Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự việt nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.56 MB, 85 trang )


B ộ G IÁ O DỤC VÀ Đ À O TẠO

BỘ T ư PH Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRỊNH THỊ THU HƯƠNG

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM
TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
VÀ ĐÂU TRANH PHÒNG CHỐNG LOẠI TỘI PHẠM NÀY
C huyên ngành : Luật H ình sự
Mã sô

: 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HOÀ

THU' V I Ệ N
ĨRƯÒNG ĐAỉ hoc lữãĩ h a nòi
PHÒNG G V __ S ồ ỉ f .



H À N Ộ Ĩ N Ă M 2004


M Ụ C LỤ C
T rang
MỞ Đ Ầ U .................................................................................................................

1

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG

6

VỂ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

1.1.

Khái niệm các tội xâm phạm tình dục trẻ e m ....................................

6

1.2.

Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm

11

tình dục trẻ e m ............................................................................................

Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH s ự NĂM 1999

20

VÊ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

2.1.

Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 B L H S)...............................................

20

2.2.

Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 B L H S)............................................

30

2.3.

Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 B L H S ).......................................

33

2.4.

Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 B L H S ).......................................

38


2.5.

Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 B L H S )..................

41

Chương 3
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

45

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

3.1.

Tinh hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở Việt

45

Nam từ năm 1999 đến năm 2003 ...........................................................
3.2.

Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm các tội xâm phạm

57

tình dục trẻ e m ............................................................................................
3.3.


Các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục

66

trẻ e m ............................................................................................................
KẾT LU ẬN............................................................................................................

76

DANH MỰC TÀI LIỆU THAM K H Ả O .........................................................

78


N H Ữ N G C H Ữ V IẾ T T Ắ T T R O N G L U Ậ N V Ã N

BLHS

Bộ luật hình sự

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao

XPTD

Xâm phạm tình dục

XPTDNL


Xâm phạm tình dục người lớn

XPTDTE

Xâm phạm tình dục trẻ em

TP

Tội phạm

MĐGTHN

Mức độ gia tăng hàng năm

HDTE

Hiếp dâm trẻ em

CDTE

Cưỡng dâm trẻ em

GCVTE

Giao cấu với trẻ em

DÔĐVTE

Dâm ô đối với trẻ em


MDNCTH

Mua dâm người chưa thành niên

NCTN

Người chưa thành niên

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học


M Ở ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài
Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Chính vì
vậy, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mỗi quốc gia và của cả cộng đồng quốc
tế. Điều 34 Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em đã ghi nhận: "Các
quốc gia thành viên cam kết bảo vệ tre’ em, chống mọi hình thức bóc lột cũng
như lạm dụng về tình dục...''. Chống sự xàm hại trẻ em trong đó có xâm hại
tình dục được thực hiện bằng nhiều biện pháp. Trong các biện pháp đó, sự can

thiệp của nhà nước bằng công cụ pháp luật có hiệu lực đặc biệt.
ở Việt Nam, ngay sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra
đời, tư tưởng bảo vệ trẻ em đã từng bước được thể hiện rõ trong các văn bản
pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong các quy định pháp luật hình sự. Sau
khi phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, Nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, về lao động chưa thành niên, về thủ tục tố tụng đối với các vụ án có
người chưa thành niên tham gia tố tụng v.v... Đặc biệt, Bộ luật hình sự của
Nhà nước ta mặc dù qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng đều có các quy định
về tội xâm phạm tình dục trẻ em là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh
phòng, chống loại tội phạm này.
Cũng như các loại tội phạm khác, tội phạm về tình dục trẻ em chỉ xảy
ra khi hội đủ hai yếu tố: nguyên nhân và điều kiện. Trong điều kiện nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta, các nguyên nhân và điều kiện
của các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em rất đa dạng và phong phú.
Trước hết, nền kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực cũng bao hàm
mặt trái, mặt tiêu cực đó là nạn thất nghiệp, sự phát triển mất cân đối giữa khu
vực thành thị và nông thôn, giữa đổng bằng và miền núi, sự phân hoá giàu -


2

n g h èo ... Đặc biệt, ở nước ta phần lớn dân cư sống ở nông thôn, đời sống còn
nhiều khó khăn nên một bộ phận người lao động trong đó có cả trẻ em tràn về
các đô thị để kiếm sống đã tạo nên một tầng lớp sống phiêu bạt, khó kiểm soát
là' môi trường tạo ra các tội phạm chứa mại dâm, lạm dụng tình dục trẻ em
[33, tr.61]. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về trật tự và an toàn xã
hội còn lỏng lẻo, kém hiệu quả trong tổ chức, điều hành cũng là một nguyên
nhân làm cho tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục trẻ
em nói riêng chưa có chiều hướng giảm bớt, ngược lại còn diễn biến phức tạp

và nghiêm trọng hơn.
Về tuyên truyền giáo dục pháp luật, trong những năm gần đây mặc dù
việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đã
được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao nên chưa tạo ra được mạng lưới toàn
dân đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Sự tác động mạnh của nhu cầu vật chất, lối sống theo kiểu phương Tây
đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ ly hôn gia tăng cũng là một nguyên nhân đẩy trẻ em
vào cảnh lang thang, cơ nhỡ và lâm vào cảnh bán dâm, bị lợi dụng tình dục.
Về phương diện xây dựng, áp dụng pháp luật, mặc dù nhà nước ta ban
hành nhiều văn bản pháp luật hinh sự nhưng vẫn còn tình trạng trong công tác
xét xử các loại tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em có những vướng mắc
trong áp dụng pháp luật chưa được hướng dẫn kịp thời, gây chậm trễ trong việc
xét xử làm cho tác dụng răn đe, phòng ngừa chung của các bản án chưa cao.
Trong thời gian qua, đội ngũ của những người làm công tác đấu tranh
phòng chống bọn tội phạm này ngày càng đông đảo và được đào tạo nghiệp vụ
tương đối cơ bản. Nhưng bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được còn có
không ít thiếu sót, khiếm khuyết. Việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm nói
chung và tội phạm tình dục trẻ em nói riêng còn có sai sót, bỏ lọt tội phạm, xét
xử chưa nghiêm ... cũng là điều kiện để thúc đẩy tội phạm phát triển.
Với những nguyên nhân và điều kiện trên đây đã dẫn tới thực trạng


