Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thẩm quyền của hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh, những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.26 MB, 101 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ MINH TRUNG

THẨM QUYỀN CỦA HỘI
■ ĐỒNG QUẢN TRỊ■
TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THựC
TlỄN.



Chuyên ngành

: Luật kinh tế

Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC









Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Dũng
'

THƯ VIỆN

I ^UONí.v ÍJẠ! HỌC LỪẬĨHÀ NÒl

Hà Nội, năm 2004


MỤC LỤC

Trang

LÒI NÓI ĐẨU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ HỘI ĐỔNG QUẢN TRỊ VÀ
THẤM QUYỂN CỦA HỘI ĐỔNG QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN
DOANH...........................................................................................................................................L .......7

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp liên doanh ...................................... 7
1.2 Thẩm quyền của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh ... 16
CHƯƠNG 2: QUY CHÊ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỔNG QUẢN

TRỊ TRỌNG


DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH ............................................................................. ...............2 8

2.1 .Cơ chế thành lập Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh ..28
2.2.Phương thức hoạt động của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên
doanh...................................................................................................... 32
2.3.
Các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên
doanh .....................................................................................................38
2.4. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hôi đổng quản trị trong doanh
nghiệp liên doanh ............................................................................... 53
2.5. Vai trò và thẩm quyền của các thành viên Hội đồng quản trị trong
doanh nghiệp liên doanh ..................................................................... 57
2.6. Quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị với Bộ máy điều hành trong
doanh nghiệp liên doanh.......................................................................... 58
2.7. Quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị với Ban kiểm soát trong
doanh nghiệp liên doanh...................................................................... «.r.64
2.8.Vấn đề thuê công ty quản lý doanh nghiệp liên doanh...................... 67


2.9. Giải quyết tranh chấp bất đồng trong Hội đồng quản trị của .dỏanh
nghiệp liên doanh.................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH PHẤP LUẬT
VỂ THẨM QUYỀN CỦA HỔI ĐỔNG QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN
D O A N H ................................................................................................................................................ 72


3.1.Các nguyên tắc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam
.................72

3.2 Phương hướng và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện qiu định pháp luật về
thám quyền của Hội đồns quản trị doanh nghiệp liên doanh....................... 80
KẾT L U Ậ N ..................................................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT

-FDI: Foreìgn Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài).
-ASEAN: Association of Southeast Asian Nations ( Hiệp hội các nước Đông
Nam Á)
-WTO: World Trade Organizations (Tổ chức thương mại thế giới)
-TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
-XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
-Điều lệ đầu tư năm 1977: Điều lệ đầu tư nước ngoài nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam , ban hành kèm theo Nghị định số 115/CP, ngày 8 tháng
4 năm 1977.
-Luật Đầu tư: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
-Luật Đầu tư nước nsoài năm 1987: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban
hành ngày 29 tháng 12 năm 1987.
-Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1990.
-Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 23 tháng 12 năm 1992.
-Luật Đầu tư năm 1996: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày
12 tháng 11 năm 1996.
--Luật Đầu tư nước nsoài năm 2000: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
ILuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 9 tháng 6 năm 2000.
—Luật Doanh nshiệp năm 1999: Luật Doanh nghiệp năm 1999, ban hành ngày
112 tháng 6 năm 1999.



LỜI NÓI ĐẨU
l.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá quan hệ hợp tác quốc tế, thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ
chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua
đầu tư nước ngoài ngày càng được coi là một giải pháp quan trọng góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
Với vị trí quan trọng, nằm trong khu vực được đánh giá là năng động
nhất hiện nay, Việt Nam đã “mở cửa” đón nhận đầu tư nước ngoài từ năm
1987. Với hơn một thập kỷ hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã
thu được nhiều thành công quan trọng. Tuy nhiên , thành công đó mới chỉ là
một mặt của vấn đề. Mặt khác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang chứa
đựng nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ vướng mắc.
Trong các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh chiếm một vị rất trí quan trọng. Loại hình doanh nghiệp liên
doanh trong hoạt động đầu tư nước ngoài có tính phổ biến. Chủ trương của
nhiều nước trên thế giới cũng như của Việt Nam đều muốn kêu gọi đầú tư
nước ngoài thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh, bởi vì dưới góc độ
của nước tiếp nhận đầu tư, hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp liên
doanh có nhiều lợi thế hơn các hình thức đầu tư khác. Cụ thể là phía Việt Nam
phải bỏ ít vốn , tranh thủ được công nghệ tiên tiến của nhà đầu tư nước ngoài
mang đến và học tập được kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư nước ngoài.
Việc cải thiện môi trường đầu tư, từng bước tháo gỡ những vướng mắc, khó
khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh
là một bước đi cần thiết trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để
phát triển kinh tế đất nước.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc

cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Trong những

Rỗ

lực chung đó, việc

hoàn thiện pháp luật, mà đặc biệt pháp luật về đầu tư nước ngoài được coi là


một nhiệm vụ hàng đầu, bởi chính hệ thống pháp luật này đã và đang là yếu tố
quyết định, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp liên doanh.
Cho đến nay, sau bốn lần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài, địa vị
pháp lý của doanh nghiệp liên doanh không ngừng được hoàn thiện. Qua mỗi
lần sửa đổi, bổ sung nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các quốc gia đã
được tôn trọng, cũng như sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp đã
được thể chế hoá trong các quy định pháp luật về doanh nghiệp liên doanh nói
riêng và đầu tư nước ngoài nói chung. Nguyên tắc này cũng phản ánh xu
hướng hoàn thiện những qui định pháp luật về doanh nghiệp liên doanh nói
riêng và qui định pháp luật về doanh nghiệp nói chung trong thời gian tới.
Trong doanh nghiệp liên doanh, một loại hình doanh nghiệp biểu hiện rõ
nét nhất tính phức tạp của quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài giữa các bên
tham gia liên doanh. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào
tính chất sở hữu trong doanh nghiệp. Nói cách khác, những quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp liên doanh bị chi phối bởi tính chất sở hữu về vốn và tư liệu
sản xuất của các bên tham gia nghiệp liên doanh. Trong quan hệ nội bộ của
doanh nghiệp, mối quan hệ về lợi ích giữa các bên tham gia liên doanh luôn
tồn tại một cách khách quan. Biểu hiện ra bên ngoài mối quan hệ lợi íclnđó là
cơ quan đại diện chủ sở hữu - Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của doanh
nghiệp liên doanh có những đặc trưng pháp lý và quy chế tổ chức hoạt động

rất đặc thù. Để cỗ máy doanh nghiệp liên doanh vận hành đồng bộ, nhịp
nhàng và hiệu quả, Hội đồng quản trị với tư cách lặ “ cơ quan đầu não” của
doanh nghiệp liên doanh cần phải có quy chế tổ chức, hoạt động đặc biệt.
Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh hiện nay cho thấy rằng,
những mâu thuẫn nội bộ là một trong những nguyên nhân gây nên sự tan vỡ
của nhiều dự án liên doanh và cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy các
nhà đầu tư nước ngoài chuyển sự lựa chọn của mình từ hình thức đầu tư theo
mô hình doanh nghiệp liên doanh sang mô hình doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài hoặc theo hình thức đẩu tư khác. Bên cạnh những nguyên nhân thuần


tuý thuộc yếu tố kinh tế, có nhiều vấn đề đặt ra xung quanh việc tổ chức hoạt
động quản lý của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu về thẩm quyền của Hội
đồng quản trị trong mối quan hệ với hệ thống tổ chức, quản lý doanh nghiệp
liên doanh cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên
doanh là một vấn đề đang được thực tiễn đặt ra hiện nay.
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về Hội
đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh, cũng nhu' việc hoàn thiện địa vị
pháp lý của doanh nghiệp liên doanh có tính bức xúc về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

o nước ta, trong những năm vừa qua, chủ đề nghiên cứu về khung pháp
luật và cơ chế, chính sách đầu tư nước ngoài, hoàn thiện pháp luật điều clỉỉnh
các hoạt động đầu tư nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
luật học, kinh tế học. Tuy các công trình đó được nghiên cứu dưới các góc độ
khác nhau nhưng tựu chung lại đều đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về
đầu tư nước ngoài và đưa ra các ý kiến để cải thiện thực trạng đó.
ớ mức độ phạm vi khác nhau, nhiều công trình nghiên cứu vẻ pháp luật
Đầu tư nước ngoài đã được công bố, như : “ Giáo trình luật Kinh tế” của
Trường Đại học Luật Hà Nội; “Giáo trình Luật Kinh tế” của Khoa Luật, Đại

học quốc gia Hà Nội; “Giáo trình Đầu tư nước ngoài” của Trường Đại học
Ngoại thương. Các công trình này cũng đều có đề cập đến doanh nghiệp liên
doanh và hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh. Ngoài ra còn có
một số tài liệu khác về đầu tư nước ngoài như: cuốn sách “ Pháp luật và Đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam - Quá khứ, hiện tại và tương lai” của Tiến sĩ Hoàng
Phước Hiệp; tác giả Nguyễn Khắc Định có bài: “ về phương hướng hoàn thiện
các hình thức đẩu tư trực tiếp nước ngoài”; Thời báo kinh tế Việt Nam v Báo
đầu tư.. .cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề này.
Bên cạnh đó, một số luận án tiến sĩ và luận văn cao học luật đã nghiên
cứu về Luật Đầu tư nước ngoài như : Luận án Tiến sĩ của Hoàng Phước Hiệp
vé " Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu lư trực tiếp nước ngoài”


(1996), Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Khắc Định “ Hoàn thiện pháp
luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật về
đầu tư ở Việt Nam” (2003), Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Thanh Phú
“Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh” ( 2003), Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Văn Kiên “Chế độ pháp lý về doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam” (2000)...
Nhìn chung, các .công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập trực tiếp hoặc
gián tiếp đến nhiều nội dung về hoàn thiện pháp luật đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói chung và và pháp luật về doanh nghiệp liên doanh nói riênag. Tuy
vậy các công trình đó mới chỉ điểm qua những vấn đề liên quan đến Hội đổng
quản trị trong doanh nghiệp liên doanh. Chưa có công trình nào nghiên*cứu
đầy đủ những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản
trị, về mối quan hệ của Hội đồng quản trị với các cơ quan khác trong doanh
nghiệp liên doanh. Vì vậy, có thể coi “Thẩm quyền của Hội đồng quấn trị
trong doanh nghiệp liên doanh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” là công
trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về thẩm quyền của Hội đồng quản trị
trong doanh nghiệp liên doanh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chế độ pháp lý về Hội đồng quản
trị trong doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống chế
độ pháp lý của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh theo pháp
luật Đẩu tư nước ngoài ở Việt Nam, cụ thể là:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh.
- Phân tích hiện trạng bộ máy quản ]ý doanh nghiệp liên doanh hiện nay
Những vấn đề lý luận về Hội đồng quản trị và chế độ pháp lý về Hội đổng
quản trị trong doanh nghiệp liên doanh.
- Quyền và nghĩa vụ của Hội đồns quàn trị và mối quan hệ giữa Hội đồng
quản trị với Tổng Giám đốc , Phó Tổng Giám đốc.


