Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu cải tiến các giống đậu tương DT2008, DT96 và đt26 bằng phương pháp xử lý đột biến tia gamma nguồn co60 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.59 KB, 27 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

---------------------------*-------------------------

NGUYỄN VĂN MẠNH

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT2008,
DT96 VÀ ĐT26 BẰNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐỘT BIẾN
TIA GAMMA NGUỒN Co60

Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng
Mã số: 9620111

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2020


2
Công trình được công bố tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: ............................
1. GS.TS. Lê Huy Hàm
2. TS. Lê Đức Thảo

Phản biện 1: ..... ……………………………
Phản biện 2: ..... ……………………………
Phản biện 3: ..... ………………………….



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện:
Họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi ……giờ…………phút, ngày ………. tháng……….. năm ………..

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây ngắn ngày, có hàm lượng
dinh dưỡng cao (Protein 30 - 45%, lipit 18 – 22%...), dễ trồng và khả năng
thích nghi rộng, giúp cải tạo đất và góp phần cắt đứt dây chuyền sâu bệnh khi
luân canh với cây trồng khác. Tại Việt Nam, đậu tương là cây trồng truyề n
thố ng, đươ ̣c trồ ng ta ̣i 28/63 tin
̉ h/thành phố , chiếm vị trí quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp, có giá trị kinh tế và hiệu quả cao trong chuyển đổi cơ
cấu cây trồng nhưng diện tích đang giảm dần. Diện tích năm 2018 chỉ còn
53,1 nghìn ha với sản lượng 80,8 nghìn tấn (), chỉ
đáp ứng khoảng 8% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Nguyên
nhân do chưa có bộ giống năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu khá với
sâu bệnh, điều kiện canh tác khó khăn do biến đổi khí hậu, kỹ thuật canh tác
lạc hậu, đầu tư thâm canh thấp. Vì vậy, chọn tạo giống đậu tương mới năng
suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho nhiều vụ khác nhau là yêu cầu cấp
bách và cần thiết hiện nay.
Đậu tương có hoa nhỏ, dễ nát, dễ bị tổn thương, gây khó khăn khi
khử đực và có tính tự thụ hoàn toàn nên tạo ra các biến dị di truyền bằng lai

hữu tính là khó. Chọn giống đậu tương bằng phương pháp đột biến chiếu xạ
tia gamma (Co60) sẽ tạo ra các biến dị mới, tăng đa dạng di truyền, rút ngắn
thời gian chọn tạo giống mới, đặc biệt là có hiệu quả cao trong cải tiến các
giống đang được gieo trồng. Nhằm đa dạng hóa bộ giống cho sản xuất, góp
phần mở rộng diện tích, phát triển sản xuất đậu tương Việt Nam, chúng tôi
đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến các giống đậu tương DT2008,
DT96 và ĐT26 bằng phương pháp xử lý đột biến tia gamma nguồn Co60”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Cải tiến các giống đậu tương theo hướng rút ngắn thời gian sinh
trưởng, giảm chiều cao cây, nâng cao khả năng chống đổ, thay đổi màu sắc
hạt…bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma nguồn Co60, tạo ra giống mới
đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện nay.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án là những dữ liệu khoa học mới về
chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp đột biến chiếu xạ tia gamma
(Co60) theo hướng cải tiến thời gian sinh trưởng, giảm chiều cao cây, nâng
cao khả năng chống đổ, thay đổi màu sắc hạt….
Luận án đã xác định được các liều chiếu xạ của tia gamma (Co60) có


2
hiệu quả cao, phục vụ công tác chọn tạo giống đậu tương đột biến mới.
Các số liệu công bố trong luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công
tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ra 01 giống đậu tương đột biến DT215 được tự công nhận lưu
hành và 02 giống đậu tương đột biến triển vọng là DT96ĐB và ĐT26ĐB,
có năng suất cao (> 2,5 tấn/ha), chất lượng tốt (hàm lượng protein > 40%,
hàm lượng lipid > 18%), chịu bệnh khá (phấn trắng, gỉ sắt), đáp ứng được

yêu cầu sản xuất hiện nay.
Tập đoàn 234 dòng đậu tương đột biến ở thế hệ M7 từ giống
DT2008, DT96 và ĐT26 đã cải tiến một hoặc một số tính trạng so với giống
gốc làm vật liệu khởi đầu quý, phục vụ công tác chọn tạo giống mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm DT2008, DT96 và ĐT26.
Tác nhân gây đột biến sử dụng là tia gamma nguồn Cobal 60 (Co60).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Gây tạo đột biến các giống đậu tương bằng chiếu xạ tia gamma
(Co60) hạt khô, hạt nảy mầm và cây ra hoa.
Đánh giá ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến sinh trưởng
phát triển của các giống đậu tương.
Chọn lọc các dòng đột biến có ý nghĩa cho chọn tạo giống mới.
Khảo nghiệm sản xuất các giống đậu tương đột biến triển vọng
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã xác định liều chiếu xạ tia gamma (Co60) hiệu quả cho
chọn tạo giống đậu tương đột biến trên hạt khô là 150Gy, 200Gy và 250Gy,
trên hạt nảy mầm là 25Gy và 50Gy và cây ra hoa là 10Gy và 20Gy.
Tạo ra tập đoàn 234 dòng đột biến có một hoặc một số tính trạng cải
tiến so với giống gốc như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, thay đổi màu
sắc hạt… làm vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống mới.
Chọn tạo được 01 giống đậu tương đột biến DT215 (có vỏ hạt màu
đen khác so với giống gốc có vỏ hạt màu vàng, thời gian sinh trưởng từ 90
– 95 ngày, chín sớm hơn giống gốc từ 5 – 10 ngày, năng suất thực thu từ
2,71 – 3,32 tấn/ha) được tự công nhận lưu hành và 02 giống đậu tương đột
biến triển vọng là DT96ĐB (chống đổ tốt hơn giống gốc, thời gian sinh
trưởng từ 90 – 94 ngày, năng suất thực thu từ 2,22 – 3,06 tấn/ha) và
ĐT26ĐB (có vỏ hạt màu đen khác so với giống gốc có vỏ hạt màu vàng,



3
thời gian sinh trưởng từ 86 – 91 ngày, năng suất từ 2,23 – 2,55 tấn/ha) sinh
trưởng tốt, chống chịu bệnh khá, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu của sản
xuất hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Luận án được trình bày trong 140 trang (không kể Hình ảnh minh
họa và Phụ lục) gồm phần Mở đầu (4 trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu
(35 trang); Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (12
trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (68 trang); Kết luận và
đề nghị (2 trang); Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận
án (1 trang); Tài liệu tham khảo (18 trang). Đã sử dụng 137 tài liệu trong đó
có 85 tài liệu tiếng Việt, 49 tài liệu tiếng Anh và 3 trang Web. Luận án có
53 bảng số liệu, 12 hình, 35 phụ lục và 06 công trình đã công bố.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tổng quan tài liệu trình bày các nội dung sau: (1) Giới thiệu về cây đậu
tương, (2) Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và tại
Việt Nam, (3) Đột biến và ứng dụng trong chọn tạo giống cây trồng, (4)
Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương đột biến. Qua đó đã rút ra một số nhận
xét sau:
Đậu tương là nguồn cung cấp protein và dầu thực vật chủ lực cho toàn
thế giới, sử dụng làm thực phẩm cho con người và gia súc, giúp cải tạo đất...
Tại Việt Nam, đậu tương là cây trồng truyền thống nhưng sản xuất mới chỉ đáp
ứng được khoảng 8% nhu cầu, diện tích đang giảm dần do năng suất thấp, kỹ
thuật canh tác lạc hậu, đầu tư thâm canh thấp, đặc biệt là thiếu giống mới...
Đột biến có hiệu quả trong cải tiến nhiều loại giống cây trồng với hơn
3.200 giống của 220 loài cây trồng đã được chọn tạo. Đột biến tạo ra nguồn
biến dị phong phú, đặc biệt là tính trạng mà tự nhiên không có. Tại Việt Nam
đã có 61 giống cây trồng đột biến được chọn tạo trên lúa, hoa, đậu tương…
Hiện nay, trên thế giới đã chọn tạo được 171 giống đậu tương đột biến,