3

hiện nay ở nước ta là mặc dù Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới cuộc
đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em và đã có nhiều chính
sách, biện pháp tích cực nhưng loại tội phạm này đang có chiều hướng gia
tăng và diễn biến phức tạp. Các tội xâm phạm tình dục trẻ em đã và đang gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em và cho xã hội trên tất cả các mặt
kinh tế, xã hội, đạo đức, sức khoẻ, tâm lý, tình cảm. Thực tế đó đòi hỏi phải

tìm giải pháp để tăng cường cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm
tinh dục trẻ em ở nước ta.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý của các tội
xâm phạm tình dục trẻ em, làm rõ tình hình tội phạm cũng như những nguyên
nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em và qua đó kiến nghị
các biện pháp nâng cao hiệu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này là một
đòi hỏi bức thiết ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính bức thiết của đề tài cả về khoa học và thực tiễn nên đây là vấn
đề được một số nhà nghiên cứu và nhiều cơ quan chức năng của nhà nước
quan tâm, thể hiện ở một số công trình nghiên cứu sau: Kỷ yếu hội thảo "Nạn
lạm dụng tình dục trẻ em và hiếp dâm trẻ em" {Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
N am - Hà Nội 1997)', "Pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế bảo vệ trẻ em
trước tệ nạn lạm dụng tình dục" (Viện Khoa học pháp lý, thông tin chuyên đề,
1998); "Một số vấn đề về sửa đổi và nâng cao hiệu quả pháp lý của luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" (Viện Khoa học pháp lý, Thông tin chuyên
đề, 2002)-, "Toà án và quyền trẻ em" (Trường Cán bộ Toà án, Hà Nội 7995);
"Tìm giải pháp ngăn chặn tệ nạn mua, bán dâm trẻ em" (Hoàng Bá Thịnh Nxb Chính trị Quốc gia, 1998)', "Phòng chống buôn bán và mại dâm trẻ em"
(Vũ Ngọc Bình, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002)\ "Vai trò của Toà án nhân dân
trong việc đấu tranh phòng và chống các tội phạm về tình dục" ợ oà án nhân
dân tối cao, công trình khoa học cấp Bộ, Hà Nội 2001) v.v... Các công trình


4

trên có nhiều đóng góp cho việc làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nhưng không tập trung
nghiên cứu các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trong mối quan hệ tổng
thể hoặc chí đề cập đến thực tiễn cách đây nhiều năm.
3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Mục đích nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận
cơ bản liên quan đến các tội xâm phạm tình dục trẻ em, phân tích các dấu hiệu
pháp lý, tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm hại tình
dục trẻ em luận văn nhằm kiến nghị các biện pháp cần áp dụng để nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng
duy vật, luận văn sẽ áp dụng các phương pháp sau để giải quyết nhiệm vụ và
mục đích nghiên cứu đề tài: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp điều tra xã hội, phương pháp dự báo khoa học.
4. Phạm vi và đôi tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ Luật hình
sự và Tội phạm học. v ề Luật hình sự, tập trung nghiên cứu Bộ luật hình sự
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999. v ề Tội phạm học, giới
hạn nghiên cứu tình hình tội phạm từ năm 1999 đến năm 2003.
- Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu
đề tài, đối tượng nghiên cứu được xác định là các quan điểm khoa học về khái
niệm các tội xâm phạm tình dục trẻ em, các quy phạm pháp luật hình sự Việt
Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, các thông tin, tư liệu thực tế, các
bản án và quyết định hình sự của Toà án nhân dân các cấp liên quan đến đấu
tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
5. Các kết quả nhằm đạt được của việc nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, hệ thống hoá các quan điểm khoa học và làm rõ khái niệm


5

các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Thứ liai, làm rõ những đặc điểm chủ yếu của quá trình lập pháp hình
sự ở Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Thứ ba, làm rõ các dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý của các tội

phạm cụ thể trong nhóm các tội phạm tình dục trẻ em.
Thứ tư, phân tích tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện của
tinh hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; qua đó đề ra các biện pháp nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
6.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
C hương 1: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm tình dục trẻ em
1.1. Khái niệm các tội xâm phạm tình dục trẻ em
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm
tình dục trẻ em.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự nước Công hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nãm 1999 về các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
2.1. Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS)
2.2. Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS)
2.3. Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS)
2.4. Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS)
2.5. Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS)
C hương 3: Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em
3.1. Tinh hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở Việt
Nam từ năm 1999 đến năm 2003
3.2. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm các tội xâm phạm
tình dục trẻ em
3.3. Các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục
trẻ em.


