Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Dịch TÁC DỤNG của LIỆU PHÁP âm NHẠC có NGUỒN gốc từ NGŨ HÀNH TRONG y học cổ TRUYỀN TRUNG QUỐC đối với CHỨNG TRẦM cảm SAU đột QUỴ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.96 KB, 15 trang )

TÁC DỤNG CỦA LIỆU PHÁP ÂM NHẠC CÓ NGUỒN GỐC TỪ
NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC ĐỐI
VỚI CHỨNG TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỴ
Lin Facai, Huang Dehong, He Nana, Gu Yihuang, Wu Yunchuan
Lin Facai, Gu Yihuang, Wu Yunchuan, Trường Cao đẳng Lâm sàng Thứ hai, Đại học Trung y
Nam Kinh, Nam Kinh 210023, China
Huang Dehong, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc Quảng Châu, Quảng
Châu 510006,Trung Quốc
He Nana, Đại học Y khoa Hà Nam, Trịnh Châu 510006,Trung Quốc
Đƣợc hỗ trợ bởi Cục Quản lý Nhà nước về Y học Cổ truyền Trung Hoa của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, Cơ sở nghiên cứu lâm sàng cấp tỉnh của y học cổ truyền Trung Quốc, Dự án đặc biệt về
nghiên cứu và khoa học kỹ năng chuyên nghiệp thứ hai (số JDZX2015127); Dự án Thanh niên Quỹ Khoa
học Tự nhiên Giang Tô (Số BK20171070); Dự án lập kế hoạch phát triển khoa học Nam Kinh (số
201402057)
Thƣ gửi: GS.Wu Yunchuan, Trường Cao đẳng Lâm sàng thứ hai, Đại học Y khoa Nam Kinh,
Nam Kinh 210023, Trung Quốc. Điện thoại: + 86-25-85811663, Được chấp nhận: ngày 9
tháng 12 năm 2016
J Tradit Chin Med 2017 October 15; 37(5): 675-680 - ISSN 0255-2922
NGƯỜI DỊCH : ThS.BS Nguyễn Ngọc Khánh – gmail

TÓM TẮT
MỤC TIÊU: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và độ an toàn của liệu pháp âm
nhạc Ngũ Cung ở bệnh nhân trầm cảm sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
PHƢƠNG PHÁP: Tổng số 92 bệnh nhân trầm cảm sau đột quỵ được chia
ngẫu nhiên thành nhóm chứng (32 trường hợp), nhóm điều trị A (30 trường hợp)
và nhóm điều trị B (30 trường hợp). Tất cả các nhóm đều được sử dụng các liệu
pháp cơ bản để điều trị nhồi máu não. Ngoài ra, nhóm đối chứng được sử dụng 50
mg sertraline hydrochloride uống hàng ngày, trong khi nhóm điều trị A và B được
châm cứu tại Bách Hội (GV 20) cùng với thủy châm ở Dương Lăng Tuyền (GB
34) hàng ngày; nhóm điều trị B cũng nhận được liệu pháp âm nhạc bắt nguồn từ
Ngũ Cung trong lý thuyết Y học cổ truyền Trung Quốc hai lần mỗi ngày. Tất cả




