KINH TẾ VI MÔ II
1
I. Thị trường vàng:
Chức năng bao quát và sức hấp dẫn mạnh mẽ của vàng là một phương tiện đầu tư, có
được nền tảng cơ sở là nguồn cung và nguồn cầu năng động của thị trường vàng.
Vàng mang tính đặc biệt bởi nó vừa là tài sản dạng hàng hóa vừa là tài sản dưới dạng tiền
tệ. Bởi vì nó thực sự không thể tiêu hủy được, tất cả vàng thuộc loại khoáng sản vẫn tồn
tại trên mặt đất dưới dạng này hoặc dạng khác và theo lý thuyết đa số trữ lượng vàng trên
mặt đất thì dễ khai thác. Điều này có nghĩa là việc khai thác vàng khá đơn giản, chỉ là
chuyện tái chế lại từ dạng này sang dạng khác. Đây là một trong những lý do tại sao giá
vàng trong lịch sử thường ít biến động hơn giá những hàng hóa thông thường khác. Nó
cũng giải thích tại sao thị trường vàng trước đây nhìn chung là ổn định.
GFMS Ltd ước tính cuối năm 2006 trữ lượng vàng trên mặt đất có khối lượng xấp xỉ 158
000 tấn, trong đó đã khai thác 66% từ năm 1950.
Trữ lượng vàng được nắm giữ trong các cơ quan có thẩm quyền bao gồm ngân hàng
trung ương, những cơ quan chính phủ như Monetary Authority của Singapore, và những
tổ chức siêu quốc gia như Quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng trung ương Châu Âu...
Vàng thỏa mãn nhu cầu hằng năm bao gồm cả vàng khai thác và vàng tái chế được khai
thác từ những năm trước. Biểu đồ giữa bên trên chỉ ra rằng qua hơn 5 năm, vàng tái chế
nhiều từ thị trường trang sức, chiếm ¼ nguồn cung vàng, đứng sau là lượng vàng được
bán ra từ ngân hàng trung ương.
Nhu cầu hằng năm về vàng có ba loại chính, lớn nhất là nhu cầu từ thị trường trang sức
khoảng 44 tỷ USD năm 2006. Nhu cầu công nghiệp vê vàng lớn nhất là cho lĩnh vực điện
tử,nhưng cũng bao gồm lĩnh vực nha khoa và một số ngành công nghiệp khác và đáp ứng
cho việc trang hoàng. Cuối cùng trong nguồn cầu là nhu cầu đầu tư. Bởi vì một phần
quan trọng trong nhu cầu đầu tư là được xử lý trên thị trường OTC và không dễ dàng để
định lượng được tổng giá trị giao dịch. Các hoạt động đầu tư thể hiện trên biều đồ trên
bao gồm đầu tư cho vàng thỏi, tiền đồng, huy chương và tiền đồng giả, “ đầu tư nhỏ lẻ
khác” và đầu tư trong việc trao đổi giao dịch quỹ vàng và sản phẩm có liên quan.
Nhu cầu đầu tư tăng mạnh vào năm 2006, tăng 8% số lượng và hơn 45% về giá trị USD
thu được so với năm trước. Năm 2006 Nam Phi là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới,
với 292 tấn chiếm 12% tổng sản lượng, theo sau là Mỹ với 252 tấn , chiếm hơn 10% tổng
sản lượng, kế đó là Trung Quốc hơn 247 tấn. Điểm đặc biệt nổi lên trong thập niên vừa
qua là Indonesia, trong năm 1992 chỉ sản xuất 2 tấn nhưng đến năm 2005 là hơn 114 tấn,
nổi bật là mỏ Grasberg, là nơi sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Và Peru sản xuất tăng từ
KINH TẾ VI MÔ II
2
18 tấn trong năm 1992 lên 203 tấn trong năm 2006, với một nửa đến từ mỏ Yanacocha
của Newmont, nơi sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới trên mực nước biển 14.000 feet ở dãy
Andes.
Nhiều nước sản xuất vàng trên thế giới lại là những nước nghèo bị mắc nợ nhiều của
Ngân Hàng Thế Giới. Đối với một vài quốc gia vàng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong xuất
khẩu của họ,ví dụ như Ghana và Mali vàng là hàng hóa xuất khẩu đứng thứ ba..