chủ yếu là từ chiếu xạ tia gamma (66 giống) với các tính trạng được cải tiến là
năng suất, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, màu sắc hạt và khả năng chống
chịu. Tại Việt Nam, đã có 11 giống đậu tương đột biến được chọn tạo, trong đó
8 giống được chọn tạo từ chiếu xạ tia gamma như DT84, DT90, DT99,
DT2008, AK06… Tuy nhiên, các giống đậu tương đột biến đều chọn tạo từ
chiếu xạ tia gamma hạt khô, các nghiên cứu về xử lý đột biến bằng tia gamma
hạt nảy mầm và cây ra hoa còn hạn chế.


4
CHƯƠNG II
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Giống đậu tương: DT2008, DT96, ĐT26 và DT84 (đối chứng)
2.2.2. Tác nhân gây đột biến: Tia gamma nguồn coban 60 (Co60)
- Chiếu xạ trên hạt khô: 0 (đ/c), 100, 150, 200, 250, 300 và 350Gy.
- Chiếu xạ trên hạt nảy mầm: 0 (đ/c) 25, 50, 75, 100, 125 và 150Gy
- Chiếu xạ khi cây ra hoa: 0 (đ/c), 10, 20, 30, 40, 50 và 60 Gy.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến
sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến sinh trưởng phát triển của
các giống đậu tương.
Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến tần số biến dị và phổ biến
dị của các giống đậu tương.
Đánh giá sự di truyền của một số biến dị hình thái khi gây đột biến bằng
chiếu xạ tia gamma (Co60) ở các giống đậu tương
Nội dung 2: Nghiên cứu chọn lọc các dòng đột biến có ý nghĩa
Chọn lọc các cá thể, dòng đột biến có ý nghĩa cho chon tạo giống
So sánh và đánh các dòng đột biến triển vọng.

Đánh giá đa dạng di truyền một số dòng đột biến bằng chỉ thị SSR
Nội dung 3: Khảo nghiệm sản xuất các giống đột biến triển vọng
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chiếu xạ tia gamma giống đậu tương DT2008, DT96 và
ĐT26
a) Chiếu xạ hạt khô
Hạt được chiếu xạ ở 100, 150, 200, 250, 300 và 350. Thời gian chiếu
xạ là 30 phút, công suất nguồn là 64,8 kCi, 600 hạt/liều chiếu xạ.
b) Chiếu xạ hạt nảy mầm
Hạt được đưa vào ủ 26oC ở 2, 4, 6, 8 và 10h. Sau đó được 25, 50, 75,
100, 125 và 150 Gy. Thời gian chiếu xạ là 30 phút, công suất nguồn là 62,3
kCi, 500 hạt/thời gian ủ mầm/liều chiếu xạ.
c) Chiếu xạ tia cây ra hoa
Hạt được gieo vào chậu, khi cây ra hoa rộ (50% số cây ra hoa), đánh
dấu hoa, quả và nụ bằng chỉ để phân biệt trước khi chiếu xạ. Sau đó chiếu xạ ở


5
10, 20, 30, 40, 50 và 60Gy. Thời gian chiếu xạ là 30 phút, công suất nguồn là
61,1 kCi, 3 chậu/liều chiếu xạ.
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến sinh
trưởng phát triển của các giống đậu tương
a) Bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự không lặp lại theo
giống và liều chiếu xạ, có đối chứng xen kẽ. Diện tích ô thí nghiệm là 8,5 m2 (5m
x 1,7m), khoảng cách gieo 35 – 40 cm x 10cm tùy gieo giống, gieo 1 hạt/hốc.
* Thế hệ M1
Chiếu xạ hạt khô: Sau chiếu xạ, lấy 100 hạt từ mỗi liều chiếu xạ và 100
hạt không chiếu xạ (0Gy), gieo trên cát đã khử trùng ở 26oC trong 7 ngày, để
đánh giá tỷ lệ nảy mầm. Số hạt còn lại, gieo trên ruộng thí nghiệm để đánh giá

sinh trưởng phát triển. Khi thu hoạch, các cá thể biến dị được thu riêng, các cá
thể còn lại được thu hỗn hợp theo từng liều chiếu xạ.
Chiếu xạ hạt nảy mầm: Sau chiếu xạ, hạt được trồng trên ruộng thí nghiệm
để đánh giá sinh trưởng phát triển. Khi thu hoạch, các cá thể biến dị được thu riêng,
các cá thể còn lại thu hỗn hợp theo từng liều chiếu xạ, từng thời gian ủ mầm.
Chiếu xạ cây ra hoa: Sau chiếu xạ, các giống đậu tương được theo dõi,
đánh giá sinh trưởng phát triển trong nhà lưới. Khi thu hoạch, thu riêng hạt hình
thành từ hoa, từ quả và từ nụ đã đánh dấu từ trước theo từng liều chiếu xạ.
* Thế hệ M2
Hạt đã thu được ở thế hệ M1 được gieo toàn bộ ở thế hệ M2 theo từng
công thức thí nghiệm, trong đó các cá thể biến dị ở thế hệ M1 được gieo riêng
thành hàng.
b) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống
sót của các giống đậu tương
c) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến sinh trưởng phát triển của
các giống đậu tương
Quá trình sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương được theo dõi
đánh giá liên tục từ khi gieo đến khi thu hoạch về chiều cao cây, số cành cấp 1
trên cây, tổng số quả trên cây, số quả chắc, khối lượng 1000 hạt khô…
d) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến tần số biến dị và phổ biến dị
của các giống đậu tương
Theo dõi, phát hiện các biến dị hình thái, đặc điểm nông sinh học như,
dạng lá chét, màu sắc thân, màu hạt, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây…
e) Đánh giá sự di truyền của một số biến dị xuất hiện trên các giống đậu tương
khi chiếu xạ tia gamma (Co60)


6
Các biến dị xuất hiện được đánh giá và theo dõi ở thế hệ M1 sang thế
hệ M2, thế hệ M2 sang thế hệ M3 và thế hệ M3 sang thế hệ M4.

2.3.3. Nghiên cứu chọn lọc các dòng đậu tương đột biến có ý nghĩa cho chọn
tạo giống mới
a) Chọn lọc các dòng đậu tương đột biến có ý nghĩa cho chọn tạo giống mới
Phương pháp chọn lọc phả hệ được sử dụng để chọn lọc dòng đột biến
dựa vào các tính trạng như dạng thân, dạng lá chét, màu lông trên thân chính,
thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành cấp 1 trên cây, mức độ nhiễm
bệnh hại, tính chống đổ, khối lượng 1000 hạt, màu vỏ hạt ...
b) Đánh giá, so sánh các dòng đậu tương đột biến triển vọng
Đánh giá, so sánh các dòng đậu tương đột biến triển vọng theo quy
chuẩn quốc gia về giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương QCVN 0158:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các thí nghiệm so sánh dòng đậu tương đột biến triển vọng được bố trí
theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 8,5 m2.
c) Đánh giá đa dạng di truyền của một số dòng đậu tương đột biến triển vọng
bằng chỉ thị phân tử SSR
2.3.4. Khảo nghiệm các giống đột biến triển vọng
Khảo nghiệm sản xuất các giống đột biến triển vọng theo Quy chuẩn
quốc gia về giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương QCVN 0158:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3.5. Phân tích hàm lượng dinh dưỡng hạt
2.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá theo Quy chuẩn quốc gia
về giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương QCVN 01-58:
2011/BNNPTN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3.7. Xử lý số liệu
Số liệu xử lý theo chương trình Excel 2016, IRRISTAT 5.0.
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.4.1. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2012 - 2019
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm đồng ruộng tại huyện Đan Phượng, Tp Hà Nội
Khảo nghiệm sản xuất tại Hà Nội, Vĩnh Phúc...