các phương pháp điều trị được thực hiện trong 5 ngày / liệu trình điều trị trong ba
liệu trình, với khoảng thời gian 1 ngày giữa các liệu trình. Trong cả ba nhóm, thang
điểm trầm cảm của Hamilton (HAMD- 17) và điểm các hoạt động trong cuộc sống
hàng ngày (ADL) được đo trước và sau khi điều trị, và các tác dụng phụ được đánh
giá bằng thang điểm điều trị triệu chứng cấp .
KẾT QUẢ: Điểm HAMD-17 giảm đáng kể sau khi điều trị ở cả ba nhóm và
sự giảm điểm HAMD-17 sau điều trị ở nhóm B cao hơn rõ rệt so với nhóm A (P
<0,01). Điểm ADL tăng đáng kể sau khi điều trị ở cả ba nhóm và sự gia tăng điểm
ADL sau điều trị ở nhóm điều trị B lớn hơn đáng kể so với nhóm điều trị A (P
<0,01). Thang điểm điều trị triệu chứng cấp cao nhất ở nhóm chứng và thấp nhất ở
nhóm B, và khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm (P <0,01).
KẾT LUẬN: Liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung cộng với châm cứu và thủy
châm có thể cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân trầm cảm sau đột quỵ.
Từ khóa: Trầm cảm; Đột quỵ; Liệu pháp Ngũ Cung; Âm nhạc trị liệu;
Châm cứu; Điểm GV20 (Bách Hội); Điểm GB34 ( Dương Lăng Tuyền)
© 2017 JTCM. Đây là một bài báo truy cập mở theo giấy phép CC BY-NCND.
GIỚI THIỆU
Trầm cảm là một tình trạng được định nghĩa bởi một loạt các rối loạn tâm
trạng hoặc cảm xúc, các triệu chứng trầm cảm xảy ra chủ yếu do nhiều nguyên
nhân khác nhau.1 Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tăng hàng năm và dự đoán nó sẽ trở
thành bệnh phổ biến thứ hai sau bệnh tim vào năm 2020.2 Trầm cảm sau đột quỵ
(PSD) là một loại trầm cảm thứ phát. PSD ảnh hưởng đến chất lượng sống sót của
bệnh nhân, ức chế sự phục hồi chức năng thần kinh và nhận thức, đồng thời làm
tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật, dẫn đến đau đớn rõ rệt về tinh thần và thể chất của
bệnh nhân, đồng thời gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.3 Một phân tích
tổng hợp trước đây báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm nặng hoặc nhẹ sau đột



quỵ là 18% (khoảng 8% -46%). 4 PSD làm chậm quá trình phục hồi chức năng, và
là một yếu tố nguy cơ dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp (QoL) và tỷ lệ tử vong
cao của bệnh nhân đột quỵ.5,6
Mặc dù có rất nhiều các nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của PSD, không có
nghiên cứu nào giải thích cơ chế bệnh sinh từ một khía cạnh hệ cơ quan đơn lẻ, vì
sự phát triển của PSD liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan.7 Cơ chế bệnh sinh của
PSD vẫn chưa rõ ràng; do đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn và các loại thuốc tân
dược đơn lẻ không đạt được tác dụng mong muốn. Điều trị PSD thông qua các liệu
pháp Y học Cổ truyền Trung Quốc (TCM) có một số lợi thế nhất định. Liệu pháp
âm nhạc có một lịch sử sử dụng lâu dài trong việc điều trị các trạng thái cảm xúc.
Liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung có nguồn gốc từ việc kết hợp liệu pháp âm nhạc với
Ngũ Cung trong lý thuyết TCM. Liệu pháp âm nhạc có thể có hiệu quả đáng kể
trong việc điều trị các tình trạng tâm thần. Liao và cộng sự 8 đã chứng minh rằng
liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung cải thiện QoL của bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
và Zhang và cộng sự 9 báo cáo rằng liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung cải thiện chứng
trầm cảm của sinh viên chưa tốt nghiệp.
Trong nghiên cứu này, việc điều trị đồng bộ các triệu chứng về thể chất và
tinh thần được tiến hành bằng cách thủy châm kết hợp với liệu pháp âm nhạc Ngũ
Cung ở bệnh nhân PSD. Mục đích của nghiên cứu này là để quan sát hiệu quả của
phương pháp thủy châm kết hợp với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung về mức độ trầm
cảm và QoL của bệnh nhân PSD, và đánh giá mức độ an toàn của phương pháp
điều trị này.
CHẤT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
Xây dựng mô hình và người tham gia
Tổng cộng 92 bệnh nhân PSD nhập viện tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện
Trung Y Quảng Châu từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 được chia ngẫu
nhiên thành ba nhóm bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên do máy tính tạo ra: 10


