Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của cơ quan giám sát hiến pháp ở một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.07 MB, 128 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN NGỌC ĐỊNH

MỘT
SÓ VÁN ĐẺ LÝ LUẬN
VÀ TH ựC
TIỄN



TRONG TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA c ơ QUAN
GIÁM SÁT HIẾN PHÁP Ở MỘT SÓ NƯỚC TRÊN THÉ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật
Má số: 60.38.01


Người hướng dẫn khoa học : TS. v ũ HỒNG ANH
THƯ V I E N
TRƯƠNG ĐAI HOC LUẬT HA NÔI
PHÒNG Đ Ọ C

Hà Nội - 2004


cỐ ẳ'

cầm/ Ơ7b

J i ầ i t - í ỳ < { (P iì i /i


MỤC LỤC
Trang
PHẨN MỞ ĐẤU
CHƯƠNG 1: MỘT s ổ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VÊ GIÁM SÁT HIÊN PHÁP

1.1. Khái niệm giám sát Hiến pháp và tư tưởng về giám sát Hiến pháp

l
1

1.2. Đối tượng của giám sát Hiến pháp.............................................................

10

1.3. Vai trò của giám sát Hiến pháp............................................... .................


17

1.4. Phân loại quyền giám sát Hiến pháp.........................................................

20

1.5. Các mô hình thực hiện quyền giám sát Hiến pháp......... ..........................

28

CHƯƠNG 2: THỰC T lỄ N T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA c ơ QUAN GIÁM
SÁT HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI................................................

2.1.

Mô hình thực hiện quyền giám sát Hiến pháp thông qua Toà án Hiến pháp

2.2.

Mô hình thực hiện quyền giám sát Hiến pháp thông qua hệ thống toà

36
36

án thường và Toà án tối cao.......................................................................

64

2.3. Mô hình thực hiện quyền giám sát Hiến pháp thông qua Hội đổng Bảo hiến


73

2.4. Thực hiện quyền giám sát Hiến pháp thông qua các thiết chế khác......

87

CHƯƠNG 3: T H ựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HIẾN PHÁP VÀ VIỆC
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỤNG
VẢ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HIẾN PHÁP Ở NƯỚC T A ..............

3.1.

Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợppháp của
các văn bản quy phạm pháp luật ỏ' nước ta hiện nay.................................

3.2.

91

91

Vận dụng kinh nshiệm của các nước vào quá trình xây dựng và hoàn
ilìiện

h oạt

động giám sát hiến

pháp ở


nước

ta .........................................................

KẾT L U Ậ N ..................................................................................................................................................

104
1 12


PHẦN M Ớ ĐẨU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài:
Hiến pháp là luật CO' bản của nhà nước, nội dung của Hiến pháp quy định
những vấn đề cơ bản quan trọng nhất đối với mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Với
phạm vi điều chính như vậy, Hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, là nền tảng cơ bản đảm bảo cho sự ổn
định và phát triển của hệ thống chính trị, xã hội của mỗi quốc gia, đảm báo sự
cân bằng giữa các lực lượng chính trị, giữa các nhánh quyền lực nhà nước, đảm
báo các quyền tự do, dân chủ hiến định của con người và công dân, tránh sự xâm
phạm chính từ phía nhà nước.
Vì vậy, ngay từ khi Hiến pháp ra đời, vấn đề bảo vệ tính tối cao và toàn
vẹn của Hiến pháp đã được đặt ra, nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn. Trong
điều kiện như vậy, giám sát Hiến pháp (giám sát sự tuân thủ Hiến

pháp

hay giám


sát bảo hiến) đã được ra đời và phát triển qua từng thời kỳ lịch sử. Nhiều nước
trên thế giới đã thiết lập trong bộ máy nhà nước của mình cơ quan thực hiện
quyền giám sát Hiến pháp (với nhiều mô hình khác nhau) để đảm bảo việc tuần
thủ tuyệt đối Hiến pháp tử phía các cơ quan nhà nước, tránh sự vi phạm Hiến
pháp, bảo đảm tính hiệu Lực, hiệu quả, tính tối cao của Hiến pháp, đảm bảo các
quyền tự do. dân chủ hiến định cơ bản của con người và công dân. Trên thế giời
các thiết chế giám sát Hiến pháp như Toà án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến hoặc
cơ chế thực hiện quyền giám sát Hiến pháp thông qua Toà án tối cao, thông qua
hệ thống (oà án thường đã và đang phát huy vai trò và hiệu quá hoạt động của
mình, trở thành một phương thức hữu hiệu đám bảo tính lối cao và

toàn

vẹn của

Hiến pháp, báo vệ các quyền và lự do cơ bản của con người và cống dân. Việc
nghiên cứu vé các mô hình tổ chức ui ám sát Hiến pháp trên thế uiới cổ một ý
n gh ĩa to lớn về m ặt lý luận và thực tien đ ối với k h o a h ọ e pháp

IV.

đ ặc

biệt



k h oa h ọ c luật H iến pháp.
Đ ố i với n ư ớ c ta, tron g qu á trình mỏ' rộn g q uan h ệ q u ố c tố và hợp tác q u ố c
(ố với c h ín h sá c h im oại g ia o n ỵ à y c à n g ró nu m ở . v iệ c nắm v ữ n s v è thê c h ế ch ính



trị, bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới trong đó có cư chế bảo vệ Hiến
pháp thông qua các thiết chê trên đã và đang được đặt ra cấp thiết.
Mặt khác, trong những năm gần đây, quá trình xây dựng, hoàn thiện và
nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước luôn đặt ra những
vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn phải giải quyết. Trong quá trình đó, bèn cạnh
việc kê thừa những điểm tiến bộ, phù hợp của pháp luật trong nước, vấn đề
nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật nước ngoài, tiếp thu những hạt nhân hợp lý của
pháp luật nước ngoài áp dụng vào điều kiện thực tiễn nước ta là một xu thê tất
yếu. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ỏ' nước ta, với sự đề cao vị trí, vai trò của Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà
nước, việc nghiên cứu một cơ chế hoạt động của các cơ quan báo hiến, giám
sát Hiến pháp của nước ngoài sẽ bước đầu góp phần lạo cơ sở lý luận và thực
tiễn cho việc xác lập một cơ chế bảo đảm hiệu lực, hiệu quá thực sự của Hiến
p háp ở V iệ t N a m .

Trên thực tế, mặc dù đối với thế giới, sự tổn tại và hoạt động của các thiết
chế giám sát Hiến pháp không phải là mới nhưng đối với khoa học luật hiến
pháp nước ta, đây là một vấn đề lý luận và khoa học mới mẻ. Hầu như chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về nội dung này, mà
chủ yếu mới chí dừng lại ở các bài viết trên các tạp chí pháp ]ý như loạt bài viết
về giám sát bảo hiến của tác giả Nguyễn Đức Lam, chuyên đề về giám sát Hiến
pháp của TS. Vũ Hồng Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; Văn phòng
Quốc hội cũng mới tổ chức một Hội thảo về Toà án Hiến pháp ở một số nước...
Tài liệu chuyên khảo về vấn đề này hiện nay còn tương đối hạn chế, hầu như chỉ
có tài liệu liếng nước ngoài.
Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của Luận vãn góp phần hước đầu xây
dựng kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản và cập nlìật về những thiêì chế này, hố
sung thêm kiến thức lý luận và thực tiễn cho khoa học luậl hiến pháp nói chung

và luật hiến pháp nước ngoài nói riêng.
Với mục đích như vậy, tác giá mạnh dạn chọn đề lài "MỘT số VẤN f)Ể LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN TR O M i T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNCỈ CỦA c ơ QUAN (HÁM SÁT
HIẾN PHÁP ỏ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ ( ỉ l ở r làm (Tề tài luận vãn thạc sỹ của m ình.


