Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.71 MB, 122 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ LIÊN

HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẺN






__



Chuyên nghành: Luật hình sự
Mã số: 603840

LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.s. TRƯƠNG QUANG VINH

1
ậl

Ú

HÀ NỘI- 2004


JÍỜ 9 &CẨJI Ơ Q l

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới thầy
giáo - Tiến sỹ Trương Q uang V inh, người đã tận tình chỉ bảo cho
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tố t nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy
giáo, cô giáo giảng dạy chuyên n g hành L u ật h ìn h sự; cảm ơn bạn
bè đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Con xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha, m ẹ và
những người thân yêu luôn động viên, k h u y ến k h ích và tạo điều
kiện tốt nhất cho con khi con viết bản luận văn này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2005.
P H A M T H I L IÊ N


MỤC LỤC
T rang

MỞ ĐẦU

1

Chưong 1. NHŨNG VÂN ĐỂ CHUNG VỂ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

4

1.1. Khái quát chung về hình phạt tử hình trong luật hình sự
Việt Nam

4

1.2. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình

9

1.2.1. Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam
thời kỳ phong kiến

10

1.2.2. Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn
thực dân 'Pháp xâm lược (1862- 1945)

ị5

1.2.3. Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn
1945-1975


19

1.2.4. Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm
1975 dến trước khi ban hành BLHS năm 1999

28

Chương 2. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH s ự
VIỆT NAM NẢM 1999

34

2.1. Cơ sợ lý luận và thực tiễn của việc quy định hình phạt
tử hình trong BLHS Việt Nam năm 1999

34

2.2. Hình phạt tử hình trong BLHS năm 1999 và những quy định có liên
quan

46
2.2.1. Nhũng quy định ở Phần chung

46

2.2.2. Những quy định ở Phần các tội phạm cụ thể

62



2.3. Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình theo BLHS năm 1999 (từ năm
1999 đến năm 2003)

85

Chương 3. MỘT s ố KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
VỂ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM

96

3.1. Về đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình

97

3.2. Về các trường hợp hoãn thi hành án tử hình

97

3.3. Về việc gửi đơn xin ân giảm án tử hình, xét đơn xin ân giảm án tử hình

99

3.4. Về việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng

100

/ 3.5. Về hình thức thi hành án tử hình

101


3.6. Về việc cho phép thân nhân người bị kết án tử hình
đem xác về mai táng

J0 3

3.7. Nên bỏ án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

1

03

KẾT LUẬN

107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

108

PHỤ LỤC

112


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội thông qua ngày 21 /12/1999 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2000,
Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị- pháp lý của
nước ta. Bởi vì pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng chính là một

trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang từng
bước hướng tới xây dựng và hoàn thiện một Nhà nước pháp quyền.
Với nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân
cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân,
Bộ luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt đối vói người phạm tội.
Từ trước đến nay, những quy định về hình phạt luôn là chế định trung
tâm trong luật hình sự của mọi quốc gia. Việc giải quyết một cách toàn diện,
hệ thống các vấn đề tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt là cơ sở quan
trọng để luật hình sự thể hiện được đầy đủ giá trị lớn lao của mình với tính
cách là ngành luật bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng nhất.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về tốc độ tăng
trưởng kinh tế thì cơ cế thị trường cũng bộc lộ nhiều mặt tiêu cực, trong đó có
sự gia tăng của tình hình tội phạm cả về quy mô và tính chất. Điều này trái với
bán chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là tội phạm và người phạm tội phải ngày
càng giảm. Do đó việc nàng cao hiệu quả của hình phạt làm cơ sỏ' đấu tranh
phòng’ngừa và chống tội phạm ngày càng trở nên cấp bách.
Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình
phạt vì nó tước đi quyền quan trọng nhất của con người là quyền sống. Mặc dù
theo Bộ luật hình sự hiện hành năm 1999 thì số lượng các điều luật có quy
định hình phạt tử hình đã giảm một cách đáng kể so với Bộ luật hình sự năm
1985, nhung trên thực tiễn tổng kết công tác thi hành án tử hình ở nước ta thời


2

gian qua cho thấy số người bị kết án theo hình phạt này lại tăng lên. Mặt khác,
cơ chế tổ chức thi hành án tử hình vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập
như vấn đề tạm hoãn thi hành án; vấn đề người nhà của người bị thi hành án
xin thi thể; vấn đề cải tiến hình thức thi hành án như thế nào để tránh tạo nên

một số tiêu cực về tâm lý cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thi hành hình phạt...
Hiện nay, không riêng ở Việt Nam mà trên thế giới có rất nhiều quan
điểm tranh luận xung quanh vấn đề có nên tiếp tục duy trì hay xoá bỏ hình
phạt tư hình. Xu hướng chung của các quốc gia là hướng tới một thế giới
không có hình phạt tử hình. Vậy dựa trên những cơ sở nào để Nhà nước ta quy
định hình phạt tử hình là một hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam?
Những giải pháp nào có tính khả thi nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác thi
hành án tử hình trong thới gian tới? Việc nghiên cứu những vấn đề trên là
hoàn toàn cần thiết, bởi vậy người viết đã chọn đề tài: " H ình p h ạ t tử hình
trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" để làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu luận văn
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những quy định của luật hình sự Việt Nam về mục
đích, ý nghĩa của hình phạt nói chung, hình phạt tử hình nói riêng; xem xét
thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình, cũng như tham khảo pháp luật hình sự của
một số nước trên thế giới quy định về vấn đề này, người viết nhằm lý giải về
sự sự tồn tại mang tính cần thiết khách quan của hình phạt tử hình trong luật
hình sự Việt Nam. Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt tử
hình, người viết đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác thi
hành án tử hình.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cún các vấn đề nêu trên chủ yếu dựa trên cơ sở quy
định của Bộ luật hình sự năm 1999 và có sự so sánh, đối chiếu với các quy
định tương ứng trong Bộ luật hình sự năm 1985.