6


Chương 1
NH Ữ NG V Ấ N Đ Ề C H U N G
VỂ CÁC T Ộ I X Â M P H Ạ M T ÌN H DỤC T R Ẻ EM

1.1. KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

1.1.1. Khái niệm về trẻ em
ở bất kỳ quốc gia nào, trẻ em cũng là tương lai của đất nước, là hạnh
phúc của mỗi gia đình. Đối với nhân loại thì trẻ em hôm nay là thế giới ngày
mai. Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh
thần đòi hỏi phải có sự bảo vệ đặc biệt từ phía Nhà nước, xã hội và gia đình. Ở
Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và
trí tuệ. Do vậy mà Việt Nam đã sớm phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ
em (là quốc gia đầu tiên của châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới).
Về mặt pháp lý, việc xác định loại dân cư được xem là trẻ em có ý
nghĩa quan trọng trong xây dựng và áp dụng pháp luật. Bởi vì, đây là loại dân
cư được Nhà nước bảo hộ theo chế độ pháp lý riêng so với loại dân cư không
phải là trẻ em. Để xác định loại dân cư trong xã hội là trẻ em, các quốc gia và
cộng đồng Quốc tế đều căn cứ vào tiêu chí duy nhất là độ tuổi. Tuy nhiên, độ
tuổi được xác định là độ tuổi trẻ em không giống nhau ở tất cả các quốc gia vì
việc xác định này phụ thuộc vào những điều kiện thực tiễn cụ thể của mỗi
nước như: Điều kiện về nhân chủng học, về văn hoá, quan niệm đạo đức của
dân tộc, tập quán pháp lý truyền thống, điều kiện về kinh tế - xã hội v.v...
Trong đó, điều kiện về kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Điều
kiện này ảnh hưởng đến việc xác định độ tuổi trẻ em theo hai hướng:
Thứ nhất, điều kiện về kinh tế - xã hội là một trong những điều kiện
quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đối với sự phát triển về thể lực, trí tuệ và



7

nhân cách của trẻ em. Trong đó, điều kiện về kinh tế được hiểu là các yếu tố
vật chất tác động tới nhu cầu cá nhân và giao tiếp xã hội của trẻ em như ăn,
mặc, điều kiện vật chất để vui chơi, giải trí v.v... Các yếu tố này tác động trực
tiếp tới mức độ phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ em. Rõ ràng là trẻ em có
điều kiện sinh hoạt vật chất cao hơn thì có điều kiện phát triển tốt hơn về thể
chất và trí tuệ so với trẻ em khác. Bên cạnh đó, điều kiện về xã hội đối với sự
phát triển của trẻ em là tổng thể các yếu tố thuộc về quan hệ xã hội như: Điều
kiện giáo dục, chế độ chính trị- xã hội, điều kiện giao lưu văn hoá v.v... Các
công trình nghiên cứu xã hội học đã chứng minh rằng, nhận thức xã hội, trí tuệ,
nhân cách của mỗi cá nhân luôn chịu sự tác động của các điều kiện xã hội cụ
thể. Trẻ em ở các điều kiện xã hội khác nhau sẽ có sự phát triển khác nhau.
Thứ hai, điều kiện về kinh tế - xã hội là một yếu tố mà các nhà lập
pháp phải cân nhắc đến khi xác định độ tuổi của một bộ phận dân cư được coi
là trẻ em. Bởi lẽ, không thể xem một bộ phận dân cư là người thành niên nếu
ở từng điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể họ không có đủ điều kiện để phát triển
tương ứng với lứa tuổi. Mặt khác, cũng cần thấy rằng việc xác định tuổi là trẻ
em sẽ làm. tăng hoặc giảm số lượng bộ phận dân cư được xem là trẻ em. Điều
này sẽ liên quan đến việc thực hiện chính sách của Nhà nước về trẻ em. Bởi vì
trong các chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có chính sách ưu đãi và bảo
đảm các điều kiện vật chất. Nếu khả năng vật chất không đáp ứng được yêu
cầu thì việc tăng số lượng trẻ em do tăng độ tuổi của người được coi là trẻ
em sẽ làm cho việc thực hiện .chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em khổng hiệu
quả. Mặc dù vậy, cũng cần phải thấy rằng, việc hạ thấp độ tuổi được coi là
trẻ em do điều kiện kinh tế - xã hội là việc làm không xuất phát từ đặc trưng
của chính đối tượng được xem là trẻ em. Do vậy, chúng tôi cho rằng, việc
xác định độ tuổi của dân cư được xem là trẻ em trước hết phải xuất phát từ
những thuộc tính khách quan tức là thuộc tính về thể chất và tinh thần của

đối tượng chưa hoàn thiện để có thể xem là người đã thành niên hay "người lớn".


8

Tại Điều 1 Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em do Đại Hội
đồng liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/ 1989 và có hiệu lực thi hành ngày
2/9/1990 quy định: "Trong phạm vỉ của công ước này trẻ em có nghĩa là tất cả
những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn" [35]\ Hiện naý, nhiều nước và tổ chức 'quốc tế
thôìtg nhất còi "trẻ em là người dưới '18 tuổi" như Điều 1 củá Công trớc.
ở Việt Nam, ngay sau khi phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ
em năm 1990, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12/8/1991, có hiệu lực từ
ngày 16/8/1991. Cơ sở pháp lý của việc quy định độ tuổi của trẻ em trong
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước ta là quy định của Điều 1
của Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố của Liên hiệp
quốc về quyền trẻ em (1989). Dựa vào cơ sở pháp lí nói trên cũng như xuất
phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, Điều 1 của Luật bảo vệ chăm sóc và
giáo dục trẻ cm quy định: "T rẻ em quy định trong luật này là công dân Việt
Nam dưới 16 tuổi". Đây là tiêu chuẩn cũng như cơ sở pháp lí để xác định về
độ tuổi của trẻ em trong các văn bản pháp luật khác. I
Hiện nay, Nhà nước ta căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như
các điều kiện khác quy định độ tuổi của trẻ em là dưới 16 tuổi. Điều này tiến
bộ hơn so với quy định của Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 1979. Theo pháp lệnh này, độ tuổi của trẻ em là người dưới 15 tuổi.
Việc nâng độx tuổi của trẻ em là phù hợp với với điều kiện kinh tế - xã hội
hiện nay, cùng với việc nâng độ tuổi, số lượng trẻ em cần được chăm sóc và
bảo vệ sẽ tăng lên, điều này thể hiện rõ quan điểm đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta. Chúng tôi cho rằng, việc xác định độ tuổi của dân cư được xem