nhóm chứng (32 trường hợp), nhóm điều trị A (30 trường hợp), và nhóm điều trị B

(30 trường hợp).
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tất cả bệnh nhân đều đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu não theo tiêu
chuẩn chẩn đoán đột quỵ não của Tây Y trong Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý
mạch máu não 11 từ Hội nghị Học thuật Quốc gia về Bệnh mạch máu não lần thứ 4
(1995). Bệnh trầm cảm được chẩn đoán theo Bảng phân loại rối loạn tâm thần của
Trung Quốc, phiên bản 3.12
Tiêu chí lựa chọn
Nghiên cứu này bao gồm những bệnh nhân: đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn
đoán nhồi máu não do thiếu máu cục bộ của Trung Yvà Tây Y, được chẩn đoán
nhồi máu não bằng CT và MRI sọ não; đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm
cảm, với thang điểm trầm cảm tự đánh giá và thang điểm trầm cảm Hamilton
(HAMD-17)> 7 điểm; đã trải qua đột quỵ não do thiếu máu cục bộ thứ phát ở giai
đoạn cấp tính (2 tuần) trong vòng 6 tháng và có các triệu chứng trầm cảm kéo dài>
2 tuần; đã từ 45-85 tuổi; có các dấu hiệu quan trọng ổn định và rõ ràng, có ý thức
và hợp tác khám sức khỏe với khả năng giao tiếp đầy đủ; ký đồng ý tham gia và tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Nghiên cứu này loại trừ những bệnh nhân: không đáp ứng các tiêu chuẩn
chẩn đoán; đã trải qua đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở giai đoạn cấp tính trong vòng
2 tuần hoặc ở giai đoạn di chứng> 6 tháng; > 85 tuổi; mắc bệnh tiểu đường nặng
hoặc bệnh gan nặng; có dấu hiệu sinh tồn không ổn định hoặc bệnh tâm thần; bị sa
sút trí tuệ, rối loạn ý thức và / hoặc mất ngôn ngữ có thể đã ảnh hưởng đến việc thể
hiện cảm xúc của họ; đã uống thuốc chống trầm cảm trong 1 tháng trước đó; bị dị
ứng với Erigeron breviscapus hoặc sertraline.
Sự can thiệp


Điều trị ban đầu là bằng thuốc tây. Tất cả các bệnh nhân ghi danh đều được
điều trị thường quy tại Khoa Thần kinh; điều trị bao gồm sử dụng các loại thuốc

thần kinh dinh dưỡng (citicoline natri), cải thiện lưu thông máu, kiểm soát huyết
áp và glucose, điều chỉnh nồng độ lipid máu, và ngừng kết tập tiểu cầu (aspirin) và
các liệu pháp theo phác đồ khác. Điều trị bệnh Trung Y bao gồm sử dụng các loại
thuốc Trung Quốc để hoạt huyết để loại bỏ huyết ứ và thông kinh mạch và các cơ
quan (bao gồm thuốc tiêm Đan Hồng và thuốc tiêm Huyết Thuyên Thông), cũng
như các liệu pháp phục hồi chức năng (bao gồm tập luyện tầm vận động khớp, tăng
cường cơ lực và điều chỉnh tư thế). Tất cả các loại thuốc được sử dụng không có
tác dụng chống trầm cảm. Ba nhóm đã được điều trị cơ bản cũng như những điều
sau:
Nhóm đối chứng: viên nén sertraline hydrochloride 50 mg (Công ty
TNHH Dược phẩm Pfizer; số phê duyệt H10980141) vào buổi sáng.
Nhóm điều trị A: châm tại Bách Hội (GV 20), và thủy châm tại Dương Lăng
Tuyền (GB 34).
Nhóm điều trị B: điều trị tương tự như nhóm điều trị A, cộng với liệu pháp
âm nhạc Ngũ Cung. Âm nhạc được lựa chọn dựa trên nguyên tắc điều trị rối loạn
cảm xúc với chứng tăng động. Châm cứu được tiến hành cùng một trong hai thời
điểm trị liệu bằng âm nhạc hàng ngày. Phương pháp châm Bách Hội (GV 20):
huyệt được định vị theo tiêu chuẩn quốc tế. Baihui (GV 20) nằm ở vị trí 7 thốn
ngay trên điểm giữa của đường chân tóc sau, hoặc ở điểm nối của đường giữa ở
đỉnh với đường nối hai đỉnh tai. Kim vô trùng dùng một lần đã được sử dụng (0,30
mm × 25 mm; Wuxi Jiajian Medical Instrument Co., Ltd.,). Kim được đưa thẳng
góc về phía não sau, ở góc 15 ° với da. Kim nhanh chóng được đưa vào 0,5-0,8
thốn vào dưới lớp gân màng da đầu, và được xoay nhanh chóng với sự kết hợp của
các phương pháp bổ và tả . Kim được thao tác trong 30 s với tần suất 150-200 lần /
phút, cho đến khi bệnh nhân cảm thấy đau và sưng cục bộ. Kim được giữ lại trong