3

3. Cơ sỏ lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn

- Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta.
- Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp lịch sử, so sánh.
+ Phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn.
4. Đóng góp mới đạt được của luận văn
Dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, cho đến nay đã có một số đề
tài khoa học, luận án khoa học nghiên cứu về hình phạt tử hình. Tuy nhiên,
các công trinh này phần lớn giải quyết vấn đề thi hành án tử hình ở một số
khía cạnh nhất định.
Trong luận văn của mình, tác giả đã phân tích một cách toàn diện cơ sở
lý luận và thực tiễn cho sự tồn tại của hình phạt tử hình trong hệ thống hình
phạt của luật hình sự Việt Nam; đồng thời so sánh với những quy định tương
ứng trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, từ đó tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm của các nước. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải
pháp góp phần hoàn thiện các quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự
Việt Nam.
ế

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hình phạt tử hình
Chương 2: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam năm 1999
Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định về hình
phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam


4


Chương 1
NHŨNG VÂN ĐỀ CHUNG VỂ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỂ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH

Sự VIỆT NAM

Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có nhiều ngành luật khác nhau và tương ứng với những ngành luật đó là
những chế tài riêng. Gắn liền với luật hình sự là biện pháp trách nhiệm hình sự
với chế tài cụ thể là hình phạt.
'Hình phạt có một vị trí đặc biệt quan trọng và là công cụ hữu hiệu của
Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội. Hình phạt như Mac viết"chẳng qua chỉ là một thủ đoạn tự
vệ của xã hội chống lại sự vi phạm những điều kiện tồn tại của nó, dù cho các
điều kiện ấy có th ế nào đi nữa." [24, tr. 673]
Từ các văn bản pháp luật hình sự tồn tại trước quá trình pháp điển hoá
Bộ luật hình sự năm 1985 đến khi Bộ luật này được ra đời, khái niệm hình
phạt chưa từng được ghi nhận. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, lần đầu tiên
làm luật xây dựng một điều luật riêng về hình phạt:
'"Hình phạt là biện pháp cưỡng ch ế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
nhằm tước bỏ hoặc hạn c h ế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết
định" (Điều 26). [4, tr. 27]
Điều luật định nghĩa hình phạt mới này là cần thiết, làm cơ sở cho
những điều luật khác quy định về hình phạt.



5

Trong luật hình sự Việt Nam cũng như luật hình sự của các nước trên
thế giới, hình phạt luôn luôn tồn tại với ý nghĩa là hệ thống của những hình
phạt cụ thể. Hệ thống đó không chỉ phản ánh chính sách hình sự của Nhà nước
mà còn thể hiện quan niệm của Nhà nước về bản chất và mục đích của hình
phạt.
Hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam bao gồm 7 loại hình phạt
chính và 8 loại hình phạt bổ sung. Nếu như hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nhà nước có tính nghiêm khắc nhất so với các biện pháp cưỡng chế nhà nước
khác thì hình phạt tử hình thể hiện mức độ cao nhất trong toàn bộ hệ thống
hình phạt.
Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp hiện hành năm
1992 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, Nhà
nước ta bên cạnh việc quy định những nghĩa vụ của công dân đồng thời cũng
ghi nhận việc bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, khi
*■

*

một người thực hiện "hành vi nguy hiểm cho xã hội" đến mức bị coi là tội
phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, họ có thể bị hạn chế
hay tước bỏ một phần hoặc toàn bộ những quyền, lợi ích thiết thân nhất của
con người. Điều đó có nghĩa là tội phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng trị
người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó càng nghiêm khắc. Không chỉ là
sự hạn chế quyền sở hữu như hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản,4iay hạn
chế quyền tự do như hình phạt tù mà hình phạt tử hình còn tước bỏ quyền
thiêng liêng nhất của con người: quyền được sống. Tính nghiêm khắc của hình
phạt này còn biểu hiện ở chỗ các biện pháp cưỡng chế khác có thể được áp

dụng kèm theo hình phạt tử hình nhưng hình phạt tử hình không thể áp dụng
kèm theo các biện pháp cưỡng chế khác.
Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng cho chính cá nhân người đã thực
hiện tội phạm với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự. Không thể
"chuyển" hình phạt đó cho người khác hoặc người thân thích của người phạm