2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
2.1. M ục đích nghiên cứu:
Thông qua việc việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và thực
tiễn về sự hình thành, phát triển, cách thức tổ chức và hoạt động của các mô hình
cơ quan giám sát Hiến pháp ở các nước trên thế giới, phân tích về tổ chức và
hoạt động của thiết chế giám sát Hiến pháp ở một số nước, đổng thời liên hệ đến
quá trình giám sát Hiến pháp ở nước ta hiện nay, Luận văn có nhiệm vụ:
Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình cơ quan giám sát
Hiến pháp ở các nước trên thế giới như lịch sử hình thành và phát triển của mô
hình, các đặc điểm cơ bản về vị trí, tính chất, con đường hình thành, cơ cấu tổ
chức, thủ tục thực hiện quyền giám sát Hiến pháp...
Phân tích các [oại mô hình khác nhau của cơ quan giám sát Hiến
pháp dựa trên thực tế tổ chức và hoạt động cụ thể của các thiết chế đó lại một số
nước điển hình;
Phân tích thực trạng của công tác giám sát Hiến pháp ở nước ta
theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Đề xuất một số kiến nghị về hoạt động
xây dựng và hoàn thiện hoạt độne giám sát hiến pháp ỏ' Việt Nam.
2.2. Phưong pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lê nin về nhà nước và pháp luật, phương pháp Luận nghiên cứu của chủ nghĩa
duy vật hiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu về nhà nước và
pháp luật.
Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề cụ thể của Luận văn, chúng tôi đã
sử đụng kết hợp nhiều phương pháp cụ thể để nghiên cứu đề tài gồm: phương

pháp

phân tích, tổng họp, khái quát hoá, hệ thống hoá, phương pháp so sánh,

ihống kê...
3. Kết cáu của luận văn:
Nììơài Phẩn mỏ'đáu và Kốl luận, Luận văn được bỏ cục theo 3 ehưoìiíi và
Phán phụ [ục.


1

CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ GIÁM SÁT HIÊN PHÁP

1.1.

Khái niệm giám sát hiến pháp và tư tưởng về giám sát hiến pháp.
Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước, "luật của các loại luật", với

nội dung bao gồm những nguyên tắc, giá trị và quy định liên quan đến việc
xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với mỗi xã hội, mỗi
quốc gia, từ những vấn đề liên quan đến việc xác định cơ sở xã hội của nhà
nước như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, đến những nguyên
tắc cơ bản trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, mối quan hệ cơ bản
giữa nhà nước và công dân (ghi nhận các quyền, nghĩa vụ cơ bản của con
người và công dân).
Thắng lợi của cách mạng tư sản đã mở đầu cho sự ra đời và phát triển
của Hiến pháp. Điều này đã mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn. Hiến pháp trở
thành cơ sở cho sự ổn định và phát triển của nhà nước, của xã hội, góp phần

bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền tự do, dân chủ của con người, của công
dân trên phạm vi toàn thế giới. Sự ra đời của Hiến pháp không thành văn ở
Anh vào khoảng thế kỷ thứ XIII, và đặc biệt là sự ra đời của bản Hiến pháp
thành văn đầu tiên trên thế giới - Hiến pháp Mỹ năm 1787 cùng với hàng loạt
những bản Hiến pháp sau đó, đã đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến hà
khắc, đưa con người lên một vị trí mới, vị trí trung tâm của xã hội. Từ đó, con
người với tư cách công dân của một nhà nước có quyền được Hiến pháp và
pháp luật ghi nhận và bảo vệ, đảm bảo những quyền tự do, dân chủ, tránh sự
xâm phạm từ phía nhà nước.
Với phạm vi và nội dung điều chỉnh quan trọng như trên, cùng với ý
nghĩa và giá trị của mình, Hiến pháp ngày càng phát huy được vai trò quan
trọng, đặc biệt trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo nền tảng
vững chắc cho cả hệ thống chính trị, xã hội của quốc gia vận hành ổn định,
đảm bảo sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực nhà nước, góp phần đảm bảo
các quyền cơ bản của con người và công dân. Chính vì vai trò quan trọng như
vậy mà vấn đề bảo vệ Hiến pháp thế nào, thực thi Hiến pháp ra sao cho phù
hợp và đạt được những mục đích và giá trị to lớn ấy được đặt ra cùng với sự ra
đời của Hiến pháp.


2

Ngay trong quá trình thảo luận và dự thảo bản Hiến pháp thành văn đầu
tiên của nhân loại - Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã đề
xuất ý tưởng về sự cần thiết phải thiết lập cơ chế thực hiện quyền giám sát
hiến pháp, giám sát sự tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp, tránh sự vi phạm
từ phía các cơ quan nhà nước đặc biệt là từ phía Nghị viện. Trên cơ sở tư tưởng
này, chỉ sau một thời gian ngắn nước Mỹ đã xây dựng thiết chế giám sát Hiến
pháp thông qua hê thống các cơ quan tư pháp. Ngày nay, nhiều nước trên thế
giới (dưới các mô hình, hình thức khác nhau) đã xây dựng thiết chế giám sát

hiến pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước. Các thiết chế này đang dần được
phát triển, hoàn thiên và phát huy được hiệu quả hoạt động, giữ vai trò ngày
càng quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Ở một số
nước như CHLB Đức, Toà án Hiến pháp Liên bang đã và đang được nhân dân
đánh giá là một trong hai cơ quan đáng tin cậy nhất trong bộ máy nhà nước,
xếp trên Chính phủ và Quốc hội.
Trong khoa học pháp lý nước ta hiện nay, chưa có nhiều công trinh
khoa học nghiên cứu sâu về giám sát hiến pháp. Vì vậy, việc sử dụng các thuật
ngữ về giám sát hiến pháp còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có tác giả cho rằng
nên dùng thuật ngữ giám sát hiến pháp hoặc giám sát tư pháp Hiến pháp cho
phù hợp với thuật ngữ chung mà các nước trên thế giới hiộn nay thường sử
dụng (constitutional review, constitutional judicial reviexv). Tuy nhiên, một số
nhà khoa học khác cho rằng nên dùng thuật ngữ giám sát bảo hiến, hoặc phải
gọi đầy đủ là giám sát việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp thì mới chính xác.
Về thực chất, nội hàm của các thuật ngữ (khái niệm này) là tương đồng do vậy
trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ là giám sát hiến
pháp để chỉ chức năng (thẩm quyền) quan trọng này.
Trong ngôn ngữ pháp lý, giám sát hiến pháp hay còn được gọi là giám
sát bảo hiến, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp theo nghĩa hẹp thường được
hiểu là hoạt động giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm kiểm
tra tính phù hợp với Hiến pháp của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ
quan Nhà nước ban hành (mà trước hết và quan trọng nhất là các đạo luật của
nghị viện). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Khoa học luật Hiến pháp và
sự phát triển của các thiết chế giám sát hiến pháp trên thế giới, nội dung
quyền giám sát hiến pháp đã không chỉ giới hạn ở việc giám sát, kiểm tra tính
hợp hiến của các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà
nước ban hành (mặc dù đây vẫn được coi là nội dung cơ bản của giám sát hiến
pháp) mà nội dung của quyền giám sát hiến pháp đã ngày càng được hoàn



