Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

LV Thạc sỹ_phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.27 KB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu
được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..........................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...............................................................1
1.2. Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
1.6. Những đóng góp của đề tài...............................................................................5
1.7. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu...............................................................5
1.8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu..........................................................................6
1.9. Kết cấu của luận văn........................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP............................................................................7
2.1. Hiệu quả kinh doanh, bản chất hiệu quả kinh doanh....................................7
2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh.......................................................................7
2.1.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh..........................................................................9
2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh..............................................10
2.2.1. Phương pháp so sánh.....................................................................................10


2.2.2. Phương pháp loại trừ......................................................................................11
2.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối..........................................................................12
2.2.4. Phương pháp mô hình Dupont.......................................................................13
2.2.5. Các phương pháp khác...................................................................................15
2.3. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh......................................................16
2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản.................................................................16
2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn..........................................................22
2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí................................................................24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT....................................................26
3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát......................................26
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................26


3.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý.............32
3.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán và cơ chế tài chính...............................................35
3.2. Thực trạng phân tích hiệu quả kính doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn
Hòa Phát.....................................................................................................................
39
3.2.1. Đánh giá khái quát về hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa
Phát
..................................................................................................................39
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản.................................................................41
3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vồn..........................................................53
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT........................................................................................59
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................59
4.1.1. Những ưu điểm..............................................................................................59
4.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................................60

4.2. Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh
doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát....................................................61
4.2.1 Định hướng phát triển tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát.......................61
4.2.2 Quan điểm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập
đoàn Hòa phát..........................................................................................................63
4.3. Nội dung hoàn thiện phân tích phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty
cổ phần tập đoàn Hòa Phát...................................................................................65
4.3.1. Về phương pháp phân tích.............................................................................65
4.3.2. Về nội dung phân tích....................................................................................71
4.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh
doanh 79
4.4.1. Về phía Nhà nước..........................................................................................80
4.4.2. Về phía Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát..................................................81
KẾT LUẬN.............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................85
PHỤ LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Mô hình phân tích tài chính Dupont.......................................................14
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát.............................33
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức phòng kế toán tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát 36
Sơ đồ 3.3: Mô hình tổ chức sổ kế toán....................................................................38
Sơ đồ 3.4 : Cơ cấu tổ chức tập đoàn theo nhóm ngành............................................43
Bảng 3.1: Công ty con và công ty liên kết của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát28
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................40
Bảng 3.3: Cơ cấu tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận...................................................41
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.......................................41
Bảng 3.5: Cơ cấu tài sản bình quân phân bổ theo nhóm ngành...............................45
Bảng 3.6: Tỷ trọng doanh thu theo nhóm ngành......................................................46

Bảng 3.7: Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế theo nhóm ngành........................................47
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP Thép Hòa
Phát.......................................................................................................................... 48
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP Nội Thất
Hòa Phát.................................................................................................................. 50
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tại Công Ty CP XD & PT Đô
Thị Hòa Phát............................................................................................................ 52
Bảng 3.11: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần tập
đoàn Hòa phát..........................................................................................................54
Bảng 3.12: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay tại Công ty cổ phần
tập đoàn Hòa phát....................................................................................................57
Bảng 4.1: Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản............................................................66
Bảng 4.2: Sức sinh lời của tài sản theo mô hình Dupont.........................................68
Bảng 4.3: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont...........................70
Bảng 4.4: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Công ty cổ
phần tập đoàn Hòa phát...........................................................................................72


Bảng 4.5: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ
phần tập đoàn Hòa phát...........................................................................................73
Bảng 4.6: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ
phần tập đoàn Hòa phát...........................................................................................75
Bảng 4.7: Bảng chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn tại Công
ty cổ phần tập đoàn Hòa phát..................................................................................76
Bảng 4.8: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty cổ phần tập
đoàn Hòa phát..........................................................................................................78


i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Để đạt được những kết quả như mong đợi, khắc phục những khó khăn thử
thách, các doanh nghiệp phải có những chiến lược, sách lược đúng đắn và hợp lý
nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để có thể làm được điều đó thì các doanh ngiệp cần đánh giá được hiệu quả kinh
doanh, tìm hiểu được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh để có
những giải pháp hợp lý, kịp thời thông qua hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh
hàng năm.
Qua tìm hiểu thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
tập đoàn Hòa Phát, tác giả nhận thấy phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty còn
nhiều bất cập. Do đó, phân tích hiệu quả kinh doanh chưa giúp nhiều cho Ban giám
đốc của Công ty. Xuất phát từ thực trạng trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích
hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát" làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình với mong muốn sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện tình
hình phân tích hiệu quả kinh doanh hiện nay tại Công ty.
Luận văn góp phần làm rõ một số lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp, qua xem xét và đánh giá thực trạng phân tích hiệu
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát luận văn đề xuất các phương
hướng có tính nguyên tắc và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phân tích
hiệu quả kinh doanh tại Công ty nói riêng và các công ty có cùng loại hình kinh
doanh nói chung.
Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực trạng về phân tích hiệu quả
kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, đối tượng luận văn được giới
hạn trong Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.