6

tội ngay cả trong trường hợp người nhận "uỷ thác" hoàn toàn tự nguyện, hoặc
người phạm tội đang lẩn tránh việc chấp hành hình phạt. Cơ sở pháp lý duy
nhất để áp dụng hình phạt tử hình đối với một người là người đó đã thực hiện
tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự mà chế tài của điều luật đó có
quy định hình phạt tử hình. Đây là điểm tiến bộ của luật hình hiện đại so với
luật hình thời kỳ phong kiến. Pháp luật phong kiến cho phép con cái có thể
chấp hành hình phạt thay cho ông bà, cha, mẹ hoặc áp dụng trách nhiệm hình
sự tậpứiể (chu di tam tộc, chu di cửu tộc) đối với người phạm trọng tội. Thậm
chí những hình phạt tàn khốc khác như giết cả một cộng đồng (một làng, xã...)
đôi khi cũng được áp dụng trong xã hội phong kiến.
Tử hình là một hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam. Mặc dù
mỗi loại hình phạt có một vị trí, vai trò riêng song chúng không tách khỏi tính
thống nhất của toàn bộ hệ thống hình phạt và đều xuất phát từ quan niệm của
nhà nước về bản chất, mục đích của hình phạt. "Mục đích của hình phạt xét về
mặt nào đố cũng là dấu hiệu phản ánh đặc điểm của hình phạt". [17, tr.23]
Vậy mục đích của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nổi riêng là gì? Có
rất nhịều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này. Luật hình sự Việt
Nam đã xác định cụ thể mục đích của hình phạt tại Điều 27 Bộ luật hình sự
năm 1999 như sau:
"Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục
họ trở thành người có ích cho xã hội, có ỷ thức tuân theo pháp luật và các quy

tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt
còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm." [4, tr. 27-28]
Như vậy, có thể hiểu rằng hình phạt tử hình có mục đích trừng trị. Pháp
luật hình sự đòi hỏi người nào thực hiện một tội phạm sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự tương xúng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội.


7

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật hình sự là "góp phần
tích cực loại bỏ những yếu tô' gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội
công bằng, văn minh" [4, tr. 13-14]. Nhưng sẽ "không th ể nối rằng công bằng
x ã hội được đảm bảo nếu không đảm bảo công lý và cũng không th ể nói rằng
công lý được thực hiện nếu tội phạm không bị trừng phạt nghiêm minh." [19,
tr. 45]
Tuy nhiên, mục đích trừng trị của hình phạt tử hình tuyệt đối không
phải là sự trả thù hay là khuynh hướng phản dân chủ không phù hợp với thời
đại như một một số tác giả quan niệm, mặc dù nó thể hiện tới mức tối đa khả
năng trừng trị người phạm tội. Việc thừa nhận hình phạt tử hình có mục đích
trùng trị cũng không thể "tất yếu dẫn đến việc lấy ác trừ ác, trái với nguyên
tắc nhân đạo của luật hình sự xã hội chủ nghĩa." [10, tr. 89]
Tác dụng phòng ngừa của hình phạt thường được xác định theo hai
phương diện: phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Theo quan điểm của
PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà thì "mục đích của hình phạt là ngăn ngừa tội
phạm theo hai hướng với cơ ch ế và nội dung khác nhau: Ngăn ngừa người bị
áp dụng hình phạt phạm tội lại và ngăn ngừa người khác phạm tội" [17, tr.
31]. Nếu như "phòng ngừa riêng" thể hiện ở sự "răn đe", "giáo dục" người bị

áp dụng hình phạt, đồng thời hạn chế (và có thể loại trừ) điều kiện phạm tội lại
thì đối với "phòng ngừa chung", hình phạt tác động đến những người "không
vững vàng", cho họ thấy trước biện pháp cưỡng chế Nhà nước sẽ bị áp dụng
nếu họ phạm tội. Từ việc nhận thức được sự cần thiết phải tuân thủ các quy
phạm pháp luật cũng như các qui tắc của đời sống xã hội, họ sẽ từ bỏ ý định
phạm tội, hoặc thận trọng hơn trong xử sự để tránh xử sự của mình trở thành
xử sự phạm tội. "Phòng ngừa chung" ngoài việc "kìm chế" những người
"không vững vàng" còn có mục đích nâng cao ý thức pháp luật đối với những


8

người khác, giúp họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm. [17, tr. 33-34]
Tiếp cận hình phạt tử hình theo nội dung trên ta thấy hình phạt này
không đặt ra mục đích giáo dục, cải tạo người bị kết án, bởi vì hành vi phạm
tội mà người đó đã thực hiện với tính chất đặc biệt nghiêm trọng và những đặc
điểm thuộc về nhân thân của họ đã phủ nhận hoàn toàn khả năng đạt được
mục đích đó.
Hình phạt tử hình không những tác động đến người phạm tội khi chấp
hành hình phạt mà nó còn có khả năng phát huy vai trò của mình đối với các
hiện tượng, các quá trình khác. Sự tồn tại của hình phạt tử hình có tác dụng
khi được áp dụng đối với một người phạm một tội cụ thể trong thực tiễn xét
xử; đồng thời chính sự hiện diện của nó trong luật đã bao hàm những ý nghĩa
nhất định. "Một mặt, sự hiện diện của hình phạt này trong Bộ luật hình sự là
sự răn đe, có tính phòng ngừa; mặt khác là phương tiện đ ể có th ể áp dụng cho
trường hợp phạm tội cụ th ể phù hợp với tính nguy hiểm của hành vi phạm tội
và đáp ứng được yêu cầu của xã hội." [17, tr. 38] Khi một người thực hiện một
hoặc nhiều tội phạm đặc biệt nghiêm trọng "gây nguy hại đặc biệt lớn" cho
các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì việc áp dụng hình phạt tử

hình đối với người đó là cần thiết.
"Ngoài ra, đánh giá mức độ tác động của hình phạt trong việc phòng
ngừa tội phạm, Britannica, một học giả nổi tiếng về tội phạm và hình phạt,
*

trong tác phẩm "Tội phạm & Hình phạt" đã khẳng định: hình phạt càng
nghiêm khắc thì hiệu quả phòng ngừa càng cao, đặc biệt đối với hình phạt tử
V

hình... Hơn nữa, nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong xử lý hình sự
không th ể chấp nhận một người phạm tội trong trường hợp đáng nhận án tử
hình lại được hưởng án tù chung thân. Khi đó nguyên tắc công bằng cũng bị
phá vỡ. "[11 ,tr. 26]