là trẻ em trước hết phải xuất phát từ những thuộc tính khách quan tức là
thuộc tính về thể chất và tinh thần của đối tượng chưa hoàn thiện để có thể
xem là "người lớn”. Do vậy, cần tránh việc Nhà nước và xã hội chưa có khả


9

năng đáp ứng điều kiện vật chất cho một bộ phận dân cư được xem là trẻ em
nên dẫn tới quyết định hạ thấp độ tuổi để xác định người là trẻ em. Trái lại,
chúng ta cần khuyến khích việc tăng độ tuổi của trẻ em khi khả năng của
Nhà nước và xã hội trong việc đáp ứng những ưu đãi đối với trẻ em cho phép.
Bên cạnh khái niệm trẻ em - người dưới 16 tuổi, pháp luật hiện hành ở
Việt Nam còn sử dụng khái niệm người chưa thành niên là khái niệm đối lập
với khái niệm người thành niên. "Thành niên" là từ Hán - Việt, có nghĩa là
"Tuổi mà pháp luật nhận cho rằng thăn th ể và tinh thần đã có năng lực hoàn
toàn" [1, tr.436]. Như vậy, người chưa thành niên là người chưa hội đủ điều
kiện để được xem là người đã thành niên. Khái niệm người chưa thành niên và
khái niệm trẻ em là hai khái niệm không đồng nhất với nhau. Khái niệm
“người chưa thành niên” rộng hơn khái niệm “trẻ em”. “Người chưa thành
niên” là người dưới 18 tuổi. Còn “trẻ em” chỉ là những người dưới 16 tuổi.
Như vậy, xét về phạm vi độ tuổi thì khái niệm “/rẻ em” hẹp hơn.
1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm tình dục trẻ em
Hiện nay, trong các sách báo pháp lý cũng như các công trình nghiên
cứu về Luật hình sự, chưa có công trình nào nghiên cứu hoặc đưa ra một định
nghĩa chung về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Chúng tôi cho rằng, để có
thể đưa ra định nghĩa chung về các tội xâm phạm tình dục trẻ em cần nghiên
cứu các dấu hiệu pháp lý õhung của các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm phải là hành vi của con người,
những gì mới chỉ hình thành trong tư tưởng chưa thể hiện ra bên ngoài bằng
hành vi thì chưa thể bị coi là tội phạm. Khác với hành vi không phải là tội

phạm hành vi bị coi là tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội, được quy định
trong Bộ luật hình sự và do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ. Như vậy, các tội xâm phạm tình dục trẻ em đòi hỏi phải có những dấu


10

hiệu pháp lý chung sau:
Thứ nhất, hành vi xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm tự do thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em nói
chung, đặc biệt xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em
nói riêng. Trẻ em có quyền được phát triển bình thường, khoẻ mạnh, được xã
hội và gia đình quan tâm, chăm sóc.'Nhưng hành vi xâm hại tình dục trẻ em
đã chà đạp lên tuổi thơ yên bình của trẻ em, làm xáo trộn cuộc sống hiện tại
cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống tương lai sau này của trẻ em.
Do vậy, có thể nói, hành vi xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi thực sự
vô nhân đạo, phi nhân tính. Trẻ em không những chỉ bị xâm hại đến quyền tự
do được phát triển bình thường mà còn phải chịu sự đau đớn dai dẳng cả về
thể xác lẫn tinh thần. Mặt khác, những hành vi đồi bại đó đồng thời xâm phạm
đến những giá trị đạo đức, gây hậu quả xấu về mặt xã hội, gây tâm lý bất bình,
lo ngại cho cả cộng đồng.
Thứ hai, tôi xâm phạm tình dục trẻ em phải được quy định trong Bộ
luật hình sự. Một nguyên tắc quan trọng đã được ghi nhận trong tuyên ngôn
toàn thế giới về nhân quyển của Liên hợp quốc: "Không ai bị kết án về một
hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia và quốc tế không coi là tội
phạm" (khoản 2 Điều 11). Nguyên tắc này cũng đã được luật hình sự Việt Nam
phản ánh và cụ thể hoá tại Điều 8 Bộ luật hình sự khi quy định về khái niệm tội
phạm. Theo đó, các tội xâm phạm tình dục trẻ em đã được quy định cụ thể tại
các Điều 112, 114, 115, 116 và 256 Bộ luật hình sự. Đây là cơ sở pháp lí quan

trọng để bảo vệ trẻ em cũng như để xử lí nghiêm khắc các tội xâm phạm tình
dục trẻ em, đồng thời đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm
được thống nhất, bảo đảm cho nguyên tắc pháp chế được thực hiện.
Thứ ba, các tội xâm phạm tình dục trẻ em là hành vi do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý. Một nguyên tắc cơ bản
của Luật hình sự Việt Nam là nguyên tắc có lỗi. Luật hình sự Việt Nam


