Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người mường trưởng thành tại các xã vùng cao huyện cao phong tỉnh hòa bình (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 89 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN THỊ HOA

THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI MƯỜNG TRƯỞNG THÀNH TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN
CAO PHONG TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - 2015


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Tăng huyết áp là một thách thức quan trọng của sức khỏe cộng đồng, bệnh
ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì tăng
huyết áp là mối đe dọa, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm khoảng
12,7% trong số các nguyên nhân gây tử vong [60]. Hàng năm có khoảng 7,1
triệu người tử vong liên quan đến tăng huyết áp. Trong số các trường hợp mắc
bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% do nguyên
nhân do tăng huyết áp. Tỷ lệ tăng huyết áp cao và có xu hướng tăng nhanh
không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát
triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trên Thế giới
năm 1975 mới chiếm 10% - 15% dân số, đến năm 2012 tỷ lệ này là 35%, tỷ lệ
tăng huyết áp ở nam cao hơn ở nữ (37% so với 31%) [60].


Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Tim mạch tại thành phố Hà
Nội năm 2001-2002, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang
hàng với các nước phát triển trên Thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp trong các
nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25%. Một số nghiên
cứu mới đây cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp người lớn, tuổi từ 25 trở lên ở một
số vùng ở Việt Nam đã lên đến 33,3% [4], [6], [9], [15].
Tỷ lệ tăng huyết áp và một số bệnh tim mạch khác hiện đang có xu
hướng ngày càng gia tăng, đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các
nước đang phát triển, do sự già hóa dân số, sự đô thị hóa và sự thay đổi lối
sống liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu
bia, dinh dưỡng bất hợp lý, thói quen ăn mặn và lười hoạt động thể lực…
Theo WHO, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được
80% bệnh tỷ lệ tăng huyết áp. Can thiệp càng sớm

vào quá trình phát


3

triển tăng huyết áp thì càng ít tốn kém và hiệu quả cao. WHO cũng khuyến cáo là
tập trung vào kiểm soát các yếu tố nguy cơ, quản lý bệnh nhân ở cộng đồng sẽ
là biện pháp đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên các giải pháp can thiệp tại cộng
đồng như những can thiệp về thay đổi lối sống, kiểm soát huyết áp bằng quản lý
và điều trị cho những đối tượng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
tăng huyết áp vẫn là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam [57].
Ở Việt Nam có khoảng hơn 1,2 triệu người người Mường, tập trung nhiều
nhất ở tỉnh Hòa Bình (khoảng 62,8%). Hiện tại đời sống kinh tế văn hóa xã hội
của người Mường ở vùng sâu vùng xa còn rất khó khăn. Người Mường còn tồn
tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu có thể ảnh hưởng, làm gia tăng bệnh tăng

huyết áp như lạm dụng rượu, hút thuốc lá, thuốc lào và thói quen ăn mặn. Hơn
nữa, kiến thức của người Mường về bệnh tăng huyết áp cũng như các biến chứng
của tăng huyết áp còn rất nhiều hạn chế. Vì thế tỷ lệ nhiều bệnh tật của người
Mường còn cao trong đó có tăng huyết áp. Câu hỏi được ra là thực trạng tăng
huyết áp ở người Mường tại các xã vùng cao huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình
hiện nay ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng huyết áp ở người
Mường tại khu vực này hiện nay? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người Mường trưởng thành tại các
xã vùng cao huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình” nhằm đáp ứng hai mục tiêu sau:
1- Mô tả thực trạng tăng huyết áp của người Mường trưởng thành tại các
xã vùng cao huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình năm 2015.
2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người Mường
trưởng thành tại các xã vùng cao huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tố chức Y tế Thế giới và Hiệp hội tăng huyết áp (THA) quốc tế như sau:
+ Huyết áp bình thường nếu huyết áp tâm thu (HATT) thấp hơn
140mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) thấp hơn 90mmHg.
+ Tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu cao hơn hoặc bằng 140mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương cao hơn hoặc bằng 90mmHg và/hoặc đang sử dụng
thuốc chống THA.
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Hiện nay, phần lớn đều sử dụng cách phân loại THA của Liên ủy ban
Quốc gia (JNC) Hoa Kỳ trong các báo cáo lần thứ 6 (JNC VI) về dự phòng, đánh

giá và điều trị THA do tính chất thực tiễn và khả thi của nó.
Bảng 1.1. Phân loại THA theo JNC VI – 1997
Phân loại

HATT

HATTr

Tối ưu

≤120 mmHg

≤80 mmHg

Bình thường

<130 mmHg

Và <85 mmHg

130 - 139 mmHg

85 -89 mmHg

Bình thường cao

Tăng huyết áp
Độ I

150 - 159 mmHg


90 - 99 mmHg

Độ II

160 - 169 mmHg

100 - 109 mmHg

Độ III

≥180 mmHg

≥100 mmHg

Hướng dẫn của WHO/ISH đã công nhận định nghĩa của JNC VI. Thêm
vào đó WHO/ISH cũng có cách phân loại tương tự


5

Bảng 1.2. Phân loại THA theo WHO/ISH
Phân loại

HATT

HATTr

Tối ưu


<120 mmHg

<80 mmHg

Bình thường

<130 mmHg

<85 mmHg

Bình thường cao

130 - 139 mmHg

85 -89 mmHg

Tăng huyết áp độ I (nhẹ)

140 - 159 mmHg

90 - 99 mmHg

Nhóm phân độ I giới hạn

140 - 149 mmHg

90 - 94 mmHg

Độ II vừa


160 - 179 mmHg

100 - 109 mmHg

Độ III nặng

≥180 mmHg

≥110 mmHg

THA tâm thu đơn độc

≥140 mmHg

<90 mmHg

140-149 mmHg

<90 mmHg

Phân nhóm giới hạn

Theo báo cáo lần thứ VII (2003) của Liên ủy ban Quốc gia về phòng ngừa,
phát hiện, đánh giá và điều trị THA, phân loại như sau:
Bảng 1.3. Phân loại huyết áp theo JNC VII năm 2003 [36]
Phân loại

