Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TIẾP TỤC ĐƯA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CUỘC SỐNG VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.64 KB, 6 trang )

TIẾP TỤC ĐƯA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO CUỘC SỐNG VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN HIỆN NAY
Tg. Nguyễn Đình Cơ
Trường chính trị tỉnh Bình Định
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già
cỗi của Người không sớm hồi sinh” 1. Người không chỉ kêu gọi, thức tỉnh thanh niên
mà còn trực tiếp đến với họ, tổ chức, dẫn dắt họ vào con đường đấu tranh cách mạng
và đã dành thắng lợi vẻ vang. Luận điểm “muốn hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi
sinh thanh niên” đến nay vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có đặt niềm tin, xác định đúng
đắn vị trí, vai trò của thanh niên, chúng ta mới tạo điều kiện để họ đóng góp tích cực
vào công cuộc cách mạng xây dựng và phát triển đất nước.
Thiết nghĩ, bàn giao thế hệ không chỉ là trao lại những gì đã có mà quan trọng
hơn, khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị cho lớp sau những gì cần thiết cho họ một cách
vững chắc nhất, tốt đẹp nhất. Muốn vậy, việc đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ giáo dục,
bồi dưỡng thế hệ thanh niên, là “sự nghiệp trồng người”, “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau”, hình thành nên lớp thanh niên vừa “hồng”, vừa “chuyên”; “đủ
sức” là lực lượng kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng như lời dặn dò của Bác
trước khi đi xa.
Bước vào thời đại mới, trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng, trong điều kiện cơ chế thị trường, chính những lo
toan hàng ngày tới đời sống kinh tế, lao động, việc làm đã khiến cho một bộ phận không
nhỏ thanh niên ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập, nâng cao nhận thức chính trị
tư tưởng, tình trạng thờ ơ chính trị trong thanh niên ngày càng có biểu hiện rõ hơn.
Trong khi đó, Đoàn Thanh niên triển khai các phong trào hành động cách mạng, các
phong trào thanh niên có lúc, có nơi còn “đi sau thanh niên, đi chậm hơn thanh niên”.
Thực sự là những trăn trở, thách thức to lớn không những đối với công tác Đoàn Thanh
niên, mà còn là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Việc đưa tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào cuộc sống, vào hoạt động thực tiễn
của thanh niên và phong trào thanh niên là việc quan trọng, góp phần vào việc định
1




hướng các hoạt động cụ thể của thanh niên, cũng như của tổ chức Đoàn Thanh niên.
Việc vận dụng một cách đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh trong các hoạt động của cuộc
sống sẽ góp phần giúp thanh niên nâng cao được ý thức cách mạng, phát huy tính tự
giác, khả năng sức mạnh của mình, xử lý đúng đắn những mối quan hệ phức tạp hiện
nay. Thông qua giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh
vào cuộc sống của thanh niên và phong trào của thanh niên là giúp thanh niên có được
những hiểu biết sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyển từ nhận thức cảm tính,
mang tính tình cảm, sang nhận thức tự giác, khách quan, khoa học.
Có thể nói, đối với thế hệ trẻ, tiếp nhận tư tưởng Hồ Chí Minh được diễn ra thật tự
nhiên và giản dị. Điều này đã tạo ra sự thuận lợi và tự nhiên trong việc truyền dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống và hoạt
động thực tiễn của tuổi trẻ. Thực tiễn cách mạnh đã chứng minh, thanh niên nước ta, dù
ở nhóm xã hội nào, hoàn cảnh, điều kiện sống ra sao cũng đều một lòng tôn kính, yêu
mến Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người là niềm kiêu hãnh, tự hào mỗi khi nghĩ đến hay
được chia sẽ cùng với bè bạn trên thế giới. Lòng tôn kính, yêu mến hay kiêu hãnh, tự
hào đó không chỉ vì Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn vì tư tưởng của
Người, phong cách sống, phương pháp tư duy của Người đặc biệt gần gũi với thanh
niên. Giữa Bác với thanh niên và thanh niên với Bác hầu như không có sự xa cách.
Ranh giới giữa nguyên thủ quốc gia với những người trẻ tuổi gần như bị xóa nhòa.
Trên thực tế, phần lớn thanh niên hiện nay chỉ hiểu về Bác qua tấm gương hy
sinh quên mình của Người cho Tổ quốc, cho nhân dân, qua cuộc sống đạo đức trong
sáng và giản dị của Người. Thì, nhiều thanh niên lại ít có điều kiện tìm hiểu, học tập
về tư tưởng của Người hoặc học tập chỉ mang tính chất đối phó với môn học Tư
tưởng Hồ Chí Minh,…dẫn đến sự hiểu biết chưa thật sâu sắc, khoa học và hệ thống
về những tư tưởng, đạo đức của Người.
Cần phải tạo điều kiện để thanh niên tiếp tục nhận thức được một cách hệ thống
những cơ sở khoa học, cả về lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh; hiểu
được những nguyên tắc cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc vận dụng

chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; những sáng tạo khoa học
của Bác trong việc xây dựng đường lối cách mạng, chỉ đạo hoạt động thực tiễn;
những tư tưởng vĩ đại của Bác về tự do, độc lập cho dân tộc, về xây dựng nhà nước
2