9

Giá trị "phòng ngừa chung" của hình phạt tử hình là không thể phủ
nhận. Tuy nhiên nếu xét ở một khía cạnh khác thì tác giả đồng ý với quan
niệm cho rằng hình phạt tử hình vẫn có mục đích phòng ngừa riêng. Bởi vì khi
áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Nhà nước đã loại bỏ hoàn
toàn sự tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của cả cộng đồng.
Do tính chất đặc biệt nghiêm khắc của hình phạt tử hình nên việc áp
dụng hình phạt này phải tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ, nghiêm
ngặt do luật định. Với sự chi phối của các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
cho nên về mặt nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp hình sự của các quy định
về hình phạt tử hình chưa được hoàn thiện ngay mà còn có một số hạn chế.
Cùng với sự phát triển của luật hình sự qua các thời kỳ lịch sử, quy định này
ngày càng được hoàn thiện.
Như vậy, bản chất của hình phạt tử hình là bằng pháp luật tước bỏ

quyền sống của người phạm tội. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cũng như
trên thế giới cho thấy tử hình là một trong số những hình phạt xuất hiện rất

sớm. Từ Bộ luật Hămmurabi ra đời khoảng năm 1750 trước công nguyên, hình
phạt này đã được quy định. Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ đánh dấu cho sự
phát triển của thời kỳ hiện đại, tử hình được áp dụng phổ biến ở châu Âu và
nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, từ các văn bản có hiệu lực trước khi
pháp điển hoá Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985 đến Bộ luật hình sự hiện
hành năm 1999, tử hình luôn giữ vị trí là một hình phạt chính trong hệ thống
hình phạt.
1.2. LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH s ự VIỆT NAM VỂ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

•Cùng với sự ra đời của Nhà nước, pháp luật xuất hiện là hiện tượng
mang tính tất yếu khách quan với hai đặc tính: Là một phạm trù chủ quan (ý
chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật) và nội dung của pháp luật
được xác định bởi phạm trù khách quan (các điều kiện kinh tế - xã hội). Nói
cách khác, pháp luật với ý nghĩa là nhàn tố cơ bản của thượng tầng kiến trúc


10

luôn chịu sự tác động bởi điều kiện kinh tế- xã hội với vai trò là các yếu tố
của hạ tầng cơ sở. Điều đó lý giải tại sao trong tiến trình lập pháp hình sự Việt
Nam, các quy định về hình phạt tử hình mặc dù xuất hiện rất sớm, song mức
độ ghi nhận chúng là không giống nhau qua các thời kỳ lịch sử, thậm chí là có
sự khác nhau trên từng miền lãnh thổ trong cùng một thời kỳ lịch sử.
1.2.1.

Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ


phong kiến
Lịch sử đất nước Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII là giai đoạn
phát triển cực thịnh của một xã hội quân chủ tập quyền ở phương Đông. Trong
những di sản đồ sộ của thời kỳ này, hệ thống pháp luật và luật lệ được coi là
một kho báu có giá trị lớn. Trong đó, Bộ Quốc triều hình luật và Bộ Hoàng
Việt luật lệ được xem là hai bộ luật tiêu biểu cho luật hình phong kiến nói
riêng và nền lập pháp Việt Nam dưới chế độ phong kiến nói chung.
Bộ Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức (soạn thảo
trong thời kỳ nhà Lê, niên hiệu Hồng Đức: 1470-1497), bao gồm 722 điều,
chia thành 6 quyển, mỗi quyển có 2 chương(riêng quyển thứ ba có 3 chương).
Phần Danh lệ các hình phạt được quy định trong 49 điều luật, tại chương I của
quyển'thứ nhất.
Hình phạt tử hình là một trong năm hình phạt chính của Quốc triều hình
luật:
Xuy hình (phạt r o i ): 5 bậc: từ 10 roi đến 50 roi.
Trượng hình (phạt trượng): 5 bậc: từ 60 trượng đến 100 trượng.
Đồ hình: phạt làm việc nặng nhọc, làm dịch đinh, làm lính chuồng voi,
làm đồn điền.
Lưu hình (tội đày): 3 bậc: lưu đi cận châu Nghệ An, đi viễn châu Bố
Chính, đi ngoại châu Tân Bình.
Tử hình (tội chết): 3 bậc:


11

- Giảo (thắt cổ), trảm (chém)
- Trảm khiêu (chém bêu đầu)
- Lăng trì (xẻo thịt dần đến chết).
Để bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, Bộ luật
Hổng Đức đã quy định 10 tội ác (thập ác) là các tội phạm xâm hại đến các

quan hệ xã hội quan trọng nhất bị áp dụng chế tài hình sự nghiêm khắc nhất
(tử hình) và không được ân giảm đối với bất cứ tầng lớp nào. Các tội đó được
quy định ở Điều 2 bao gồm: mưu phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối, ác
nghịch, bất đạo, đại bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa và nội loạn.
Tầng lớp địa chủ phong kiến, quý tộc, quan liêu là nhũng đẳng cấp cao
trong xã hội được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi; trái lại, nô tỳ bị coi là tầng
lớp thấp kém, đê hèn nhất. Bởi vậy, nô tỳ khi phạm tội thì bị chế tài hình sự
nặng hơn dân thường:
"Nô tỳ đánh chủ nhà thì bị tội giảo; đánh què, bị thương thì phải tội
chém "(Điều 480).
Bộ luật Hồng Đức còn chú ý bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền và các
nguyên tắc đạo đức phong kiến. Vì thế có một số hành vi mà ngày nay do quy
phạm đạo đức điều chỉnh thì thời kỳ đó cũng bị coi là tội phạm, thậm chí
thuộc nhóm tội thập ác và bị trừng phạt nặng nhất như tội "bất hiếu", "bất
nghĩa1’.
Hình phạt tử hình ngoài việc áp dụng cho chính cá nhân người đã thực
hiện tội phạm thì trong một số trường hợp còn được quy định là trách nhiệm
hình sự tập thể. Điều 412 Bộ luật Hồng Đức nêu rõ:
"Những kẻ mím phản nước theo giặc thì xử chém; nếu đã hành động thì
xử tội bêu đầu; kẻ biết việc ấy cũng đồng tội; vợ con, điền sản đều bị tịch thu
làm của công."


12

Đê đảm bảo cho hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước phong
kiến, Quốc triều hình luật cũng đã quy định hình phạt nghiêm khắc nhất đối
với người phạm tội nhận hối lộ:
"Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử
tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu; từ 20

quan trở lên thì xử tội chém "(Điều 138).
Ngoài tính giai cấp, Bộ luật Hồng Đức đã có những quỵ định về hình
phạt tử hình rất tiến bộ, mang tính nhân đạo sâu sắc:
"Những trường hợp phạm tội từ độ tuổi 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở
xuống và đáng bị tử hình cũng phải tâu lên Vua xét định; còn người từ 90 tuổi
trở lên, 7 tuổi trở xuống, dẫu có bị kết án tử hình cũng không được hành hình"
(Điều 16), và:
"Đàn bà phải tội tử hình nếu đang cố thai, thì phải đ ể sinh đẻ sau 100
ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình, thì ngục quan bị
xử biếm hai tư; ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng
chưa đủ hạn 100 ngày mà hành hình thì ngục quan và ngục lại đều bị nhẹ hơn
tội trên hai bậc "(Điều 680).
Như vậy, khi xem xét các quy định về hình phạt tử hình trong Quốc
triều hình luật ta nhận thấy cách thức thi hành hình phạt này rất đa dạng. Với
quan niệm hình phạt là công cụ để trừng trị người phạm tội nên hình phạt
mang .tính chất hà khắc, dã man. Tuy nhiên, không chỉ thể thể hiện tính giai
cấp, Bộ luật Hồng Đức còn chứng tỏ ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa nhân
trị hướng về mục đích cao cả cả trau dồi nhân cách.Việc đặt mức độ nguy
hiểm của các tội phạm về đạo đức (như "bất hiếu", "bất nghĩa") ngang hàng
với các tội phạm về chính trị (như "mưu p h ả n ”, "mưu đại nghich") đã cho thấy
luật đặc biệt chú ý đến luân lý để duy trì thuần phong mĩ tục của dân tộc. Một


13

số quy định về việc hạn chế đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình đã thể hiện
tính nhân đạo của Bộ luật này.
Bộ Hoàng Việt luật lệ còn gọi là Bộ luật Gia Long được ban hành năm
1812, gồm 398 điều, chia thành 22 quyển, quy định về hoạt động của 6 bộ (bộ
Lại - bộ Hộ - bộ Lễ - bộ Binh - bộ Hình và bộ Công); riêng bộ Hình có 9

quyển, gồm 166 điều.
»

Chế độ ngũ hình cổ điển (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) vẫn được áp dụng,
thậm chí còn mang tính hà khắc cao hơn so với Quốc triều hình luật. Chế tài
hình sự đối với một số tội xâm hại đến sự tồn vong của Nhà nước phong kiến
thể hiện rõ điều đó:
"Phàm kẻ miãi phản không làm lợi cho đất nước, mưu hại xã tắc và đại
nghịch, không có lợi đối với Vua, mưu phá huỷ tôn miếu, sơn lăng và cung
quyết, chỉ nhúng tay vào âm mưu mà không chia cầm đầu hay tòng phạm; đã
hay chưa làm đều bị xử tội lăng trì.
ế
(...) Chú, bác, con của anh em không hạn đã hay chưa ở riêng, quê
quán khác nhau, nam từ 16 tuổi trở lên, không k ể là bịnh nặng, tàn p h ế đều
đem chém hết "(Điều 223: Mun phản đại nghịch). [7,tr. 555]
Cũng như pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê, pháp luật hình sự thời kỳ
nhà Nguyễn rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền thống trị của Nhà nước
phong kiến tập quyền. Hình phạt tử hình đối với 10 tội ác (thập ác) được quy
định tương tự như ở Bộ luật Hồng Đức.
Hình phạt tử hình chỉ còn quy định hai bậc là treo cổ và chém : "Chém
thì thần và đầu mỗi nơi cách biệt, còn treo cổ thì chỉ chấm dứt sự sống mà
thân th ể còn vẹn toàn." [7, tr. 55]