7
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) đến sinh
trưởng phát triển của các giống đậu tương
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến
sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
a) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến tỷ lệ nảy mầm và
tỷ lệ sống sót của các giống đậu tương
Chiếu xạ tia gamma hạt khô ít ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm ở thế hệ
M1 và M2. Tỷ lệ nảy mầm dao động từ 98,0 – 100,0% (0Gy là 100%) ở thế
hệ M1 và từ 98,3 – 100,0% (0Gy là 100%) ở thế hệ M2.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến tỷ lệ nảy
mầm của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
Đơn vị: %
Thế hệ M1

Thế hệ M2

Liều
chiếu xạ

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008


DT96

ĐT26

0Gy

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100Gy

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0


99,7

150Gy

100,0

100,0

100,0

98,7

99,7

100,0

200Gy

99,0

99,0

99,0

100,0

99,7

99,3


250Gy

100,0

100,0

100,0

99,0

98,7

99,7

300Gy

99,0

98,0

99,0

99,3

99,3

99,3

350Gy


98,0

99,0

100,0

99,3

98,3

98,7

Tỷ lệ sống sót giảm khi tăng liều chiếu xạ từ thấp lên cao, ảnh hưởng
nhiều ở thế hệ M1 nhưng ảnh hưởng ít ở thế hệ M2. Thế hệ M1, tỷ lệ sống
sót có xu hướng giảm nhanh khi tăng liều chiếu xạ từ 200Gy lên 350Gy. Tỷ
lệ sống sót của DT2008 dao động từ 26,4 – 94,2% (0Gy là 97,6%), DT96 từ
20,8 – 94,0% (0Gy là 94,6%) và ĐT26 từ 20,2 – 96,2% (0Gy là 96,4%),
liều chiếu xạ tới hạn là 300Gy. Thế hệ M2, tỷ lệ sống sót của DT2008 dao
động từ 81,9 – 85,7% (0Gy là 85,2%), DT96 từ 73,7 – 81,1% (0Gy là
80,6%) và ĐT26 từ 78,3 – 83,2% (0Gy là 83,1%).


8
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến tỷ lệ sống
sót của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
Đơn vị: %
Thế hệ M1

Thế hệ M2


Liều
chiếu xạ

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

DT96

ĐT26

0Gy

97,6

94,6

96,4

85,2

80,6

83,1


100Gy

94,2

94,0

96,2

85,7

81,1

83,2

150Gy

89,6

87,4

91,6

85,3

74,5

83,1

200Gy


81,4

73,6

84,4

85,0

76,8

82,1

250Gy

68,2

56,8

68,4

84,6

74,9

81,8

300Gy

45,6


39,4

45,2

82,3

74,6

80,6

350Gy

26,4

20,8

20,2

81,9

73,7

78,3

b) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
Chiếu xạ tia gamma hạt khô làm kéo dài thời gian sinh trưởng, giảm
chiều cao, số quả chắc trên cây, năng suất cá thể, làm giảm hầu hết các tính
trạng ở thế hệ M1, giảm ít hoặc không đáng kể ở thế hệ M2
c) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến tần số biến dị và

phổ biến dị của các giống đậu tương
50

100
50
0

0

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

DT96

ĐT26

Thế hệ M1
Thế hệ M2
Hình 3.1. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến tần số biến
dị của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
Tần số biến dị có xu hướng tăng khi tăng liều chiếu xạ từ 100Gy lên
350Gy. Thế hệ M1, tần số biến dị của DT2008 dao động từ 0,6 – 58,8%


9

(0Gy là 0,4%), DT96 từ 0,2 – 54,6% (0Gy là 0,2%) và ĐT26 từ 0,4 –
52,6% (0Gy là 0,2%). Thế hệ M2, tần số biến dị của DT2008 dao động từ
6,1 – 36,1% (0Gy là 0,8%), DT96 dao động từ 6,4 – 39,8% (0Gy là 0,6%)
và ĐT26 dao động từ 6,4 – 37,7% (0Gy là 0,5%).
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt khô đến phổ biến
dị của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
Đơn vị: biến dị
Thế hệ M1

Thế hệ M2

Liều
chiếu xạ

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

DT96

ĐT26

0Gy

2


1

1

1

1

1

100Gy

2

1

2

2

5

6

150Gy

6

7


7

7

14

8

200Gy

9

9

9

14

14

14

250Gy

8

8

7


10

14

11

300Gy

5

5

6

5

4

2

350Gy

4

4

4

5


3

2

Chiếu xạ tia gamma hạt khô xuất hiện nhiều biến dị ở thế hệ M1 và
M2 như dạng thân (thân cong, thân dẹt…), dạng cành (phân cành sớm, phân
cành đối xứng…), dạng lá, màu sắc vỏ hạt, màu sắc lông trên thân chính….
Phổ biến dị có xu hướng tăng khi tăng liều chiếu xạ từ 100Gy lên 200Gy và
giảm khi tăng lên 350Gy. Thế hệ M1, phổ biến dị của DT2008 dao động từ
2 – 9 biến dị, DT96 từ 1 – 9 biến dị và ĐT26 từ 2 – 9 biến dị. Thế hệ M2,
phổ biến dị rộng hơn thế hệ M1 như DT2008 dao động từ 2 – 14 biến dị,
DT96 từ 3 – 14 biến dị và ĐT26 từ 2 – 14 biến dị. Liều chiếu xạ có nhiều
biến dị nhất là 200Gy (9 biến dị ở thế hệ M1 và 14 biến dị ở thế hệ M2),
250Gy (7 - 8 biến dị ở thế hệ M1 và 10 - 14 biến dị ở thế hệ M2) và 150Gy
(6 - 7 biến dị ở thế hệ M1 và 7 - 14 biến dị ở thế hệ M2). Ở 100, 300 và
350Gy có ít loại biến dị. Đặc biệt, đã xuất hiện một số biến dị có lợi cho
chọn giống như dạng thân đứng, nhiều cành cấp 1, vỏ hạt màu đen, nhiều
quả, chín sớm…


10
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt nảy
mầm đến sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
a) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt nảy mầm đến tỷ lệ nảy
mầm và tỷ lệ sống sót của các giống đậu tương
Tỷ lệ nảy mầm các giống đậu tương ở thế hệ M2 tương đương không
chiếu xạ (0Gy), DT2008 dao động từ 98,7 – 99,7% (0Gy là 99,5%), DT96
từ 98,7 – 99,5% (0Gy là 99,8%) và ĐT26 từ 98,7 – 99,7% (0Gy là 99,9%).
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt nảy mầm đến tỷ
lệ sống sót của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2

Đơn vị: %
Thế hệ M1

Thế hệ M2

Liều
chiếu xạ

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

DT96

ĐT26

0Gy

96,2

92,4

95,1

84,8


82,1

83,2

25Gy

91,4

87,4

90,0

83,7

81,7

81,0

50Gy

79,2

75,0

78,0

82,4

80,1


79,4

75Gy

58,8

54,3

56,7

81,1

78,9

78,2

100Gy

41,2

37,1

39,2

80,2

77,9

77,3


125Gy

27,0

23,0

25,4

80,1

78,5

76,9

150Gy

12,3

8,1

10,8

78,0

74,9

74,8

Tỷ lệ sống sót của các giống đậu tương thấp hơn so với không chiếu
xạ (0Gy) và giảm dần khi tăng liều chiếu xạ từ 25Gy lên 150Gy, thấp nhất