ii
Kết cấu của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh

nghiệp
Chương 3: Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
tập đoàn Hòa Phát
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện phân tích
hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
Trong chương 1, tác giả trình bày:
 Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài, về các
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh của
một số nhà khoa học dưới các cách tiếp cận, góc độ khác nhau.
 Mục tiêu nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận, mô tả thực trạng phân tích
hiệu quả kinh doanh và hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh cùng giải pháp
nâng cao hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập
đoàn Hòa Phát.
 Phương pháp nghiên cứu: bao gồm các phương pháp chủ yếu như nghiên cứu
lý thuyết, thu thập thông tin trực tiếp và xử lý, kiểm tra thông tin đã thu thập.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là các vấn đề về lý luận cùng
thực trạng và phương pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ
phần tập đoàn Hòa Phát. Phạm vi nghiên cứu là hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất
theo chuẩn mực kế toán của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
 Những đóng góp của đề tài: Hệ thống hóa và nâng cao lý luận về phân tích
hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Hoàn thiện quy trình phân tích,
phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh phù hợp
với Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
 Trình bày các câu hỏi được đặt ra trong qua trình nghiên cứu.
 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: đề xuất được quy trình phân tích, phương
pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh phù hợp với
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.


iii

Trong chương 2, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh
doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Trước hết tác giả trình
bày khái quát về hiệu quả kinh doanh bao gồm:


Khái niệm hiệu quả kinh doanh

 Bản chất hiệu quả kinh doanh
 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh: tác giả đề cập đến một số
phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ
cân đối, phương pháp mô hình Dupont và các phương pháp khác.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện, liên kết được các chỉ
tiêu cũng như các nhân tố ảnh hưởng, cần phân tích hiệu quả kinh doanh trên nhiều
góc độ khác nhau, vì thế nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh là cần phải xây
dựng một hệ thống các chỉ tiêu phù hợp. Phân tích hiệu quả kinh doanh được xem
xét trên nhiều góc độ như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng
nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí. Nội dung chính của phân tích hiệu quả kinh
doanh sẽ được trình bày dưới đây.
 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản: Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản,
cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường
kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả các yếu
tố sản xuất.
Các nhà phân tích thường đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản thông qua hệ
thống các chỉ tiêu với các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời của tài sản, số vòng quay của
tài sản, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần, suất hao phí của tài sản so
với lợi nhuận sau thuế. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả
kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp với các chỉ
tiêu như số vòng quay của tài sản dài hạn, suất hao phí của tài sản dài hạn so với
doanh thu, sức sinh lời của tài sản dài hạn, suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi
nhuận. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp với các chỉ

tiêu như sức sinh lời của tài sản ngắn hạn, số vòng quay của tài sản ngắn hạn, suất
hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế, suất hao phí của tài sản ngắn
hạn so với doanh thu, số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, thời gian 1 vòng
luân chuyển của tài sản ngắn hạn, hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn.


iv
 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn: các nhà đầu tư thường coi trọng
đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay vì họ quan tâm đến khả
năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra và khả năng vay thêm vốn để đầu
tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ta thường sử dụng các chỉ
tiêu sau: sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, số vòng quay của vốn chủ sở hữu, suất
hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần, suất hao phí của vốn chủ sở hữu
so với lợi nhuận sau thuế.
 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí: Chi phí trong doanh nghiệp bao gồm
giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính
và chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh
giá hiệu quả sử dụng chi phí ta thường dùng các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận so
với giá vốn hàng bán, tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng, tỷ suất lợi nhuận so
với chi phí quản lý doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí.
Trong chương 3, sau khi khái quát quá trình hình thành, phát triển và giới
thiệu một số nét chính trong cơ cấu bộ máy quản lý, bj máy kế toán, tác giả tập
trung trình bày thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập
đoàn Hòa Phát thông qua các nội dung như: Đánh giá khái quát về hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
 Đánh giá khái quát về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: đồng
Năm

Năm Kế hoạch
% tăng
2010
2011
năm
trưởng
(tỷ đồng) (tỷ đồng)
2011

% thực
hiện kế
hoạch

STT

Chỉ tiêu

1

Tổng doanh thu

14.493

18.093

17.500

25%

103%


2

Lợi nhuận sau thuế

1.376

1.297

1.865

-6%

70%

Năm 2011, tổng doanh thu của toàn Tập đoàn đạt mức 18.093 tỷ đồng, tăng
trưởng 25% so với năm 2010. Trong đó mảng thép tiếp tục thể hiện là lĩnh vực mũi
nhọn của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát khi gia tăng tỷ trọng đóng góp của
mình trong tổng doanh thu từ mức 74% năm 2010 lên 79% năm 2011.