Tóm lại vàng nổi bật trong vai trò là phương tiện cất trữ. Thị trường vàng hình thành dựa
trên nguồn cầu và nguồn cung vàng. Nguồn cung bao gồm vàng khoáng sản được khai
thác mới và vàng tái chế. Nguồn cầu gồm nhu cầu cho việc làm trang sức, công nghiệp,
trang hoàng và đầu tư. Trên cơ sở cung và cầu vàng sẽ hình thành giá vàng, đồng thời
cung, cầu vàng cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
II.Các nguồn cung và cầu vàng:
Nguồn cung:
a. Vàng khai thác
Tổng số lượng vàng đã khai thác trong lịch sử xấp xỉ 158 000 tấn, trong đó 66% là được
khai thác từ năm 1950. Xu hướng phát triển sản xuất hằng năm bây giờ đã ổn định, bởi vì
xu hướng tiêu dùng đã chậm lại vào cuối những năm 1990. Những nhà phân tích độc lập
tin rằng khai thác vẫn sẽ duy trì ổn định trong một vài năm tới và nếu có thay đổi giảm
xuống thì không đáng kể.
Vàng được khai thác sâu nhất hiện tại là mỏ Savuka, khai thác trên mép tây bắc của
Witwatersrand Basin-Nam Phi. Hoạt động khai thác ở độ sâu 3.774m.Điều này có nghĩa
là việc khai thác vàng rất khó khăn và tốn kém, đòi hỏi công nghệ tiên tiến. Chi phí sản
xuất thay đổi mạnh tùy theo mỏ tự nhiên (hầm) hay khai thác dưới mặt đất và độ sâu bao
nhiêu, trữ lượng quặng và lớp khai thác.
b. Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương và những tổ chức xuyên quốc gia nắm giữ 1/5 trữ lượng vàng trên
mặt đất như tài sản dự trữ, nhưng đang giảm đều qua thời gian. 28 500 tấn trong trữ
lượng trên mặt đất trong biểu đồ bên trên gồm vàng sở hữu bởi ngân hàng trung ương và
một phần bên ngoài là cho vay với con số cao hơn là không đáng kể.
Người bán buôn, đóng góp trung bình 527 tấn vào dòng chảy cung ứng hằng năm từ năm
2002 đến năm 2006. Kể từ tháng 9 năm 1999, phần lớn việc buôn bán này được kiểm
KINH TẾ VI MÔ II
3
soát bởi Central Bank Agreement on Gold (CBGA). CBGA mới đã kiểm soát giai đoạn
từ tháng 9-2004 đến tháng 9-2009 đã được tuyên bố thành lập vào tháng 3-2004.
Thông qua việc mua bán, Ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến thị trường vàng
thông qua việc cho vay của họ, trao đổi và những hoạt động khác. Họ giữ vai trò người
cho vay vàng chính (mặc dù không phải là duy nhất) trên thị trường.
Gần đây các Ngân hàng trung ươong phải báo cáo việc nắm giữ vàng của họ hằng tháng
cho IMF và được phát hành hàng tháng trong ấn bản Thống kê tài chính quốc tế của IMF.
Do đó những thay đổi trong việc nắm giữ vàng được giám sát. Tuy nhiên một số ít Ngân
hàng trug ương có nắm giữ vàng không cho rằng là phần tích trữ của cơ quan nên không
báo cáo. Thêm vào đó cũng có một phần hoặc hầu hết cơ quan không được báo cáo. Do
đó giám sát việc nắm giữ này vẫn rất khó khăn.
c. Vàng tái chế
Vàng thực sự không thể tiêu hủy được, tất cả vàng đã khai thác vẫn tồn tại. Nó cũng dễ
phục hồi được từ hầu hết vàng đã qua sử dụng và có khả năng nấu chảy ra, lọc và sử dụng
lại. Điều đó cho phép cung vàng tái chế, là một bộ phận quan trọng trên thị trường vàng
vốn rất năng động
Hầu hết vàng tái chế thông thường có nguồn gốc từ trang sức. Một lượng nhỏ là từ những
thiết bị điện tử được thu lại và cả từ vàng thỏi và tiền đồng.