ở 150Gy. Tỷ lệ sống sót ở thế hệ M1 bị ảnh hưởng nhiều hơn thế hệ M2. Thế
hệ M1, tỷ lệ sống sót của DT2008 dao động từ 12,3 – 91,4% (0Gy là
96,2%), DT96 từ 8,1 – 87,4% (0Gy là 92,4%) và ĐT26 từ 10,8 – 90,0%
(0Gy là 95,1%), liều chiếu xạ tới hạn là 100Gy. Thế hệ M2, tỷ lệ sống sót
của DT2008 dao động từ 78,0 – 83,7% (0Gy là 84,8%), DT96 từ 74,9 –
81,7% (0Gy là 82,1%) và ĐT26 từ 74,8 – 81,0% (0Gy là 83,2%). Tỷ lệ
sống sót ít bị ảnh hưởng bởi thời gian ủ mầm khác nhau.
b) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt nảy mầm đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
Chiếu xạ tia gamma hạt nảy mầm làm kéo dài thời gian sinh trưởng,
giảm chiều cao, số quả chắc trên cây, năng suất cá thể của các giống đậu


11
tương. Liều chiếu xạ tia gamma càng cao thì ảnh hưởng càng lớn đến sinh
trưởng phát triển của cây đậu tương ở thế hệ M1. Thế hệ M2, sinh trưởng
phát triển của các giống đậu tương ít khác biệt so với không chiếu xạ tia
gamma (0Gy).
c) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt nảy mầm đến tần số biến
dị và phổ biến dị của các giống đậu tương
Tần số biến dị của các giống đậu tương có xu hướng tăng khi tăng
liều chiếu xạ. Thế hệ M1, tần số biến dị của DT2008 dao động từ 24,1 –
100,0%, DT96 từ 25,3 – 100,0% và ĐT26 từ 20,4 – 100,0% (0Gy là 0,0%),
từ 100Gy trở lên thì tần số biến dị là 100% (chủ yếu là bất dục và chín
muộn). Thế hệ M2, tần số biến dị của DT2008 dao động từ 10,3 – 58,1%,
DT96 từ 23,9 – 88,0% và ĐT26 từ 16,9 – 68,7%. Tần số biến dị của các
giống đậu tương ít bị ảnh hưởng bởi thời gian ủ mầm khác nhau trước khi
xử lý bằng chiếu xạ tia gamma.

200


100

100

50

0

0

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

DT96

ĐT26

Thế hệ M1
Thế hệ M2
60
Hình 3.2. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co ) hạt nảy mầm đến tần
số biến dị của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
Phổ biến dị của các giống đậu tương dao động từ 7 – 10 biến dị ở thế
hệ M1 và từ 8 – 17 biến dị ở thế hệ M2. Thế hệ M1, phổ biến dị của DT2008

dao động từ 7 – 10 biến dị, DT96 và ĐT26 từ 6 – 10 biến dị (0Gy không
xuất hiện biến dị). Thế hệ M2, phổ biến dị của DT2008 dao động từ 8 – 17
biến dị, DT96 từ 9 – 17 biến dị và ĐT26 từ 9 – 16 biến dị. Liều chiếu xạ có
phổ biến dị rộng nhất là 25Gy và 50Gy (10 biến dị ở thế hệ M1 và 16 – 17
biến dị ở thế hệ M2. Cùng một liều chiếu xạ tia gamma, thời gian ủ mầm
khác nhau ít ảnh hưởng đến phổ biến dị của các giống đậu tương. Trên các
giống đậu tương đã thu được một số biến dị có lợi cho chọn giống như thân
đứng, thấp cây, nhiều quả, chín sớm...


12
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) hạt nảy mầm đến phổ
biến dị của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
Đơn vị: biến dị
Thế hệ M1

Thế hệ M2

Liều
chiếu xạ

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

DT96


ĐT26

0Gy

0

0

0

4

3

4

25Gy

10

10

10

17

17

16


50Gy

10

10

10

17

17

16

75Gy

10

10

10

14

13

16

100Gy


7

7

7

12

9

13

125Gy

7

7

7

8

10

10

150Gy

7


6

6

9

9

9

3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) khi cây ra
hoa đến sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
a) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) cây ra hoa đến tỷ lệ nảy mầm
và tỷ lệ sống sót của các giống đậu tương
Chiếu xạ tia gamma cây ra hoa ở 40, 50 và 60Gy, cây bị bất dục,
không cho thu hạt ở thế hệ M1. Thế hệ M2, tỷ lệ nảy mầm của DT2008 dao
động từ 98,4 – 99,2% (0Gy là 99,6%), DT96 dao động từ 98,5 – 99,3%
(0Gy là 99,1%) và ĐT26 dao động từ 98,2 – 99,0% (0Gy là 99,3%).
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) cây ra hoa đến tỷ lệ
nảy mầm và tỷ lệ sống sót của các giống đậu tương ở thế hệ M2
Đơn vị: %
Tỷ lệ nảy mầm

Tỷ lệ sống sót

Liều
chiếu xạ

DT2008


DT96

ĐT26

DT2008

DT96

ĐT26

0Gy

99,6

99,1

99,3

93,2

90,6

94,8

10Gy

99,2

99,3


99,0

79,3

73,8

81,6

20Gy

98,5

98,5

98,2

41,2

31,2

39,9

30Gy

98,4

98,5

98,4


22,5

21,5

20,6

Ghi chú: 40, 50 và 60Gy không thu được hạt ở thế hệ M1


13
Tỷ lệ sống sót của các giống đậu tương ở thế hệ M2 thấp hơn không
chiếu xạ (0Gy), giảm nhanh khi tăng từ 10Gy lên 30Gy (ở 40, 50 và 60Gy
không thu được hạt ở thế hệ M1) và thấp nhất ở 30Gy. Tỷ lệ sống sót của
DT2008 dao động từ 22,5 – 79,3% (0Gy là 93,2%), DT96 từ 21,5 – 73,8%
(0Gy là 90,6%) và ĐT26 từ 20,6 – 81,6% (0Gy là 94,8%). Tỷ lệ sống sót
của cây hình thành từ hoa thấp nhất, cao nhất là cây hình thành từ quả đã có
trước khi chiếu xạ, cây hình thành từ hoa ở 20Gy, từ hoa và quả ở 30Gy bị
chết hoàn toàn. Liều chiếu xạ tới hạn cây ra hoa là 20Gy.
b) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) cây ra hoa đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
Chiếu xạ tia gamma cây ra hoa làm kéo dài thời gian sinh trưởng,
giảm chiều cao, số quả chắc trên cây, năng suất cá thể của các giống đậu
tương. Liều chiếu xạ tia gamma càng cao thì ảnh hưởng càng lớn đến sinh
trưởng phát triển của cây đậu tương ở thế hệ M1. Thế hệ M2, sinh trưởng
phát triển của các giống đậu tương ít khác biệt so với không chiếu xạ tia
gamma (0Gy).
c) Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) cây ra hoa đến tần số biến dị
và phổ biến dị của các giống đậu tương
Tần số biến dị của các giống đậu tương tăng khi tăng liều liều xạ, từ