v
Trong khi doanh thu vẫn có sự tăng trưởng tốt thì lợi nhuận của Tập đoàn
năm 2011 lại chỉ đạt được bằng 94% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt
giảm lợi nhuận chủ yếu do hai nhóm ngành sản xuất công nghiệp (trừ mảng thép) và
bất động sản không đạt được kết quả kinh doanh như kế hoạch trước tác động xấu
của thị trường kinh doanh và tiền tệ. Ngược lại, đối với mảng thép, 2011 vẫn là một
năm thành công khi chỉ tiêu lợi nhuận vẫn cho thấy sự tăng trưởng tốt với gần 19%
so với năm 2010.
Bảng 3.3: Cơ cấu tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận

Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu

Thép

Sản xuất CN khác

Bất động sản

Tỷ trọng doanh thu

79,3%

19,9%

0,8%

Tỷ trọng lợi nhuận

75,2%

23,9%

0,9%

 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản: Hiện tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
đã tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Đơn vị : VNĐ

Năm
STT

Chỉ tiêu

Chênh lệch
2010

2011

1

Doanh thu thuần

14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495

2

Lợi nhuận sau thuế

1.376.316.086.778 1.296.850.503.678 (79.465.583.100)

3

Tài sản bình quân

12.573.449.110.592 16.214.170.629.087 3.584.812.745.214

4
5

6
7

Sức sinh lời của tài sản
(ROA)
Vòng quay tài sản (vòng)
Suất hao phí của tài sản so
với doanh thu thuần
Suất hao phí của tài sản so
với lợi nhuận sau thuế

0,11

0,08

(0,03)

1,13

1,1

(0,03)

0,88

0,91

0,03

9,14


12,5

3,36


vi
Trong năm 2011, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của đều có
xu hướng giảm so với năm 2010. Cụ thể, ROA của năm 2011 chỉ đạt 0,08 so với
mức 0,11 của năm 2010 nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế bị tụt giảm mạnh trong
năm 2011 (từ hơn 1.376 tỷ đồng xuống gần 1.297 tỷ đồng) đồng thời tài sản bình
quân tăng cao hơn so với năm 2010 (từ hơn 12.573 tỷ đồng lên hơn 16.214 tỷ
đồng). Chỉ tiêu số vòng quay tổng tài sản trong năm 2011 khả quan so với năm
2010 nhưng vẫn thấp hơn (1,13 vòng so với 1,1 vòng).
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát là một công ty đa ngành nghề sản xuất
kinh doanh vì vậy hiệu quả sử dụng tài sản tại mỗi công ty con, công ty thành viên,
mỗi lĩnh vực,ngành nghề là không giống nhau. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài
sản của toàn bộ tập đoàn một cách chính xác thì chúng ta sẽ phân tích hiệu quả sử
dụng tài sản tại mỗi mảng sản xuất kinh doanh bao gồm hiệu quả sử dụng tài sản tại
Công ty CP Thép Hòa Phát, hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP Nội Thất Hòa
Phát, hiệu quả sử dụng tài sản tại Công Ty CP XD & PT Đô Thị Hòa Phát.
 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vồn: Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.11: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty
cổ phần tập đoàn Hòa phát

Đơn vị: đồng
STT
1
2

3
4
5
6
7

Chỉ tiêu

Năm
2011
1.296.850.503.678

2010
1.376.316.086.778

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình
6.905.950.250.691 5.611.593.552.470
quân
Doanh thu thuần
17.851.896.561.575 14.267.083.816.361
Sức sinh lời của vốn chủ
0,19
0,25
sở hữu (ROE)
Số vòng quay của vốn
2,59
2,54
chủ sở hữu (vòng)
Suất hao phí của vốn

chủ sở hữu so với doanh
0,387
0,393
thu thuần
Suất hao phí của vốn
chủ sở hữu so với lợi
5,33
4,08
nhuận sau thuế

Chênh lệch
(79.465.583.100)
1.294.356.698.221
3.584.812.745.214
(0,06)
0,04
(0,01)
1,25


vii
Trong năm 2011 chứng kiến sự sụt giảm của sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE) từ 0,25 trong năm 2010 xuống 0,19 giảm 0,06. Tuy doanh thu thuần trong
năm của tập đoàn tăng cao nhưng do tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ lệ tăng
doanh thu dẫn đến sự giảm sút của sức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Trong năm
2011, do tập trung vốn vào các ngành mũi nhọn, giảm vốn tại các mảng sản xuất
kinh doanh kém hiệu quả cũng đã làm số vòng quay của vốn chủ sở hữu tăng lên
0,04 vòng với 2,54 vòng trong năm 2010 tăng lên 2,59 vòng trong năm 2011.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng cũng thể hiện tại sự giảm xuống của
suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu từ 0,393 trong năm 2010 xuống

0,387 trong năm 2011. Điều này có nghĩa để có 1 đồng doanh thu thuần thì mất
0,393 đồng trong năm 2010 giảm còn 0,387 đồng trong năm 2011. Sự giảm trong
lợi nhuận sau thuế của toàn bộ tập đoàn và tăng vốn chủ sở hữu đã làm tăng suất
hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận từ 4,08 trong năm 2010 lên 5,33 trong
năm 2011. Điều này có nghĩa để có 1 đồng lợi nhuận thì mất 4,08 đồng vốn chủ sở
hữu trong năm 2010 tăng lên 5,33 đồng trong năm 2011.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay:
Bảng 3.12: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay tại Công ty
cổ phần tập đoàn Hòa phát