30 phút, trong thời gian đó, cứ 10 phút lại được thao tác một lần theo phương pháp
nêu trên. . Sau khi rút kim, vết thương được băng ép trong 1-3 phút để ngăn ngừa
xuất huyết và nhiễm trùng. Phương pháp thủy châm tại Dương Lăng Tuyền (GB

34): bệnh nhân được đặt nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Các vị trí đã được định vị.
Một ống tiêm 5 mL dùng một lần với kim số 5 được sử dụng để hút 2 mL E.
breviscapus (Yunnan Biovalley Pharmaceutical Co., Ltd.,). Kim được đưa vào mô
dưới da từ từ tại Dương Lăng Tuyền (GB 34) trong 1-1,5 thốn. Sau khi khí đến, rút
qua kim và ống tiêm không có máu trào ngược, sau đó E. breviscapus được tiêm từ
từ cùng với việc rút ống tiêm. Sau khi rút kim, vết thương được băng ép trong 1-3
phút để ngăn ngừa xuất huyết. Các vị trí Dương Lăng Tuyền (GB 34) hai bên được
tiêm xen kẽ, với bên trái được sử dụng vào các ngày lẻ và bên phải vào các ngày
chẵn trong chu kỳ 5 ngày (khoảng thời gian: 1 ngày).
Lựa chọn và đo lường liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung: theo kết quả phân biệt
hội chứng Trung Y, âm nhạc đối kháng cảm xúc được lựa chọn cho mỗi bệnh nhân
theo nguyên tắc "Sử dụng liệu pháp của một loại tình cảm hạn chế cảm xúc ngược
lại", có nghĩa là tức giận có thể hạn chế lo lắng, lo lắng có thể hạn chế sợ hãi, sợ
hãi có thể hạn chế hạnh phúc, hạnh phúc có thể hạn chế nỗi buồn và nỗi buồn có
thể hạn chế tức giận. Theo nguyên tắc "tức giận hạn chế lo lắng", âm nhạc
Guangmingxing hoặc Xuantian Nuanfeng ( Ngày Xuân Gió Ấm) : Jiao Tiaoyang (
điều dưỡng Giốc) đã được chọn; theo "lo lắng hạn chế sợ hãi", âm nhạc Meihua
Sannong hoặc Huangting Jiaoyang: Gong Tiaoyang (điều dưỡng Cung) đã được
chọn; theo "nỗi sợ hãi hạn chế niềm vui", âm nhạc Hanjiang Canyue hoặc Fuyang
Langzhao: Yu Tiaoyang (điều dưỡng Vũ) đã được áp dụng; theo "niềm vui hạn
chế đau buồn", âm nhạc Xixiangfeng hoặc Yuhou Caihong: Zheng Tiaoyang (điều
dưỡng Chủy) đã được thông qua; theo "đau buồn hạn chế tức giận", Jiangheshui
hoặc Wanxia Zhonggu: Shang Tiaoyang ( điều dưỡng Thương) đã được sử dụng.