Việc cung ứng kim loại tái chế phụ thuộc rất lớn vào tình hình nền kinh tế và biến động
giá vàng. Vàng cũng có thể bán đổi lấy tiền mặt cả khi người sở hữu vàng cần tiền hay
nếu như người đó muốn hưởng lợi nhuận qua chênh lệch giá vàng. Điều này cho phép
nguồn cung vàng tái chế gia tăng trong thời gian nền kinh tế ảm đạm.
2. Nguồn cầu Vàng:
a. Nhu cầu cho trang sức
Trang sức chiếm nhu cầu lớn nhất chiếm hơn 70% nhu cầu về vàng, đạt giá trị khoảng 44
tỷ USD theo giá vàng bình quân năm 2006.
Có cả sự khác biệt và tương đồng trong việc mua bán vàng giữa các nước. Nhu cầu chịu
ảnh hưởng nhiều từ sự khác biệt văn hóa và thành phần xã hội, nghiên cứu thị trường
cũng chỉ ra cảm nhận về vàng là tương tự nhau và quan điểm cốt lõi về vàng qua những
thị trường là khác nhau. Như mua vàng trang sức thường được kết hợp với một dịp đặc
biệt nào đó như Ngày Valentine, ngày cưới, ngày kỉ niệm và sinh nhật trên khắp thế giới.
KINH TẾ VI MÔ II
4
Nghiên cứu thị trường chịu trách nhiệm chỉ ra có nhiều khúc thị trường ở khắp các nước
mặc dù mỗi nước thì tầm quan trọng của mỗi khúc khác nhau.
Mua trang sức thì có mùa, thường là vào lễ Giáng sinh, ngày 1-5, những lễ hội cuối năm
khi mà trang sức trở thành món quà tặng phổ biến. Ngày quốc khánh và Tết cổ truyền ở
Trung Quốc cũng là dịp lớn để mua sắm trang sức.
Năm 2006,thị trường có nhu cầu tiêu thụ trang sức lớn nhất là Ấn Độ (khoảng 522 tấn),
vàng trang sức chủ yếu được sử dụng cho lễ hội và đám cưới, vàng truyền thống là 22
carat. Nhu cầu về trang sức ở Ấn Độ nhạy cảm mạnh mẽ với giá vàng, có ảnh hưởng
mạnh đến nguồn cầu về vàng. Phần lớn vàng sử dụng ở đây là nhập khẩu nhưng hầu hết
trang sức thì được làm ra ngay trong nước. Thực vậy, Ấn Độ có nền công nghiệp nữ trang
phồn thịnh và là nước xuất khẩu chính. Mỹ là thị trường có cầu về vàng trang sức đứng
thứ hai sau Ấn Độ trong năm 2006 khoảng 306 tấn). Dịp tiêu thụ trang sức mạnh nhất là
Giáng sinh, những lễ hội cuối năm, ngoài ra còn có lễ Valentine và Ngày của Mẹ, có thể
là vàng 14, 18 hoặc 10 carat.
b. Nhu cầu trong công nghiệp
Nhu cầu về vàng trong công nghiệp và nha khoa chiếm khoảng 12% nhu cầu về vàng,
khoảng 400 tấn từ năm 2002 đến 2006.
Hơn một nửa nhu cầu của công nghiệp và nha khoa (khoảng 7%) là sử dụng vàng trong
những bộ phận điện tử thích hợp chịu nhiệt độ cao và dẫn nhiệt, dẫn điện và điểm nổi bật
của vàng là chống lại sự ăn mòn. Nhu cầu vàng trong lĩnh vực điện tử tăng trong những
thập niên vừa qua nhưng nó cũng dao động tùy vào GDP toàn cầu và sự phát triển của
ngành công nghiệp. Hầu hết vàng sản xuất cho những linh kiện điện tử là từ Bắc Mỹ, Tây
Âu và Đông Á. Những công ty chuyển nhà máy đến đó để có ưu thế về chi phí cơ bản
thấp hơn thì đang giành phần lớn thị phần. Nhu cầu tương lai trong công nghiệp về vàng
thì quan trọng ngày càng rõ hơn khi những thiết bị điện tử tổng quát và hàng hóa tiêu
dùng tiếp tục sử dụng vàng trong những bộ phận cấu thành.