Đơn vị: đồng
Năm
STT

Chỉ tiêu

Chênh lệch
2011

1

Lợi nhuận trước thuế

2

Chi phí lãi vay

1.489.142.843.681
765.583.007.409


2010
1.564.151.094.066 (75.008.250.385)
413.090.188.796

352.492.818.613

Tổng nguồn vốn bình
3.640.721.518.49
16.214.170.629.087 12.573.449.110.592
quân
5
4Khả năng thanh toán
2,95
4,79
(1,84)
4 lãi vay
Sức sinh lời của
5
0,14
0,16
(0,02)
nguồn vốn
3


viii
Khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 là 2,95 giảm 1,84 so với năm 2010 là
4,79. Lợi nhuận giảm là lí do chủ yếu dẫn đến chỉ tiêu về khả năng thanh toán lãi
vay giảm. Đồng thời cả vốn chủ sở hữu và vốn vay đều tăng so với năm 2010 làm
cho chỉ tiêu sức sinh lời của nguồn vốn giảm từ 0,16 trong năm 2010 xuống 0,14

trong năm 2011. Hệ số khả năng chi trả lãi vay đã có sự sụt giảm trong năm 2011
xuống mức 2,9 lần - mức thấp nhất trong những năm gần đây của Tập đoàn.
Trong chương 4, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân tích hiệu quả kinh
doanh và thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn
Hòa Phát, tác giả đã đưa ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích
hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
 Đầu tiên là thảo luận về những ưu và nhược điểm trong việc phân tích hiệu
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
 Tiếp đến là định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện phân tích hiệu
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
 Cuối cùng là nội dung hoàn thiện phân tích phân tích hiệu quả kinh doanh tại
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát. Tác giả đã đưa ra nội dung giả pháp hoàn thiện
đó là:
 Về phương pháp phân tích: tác giả đề xuất nên sử dụng thêm một số
phương pháp phân tích sau:
Áp dụng phương pháp loại trừ: Lấy ví dụ khi phân tích chỉ tiêu “ Số vòng quay
của tài sản”.
Bảng 4.1: Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản

Đơn vị: đồng
Năm
STT

Chỉ tiêu

Chênh lệch
2010

1


Doanh thu thuần

2

Tài sản bình quân 12.573.449.110.592

3

Vòng quay tài sản
(vòng)

2011

14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495

1,13

16.214.170.629.087 3.584.812.745.214
1,1

(0,03)


ix
Nếu ký hiệu: DTT0 và DTT1 lần lượt là doanh thu thuần năm 2010 và 2011
TTS0 và TTS1 lần lượt là giá trị tài sản bình quân năm 2010 và
năm 2011
Căn cứ vào bảng trên, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản” ta có:
Ảnh hưởng của mức tăng giá trị tài sản đến tốc độ luân chuyển tài sản:

∆HTSBQ = - = - = - 0,25 vòng
Ảnh hưởng của mức tăng doanh thu đến tốc độ luân chuyển tài sản
0,22
DTT1
DTT0
17.851.896.561.575
14.267.083.816.361
=
=
TTS1
TTS1
16.214.170.629.087
16.214.170.629.087
vòng
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
∆HTS = ∆HTSBQ + ∆HDTT = - 0,25 + 0,22 = - 0,03 vòng
Từ các tính toán trên có thể thấy rằng: Giá trị tài sản tăng thêm làm tốc độ

∆HDTT =

luân chuyển tài sản giảm đi 0,25 vòng, trong khi đó doanh thu thuần tăng đã tác
động làm tăng tốc độ luân chuyển của tài sản lên 0,22 vòng. Tổng tài sản bình quân
trong năm 2011 đã tăng gần 30% trong khi đó doanh thu chỉ tăng 25%, điều này
chứng tỏ trong năm Công ty tăng mạnh về tài sản đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
của doanh thu nhưng chưa tăng được như kỳ vọng.
Áp dụng phương pháp phân tích mô hình Dupont: Ví dụ khi phân tích “
Sức sinh lời của tài sản ( ROA)”
Phương trình Dupont:
ROA = = x = ROS x SOA
Trong đó:

LNST: Lợi nhuận sau thuế
DTT: Doanh thu thuần
∑ TSBQ : Tổng tài sản bình quân
SOA: Số vòng quay tài sản
ROS: Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Sau khi đã xây dựng được phương trình Dupont, nhà phân tích có thể xác
định được mức độ ảnh hưởng của ROS và SOA đến sự biến động của ROA như
sau:
Bảng 4.2: Sức sinh lời của tài sản theo mô hình Dupont

Đơn vị: đồng
Năm
STT

Chỉ tiêu

Chênh lệch
2010

2011


x
1
2
3

Doanh thu thuần 14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495
Lợi nhuận sau
thuế


1.376.316.086.778 1.296.850.503.678 (79.465.583.100)

Tài sản bình quân 12.573.449.110.592 16.214.170.629.087 3.584.812.745.214

4

Sức sinh lời của
tài sản (ROA)

0,11

0,08

(0,03)