3

thiện, mở rộng và làm rõ hơn.
Tiếp cận theo nghĩa rộng, giám sát hiến pháp có thể hiểu là giám sát và
đảm bảo việc tôn trọng và thực hiện đúng Hiến pháp, đảm bảo tính toàn vẹn và
tối cao của Hiến pháp, đảm bảo sự phù hợp với Hiến pháp của các văn bản quy
phạm pháp luật cũng như tính hợp hiến trong hành vi của các cơ quan, quan
chức cao cấp của nhà nước trong quá trình thực hiện thẩm quyền của mình thể
hiện trong các lĩnh vực của luật Hiến pháp như: giám sát các cuộc bầu cử,
trưng cầu ý dân, vấn đề phân định và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa
cơ quan nhà nước trung ương và giữa chính quyền trung ương với chính quyền
địa phương, việc luận tội các quan chức cao cấp của nhà nước, vấn đề giải
quyết khiếu kiện hiến pháp do quyền cơ bản của công dân bị xâm hại... Trong
phạm vi luận văn, chúng tôi sẽ tiếp cận giám sát hiến pháp theo nghĩa rộng.
Đây cũng là cách tiếp cận của khoa học luật Hiến pháp hiện đại đối với quyền
giám sát hiến pháp.
Nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, có thể thấy để có
quan niệm về quyền giám sát hiến pháp với nội dung như hiện nay, tư tưởng
và mầm mống về quyền giám sát hiến pháp đã có từ thời cổ đại và trải qua quá
trình phát triển lâu dài.
Ngay từ thời xưa đã xuất hiện những biểu hiện mầm mống cho tư tưởng
về giám sát hiến pháp theo nghĩa hiện nay. Người Hy lạp cổ đại đã có phân
biệt giữa nomos và psephisma là các văn bản quy phạm pháp luật với các giá
trị pháp lý khác nhau. Một nguyên tắc được đã được đưa ra là psephisma dù
với nội dung nào cũng không được trái với với nomos cả về hình thức lẫn nội
dung. Hậu quả pháp lý xảy ra trong trường hợp một psephisma như vậy được
ban hành là thành viên của cơ quan lập pháp đã trình, đề nghị ban hành văn
bản đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý, áp dụng bởi quyền lực công cộng,
đồng thời psephisma mâu thuẫn với nomos sẽ bị coi là không có hiệu lực
(void). Những thẩm phán của Hy Lạp vào thời đó, mặc dù về nguyên tắc có

trách nhiệm phải giải quyết vụ việc trên cơ sở của cả hai loại văn bản đó,
nhưng chỉ phải tuân theo psephisma nếu nó phù hợp với nomos do tinh thần
của nguyên tắc trên.
Tuy nhiên, có thể nói, bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của quan niệm về
giám sát hiến pháp theo nghĩa hiện hành là sự ra đời của bản Hiến pháp thành
văn đầu tiên của nhân loại - Hiến pháp Mỹ năm 1787. Hiến pháp này là kết
quả của quá trình tranh luận, thảo luận gay gắt và mang đầy ý nghĩa về chính
trị, pháp lý của các nhà lập hiến Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Chính trong Hội nghị lập


4

hiến năm 1787 và cuộc vận động phê chuẩn Hiến pháp 1787 của Mỹ đã thể
hiện rất rõ tư tưởng về giám sát hiến pháp. Cùng với sự ra đời của Hiến pháp
với vai trò là đạo luật tối cao, đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý
cao nhất, là cơ sở cho toàn bộ các quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý
cho các ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật, hay nói rộng hơn là cơ
sở cho toàn bộ hệ thống chính trị, pháp lý, xã hội của mỗi quốc gia, nhu cầu
bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp thành văn đó (mà thực chất là bảo vệ những
tinh thần, những giá trị, những nguyên tắc, những quy định trong Hiến pháp)
được đặt ra cấp thiết, nhằm bảo vệ nền móng, cơ sở pháp lý cho nhà nước và
xã hội tồn tại và phát triển. Mặt khác, sự ra đời của Hiến pháp thành văn - với
tư cách là đạo luật cơ bản của nhà nước, đã tạo cơ sở vững chắc và rõ ràng cho
quyền giám sát hiến pháp ra đời với mục đích đảm bảo tính tối cao và sự bền
vững của Hiến pháp. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề cho sự phát triển của luật Hiến
pháp nói chung. Nếu không có một Hiến pháp thành văn, thì những tập quán,
những nguyên tắc không thành văn, dù có thể đã được hình thành từ rất lâu
cũng khó có thể là cơ sở rõ ràng để phán quyết về tính hợp hiến. Mặt khác, về
mặt lý luận, Hiến pháp không thành văn có đặc điểm là Hiến pháp không được
nhà nước tuyên bố, ghi nhận là luật cơ bản của nhà nước với một đặc trưng rất

quan trọng là có hiệu lực pháp lý cao hơn các đạo luật thường. Chính vì vậy
không có cơ sở để xem xét sự phù hợp bắt buộc giữa những văn bản có hiệu
lực pháp lý ngang nhau cùng do nghị viện thừa nhận hoặc ban hành. Do đó
quyền giám sát hiến pháp chỉ có thể xuất hiện ở các quốc gia có Hiến pháp
thành văn. Ở các quốc gia có Hiến pháp không thành văn như Anh, New
Zealand, Isarel... nội dung cơ bản của giám sát hiến pháp là giám sát tính hợp
hiến của các đạo luật do nghị viện ban hành thường không được đặt ra. ở các
quốc gia này, nếu có có thể xuất hiện một vài yếu tố không cơ bản của quyền
giám sát hiến pháp.
Quay lại Hiến pháp Mỹ, trong quá trình thảo luận, tranh luận để thông
qua và vận động phê chuẩn Hiến pháp Mỹ 1787, bên cạnh những nội dung cơ
bản của Hiến pháp, các nhà lập hiến đã đưa ra và tranh luận hàng loạt những
vấn đề có liên quan đến giám sát hiến pháp và bảo đảm tính toàn vẹn và tối
cao của các giá trị, nguyên tắc, quy định của Hiến pháp. Đó là các vấn đề như
có nên trao cho Tổng thống quyền phủ quyết tuyệt đối các đạo luật do nghị
viện ban hành hay không hay chỉ nên trao cho Tổng thống quyền phủ quyết
tương đối và việc Tổng thống thực hiện quyền phủ quyết đó có sự tham gia
của toà án? Vai trò của tòa án khi xem xét tính hợp hiến của đạo luật như thế


5

nào? Toà án có quyền tham gia vào quá trình thông qua luật hay không (giám
sát trước), và nếu thừa nhận như vậy có trái với tính chất của quyền tư pháp
không? hay chỉ giới hạn xem xét tính hợp hiến của luật khi giải quyết các vụ
án và giải thích luật? Toà án có quyền bày tỏ ý kiến của mình trái với ý kiến
của các nhà làm luật không?
A.Hamilton, một trong những cha đẻ của Hiến pháp Mỹ, trong quá trình
vận động phê chuẩn Hiến pháp đã cho rằng, mặc dù Hiến pháp liên bang
không trực tiếp đề cập đến quyền giám sát tư pháp tính hợp hiến đối với các

văn bản luật, tuy nhiên nội dung Khoản 2 Điều 6 quy định về tính tối cao của
Hiến pháp liên bang đã bắt buộc các văn bản luật phải phù hợp với Hiến pháp
và cơ quan đánh giá về sự phù hợp (tính hợp hiến) này chính là toà án. Ông
cho rằng, trong quá trình xem xét các vụ việc cụ thể, toà án có trách nhiệm
phải tuân thủ đạo luật cao nhất của Nhà nước và có quyền (đồng thời là trách
nhiệm) từ chối áp dụng những quy định trong những đạo luật thường trái với
đạo luật cao nhất đó. Ông cũng bác bỏ quan điểm của phái chống liên bang
rằng việc cho phép toà án tuyên bố tính hợp hiến của văn bản luật đồng nghĩa
với việc trao cho nó thẩm quyền lập pháp như Quốc hội liên bang. Trong điều
kiện của Nhà nước liên bang Mỹ, đạo luật cao nhất là Hiến pháp, văn bản thể
hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân về các nguyên tắc của chế độ chính
trị và Nhà nước. Trong khi đó các đạo luật thường do cơ quan đại diện thông
qua chỉ là văn bản của những người đại diện tạm thời của nhân dân được trao
cho những quyền hạn hạn chế, trong đó không có quyền thay đổi và sửa đổi
chính Hiến pháp mà ngược lại phải phù hợp hoàn toàn với Hiến pháp.
A.Hamilton cũng cho rằng, rất khó để tin rằng cơ quan tham gia soạn
thảo, thông qua một đạo luật tồi sẽ tự kiềm chế và vận dụng một cách linh
hoạt những văn bản luật đó, bởi lẽ họ thông qua luật với tinh thần nào, thì họ
cũng giải thích luật và hành động theo tinh thần đó, rằng không thể trông chờ
khi một người vi phạm Hiến pháp trong vai trò của nhà lập pháp sẽ tự sửa chữa
những sai lầm của mình trong vai trò của quan toà. Điều này cũng rất phù hợp
với tinh thần của một câu châm ngôn của người Hy Lạp cổ đại “Không ai có
thể là quan tòa cho chính m ình”.
Trên thực tế, sự kiện có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của
quyền giám sát tư pháp Hiến pháp chính là vụ án nổi tiếng Marbury chống
Madison vào năm 1803 dưới thời của chánh án John Marshall. Trong vụ đó,
Tòa án tối cao Mỹ đã khẳng định quyền giám sát tư pháp của minh đối với
tính hợp hiến của các đạo luật do Nghị viện ban hành thông qua phán quyết



