Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TIẾP TỤC BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.43 KB, 6 trang )

TIẾP TỤC BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở BÌNH ĐỊNH
Tg. Nguyễn Đình Cơ
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
(DTTS) luôn là di sản quý giá; góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của
nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa truyền thống các DTTS là những giá trị vật chất, tinh thần
được tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển các DTTS. Trong dòng chảy
toàn cầu hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống các DTTS nhằm lưu giữ tính đa dạng của văn
hóa Việt Nam, giúp tăng cường khai thác nguồn tài nguyên văn hóa, thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước và góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những thay đổi và yêu cầu mới của thời đại,
những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS ở Việt Nam nói chung và tỉnh
Bình Định nói riêng cũng có những mặt bộc lộ tiêu cực, gây cản trở công cuộc “công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” ở vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, những bản sắc văn
hoá tiến bộ, tích cực rất cần được bảo tồn, phát huy, nhân rộng và phát triển hơn nữa
theo hướng hiện đại để góp phần vừa tạo nên nét đặc sắc, đa dạng riêng có của nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, vừa hướng đến hội nhập sâu rộng vào văn hóa
quốc tế nhằm xây dựng thành công “Nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” như tinh thần của Nghị quyết TW 9 (khoá XI) của Đảng đã đề ra.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” 1. Suy
cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi,
lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị
vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng
quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của
toàn nhân loại.
Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc theo nghĩa chung nhất, được hiểu là những nỗ
lực của cá nhân và cộng đồng nhằm lưu giữ và kế thừa những gì được xem là các giá trị


của dân tộc (giá trị văn hóa dân tộc). Những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy là
các giá trị đã và đang còn tiếp tục tạo nên năng lực nội sinh, là động lực cho sự phát triển
văn hóa - xã hội hiện tại và tương lai của cá nhân và cộng đồng.
1


Đảng ta đã khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn, kế thừa các giá trị văn
hóa dân tộc ở nước ta hiện nay: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân
tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật
thể” 2. Bảo tồn các giá trị văn hóa phải vì mục tiêu phát triển. Bảo tồn các giá trị văn hóa
phải gắn với phát triển, phát huy các giá trị văn hóa.
Phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được nhận thức là trên cơ sở sàng lọc, duy trì và
làm phong phú thêm những nét đẹp văn hóa vốn có. Phát huy giá trị văn hóa là những
hành động hướng đích nhằm đưa các giá trị văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, trở thành
tiềm năng và nội lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợi
ích cả về phương diện vật chất và tinh thần cho cá nhân và cộng đồng dân tộc. Hay nói
cách khác, phát huy giá trị văn hóa là những hành động hướng đích nhằm đưa các giá trị
văn hóa vào trong thực tiễn xã hội với tư cách vừa là môi trường, vừa là năng lực nội sinh
góp phần thúc đẩy phát triển bền vững xã hội.
Thời kỳ đổi mới đất nước, một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách
phát triển văn hóa Việt Nam là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát
huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa
dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao
tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị
văn hóa mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có
chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, bắt kịp sự
phát triển của thời đại.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc là tất yếu, bảo tồn và phát huy luôn là

hai mặt của một vấn đề trong xây dựng và phát triển văn hóa. Hoạt động bảo tồn các giá
trị văn hóa dân tộc phải gắn với việc phát huy, tạo động lực cho sự phát triển văn hóa và
con người trong giai đoạn hiện nay.
Bình Định có khoảng 28 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (chiếm 98%) và các dân
tộc thiểu số khác (chiếm 2%). Trong các dân tộc thiểu số, chiếm số lượng chủ yếu là 3
dân tộc: Ba Na, Chăm và Hrê. Họ sinh sống ở các huyện miền núi và trung du của tỉnh3.
Các dân tộc Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định trong quá trình tồn tại và phát triển đã
hình thành nên những bản sắc văn hoá vừa mang đặc trưng riêng của cộng đồng dân tộc,
vừa mang đặc trưng chung của khu vực, của quốc gia đa tộc người. Những bản sắc văn
hoá riêng của người Chăm, người Bana, người H’rê ở Bình Định rất phong phú và đa dạng
được thể hiện trên các lĩnh vực văn hoá sản xuất, văn hoá đảm bảo đời sống, văn hoá
2


chuẩn mực xã hội và văn hoá phi vật thể. Những bản sắc văn hoá riêng đó đã trở thành nếp
sống, trở thành các chuẩn giá trị được đồng bào giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác. Đó là những nét đẹp trong truyền thống sản xuất, trong cách ăn, ở, mặc, trong
cách đối nhân xử thế, trong đời sống tâm linh hay cả trong văn học nghệ thuật,…
Trong những năm gần đây, Bình Định đã có sự quan tâm đến công tác bảo tồn và
phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. Công tác nghiên cứu, giới thiệu văn hóa, văn nghệ
dân gian của các dân tộc thiểu số được đẩy mạnh; đã tổ chức biên soạn sách dạy và học
tiếng 3 dân tộc thiểu số trong tỉnh (Chăm, Bana, H’rê); hoàn thành các dự án văn hóa phi
vật thể: Lễ mừng cốm mới của dân tộc Bana, Lễ hội mừng mưa của dân tộc Chăm H’roi,
Lễ cưới và sinh hoạt âm nhạc dân gian của dân tộc H’rê, Ngày hội cồng chiêng của
người Chăm, Bana…; duy trì nghề thủ công truyền thống, khôi phục các làn điệu dân ca,
dân vũ, các loại nhạc cụ, trang phục truyền thống và các loại dụng cụ lao động sản xuất,
sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đã phục hồi một số nhà rông ở làng Bana và
Chăm, các nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng H’rê được xây dựng kiên cố.
Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi và yêu cầu mới, những giá trị văn hoá
truyền thống của người Chăm, Bana, H’rê bên cạnh mặt tích cực, cũng còn tồn tại mặt

