Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.64 KB, 8 trang )

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỜI GIỜ LÀM VIỆC
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
TS. VĂN TẤT THU
TViện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ
rong bài viết này chúng tôi trình bày các quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ
yếu nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước, nhằm giúp cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tham
khảo để nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích hợp, hữu hiệu để nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và của cơ
quan, đơn vị mình.
I. Những quan điểm
- Thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là một trong
các nguồn lực quan trọng và cần thiết để thực hiện công việc của các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà
nước phải xây dựng kế hoạch sử dụng thời giờ lao động, xử lý công việc khoa học,
hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên
chức, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
- Thực hiện đúng và có hiệu quả thời giờ làm việc là quyền lợi và nghĩa vụ của
cán bộ, công chức, viên chức. Mọi cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các
cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định của pháp luật về thời giờ làm việc, chấp hành đầy đủ và tự giác nội quy, kỷ luật
lao động của cơ quan đơn vị.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc để nâng cao hiệu quả, năng suất
làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là một trong các mục tiêu của
cải cách hành chính, gắn năng suất, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên
chức của cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước với hiện đại hoá bộ máy quản lý hành
chính nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước là một giải pháp quan trọng để tiết kiệm thời giờ, nâng cao chất lượng
công tác và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, góp phần


đắc lực thực hiện tinh giảm biên chế và cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước suy đến cùng là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động
của cán bộ, công chức, viên chức. Năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán
bộ, công chức, viên chức chính là điều kiện cơ bản bảo đảm hiệu quả thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, bảo đảm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước.
- Tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức là quốc sách để phát huy tối đa một trong các nguồn lực quan trọng
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song nâng cao hiệu quả sử
dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức phải duy trì được sức khoẻ,
khả năng làm việc và cống hiến lâu dài của họ, đảm bảo chế độ chính sách đãi ngộ
tương xứng với cường độ lao động, công sức của cán bộ, công chức, viên chức cống
hiến cho nhà nước.
II. Những định hướng chung nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc
của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc tiết kiệm,
nâng cao hiệu quả thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Làm
cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhận thức được đầy đủ vai trò quan trọng
của thời giờ làm việc đối với năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc của họ và
việc sử dụng đúng, sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp
luật là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và Thủ trưởng cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước.
- Tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; kiện toàn tổ chức bộ
máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức một cách
khoa học quá trình lao động của họ. Nghiên cứu xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng,
tác động đến hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức để
có các giải pháp thực hiện.
- Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức,

viên chức theo tính chất, đặc điểm, đặc thù công việc (lao động) của từng đối tượng.
Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung thể chế, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử
dụng thời giờ làm việc cho phù hợp với từng đối tượng.
- Áp dụng các nguyên tắc của phương pháp tổ chức khoa học lao động trong
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ứng dụng các thành tựu hiện đại của
khoa học và công nghệ quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của
cán bộ, công chức, viên chức.
- Bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách đãi ngộ, khuyến khích, khen thưởng
cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thời giờ làm việc có hiệu quả cao, đồng thời
xử lý kỷ luật nghiêm khắc những người vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm thời giờ
làm việc theo quy định của pháp luật, quy chế của cơ quan, đơn vị về thời giờ làm
việc.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tạo điều kiện cho các tổ chức xã
hội giám sát, đánh giá việc đảm bảo thời giờ của cán bộ, công chức, viên chức trong
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước.
III. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc
của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà
nước.
1. Tiếp tục cải cách, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của các cơ quan hành
chính nhà nước.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất, khối lượng công việc,
mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành để xác định cơ cấu tổ chức bộ máy một cách
tối ưu, bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Kiện toàn, tổ chức bộ máy của các
cơ quan hành chính nhà nước một cách tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là
giải pháp quan trọng hàng đầu để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả lao động, sử dụng thời
giờ làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước.
2. Nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần và thể chất của đội ngũ cán bộ, công
chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức thông

qua việc thi tuyển theo đúng tiêu chuẩn, chức danh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
yêu cầu nhiệm vụ và bảo đảm công khai, minh bạch. Đồng thời, việc bố trí sử dụng
cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực
chuyên môn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với ngạch chức danh theo
quy định. Để có cơ sở tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ, công chức, các cơ
quan hành chính nhà nước phải khẩn trương xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh
cán bộ, công chức, trình cấp có thẩm quyền ban hành. Ngoài ra, phải định kỳ hàng
năm phân loại, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức,
thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại công việc đối với trường hợp hạn chế về sức
khỏe, năng lực, trình độ hoặc không đáp ứng yêu cầu công việc. Thực hiện đúng chế
độ bảo hiểm, chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, bảo đảm quyền lợi cho
người lao động, khắc phục sự trì trệ, tạo cơ hội cho lực lượng lao động trẻ có việc
làm và thăng tiến. Cùng với việc nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, cần thường
xuyên giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ cho cán bộ, công
chức.
3. Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng thời giờ
làm việc của cán bộ, công chức.
Tiến hành khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng
thời giờ làm việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước để
có cơ sở đề ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc
của cán bộ, công chức và của cơ quan.
4. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới quy chế quản lý, sử dụng
thời giờ làm việc của cán bộ, công chức.
Căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý và sử dụng thời
giờ làm việc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tiến hành sửa đổi,
bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế quản lý, sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ,
công chức phù hợp với tính chất, đặc điểm, đặc thù công việc của từng đối tượng.
5. Tổ chức khoa học quá trình lao động của cán bộ, công chức.
Tổ chức khoa học quá trình lao động của cán bộ, công chức sẽ tiết kiệm và
nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của họ. Hướng chủ yếu của giải pháp