6

của mình. Nội dung vụ việc này như sau:
Trong cuộc bầu cử năm 1803, Phe Liên bang đã thất bại trong cuộc
chạy đua vào cơ quan hành pháp và lập pháp liên bang. Để đảm bảo quyền
kiểm soát của phe này trong cơ quan tư pháp, cơ quan lập pháp (Nghị viện)
trước khi hết nhiệm kỳ đã ban hành Đạo luật về tư pháp theo đó thành lập ra
các tòa án vùng với 16 thẩm phán, Tổng thống Adams trước khi kết thúc
nhiệm kỳ đã tiến hành bổ nhiệm khẩn cấp những thẩm phán này cho kịp thời
gian cuối nhiệm kỳ. Phần lớn các thẩm phán đã được bổ nhiệm và nhận công
tác trừ trường hợp của Marbury. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống mới Jefferson
nhậm chức, các quan chức cao cấp đã cố tình không giao quyết định bổ nhiệm
cho Marbury. Vì thế ông này (Marbury) đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải quyết
vụ việc. Đây không phải là vụ việc đơn giản đối với Tòa án Tối cao bởi vì nếu
Tòa án yêu cầu Tổng thống thực hiện nhiệm vụ này, bổ nhiệm Madison, thì có
thể dẫn đến việc Tổng thống Jefferson sẽ phớt lờ yêu cầu này và vụ việc sẽ
chấm dứt vì Tòa án tối cao cần phải dựa vào cơ quan hành pháp để thực thi các
quyết định của mình. Mặt khác, nếu phán quyết không có lợi cho Marbury có
thể coi là bất lợi cho uy tín của Tòa án và trao thắng lợi cho phe đối lập.
J.Marshall đã tìm ra một cách thức xử lý cho trường hợp này là tuyên bố
Marbury có quyền nhận nhiệm vụ của mình, tuy nhiên Đạo luật về tư pháp là
cơ sở để xác lập quyền cho Marbury là đạo luật trái với Hiến pháp và như vậy
không thể có hiệu lực và không thể được tòa án áp dụng. Do đó, Tòa án tối
cao không thể yêu cầu Tổng thống bổ nhiệm ông ta. Theo Marshall, một đạo
luật trái với Hiến pháp không thể có hiệu lực và không thể được áp dụng vì
Hiến pháp liên bang là đạo luật cao nhất của đất nước và vì vậy bất cứ văn bản
luật nào do nghị viện ban hành trái với Hiến pháp, có thể bị toà án tuyên bố là
không hợp hiến.
Sự kiện đó đã tạo cơ sở cho việc thực thi quyền lực của Tòa án tối cao
trong việc kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật. Theo đó trong quá trình

giải quyết các vụ việc cụ thể, các Tòa án thuộc quyền lực tư pháp có quyền
xem xét về tính hợp hiến của các đạo luật do Nghị viện ban hành và có quyền
từ chối không áp dụng những đạo luật đó nếu cho rằng những quy định của
đạo luật này là trái với Hiến pháp. Mặc dù mãi tới hơn 50 năm sau (1857),
Tòa án tối cao giải quyết một vụ việc nữa về xem xét tính hợp hiến của các
đạo luật nhưng trên thực tế, với vụ Mabury và Madison, Tòa án tối cao Mỹ đã
tạo ra cơ sở cho một cơ chế mới trên thực tế là bảo đảm bằng tư pháp đối với
việc tuân thủ Hiến pháp - giám sát hiến pháp thông qua hệ thống Tòa án


7

thường và Tòa án tối cao.
Hệ thống giám sát kiểu Mỹ sau đó đã được tiếp nhận ở các nước Nam
Mỹ (Brazil (1891), Uruguay (1917). Một vài nước sau đó đã quy định rõ ràng
quyền giám sát tư pháp Hiến pháp trong Hiến pháp nước mình.
Ở nhiều nước Châu Âu, hộ thống giám sát hiến pháp đã không được
chấp nhận bởi nguyên tắc quyền tối cao thuộc về nghị viện vẫn được thừa
nhận và áp dụng một cách rộng rãi. Theo nguyên tắc này, không thể có một cơ
quan nào ngoài Nghị viện có quyền tuyên bố một đạo luật do Nghị viện thông
qua là trái Hiến pháp.
Một trong những sự kiện đánh dấu bước phát triển của quyền giám sát
hiến pháp ở Châu Âu chính sự ra đời của Toà án Hiến pháp Áo (theo Hiến
pháp Áo năm 1920), với thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật (mặc
dù trong thời gian đầu, quyền này chỉ giới hạn ở phạm vi giám sát trước khi
đạo luật đó được công bố). Mô hình này dựa trên cơ sở học thuyết của hai luật
gia nổi tiếng ià Adolf Merkl và Hans Kelsen. Theo học thuyết này, Hiến pháp
giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật, là nguồn cơ bản của
pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước ban
hành phải phù hợp với Hiến pháp. Để bảo đảm sự phù hợp này cần phải thiết

lập cơ chế giám sát tư pháp tính hợp hiến của các đạo luật do Nghị viện ban
hành. Tiếp theo nước Áo, ở một số nước đã thiết lập thiết chế giám sát hiến
pháp như ở Czechoslovakia (1920), Liechtenstein (1925), Hy Lạp (1927), Tây
Ban Nha (1931) và Ai Len (1937), Ai Cập (1941). Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng này không những bị ngắt quãng,
mà ở một số nước, thiết chế giám sát hiến pháp đã không phát huy được hiệu
quả thực tế, thậm chí còn bị bãi bỏ . (Ví dụ ở Áo (giai đoạn 1933 - 1945), ở
Czechoslovakia (từ sau năm 1938) không có giám sát hiến pháp).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Châu Âu, các thiết chế giám sát hiến
pháp dần dần được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Nhiều nước đã thiết lập
thiết chế giám sát hiến pháp theo các mô hình khác nhau. Trong giai đoạn
này, theo quan điểm của các nhà Hiến pháp học Châu Âu thì thiết chế giám
sát hiến pháp theo đúng nghĩa chỉ có thể tồn tại và phát triển khi hội tụ đầy đủ
hai điều kiện sau:
Thứ nhất, thay vì nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về cơ quan lập
pháp, cơ quan đại diện nhân dân (nghị viện), tư tưởng về tính tối cao của Hiến
pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước, là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho


toàn bộ hoạt động của nhà nước và xã hội phải được đề cao.
Thứ hai, quyền giám sát hiến pháp phải được thực hiện bởi một cơ quan
đặc biệt, độc lập với các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Như vậy mới
đảm bảo được nội dung và mục đích thực sự cũng như hiệu quả của giám sát
hiến pháp.
Mặt khác, quyền giám sát hiến pháp cũng liên quan và chịu sự tác động
của nguyên tắc phân quyền theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và địa
phương. Vấn đề đó đặc biệt được quan tâm đối với các nhà nước liên bang,
theo đó giám sát hiến pháp được áp dụng như là phương tiện giám sát lập pháp
liên bang trong mối quan hệ với các bang thành viên, giải quyết thỏa đáng mối
quan hệ giữa các bên này. Chính trong thời gian này, vấn đề đối trọng quyền