30Gy trở lên thì tần số biến dị là 100%. Thế hệ M1, tần số biến dị của
DT2008 dao động từ 31,5 – 100,0%, DT96 từ 14,6 – 100,0% và ĐT26 từ
21,3 – 100,0% (0Gy là 0,0%). Thế hệ M2, tần số biến dị của DT2008 dao
động từ 30,1 – 100,0%, DT96 dao động từ 36,9 – 100,0% và ĐT26 dao
động từ 37,5 – 100,0%, cao hơn so với không chiếu xạ (0Gy).
200

200

100

100

0

0
0 (Đ/c)
DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

Thế hệ M1

10

20

DT96

30
ĐT26

Thế hệ M2

Hình 3.3. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co ) cây ra hoa đến tần số biến dị
của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
60

Chiếu xạ tia gamma cây ra hoa ảnh hưởng rất lớn tới các bộ phận của
cây, gây ra nhiều biến dị hình thái ở thế hệ M1 như biến dị lá (hình dạng lá
chét thay đổi, bề mặt lá chét bị phồng rộp, kích thước lá phình to hoặc kéo


14
dài nhỏ lại, số lượng lá chét giảm), biến dị thân (đốt trên thân phình to, thân
mềm và chậm già hoá), biến dị quả (nhiều hơn 2 mảnh vỏ quả, quả nhỏ),
đặc biệt trên một cây xuất hiện nhiều biến dị khác nhau. Thế hệ M2 có 11
biến dị, ở 10Gy có nhiều biến dị nhất (11 loại biến dị), ở 30Gy chỉ có 2 biến
dị là chín muộn và bất dục (100%), đồng thời xuất hiện các biến dị có lợi
cho chọn giống như nhiều cành, thấp cây và nhiều quả ở 10Gy và 20Gy.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) cây ra hoa đến phổ
biến dị của các giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2
Đơn vị: biến dị
Liều
chiếu
xạ


Thế hệ M1

Thế hệ M2

DT2008

DT96

ĐT26

DT2008

DT96

ĐT26

0Gy

0

0

0

1

1

1


10Gy

2

2

2

11

11

11

20Gy

4

4

4

7

8

8

30Gy


4

4

4

2

2

2

40Gy

3

3

3

-

-

-

50Gy

3


3

3

-

-

-

60Gy

3

3

3

-

-

-

3.1.4. Đánh giá sự di truyền một số biến dị hình thái xuất hiện khi gây
đột biến bằng chiếu xạ tia gamma (Co60)
Để đánh giá sự di truyền một số biến dị hình thái từ thế hệ M1 sang
thế hệ M2, các cá thể biến dị ở thế hệ M1 được thu riêng và gieo riêng
thành từng dòng ở thế hệ M2. Thế hệ M1, xuất hiện nhiều biến dị hình
thái như dạng thân (thân cong, thân dẹt, thân chẻ đôi), chiều cao cây (cao

hơn, thấp hơn so với giống gốc), phân cành cấp 1 (không phân cành, phân
cành nhiều, phân cành sớm ở ngay đốt đầu tiên, phân cành kép đối xứng,
phân cành chẻ đôi), lá chét (hình dạng lá, số lá chét)... nhưng không di
truyền sang thế hệ M2 nên các biến dị này là thường biến.
Để đánh giá sự di truyền một số biến dị hình thái ở thế hệ M2 sang
thế hệ M3, các cá thể biến dị ở thế hệ M2 được thu riêng và gieo riêng thành
từng dòng ở thế hệ M3. Thế hệ M2 cũng xuất hiện một số biến dị hình thái
như thế hệ M1 là hình dạng thân (thân dẹt, thân chẻ đôi), phân cành cấp 1
(phân cành sớm, phân cành kép đối xứng, phân cành chẻ đôi…) nhưng


15
không di truyền sang thế hệ M3 nên là thường biến.
Ngoài ra, ở thế hệ M2 xuất hiện một số biến dị hình thái mới không
có ở thế hệ M1 như màu lông trên thân chính, màu vỏ quả, màu vỏ hạt, màu
rốn hạt khác so với giống gốc. Các biến dị này di truyền 100% sang thế hệ
M3 và tiếp tục di truyền 100% sang thế hệ M4 nên các biến dị này là đột
biến. Sự xuất hiện một số biến dị hình thái ở thế hệ M2 di truyền sang thế hệ
M3, M4 mà không xuất hiện ở thế hệ M1 có thể do tác động của tia gamma
làm biến đổi cấu trúc gen, tạo alen lặn đột biến ở thế hệ M1, sang thế hệ M2
và M3 do tự thụ xuất hiện đồng hợp tử lặn nên đột biến được biểu hiện, di
truyền 100% sang thế hệ M3 và M4. Sự di truyền của các biến dị này có thể
giải thích như sau:
Đột biến màu sắc hạt từ màu vàng sang màu đen xuất hiện khi chiếu
xạ tia gamma hạt khô giống DT2008 ở 200Gy và hạt khô giống ĐT26 ở
150Gy. Màu vỏ hạt của đậu tương là tính trạng đơn gen do một cặp gen quy
định, màu hạt xanh hoặc vàng là trội so với màu hạt đen hoặc nâu. Nên có
thể giả thiết rằng, màu hạt vàng do alen trội là Ri quy định, màu hạt đen do
alen lặn là ri quy định. Màu đen của hạt do cặp alen đồng hợp lặn riri xuất
hiện, màu vàng của hạt do cặp alen RiRi hoặc Riri xuất hiện.

Đột biến
RiRi
M0
(Vàng)

Riri
M1
(Vàng)

Tự thụ

Tự thụ
riri
M2
(Đen)

Tự thụ
riri
riri
M3
M4
(Đen)
(Đen)

Bảng 3.26. Sự di truyền một số biến dị hình thái của các giống đậu tương ở
thế hệ M2, M3 và M4
Số cá thể
Tỷ lệ cá
Tỷ lệ cá
TT

Biến dị
Giống
biến dị ở
thể đột
thể đột
M2
biến ở M3 biến ở M4
DT2008
3
100%
100%
Màu sắc hạt từ
1
vàng sang đen
ĐT26
3
100%
100%
1
100%
100%
Màu lông từ vàng DT96
2
hung sang xám
ĐT26
1
100%
100%
Màu rốn hạt từ
3

ĐT26
1
100%
100%
đen sang nâu
Đột biến màu sắc lông trên thân chính từ màu vàng hung sang màu
xám xuất hiện khi chiếu xạ tia gamma hạt khô giống DT96 ở 200Gy và cây
ra hoa giống ĐT26 ở 10Gy. Màu lông trên thân chính được di truyền như
một cặp tính trạng đơn gen với màu vàng hung là trội so với màu xám
(Pham Thị Bảo Chung, 2015). Có thể giả thiết rằng, lông màu vàng hung do


16
alen trội Wpi quy định, lông màu xám do alen lặn wpi quy định. Lông trên
thân chính màu xám do cặp alen đồng hợp lặn wpiwpi xuất hiện, lông trên
thân chính màu vàng hung do cặp alen WpiWpi hoặc Wpiwpi xuất hiện.
Đột biến
Tự thụ
Tự thụ
Tự thụ
WpiWpi
Wpiwpi
wpiwpi
wpiwpi
wpiwi
M0
M1
M2
M3
M4

(Vàng hung)
(Vàng hung)
(Xám)
(Xám)
(Xám)

Đột biến màu rốn hạt từ màu đen sang màu nâu xuất hiện khi chiếu
xạ tia gamma hạt khô giống ĐT26 ở 150Gy. Rốn hạt màu đen là trội so với
rốn hạt màu nâu. Màu rốn hạt đậu tương do 2 cặp gen quy định và khi có
mặt đồng thời hai gen trội sẽ tương tác bổ trợ nhau tạo ra rốn hạt màu đen
nhưng khi hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ sẽ có biểu hiện kiểu hình là rốn
hạt màu nâu. Nên có thể giả thiết rằng, màu đen của rốn hạt được quy định
bởi 2 cặp gen là RtRtW1W1, màu nâu của rốn hạt được quy định bởi các cặp
alen RtrtW1W1, RtrtW1w1, rtrtW1W1, rtrtW1w1, rtrtw1w1.
* Đột biến phát sinh ở cặp gen thứ nhất (Rt
rt):
RtRtW1W1
M0
(Đen)

