những câu đơn không ? Vì sao ?
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng
tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (Tôi đi học – Thanh Tịnh)
Không nên tách các vế trong câu ghép trên thành những câu đơn
+ Vì đối tượng được nói trong câu là những hoài niệm, là nỗi nhớ vừa mênh mang vừa sâu lắng, nó được
gợi về từ không gian mùa thu đẹp và buồn.
+ Những xúc cảm trong tâm trạng nhân vật như đang trải ra, đang lan toả rộng dần… diễn tả xúc cảm ấy
bằng câu văn dài, nhịp điệu chậm là phù hợp nhất.
Câu hỏi: Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
Đêm / xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh. Cảnh vật / trở nên huyền ảo. Mặt ao / sóng sánh, một
mảnh trăng / bồng bềnh trên mặt nước.
Đây là dạng trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt
*Đáp án :
- Câu1, 3 : Câu ghép
- Câu 2 : Câu đơn
- Đã tách CN, VN ở phần đề.


a)
b)
c)
d)
a)
b)
c)
d)
a)
b)
c)
d)


a)
b)
c)
a)
b)

Câu hỏi: Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại :Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư
từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.
d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.
*Đáp án :
- Câu ghép : b) và d)
Câu hỏi: Có thể tách các vế trong câu ghép tìm được ở BT2 thành các câu đơn được không, vì sao ?
*Đáp án : Không tách được , vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.
Câu hỏi: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống đểhoàn thành các câu ghép sau :
Nó nói và ...
Nó nói rồi...
Nó nói còn...
Nó nói nhưng ...
Câu hỏi: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau :
Lan học bài, còn ...
Nếu trời mưa to thì....
........, còn bố em là bộ đội.
........nhưng Lan vẫn đến lớp.
Câu hỏi:Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép :
Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.

Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.
*Đáp án : Đều là câu ghép.
Câu hỏi :Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép .Tìm CN, VN của chúng :
Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. ( Câu đơn)
Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. (
Câu ghép)
Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. (Câu ghép)
Câu hỏi : Xác định TN, CN, VN của những câu văn sau :
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh /
lặng lẽ trôi.
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng /mái đình, mái chùa cổ kính.
Lưu ý : Câu b) là câu đảo C-V
Bài 7 :
Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến sau:
a) Lan không chỉ chăm học ....
b) Không chỉ trời mưa to....
c) Trời đã mưa to.....
d) Đứa trẻ chẳng những không nín khóc ....
*Đáp án :
a) .....mà Lan còn chăm làm.
b) ......mà gió còn thổi rất mạnh.
c) ......lại còn gió rét nữa.
d) .....mà nó lại còn khóc to hơn.
Bài 1 :
Xác định các vế câu, cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :
a) Mẹ bảo sao / thì con làm vậy.
b) Học sinh nào chăm chỉ / thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
c) Anh cần bao nhiêu / thì anh lấy bấy nhiêu.



d) Dân càng giàu / thì nước càng mạnh.
Bài 2:
Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :
a) Nó ...về đến nhà , bạn nó ... gọi đi ngay.
b) Gió ...to, con thuyền ....lướt nhanh trên biển.
c) Tôi đi ...nó cũng đi...
d) Tôi nói....., nó cũng nói....
*Đáp án :
a) vừa... đã...
b) càng....càng...
c) .... đâu.... đấy.
d) ...sao....vậy.
Bài 3 :
Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép :
a) Mưa càng lâu,...
b) Tôi chưa kịp nói gì,....
c) Nam vừa bước lên xe buýt,...
d) Các bạn đi đâu thì....
*Đáp án :
a) ..... đường càng lầy lội.
b) .....nó đã bỏ chạy.
c) .....xe đã chuyển bánh.
d) .....tôi theo đấy.
.....
Câu hỏi : Dấu hai chấm trong câu ghép : “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại,
khoé mắt tôi đã cay cay…” có tác dụng gì ?
A. Báo trước lời dẫn trực tiếp.
B. Báo trước phần giải thích.
C. Báo trước phần thuyết minh.

D. Báo trước lời đối thoại
Phân tích các câu ghép :
a, Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b, Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được.
c, Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Viết đoạn văn khoảng 4-5 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời của lão Hạc, trong đó có dùng câu ghép.
Đoạn văn tham khảo:
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm,
nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại
có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển
hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót
thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết.
Câu2: (1đ) Cho 2 câu đơn sau:
- Quyển truyện ấy rất hay.
- Tôi vô cùng yêu thích.
Hãy viết lại 2 câu trên thành 1 câu ghép có 1 quan hệ từ và 1 câu ghép có một cặp quan hệ từ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×