HATT

HATTr


<120 mmHg

Và <80 mmHg

Tiền THA

120 - 139 mmHg

Hoặc 80 - 89 mmHg

THA giai đoạn I

140 - 159 mmHg

Hoặc 90 - 99 mmHg

THA giai đoạn II

≥160 mmHg

Hoặc ≥100 mmHg

Bình thường

Phân loại này chỉ dùng cho người ở độ tuổi từ 18-60 tuối, khi HATT và
HATTr không cùng phân độ thì chọn phân độ cao nhất.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch theo JNC VII gồm các yếu tố nguy cơ chính
như THA, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực, rối loạn lipid máu, đái tháo
đường. Các tổng thương cơ quan đích như phì đại thất trái, đau thắt ngực, suy

tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phân loại THA theo JNC VI.


6

1.1.3. Nguyên nhân và bệnh sinh của bệnh THA [27]
1.1.3.1. Yếu tố di truyền trong THA
Bằng chứng về di truyền là nguyên nhân của THA bao gồm:
- Tương quan về THA giữa sinh đôi đồng hợp tử (monozygotic twins)
so với sinh đôi dị hợp tử (dizygotic).
- Tương quan về THA trong một gia đình. Hiện nay mới xác định được
biến chứng của khoảng 10 gene gây ra THA [27].
1.1.3.2. Tăng hoạt giao cảm
Sự điều hòa huyết áp nhanh và sớm là vai trò của hệ thần kinh thực
vật thông qua các áp cảm thụ quan thành mạch [27]
1.1.3.2. Tăng hoạt mạch máu và tái cấu trúc mạch máu [27]
Người có tiền sử gia đình THA, sẽ tăng co mạch khi gặp lạnh hay stress tình
cảm, do đó dễ bị THA. Tái cấu trúc mạch máu làm tăng sức cản mạch ngoại vi
do đó làm THA [27].
1.1.3.3. Độ cứng động mạch
HATT và áp lực mạch gia tăng khi độ cứng động mạch lớn gia tăng. Độ
cứng mạch máu lớn tăng do xơ vữa động mạch và vôi hóa. Ở người cao tuổi
động mạch cứng hơn, độ dãn (compliance) giảm, vận tốc sóng mạch có thể lên
tới 20m/giây. Do đó sóng phản hồi về vào lúc van ĐMC mở. Hậu quả là áp lực
tâm thu cao, áp lực tâm trương giảm và áp lực mạch gia tăng [27].
1.1.3.4. Hệ Renin - Angiotensin - Aldosterone (RAA)
Hệ thống RAA đóng vai trò quan trọng trong điều hòa HA cả ở người
bình thường lẫn người bị bệnh THA đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
1.1.3.5. Vai trò của natri và rối loạn chức năng thận [27]

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nhiều quần thể dân chúng, sự tăng HA
theo tuổi có tương quan trực tiếp đến lượng natri tiêu thụ và ngược lại.


7

1.1.3.6. Thay đổi màng tế bào
Nhiều tác giả cho rằng nồng độ natri trong nội bào tăng là nguyên nhân
chính trong cơ chế bệnh sinh của THA, ngoài ra sự tăng Ca²+ nội bào cũng là
một yếu tố quyết định. Chính sự gia tăng nồng độ Ca²+ nội bào làm cho tế bào cơ
trơn thành mạch tăng tính co thắt khi đáp ứng với các chất vận mạch vì vậy gây
THA [27].
1.1.3.8. Vai trò của béo phì và kháng Insulin
Cơ chế tác dụng của insulin đối với HA đã được chứng minh gồm:
Làm tăng hấp thu natri và nước ở thận. Tăng nhạy cảm với thừa ứ natri
(biểu hiện ở HA) Thay đổi vận chuyển ion qua màng. Tăng nhạy cảm với
aldosterone và angiotensin II. Tăng tích lũy Ca++ nội bào. Tăng sản xuất yếu tố
sinh trưởng (cơ trơn thành mạch) Kích thích hoạt động thần kinh giao cảm.
Tăng tiết endothelin I [23].
1.1.3.9. THA là yếu tố nguy cơ của biến cố tim mạch
Các nhà dịch tễ học đã xác định chắc chắn rằng có sự liên quan giữa THA
và các rối loạn khác, đặc biệt là bệnh của động mạch vành, tai biến mạch máu
não và suy tim xảy ra tùy mức độ THA.
1.2. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
1.2.1. Tuổi
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, tuổi càng cao thành mạch càng
xơ cứng và càng dễ THA. Mối liên quan giữa tuổi và THA đã được xác định
qua nhiều nghiên cứu cắt ngang cho thấy có liên hệ giữa tuổi và huyết áp trong
hầu hết các dân tộc với những khác nhau về địa dư, văn hóa, đặc tính kinh tế xã
hội, tuổi càng cao thì tỉ lệ tăng huyết áp càng cao [29].