Nội dung nghiên cứu của luận văn có phạm vi hẹp. Đây là một phần của
việc nghiên cứu về cơ chế tổ chức quản lý trong doanh nghiệp liên doanh,
cũng như trong tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của
doanh nghiệp liên doanh. Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu quyền và
nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và mối quan hệ của nó với Tổng Giám đốc,
Phó Tổng Giám đốc trong doanh nghiệp liên doanh, không nghiên cứu các
chế định khác được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài và những văn bản
pháp luật có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để nghiên cứu đề tài đã chọn tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu lý luận kết hợp với
phân tích thực tiễn.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương


pháp lịch sử.... Tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh để nghiên cứiupháp
luật về đầu tư nước ngoài của một số nước khác, nhằm làm nổi bật nhữrtg ưu
điểm, những hạn chế của những qui định pháp luật về Hội đồng quản trị trong
doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam .
Tác giả còn sử dụng những phương pháp và kỹ năng phụ trợ khác như;
phương pháp tra cứu tài liệu, phương pháp thống kê xã hội học, phương pháp
thăm dò dư luận.
5. Những đóng góp mới của luận văn

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về thẩm
quyền của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh. Ở cấp độ nghiên
cứu của một luận văn cao học, luận văn đạt được những kết quả sau đây :


- Phân tích và đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống những qui định
pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh
theo Luật Đầu tư nước ngoài.
- Luận văn làm rõ thực trạng pháp luật đầu tư nước ngoài về doanh
nghiệp liên doanh và vấn đề cải thiện thực trạng pháp luật này theo hướng
hoàn thiện hơn chế độ pháp lý về Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên
doanh cho phù hợp với thực tiễn và xu hướng hội nhập quốc tế.
- Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những vướng
mắc trong việc tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị bằng các giải pháp
pháp lý.
6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận về Hội đồng quản trị và chế độ pháp lý

về Hội đồng quản trị
Chương 2 : Thẩm quyền của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên
doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài.
Chương 3 : Phương hướng hoàn thiện chế độ pháp lý về thẩm quyền của
Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh.


CHƯƠNG 1
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ HỘI ĐỔNG QUẢN TRỊ VÀ CHẾ
Đ ộ PHÁP LÝ VỂ HỘI ĐỔNG QUẢN TRỊ TRONG DOANH
NGHIỆP LIÊN DOANH
1.1. KHÁI QU Á T CHUNG VỂ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

1.1.1. Khái niệm “doanh nghiệp liền doanh” và đặc điểm của doanh
nghiệp liên doanh
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư phổ biến không chỉ ở Việt Nam
mà còn trên thế giới. Khái niệm doanh nghiệp liên doanh là một khái niệm
mới về loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Bản
thân khái niệm doanh nghiệp liên doanh ra đời và phát triển gắn liền với sự
phát triển và hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định số 115/CP ngày 18-4-1977 của Hội đồng Chính phủ, Luật Đầu
tư nước ngoài năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1990 đềurdùng
khái niệm “Xí nghiệp liên doanh”.
Theo đó, xí nghiệp liên doanh được hiểu là xí nghiệp do hai bên hoặc
nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc
hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp liên doanh hợp tác với tổ

chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên
doanh.
Theo khái niệm xí nghiệp liên doanh nói trên, có một số điểm cần chú ý
như sau:
*

Thứ nhất, cơ sở pháp lý để thành lập xí nghiệp liên doanh là hợp đồng
liên doanh được ký giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài hoặc hiệp định
được ký giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.


Thứ hai, chủ thể tham gia thành lập xí nghiệp liên doanh là bên Việt Nam
và bên nước ngoài. Theo quy định tại Điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài (năm
1990), bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt
Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế, bên nước ngòài là
một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoặc cá
nhân nước ngoài.
Như vậy, vào thời điểm năm 1990, thành phần tham gia liên doanh của
bên Việt Nam khác với bên nước ngoài ở chỗ: bên Việt Nam chỉ có thể là tổ
chức kinh tế có tư cách pháp nhân còn bên nước ngoài có thể là pháp nhân và
cá nhân nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điểm khác biệt cần chú ý khi phâộ tích
về sự phát triển của pháp luật về xí nghiệp liên doanh cũng như chủ trương thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian này.
Thứ ba, trong quá trình hoạt động, xí nghiệp liên doanh được hợp tác với
tổ chức, cá nhân nước ngoài để thành lập liên doanh mới tại Việt Nam. Đây là
quy định mới của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990 so với Luật Đầu tư nước
ngoài năm 1987.
Khái niệm “Doanh nghiệp liên doanh” được Luật Đầu tư nước ngoài sửa
đổi năm 1992 chính thức sử dụng. Mặc dù không có sự giải thích trong Luật
Đầu tư nước ngoài về việc đổi tên “xí nghiệp” thành “doanh nghiệp”, nhưng

nó được Luật Công ty năm 1990 định nghĩa là cơ sở cho việc thống nhất tên
gọi chung về các loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 đưa ra khái niệm chính
thức như sau doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp
đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh
nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên
doanh.