Đột biến
Tự thụ
Tự thụ
Tự thụ
RtrtW1W1
rtrtW1W1
rtrtW1W1
rtrtW1W1
M1
M2

M3
M4
(Đen)
(Nâu)
(Nâu)
(Nâu)

* Đột biến phát sinh ở cặp gen thứ hai (W1

w1):

Đột biến
Tự thụ
Tự thụ
Tự thụ
RtRtW1W1
RtRtW1w1
RtRtw1w1
RtRtw1w1
RtRtw1w1
M0
M1
M2
M3
M4
(Đen)
(Đen)
(Nâu)
(Nâu)
(Nâu)


Như vậy, gây đột biến các giống đậu tương bằng chiếu xạ tia
gamma xuất hiện nhiều loại biến dị khác nhau. Trong đó, có những biến dị
là thường biến, không di truyền sang thế hệ sau như dạng thân (thân cong,
thân dẹt, thân chẻ đôi), phân cành cấp 1 (không phân cành, phân cành sớm
ở ngay đốt đầu tiên, phân cành kép đối xứng, phân cành trẻ đôi), lá chét (số
lá chét)…nhưng có những biến dị là đột biến di truyền sang thế hệ sau như
màu vỏ hạt, màu lông trên thân chính, màu rốn hạt.
3.2. Nghiên cứu, chọn lọc các dòng đậu tương đột biến có ý nghĩa cho
chọn tạo giống
3.2.1. Chọn lọc các dòng đột biến có ý nghĩa cho chọn tạo giống
Quá trình chọn lọc dòng đậu tương đột biến thực hiện liên tục từ thế
hệ M2 đến thế hệ M7, dựa trên quan sát, đánh giá đặc điểm hình thái, sinh
trưởng phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại … để xác định các tính
trạng đột biến và chọn lọc dòng đột biến có ý nghĩa cho chọn giống mới.


17
a) Chọn lọc các dòng đột biến từ giống DT2008
Đến thế hệ M7, cho ̣n lọc đươ ̣c 103 dòng đô ̣t biế n gồm 10 dòng từ xử
lý cây ra hoa (07 dòng ở 10 Gy và 03 dòng ở 20 Gy), 22 dòng từ xử lý hạt
nảy mầm (10 dòng ở 25 Gy và 12 dòng ở 50 Gy ) và 71 dòng từ xử lý hạt
khô (11 dòng ở 150 Gy, 46 dòng ở 200 Gy và 14 dòng ở 250 Gy). Trong
đó, 28 dòng có chiều cao cây hơn DT2008 từ 5,1 – 6,9cm, 12 dòng có số
cành cấp 1 nhiề u hơn DT2008 từ 1,2 – 1,8 cành, 26 dòng có năng suất cao
hơn DT2008, 19 dòng có thời gian sinh trưởng ngắn hơn DT2008 từ 6 – 9
ngày và 18 dòng vỏ hạt màu đen.
Bảng 3.27. Kết quả chọn lọc các cá thể, dòng đột biến từ chiếu xạ tia
gamma (Co60) giống DT2008
Đơn vị: cá thể, dòng

Chiếu xạ hạt
Chiếu xạ cây
Chiếu xạ hạt khô
Thế
nảy mầm
ra hoa
Tổng
hệ
150Gy 200Gy 250Gy 25Gy 50Gy 10Gy 20Gy
M2
17
31
25
20
12
40
10
155
M3
161
392
229
265
198
117
73
1435
M4
46
136

39
66
68
43
29
427
M5
22
69
20
30
36
22
17
216
M6
14
51
16
16
14
9
5
125
M7
11
46
14
10
12

7
3
103
b) Chọn lọc các dòng đậu tương đột biến từ giống DT96
Bảng 3.29. Kết quả chọn lọc các cá thể, dòng đột biến từ chiếu xạ tia
gamma (Co60) giống DT96
Đơn vị: cá thể, dòng
Chiếu xạ hạt
Chiếu xạ cây
Chiếu xạ hạt khô
Thế
nảy mầm
ra hoa
Tổng
hệ
150Gy 200Gy 250Gy 25Gy 50Gy 10Gy 20Gy
M2

8

23

30

21

16

29


10

137

M3

71

246

273

296

206

59

45

1196

M4

23

54

28


77

52

29

23

286

M5

11

33

14

41

31

14

17

161

M6


9

17

10

16

10

4

6

72

M7

4

13

7

15

10

4


5

58


18
Đến thế hệ M7, cho ̣n lọc đươ ̣c 58 dòng đô ̣t biế n gồm 09 dòng từ xử lý
cây ra hoa (04 dòng ở 10Gy và 05 dòng ở 20Gy), 25 dòng từ xử lý hạt nảy
mầm (16 dòng ở 25Gy và 09 dòng ở 50 Gy) và 24 dòng từ xử lý hạt khô (04
dòng ở 150 Gy, 13 dòng ở 200 Gy và 07 dòng ở 250 Gy). Trong đó, 05
dòng có thân đứng, 04 dòng có chiều cao cây thấp hơn DT96 từ 5,0 –
6,1cm, 15 dòng có số cành cấp 1 nhiều hơn DT96 từ 1,2 – 1,8 cành, 17
dòng có năng suất cao hơn DT96, 04 dòng chín sớm hơn DT96 từ 5 – 6 ngày,
08 dòng có màu lông trên thân chính và 05 dòng có màu vỏ quả khác DT96.
c) Chọn lọc các dòng đậu tương đột biến từ giống ĐT26
Bảng 3.31. Kết quả chọn lọc các cá thể, dòng đột biến từ chiếu xạ tia
gamma (Co60) giống ĐT26
Đơn vị: cá thể, dòng
Chiếu xạ hạt
nảy mầm

Chiếu xạ hạt khô

Thế
hệ

150Gy 200Gy 250Gy

Chiếu xạ cây
ra hoa


25Gy

50Gy

10Gy

20Gy

Tổng

M2

5

6

6

17

8

42

10

94

M3


148

59

51

223

131

81

89

782

M4

114

30

23

52

37

29


22

307

M5

52

12

12

27

23

18

15

159

M6

35

6

7


13

4

10

5

80

M7

35

3

7

12

1

10

5

73

Đến thế hệ M7, chọn lọc được 73 dòng đột biến gồm 15 dòng từ xử lý

cây ra hoa (10 dòng ở 10Gy, 05 dòng ở 20Gy), 13 dòng từ xử lý hạt nảy
mầm (12 dòng ở 25Gy, 01 dòng ở 50Gy) và 45 dòng từ xử lý hạt khô (35
dòng ở 150 Gy, 03 dòng ở 200 Gy và 07 dòng ở 250 Gy).
Như vậy, gây đột biến các giống đậu tương DT2008, DT96 và ĐT26
bằng chiếu xạ tia gamma đã tạo ra 234 dòng đột biến ở thế hệ M7 gồm 103
dòng từ DT2008, 58 dòng từ DT96 và 73 dòng từ ĐT26. Các dòng đột biến
có một trong số các tính trạng được cải tiến như rút ngắn thời gian sinh
trưởng, năng suất cao, chiều cao cây thấp, màu sắc hạt đen…
3.2.2. Đánh giá, so sánh một số dòng đậu tương đột biến triển vọng
Các dòng đậu tương đột biến triển vọng gồm 08 dòng từ DT2008, 06
dòng từ DT96 và 05 dòng được đánh giá, so sánh ở vụ xuân , hè và đông