Tác dụng của vàng đã được biết đến từ lâu trong lịch sử, có thể dùng trong sinh học,
kháng lại vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn, do đó được sử dụng thành công trong cơ thể con
người. Trong nha khoa nhu cầu sử dụng vàng chiếm ổn định khoảng 2%. Nhật, Mỹ, Đức
là 3 nước dẫn đầu trong việc chế tạo hợp kim nha khoa.
Những nghiên cứu trong những thập niên qua không phản ánh tiềm năng thực sự sử dụng
vàng đang nhiều hơn trong công nghiệp luyện kim. Vàng còn được sử dụng như chất xúc
tác ví dụ như chất xúc tác trong phòng đốt nhiên liệu. Một số công ty đã biết phát triển
KINH TẾ VI MÔ II
5
công nghiệp chất xúc tác dựa trên vàng và điều này có thể làm dẫn đến nhu cầu mới về
vàng trong ngành công nghiệp luyện kim. Trong lĩnh vực công nghệ nano phát triển mau
lẹ thì vàng được sử dụng cũng khá nhiều như trong việc chế tạo latop và điện thoại di
động. Sử dụng vàng trong việc phủ lên chất siêu dẫn cũng có thể tạo ý nghĩa quan trọng
trong nhu cầu về vàng trong công nghiệp.
c. Nhu cầu vàng trong đầu tư
Vàng sử dụng cho đầu tư đã có lâu trong lịch sử và được bắt nguồn từ vai trò của nó như
vật nắm giữ an toàn, dự trữ giá trị và tài sản tiền tệ. Thời gian gần đây, vai trò của vàng
được biết như là loại hình đầu tư hoàn hảo, đầu tư vàng như tiền tệ và bảo đảm trước lạm
phát, cũng được nhận ra.
Nhiều trang sức được mua ở Châu Á và Trung Đông cũng được coi như một kênh đầu tư
hay mang tính tiết kiệm, dự trữ.
Người đầu tư chuyên nghiệp có xu hướng đưa ra sự khác biệt giữa đầu tư nhỏ lẻ (những
cá nhân mua bán) và đầu tư có tính chất tổ chức (mua bán bởi những quỹ đầu tư hay
những tổ chức, tập đoàn khác). Trong thực tế khó phân biệt giữa hai loại này, thực tế có
một vài nhà đầu tư cá nhân nắm giữ một lượng đáng kể. Trữ lượng nắm giữ đầu tư, hay
đầu tư cá nhân chiếm khoảng 16% tổng trữ lượng vàng. Hơn 5 năm qua, một “cuộc cách
mạng nhỏ” đã xảy ra trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới là nhu cầu đầu tư tăng vọt từ 4%
tổng nhu cầu sử dụng cuối cùng năm 2000 lên 19% trong năm 2006. Khi thị trường OTC
hoạt động, lượng giao dịch trên tài khoản luôn ít hơn với thực tế, một ước chừng tổng
cộng khoảng 13.2 tỷ USD của những nhà đầu tư tiền đã tìm thấy qua cách đầu tư vào
vàng trong năm 2006.
Sự thu hút đầu tư vàng có liên quan đến các yếu tố: sự thay đổi của đôla và lạm phát kỳ
vọng, sự thay đổi của chính trị và tăng sự thừa nhận vai trò của vàng có thể đầu tư đa
dạng.
III. Đặc điểm của thị trường vàng:
Biến động rất nhanh do giá vàng chịu ảnh hưởng lớn từ giá dầu thế giới và diễn biến của
thị trường chứng khoán. Trong khi giá dầu thế giới lại phụ thuộc nhiều về cung (Khu vực
khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là vùng Trung Đông mà các nước khu
vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó chính nguồn cung dầu mỏ và nguồn
cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn đã ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng hóa
này nên nhiều nhà đầu tư thường nhìn vào diễn biến giá dầu trong hiện tại và diễn biến
được dự đoán trong tương lai của dầu để từ đó dự đoán cho xu hướng dao động của