5

Vòng quay tài
sản(vòng) SOA

1,13

1,1

(0,03)

6

Tỷ suất sinh lời

của doanh thu
thuần (ROS) (%)

0,097

0,073

(0,024)

Ta có:
ROA2011 = 8 % = 7,3% x 1,1
ROA2010 = 11% = 9,7% x 1,13
Như vậy, ROA trong năm 2011 (8%) giảm 3% so với năm 2010 (11%),
chứng tỏ hiệu quả trong sử dụng tài sản đã giảm so với năm 2010. Việc giảm này
chịu tác động của hai nhân tố sau:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2011 là 7,3% so với năm 2010 là 9,7% đã
giảm 2,4%. Tuy doanh thu của năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng không bù
đắp được chi phí phát sinh trong năm làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2011 vẫn
giảm so với năm 2010. Điều này đã làm cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu
thuần (ROS) trong năm 2011 giảm nhiều.
Vòng quay tài sản năm 2011 (1,1 vòng) giảm 0,03 vòng so với năm 2010
(1,13 vòng). Tuy doanh thu thuần có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu vẫn
chậm hơn tốc độ tăng của tài sản, điều này đã làm giảm vòng quay tài sản.
 Về nội dung phân tích: Căn cứ vào nghiên cứu thực trạng phân tích
hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát, tác giả đề xuất các nội
dung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần
tập đoàn Hòa phát bao gồm: Bổ sung nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài
sản dài hạn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu quả sử dụng chi phí.



xi
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Bảng 4.4: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Công ty
cổ phần tập đoàn Hòa phát

Đơn vị: đồng
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dich vụ
Tài sản dài hạn
bình quân

Năm 2011

Năm 2010

17.977.172.824.178 14.374.073.374.057 3.603.099.450.121
7.538.308.567.421 5.936.481.883.819 1.601.826.683.603

Lợi nhuận sau thuế 1.296.850.503.678 1.376.316.086.778
Số vòng quay của
tài sản dài hạn

Chênh lệch


(79.465.583.100)

2,385

2,421

(0,037)

0,419

0,413

0,006

0,172

0,232

(0,060)

5,813

4,313

1,499

Suất hao phí của tài
5


sản dài hạn so với
doanh thu

6

Sức sinh lời của tài
sản dài hạn
Suất hao phí của tài

7

sản dài hạn so với

lợi nhuận
Sức sinh lời của tài sản dài hạn năm 2011là 0,172 giảm 0,06 so với năm 2010
là 0,232. Đi kèm theo đó là số vòng quay của tài sản dài hạn cũng giảm, trong năm
2011 (2,385 vòng) giảm 0,037 vòng so với năm 2010 (2,421 vòng). Điều này có thể
được lý giải là do việc đầu tư tài sản dài hạn chưa hoàn thành, máy móc trang thiết
bị chưa hoạt động hết công suất làm cho hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn hay sức
sản xuất của tài sản dài hạn giảm sút.
Điều này cũng được thể hiện qua việc tăng lên của hai chỉ tiêu suất hao phí
của tài sản dài hạn so với doanh thu và suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi
nhuận. Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu trong năm 2011 (0,419)


xii
tăng lên 0,06 so với năm 2010 (0,413) và suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi
nhuận năm 2011 (5,813) giảm 0,15 so với năm 2010 (5,313). Điều này cũng có
nghĩa trong năm 2011, muốn có 1 đồng doanh thu thì Công ty cổ phần tập đoàn Hòa
phát cần 0,419 đồng tài sản dài hạn tăng 0,06 đồng và muốn có 1 đồng lợi nhuận

thì cần 5,813 đồng tài sản dài hạn tăng 0,15 đồng so với năm 2010.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 4.6: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát
Đơn vị: đồng
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2010

Chênh lệch

Doanh thu thuần 17.851.896.561.575 14.267.083.816.361 3.584.812.745.214
Tài sản ngắn hạn
8.675.862.061.666 6.636.967.226.774 2.038.894.834.893
bình quân
Lợi nhuận sau
1.296.850.503.678 1.376.316.086.778 (79.465.583.100)
thuế
Sức sinh lời của

0,149
0,207
-0,058
tài sản ngắn hạn
Số vòng quay của
2,058
2,150
-0,092
tài sản ngắn hạn
Suất hao phí của
0,486
tài sản ngắn hạn
0,465
0,021
so với doanh thu
Suất hao phí của
tài sản ngắn hạn
6,690
4,822
1,868
so với lợi nhuận
Trong năm 2011, việc ghi nhận dự án đang thực hiện Madrin Garden vào

hàng tồn kho đã làm cho tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát
tăng mạnh dẫn đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giảm
nhẹ so với năm 2010. Với sức sinh lời của tài sản ngắn hạn năm 2011(0,149) giảm
0,058 so với năm 2010(0,207) và số vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2011(2,058
vòng) giảm 0,092 vòng so với năm 2010(2,150 vòng). Điều này có nghĩa khi đầu tư
1 đồng vào tài sản ngắn hạn trong kỳ thì Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát sẽ thu
được 2,058 doanh thu giảm 0,092 đồng và thu được 0,149 đồng lợi nhuận giảm