19
năm 2015-2016 để xác định dòng đột triển vọng.
a) Đánh giá, so sánh một số dòng đột biến triển vọng từ giống DT2008
Bảng 3.35. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đột
biến triển vọng từ giống DT2008 tại Hà Nội
Số quả chắc/cây
Số hạt/quả
Năng suất thực
(quả)
(hạt)
thu (tấn/ha)
TT Dòng/giống
X
H
Đ
X
H

Đ
X
H
Đ
1 08200-2/8
44,3 62,7 30,2 2,02 2,04 1,98 2,84 3,12 2,44
2 08200-25/24
43,5 62,9 30,8 2,01 2,02 1,97 2,87 3,08 2,56
3 08200-25/26
44,9 61,8 28,7 2,03 2,03 1,95 2,79 2,95 2,35
4 08200-9/1
45,1 63,2 29,2 2,02 2,04 2,01 2,84 2,96 2,46
5 08200-29/3
45,3 62,8 29,7 2,02 2,02 1,99 2,87 2,88 2,38
6 08200-26/11
45,7 63,4 29,5 2,02 2,01 1,96 3,00 3,18 2,46
7 08-2-25/4-10
44,7 65,2 30,8 2,03 2,03 1,98 2,76 2,91 2,41
8 08-6-25/3-8
45,3 64,8 31,4 2,02 2,02 1,96 2,77 2,83 2,34
9 DT2008 (đ/c 1) 45,3 64,5 30,4 2,02 2,03 1,98 3,03 3,34 2,68
10 DT84 (đ/c 2)
24,3 37,8 19,6 2,03 2,12 1,96 1,89 2,68 1,82
LSD0,05
3,54 6,39 3,71 0,09 0,10 0,10 0,15 0,16 0,13
CV%
4,8 6,1 5,5 2,8 2,9 3,0 3,1 3,0 3,2
Ghi chú: X = Vụ xuân, H = Vụ hè, Đ = Vụ đông
Kết quả, xác định được 03 dòng đột biến triển vọng cho sản xuất là
dòng 08200-26/11 có vỏ hạt màu đen và thời gian sinh trưởng ngắn nhất,

dòng 08200-2/8 có chiều cao cây thấp hơn DT2008 từ 11,5 – 17,4 cm và
dòng 08200-25/24 chín sớm hơn DT2008 từ 7 – 8 ngày. Trong đó, dòng
08200-26/11 đặt tên chính thức là DT215 để khảo nghiệm sản xuất.
b) Đánh giá, so sánh một số dòng đột biến triển vọng từ giống DT96
Kết quả, xác định được 03 dòng đột biến chống đổ tốt hơn DT96 là
96-2-25/1-10 có dạng cây đứng, 96-6-25/5-3 có vỏ quả màu nâu nhạt,
96200-13/2 có lông trên thân chính màu xám triển vọng nhất cho sản xuất.
Qua so sánh, đã xác định được 03 dòng đột biến triển vọng nhất cho
sản xuất là 26-2-25/2-6, 26-4-25/3-10 và 26150-1/3. Trong đó, dòng 26-225/2-6 có chiều cao cây thấp hơn, chống đổ tốt hơn so với ĐT26, năng suất
từ 2,04 – 2,24 tấn/ha tương đương ĐT26. Dòng 26-4-25/3-10 có khả năng
sinh trưởng phát triển tương đương ĐT26, năng suất từ 2,36 – 2,56 tấn/ha,
cao hơn ĐT26 từ 7 – 10%). Dòng 26150-1/3 có vỏ hạt màu đen khác so với
ĐT26, sinh trưởng phát triển và năng suất tương đương ĐT26


20
Bảng 3.39. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu
tương đột biến triển vọng từ giống DT96 tại Hà Nội
Số quả chắc/cây
Số hạt/quả
Năng suất thực thu
(quả)
(hạt)
(tấn/ha)
TT Dòng/giống
X
H Đ X H Đ
X
H
Đ

1 96-2-25/1-10 30,3 41,8 27,8 2,12 2,23 2,05 2,69 2,91 2,42
2 96-6-50/1-9
29,7 40,8 26,3 2,08 2,24 2,04 2,58 2,89 2,38
3 96-6-25/5-2
29,7 40,2 26,5 2,09 2,20 2,06 2,56 2,85 2,31
4 96-6-25/5-3
31,3 42,5 28,6 2,11 2,22 2,03 2,77 3,01 2,45
5 96200-13/1
29,3 38,9 27,2 2,10 2,24 2,05 2,44 2,86 2,30
6 96200-13/2
28,3 38,5 27,4 2,12 2,23 2,04 2,62 2,98 2,47
7 DT96 (đ/c 1) 29,7 40,6 27,5 2,11 2,24 2,04 2,52 2,94 2,42
8 DT84 (đ/c 2) 24,8 36,5 20,4 2,03 2,13 1,95 1,96 2,35 1,91
LSD0,05
2,86 4,86 2,19 0,14 0,13 0,11 0,12 0,16 0,14
CV%
5,7 6,9 4,7 3,8 3,3 3,1 2,7
3,2
3,2
Ghi chú: X = Vụ xuân, H = Vụ hè, Đ = Vụ đông
Bảng 3.43. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu
tương đột biến triển vọng từ giống ĐT26 tại Hà Nội
Số quả chắc/cây
Năng suất thực
Số hạt/quả (hạt)
(quả)
thu (tấn/ha)
Dòng/giống
X
H

Đ
X
H
Đ
X
H
Đ
26-2-25/2-6
32,3 28,5 27,1 2,48 2,42 2,61 2,24 2,04 2,23
26-4-25/3-10
40,1 33,4 30,2 2,52 2,43 2,62 2,56 2,36 2,48
26150-2/24
30,3 29,2 27,8 2,50 2,41 2,58 2,17 1,97 2,10
26150-1/3
33,3 28,8 27,5 2,49 2,40 2,61 2,36 2,18 2,26
26150-1/12
32,7 29,6 26,4 2,51 2,43 2,60 2,26 2,05 2,13
ĐT26 (đ/c 1)
33,3 29,0 27,4 2,51 2,42 2,60 2,38 2,14 2,25
DT84 (đ/c 2)
25,6 33,8 21,1 2,02 2,10 1,96 1,92 2,26 1,88
LSD0,05
0,14 0,19 0,18
CV (%)
3,4 5,0
4,6
Ghi chú: X = vụ Xuân, H = vụ Hè, Đ = vụ Đông
3.2.3. Đánh giá đa dạng di truyền một số dòng giống đậu tương đột biến
triển vọng
Các dòng đột biến triển vọng nhất gồm 03 dòng từ DT2008 (0820026/11 đặt tên là DT2008ĐB, 08200-2/8, 08200-25/24), 03 dòng từ DT96

(96-2-25/1-10, 96-6-25/5-3, 96200-13/2 đặt tên là DT96ĐB), 03 dòng từ
ĐT26 (26-2-25/2-6, 26-4-25/3-10, 26150-1/3 đặt tên là ĐT26ĐB) và 3


21
giống gốc (DT2008, DT96 và ĐT26) (Thí nghiệm có bổ sung thêm 01 dòng
2003-10n/8 và giống DT2003) được đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị
phân tử SSR. Kết quả, hệ số tương đồng di truyền của các dòng đột biến
cùng nhóm (so với giống gốc) ở mức cao từ 0,67 đến 1,00, cao hơn hệ số
tương đồng di truyền của các dòng đậu tương đột biến ở các nhóm giống
khác nhau. Hệ số tương đồng di truyền giữa các dòng đột biến từ DT2008
cao, dao động từ 0,74 - 1,00, cao nhất là dòng DT2008ĐB với 08200-25/24.
Hệ số tương đồng di truyền giữa các dòng đột biến từ DT96 khá cao dao
động từ 0,78 - 1,0, đạt cao nhất là DT96ĐB với dòng 96-2-25/1-10 (1,0). Hệ
số tương đồng di truyền giữa các dòng đột biến từ ĐT26 dao động từ 0,64 0,88, đạt cao nhất là 26150-1/3 với 26-2-25/2-6, thấp nhất là 26-2-25/2-6 với
26-4-25/3-10.