Khái niệm doanh nghiệp liên doanh nói trên rộng hơn khái niệm doanh
nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990. Theo khái niệm
của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 cơ sở pháp lý để thành lập doanh
nghiệp liên doanh vẫn như quy định của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990.
Tuy nhiên, thành phần tham gia liên doanh đã được bổ sung theo hướng mở
rộng tới các chủ thể kinh doanh khác trong nền kinh tế. Điều này thể hiện rõ
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế nói
chung và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói riêng.
Nghiên cứu về doanh nghiệp liên doanh, chúng ta cần tiếp cận một cách
đầy đủ các yếu tố đặc thù vốn có của nó, cụ thể như:
- Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức theo hình thức công ty TNHH
- Chủ thể tham gia liên doanh là bên (các bên) Việt Nam với bên (các bên)
nước ngoài.
- Cơ sở pháp lý để thành lập doanh nghiệp liên doanh là hợp đồng liên doanh
hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài
- Các bên cùng tham gia góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng hưởng lợi
nhuận hay chịu rủi ro (nếu có) theo tỷ lệ góp vốn.
- Doanh nghiệp liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân

Từ góc độ nghiên cứu các đặc trưng pháp lý của Doanh nghiệp liên
doanh, tác giả Nguyễn Thanh Phú trong luận án tiến sỹ của mình đã đưa ra
khái niệm doanh nghiệp liên doanh như sau:
Doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là
tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam do bên (các
bên) Việt Nam và bên (các bên) nước ngoài hợp tác thành lập theo hình thức
công ty TNHH trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định được ký giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài [29, tr. 14]
Khái niệm về doanh nghiệp liên doanh nói trên theo tác giả là đầy đủ,
cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn về doanh nghiệp liên doanh.
Tuy nhiên, một vấn đề cần được nghiên cứu là hiện nay doanh nghiệp liên


doanh đang được thí điểm cổ phần hoá theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP của
chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài
sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tính đến tháng 5-2004 Bộ Kế
hoạch và Đầu tư phải trình lên Chính phủ danh sách 25 doanh nghiệp liên
doanh được thí điểm cổ phần hoá . Đây là một chủ trương đúng đắn được sự
ưng hộ mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp liên doanh. Dưới góc độ khoa học
pháp lý, sẽ có nhiều vấn đề đặt ra để hoàn thiện chế độ pháp lý về doanh
nghiệp liên doanh.
Một trong những nội dung mới đó là chế độ pháp lý về Hội đồng quản
trị trong doanh nghiệp liên doanh dưới hình thức Công ty cổ phần (không phải
chỉ dưới hình thức công ty TNHH như pháp luật hiện hành) mà tác giả luận
văn đang nghiên cứu trong đề tài này
ỉ .1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ
biến hiện nay. Tính đến thời điểm 2-2003 có J048/3150 dự án đầu tư có hiệu
lực, đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, chiếm khoảng 37% tổng

số vốn đầu tư kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành
[35,SỐ57]. Trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho đến nay,
doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư được nhà đầu tư nước ngoài lựa
chọn và áp dụng nhiều nhất. Tính phổ biến của loại hình doanh nghiệp liên
doanh không chỉ xảy ra trong từng giai đoạn mà diễn ra liên tục trong suốt quá
trình hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ trước điến nay. Đây là một
kết quả mà chúng ta mong đợi lớn nhất sau rất nhiều nỗ lực cải thiện chính
sách đầu tư trong nhiệu năm qua. Bởi vì, với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư,
qua hình thức đầu tư này, chúng ta không chỉ thu hút được vốn đầu tư mà còn
học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp , tiếp thu
công nghệ sản xuất, bí quyết kinh doanh... Nhận thức được tính ưu việtcũng
nhu' thấy được tính phổ biến của doanh nghiệp liên doanh sẽ là cơ sở, là động
lực để chúng ta ngày càng hoàn thiện chế độ quản lý đối với doanh nghiệp liên
doanh.


Trong phạm vi luận văn, tác giả không đi sâu tìm hiểu và phân tích các
đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh, mà chỉ phân tích các đặc điểm của
doanh nghiệp liên doanh dưới góc độ pháp lý. Theo tác giả, những đặc trưng
pháp lý của doanh nghiệp liên doanh có ý nghĩa làm phương pháp luận để
nghiên cứu sâu chế định thẩm quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị - Một
trong những nội dung quan trọng trong chế độ pháp lý của doanh nghiệp liên
doanh.
Doanh nghiệp liên doanh có các đặc trưng pháp lý chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp liên doanh là công ty TNHH có vốn đầu tư
nước ngoài.
Đây là đặc điểm pháp lý quan trọng có tác động cơ bản đến địa vị pháp
lý của doanh nghiệp liên doanh. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh
phụ thuộc rất nhiều vào tính chất sở hữu trong doanh nghiệp. Nói cách khác,
nhũng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh bị chi phối bởi tính