tiêu cực, hạn chế, gây cản trở trong công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” vùng
nông thôn, miền núi hiện nay.
Do tác động phát triển kinh tế - xã hội, do sự phá vỡ môi trường tự nhiên không
gian văn hóa cộng đồng truyền thống nên xu hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa đang
làm mai một các di sản văn hóa DTTS ở Bình Định.
DTTS ở Bình Định chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, trình độ dân trí còn
thấp, các hiện tượng mê tín dị đoan, các tập quán lạc hậu đã trói buộc người dân làm
cho văn hóa truyền thống phát triển thiếu lành mạnh, suy giảm ý thức bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc của địa phương. Đặc biệt, do đời sống của đồng bào còn khó
khăn nên nhiều sản phẩm văn hóa truyền thống (vật thể) đã bị mang đi bán hoặc bị
đánh cắp (chiêng, ché, các khu mộ cổ bị đào bới để lấy cắp cổ vật).
Sự bùng nổ thông tin sẽ lôi cuốn đồng bào các dân tộc theo một xu hướng chung,
tạo ra các thách thức như áp lực từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến đời sống ngôn luận,
triệt tiêu các thông tin, bào mòn hệ giá trị về chân, thiện, mỹ; tác động bất lợi đến lớp
thanh thiếu niên là người các dân tộc thiểu số, hình thành lối sống bạo lực, thực dụng,
tách cá nhân ra khỏi cộng đồng.
Trên đây, là những thách thức to lớn đặt ra cho chính cộng đồng nơi đây cũng như
các nhà quản lý và phát triển văn hóa. Trong thời gian đến, để tiếp tục bảo tồn và phát
3


huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định theo tác giả
cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các Nghị quyết của Trung ương về công
tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc để nâng cao nhận thức của các
ngành, các cấp và toàn thể xã hội về công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
dân tộc; đưa công tác này vào các chương trình công tác của tỉnh, của các ngành, các
địa phương; nhất là các Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9
khóa XI đến đồng bào các dân tộc nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ở
Bình Định nói riêng.

Thứ hai, tổ chức các cuộc thi, sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa dân tộc; tổ chức đào
tạo cán bộ nghiên cứu là người dân tộc tại chỗ; tổ chức giao lưu với các tỉnh, khu vực
và quốc tế… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể, sưu tầm có hệ
thống, tránh trùng lặp, lãng phí.
Thứ ba, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, gốm,
tượng gỗ, chế tác nhạc cụ, rượu cần…) gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho bà con dân tộc thiểu số nơi đây.
Định kỳ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống ở cơ sở gắn với
sự kiện lịch sử của tỉnh như: (Ngày hội Văn hóa Cồng chiêng; Liên hoan Dân ca dân
vũ; Thi dệt thổ cẩm; Thi chế tác nhạc cụ dân tộc; Thi ẩm thực dân tộc;…); đăng cai tổ
chức các sự kiện văn hóa lịch sử mang tầm khu vực và quốc tế. Thông qua đó mà tôn
vinh văn hóa dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, giúp đồng bào
có ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Cần giáo dục, khuyến khích, động viên đồng bào Chăm, Bana, H’rê sử dụng, mặc
nhiều hơn những bộ váy áo, khăn đội đầu, đồ trang sức… mang đặc tính dân tộc. Chí ít
trong những ngày lễ, ngày hội, ngày tết, ngày vui của đồng bào, động viên cho được
mọi người mặc, trang sức theo lối dân tộc. Riêng đối với những gia đình khá giả, cần
động viên họ mua sắm, sử dụng các phương tiện vật chất cao cấp như giường, tủ, bàn,
ghế, đồ điện… Đó cũng chính là cách thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong
công cuộc cách tân và đổi mới hiện nay.
Thứ tư, phát triển chữ viết của các dân tộc gồm từ điển, sách học song ngữ,
khuyến khích học tiếng dân tộc thiểu số, các sáng tác bằng tiếng dân tộc.
Thứ năm, đẩy mạnh xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa để có điều kiện bảo tồn
và phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của đồng bào dân tộc
thiểu số, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan (ma lai, tục nối dây) ảnh hưởng không tốt
đến di sản văn hóa dân tộc.
4


Thứ sáu, phối hợp với các địa phương, các nghệ nhân trong toàn tỉnh tổ chức phục

dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu; đồng thời mở lớp truyền dạy sử dụng chiêng,
nhạc cụ dân tộc một cách thuần thục cho con em đồng bào dân tộc, phấn đấu đến cuối
năm 2020, 100% các làng đều có đội chiêng trẻ.
Như vậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở
Bình Định là bảo tồn và phát huy những thế mạnh trong kinh tế, trong ứng xử với môi
trường tự nhiên và xã hội. Đó chính là sức mạnh về những giá trị văn hoá vật chất và văn
hoá xã hội, văn hoá tinh thần mà người Chăm, người Bana, người H’rê đã sáng tạo nên và
sống bền lâu cùng các dân tộc. Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đã
được chọn lọc qua thời gian, chúng ta còn phải biết tiếp thu những tinh hoa của văn hoá
thời đại, của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có như vây chúng ta mới xây dựng thành
công “một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc” như quan
điểm của Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

5


1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự Thật, xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t. 3, tr. 458.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb.Chính trị quốc
gia, H.1998, tr.63.
3 Số liệu Ban dân tộc tỉnh Bình Định, 2016.



×