11

không chấp nhận việc quy tội khách quan. Năng lực trách nhiệm hình sự là
điều kiện cần thiết để một người có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là
chủ thể của tội phạm. Họ là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều
12 Bộ luật hình sự) và không thuộc trường hợp trong tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 Bộ luật hình sự).
Với mục đích nhằm thoả mãn dục vọng thấp hèn của mình người thực
hiện hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em đều
có lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi xâm phạm tình dục trẻ em, chủ thể của các
tội xâm phạm tình dục trẻ em đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình, thấy trước các tác hại về mọi mặt mà hành vi có thể gây
ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó để thoả mãn một cách bất hợp
pháp và vô đạo đức nhu cầu tình dục của cá nhân.
Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra khái niệm chung về các tội
xâm phạm tình dục trẻ em như sau:
“Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm
cho x ã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách c ố ỷ,
xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục và sự phát triển bình thường
về th ể chất và tâm sinh lý của trẻ em nói riêng cũng như xâm phạm trật tự, trị
ạn của x ã hội nói chung”.

\.

1.2.

KHÁI QUÁT LỊCH s ử LẬP PHÁP HÌNH s ự VIỆT NAM VỀ CÁC

TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

1.2.1.

Thời kỳ từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự

năm 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cồng, Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra đời. Cùng với việc ra đời của Nhà nước, nhân dân ta vừa phải
xây dựng củng cố chính quyền nhân dân, vừa phải tiến hành cuộc kháng chiến


12

chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta trong giai đoạn này là củng cố chính quyền, đấu tranh chống thù
trong giặc ngoài. Điều kiện đó không cho phép Nhà nước ban hành ngay các
vãn bản pháp luật. Do vậy, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban
hành Sắc lệnh số 47/SL quy định tạm thời về việc sử dụng luật lệ cũ hiện hành
ở Việt Nam. Theo nội dung của sắc lệnh, khi xét xử, Toà án xét xử theo luật
hình cũ mà thực dân phong kiến trước đó đã đề ra nhưng không được trái với
nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà. Do vậy,
ở giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, việc xét xử các tội xâm phạm tình dục
trẻ em vẫn dựa vào luật lệ hình sự cũ để xét xử. Đó là Bộ hình luật Bắc Kì năm

1923, Bộ hình luật Nam Kì năm 1912, Bộ hình luật Trung Kì năm 1933.
Năm 1954, miển Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng nhưng đất
nước bị chia cách thành hai miền. Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã
hội, còn miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược.
Do điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền Bắc đã có những biến đổi về căn
bản so với trước đó nên toàn bộ hệ thống pháp luật của chế độ cũ không được
phép áp dụng nữa. Do vậy, Toà án khi xét xử các loại tội phạm xâm phạm tình
dục nói chung và tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng phải theo các án lệ
cũng như theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tất nhiên, việc
xét xử như vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng tuỳ tiện. Để khắc
phục tình trạng này ngày 15/6/1960, Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số
1024 hướng dẫn xử lý tội hiếp dâm. Trong đó yêu cầu phải khắc phục khuynh
hướng coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này, đặc biệt là
khuynh hướng coi nhẹ tội hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn
vẫn còn chung, chưa thật cụ thể.
Tiếp đó, trong thông báo về Hội nghị Ban bí thư Trung ương Đảng
ngày 25/3/1963 bàn về phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1963 của ngành
Toà án ở điểm 3 có chỉ rõ: “Đấí< tranh chống tệ nạn xã hội đặc biệt phải


13

nghiêm trị tội giết người, tội hiếp dâm trẻ m ” [30, tr.389].
Trong các báo cáo tổng kết hàng năm từ năm 1961 đến năm 1966, Toà
án nhân dân tối cao tiếp tục rút kinh nghiệm về việc xử lý tội hiếp dâm, mặt
khác hướng dẫn việc xử lý một số hình thức phạm tội mới mà luật cũ chưa đề
cập tới như tội cưỡng dâm, tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.
Trên cơ sở những kinh nghiệm đã đúc kết từ thực tiễn xét xử, ngày 11
tháng 5 năm 1967, Toà án nhân dân tối cao đã có Bản tổng kết và hướng dẫn
đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội khác về tình dục (số 329/HS2 ngày

11/1/1967). Bản tổng kết này đã đề cập một cách cụ thể bốn hình thức phạm
tội với nội dung khá toàn diện. Đó là:
- Hiếp dâm (trong đó có hiếp dâm trẻ em);
- Cưỡng dâm (trong đó có cưỡng dâm trẻ em);
- Giao cấu với người dưới 16 tuổi;
- Dâm ô (trong đó có dâm ô với trẻ em).
Bản tổng kết cũng hướng dẫn về cách định tội danh đối với các tội
xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy hướng dẫn này chưa toàn diện, đầy đủ nhưng
đã thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn so với những văn bản trước đó. Cụ thể là: “Cấc
hành vi giao cấu với các em dưới 13 tuổi tròn nói chung, không k ể các em có
sự thoả thuận hay không thoả thuận đều phải coi là hiếp dâm vì trí óc non nớt
của các em, phải coi các em ở trong tình trạng không th ể tự vệ và biểu lộ ý chí
đúng đắn. Riêng đối với các em từ 13 tuổi tròn đến 14 tuổi tròn, trong một số
trường hợp cá biệt, có em đã dậy thì thì có th ể thực sự thuận tình giao cấu.
Cho nên, khi có sự thuận tình giao cấu với các em đó cần căn cứ vào mọi tình
tiết của vụ án (như tính tình, thân hình, thái độ các em) đ ể nhận định xem có
tội hiếp dâm trẻ em hay là tội giao cấu với người dưới 16 tuổi... ”[30, tr.391-392].
Về đường lối xử lí đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em, Bản tổng
kết trên cũng có sự tiến bộ hơn so với những văn bản trước. Cụ thể, Bản tổng
kết đã chỉ rõ những trường hợp cần xử nặng, những trường hợp cần xử nhẹ hơn