Nhạc được phát qua máy ghi âm hoặc máy nghe nhạc MP3, với âm lượng được
tăng dần đến mức phù hợp.
Tần suất và liệu trình điều trị: Thuốc Tây, châm cứu và thủy châm được
dùng một lần mỗi ngày. Liệu pháp âm nhạc được thực hiện hai lần mỗi ngày, một
lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều, trong 20 phút mỗi phiên. Tất cả các

nghiệm thức được thực hiện trong một liệu trình 5 ngày, trong ba liệu trình liên tục,
với khoảng cách giữa hai liệu trình là 1 ngày.
Cách xử lý kết quả
Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá ở tất cả các nhóm sau ba liệu trình
điều trị (vào ngày thứ 18). Hiệu quả lâm sàng được đánh giá bằng cách sử dụng
HAMD-17 và các hoạt động của thang đo sinh hoạt hàng ngày (ADL), trong khi
tính an toàn được đánh giá bằng thang đo phản ứng phụ của Dấu hiệu và Triệu
chứng Cấp cứu trong Điều trị (TESS).
Điểm HAMD-17 được đánh giá ở tất cả các nhóm trước và sau khi điều trị,
và hiệu quả điều trị liên quan đến các triệu chứng trầm cảm được đánh giá bằng tỷ
lệ giảm điểm HAMD-17. Tỷ lệ giảm điểm HAMD-17 = (điểm trước khi điều trị điểm sau điều trị) / điểm trước khi điều trị × 100%. Tiêu chuẩn chẩn đoán hiệu quả
theo tỷ lệ giảm điểm HAMD-17 là: khỏi bệnh (tỷ lệ giảm> 75%), xuất sắc (tỷ lệ
giảm 51% -75%), hiệu quả (tỷ lệ giảm 25% -50%), và không hiệu quả (tỷ lệ giảm
<25%).
Phân tích dữ liệu thống kê
SPSS 18.0 (International Business Machines Corporation, Chicago, IL,
USA) được sử dụng để phân tích dữ liệu. Dữ liệu được biểu thị dưới dạng giá trị
trung bình ± độ lệch chuẩn (x ˉ ± s). Phân tích phương sai một chiều được thực
hiện, tiếp theo là phương pháp sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất để kiểm tra sự khác
biệt giữa các nhóm. P <0,05 được lấy để chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa (hai phía).


CÁC KẾT QUẢ
So sánh dữ liệu cơ bản giữa ba nhóm trước khi điều trị
Trước khi điều trị, không có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm về tuổi, giới
tính, điểm HAMD-17, thang điểm mức độ nghiêm trọng (SSS) của chức năng thần
kinh và điểm ADL (tất cả P> 0,05, Bảng 1), với đường cơ sở ổn định và so sánh.
Tổng số 113 bệnh nhân PSD thiếu máu cục bộ đã được đánh giá, với 94
bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn thu nhận. Trong số 94 bệnh nhân bao gồm, 32
bệnh nhân được chỉ định vào nhóm chứng, 30 bệnh nhân thuộc nhóm điều trị A và

32 bệnh nhân thuộc nhóm điều trị B. Tuy nhiên, hai bệnh nhân ở nhóm điều trị B
từ chối tiếp tục điều trị và rút khỏi nghiên cứu, do đó cuối cùng có tổng số 30 bệnh
nhân trong nhóm điều trị B (Hình 1).
Nhóm chứng được điều trị bằng sertraline hydrochloride uống; nhóm điều
trị A được châm tại Bách Hội (GV 20) và thủy châm tại Dương lăng tuyền (GB
34); nhóm điều trị B được điều trị tương tự như nhóm điều trị A cộng với liệu pháp
âm nhạc Ngũ cung .
Bảng 1: Dữ liệu nền của 3 nhóm

Ghi chú: nhóm đối chứng được điều trị bằng sertraline hydrochloride uống; nhóm điều trị A được
châm cứu tại Bách Hội (GV 20) và thủy châm tại Dương lăng Tuyền (GB 34); nhóm điều trị B được điều
trị tương tự như nhóm điều trị A cộng với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung.
HAMD: Thang điểm trầm cảm Hamilton; SSS: thang điểm mức độ nghiêm trọng; ADL: hoạt
động của cuộc sống hàng ngày.