lực đã được xem như là một trong những đặc trưng của mỗi nền dân chủ.
Ngoài ra người ta còn nhắc đến các nguyên nhân về chính trị và thể chế,
theo đó quyền giám sát tư pháp Hiến pháp được xem như phương thức phòng
ngừa hiệu quả đối với quyền lực quá lớn của hai nhánh quyền lực lập pháp và
hành pháp. Theo đó, một phương thức đảm bảo cho sự tuân thủ Hiến pháp
chính từ phía các cơ quan trong bộ máy nhà nước (gồm cả hành pháp và lập
pháp) đã được đưa ra. Cơ quan giám sát hiến pháp phải độc lập đối với cơ
quan lập pháp và hành pháp, quyền giám sát hiến pháp được thực hiện thông
qua các hoạt động tích cực và có hiệu lực của các thẩm phán (thuộc nhánh
quyền lực tư pháp (l)). Ở một số nước khác, người ta thành lập và trao quyền
đó cho một cơ quan giám sát hiến pháp chuyên trách đặc biệt.
Những tác dụng tích cực của quyền lực tư pháp thông qua hoạt động xét
xử của các thẩm phán làm cho các quy định còn mơ hồ, chưa rõ ràng của Hiến
pháp trở nên cụ thể hơn và phát huy tác dụng thực tiễn. Thông qua hoạt động
này, sự trừu tượng, khô cứng của các quy định trong Hiến pháp trở nên sống
động và phù hợp với điều kiện thực tế của đời sống xã hội. Cũng bằng cách
đó, các giá trị chính trị, pháp lý của Hiến pháp được hiện thực hóa và được
thực tế hoá, làm cho Hiến pháp không chỉ có tính tuyên ngôn, cương lĩnh. Bởi
vậy, hầu hết các nước đều đưa ra mô hình giám sát hiến pháp trực tiếp sau
Chiến tranh thế giới thứ 2 (trước đó được xem là đặc trưng của hệ thống pháp
luật Mỹ), gồm có Brazil (1946), Nhật Bản (1947), Myanma (1947), Italia
(1948), Thái Lan (1949), CHLB Đức (1949), Ấn Độ (1949), Pháp (1958),

1 Quyền lực tư pháp được xem là nhánh quyền lực công bằng nhất và ít có khả năng lạm
dụng quyền lực, xâm hại đến cấc quyền và tự do cơ bản của con người, công dân.


9

Syria (1950) và Uruguay (1952). Đồng thời cùng với việc mở rộng các quan

hệ, giao lưu quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau, tư tưởng về giám sát hiến
pháp đã lan rộng ảnh hưởng đến các các nước khác ở khu vực Châu Á, Châu
Phi, Châu Mỹ, các nước Nam Âu, Đông Âu, kể cả một số nước thuộc khối xã
hội chủ nghĩa cũ như Nam Tư (cũ), Ba Lan...
Điều chú ý như ở trên đã đề cập, ở các nước có Hiến pháp không thành
văn chỉ có thể có một vài yếu tố, dấu hiệu của quyền giám sát hiến pháp với tư
cách là đảm bảo sự thống nhất của pháp luật, tuân theo những nguyên tắc cơ
bản của pháp luật hoặc các vấn đề như giải quyết tranh chấp thẩm quyền,
giám sát bầu cử, luận tội theo thủ tục đàn hạch... Đối với một số nước theo đạo
Hồi như Iran, thiết chế giám sát hiến pháp còn có nhiệm vụ giám sát những văn
bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành về sự phù hợp với Hiến
pháp và Bộ kinh thánh Coran.
Nhìn chung, về mặt lý luận, để xây dựng thiết chế giám sát tư pháp
Hiến pháp, các học giả châu Âu đã dựa trên nền tảng của 3 luận thuyết cơ bản:
- Luận thuyết về sự thống nhất. Theo luận thuyết này, Hiến pháp là văn
bản của quyền lực gốc, quyền lực nguyên thuỷ. Các văn bản do các cơ quan
Nhà nước được thiết lập bởi Hiến pháp ban hành có hiệu lực thấp hơn Hiến
pháp, do vậy phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp;
- Luận thuyết về tính hệ thống. Theo luận thuyết này, Hiến pháp thiết
lập nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Trong hoạt động của
mình, các cơ quan Nhà nước phải tuân thủ những nguyên tắc đó. Không một
cơ quan nào được xâm phạm thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước khác.
Trong Nhà nước liên bang, cần phải có sự phân định thẩm quyền của liên bang
và các chủ thể của liên bang;
- Luận thuyết về pháp luật tự nhiên (luận thuyết k h ế ước xã hội). Theo
luận thuyết này, Hiến pháp thiết lập nguyên tắc chung của mối quan hệ giữa
Nhà nước và cá nhân. Trước hết Hiến pháp thiết lập những nguyên tắc bảo
đảm các quyền con người và quyền công dân và nguyên tắc giám sát hiến
pháp về việc tuân thủ các quyền con người và quyền công dân.
Tuy nhiên, ở đây cần phải nhận thấy rằng, sự cần thiết phải thiết lập

thiết chế giám sát hiến pháp xuất phát từ tính chất thứ bậc của các quy phạm
pháp luật, mà những tính thứ bậc của các quy phạm này lại phụ thuộc phần
nhiều vào tính thứ bậc của hệ thống các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, thiết chế giám sát hiến pháp chỉ có thể được


10

thiết lập ở những nước có pháp luật thành văn, trong đó có Hiến pháp thành
văn, Hiến pháp đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đối với các văn
bản quy phạm pháp luật khác.
Trên nền tảng tư tưởng và lịch sử phát triển như trên, qua nghiên cứu về
lịch sử hình thành và phát triển của thiết chế giám sát hiến pháp, chúng tôi
mạnh dạn đưa ra một số đặc điểm cơ bản của giám sát hiến pháp như sau:
Giám sát hiến pháp là giám sát mang tính quyền lực nhà nước và được
đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.
Hoạt động giám sát có cơ sở pháp lý là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của
nhà nước và có mục đích là đảm bảo sự tôn trọng và tuân thủ triệt để Hiến
pháp đối với các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi của những quan chức,
cơ quan nhà nước (đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp)
Hoạt động giám sát hiến pháp được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền do Kiến pháp quy định. Đó có thể là cơ quan giám sát hiến pháp
chuyên trách hoặc các cơ quan nhà nước khác như hệ thống các Toà án thường
hoặc Toà án tối cao.
Hậu quả pháp lý của giám sát hiến pháp có thể dẫn tới việc tuyên bố
một đạo luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật (các quy định trong các văn
bản đó) là trái Hiến pháp và mất hiệu lực trên thực tế hoặc bị bãi bỏ hoặc hủy
bỏ; hoặc hành vi của cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước là vi hiến, hành vi
bị coi là vi hiến, xâm phạm các quyền và tự do cơ bản được Hiến pháp bảo vệ
của con người và công dân không được công nhận về hiệu lực pháp lý.

1.2. Đối tượng của giám sát hiến pháp.
Việc nghiên cứu về đối tượng của giám sát hiến pháp là vấn đề lý luận
cơ bản có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu các thiết chế về giám sát hiến
pháp. Xác định các đối tượng thuộc phạm vi giám sát hiến pháp giải quyết các
vấn đề lý luận, thực tiễn và khoa học khi nghiên cứu và xác định thẩm quyền
của thiết chế (cơ quan) giám sát hiến pháp theo các mô hình và ở từng nước
khác nhau.
Qua nghiên cứu về giám sát hiến pháp theo nghĩa rộng, phù hợp với
chức năng và thẩm quyền của các cơ quan giám sát hiến pháp của các nước
hiện nay, có thể khái quát phạm vi đối tượng của giám sát hiến pháp như sau:
Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn
Hiến pháp mà trước hết và chủ yếu là các đạo luật do nghị viện ban hành.