14

so với trường hợp bình thường. Những trường hợp cần xử nặng là hiếp dâm
nơười dưới 18 tuổi, hiếp dâm người thân thuộc về trực hệ, hiếp dâm nhiều
người, hiếp dâm với động cơ đê hèn... Những trường hợp cần được xử nhẹ là
phạm tội chưa đạt, tác hại còn hạn chế, bị cáo còn ít tuổi... Đối với các tội
cưỡng dâm và dâm ô Bản tổng kết cũng khẳng định phạm tội với trẻ em thì bị
trừng trị nghiêm khắc hơn phạm tội đối với người lớn. Khẳng định này xuất

phát từ cơ sở cho rằng phạm tội đối với trẻ em có thể gây tác hại lớn về nhiều
mặt đặc biệt là về sự phát triển tâm, sinh lý, tình cảm, nhân cách, gây cho các
em sự mặc cảm kéo dài. Có thể nói đây thực sự là văn bản có giá trị mà nhiều
nội dung của nó cho đến nay vẫn còn được áp dụng.
Tiếp đó, do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, Bản
báo cáo tổng kết năm 1968 đã kịp thời bổ sung các hình thức dâm ô mới xâm
phạm nghiêm trọng thuần phong, mĩ tục, trật tự trị an đòi hỏi cần phải bị trừng
trị. Đó là các trường hợp thuận tình có hành vi tình dục (bao gồm cả hành vi
giao cấu) ở nơi công cộng hoặc có đông người tham gia.
Trước năm 1975, ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật liên quan đến nhóm tội xầm phạm tình dục trẻ em,
trong đó điển hình nhất là Bộ hình luật ban hành ngày 20/12/1972. Bộ hình
luật này có nhiều điều khoản quy định việc trừng trị các tội xâm phạm tình
dục đặc biệt là có quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Các điều
355, 356 Bộ hình luật quy định kẻ hiếp dâm vị thành niên dưới 15 tuổi sẽ bị
phạt khổ sai hữu hạn. Điều 358 quy định hình phạt cấm cố cho kẻ mối lái mãi
dâm đối với nạn nhân là người chưa thành niên. Điều 360 quy định việc trừng
trị những kẻ kích động, giúp đỡ trẻ em thực hiện những hành vi dâm đãng,
truỵ lạc nhằm ngăn ngừa tình trạng xâm phạm tình dục trẻ em. Cụ thể, Điều
360 quy định: S ẽ bị phạt giam từ hai năm đến 5 năm và phạt vạ từ 10 ngàn
đồng đến 500 ngàn đồng người nào xâm phạm mỹ tục bằng cách khiêu động,


15

giúp đỡ, làm dể dàng việc dâm đãng hay sự truy lạc của thanh niên nam nữ
dưới 16 tuổi hoặc của vị thành niên nam nữ 16 tuổi trở lên nếu hành vi nói
trên có tính chất thường xuyên..." [5, tr. 126-127].
Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 15/3/1976 Hội
đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban

hành Sắc luật số 03/SL quy định các tội phạm và hình phạt làm cơ sở pháp lý
để xử lý các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, tài sản công
cộng, thân thể và các quyền lợi khác của công dân. Điều 5 của sắc luật này
quy định "tội xâm phạm đến thân th ể và nhân phẩm của công dân". Tại điểm
c, Điều luật này quy định: "Hiếp dâm vị thành niên thì bị phạt tù từ năm năm
đến bảy năm, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 20 năm, chung
thân hoặc bị xử tử hình". Theo quy định của sắc luật 03, hành vi phạm tội
hiếp dâm, đặc biệt là hành vi hiếp dâm người chưa thành niên bị trừng phạt
rất nghiêm khắc. Tuy sắc luật không ghi rõ các hành vi phạm tội khác về
mặt tình dục nhưng qua thực tế cũng như theo Thông tư số 03/BTP hướng
dẫn thi hành sắc luật này thì những hành vi được coi là tội phạm khác xâm
phạm đến thân thể, nhân phẩm của công dân có thể là hành vi cưỡng dâm,
hành vi thông gian với gái vị thành niên hoặc hành vi dâm ô v.v...
Như vậy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, các văn bản
được coi là cơ sở pháp lí để xét xử nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em bao
gồm: Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội
khác về mặt tình dục số 329/HS2, sắc luật số 03-SL/1976 của Hội đồng Chính
phủ cách mạng lâm thời, Thông tư số 03/BTP tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn thi hành sắc luật số 03-SL/76. Theo đó, các hành vi xâm hại tình
dục trẻ em bao gồm: tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu với người dưới
16 tuổi và tội dâm ô. Tuy nhiên, đây chỉ là những văn bản dưới luật nên giá trị
pháp lý của những văn bản pháp luật này chưa cao đồng thời các quy định còn


16

chưa cụ thể, rõ ràng nên dẫn đến việc xét xử gặp nhiều vướng mắc, chất lượng
xét xử cũng như hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này
còn hạn chế.
1.2.2.