0,058 đồng so với năm 2010.


xiii
Đồng thời với sự giảm của hai chỉ tiêu trên thì hai chỉ tiêu suất hao phí của
tài sản ngắn hạn so với doanh thu và suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi
nhuận tăng lên so với năm 2010. Cụ thể năm 2011, suất hao phí của tài sản ngắn
hạn so với doanh thu là 0,486 so với năm 2010 là 0,465 tăng 0,021 còn suất hao phí
của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận là 6,690 so với năm 2010 là 4,822 tăng 1,868.
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí : Các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích
hiệu quả sử dụng chi phí như sau:
Bảng 4.8: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty
cổ phần tập đoàn Hòa phát
Đơn vị: đồng
STT
1
2
3

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2010

Chênh lệch

Lợi nhuận gộp về
2.872.783.670.476 2.458.687.844.273 414.095.826.203
bán hàng

Lợi nhuận từ hoạt
1.513.060.363.898 1.515.745.968.515 (2.685.604.617)
động kinh doanh
Lợi nhuận trước
1.489.142.843.681 1.564.151.094.066 (75.008.250.385)
thuế

4

Giá vốn hàng bán 14.979.112.891.099 11.808.395.972.088 3.170.716.919.011

5

Chi phí bán hàng

217.417.162.245

179.343.647.597

38.073.514.648

6

Chi phí quản lý
doanh nghiệp

401.754.381.560

274.508.673.772


127.245.707.788

7

Tổng chi phí

8
9
10
11

16.795.571.766.195 13.210.410.242.770 3.585.161.523.425

Tỷ suất sinh lời của
19,18%
giá vốn hàng bán
Tỷ suất sinh lời của
695,92%
chi phí bán hàng
Tỷ suất sinh lời của
chi phí quản lý
376,61%
doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của
8,87%
tổng chi phí
Qua bảng trên ta có thể thấy tất cả các loại

20,82%


(1,64%)

845,16%

(149,24%)

552,17%

(175,55%)

11,84%

(2,97%)

chi phí của Công ty cổ phần tập

đoàn Hòa phát đều tăng rất nhanh trong năm 2011, đặc biệt là chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng hơn 127 tỷ đồng tương ứng với hơn 46% so với năm 2010. Tuy lợi
nhuận gộp của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát tăng hơn 414 tỷ đồng nhưng


xiv
tổng chi phí lại tăng hơn 3.500 tỷ. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán năm 2011
là 19,18% giảm 1,64% so với năm 2010 là 20,82% có nghĩa rằng trong năm với 100
đồng giá vốn thì doanh nghiệp chỉ thu về được 19,18 đồng lợi nhuận gộp giảm 1,64
đồng so với năm 2010
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng giảm 149,24% và tỷ suất sinh lời của
chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 175,55%. Việc kiểm soát chi phí không tốt còn
được thể hiện tại chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tổng chi phí, trong năm 2011tỷ suất
sinh lời của tổng chi phí là 8,87% so với năm 2010 là 11,84% thì giảm 2,97%. Điều

này có nghĩa Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát đầu tư 100 đồng chi phí thì chỉ thu
được 8,87 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 2,97 đồng so với năm 2010.
 Để khắc phục những hạn chế trong phân tích hiệu quả kinh doanh và thực
hiện các giải phá trên, tác giả có nêu một số điều kiện để thực hiện giải pháp:
Về phía Nhà nước: Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện hành.
Xây dựng quy định về việc công bố thông tin. Thống nhất quy định kiểm toán với
tất cả các doanh nghiệp. Thay đổi các chế tài xử lý vi pham theo hướng nghiêm
khắc hơn đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin.
.Về phía Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát :Công ty cần tổ chức bộ máy
kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm
bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Cần phải nhận thức được tầm quan trọng
của phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động quản lý, để từ đó có dự đầu tư
thích đáng về số lượng nhân lực, về tài chính và thời gian cho hoạt động phân tích
hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, định kỳ Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát cần đầu
tư đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lao động làm công tác
phân tích cũng như lao động kế toán hay tuyển dụng mới những nhân viên có trình
độ cao. Tiếp tục đảm bảo hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh diễn ra một cách
đều đặn và trở thành thói quen đối với tập đoàn. Hoạt động phân tích hiệu quả kinh
doanh sẽ thuận lợi hơn nếu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức
năng trong doanh nghiệp. Ban giám đốc cần phân công trách nhiệm cho các phòng
ban chức năng trong việc phối hợp thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp


xv
bộ phận phân tích dễ dàng hơn trong quá trình thu thập tài liệu và thông tin có liên
quan.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh, cùng với
việc tìm hiểu thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn
Hòa Phát, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Phân tích hiệu quả
kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát”. Với sự nỗ lực của bản thân và

sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, những nội dung và yêu cầu
nghiên cứu đã được thể hiện đầy đủ trong luận văn.
Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát có thể
thực hiện tốt hơn công tác phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh và đạt được những thành công trong nước cũng như quốc tế.