11

Đối tượng quan trọng nhất của giám sát hiến pháp chính là các văn bản
quy phạm pháp luật, đặc biệt là các đạo luật do nghị viện ban hành. Điều này
có vai trò quan trọng, nhất là đảm bảo cho nhánh quyền lực lập pháp không lợi
dụng đặc quyền ban hành luật của mình để vượt lên trên Hiến pháp, phá vỡ
trật tự Hiến pháp, trật tự pháp luật, phá vỡ tính ổn định và cân bằng của hệ
thống chính trị, của cán cân quyền lực, xâm phạm những quyền cơ bản và tự
do của con người và công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ.
Trong số các văn bản luật do nghị viện ban hành, ở một số nước cũng
có thứ bậc pháp lý nhất định. Ví dụ, các đạo luật Hiến pháp (constitutional
acts) và các luật tổ chức (organic acts) thường có hiệu lực cao hơn các luật
khác. Trong trường hợp này, việc kiểm tra tính phù hợp của các luật khác đối
với đạo luật Hiến pháp và luật tổ chức cũng thuộc phạm vi của hoạt động giám
sát hiến pháp. Một số nước quy định thủ tục giám sát hiến pháp đặc biệt hơn
đối với các đạo luật loại này.

Trong trường hợp một đạo luật được thông qua bởi cuộc trưng cầu ý
dân, pháp luật không đặt ra và đòi hỏi sự kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật
đó. Bởi lẽ, trưng cầu ý dân là hình thức cao nhất thực hiện quyền lực của nhân
dân, thể hiện chủ quyền nhân dân, đạo luật đó sẽ không thuộc phạm vi giám
sát hiến pháp. Nếu có giám sát thì cơ quan giám sát hiến pháp chỉ giám sát và
đảm bảo về tính hợp hiến của việc tuân thủ các thủ tục thực hiện cuộc trưng
cầu ý dân. Trên cơ sở đó, cơ quan giám sát hiến pháp ra quyết định, tuyên bố
về giá trị pháp lý của cuộc trưng cầu ý dân đó. Ở nhiều nước cơ quan giám sát
hiến pháp có chức năng đảm bảo tính hợp hiến và tuyên bố kết quả của các
cuộc trưng cầu ý dân.
Đối với một số nước, ví dụ Mỹ, việc Nghị viện không thực hiện chức
năng (nhiệm vụ) lập pháp của mình cũng có thể là đối tượng của giám sát hiến
pháp. Đây cũng là vấn đề lý luận đang được trao đổi. Liệu có nên trao cho cơ
quan giám sát hiến pháp quyền tuyên bố về tính vi hiến của sự không thực
hiện thẩm quyền này của cơ quan lập pháp (ommission o f ỉegislator) hay
không? Cơ quan này có quyền yêu cầu cơ quan lập pháp ban hành văn bản luật
hay không nếu như Hiến pháp quy định rõ ràng trách nhiệm như vậy?
Thực tế, quy định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hạn chế sự lảng
tránh của nghị viện trong việc ban hành những đạo luật điều chỉnh một lĩnh
vực nhất định, đồng thời hạn chế sự phát sinh của các lỗ hổng pháp luật, có
quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng lại không có cơ sở pháp lý. Ví dụ, ở Mỹ
cứ 10 năm một lần, nghị viện Mỹ phải ban hành Luật về tổng điều tra dân số.


12

Trường hợp Nghị viện không thực hiện nhiệm vụ này nghĩa là Nghị viện đã đã
vi phạm Hiến pháp. Khi đó Toà án tối cao với tư cách là cơ quan giám sát hiến
pháp có quyền yêu cầu nghị viện thực hiện nhiệm vụ đó.
Tuy nhiên, phần lớn các nước không trao cho cơ quan giám sát hiến

pháp quyền hạn này. Ban hành hay không ban hành các đạo luật là độc quyền
của nghị viện và do nghị viện hoàn toàn quyết định, không một cơ quan nào
có quyền ép buộc nghị viện phải ban hành một đạo luật nào đó.
Mặt khác, bên cạnh chức năng giám sát tính hợp hiến của các đạo luật
và văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp nhiều nước còn trao cho cơ quan
giám sát hiến pháp chức năng giải thích Hiến pháp như ở CHLB Nga, Croatia,
Ba Lan, CHLB Đức, Áo... Cơ quan giám sát hiến pháp thường không có
quyền chủ động giải thích Hiến pháp mà thực hiện quyền này theo đề nghị của
một số chủ thể được Hiến pháp quy định. Trường hợp đặc biệt ở Bungari, Toà
án Hiến pháp có quyền tự mình giải thích Hiến pháp mà không nhất thiết trên
cơ sở đề nghị của chủ thể nào.
Những giải thích của cơ quan giám sát hiến pháp thường là những giải
thích chính thức và có tính chất bắt buộc với mọi cơ quan (hành pháp, lập
pháp và tư pháp), tổ chức và cá nhân, và bắt buộc với chính cơ quan giám sát
hiến pháp. Đây là thẩm quyền rất quan trọng bởi các quy định trong Hiến
pháp thường mang tính chung chung, trừu tượng, tính tuyên ngôn, cương lĩnh
và xác lập các nguyên tắc hơn là các quy định cụ thể. Vì vậy, khi các quan hệ,
các vấn đề cụ thể phát sinh mà quy định của Hiến pháp chưa rõ ràng thì vai trò
của giải thích Hiến pháp rất quan trọng, đưa những nguyên tắc, những giá trị
của Hiến pháp vào áp dụng trong thực tế. Đồng thời ở một phương diện nào đó
cho phép cơ quan giám sát hiến pháp có thể thực hiện các hoạt động sáng tạo
pháp luật.
Thứ hai, các văn bản, cam kết, điều ước trong nội bộ quốc gia (thường
giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, các chủ thể cấu
thành liên bang hoặc giữa các chủ thể đó. Ở các nhà nước liên bang và một số
nhà nước đơn nhất, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền
địa phương (các chủ thể liên bang) thường không chỉ được thiết lập trên cơ sở
Hiến pháp mà còn được điều chỉnh bởi một số văn bẳn, cam kết, điều ước
trong nội bộ quốc gia. Các điều ước, cam kết này cũng thuộc đối tượng giám
sát hiến pháp.

Ví dụ, điều ước giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa


13

phương, điều ước giữa chính quyền liên bang với chính quyền của các chủ thể
liên bang về phân định thẩm quyền; văn bản thoả thuận giữa các nhánh quyền
lực Nhà nước (đầu tháng 12 năm 2002, giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành
pháp Ưkraina đã đạt được thoả thuận về sự phân chia quyền lực, điều đó bảo
đảm cho Chính phủ có khả năng thực hiện chiến lược cải cách kinh tế trong
những năm tới). Thông thường các cơ quan giám sát hiến pháp có thẩm quyền
giám sát và kiểm tra tính phù hợp của các quy định của điều ước với Hiến
pháp trước khi diều ước quốc tế đó được phê chuẩn. Một số nước quy định
thẩm quyền giám sát sau đối với các điều ước này.
Thứ ba, đối với nhiều nước, thì đối tượng của hoạt động giám sát hiến
pháp còn là sự phù hợp giữa các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc
gia nhập với Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước. Trong trường hợp các
nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế mâu thuẫn với chính bản thân các
nguyên tắc và quy định của Hiến pháp thì vấn đề này cũng được pháp luật các
nước dự liệu.
Điều 95 Hiến pháp Tây Ban Nha 1978 quy định: "Việc kỷ kết điều ước
quốc tế cố những điều khoản trái với Hiến pháp này chỉ được tiến hành sau
khi sửa đổi Hiến pháp; Chính phủ hay một trong hai viện của nghị viện có thể
yêu cầu Toà án Hiến pháp quyết định có sự mâu thuẫn giữa điều ước quốc tế
với Hiến pháp hay không".
Điều 54 Hiến pháp nước Cộng hoà Pháp quy định: "Trong trường hợp
Hội đồng Bảo hiến, theo đề nghị của Tổng thống cộng hoà hoặc của Thủ
tướng Chính phủ hay một trong hai viện của Nghị viện, tuyên b ố rằng điều
ước quốc tế bao hàm những điều khoản trái với Hiến pháp, thì việc quyết định
đưa điều ước quốc tế đó ra phê chuẩn hay phê duyệt chỉ được tiến hành sau

khi sửa đổi Hiến pháp".
Đặc biệt một số nước như CHLB Nga, CHLB Đức, Ba Lan coi điều ước
quốc tế là một bộ phận cấu thành của pháp luật quốc gia và có hiộu lực trực
tiếp thì việc giám sát hiến pháp với đối tượng này lại càng phải quy định rõ.
Thứ tư, việc thực hiện và bảo đảm nguyên tắc phân chia quyền lực giữa
các nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp), đảm bảo sự
phân quyền và cân đối lợi ích giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương, chính quyền liên bang và các chủ thể liên bang do Hiến pháp quy
định. Quyền giám sát này thể hiện trong thẩm quyền giải quyết tranh chấp về
thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước cao cấp đặc biệt là giữa các cơ quan