chất sở hữu của doanh nghiệp liên doanh trong quá trình tổ chức, hoạt động
kinh doanh, về mặt lý thuyết, chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Trong doanh nghiệp liên
doanh, tính chất sở hứu của doanh nghiệp liên doanh mang tính đặc thù, biểu
hiện ở chỗ phần vốn góp vào liên doanh thuộc sở hữu của bên (các bên) nước
ngoài... Chính vì yếu tố nước ngoài này mà quyền năng của chủ sở hữu trong
doanh nghiệp liên doanh được quy định chặt chẽ hơn. Chủ sở hữu không thể
tuỳ tiện thực hiện các quyền năng của mình mà không tính toán đến lợi ích
của các bên tham gia liên doanh. Do đó, việc xây dựng quy chế pháp lý bảo
đảm sự hài hoà, hợp lý giữa các bên tham gia liên doanh là yêu cầu đầu tiên và
quan trọng đặt ra đối với các bên tham gia liên doanh.
Trong thực tiễn hiện nay, bên Việt Nam tham gia liên doanh với bên
nước ngoài đa số là doanh nghiệp Nhà nước, về lý thuyết, doanh nghiệp liên
doanh là tổ chức kinh tế độc lập và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng chính
tài sản của mình, nhưng về thực tiễn, quy định của pháp luật về đầu tư nước


ngoài không thể không tính đến việc bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước Việt
Nam đối với số vốn đã giao cho doanh nghiệp nhà nước, khi doanh nghiệp
này tham gia góp vốn với bên (các bên) nước ngoài thành lập doanh nghiệp
liên doanh. Chính yếu tố “sở hữu nhà nước” đã tác động đến quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp liên doanh thông qua các quy định pháp luật [29, tr. 16].
Bên cạnh đó, sự tồn tại khách quan của các yếu tố kinh tế như vốn, kỹ
thuật, lợi thế so sánh giữa các bên ... cũng được coi là những yếu tố xuất phát
điểm để các nhà làm luật đưa ra quy chế pháp lý điều chỉnh việc tổ chức, hoạt
động của doanh nghiệp liên doanh - trong điều kiện chúng ta là một nước
đang phát triển và đang trên đường hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về bộ máy và cơ chế quản lý của
doanh nghiệp liên doanh, chúng ta dễ dàng nhận thấy những quy định đó được
xây dựng một cách phù hợp với tính chất sở hữu của doanh nghiệp liên doanh.

Một trong những nội dung pháp lý cụ thể là vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ
của Hội đồng quản trị (được trình bày ở chương 2). Cũng từ đặc trưng pháp lý
này mà những nội dung như; cơ chế hình thành, phương thức hoạt động và đặc
biệt là nguyên tắc nhất trí - một trong những nguyên tắc hoạt động đặc thù của
doanh nghiệp liên doanh được phân tích và lý giải một cách cặn kẽ hơn.
Mặt khác, địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh bị chi phối bởi
tính chất sở hữu của doanh nghiệp liên doanh còn thể hiện ở chỗ, doanh
nghiệp liên doanh được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty là tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của nhiều bên, do đó, việc
quản lý, điều hành công ty phải là công việc chung của các bên tham gia liên
doanh , một bên không tự mình quyết định mọi vấn đề mà không có ý kiến
của bên kia . Hoạt động tổ chức, quản lý, điều trong doanh nghiệp liên doanh.
Do vậy, phải phản ánh được đẩy đủ mối quan hệ lợi ích của các bên tham gia
liên doanh. Chính vì thế, nhà làm luật phải quy định một “khuôn mẫu chung”,
mô hình hoá các mối quan hệ cuả các bên tham gia liên doanh trong họat
động tổ chức, điều hành doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là quy chế pháp lý
về tổ chức quản lý nội bộ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên , để đảm bảo quyền


tự chủ trong tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các bên^ham
gia liên doanh tự thoả thuận với nhau về cách “ứng xử” của riêng mình trên cơ
sở phù hợp với qui định của pháp luật. Một trong các văn bản mang tính chất
là “ luật” của doanh nghiệp liên doanh là điều lệ của doanh nghiệp liên doanh.
Thứ hai, doanh nghiệp liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp
nhân.
Nói tới doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, tức là nói đến tư
cách chủ thể đầy đủ của doanh nghiệp khi tham gia các quan hê pháp luật dân
sự, có đầy đủ khả năng để được hưởng quyền và chịu trách nhiệm dân sự.
Doanh nghiệp liên doanh tự mình tham gia các hoạt động kinh doanh một
cách độc lập và bình đẳng với các doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm dân

sự về các hoạt động kinh doanh của mình. Tất nhiên, để thực hiện các quyền
năng đó, khi tham gia các giao lưu dân sự, doanh nghiệp liên doanh phải có
đại diện trước pháp lụật của doanh nghiệp liên doanh là Tổng Giám đốc, nếu
các bên không có thoẳ thuận khác ( Điều 20 Nghị định 24/2000/NĐ-CP). Như
vậy, về bản chất pháp lý thẩm quyền đại diện trước pháp luật mang tính uỷ
quyền. Do đó uỷ quyền cho “ai”; “ như thế nào” đều do các chủ sở hữu quyết
định và ghi nhận trong điều lệ (nếu không có thoả thuận thì theo quy định của
pháp luật hiện hành).
Thứ ba, sự tham gia của cơ quan tố tụng nước ngoài trong việc giải
quyết tranh chấp giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh .
Đây là đặc điểm mang tính pháp lý riêng khác biệt của doanh nghiệp
liên doanh so với các loại hình doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam. Đặc trưng
thứ nhất đã đề cập đến “yếu tố nước ngoài” của doanh nghiệp liên doaah và
“yếu tố” này là nguyên nhân phát sinh đặc trưng thứ ba của doanh nghiệp liên
doanh.
Điều 24 Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 và điều 122 Nghị
định 24/2000/NĐ-CP, đều ghi nhận quyền của các bên tham gia liên doanh