Biểu đồ 1 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Thang điểm trầm cảm Hamilton
Có sự khác biệt đáng kể về điểm số HAMD-17 trước và sau khi điều trị ở cả
ba nhóm, cho thấy rằng cả ba phương pháp đều cải thiện đáng kể điểm số HAMD17. Sự thay đổi điểm HAMD-17 ở nhóm điều trị B lớn hơn đáng kể so với nhóm
chứng và sự thay đổi điểm HAMD-17 là thấp nhất trong nhóm điều trị A. Không
có sự khác biệt đáng kể về sự thay đổi điểm số HAMD-17 sau điều trị ở cả hai
nhóm điều trị so với nhóm chứng (cả P> 0,05), nhưng nhóm điều trị B có điểm
HAMD-17 giảm nhiều hơn đáng kể so với nhóm điều trị A (P = 0,006, Bảng 2).


Ghi chú: nhóm đối chứng được điều trị bằng sertraline hydrochloride uống; nhóm điều trị A được châm
cứu tại Bách Hội (GV 20) và thủy châm tại Dương lăng Tuyền (GB 34); nhóm điều trị B được điều trị
tương tự như nhóm điều trị A cộng với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung.
HAMD-17: Thang điểm trầm cảm của Hamilton.


Thang điểm trầm cảm Hamilton ở ba nhóm
Trong tất cả các bệnh nhân tham gia, sự thay đổi sau điều trị trong điểm
HAMD-17 là xuất sắc trong 1 nhóm, hiệu quả ở 61và không hiệu quả ở 30, với tỷ
lệ đáp ứng tổng thể (ORR) là 67,4 %. ORR theo điểm HAMD-17 không có sự khác
biệt có ý nghĩa giữa nhóm chứng (59,4%), nhóm điều trị A (63,3%) và nhóm điều
trị B (80%) (P> 0,05), minh họa rằng ba phương pháp là tương tự về hiệu quả lâm
sàng trong điều trị bệnh nhân PSD.
Điểm số sinh hoạt hàng ngày sau khi điều trị ở ba nhóm
Có sự cải thiện đáng kể về điểm ADL sau khi điều trị ở cả ba nhóm (P
<0,01). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự thay đổi điểm ADL sau điều trị ở
nhóm chứng so với nhóm điều trị A và B (cả P> 0,05), trong khi nhóm điều trị B
có sự cải thiện ADL sau điều trị lớn hơn đáng kể so với nhóm điều trị A ( P <0,01,
Bảng 3).


Ghi chú: nhóm đối chứng được điều trị bằng sertraline hydrochloride uống; nhóm điều trị A được châm
cứu tại Bách Hội (GV 20) và thủy châm tại Dương lăng Tuyền (GB 34); nhóm điều trị B được điều trị
tương tự như nhóm điều trị A cộng với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung.

Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng nổi bật phản ứng bất lợi
Các phản ứng ngoại ý của TESS khác nhau có ý nghĩa giữa ba nhóm sau khi
điều trị (P <0,01); điểm TESS thấp nhất ở nhóm điều trị B và cao nhất ở nhóm
chứng, và thấp hơn đáng kể ở cả hai nhóm điều trị A và B so với nhóm chứng
(Bảng 4).

Ghi chú: nhóm đối chứng được điều trị bằng sertraline hydrochloride uống; nhóm điều trị A được
châm cứu tại Bách Hội (GV 20) và thủy châm tại Dương lăng Tuyền (GB 34); nhóm điều trị B được điều
trị tương tự như nhóm điều trị A cộng với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung.
TESS: thang đo điều trị các dấu hiệu và triệu chứng cấp cứu.