này là tập trung vào việc hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch công tác, phân bố thời
giờ làm việc một cách hợp lý, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy chế giải
quyết công việc, xây dựng chức trách, nhiệm vụ cá nhân rõ ràng cho từng vị trí công
tác trong bộ máy quản lý. Đặc biệt phải chú ý hoàn thiện công tác thông tin, xây
dựng các cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết và ứng dụng các thành tựu của khoa học và
công nghệ xử lý các cơ sở dữ liệu thông tin đó phục vụ cho việc ban hành và tổ chức
thực hiện các văn bản quản lý. Đổi mới qui trình và nâng cao chất lượng các khâu
chuẩn bị, xây dựng, thẩm định và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, văn bản
quản lý hành chính nhằm tiết kiệm tối đa thời giờ làm việc của cán bộ, công chức
của các cơ quan hành chính nhà nước.
6. Cải tiến nâng cao chất lượng các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, giao ban.
Để tiết kiệm thời giờ làm việc của cán bộ, công chức và của cơ quan cần phải
cải tiến nâng cao chất lượng các hội nghị, hội thảo, cuộc họp. Thực hiện nghiêm túc
Qui định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ban hành
kèm theo Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính
phủ. Tổ chức các hội nghị, cuộc họp một cách thiết thực là giải pháp quan trọng để
nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức. Nâng cao chất
lượng và kết quả của các hội nghị, cuộc họp bằng cách đổi mới phương pháp, cách
thức tổ chức, điều hành hội nghị, cuộc họp, chú trọng đến việc chuẩn bị nội dung,
các vấn đề cần bàn bạc và kết luận trong hội nghị, cuộc họp và xác định đúng thành
phần dự hội nghị, cuộc họp v.v.
7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các đoàn cán bộ, công chức đi nghiên cứu
khảo sát học tập ở trong và ngoài nước.
Tổ chức các đoàn đi học tập, nghiên cứu khảo sát ở nước ngoài cũng như các
đoàn công tác xuống cơ sở một cách thiết thực, vì mục tiêu công việc là chính, xác
định rõ mục đích, nội dung, nhiệm vụ, thành phần, đối tượng tham gia đoàn phù hợp
trình độ, năng lực chuyên môn, kết thúc mỗi chuyến đi phải có báo cáo kết quả, đánh
giá, rút kinh nghiệm cụ thể.
8. Tiêu chuẩn hoá, định mức hoá lao động và thời giờ lao động của cán bộ,
công chức.

Đây là giải pháp quan trọng để chuyển phương pháp lãnh đạo quản lý hành
chính sang phương pháp kinh tế để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ
làm việc của cán bộ, công chức. Chuẩn hoá, định mức hoá lao động và thời giờ lao
động của cán bộ, công chức là xác định hao phí lao động và thời giờ cho từng loại
công việc khác nhau và yêu cầu số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cho việc
thực hiện những công việc nhất định. Tiêu chuẩn, định mức lao động, định mức sử
dụng thời giờ là cơ sở để đánh giá kết quả lao động và trả lương cho cán bộ, công
chức phù hợp với số, chất lượng lao động của họ. Chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn, định
mức lao động, tiêu chuẩn định mức sử dụng thời giờ chuẩn mới có thể áp dụng cơ
chế khoán giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức theo công việc hoặc theo thời gian
hoàn thành công việc. Tiêu chuẩn hoá, định mức hoá lao động và thời giờ làm việc
của cán bộ, công chức là giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm
việc của cán bộ, công chức và của các cơ quan hành chính nhà nước. Trước mắt cần
tập trung xây dựng các định mức thời giờ lao động, định mức sản phẩm, định mức
dịch vụ và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thời giờ làm
việc.
9. Áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại trong tổ chức khoa
học lao động của cán bộ, công chức.
Đây là giải pháp khá quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng công việc
và hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành
chính nhà nước. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý và
xử lý các cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ việc ra và tổ chức thực hiện các quyết định
quản lý. Đồng thời ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN

×