14

cao cấp thuộc nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương. Ví dụ đảm bảo cho nghị viện và
chính phủ hoạt động trong phạm vi quyền lực của mình, không xâm phạm
sang lĩnh vực của nhau, đảm bảo các nguyên tắc phân quyền lập pháp và hành
pháp giữa chính quyền liên bang và chính quyền bang. Ở đây, các cơ quan
giám sát hiến pháp có vai trò rất quan trọng trong việc điều phối và đảm bảo
sự cân bằng quyền lực giữa các thiết chế của quyền lực nhà nước trên nguyên
tắc vừa đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của nhà nước và pháp luật quốc
gia, vừa phải đảm bảo nguyên tắc phân quyền, phân công, phân cấp giữa các
chú thể công quyền liên quan đến vụ tranh chấp.
Thứ năm, hành vi của những người giữ các chức vụ cao cấp, quan trọng
của Nhà nước. Những người này có thể là Tổng thống, Thủ tướng, các thành
viên của Chính phủ, thẩm phán Toà án tối cao... Trong trường hợp này, cơ
quan giám sát hiến pháp có thể tham gia ở các mức độ khác nhau vào việc xác
định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, những quan
chức cao cấp đó có hành vi vi phạm Hiến pháp hay không và xác định trách

nhiệm pháp lý, chính trị đối với quan chức đó theo thủ tục đàn hạch
(Impeachment). Việc xác định hành vi không hợp hiến của các quan chức Nhà
nước nêu trên thường dẫn đến sự phế truất quan chức đó khỏi chức vụ đang
đảm nhiệm. Thực tế, có những nước, cơ quan giám sát hiến pháp là cơ quan có
quyền trực tiếp thực hiện thủ tục luận tội và buộc tội các quan chức cao cấp
của nhà nước và quyết định trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó. ở một
số nước khác thì cơ quan giám sát hiến pháp chỉ giám sát việc thực hiện các
thủ tục luận tội đó theo quy định của Hiến pháp.
Bên cạnh đó, ở nhiều nước, Hiến pháp quy định cơ quan giám sát hiến
pháp là cơ quan có thẩm quyền xem xét và tuyên bố về khả năng thực hiện
nhiệm vụ của các quan chức cao cấp của nhà nước như không thể thực hiện
được nhiệm vụ vì lý do sức khoẻ... Trên cơ sở phán quyết của cơ quan giám
sát hiến pháp mà quyết định miễn nhiệm đối với những người này.
Thứ sáu, ở nhiều nước, thông qua thủ tục khiếu kiện hiến pháp
(constitutional complaint), công dân có quyền yêu cầu Toà án Hiến pháp bảo
vệ các quyền cơ bản (hiến định) của họ bị xâm hại từ phía các cơ quan nhà
nước, công chức nhà nước.
Có thể nói trong trường hợp này, đối tượng giám sát hiến pháp còn mở
rộng ra đối với các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi của cơ quan, công


15

chức nhà nước, tất nhiên chỉ trong giới hạn trong những vụ việc, vấn đề liên
quan trực tiếp đến việc đảm bảo các quyền hiến định cơ bản của con người và
công dân phát sinh trong những trường hợp cụ thể.
Đây là thẩm quyền rất quan trọng và đặc thù của mô hình Toà án Hiến
pháp các nước. Thẩm quyền này ngày càng trở nên quan trọng và được nhiều
người xem là cứu cánh, là phương tiện cuối cùng để công dân yêu cầu bảo vệ
những quyền và lợi ích của mình. Nhiều nhà khoa học cho rằng, khiếu kiện

hiến pháp được coi là một phương pháp bảo vệ quyền đặc biệt, bổ sung, hỗ trợ
cho các quyền cơ bản. Điều kiện thực hiện quyền này là bất cứ ai muốn yêu
cầu Toà án Hiến pháp giải quyết khiếu kiện hiến pháp thì trước hết phải thực
hiện hết các thủ tục pháp lý thông thường theo quy định của pháp luật (thường
là thủ tục tố tụng tại toà án). Căn cứ của khiếu kiện hiến pháp là việc người
khiếu kiện cho rằng quyền và tự do cơ bản của mình được Hiến pháp thừa
nhận và bảo vệ bị xâm hại.
Nhận xét về quyền khiếu kiện hiến pháp, GS.TS E. Benda, nguyên Bộ
trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Chánh án Toà án Hiến pháp CHLB Đức đã cho rằng
trên phương diện hiến định ở CHLB Đức, khiếu kiện hiến pháp là vấn đề
không thể không đề cập đến. v ề mặt lý luận, chế độ nhà nước pháp quyền vẫn
tồn tại ngay cả khi không có chế định khiếu kiện hiến pháp, nhưng đó sẽ là
một nhà nước pháp quyền với một nền tảng khác. Khiếu kiện hiến pháp góp
phần biểu hiện một cách cơ bản diện mạo chế độ Hiến pháp của nước Đức.
Khiếu kiện hiến pháp có nhiệm vụ bảo vộ các quyền cơ bản và các quyền
tương tự quyền cơ bản. Qua đó, nó đề cao những quyền này trong lĩnh vực
pháp luật có thể thực thi. Không có khả năng khiếu kiện hiến pháp thì những
quyền cơ bản của công dân chỉ tồn tại dưới dạng chương trình cơ bản, khẩu
hiệu hay mục tiêu của nhà nước và sẽ tồn tại trong phạm trù quyền chủ quan
mà không có những quan hê tích cực đến các chủ thể của quyền này. Chỉ
thông qua khiếu kiện hiến pháp thì các quyền cơ bản mới trở thành các quyền
chủ quan khả thi thực sự.
Khiếu kiện hiến pháp có hai chức năng cơ bản, một là bảo đảm quyền
cơ bản của con người và công dân, hai là bảo vệ sự tối cao và toàn vẹn của
Hiến pháp. Bên cạnh hai chức năng này, khiếu kiện hiến pháp còn có ý nghĩa
giáo huấn. Bản thân phán quyết của Toà án Hiến pháp đối với một vụ việc cụ
thể, yêu cầu cụ thể của công dân về khiếu kiện hiến pháp sẽ có tác động
không chỉ đối với phạm vi chủ thể trong vụ việc đó mà còn có tác động lan toả
lên hành vi và tâm lý sau này của các chủ thể khác, cả từ phía nhà nước và