BÀN LUẬN
Nghiên cứu hiện tại cho thấy điểm HAMD-17 giảm đáng kể sau khi điều trị
ở tất cả các nhóm và tỷ lệ hiệu quả là 59,4% ở nhóm dùng thuốc tây, 63,3% ở
nhóm châm và 80% ở nhóm trị liệu âm nhạc Ngũ Cung. Không có sự khác biệt
đáng kể giữa ba nhóm về sự thay đổi điểm số HAMD-17 sau điều trị, cho thấy rằng
tất cả các phương pháp điều trị đều dẫn đến sự cải thiện tƣơng tự về mức độ trầm
cảm của bệnh nhân PSD; tuy nhiên, thủy châm kết hợp với liệu pháp âm nhạc Ngũ
Cung có xu hướng làm giảm điểm HAMD-17 nhiều nhất. Điểm ADL tăng lên đáng
kể sau khi điều trị ở cả ba nhóm, cho thấy rằng tất cả các phương pháp đều cải


thiện ADL của bệnh nhân; thủy châm kết hợp với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung tốt
hơn so với thủy châm đơn thuần về hiệu quả lâm sàng.
Có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm về điểm số TESS về phản ứng có hại
sau khi điều trị, cao nhất ở nhóm Tây Y và thấp nhất trong nhóm trị liệu âm nhạc
Ngũ Cung, chứng tỏ rằng thủy châm cộng với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung là rõ
rệt, an toàn hơn thuốc tây. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhạc có âm giai Jue
làm giảm bớt trầm cảm của bệnh nhân đột quỵ não, 13 và châm cứu bằng âm nhạc
giúp cải thiện sự ổn định đường tiêu hóa của bệnh nhân PSD.14 Kết quả nghiên cứu
hiện tại phù hợp với các nghiên cứu nói trên, cho thấy rằng liệu pháp âm nhạc có
thể cải thiện xoa dịu và các hội chứng tâm thần có độ an toàn cao ở bệnh nhân
PSD.
Cơ chế chức năng của liệu pháp âm nhạc vẫn chưa được làm rõ. Một nghiên
cứu trước đây cho rằng liệu pháp âm nhạc làm tăng rõ rệt hàm lượng 5hydroxytryptamine (5-HT) và norepinephrine (NE) trong não của những con chuột
bị trầm cảm,

15

cho thấy rằng âm nhạc có thể điều chỉnh các chất dẫn truyền thần


kinh trung ương bằng cách tăng giải phóng 5-HT trong hệ thần kinh trung ương và
thúc đẩy tập trung NE ở vùng dưới đồi để ngăn ngừa và điều trị trầm cảm. Zhang
và cộng sự 16 cũng chứng minh rằng âm nhạc với giai điệu Gong (Cung) trong âm
nhạc Ngũ Cung điều chỉnh chức năng miễn dịch của bệnh nhân, mang lại hiệu quả
điều trị bổ trợ trong các hội chứng Trung Y do Can Tỳ hư. Liệu pháp âm nhạc dễ
dàng được bệnh nhân chấp nhận vì nó đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm, an toàn và tránh
được những phản ứng có hại do châm cứu và dùng thuốc. Hiệu quả của liệu pháp
âm nhạc ngày càng được công nhận, nhưng cơ chế chức năng của nó vẫn chưa
được nghiên cứu thêm. Trong nghiên cứu này, âm nhạc Ngũ Cung của cảm xúc
liên kháng đã được lựa chọn; trong một nghiên cứu trong tương lai, âm nhạc gắn
liền với cảm xúc tương ứng sẽ được lựa chọn để xác định âm nhạc tối ưu cho việc
điều trị bệnh nhân PSD.