trong việc thoả thuận lựa chọn cơ quan trọng tài nước ngoài, trọng tài Qứốc tế
để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
Tranh chấp giữa các bên trong doanh nghiệp liên doanh có thể là tranh
chấp về tài sản, về phân chia lợi nhuận, về phương án kinh doanh,....Theo quy
định của pháp luật, luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa
các bên tham gia liên doanh là luật của Việt Nam. Qua thực tiễn áp dụng,
không phải lúc nào luật cũng quy định chi tiết về các tình huống có thể xảy
ra.Thí dụ, việc bất đồng quan điểm giữa các bên tham gia liên doanh về việc
thành lập Hội đồng quản trị- việc cử đại diện của mình tham gia vào hội đồng
quản trị tại Công ty liên doanh may Thái Hà, đã làm đình trệ hoạt động của
Công ty kéo dài đến một năm và cuối cùng đã phải giải thể mặc dù chưa đi

vào hoạt động sản xuất [35, số 56]. Vấn đề xử lý hậu quả pháp lý của việc
thành lập doanh nghiệp liên doanh không thành này thực tế gặp rất nhiều khó
khăn. Điều đó đòi hỏi các nhà làm luật phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện
pháp luật về chế độ pháp lý của doanh nghiệp liên doanh. Yêu cầu này càng
trở nên cấp thiết trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã, đang và sẽ là
thành viên của các tổ chức quôc tế, như; Việt Nam là thành viên của ASEAN,
là thành viên của AFTA, và đang trong quá trình khẩn trương trong vòng đàm
phán gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
1.2.2.

Khái quát vê cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

liên doanh

Để đưa doanh nghiệp liên doanh vào hoạt động trên thực tế, sau khi
được cấp giấy phép đầy đủ, các bên liên doanh phải tiến hành một loạ,t các
công việc tác nghiệp có tính chất chuẩn bị để tổ chức hoạt động kinh doanh.
Thành lập các cơ quan quản lý doanh nghiệp là hoạt động được tiến hành đầu
tiên để “bộ máy” doanh nghiệp đi vào hoạt động. Theo quy định tại Điều 25
của Nghị Định số 24/2000/NĐ-CP ‘"Trong thời hạn 30 nẹày k ể từ ngày được
cấp giây phép đẩu tư, các bên liên doanh thônạ báo cho nhau danh sách
thành viên Hội đồng quàn trị. Chù tịch vù Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.


Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày dựơc cấp giấy phép đầu tư. Hội
đồng quản trị tổ chức phiên họp đẩu tiên đ ể thực hiện công việc sau:
Thông qua quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị;
Bô nhiệm Tổng giám đốc , các Phó Tổng giám đốc, K ế toán trưởng
(hoặc Giám đốc tài chính ...).


Trong thời hạn 30 ngày các bên liên doanh phải thông báo cho nhau
danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó chủ
tịch Hội đồng quản trị. Việc qui định thành viên Hội đồng quản trị đã được
qui định tại Hợp đòng liên doanh, các bên tham gia liên doanh tự cử đại diện
cho bên mình để tham gia vào Hội đồng quản trị, số lượng thành viên tham
gia Hội đồng quản trị theo qui định trong Hợp đòng liên doanh, theo sự thoả
thuận của các bên tham gia liên doanh. Thực tế hiện nay, trong các doanh
nghiệp liên doanh việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó chủ tịch Hội đồng
quản trị dược các bên tham gia liên doanh tự thoả thuận, thường theo tỷ lệ vốn
góp vào liên doanh, bên nào nhiều vốn góp vào liên doanh thường nắm giữ
chức vụ này. Nếu trường hợp , Chủ tịch Hội đổng quản trị là đại diện cho bên
nước ngoài, thì nhất thiết Phó chủ tịch Hội đồng quản trị phải là đại diện cho
bên Việt Nam, hoặc ngược lại, (trừ trường hợp các bên liên doanh có sự thoả
thuận khác). Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư
Hội đồng quản trị phái phiên đầu tiên, phiên họp Hội đồng quản trị đầu tiên
này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự hiện hữu của doanh nghiệp liên
doanh. Phiên họp đầu tiên này sẽ thông qua việc quyết định số lượng thành
viên mỗi liên doanh bên tham gia liên doanh vào Hội đồng quản trị, thông
qua việc cử ra Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị đã
được thoả thuận trong Hợp đòng liên doanh.
Phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị cũng thông qua việc bổ nhiệm
Tổng Giám đốc , Phó Tổng Giám đốc và các chức vụ quan trọng khác trong
bộ máy điều hành của doanh nghiệp liên doanh theo quy định của Luật Đầu tư
nước ngoài và theo tỉ lệ góp vốn của các vào vốn pháp định doanh nghiệp liên


doanh. Đồng thời trong phiên họp Hội đồng quản trị đầu tiên này,Hộiđồng
quản trị phải thông qua quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị.
Nội dung thẩm quyền của Hội đồng quản trị được tác giả trìnhbặy tại
chương 2 luận văn.

1.2.

