Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vân tay trên giấy trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.63 KB, 2 trang )

Vân tay trên giấy trắng
Nguồn : diendankienthuc.net 

Trong tiểu thuyết trinh thám, chúng ta thường gặp các tình tiết lợi
dụng vân tay (vân ngón tay, vân bàn tay…) lưu lại của tội phạm để
phá án.

Cách nhận biết ra vân tay, thực ra không có gì “ghê gớm” lắm đâu!
Mách bạn một phương pháp đơn giản làm hiện rõ dấu vân tay – có
nghĩa là chỉ sau ít phút, bạn có thể “tài nghệ” ngang với thám tử nổi
tiếng thế giới Sherlock Homes.
Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy r
ồi
nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt
miệng ống nghiệm có đựng cồn iốt, và dùng đèn cồn để đun nóng ở
phần đáy ống nghiệm. Đợi cho xuất hiện luồng khí màu tím bốc từ ống
nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng ngón tay (mà bình thường
không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên d
ấy vân tay màu nâu, rõ
đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi
đem cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân
tay vẫn hiện ra rõ ràng.

Tại sao làm như vậy mà hiện ra được dấu vân tay nhỉ?

Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên hãy nói một chút về cồn iốt. Cồn iốt là
dung dịch của cồn và iốt. Iốt không tan trong nước như
ng dễ tan trong
cồn (và một số dung môi hữu cơ khác). Khi bôi cồn iốt lên da thì cồn
sẽ bay hơi rất nhanh, lưu lại vết màu đen vàng của iốt. Nhưng rồi chỉ ít
phút sau vết vàng đen iốt đó cũng “không cánh mà bay”, trên da ta


chẳng còn gì lưu lại cả, bởi vì iốt, cũng như một số chất rắn khác, có
khả năng trực tiếp hóa thành khí (hơi) trong những điều kiện nhấ
t định
(gọi là “thăng hoa”).

Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn
đầu ngón tay trên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy,
tuy mắt thường rất khó nhận ra.

Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm
chứa cồn iốt thì do bị đun nóng, cồn bay hơi rất nhanh, tiếp đến là iốt
“thăng hoa” b
ốc lên thành khí màu tím (Chú ý” Khí iốt độc, không
được ngửi!), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu
cơ nên khí iốt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay
lưu lại. Thế là, vân tay hiện ra.

Chắc bạn hết thắc mắc rồi chứ?

Nhân tiện, cũng xin nói là trong hóa học phân tích, người ta cũng
thường dùng iốt bởi ngoài các tính chất đã thấy ở trên là “thăng hoa”,
dễ tan, trong dung môi hữu cơ, iốt còn có một tính chất đặc biệt: iốt
và tinh bột tác dụng với nhau tạo nên một hợp chất màu xanh lam rất
đặc tr
ưng. Nhỏ cồn iốt vào lát cắt của một củ khoai tây ta sẽ thấy xuất
hiện những chấm màu xanh lam. Tay có tính iốt mà lại cầm ngay bánh
bao thì ngón tay cũng sẽ có các chấm màu xanh lam. Do đó, vừa có
thể dùng iốt để kiểm tra sự “có mặt” của tinh bột, vừa có thể dùng
tinh bột để kiểm tra sự tồn tại của iốt trong một hỗn hợp chất nào đó.
 

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×