8

1.2.2. Giới
+ Sự khác nhau giữa 2 giới cũng liên quan với tuổi. Ở tuổi trẻ thì THA ở
nam cao hơn do hút thuốc, uống rượu, kinh tế - xã hội, nhưng ở nữ khi trên 50
tuổi thì tỉ lệ THA cao hơn do ảnh hưởng của nội tiết tố thời kì mãn kinh, sử
dụng hormon thay thế, béo phì, giảm hoạt động thể lực,... Tuy nhiên sự khác
biệt không rõ rệt [27].
1.2.3. Béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây THA, béo phì còn liên quan với một
số yếu tố nguy cơ khác như rối loạn lipid máu, hiện tượng kháng insulin, glucose
tăng máu, thiếu hụt lipoprotein lipase, các yếu tố này có vai trò trong bệnh sinh
THA. Tim của người béo phì buộc phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và
oxy cho khối mỡ thừa. Mối liên quan giữa béo phì và THA được ghi nhận rõ,
trong nghiên cứu Framigham tỷ lệ THA cả nam lẫn nữ cùng một lứa tuổi tăng tỉ
lệ thuận với cân nặng tương đối và ở nhóm béo phì tỉ lệ THA là 50% [24].
Nghiên cứu của Kamal Rahmouni và cộng sự tại Hoa Kỳ cho biết béo phì liên
quan chặt chẽ với THA.
Nghiên cứu về dịch tễ học THA của quần thể người trưởng thành ở thành
phố Maracaibo - Venejuela thấy rằng người có BMI > 25 thì tỷ lệ THA gấp 2 lần
người có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%). Theo nghiên cứu của Trần Đình Toán
và cộng sự, khi BMI từ 21,5 - 22,9 trở lên, tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao hơn tỷ
lệ chung trong cùng quần thể. Qua nghiên cứu 1.437 nông dân ở xã Liên
Minh, xã Định Công huyện Thanh Trì - Hà Nội và 101 cán bộ viên chức đang
được theo dõi ĐT ngoại trú bệnh THA tại Ban bảo vệ sức khoẻ thành phố Hà
Nội cho thấy: Với người THA là cán bộ viên chức chỉ số khối cơ thể cao hơn
hẳn NMTHA là nông dân 11,7 % luôn tìm thấy sự phối hợp nhiều YTNC [24].



9

1.2.4. Ăn nhiều muối
Một chế độ ăn nhiều muối sẽ gây THA do làm tăng thể tích lưu thông và
tiền tải và qua đó làm tăng cung lượng tim. Mối liên hệ giữa lượng muối ăn và
HA động mạch đã được Ambad và Beaufard nhận xét lần đầu vào năm 1904
cũng như Allan xác định vào năm 1918. Năm 1939, Kempner đã có công trình
với chế độ ăn cơm - trái cây hoàn toàn không muối để chữa bệnh THA, sau đó
tổng kết hội thảo vào năm 1984 đã khẳng định và khởi đầu chế độ giảm muối
điều trị THA.
Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn muối nhiều natri (trên 14g/ngày) sẽ gây
THA trong khi ăn ít muối (<1g/ngày) gây giảm huyết áp động mạch. Theo WHO
nên ăn <6g muối/ngày , hạn chế muối trong khẩu phần ăn hang ngày là một
trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và đây cũng là cách điều trị
hiệu quả nhất mà không phải dùng thuốc [28].
Hiện nay, WHO khuyến cáo chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn để
phòng chống THA [28]. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều trường hợp còn
chưa biết chế độ ăn nhạt. Chế độ ăn giảm muối vừa phải (1-2,5g muối/mỗi ngày)
áp dụng cho các trường hợp THA hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, trong chế độ ăn
này chỉ cần có ý thức giảm bớt muối cho vào thức ăn hơn trước. Mặt khác, một số
người biết cần phải ăn nhạt nhưng lại khó từ bỏ được thói quen ăn mặn [28].
Ở Nhật Bản, sau khi vận động nhân dân ăn ít muối, tỷ lệ mắc bệnh chảy máu
não giảm 40%, tắc mạch não giảm 24,6%. Một nghiên cứu của tại Israel về
hiệu quả của chế độ muối khoáng tác động lên HA 24 giờ ở người lớn tuổi
THA: Chế độ ăn muối hàng ngày được điều chỉnh cho ít Na và tăng K, Mg
trong 6 tháng. Một máy đo HA tự động đo HA cứ 20 phút một lần vào ban
ngày và 30 phút một lần vào ban đêm. Nghiên cứu được làm trước và sau
6 tháng bắt đầu chế độ ăn này. Kết quả giảm ăn Na và tăng ăn cả K và Mg có



10

thể có tác dụng trong việc khống chế THA.
Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ngày) sẽ gây THA;
trong khi ăn ít muối (dưới 1g/ngày) gây giảm HA động mạch. Theo WHO
(1990) nên ăn dưới 6g/ngày. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một
trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và cách điều trị mà không
phải dùng thuốc tốt nhất [28].
Việt Nam ở vùng nhiệt đới, với trên 3000 km bờ biển, nhân dân ở
các vùng ven biển này chủ yếu là lao động thuần tuý nên họ có thói quen ăn mặn.
Vì vậy, tác động của chế độ ăn gây ra THA ở nước ta có thể là tác nhân có ý
nghĩa.
Một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An là nơi người dân hay ăn mặn, mỗi ngày
trung bình ăn 13,9g muối, thì tỷ lệ THA 17,9%, còn người dân ở Hà Nội ăn nhạt
hơn, chỉ có 10,5g muối thì chỉ có 10,6% bị THA [16]. Một số nghiên cứu cho
thấy: vùng ven biển ăn mặn có tỷ lệ THA cao rõ hơn ở vùng đồng bằng và miền
núi. Một điều tra dịch tễ học: so sánh 1128 và 909 cặp đôi giữa nhóm THA và
nhóm đối chứng thấy rằng, tỷ lệ số người ăn mặn THA cao hơn rõ rệt so với
nhóm những người bình thường [27].
1.2.5. Ăn nhiều chất béo
Theo tác giả Nguyễn Lân Việt, nên ăn uống điều độ, phù hợp vì chế độ ăn
quá dư thừa sẽ gây béo phì và phát triển bệnh lý vữa xơ động mạch, đái tháo
đường. Chế độ ăn để giảm cân ở người béo phì trong đó trước tiên và chủ yếu là:
giảm các chất glucid (bánh trái, đồ ngọt, chất bột) và bù đắp bằng rau quả. Ăn
giảm mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật kèm theo tăng cường vận động thể
lực [26].
1.2.6. Ăn thiếu chất xơ
Đã có nhiều công trình nêu lên tác dụng của chất xơ trong điều hoà HA cả