14

Tại Điều 1 Hoàng Việt luật lệ không còn quy định hình phạt tử hình
bằng lăng trì. Trong Phần giải thích thêm của Bộ luật này cũng khẳng định:
"Chết lăng trì là một hình phạt ghê khiếp nhất trong các hình phạt. Ngày nay
vĩnh viễn bỏ nhục hìnhị...) chỉ còn giữ lại hình phạt ghê khiếp ngoài hết thảy

mọi ghê khiếp này bằng cách chém kẻ bất trung, bất hiếu t h ô i [7, tr. 56]
Tuy nhiên, ở một số điều luật cụ thể như Điều 223 (Mưu phản đại
nghịch) hoặc Điều 283 (Nô tỳ đánh gia trưởng) lại vẫn quy định hình phạt tử
hình bằng hình thức lăng trì. Đây là mâu thuẫn ngay trong phạm vi một bộ
luật và bị coi là một điểm hạn chế thuộc về kỹ thuật lập pháp hình sự của thời
kỳ nhà Nguyễn.
Với quan niệm "hình phạt dùng đ ể thị uy, đ ể dẫn kẻ lạc lối vào đường
ngay; trừng trị đ ể khỏi phải trừng trị thêm nữa, định hình phạt đ ể khỏi phải
dùng đến hình phạt", [13, tr. 22] có thể nói Bộ luật Gia Long mang tính khắc
nghiệt. Hình phạt tử hình không chỉ tước bỏ quyền sống của người phạm tội
mà nó còn gây đau đớn về thể xác, chà đạp lên nhân phẩm của con người. Đây
cũng là quan niệm được áp dụng phổ biến của luật hình thời kỳ phong kiến ở
nhiều quốc gia khác trên thế giới:
ế

"Trong những chương giáo huấn của Bộ luật Carôỉina nói đến việc "cắt
tai", "xẻo mũi", "khoét m ắt", "chặt ngón chân và bàn tay", "chặt đầu", "buộc
vào bánh xe đánh cho gãy chân tay", "thiêu đốt", "kẹp bằng kìm nung đỏ",
"phanh thây"... không một chươnẹ nào mà bọn lãnh chúa nhân hậu và bọn
bảo hộ lại không th ể áp dụng với nông dân của chúng, tuỳ theo sở thích." [23,
tr. 472]
Một đặc điểm chung khi nghiên cứu các quy định về hình phạt tử hình
trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long là hình phạt rất hà khắc, dã man
do chỊu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ phong kiến: Pháp luật nói chung,
luật hình nói riêng là công cụ đắc lực để bảo vệ giai cấp thống trị chiếm số ít


15

trong xã hội.Tuy có những hạn chế nhất định do hoàn cảnh lịch sử và những

quan niệm tư tưởng đương thời chi phối, nhưng pháp luật phong kiếnViệt Nam
- sản phẩm văn hoá của dân tộc Việt Nam - vẫn chứa đụng tính nhân ái và tiến
bộ, phản ánh truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
1.2.2.

Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam giai

đoạn thực dân Pháp xâm lược (1862-1945)
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, thực hiện chính sách " chia để trị",
Pháp chia đất nước ta thành ba xứ : Nam kỳ là đất thuộc địa, không còn quan
hệ phụ thuộc vào triều đình Huế; ở Trung kỳ, triều đình bù nhìn vẫn được duy
trì với danh hiệu "Chính phủ Nam triều" nhưng quyền hành thực tế nằm trong
tay viện khâm sứ người Pháp là chủ tịch Hội đồng bảo hộ Nam kỳ; Bắc kỳ là
đất "nửa bảo hộ" đặt dưới quyền cai trị của một viên thống sứ người Pháp .
Chính sự khác biệt về chính trị ở từng miền đã đưa tới sự khác biệt về hệ thống
pháp luật hình sự, trong đó có những quy định về hình phạt tử hình.
ỏ N am kỳ, tại Điều 11 sắc luật ngày 25/7/1884 định rõ: Bộ luật Gia
Long được áp dụng đối với người phạm tội là người bản xứ.
Ngày 16/3/1890, thực dân Pháp ra sắc lệnh quy định từ thời điểm này
các Toà án ở Nam kỳ phải áp dụng pháp luật hình sự của Pháp thay cho Bộ
luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp pháp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu
được. [13, tr. 132-133]
Sắc luật ngày 31/12/1912 của toàn quyền Đông Dương đã sửa đổi 56
điều của Bộ luật hình sự Pháp thành Hình luật canh cải và cho áp dụng tại
Nam kỳ.
Hình luật canh cải chia thành 4 quyển với 484 điều. Quyển thứ nhất quy
định về hình phạt đại hình, hình phạt tiểu hình và hiệu lực của các loại hình
phạt đó.