của dân, do dân, vì dân, về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, xứng đáng với
người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân, những nguyên tắc trong việc
củng cố khối đoàn kết toàn dân, không ngừng chăm lo đến đời sống vật chất và văn
hóa tinh thần của nhân dân;…
Khác với tư tưởng khoa học của nhiều nhà lý luận cách mạng khác, tư tưởng Hồ
Chí Minh luôn gắn liền với những vấn đề mang tính chỉ đạo thực tiễn rất cao. Do
vậy, việc nâng cao công tác giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng của Người đến với thế hệ
trẻ, chúng ta cần phải gắn liền giáo dục lý luận với thực tiễn cuộc sống và phong trào
thanh niên. Theo tác giả, cần thực hiện đồng bộ ở một số giải pháp sau:
Một là, thống nhất quan điểm chung nhất từ việc xây dựng kế hoạch đến việc
chỉ đạo thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đây là cơ sở, phát huy sức mạnh của
toàn xã hội trong công tác giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp tục có sự điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế hợp lý để phát huy vai trò, trách
nhiệm của chính quyền, đoàn thể, nhà trường, gia đình và cộng đồng, coi công tác
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh thiếu niên là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của toàn xã hội.
Đa số thanh thiếu niên ở vào lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường, do vậy
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hệ thống và chính quy trong môi trường
này là quan trọng và cần thiết. Cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các
khâu từ biên soạn giáo trình, giảng dạy chuyên sâu, đến khâu kiểm tra, thi cử bắt
buộc cũng phải mang tính khoa học, phù hợp với đặc điểm thực tế trong từng đối
tượng thanh niên cụ thể; nghiên cứu phối hợp, lồng ghép việc giảng dạy tư tưởng Hồ
Chí Minh với các môn học khác và được thực hiện sớm hơn ở các bậc học.
Hai là, tăng cường hơn nữa việc sử dụng hệ thống truyền thông vào việc truyền

bá tư tưởng Hồ Chí Minh sâu, rộng trong xã hội đặc biệt trong thế hệ trẻ.
Bên cạnh, tiếp tục phát huy tác dụng các phương tiện truyền thông, báo chí,
phát thanh, truyền hình, xuất bản thuộc sự quản lý của Đảng, Nhà nước nói chung và
của Đoàn, Hội, Đội nói riêng hiện có. Thì, việc sử dụng mạng xã hội, loại hình tiêu
biểu nhất của phương tiện truyền thông xã hội để truyền tải tư tưởng Hồ Chí Minh
đến với thanh niên là thiết yếu.

3


Theo điều tra xã hội học, thanh niên Việt Nam nói chung sử dụng điện thoại
thông minh và có tài khoản mạng xã hội chiếm khoảng 96,5%, trong đó Facebook
chiếm ưu thế 91,2%2. Bên cạnh, cần có sự kiểm soát những mặt tiêu cực, thì đây
chính là một kênh rất hữu ích có thể truyền tải nhanh chóng, rộng lớn để đưa tư
tưởng Hồ Chí Minh đến với giới trẻ. Tuy nhiên, đòi hỏi cơ quan hữu quan cần có sự
chọn lọc, xây dựng đa dạng, nhiều nội dung hấp dẫn, gần gũi với nhận thức và hành
vi của lớp trẻ để công tác truyền thông về tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên ngày
càng thiết thực và hiệu quả hơn.
Ba là, tăng cường thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên, cần phải trở thành lực
lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc tổ chức, phối hợp và tiến hành giáo
dục, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên.
Tăng cường, mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục thông qua những
hoạt động thực tiễn công tác Đoàn, Hội, Đội và đa dạng hóa các hình thức tập hợp,
đoàn kết thanh niên khác. Tổ chức các hình thức sinh hoạt, học tập, nói chuyện đa
dạng, phong phú về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, những tư tưởng chủ đạo
của Người về từng lĩnh vực cụ thể tại các tổ chức cở sở của đoàn như: diễn đàn, hội
nghị, hội thảo, gương điển hình tiên tiến, về nguồn, về địa chỉ đỏ cách mạng;…để
thanh niên có thể tham gia học tập, trao đổi, tiếp thu và nâng cao nhận thức về tư
tưởng Hồ Chí Minh. Lồng ghép những nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào

các hình thức sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của thanh niên.
Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng mạng lưới giáo dục, truyền thông
về tư tưởng Bác có tính tổ chức, ổn định, rộng khắp và đa dạng, trong đó cần chú trọng,
nâng cao chất lượng những tuyên truyền viên, báo cáo viên. Tổ chức tập huấn thường
xuyên cho tuyên truyền viên, báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh; tìm kiếm, lựa
chọn, sàn lọc những tuyên truyền viên, báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh thông
qua việc mở rộng các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên hay thông qua lối sống,
tầm ảnh hưởng của đối tượng cần lựa chọn đó đối với thanh niên,… thu hút ngày càng
đông đảo thanh niên tham gia học tập, nghiên cứu và làm theo lời Bác dạy.
Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn rất gần gũi và thiết thực với cuộc sống thanh niên.
Do vậy, các hình thức và biện pháp giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng của Người không
4


thể cứng nhắc, khô khan mà cần đa dạng, phong phú, phù hợp và sát với từng đối
tượng cụ thể, theo tinh thần mà Bác đã dạy: “học mà chơi, chơi mà học”.
Bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên là một công việc
quan trọng, cần thiết, thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi chúng ta vừa phải có sự quyết
tâm, kiên trì, vừa tiếp tục tìm tòi, phát hiện và sáng tạo những hình thức mới. Chỉ có
vậy, chúng ta mới có thể làm tròn trách nhiệm trước lịch sử trong việc gìn giữ, truyền
dạy tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ cho những thế hệ mai sau, đưa tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống và phong trào của thanh niên hiện nay.

5


1 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996, t.2, tr. 113.
2 Số liệu: Viện Nghiên cứu Thanh niên: “Báo cáo tình hình thanh niên 2014”.




×