11

ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên tác dụng độc lập của chất xơ còn đang là vấn
đề cần nghiên cứu. Trong chế độ ăn của người bệnh THA cần thiết phải tăng
nhiều chất xơ lực [26].
1.2.7. Hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại hoá
chất có hại cho sức khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin được hấp
thụ qua da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc,
người hút đưa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm
co mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến
thượng thận làm THA. Hút một điếu thuốc lá, HA tâm thu có thể tăng lên tới 11
mmHg, HA tâm trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20-30 phút. Hút thuốc
nhiều có thể có cơn THA kịch phát. Một nghiên cứu trên công nhân viên nhà
máy thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh THA cao
hơn rõ rệt. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người THA có hút thuốc lá cao hơn
50 - 60% so với những người THA không hút thuốc lá [26].
Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA kết quả cho
thấy: ở nhóm người hút thuốc lá nhiều (trên 8 điếu/ngày) có tỷ lệ THA cao hơn
hẳn nhóm không hút thuốc lá, nhưng nếu hút thuốc lá dưới 8 điếu/ngày thì tỷ lệ
THA giữa nhóm có hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc là không có sự khác
biệt rõ ràng. Năm 1998 - 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội đã
tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng nghiện thuốc lá, có 1450 người
chiếm tỷ lệ 19,03% (nam: 1399 người chiếm 96,48%; nữ 51 người chiếm
3,51%). Số điếu hút trung bình là 22,14 ± 4,7 điếu/ngày tức khoảng 1 bao (20
điếu)/ngày/người. Tỷ lệ THA chung ở nhóm những người nghiện thuốc lá là
15,86% [10].
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2-3 lần. Khi hít



12

khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch
máu. Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc còn giảm tác
dụng của các thuốc điều trị THA. Mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng là yếu
tố nguy cơ về tăng huyết áp nhưng là một nguy cơ lớn về bệnh tim mạch . Một
vài nghiên cứu chứng minh giữa hút thuốc lá và THA có mối liên quan và các
chương trình giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân THA đều khuyên bỏ hút thuốc.
Nicotin có tác dụng gây co mạch như Adrenalin và và cũng kích thích tăng tiết
catecholamin, oxyd cacbon và các chất khác trong thuốc lá cũng dễ gây tổ
thương mạch máu. Có nghiên cứu cho thấy trên điện tâm đồ ghi ngay sau khi
bệnh nhân hút liên tục 3 điếu thuốc lá cũng thấy có sự biến đổi như khi bệnh
nhân làm nghiệm pháp gắng sức. Phải cai thuốc trên 10 năm mới biết tác hại của
thuốc lá [27].
1.2.8. Thói quen uống rượu
Theo WHO năm 2001, có khoảng 140 triệu người trên thế giới nghiện
rượu, 400 triệu người sử dụng rượu ở mức nguy hại, dẫn đến tai nạn và tử vong.
Ở Việt Nam tỷ lệ lạm dụng rượu ước tính 8% dân số và 4% là nghiện rượu [3].
Rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu đoạn đầu ruột non và đạt
hàm lượng trong máu cao nhất sau khi uống từ 30 đến 90 phút. Đã có một số
nghiên cứu được báo cáo về sự liên quan của uống rượu nhiều và THA, nhưng
cơ chế của liên quan này vẫn còn chưa rõ ràng. Có những ý kiến chưa thống nhất
nhưng đa số thừa nhận uống nhiều rượu làm THA. Một số nghiên cứu cho thấy
THA ở 20-30% số người lạm dụng rượu. Hơn nữa rượu còn có thể gây rối loạn
nhịp tim, rối loạn điều hoà lipoprotein và triglycerid, làm tăng nguy cơ nhồi máu
cơ tim và các bệnh lý về mạch máu [27].
Các thực nghiệm cho thấy rằng với khối lượng lớn, ethanol có tác dụng
co mạch trực tiếp. Giảm tiêu thụ rượu xuống tới dưới 3 lần uống trong ngày



13

(30ml rượu) làm giảm HA ở bệnh nhân có điều trị. Uống nhiều rượu hay gây
THA, càng uống nhiều HA càng cao. Vùng nào tiêu thụ nhiều rượu, nơi đó nhiều
người bị THA. Rượu uống nhiều còn làm mất hiệu quả của những thuốc chữa
THA. Qua điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt Nam trong 4 năm (1989 1992) nhận thấy lạm dụng rượu ở người THA cao hơn những người bình thường.
Nghiên cứu của Phạm Gia Khải về dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội năm 1999
thấy uống rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA ở cả 2 giới [10]. Khoảng
10% trường hợp THA liên quan đến uống rượu.
Uống rượu thường xuyên trên 3 cốc/1ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh
THA. Uống rượu và THA là mối liên quan đã được chứng minh qua nghiên cứu,
những người uống trên 30ml ethanol/ngày có tỉ lệ cao gấp 2,9 lần những người
uống ít hơn hoặc không uống. Lượng ethanol trên 30ml/ngày liên quan tới
1,5mmHg HATTr và 2,5mmHg HATT ở nam: 2,1 mmHgHATT và 3,2mmHg
HATT ở nữ. Đo huyết áp ngay sau khi uống rượu thì HATT hơi giảm nhưng sau
13-24h thì HA lại tăng lên. Nếu uống rượu hằng ngày sau một tuần huyết áp tâm
thu tăng 6,6mmHg huyết áp tâm trương tăng 4,7mmHg.
WHO đã khuyến cáo: “Rượu làm THA và đó là YTNC của tai biến mạch
não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não. Nếu
uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ngày thì có thể chấp nhận
được, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g ethanol) có bằng chứng hại cả về sinh học
lẫn xã hội ”. Trong thực tế, việc loại bỏ thói quen uống nhiều rượu cũng là một
vấn đề khó. Bởi vì, những người nghiện rượu kể cả các trường hợp đã bị THA
thường hay ngụy biện cho bản thân. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục sức
khỏe đối với người cao tuổi và dần dần bỏ rượu là vấn đề cần được tăng cường hơn
nữa đặc biệt là đối với người có THA.