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) thì các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để hội
nhập kinh tế và phát triển như được tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, sử dụng các
máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến trong sản xuất, nguồn nhân lực được nâng cao
về nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý, thị trường đầu vào và đầu ra được mở
rộng trên toàn thế giới…Tuy nhiên, quá trình hội nhập WTO mang đến không ít khó
khăn, thách thức cho các doanh nghiệp. Có thể kể đến các khó khăn như năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, chất lượng và mẫu mã các sản phẩm sản
xuất chưa thực sự cạnh tranh trên thị trường, việc sử dụng các nguồn lực trong sản
xuất kinh doanh chưa thỏa đáng nên làm giảm khá nhiều hiểu quả kinh doanh,
nguồn nguyên liệu cung ứng chưa ổn định và hạn chế đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng và hiệu quả…Do vậy để đạt được những kết quả như mong đợi, khắc phục
những khó khăn thử thách, các doanh nghiệp phải có những chiến lược, sách lược
đúng đắn và hợp lý nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh
của doanh nghiệp. Để có thể làm được điều đó thì các doanh ngiệp cần đánh giá
được hiệu quả kinh doanh, tìm hiểu được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh để có những giải pháp hợp lý, kịp thời thông qua hoạt động phân tích
hiệu quả kinh doanh hàng năm.
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát là công ty sản xuất và thương mại hàng

đầu tại Việt Nam với 20 năm hoạt động và phát triển. Là một công ty với ngành
nghề sản xuất kinh doanh đa dạng nổi lên với các thương hiệu về sản xuất công
nghiệp, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng hạ tầng với tiềm
lực tài chính rất mạnh nhưng Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát trong quá trình hội
nhập kinh tế thế giới cũng gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Vì thế tình hình
hiệu quả kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề mà Công ty tham gia cũng như
hiệu quả kinh doanh chung của toàn Công ty là mối quan tâm rất lớn của không chỉ


2
ban lãnh đạo Công ty mà còn của rất nhiều nhà đầu tư, cổ đông. Tuy nhiên việc
phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả
như mong muốn, hệ thống chỉ tiêu phân tích không còn phù hợp với loại hình, quy
mô của doanh nghiệp, các phương pháp phân tích được sử dụng mới chỉ dừng lại ở
việc so sánh sự biến động của chỉ tiêu giữa các kỳ, hoạt động phân tích hiệu quả
kinh doanh chưa thực sự được chú trọng. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với Công ty cổ
phần tập đoàn Hòa Phát không chỉ dừng lại ở việc nắm vững các kiến thức về hiệu
quả kinh doanh mà còn phải tổ chức hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh gắn
liền với việc xây dựng cho Công ty mình một hệ thống chỉ tiêu và phương pháp
phân tích hiệu quả kinh doanh phù hợp với đặc điểm ngành, quy mô, loại hình
doanh nghiệp và tình hình hiện tại của nền kinh tế.
Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tùy theo phương pháp tiếp cận, các nhà khoa học có những quan điểm khác
nhau về hiệu quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các quan điểm này
được các nhà khoa học nghiên cứu và trình bày trong các đề tài nghiên cứu khoa
học, luận văn thạc sỹ và các luận án tiến sĩ dưới các góc độ khác nhau.
Các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh đã được các nhà khoa học
nghiên cứu từ rất lâu. Ngay trong thời kỳ kinh tế bao cấp từ những năm 80 của thế

kỷ XX đã có những nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh như cuốn “Những vấn đề
cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp” của tác giả Ngô Đình Giao,
hay cuốn “Hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp” của nhóm tác giả Nguyễn
Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn. Các tác phẩm này đề cập đến hiệu quả
kinh tế và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế trong các xí nghiệp công
nghiệp xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cả hai nghiên cứu này của các tác giả đều chỉ áp
dụng được trong thời kỳ bao cấp, kế hoạch hóa tập trung. Việc hoàn thành kế hoạch
đó là hiệu quả, các vấn đề về lợi nhuận và giá trị kinh tế chưa được đề cập đến.
Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay thì các nghiên cứu về hiệu quả
kinh doanh của giai đoạn trước đã không còn chính xác. Vấn đề lợi nhuận và giá trị


3
kinh tế đạt được là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy các nghiên
cứu mới về hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong nền kinh tế mở cửa
đã được rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Có thể tổng kết các nghiên cứu của các
nhà khoa học thành ba hướng chính như sau :
Thứ nhất, phân tích hiệu quả kinh doanh được xem là nội dung quan trọng
của phân tích tài chính doanh nghiệp. Quan điểm này được đề cập đến trong khá
nhiều các giáo trình, tài liệu chuyên khảo, hay các luận án về phân tích tài chính
doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh. Các giáo trình tiêu biểu được kể
đến như giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính” (năm 2008) của ĐH Kinh tế quốc
dân do PGS.TS Nguyễn Năng Phúc chủ biên; giáo trình “Phân tích báo cáo tài
chính” (năm 2011) của ĐH Kinh tế quốc dân do PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang chủ
biên; giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” (năm 2008) của Học viện tài
chính do GS.TS Ngô Thế Chi và PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ chủ biên; hay giáo
trình “Phân tích báo cáo tài chính"(năm 2010) của PGS.TS Nguyễn Văn Công. Về
tài liệu chuyên khảo có thể kể đến cuốn “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” (năm
2004) của tác giả Nguyễn Tấn Bình, hay “ Chuyên khảo về báo cáo tài chính và
lập, đọc, kiểm tra báo cáo tài chính" (năm 2005) của PGS.TS Nguyễn Văn Công.