Thời kỳ từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự

năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và
có hiệu lực từ ngày 1/11/1986 là Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta. Sự
ra đời của Bộ luật này đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử lập pháp
hình sự Việt Nam.
Trong Bộ luật này, các tội xâm phạm tình dục trẻ em được quy định tại
chương 2 với những chế tài nghiêm khắc. Các điều luật quy định về nhóm tội
phạm này bao gồm: Điều 112 (tội hiếp dâm); Điều 113 (tội cưỡng dâm); Điều
114 (tội giao cấu với người dưới 16 tuổi).
Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ
luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào các năm 1989,
1991, 1992 và 1997. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự liên quan đến nhóm
tội xâm phạm tình dục là nhằm điều chỉnh kịp thời chính sách hình sự, phát
huy hiệu quả của pháp luật hình sự trong cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm về tình dục trẻ em trước diễn biến khá phức tạp và có chiều hướng gia
tăng của nhóm tội phạm này.
Tại lần sửa đổi, bổ sung thứ nhất (năm 1989), Điều 114. Tội giao cấu
với trẻ em quy định thêm một khung hình phạt. Trong Bộ luật hình sự năm
1985, điều luật này chỉ quy định một khung hình phạt. Qua lần sửa đổi này
điều luật đã có hai khung hình phạt khác nhau để đảm bảo có độ phân hoá
trách nhiệm cao hơn.
Tại lần sửa đổi, bổ sung thứ hai (năm 1991), Điều 112 quy định về tội
hiếp dâm (trong đó có hiếp dâm trẻ em) đã được sửa đổi, trong đó, mức hình


17


phạt của khung hình phạt tại khoản 4 đã được tăng lên: "M ọi trường hợp giao
cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp quy định ở khoản 2 và khoản 3 điều này thì bị phạt tủ từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình".
Sau lần sửa đổi, bổ sung lần thứ ba, ngày 2/3/1995 Toà án nhân dân tối
cao đã ban hành Công văn số 73/TK về việc xét xử loại tội xâm phạm tình dục
trẻ em có nội dung: "Người có hành vi hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em
hoặc giao cấu với người dưới 16 tuổi lại có cùng dòng máu về trực hệ với nạn
nhân hoặc anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc anh
chị em cùng mẹ khác cha với nạn nhân thì ngoài việc xét xử bị cáo theo quy
định tại các Điều 112, Điều 113, Điều ỉ 14 Bộ luật hình sự còn phải xét xử bị
cáo thêm về tội loạn luân theo Điều 146".
Tại lần sửa đổi, bổ sung lần thứ 4 (năm 1997), các quy định về các tội
phạm xâm phạm tình dục trẻ em được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, có hệ
thống nhất, thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước ta trong việc bảo vệ
quyền trẻ em, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng có tính thời sự, bức xúc
của nhân dân. Cụ thể có các sửa đổi, bổ sung sau:
- Luật sửa đổi, bổ sung đã tách hành vi hiếp dâm trẻ em ra khỏi tội
hiếp dâm nói chung và quy định thành tội danh riêng là tội hiếp dâm trẻ em.
Tội này được quy định tại Điều 112a. Tội hiếp dâm trẻ em có tính nguy hiểm
cao hơn so với tội hiếp dâm, do vậy đường lối xử lí có tính nghiêm khắc hơn.
Việc tách riêng như vậy thể hiện rõ nguyên tắc cá thể hoá hành vi phạm tội và
cá thể hoá hình phạt theo hành vi phạm tội tương ứng, đáp ứng được yêu cầu
của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Tương tự như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung cũng tách hành vi cưỡng
dâm trẻ em ra khỏi tội cưỡng dâm nói chung và quy định thành tội danh riêng

THƯ VI ẸN
TRƯỜNG OAI HOC llÌÂ I H« NŨI


PHỎNG GV _

I


18

là tội cưỡng dâm người chưa thành niên (Điều 113a).
- Luật sửa đổi, bổ sung sửa tội danh “Giao cấu với người dưới 16 tuổi”
thành tội danh “Giao cấu với trẻ em” (Điều 114). Việc sửa đổi này nhằm thể
hiện rõ hơn chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc trừng trị các hành
vi xâm hại tinh dục trẻ em.
- Luật sửa đổi, bổ sung đã phân hoá trách nhiệm hình sự của tội chứa
mãi dâm và tội môi giới mãi dâm ở mức cao hơn qua việc xây dựng 4 khung
hình phạt khác nhau cho mỗi tội...
- Luật sửa đổi, bổ sung quy định thêm hai tội danh mới nhằm bảo vệ
trẻ em về mặt tình dục. Đó là tội mua dâm người chưa thành niên và tội dâm ô
đối với trẻ em.
Đối vói. hành vi mua dâm, từ trước đến nay, pháp luật nước ta chưa coi
là tội phạm. Nhưng ngày nay, tệ nạn này đang lan tràn đặc biệt là hiện tượng
mua dâm trẻ em đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng xấu tới đạo đức,
thuẩn phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm nghiêm trọng đến sự phát triển lành
mạnh về thể chất và tinh thần của trẻ em. Trước tình hình như vậy, Luật sửa đổi
bổ sung đã quy định tội mới - tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 202a).
Hành vi dâm ô đối với trẻ em cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
ảnh hưởng xấu đến nhân phẩm, danh dự cũng như sự phát triển bình thường
của trẻ em, bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Tuy nhiên, hành vi này lại chưa bị
coi là tội phạm. Để khắc phục hạn chế này Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định
tội mới - tội dâm ô với trẻ em.