14


1.2.9. Ít hoạt động thể lực
Ít hoạt động thể lực là nguy cơ cho nhiều bệnh: THA, béo phì, tim mạch,
đái tháo đường. Các nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh hoạt động thể lực ngay cả
những hoạt động vừa phải như đi bộ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
tăng huyết áp béo phì tăng cường hoạt động thể lực là hoạt động không thể thiếu
trong điều trị bệnh THA [26].
Theo nghiên cứu của một số tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại
đối với hệ tim mạch. Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều
đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với người cao tuổi. Vận động thể lực bao
gồm các hoạt động thường ngày và luyện tập thể dục thể thao.
1.2.10. Trình độ học vấn
Số đông người cao tuổi học vấn thấp, tỷ lệ người cao tuổi mù chữ cao gấp 3
lần tỷ lệ mù chữ chung của dân số, đặc biệt ở nông thôn. Vì vậy với thời đại bùng
nổ thông tin như hiện nay, vì trình độ học vấn thấp người cao tuổi không tiếp cận
được.
Theo Dương Đình Thiện, Phạm Ngọc Khái và cộng sự, 68% bệnh nhân
không biết mình có bệnh THA, sự phát hiện tăng HA chỉ là tình cờ đi khám bệnh
phát hiện thây THA. Do đó mà tỷ lệ bị tai biến do THA vẫn còn khá cao trong
cộng đồng [21].
1.2.11. Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình
Vai trò di truyền thấy rõ hơn khi theo dõi huyết áp ở các cặp sinh đôi cùng
trứng so sánh với HA các cặp song sinh khác trứng. Pickẻing nhận thấy trong
nhiều gia đình trị số HA được đo ở bố mẹ con cái anh chị em ruột gần như nhau
và cho rằng đó là yếu tố di truyền cộng thêm thói quen sinh hoạt ăn uống tình
trạng kinh tế xã hội gần giống nhau [27].


15


1.2.12. Môi trường
Đã có tài liệu nêu ra rằng một số yếu tố môi trường gây ra tăng huyết áp.
Số người trong gia đình đông, ở chật chội, các xã hội giàu có tỷ lệ THA cao hơn
ngược lại.
1.2.13. Kinh tế
Kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, tỷ lệ
mắc THA tăng theo chiều thuận của phát triển kinh tế, khi nền kinh tế phát triển
thì lối sống sinh hoạt thay đổi và không thể không nói đến yếu tố khó khăn về
kinh tế, đúng vào thời kỳ cần có những điều kiện kinh tế nhất để bồi dưỡng
sức khoẻ, để đảm bảo cho đời sống không bị lệ thuộc. Nhiều người cao tuổi có
được cuộc sống tuổi già đầy năng động là do có sự hỗ trợ của hệ thống lương
hưu và các nguồn cung cấp tài chính khác. Trong khi đó những người cao tuổi
khác vẫn bị nghèo hơn các thành phần khác trong xã hội, đặc biệt là người cao
tuổi sống ở nông thôn không có thu nhập chắc chắn, thậm chí cả những người
cao tuổi có người cao tuổivẫn tiếp tục là thành phần nghèo nhất, vì không có
công việc chính thức, thu nhập không ổn định, không có tích luỹ. Mức sống của
nhiều người cao tuổi ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chi phí y tế
hiện nay quá cao, do tình hình tài chính kém làm người cao tuổi mất đi sự thanh
thản đưa đến đau khổ về tâm lý và ốm yếu về tâm lý trong khi nhiều người cao
tuổi thậm chí còn là lao động chính của gia đình. Sự lao động trường diễn kết
hợp ăn uống không đầy đủ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ [26].
1.2.14. Vùng địa lý
Có sự khác biệt giữa các vùng địa lý về tỉ lệ suất mới mắc bệnh của bệnh
tim mạch . Ở Bắc mỹ và ở Tây âu tỉ lệ bệnh mạch vành cao hơn tỉ lệ TBMMN, tỉ
lệ ở 2 bệnh này cao đều ở các nước Đông âu, Nga, vùng Bantic; tỉ lệ TBMMN
cao hơn bệnh mạch vành ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam [28].


16


1.3. Tình hình nghiên cứu về tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Tần suất HA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức
cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tại các nước phát triển có hình thái
bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây
nhiễm. Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999-2000 trên đối tượng là người trưởng
thành cho thấy tỷ lệ HA bình thường ở người trưởng thành là 39%, tỷ lệ tiền
THA là 31%, tỷ lệ THA là 29% [43],[44].
Theo WHO, bệnh THA gây ra các biến cố bệnh tim mạch (Cardio
Vascular Disease- CVD) trong đó chủ yếu là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đây
là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh không lây nhiễm và có tới
30% tử vong là do nguyên nhân này [28].