Một trong những nhược điểm của nghiên cứu này là thiếu sự theo dõi và
giám sát hiệu quả lâu dài. Hơn nữa, nghiên cứu hiện tại chỉ bao gồm những bệnh
nhân nhồi máu não trong giai đoạn dưỡng bệnh và loại trừ những bệnh nhân ở giai
đoạn cấp tính và giai đoạn di chứng, điều này làm hạn chế phạm vi nghiên cứu.
Kết luận, những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng châm cứu và thủy
châm cộng với liệu pháp âm nhạc Ngũ Cung có tác dụng đáng kể trong việc điều
trị bệnh nhân PSD và rằng hiệu quả của liệu pháp kết hợp này tốt hơn đáng kể so
với chỉ sử dụng châm cứu và thủy châm ,vượt trội so với điều trị thông thường cho
PSD. Tiêm tại chỗ cùng với liệu pháp âm nhạc có thể là một liệu pháp đầy hứa hẹn
trong điều trị PSD.
GHI NHẬN
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy thuốc trong Khoa Thần kinh
Bệnh viện TCM Quảng Châu đã hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Edge L. Tackling the global burden of stroke. Lancet Neurol 2005; 4(11):

689.
2 Zhang JZ. Advances of foreign antidepressants and their domestication
status. Shanghai Yi Yao 2003; 24(6): 270.
3 Duan PX, Wu SY. Advances of integrated Chinese and Western research
on mechanism of post-stroke depression. Zhong Xi Yi Jie He Xin Nao Xue Guan
Bing Za Zhi 2011; 9(1): 104-106.
4 Meader N, Moe-Byrne T, Llewellyn A, et al. Screening for post¬stroke
major depression: a Meta-analysis of diagnostic validity studies. J Neurol
Neurosurg Psychiatry 2014; 85(2): 198-206.
5 Loubinoux I, Kronenberg G, Endres M, et al. Post-stroke depression:
mechanisms, translation and therapy. J Cell Mol Med 2012; 16(9): 1961-1969.


6 Hornsten C, Lovheim H, Gustafson Y. The associatio between stroke,
depression, and 5-year mortality among very old people. Stroke 2013; 44(9): 25872589.
7 Lin FC, Huang DH. Research progression on biological mechanism of
post-stroke depression. J Int Transl Med 2014; 2(2): 336-340.
8 Liao J, Yang YF, Lorenzo Cohen, Zhao YC, Xu Yl. Effects of Chinese
medicine five-element music on the quality of life for advanced cancer patients: a
randomized controlled trial. Chin J Integr Med 2013; 19(10): 736-740.
9 Zhang B, Chen Y, Qiu ZY. Influence of TCM five-elementmusic therapy
on depression of undergraduates. Nanjing Zhong Yi Yao Da Xue Xue Bao (Social
Sci) 2014; 15(2): 115-117.
10 Wan X, Liu JP. Random grouping methods in clinical trials. Zhong Yi Za
Zhi 2007; 48(3): 216-219.
11 Society of Neurosurgery, Chinese Medical Association. Key points in
diagnosis of various cerebrovascular diseases in the fourth national academic
conference for cerebrovascular diseases. Zhong Hua Shen Jing Ke Za Zhi 1996; 29
(6): 379.
12 Chinese Society of Neurology. Chinese Classification and Doagmpstoc

Criteria of Mental Disorders version 3 (CCMD-3). Jinan: Shandong Science and
Technology Press, 2001: 87-89.
13 Hu J, Cai W. Study on effect of five lines musical tone horn on
depression after stroke. Hu Li Yan Jiu 2014; 28 (6): 1990-1991.
14 Yang F, Yang FZ, Liu JY. Comparison of the Effectiveness of pulsed
electroacupuncture and musical electroacupuncture treating patients with
depression in gastrointestinal somatic symptoms after stroke. Nanjing Zhong Yi
Yao Da Xue Xue Bao 2014; 30(3): 225-228.


15 Cheng HY, Xiong HZ, Zhu JX, Xu F, Li L. Study on influence of TCM
five-element musical therapy on behaviors and cerebral 5-hydroxytryptamine and
norepinephrine in model mice with depression. Zhong Guo Kang Fu Yi Xue Za
Zhi 2015; 30(7): 712-714.
16 Zhang SY, Peng GY, Gu LG, et al. Effect and Mechanisms of GongTone Music on the Immunological Function in Rats with Liver(Gan)-Qi
Depression and Spleen (Pi)-Qi Deficiency Syndrome in Rats. Chin J Integr Med
2013; 19(3): 212-216.
/>


×