Bên cạnh các giáo trình và tài liệu chuyên khảo thì cũng có khá nhiều các luận án
cũng nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh dưới các góc độ khác nhau như trình bày
các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty phi tài chính của tác
giả Nguyễn Trọng Cơ (“Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp
cổ phần phi tài chính" - năm 1999) hay đề cập đến phương pháp phân tích hiệu quả
kinh doanh qua mô hình toán của tác giả Phạm Đình Phùng (“Vận dụng phương
pháp phân tích hệ thống và mô hình hóa trong phân tích hoạt động kinh tế” – năm
2000). Các nghiên cứu hướng này mới chỉ đề cập đến phân tích hiệu quả kinh doanh
như một phần nhỏ của phân tích tài chính doanh nghiệp với các chỉ tiêu chung của
tất cả các doanh nghiệp, chưa đi sâu nghiên cứu từng ngành cụ thể.
Thứ hai, các tác giả vận dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh
doanh chung để tiến hành phân tích, đánh giá một phần hay toàn bộ hiệu quả kinh
doanh một ngành, loại hình doanh nghiệp cụ thể. Hướng nghiên cứu này được rất


4
nhiều nhà khoa học lựa chọn khi thực hiện luận án tiến sĩ. Có thể kể đến đề tài
“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong ngành công nghiệp dệt Việt Nam” (năm
1999) của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm hay đề tài “Những giải pháp chiến lược
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành may mặc Việt Nam” (năm
1999) của tác giả Phạm Thị Thu Phương.
Thứ ba, các tác giả tập trung nghiên cứu hoàn chỉnh về hoạt động phân tích
hiệu quả kinh doanh cho một ngành, lĩnh vực cụ thể trên tất cả các mặt tổ chức phân
tích, phương pháp phân tích, nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích để từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này. Hướng nghiên cứu này thường được ít
tác giả lựa chọn hơn và thường được nghiên cứu chủ yếu trong các luận án tiến sĩ.
Có thể kể đến các đề tài như : của PGS.TS Phạm Thị Gái về phân tích hiệu quả kinh
doanh ở các doanh nghiệp khai thác (lấy ví dụ trong công nghiệp than) trong đề tài
luận án “Hiệu quả kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế trong công nghiệp khai
thác” hay của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương trong đề tài “Phân tích hiệu quả kinh

doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam” (năm 2008).
Như vậy, có thể thấy mặc dù có đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh
doanh nhưng các đề tài đều phổ biến ở góc độ nghiên cứu hiệu quả kinh doanh cho
một phần hay toàn bộ từng ngành dựa trên hệ thống chỉ tiêu chung. Tuy nhiên với
quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng xuất hiện nhiều các công ty sản xuất
kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả
kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này nói chung và điển hình tại Công ty cổ
phần tập đoàn Hòa Phát nói riêng.
Xuất phát từ những nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh, cũng như từ định
hướng của giáo viên hướng dẫn, tác giả đã thực hiện Luận văn thạc sỹ của mình với
đề tài:“Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát".
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất.
 Mô tả thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn
Hòa Phát


5
 Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hệ thống chỉ
tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát trong thời gian tới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp để thu thập thông tin chính là :
 Nghiên cứu lý thuyết, kế thừa các nghiên cứu có liên quan trước đó : Tác giả
tiến hành nghiên cứu các tài liệu về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh
doanh như giáo trình, các sách về kinh tế, các công trình nghiên cứu luận văn thạc
sỹ, luận án tiến sĩ. Bên cạnh đó tác giả sẽ nghiên cứu về các ngành nghề lĩnh vực
mà Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát tham gia sản xuất kinh doanh.
 Thu thập thông tin trực tiếp : Tác giả tiến hành thu thập trực tiếp số liệu liên

quan đến báo cáo tài chính và phân tích hiệu quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất
từ Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
 Xử lý và kiểm tra thông tin đã thu thập: Luận văn sử dụng các phương pháp
toán học, hệ thống hóa kết hợp với lý luận cơ bản của khoa học chuyên ngành kế
toán tài chính để nghiên cứu đề tài.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về lý luận cùng thực trạng
và phương pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập
đoàn Hòa Phát.
 Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất theo
chuẩn mực kế toán của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
1.6. Những đóng góp của đề tài
 Hệ thống hóa và nâng cao lý luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu
quẩ kinh doanh trong các doanh nghiệp.
 Hoàn thiện quy trình phân tích, phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu
phân tích hiệu quả kinh doanh phù hợp với Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
1.7. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu cần đề cập trong luận văn có nội dung như sau:
1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh
được hiểu như thế nào?


×