Hình 3.5. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền giữa các dòng đậu
tương đột biến triển vọng với giống gốc
3.3. Khảo nghiệm các giống đậu tương đột biến triển vọng
Các giống triển vọng là DT215 (DT2008ĐB), DT96ĐB (96200-13/2)
và ĐT26ĐB (26150-1/3) được khảo nghiệm tại Hà Nội và Vĩnh Phúc.
3.3.1. Đặc điểm hình thái
Giống DT215 có vỏ hạt màu đen khác DT2008 có vỏ hạt màu vàng,
nhưng có hoa màu tím, lông trên thân chính màu vàng hung, vỏ quả khô
mau nâu, rốn hạt màu đen, lá chét trứng nhọn, dạng cây bán đứng, sinh
trưởng hữu hạn như DT2008.


22

Giống DT96ĐB có lông trên thân chính màu xám khác DT96 có lông
trên thân chính màu vàng hung nhưng có hoa màu tím, vỏ quả khô màu nâu
trung bình, vỏ hạt màu vàng, rốn hạt màu xám, lá chét hình trứng nhọn,
dạng cây bán đứng, sinh trưởng hữu hạn như DT96.
Giống ĐT26ĐB có vỏ hạt màu đen khác ĐT26 có vỏ hạt màu vàng
nhưng có hoa màu trắng, lông màu nâu, vỏ quả khô nâu đậm, rốn hạt màu
đen, dạng cây bán đứng, sinh trưởng hữu hạn như ĐT26.
3.3.2. Đặc điểm sinh trưởng
Các giống sinh trưởng vượt trội so với DT84 (đ/c) nhưng thời gian
sinh trưởng dài hơn. Thời gian sinh trưởng của DT215 dao động từ 90 –
100 ngày (DT2008 từ 95 – 110 ngày), DT96ĐB từ 90 – 94 ngày (DT96 từ
89 – 95 ngày) và ĐT26ĐB từ 86 – 91 ngày (ĐT26 từ 87 – 91 ngày), thời
gian sinh trưởng của DT84 chỉ từ 83 – 88 ngày.
Chiều cao cây của các giống đậu tương đột biến triển vọng lớn hơn
DT84 và cao nhất ở vụ hè. Chiều cao cây của DT215 dao động từ 61,5 –
70,8cm (DT2008 từ 62,4 – 71,1cm), DT96ĐB từ 52,1 – 59,8cm (DT96 từ
50,6 – 58,2cm) và ĐT26ĐB từ 41,8 – 51,6cm (ĐT26 từ 41,5 – 53,2cm),
trong khi DT84 chỉ từ 35,5 – 47,0cm.
3.3.3. Mức độ chống chịu
Các giống đột biến triển vọng có khả năng chống chịu tốt hơn hoặc
tương đương so với giống gốc nhưng vượt DT84 như nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt
(điểm 1), bệnh phấn trắng (điểm 1- 2), chống đổ khá (điểm 1 – 2).
3.3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Giống DT215 có năng suất thực thu tương đương so với DT2008
nhưng vượt trội so với DT84. Tại Hà Nội, DT215 có năng suất thực thu dao
động từ 2,71 – 3,32 tấn/ha (vượt DT84 từ 38,8 – 51,4%), DT2008 từ 2,65 –
3,35 tấn/ha. Tại Vĩnh Phúc, DT215 có năng suất thực thu dao động từ 2,72
– 3,31 tấn/ha (vượt DT84 từ 32,6 – 51,1%), DT2008 từ 2,75 – 3,92 tấn/ha.
Giống DT96ĐB có năng suất thực thu tương đương so với DT96
nhưng vượt trội so với DT84. Tại Hà Nội, DT96ĐB có năng suất thực thu

dao động từ 2,22 – 3,06 tấn/ha (vượt DT84 từ 20,6 – 29,1%), DT96 từ 2,26
– 2,95 tấn/ha. Tại Vĩnh Phúc, DT96ĐB có năng suất thực thu dao động từ
2,46 – 2,88 tấn/ha (vượt DT84 từ 19,0 – 38,0%), DT96 từ 2,58 – 2,78
tấn/ha
Giống ĐT26ĐB có năng suất thực thu tương đương so với ĐT26
nhưng vượt trội so với DT84. ĐT26ĐB có năng suất thực thu dao động từ
2,23 – 2,48 tấn/ha tại Hà Nội (ĐT26 từ 2,26 – 2,52 tấn/ha, từ 2,28 – 2,55


23
tấn/ha tại Vĩnh Phúc (ĐT26 từ 2,20 – 2,65 tấn/ha), vượt DT84 từ 15,9 –
32,8% ở vụ xuân, từ 24,6 – 28,6% ở vụ đông.
Bảng 3.51. Năng suất thực thu của các giống đột biến triển vọng
Đơn vị: tấn/ha
Hà Nội
Vĩnh Phúc
Giống
Xuân

Đông
Xuân

Đông
DT215
2,81
3,32
2,71
2,87
3,21
2,72

DT2008
2,84
3,35
2,65
2,92
3,24
2,75
DT96ĐB
2,58
3,06
2,22
2,65
2,88
2,46
DT96
2,65
2,95
2,26
2,72
2,78
2,58
ĐT26ĐB
2,48
2,35
2,23
2,55
2,38
2,28
ĐT26
2,52

2,26
2,32
2,65
2,42
2,20
DT84 (đ/c)
1,98
2,37
1,79
1,92
2,42
1,80
LSD0,05
0,19
0,22
0,20
0,17
0,24
0,23
CV%
4,2
4,5
4,9
3,7
4,9
5,3
Trong 3 giống đậu tương đột biến triển vọng, giống đậu tương đen
DT215 có tiềm năng năng suất và khả năng chống chịu tốt nên được gửi
khảo nghiệm Quốc gia VCU năm 2018-2019. Kết quả, giống DT215 sinh
trưởng khỏe, cao cây, phân cành khá, bị các bệnh hại nhẹ như gỉ sắt, sương

mai, đốm nâu (điểm 1-3); khả năng chống đổ tốt (điểm 1-2) và ít bị tách quả
(điểm 1), năng suất trung bình từ 2,32 – 2,56 tấn/ha, vượt đối chứng DT84
từ 9,9 – 28,4%. Giống DT215 đã được chấp nhận tự công bố lưu hành theo
thông báo số 654/TB-TT-CLT ngày 08/6/2020 của Cục Trồng trọt – Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.3.5. Hàm lượng dinh dưỡng
Các giống đột biến triển vọng có hàm lượng dinh dưỡng cao, tương
đương so với các giống gốc. Hàm lượng protein > 40% (DT215 là 42,26%,
DT96ĐB là 40,10% và ĐT26ĐB là 40,5%), hàm lượng lipid > 18%
(DT215 là 18,24%, DT96ĐB là 18,09% và ĐT26ĐB là 21,65%), hàm
lượng gluxit khá > 25% (DT215 là 25,13%, DT96ĐB là 26,50% và
ĐT26ĐB là 25,59%) nên có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sữa
đậu nành, đậu phụ...


×