Hình 1.1: Các nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trên thế giới năm 2005
(Nguồn: WHO-2005 [28])
Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999 - 2000 trên đối tượng là người trưởng thành
cho thấy tỷ lệ HA bình thường là 39%, 31% thuộc nhóm tiền THA và 29% là
THA. Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuổi ở nam là 39% so với nữ 23,1%.


17

Nhưng tỷ lệ THA ở nam chỉ cao hơn ở nữ lứa tuổi trước tuổi 45. Ở độ tuổi 45 54, tỷ lệ THA ở nữ bắt đầu nhỉnh hơn ở nam giới và ở các độ tuổi lớn hơn tỷ lệ
THA ở nữ cao hơn nam. THA được coi là nguyên nhân chủ yếu hoặc góp phần
chính trong 11,4% các ca tử vong ở Mỹ năm 2003. Trong vòng 10 năm (1993 2003), tỷ lệ tử vong do THA tăng 29,3%, số ca tử vong tăng 56,1%. THA giai
đoạn II trở lên (HA  160/95 mmHg) làm tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với
người có HA bình thường. THA cũng tăng nguy cơ phát triển suy tim ứ huyết 2 3 lần. Một nghiên cứu ở Brasil, với nhóm tuổi từ 20 đến 69 tuổi có tỷ lệ THA là
23,6%. Tần suất THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở
mức rất cao, đặc biệt ở các nước phát triển (trích dẫn theo [41]). Tại các nước
đang phát triển có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ

yếu sang các bệnh không lây truyền là chính. Tần suất THA là 28,7% ở Hoa Kỳ
(2000); 22% ở Canada (1992); 45,9% ở CuBa; 38,8% ở Anh (1998); 38,4%
ở Thuỵ Điển (1999); 26,3% ở Ai Cập (1991); 15,4% ở Cameroon (1995);
27,2% ở Trung Quốc (2001); 20,5% ở Thái Lan (2001); 26,6% ở Singapore
(1998).
Tác giả Saeed nghiên cứu trên 1183 đối tượng trên 40 tuổi tại Afghanistan
cho thấy, tỷ lệ THA là 46,2%, các yếu tố liên quan đến THA bao gồm tuổi, béo
phì, lười hoạt động thể lực, không luyện tập thường xuyên, hút thuốc lá, ăn mặn
và uống rượu [45].Tác giả Marinkovic nghiên cứu trên 1850 đối tượng ở độ tuổi
từ 25 đến 74 tuổi tại Serbia kết quả cho thấy tỷ lệ THA là 52,8% trong đó có
20,1% đã biết mình bị THA và được sử dụng thuốc hạ HA thường xuyên. Về
mức độ THA thì chủ yếu THA độ

1 chiếm 22,3%, THA độ 2 chiếm 17,7%,

THA độ 3 chiếm 7,9% và 2,2 % THA không đáp ứng với điều trị [55].
Nghiên cứu của tác giả Joffres trong một khảo sát toàn quốc trên đối tượng
từ 20-79 tuổi tại Anh, Canada và Hoa Kỳ. Tại Canada (n=3485 năm 2007-2010)


18

tỷ lệ THA là 19,5%, tại Hoa Kỳ (n=10003 năm 2007-2010) tỷ lệ THA là 29%
và tại Anh (n=6873 người năm 2006) tỷ lệ THA là 30% [44].
Trong một nghiên cứu phân tích gộp tại Châu Phi từ tháng 1 năm 1980
đến tháng 12 năm 2013 trên đối tượng từ 15 tuổi trở lên, kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ THA năm 1990 là 19,7% tăng lên 27,4% vào năm 2000 và 30,8%
vào năm 2010 [30].
Theo thống kê của WHO năm 2008 về tỷ lệ THA ở người thành (≥25
tuổi) thì tỷ lệ THA cao nhất ở châu Phi (46%), thấp nhất ở châu Mỹ (35%), tỷ

lệ THA ở các nước Đông Nam Á là 36%. Tỷ lệ THA ở các nước Đông Nam Á
thấp nhất ở Hàn Quốc là 20,4% ở nam và 17,1% ở nữ; tỷ lệ THA cao nhất ở
Myanmar là 44,3% ở nam và 39,8% ở nữ [60].
1.3.2.Tại Việt Nam
Theo thống kê, bệnh tim - mạch là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong tại các
bệnh viện. Trong các bệnh tim mạch, tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất và gia
tăng nhanh nhất. Các số liệu điều tra dịch tễ học về THA cho thấy tình hình mắc
bệnh này đang gia tăng mạnh mẽ. Theo thống kê của tác giả Đặng Văn Chung
năm 1960, tỷ lệ THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam là 1%, hơn 30 năm sau
(1992) theo điều tra trên toàn quốc của tác giả Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ
này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần. Mười năm sau (2002), theo kết quả điều tra
dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người
dân từ 25 tuổi, tỷ lệ THA đã tăng đến 16,3%. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là
22,7% cao hơn nhiều so với vùng nông thôn 12,3%. Như vậy, với dân số hiện
nay khoảng 86 triệu người, Việt Nam ước tính có khoảng gần 7 triệu người bị
THA. Vì vậy, bệnh THA nếu không có các biện pháp dự phòng và quản lý hữu
hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị THA [2].
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố


19

nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002 (trên 5012 người)
cho thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,5%; trong đó THA độ 1, độ
2, độ 3 lần lượt là 10,2%; 4,2% và 1,9% [11].
Theo điều tra mới nhất một nghiên cứu của Trường Đại học Y- Dược Thái
Nguyên, cho thấy tỷ lệ THA ở vùng nông thôn Thái Nguyên cũng rất cao chiếm
tỷ lệ 33,3% (đối với đối tượng từ 18 tuổi trở lên). THA có ở cả thành thị và nông
thôn, cả người nghèo và người có kinh tế khá. Một trong những biến chứng
nguy hiểm nhất của THA là đột quỵ, biến chứng này có thể gây tử vong hoặc