16

công dân đặc biệt là với quy định về công khai tất cả các phán quyết của Toà
án Hiến pháp trên Công báo. Với những chức năng này, càng ngày khiếu kiện
hiến pháp càng trở thành một phương thức để bảo vệ quyền tự do, dân chủ,
những quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận cho công dân.
Thứ bảy, Điều lệ, Cương lĩnh, các nghị quyết của các đảng phái chính trị.
Ở nhiều nước, đối tượng giám sát hiến pháp thuộc thẩm quyền phán xét,
quyết định của cơ quan giám sát hiến pháp còn bao gồm các văn bản (Cương
lĩnh, Điều lệ, nghị quyết) và hoạt động của các đảng phái chính trị, nhằm duy
trì và bảo vệ sự ổn định và trật tự chính trị, pháp lý. Trường hợp Điều lệ,
Cương lĩnh, nghị quyết (thể hiện mục đích, hoạt động) của các đảng phái
chính trị vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, xâm phạm trật tự cơ bản do Hiến
pháp thiết lập thì cơ quan giám sát hiến pháp có quyền xem xét việc đình chỉ
hoạt động, giải tán hoặc xoá tên đăng ký đối với đảng phái chính trị đó.
Thứ tám, các cuộc bầu cử nghị viện, bầu cử tổng thống, các cuộc trưng cầu ý dân.
Theo quy định của pháp luật một số nước như Pháp, Croatia.... Cơ quan
giám sát hiến pháp tham gia giám sát và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của
các cuộc bầu cử đại biểu nghị viện, bầu cử tổng thống. Tuỳ ở mức độ tham
gia, có thể là giám sát về tính hợp pháp của cuộc bầu cử về thủ tục hay tư cách
của ứng cử viên, tư cách đại biểu trúng cử...
Riêng đối với các cuộc trưng cầu ý dân, như đề cập ở trên, kết quả của
cuộc trưng cầu ý dân không phải là đối tượng của giám sát hiến pháp. Tuy
nhiên cơ quan giám sát hiến pháp có quyền giám sát và đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp về mặt thủ tục trong tổ chức trưng cầu ý dân.
Trên cơ sở đối tượng của giám sát hiến pháp nêu trên, theo quy định của
pháp luật cơ quan giám sát hiến pháp tuỳ từng nước và tuỳ từng mức độ sẽ có
thẩm quyền sau:
- Tuyên bố về tính hợp hiến (không hợp hiến) của các đạo luật của

nghị viện; tính hợp hiến (không hợp hiến), hợp pháp (không hợp pháp)
các văn bản quy phạm pháp luật khác trong phạm vi quyền giám sát
hiến pháp;
- Phán quyết về sự không làm tròn trách nhiệm của cơ quan lập pháp,
tạo ra các lỗ hổng của pháp luật;
- Phán quyết về tính phù hợp với Hiến pháp của các điều ước quốc tế;
- Giải thích Hiến pháp;


17

- Các phán quyết có hiệu lực chung thẩm liên quan đến khiếu kiện
hiến pháp đảm bảo quyền tự do và quyền cơ bản được Hiến pháp bảo vệ
của con người và công dân;
- Phán quyết xác định cơ quan có thẩm quyền trong các tranh chấp
thẩm quyền;
- Phán quyết trong các vụ việc về luận tội quan chức cao cấp của nhà
nước ịimpeachment): có thể cơ quan giám sát hiến pháp là cơ quan
quyết định việc luận tội thông thường do nghị viện đưa ra (như ở Áo,
Hungari, Italia, Séc, Đức...), hoặc có thể chỉ kiểm tra việc thực hiện
đúng các quy trình do Hiến pháp quy định (như ở CHLB Nga, Belarus,
Bungary...);
- Phán xét về tính hợp hiến của Điều lệ, Cương lĩnh, nghị quyết, trong
mục đích và hoạt động của các đảng phái chính trị hoặc giải tán các
đảng phái chính trị;
- Phán quyết về tính hợp hiến của cuộc bầu cử nghị viện, bầu cử tổng
thống, của quá trình thực hiện cuộc trưng cầu ý dân.
Tuỳ từng mô hình giám sát hiến pháp và ở các quốc gia khác nhau mà
phạm vi thẩm quyền của cơ quan giám sát hiến pháp được quy định khác nhau.
1.3. Vai trò của giám sát hiến pháp

Với những chức năng và thẩm quyền như vậy, các thiết chế giám sát
hiến pháp đóng một vai trò rất to lớn trong việc bảo vộ tính tối cao và sự toàn
vẹn của Hiến pháp, bảo đảm sự cân bằng và ổn định của hệ thống chính trị,
hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo cơ chế hiến định bảo vệ những quyền cơ
bản của con người và công dân.
ỉ .3.1. Bảo đảm tính tối cao và tính toàn vẹn của Hiến pháp, đảm bảo sự
thống nhất và sự phát triển của hệ thống pháp luật.
Vai trò quan trọng của Hiến pháp đã đặt ra yêu cầu bảo vệ Hiến pháp,
đặc biệt là đảm bảo sự tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối từ phía cơ quan lập pháp
- cơ quan ban hành các đạo luật làm cơ sở pháp lý quan trọng cho toàn bộ đời
sống chính trị, xã hội. v ề mặt lý thuyết, dù cơ quan lập pháp có phát triển như
thế nào và ở quốc gia nào thì cũng không tránh khỏi được khả năng tiềm ẩn là
chính bản thân nghị viện vi phạm Hiến pháp, vượt quá thẩm quyền của mình
và dù vô tình hay cố ý ban hành những đạo luật trái với Hiến pháp. Nguyên
nhân có thê là khách quan, do trình độ, quan điểm của các đại biểu (nghị sỹ),


18

do sai sót trong quá trình soạn thảo, hoặc do chủ quan dưới sức ép và tác động
của các lực lượng chính trị, với các nhóm lợi ích khác nhau... Một khi đạo
luật như vậy ra đời, tác hại của chúng là không thể lường trước, đồng thời nó
phá vỡ tính ổn định, trật tự, tính có hộ thống của trật tự Hiến pháp.
Với chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật
nói riêng và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung, thiết chế giám
sát hiến pháp góp phần quan trọng trong bảo đảm tính tối thượng (tối cao) của
Hiến pháp, huỷ bỏ, loại trừ, tuyên bố vô hiệu hoặc không áp dụng về mặt thực
tế những văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp đó. Đạo luật vi hiến có
thể mất hiệu lực ngay từ khi được ban hành hoặc mất hiệu lực từ thời điểm ban
hành phán quyết là vi hiến có tác dụng hạn chế sự mất ổn định, không thống

nhất của trật tự Hiến pháp, tránh sự xâm hại các quyền cơ bản của công dân.
Mặt khác, trong thẩm quyền của cơ quan giám sát hiến pháp còn có
quyền giải thích Hiến pháp. Phần lớn các giải thích này được xác định là giải
thích chính thức, có hiệu lực bắt buộc với mọi cơ quan nhà nước, quyền hạn
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thống nhất các hiểu nội dung và
các ý nghĩa của các giá trị, nguyên tắc và quy định trong Hiến pháp.
Hơn nữa, thông qua hoạt động của mình, cơ quan giám sát hiến pháp
không chỉ duy trì sự ổn định mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc phát
triển luật Hiến pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, sáng kiến
pháp luật, hoặc giải thích pháp luật theo những hướng khác nhau. Như ở trên
đã đề cập, thông qua lăng kính hoạt động của mình, cơ quan giám sát hiến
pháp đưa những quy định còn chưa rõ ràng, mang tính cương lĩnh, đưa những
giá trị cao cả của Hiến pháp vào thực tiễn đời sống xã hội.
Ở nhiều nước, phán quyết của cơ quan giám sát hiến pháp có tính chất
tiền lệ, là nguồn của pháp luật, những giải thích, những lý do được cơ quan
giám sát hiến pháp đưa ra làm cơ sở cho các quyết định có ý nghĩa vô cùng to
lớn trong giải thích và áp dụng pháp luật, pháp luật nhiều nước còn coi đó là
bộ phận bắt buộc, không thể tách rời của phán quyết. Nó có tác động mạnh mẽ
đến cách hiểu các quy định của Hiến pháp như thể nào.
ở Đức, các nhà luật học Đức nhận xét rằng, công dân Đức thông qua
hoạt động của Toà án Hiến pháp liên bang đã dần dần học được cách đọc và
hiểu Hiến pháp của họ. Còn tại Italia, học giả người Italia G.Treves viết:
"Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực của mình, Hiến pháp Italia được hiểu theo
như cách nhìn nhận của Toà án Hiến pháp" [43. Tr 91]


×