16

Là công cụ pháp lý đắc lực của thực dân Pháp để đàn áp phong trào
cách mạng của nhân dân Việt Nam, những quy định của Hình luật canh cải rất
hà khắc. Khi một người thực hiện hành vi xâm hại đến sự bình ổn của chính
quyền sẽ bị coi là phạm trọng tội và bị kết án tử hình:
-"Những người thuộc địa của Pháp quốc mà cầm khí giới làm nghịch
chống Pháp quốc thì s ẽ bị xử tử "(Điều 75). [14, tr. 15]
Điểm tiến bộ hơn trong việc thi hành hình phạt tử hình của Hình luật
canh cải là đã bãi bỏ hầu hết các cách thức mang tính dã man của các Bộ luật
phong kiến, chỉ còn giữ lại cách thức chém đầu: "Người nào bị xử tử thì phải
bị chém đầu”.[14, tr. 2]
ỏ Trung kỳ, theo Điều 16 Hoà ước ngày 6/6/1884 thì Trung kỳ về mặt
pháp lý vẫn nằm trong lãnh thổ Việt Nam và quyền lập pháp vẫn thuộc về Vua
Việt Nam. Tuy nhiên, do Trung kỳ là xứ bảo hộ nên quyền lập pháp chịu sự
kiểm soát của đại diện nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam là viên toàn quyền
Đông Dương. Các Dụ do Vua ban hành phải được nghị định của viên toàn
quyền cho thi hành và công bố trong Công báo Đông Dương.
Hình luật Trung Việt hay còn gọi là Hoàng Việt hình luật được ban
hành vào năm Bảo Đại thứ tám, theo Dụ số 43 ngày 3/7/1933 đã thay thế cho
Bộ luật Gia Long sử dụng trước đó.
Hoàng Việt hình luật bao gồm 424 điều, chia thành 29 chương. Những
vấn đề chung như điều khoản mở đầu, các loại hình phạt chính, hình phạt bổ
sung được quy định trong 10 chương đầu.
Về mặt hình thức mặc dù ngay tại điều khoản mở đầu Hình luật Trung
Việt khẳng định: "các th ể lệ trong Bộ luật này đều là trích lấy trong Luật Gia
Long và giữ theo những điều lưu truyền của nước Nam, chỉ châm chước sửa


17


sang lại là vì tuỳ theo cái trình độ tấn hoá của phong tục..." [20, tr. 31] nhưng
về nội dung, Bộ luật này chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật hình sự Pháp, đặc
biệt là Bộ Hình luật canh cải năm 1912 áp dụng ở Nam kỳ.
Có hai loại hình phạt là "chính hình" (hình phạt chính) và "phụ hình"
(hình phạt bố sung); "tuỳ theo tội danh nặng hay nhẹ, chính hình chia ra làm
tội đại hình, tội trừng trị và tội vi cảnh" (Điều 5).
T ử hình là hình phạt được quy định đầu tiên và cũng là hình phạt
nghiêm khắc nhất áp dụng đối với những tội đại hình. Để đảm bảo an toàn
cũng như quyền lợi của thực dân Pháp và vua quan bù nhìn nhà Nguyễn, Hình
luật Trung Việt định rõ:
"Sử dụng binh khí chống nước Đại Pháp là nước bảo hộ của nước Đại
Nam thì nhứt thiết nghiêm cấm, tội ấy s ẽ xử tử hình" (Điều 99), và:
"Người nào dùng những phương lược đ ể làm sự bạo hành mà mục đích
cốt đ ể đánh đ ổ Chánh phủ (hoặc thay đổi Hoàng thống bản quốc), hoặc xui
dân nổi dậy chống đối Đê' quyền và người nào xăm phạm đến thánh th ể
Hoàng đ ế đều phải xử tử hình'' (Điều 100). [30, tr. 32]
Hình phạt trong Hoàng Việt hình luật tuy vẫn mang tính khắc nghiệt
nhưng mức độ không nặng nề như trong Quốc triều hình luật và Bộ luật Gia
Long. Nếu như chế độ ngũ hình cổ điển (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) được áp
dụng phổ biến trong các Bộ luật phong kiến thì Hoàng Việt hình luật đã bỏ
những hình phạt gây đau đớn về thể xác như xuy, trượng. Một số cực hình
kèm theo việc áp dụng án tử hình làm cho kẻ tử tù đau đớn rất nhiều trước khi
chết (như hình phạt lăng trì) đã bị huỷ bỏ.
*

Một điểm tiến bộ khác của Hình luật Trung Việt là không áp dụng
nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể đối với một số trọng tội có mức cao
nhất của khung hình phạt là tử hình (ví dụ như tội phản nghịch). Mỗi cá nhân
T H Ư V !E N