THẨM QUYỂN CỦA HỘI ĐỔNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LIÊN

DOANH

1.2.1. Khái niệm Hội đổng quẩn trị trong doanh nghiệp liên doanh

Kinh doanh có bản chất kinh tế là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của các
nhà đầu tư. Bên cạnh đó, những rủi ro trên thương trường cũng luôn là yếu tố
được các nhà đầu tư tính đến khi lựa chọn hình thức đầu tư. Liên kết kinh tế
bằng việc cùng góp vốn với nhà đầu tư khác được coi là một giải pháp chia sẻ
rủi ro nếu có được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Điều này lý giải việc hiện nay,
trên thế giới đầu tư thẹo hình thức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn đang
chiếm ưu thế về số lượng dự án và cả nguồn vốn đầu tư.
Liên kết kinh tế mang tính chất là hoạt động chung của nhiều người,
vấn đề đặt ra là chủ sở hữu thực sự ban đầu của các nguồn vốn đó có bị mất đi
các quyền năng sở hữu chủ của mình hay không khi mà phần vốn của họ được
góp lại để trở thành sở hữu chung của công ty?. Nhà đầu tư lúc này có thể yên
tâm được không khi mà nguồn vốn đó tham gia trở lại vào thương trường với
rất nhiều những rủi ro của nó?. Nhà đầu tư có cách nào để kiểm soát sự luân
chuyển và sinh lời nguồn vốn đó?, nếu kiểm soát được thì sẽ kiểm soát theo cơ
chế nào?. Ngay trong bản chất mối quan hệ giữa các đầu tư với nhau đã luôn
tồn tại mối quan hệ về lợi ích, nhà đầu tư khi bỏ phần vốn góp của mình có
khả năng nhận được tỷ lệ phần lợi nhuận tương ứng là bao nhiêu?. Mạt‘khác,
nếu kinh doanh thua lỗ họ phải mất đi bao nhiêu phần vốn tương ứng với*tỷ lệ
vốn góp của họ vào công ty?.
Do đó, sự dịch chuyển của đồng vốn gắn liền với nhu cầu tất yếu của
nhà đẩu tư là được kiểm soát sự luân chuyển nguồn vốn góp đó, đồng thời nó



cũng là những yếu tố tồn tại khách quan, chi phối hoạt động của công ty (công
ty ở đây được tác giả nhấn mạnh là công ty theo chế độ trách nhiêm hữu hạn).
Từ thực tế này, giữa các nhà đầu tư phải thoả thuận xây dựng một “thiết
chế” nào đó. Thiết chế ấy không được thực hiện bởi một người mà phải thuộc
về tổ chức của những người có vốn góp vào công ty, đại diện cho ý chí của
đông đảo những người đầu tư tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ. Để ổn định
các hoạt động chung đó, tổ chức này tất yếu phải có một quy chế hoạt động và
được ghi nhận chính thức trong quy chế hoạt động quản lý của công ty. Hội
đồng quản trị đã được ra đời với một chức năng như vậy.
Một cách chung nhất, Hội đồng quản trị được thành lập bởi sự thoả
thuận của các chủ đầu tư trên nguyên tắc đối vốn. Đây là đặc điểm riêng biệt
của cơ quan này trong hệ thống các cơ quan quản lý của doanh nghiệp liên
doanh. Thông qua Hội đồng quản trị, ý chí của các chủ đầu tư được biểu đạt
một cách tập trung nhất về những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp liên
doanh. Do vậy, những quyết định được Hội đồng quản trị thông qua phải thực
sự là ý nguyện của các nhà đầu tư trên cơ sở tỷ lệ vốn góp của họ. Những
quyết định tập thể đó được ghi nhận như là “luật” của doanh nghiệp liên
doanh có ý nghĩa điều chỉnh bắt buộc trong phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp liên doanh.
Với tư cách là cơ quan đại diện, Hội đồng quản trị không phải là cơ
quan hoạt động thường xuyên liên tục giống như cơ quan điều hành; Tổng
Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của doanh nghiệp liên doanh trực tiếp tham
gia vào quản lý, điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày của doanh nghiệp
liên doanh. Tính chất hoạt động này phù hợp với thực tế là có nhiều nhà đầu tư
không có nhu cầu trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh hàng ngày của
doanh nghiệp nhưng mong muốn kiểm soát được nguồn vốn lớn của mình đã
đầu tư.
Mặc dù không hoạt động thường xuyên, Hội đồng quản trị vẫn được coi
là một cơ quan “quyền lực” của doanh nghiệp liên doanh bởi tính chặt chẽ



trong cơ cấu tổ chức của nó và thời gian hoạt động tương đối dài (thường có
nhiệm kỳ là 5 năm). Hội đồng quản trị có quyền tổ chức họp bất thường để
giải quyết những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp liên doanh. Có thể cho
rằng đây là một trong những biểu hiện tính “thực quyền” của Hội đồng quản
trị đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh trong những
trường hợp cần thiết.
Từ những biểu hiện trên đây, có thể nhận định rằng : Hội đồng quản trị
là một cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh , đại diện cho
chủ sở hữu hoạt động trên cơ sở nguyên tắc đối vốn và có thẩm quyền quyết
định những vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp liên doanh .
Những nhận thức chung trên đây về Hội đồng quản trị được tiếp cận
dưới góc độ là một mô hình quản lý nội bộ của doanh nghiệp liên doanh hoạt
động trên cơ sở của nguyên tắc đối vốn. Qua nghiên cứu so sánh, tác giả cho
rằng về đặc điểm, chức năng, vai trò và vị trí của Hội đồng quản trị trong công
ty cổ phần, Hội đồng thành viên trong công ty cổ phần và Hội đổng quản trị
trong doanh nghiệp liên doanh có nhiều nét tương đồng với nhau. Đó là những
đặc điểm cơ bản sau đây:
- Là cơ quan được thành lập trên cơ sở sự thoả thuận của các chủ sở hữu theo
tỷ lệ số vốn góp vào cồng ty.
- Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty đại diện cho ý chí của chủ sở
hữu về những vấn đề quan trọng nhất của công ty.
- Được tổ chức trên cơ sở của nguyên tắc đối vốn.
- Hoạt động theo cơ chế lãnh đạo tập thể và không liên tục, không thường
xuyên.
- Có tổ chức chặt chẽ và hoạt động ổn định theo nhiệm kỳ.
Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh là cơ quan biểu hiện tập
trung nhất các mối quan hệ về sở hữu, và quan hệ lơi ích. Nói đến Hội đồng
quản trị của doanh nghiệp liên doanh là nói đến cơ quan của số đông và nói