để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người…
1.4. Một số nét đặc trƣng về văn hóa xã hội có liên quan đến tăng huyết
áp ở ngƣời dân tộc Mƣờng
Người Mường có dân số đứng vào hàng thứ 4 trong toàn quốc với khoảng
1,3 triệu người. Người Mường ở miền núi phía Bắc có khoảng 60 vạn, sống chủ
yếu ở các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình khoảng 40 vạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ
khoảng 13 vạn, Sơn La khoảng 6 vạn, Lào Cai, Yên Bái khoảng 1 vạn... Người
Mường là một dân tộc có nền văn hoá, kinh tế, xã hội tương đối phát triển. Rất
nhiều phong tục tập quán của người Mường giống người Kinh ở đồng bằng (như
nhuộm răng đen, ăn trầu, phụ nữ hút thuốc lào...). Người Mường sống chủ yếu ở
nhà sàn, tập trung thành làng bản đông đúc, lúa là cây lương thực chủ yếu của
người Mường [2].
* Rượu cần người Mường
Có từ bao giờ không ai biết chỉ biết rằng ngày hè nắng nóng đi làm đồng
về không có “hớp” rượu cần không giải cơn khát, đám cưới không có “gánh”
rượu cần thì cô dâu chưa về nhà chồng và đặc biệt là ngày Tết không có vò rượu
cần cúng tổ tiên đêm giao thừa thì chưa nên xuân. Vể Mường Bi, Mường
Vang, hay Mường Thàng, Mường Động, đi tới Mường nào ta cũng gặp đặc sản


20

rượu cần của quê hương. Người Mường Hòa Bình uống rượu và mời khánh uống
rượu như một lý do bắt buộc, và cho là hiếu khách đến mức có thể coi là lạm
dụng.
Mặc dù rượu cần được sản xuất nhờ lên men lá, thứ men lá được làm từ rễ
và lá của một số loại cây rừng. Tuy nhiên rượu vẫn là nguy cơ cao đối với sức
khỏe, đặc biệt là các bệnh tom mạch. Phong tục này có từ nhiều đời không dễ gì
cải thiện được. Hiện nay giới trẻ của người Mường cũng vẫn uống nhiều rượu
không khác những người già nên các nguy cơ này vẫn luôn hiện hữu ở tất cả

mọi lứa tuổi.

Hình 1.2. Phong tục uống rƣợu cần của ngƣời Mƣờng
* Các món ăn đặc sản của người Mường
Ẩm thực Hòa Bình nằm trong những nét đặc trưng của bản sắc văn
hóa các dân tộc miền núi Tây Bắc.
+ Lợn thui luộc
Lợn thả rông được thui vàng, thui đến đâu cạo lông đến đó rồi rửa sạch


21

trước khi mổ lấy phần nội tạng. Không rửa lại nước mà chỉ lấy lạt giang buộc
treo lên cho ráo máu. Sau đó, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở
nhiệt độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới đem ra thái mỏng, bày trên lá chuối
rừng tươi xanh. Thịt nóng quyện với lá chuối rừng tạo ra hương vị thơm ngon,
khá hấp dẫn với thực khách. Chính vì vậy người ta có thể ăn nhiều, dẫn đến tăng
lượng lipid trong khẩu phần, góp phần gia tăng lipid máu, tạo tiền đề cho các
nguy cơ bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, thịt luộc được chấm với muối rang có độ
mặn cao mà người ăn không chú ý, nhất là khi rượu đã ngà say. Điều này làm gia
tăng lượng muối ăn trong khẩu phần của người ăn, gia tăng các nguy cơ bệnh lý
đối với hệ tim mạch và hệ tiết niệu…
+ Thịt lợn muối chua, cá thính
Thịt lợn muối chua và cá thính đều là thức ăn có thể để lâu. Do muốn để
lâu nên các sản phẩm này thường có hàm lượng muối cao. Vì vậy tập quán sử
dụng các loại thức ăn này cũng làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch
và tiết niệu của đồng bào.
*Nhà ở: Người Mường ở nhà sàn, có 2 tập quán cần quan tâm đó là nuôi,
nhốt gia súc gầm sàn rất mất vệ sinh và đun bếp trong nhà sàn tất cả đều gây ô
nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều tới đường hô hấp. Tuy nhiên nhà sàn

người Mường thường mái cao, nhà rộng, không ngăn buồng, nhiều cửa sổ nên
trong nhà thường sáng và vệ sinh hơn một chút.
*Vệ sinh: Người Mường ít nuôi gia súc thả rông, nhưng cũng có tập quán
phóng uế bừa bãi. Làng bản Mường cũng chật chội, đường xá nhiều phân gia súc
trong khi nguồn nước ăn nhiều nơi dùng nước suối, nước khe không vệ sinh ảnh
hưởng tới việc phát triển bệnh đường tiêu hóa. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiển
năm 1997 cho thấy tỷ lệ ô nhiễm trứng giun trong bụi, đất nhà sàn khá cao và
là nguy cơ đối với các bệnh ký sinh trùng đường ruột của cộng đồng.