Các sửa đổi, bổ sung trên đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho
việc bảo vệ quyền được tôn trọng và bảo vệ của trẻ em, là vũ khí cần thiết
của cuộe đấu tranh không khoan nhượng với các tội xâm phạm tình dục trẻ
em. Đây là bước tiến mới trong việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật
hình sự nước ta nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống nhóm tội


19

phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Nghiên cứu khái niệm Các tội xâm phạm tình dục trẻ em và quá trình
phát triển của pháp luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ
em có thể rút ra những kết luận sau đây:
1. Nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo quy định của
pháp

luật

hiện hành

là người dưới 16 tuổi. Tuổi của người bị xâm phạm tình

dục là một trong các căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội
xâm phạm tình dục trẻ em.
2. Quá trình phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện quan
điểm nhất quán của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không
ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén của Nhà nước ta trong cuộc
đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục


trẻ em. Trải qua gần 60

năm xây dựng, pháp luật hình sự của Nhà nước ta nói chung cũng như các quy
định liên quan đến bảo vệ trẻ em về mặt tình dục nói riêng ngày càng được
hoàn thiện.


20

Chương 2
Q U Y Đ ỊN H CỦA BỘ L U Ậ T H ÌN H s ự N Ă M 1999
V Ể CÁC T Ộ I X Â M P H Ạ M T ÌN H DỤC T R Ẻ EM

2.1. TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM (ĐIỂU 112 BỘ LUẬT HÌNH s ự )

2.1.1. Dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm trẻ em
Trong Bộ luật hình sự năm 1985, hiếp dâm trẻ em không được quy
định thành một tội danh độc lập mà chỉ được quy định như một loại cấu thành
tội phạm tăng nặng của tội hiếp dâm (khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự năm
1985). Trong lần sửa đổi, bổ sung lần thứ tư (năm 1997), Bộ luật hình sự năm
1985 đã tách trường hợp hiếp dâm trẻ em thành một tội danh độc lập (Điều
1 12a). Việc tách tội danh này là cần thiết nhằm thực hiện triệt để hơn nguyên
tắc cá thể hoá hành vi cũng như cá thể hoá hình phạt, đồng thời thể hiện thái
độ lên án nghiêm khắc của Nhà nước đối với loại tội xâm hại tình dục trẻ em.
Hiện nay, tội hiếp dâm trẻ em được quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự năm
1999. Tại khoản 1 Điều 112 quy định: "Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm". Từ quy
định này và quy định về tội hiếp dâm (Điều 111) có thể hiểu tội hiếp dâm trẻ
em là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em từ

đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ hoặc lợi dụng tình trạng
không có khả năng thể hiện ý chí đúng đắn của trẻ em dưới 13 tuổi để giao
cấu với họ.
Việc quy định tội hiếp dâm trẻ em trong Bộ luật hình sự trước hết
nhằm mục đích bảo vệ trẻ em, người chủ tương lai của đất nước. Họ là những
người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chưa có khả năng tự bảo
vệ mình, do đó dễ bị tổn thương về nhiều mặt khi bị những hành vi trái pháp
luật tác động tới. Hành vi hiếp dâm trẻ em xâm hại quan hệ xã hội được Luật


21

hình sự bảo vệ là quyền bất khả xâm phạm .về tình dục, là danh dự, nhân phẩm
của trẻ em. Đổng thời hành vi hiếp dâm trẻ em dễ dẫn đến tổn thương về sức
khoẻ và có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em. Ngoài ra, hành vi hiếp
dâm trẻ em còn xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ
em, xâm phạm đến các giá trị đạo đức xã hội, gây nên sự căm phẫn, bất bình
trong quần chúng nhân dân.
Cũng như mọi tội phạm, tội hiếp dâm trẻ em cũng có những biểu hiện
diễn ra bên ngoài mà con người có thể nhận biết được mà trước hết ià hành vi
khách quan. Hiếp dâm trẻ em là một dạng cụ thể của tội hiếp dâm nói chung
nên các nhà làm luật không mô tả lại hành vi khách quan của tội hiếp dâm
trong điều luật quy định về tội hiếp dâm trẻ em. Tội hiếp dâm trẻ em chỉ khác
tội hiếp dâm ở đặc điểm của đối tượng tác động và là nạn nhân của hành vi
phạm tội. Đối tượng tác động của tội hiếp dâm là phụ nữ còn ở tội hiếp dâm
trẻ em thì đối tượng tác động là trẻ em nữ dưới 16 tuổi.
Hành vi khách quan của tội hiếp dâm trẻ em được mô tả chung ở điều
luật quy định về tội hiếp dâm là: "...Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không th ể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao
cấu với nạn nhân trái với ỷ muốn của họ..." (khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự).

Như vậy, dấu hiệu hành vi của tội hiếp dâm nói chung cũng như của
tội hiếp dâm trẻ em nói riêng là hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân (nhằm
thoả mãn dục vọng thấp hèn của người phạm tội). Các tội phạm này đều là tội
phạm có cấu thành hình thức. Trong cấu thành tội phạm của những tội phạm
này chỉ có hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là dấu hiệu khách quan
được mô tả. Do vậy, tội hiếp dâm trẻ em được coi là hoàn thành khi người
phạm tội đã thực hiện được hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân. Hiện
nay, thực tiễn xét xử vẫn dựa theo giải thích của Bản tổng kết 329/HS2 để xác
định thế nào là hành vi giao cấu đã hoàn thành. Cụ thể, Bản tổng kết này đã
xác định: “Giao cấu là sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của


×