đến vấn đề quan hệ về vốn. Để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia quan hệ


trong một trật tự chung và tính ổn định tương đối, pháp luật phải mô hình hoá
các cách thức xử sự của các bên, khái quát hoá thành những khuôn mẫu chung
để điều chỉnh mối quan hệ đó. Pháp luật dự liệu trước những khả năng có thể
phát sinh trong thực tế để từ đó định hướng cũng như kiểm soát sự vận động
của những quan hệ này. Như vậy, những qui định pháp luật về Hội đồng quản
trị trong doanh nghiệp liên doanh có chức năng điều chỉnh các mối quan hệ
phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị. Nói
cách khác, bằng khả năng riêng có của mình, pháp luật thực sự đã đưa ra được
những chuẩn mực chung của các chủ thể tham gia quan hệ về sở hữu, quan hệ
lợi ích trong doanh nghiệp liên doanh.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể phát sinh trong tổ chức
và hoạt động của Hội đồng quản trị hình thành nên chế định thẩm quyền của
Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh.
Pháp luật mang giá trị điều chỉnh những hiện tượng xã hội phổ biến. Đây
chính là điểm hạn chế của pháp luật nói chung với doanh nghiệp có “đời
sống” riêng với những biểu hiện sinh động của nó. Hội đồng quản trị là một
thiết chế của doanh nghiệp liên doanh, sinh ra từ doanh nghiệp liên doanh và
hoạt động trong đời sống của doanh nghiệp liên doanh. Do đó, pháp luật
không thể “sáng tạo” ra một Hội đồng quản trị, hoạt động bởi những con
người cụ thể của doanh nghiệp. Với quyền tự chủ trong tổ chức, hoạt động của
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp liên doanh cần có quy chế hoạt động
riêng phù hợp với quy định của pháp luật. Một trong các quy chế ấy tồn tại
trong doanh nghiệp liên doanh là điều lệ doanh nghiệp liên doanh (bên cạnh
những quy chế khác, như: nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.. .)•
Như vậy, nhữnag qui định pháp luật về Hội đồng quản trị trong doanh
nghiệp liên doanh là những quy định khung mang tính khuôn mẫu. Những nội
dung cụ thể do điều lệ của doanh nghiệp liên doanh quy định. Một vấn đề lý

luận đặt ra là những nội dung trong điều lệ về Hội đồng quản trị có là “luật”
trong phạm vi doanh nghiệp ỉiên doanh đó không và có được bảo đảm 4jương
tự như cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật hay không?, điều lệ của cỊoanh


nghiệp liên doanh là sản phẩm ý chí của chủ sở hữu, được coi như một sự cam
kết chung và cần phải được bảo đảm thực hiện. Mặt khác, bản thân điều lệ
doanh nghiệp liên doanh cũng có cơ sở pháp lý của nó.
Từ các góc độ nghiên cứu trên có thể khẳng định : chế định về thẩm
quyền của Hội đồng quản trị được pháp luật quy định trong các văn bản pháp
luật và được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp liên doanh trên cơ sở phù
hợp với pháp luật.
Doanh nghiệp liên doanh với những đặc trưng pháp lý của nó (được tác
giả trình bày ở phần 1.1.2), cần có một quy chế về Hội đồng quản trị phù hợp
chế định pháp lý về thẩm quyền của doanh nghiệp liên doanh là tổng thể
những quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam và những quy định được ghi nhận trong điều lệ
doanh nghiệp liên doanh trên cơ sở phù hợp với pháp luật điều chỉnh các mối
quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị. về mặt
thuật ngữ, có thể hiểu rằng chế định thẩm quyền của Hội đổng quản trị chính
là quy chế pháp lý của nó.
1.2.2

Quá trình hình thành và phát triển của chê định thẩm quyền của

Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước
ngoài.

Chế định thẩm quyền của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp liên
doanh là sản phẩm (kết quả) của hoạt động lập pháp. Đầu tư nước ngoài là

lĩnh vực được pháp luật quan tâm chú ý nhiều trong những năm gần đây. Tác
giả Hoàng Phước Hiệp, khi nghiên cứu về cơ chế điều chỉnh pháp luật trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã nhận xét: “Đó là hệ thống các giải
pháp pháp luật được ban hành trước khi có đầu tư nước ngoài theo đúng nghĩa
của từ đó trên thực tế tại Việt Nam” [15, tr. 51 ]. Đây là nét đặc trưng của pháp
luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thông thường ở
các lĩnh vực, các quan hệ xã hội được hình thành một cách tự nhiên trước khi
có luật điều chỉnh, vận động theo quy luật khách quan của xã hội. Để điều


×