22

*Cúng bái chữa bệnh: Cúng bái để chữa bệnh là một tập quán lạc hậu vẫn
còn tồn tại của người Mường. Khi bị ốm thường không đi viện ngay mà ở nhà
cúng nhiều ngày hoặc yểm bùa khi không khỏi mới đến bệnh viện, đây vẫn là
nguy cơ mất cơ hội khám, chữa bệnh kịp thời cho cộng đồng, đặc biệt là các
bệnh tim mạch.
* Tục cưới xin cổ truyền của dân tộc Mường
Đám cưới cổ truyền của dân tộc Mường mang trong nó nhiều nét độc đáo
đậm đà bản sắc dân tộc Mường. Đây là một trong những sinh hoạt văn hóa rất
được người Mường coi trọng bởi nó bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời.
Tuy nhiên đám cưới thường diễn ra qua nhiều giai đoạn, kéo dài nhiều ngày.
Càng nhiều ngày, càng uống rượu, ăn tiệc nhiều lần, càng gia tăng nhiều nguy cơ
xấu đối với sức khỏe.
* Nghi thức ma chay của người Mường
Nghi thức ma chay là một trong những nghi thức đặc biệt của người
Mường. Đám tang cổ có khi kéo dài đến 12 ngày, cuộc ăn uống kéo dài cũng
làm cho hiện tượng ăn nhiều và uống nhiều không thể giảm thiểu.
1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Cao Phong Hòa Bình
Huyện Cao phong nằm phía tây bắc tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa

Bình gần 20km:
Cao Phong có diện tích là 25.527,83 ha gồm 12 xã và một thị trấn. Các
xã thuộc vùng sâu vùng xa bao gồm Yên Thương, Yên Lập, Bình Thanh, Thung
Nai, Xuân Phong, Nam phong. Trên địa bàn hiện có 3 dân tộc sinh sống:
Mường, Dao, kinh.
Cao Phong là huyện có địa hình tương đối phúc tạp ở phía bắc, phía tây,
phía đông, đồi núi được xen kẽ chia cắt bởi các con suối dẫn đến việc đi lại của
bà con dân tộc gặp rất nhiều khó khăn.


23

Khí hậu Cao Phong là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông rất lạnh ít
mưa, mùa hè thì nắng nóng mưa nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà
con nơi đây đặc biệt là cơ hội để bùng phát các bệnh mạn tính.
Các khu dân cư phát triển theo những hình thái khác nhau. Toàn huyện có 115
xóm bản, phân bố rải khắp trên địa bàn 12 xã cơ sở hạ tầng đã được quan tâm
song mức độ phát triển còn hạn chế. Vấn đề môi trường như: thu gom rác thải,
nước thải sinh hoạt ... chưa tốt đã gây ô nhiễm, mất vệ sinh trong cộng đồng dân
cư.
Trên địa bàn huyện có 15 cơ sở y tế, trong đó có 13 trạm y tế ở các xã, thị
trấn; 1bệnh viện đa khoa,1trung tâm y tế dự phòng'với tổng số giường bệnh là
140, trong đó bệnh viện đa khoa có 90 giường bệnh.
Nhân lực y tế hiện tại có trên địa bàn huyện là 579 người (trong đó cán bộ
y tế 168 người, 129 hội viên đông y, 30 người công ty dược, 124 y tế thôn bản
và 146 cộng tác viên dân số).
Tóm lại: văn hóa dân tộc Mường mang bản sắc văn hóa riêng trong đó có
văn hóa cồng chiêng, đền chùa, phong tục tập quán riêng của người Mường như
cúng bái, mê tín dị đoan bị bệnh không đến bệnh viện ngay mà còn làm các thủ
tục cúng bái, đánh gió, uống thuốc bằng lá cây khi không khỏi bệnh thật nặng

mới đưa đến viện, nhiều trường hợp đến viện thì đã quá muộn, tử vong, hay là
để lại di chứng suốt đời điển hình như các bệnh mãn tính như đột quỵ do tăng
huyết áp, suy hô hấp cấp do các bệnh phổi mãn tính gây nên, người dân tộc
Mường sinh sống ở các vùi núi vùng sâu vùng xa cuộc sống của họ còn gặp
nhiều khó khăn, trình độ học vấn không đồng đều dẫn đến sự nhận thức hiểu biết
phòng chống một số bệnh mãn tính, các yếu tố nguy cơ biến chứng của bệnh
còn rất hạn chế. Tập quán ăn ở không đảm bảo vệ sinh như là không sử dụng hố
xí, phóng uế bừa bãi, thải phân ra bìa rừng, dưới gầm nhà chăn nuôi trâu bò gà


24

vịt, đây là một tập quán không tốt, mất vệ sinh thường gặp nữa là để người chết
lâu trong nhà để cúng rồi mới đưa chôn cất.
Tập quán trong sinh hoạt như là lạm dụng rượu bia, ăn mặn, hút thuốc lá,
thuốc lào, thói quen trong sinh hoạt, lao động xong là tắm rửa bất kỳ lúc nào khi
trời nắng, rét, tất cả các phong tục tập quán trên đều ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe của người dân tộc Mường sống ở vùng sâu vùng xa ở huyên Cao
Phong nói riêng và người Mường Hòa Bình nói chung.


25

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn
Người dân tộc Mường trưởng thành từ 25 tuổi trở lên, có 3 đời cả ông bà,
bố mẹ đều là người Mường
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Đối tượng vắng mặt bất cứ lý do gì trong thời điểm điều tra sau 2 lần mời
- Rối loạn tâm thần, câm, điếc, không trả lời được các câu hỏi
- Mắc bệnh bướu cổ, bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mạn, bệnh tim do van
tim, bệnh thận, bệnh basedow.
- Phụ nữ có thai hoặc đang mắc các bệnh cấp tính khác.
- Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2014 đến tháng 6/2015.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Hai xã Yên Thượng và Xuân Phong của huyện Cao Phong (Hai trong các
xã thuộc vùng cao) được đưa vào mẫu nghiên cứu. Các xã này có nhiều người
Mường sinh sống (khoảng 99% người Mường).
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang (Khám và điều tra theo
bộ câu hỏi nhằm xác định thực trạng THA và một số yếu tố liên quan đến THA ở
người Mường trưởng thành đang sinh sống tại các địa bàn nghiên cứu).


×