'ONG ĐAI


18

phải chịu trách nhiệm và chỉ chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của
mình.
Tư tưởng nhân đạo cũng được thể hiện trong Hình luật Trung Việt với
nội dung quy định không áp dụng hình phạt tử hình, khổ sai chung thân hoặc
phát lưu đối với người chưa thành niên phạm tội:
"Khi nào một người đã đủ 10 tuổi trở lên nhưng chưa đến 16 tuổi, có
phạm tội đại hình hoặc tội trừng trị nào, nếu quan toà xét là nó có biết rõ sự
nó làm là phạm tội mà nó cứ làm, thời s ẽ nghĩ xử như sau nẩy:
'Nếu đáng xử tội tử, tội khổ sai chung thân hoặc tội phát lưu thời sẽ xử
tội câu giam trong một sở phối dịch từ 10 năm đến 20 năm" (Điều 85). [20,
tr.33]
Về việc thi hành hình phạt tử hình, Hoàng Việt hình luật có một số thay
đổi cho phù hợp với chế độ quân chủ ở Trung kỳ:
"Tội tử không đem thi hành trong những ngày lễ Vạn Thọ, ba ngày
trước và ba ngày sau lễ Nam Giao, tám ngày đầu tháng giêng Việt Nam, ngày
mồng hai, mồng năm tháng năm, ngày rằm tháng riêng, tháng bảy, tháng tám,
tháng mười, ngày mồng một và năm ngày cuối cùng tháng chạp." (Điều 7) [35,
tr. 78-79]
Nghiên cứu Hình luật Trung Việt quy định về hình phạt tử hình ta nhận
thấy các quy định tuy không mang tính sáng tạo song vẫn có sự điều chỉnh
nhất định cho phù hợp với chế độ quân chủ ở Trung kỳ. Ngoài một số hạn chế,
Bộ luật này đã góp phần làm phong phú hơn những giá trị trong kho tàng pháp

luật Việt Nam.
Ở Bắc kỳ, Nghị định ngày 02/12/1921 của toàn quyền Đông Dương cho

phép áp dụng Luật hình An Nam ở Bắc kỳ. Bộ luật này gồm 40 chương với


19

233 điều; 9 chương đầu quy định những vấn đề chung (hệ thống hình phạt,
trọng tội, khinh tội) và phần các tội phạm cụ thể được nêu ở những chương
còn lại.
»
Luật hình An Nam cũng không có sự khác biệt lớn so với Hình luật
canh cải về mặt nội dung mà chỉ sửa đổi một số điểm về mặt hình thức.
Các loại hình phạt thuộc về trọng tội bao gồm: tử hình; khổ sai chung
thân; phát lưu; khổ sai hữu hạn; cấm cố; tội đồ; phóng trục (Điều 2).
Ngoài việc quy định các hành vi chống lại thực dân Pháp thì phải bị tử
hình (như Hình luật canh cải), Luật hình An Nam còn quy định thêm mọi sự
biểu lộ ý định lôi kéo nhân dân hay xâm phạm tính mạng nhà vua bù nhìn đều
chịu chế tài nghiêm khắc đó.
ế
Theo luật này, việc thi hành hình phạt tử hình mang tính công khai và
bằng cách thức chém đầu: "Tử hình thì bị chém ở chỗ công chúng đều biết"
(Điều 5) [37, tr. 5]
Nhìn một cách tổng quát, pháp luật hình sự Việt Nam những năm 1862
- 1945 không mang đậm nét bản sắc dân tộc mà chịu ảnh hưởng rất nhiều từ
luật hình sự Pháp. Hình phạt trong luật hình sự trở thành công cụ hữu hiệu để
Pháp đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta và duy trì chế độ thực dân
xâm lược. Hình phạt tử hình chiếm một tỷ lệ lớn trong nhóm tội xâm phạm
đến sự tồn tại của chế độ và cách thức thi hành chủ yếu là chém đầu. Một số
quy định về việc hạn chế phạm vi đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình là sự
kế thừa truyền thống nhân đạo của các Bộ luật thời kỳ trước đó cũng góp phần
tạo nên giá trị của pháp luật giai đoạn này.

1.2.3.
1945 - 1975

Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn


20

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đưa tới sự ra đời của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã mở một trang sử mới cho lịch sử phát
triển dân tộc. Nhưng sau đó (23/9/1945), thực dân Pháp quay trở lại xâm
chiếm nước ta một lần nữa và tiếp theo là sự nối gót của đế quốc Mỹ (năm
1954). Do đặc điểm lịch sử này nên trước cuộc tổng tiến cồng nổi dậy Mùa
xuân năm 1975, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị
khác nhau. Hệ thống pháp luật hình sự ở hai miền vì vậy cũng có sự khác biệt.
Những quy định về hình phạt tử hình không nằm ngoài sự thay đổi chung đó.
1.2.3.1. Giai đoạn 1945 -1954

Sau Tháng 8 năm 1945, Nhà nước công nông non trẻ đã tích cực tiến
hành hoạt động lập pháp hình sự làm cơ sở để trấn áp bọn phản động, bảo vệ
những thành quả của cách mạng. Song song với các quy phạm pháp luật mới
được ban hành, sắc lệnh số 47- SL ngày 10/10/1945 của Nhà nước cũng cho
phép tạm thời giữ các luật lệ cũ (gồm Luật hình An Nam, Hoàng Việt hình
luật và Bộ hình luật Pháp tu chính) với điều kiện "không trái với nguyên tắc
độc lập của nước Việt Nam và chính th ể dân chủ cộng hoà." (Điều 2) [33,
tr.84]
Trong các văn bản pháp luật hình sự giai đoạn này chưa có văn bản nào
chính thức quy định về hệ thống hình phạt. Tuy nhiên có thể thấy rằng hình
phạt bao gồm hai loại là các hình phạt chính và các hình phạt phụ (hình phạt
bổ sung).

Tử hình là một hình phạt chính, áp dụng đối với tội phạm có tính chất
đặc biẹt nghiêm trọng.
Sắc lệnh số 133- SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm đến
an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại.


×