Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo pháp luật việt nam và cộng hoà pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.12 MB, 69 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC T ổN G HỢP

HÀ NỘI

PANTHÉON-ASSAS PARIS II

ĐIÊU NGỌC TUẤN

BẢO H ộ QUYỂN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI SÁNG CHÊ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ PHÁP

Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 40

LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC
t h ữ v ịẹ n Ĩ
TRƯƠNG ĐAI HỌC LŨÂLHÀ,WỘỈ
PHO NG G V .



Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM CÔNG LẠC

GS. OLIVIER BUSTIN

HÀ NỘI - NĂM 2004




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

..............................................................................................................

02

Chương I.

khá i q uá t ch un g về bảo hộ sáng c h ế

....................

06

1.1.

Khái niệm về sáng chế và bằng độc quyền sáng c h ế ....................

06

1-2.

Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và khoa học kỹ thuật ....

1.3.


09

Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam và
Cộng hoà Pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng c h ế ...............................................................................................

Chương II.

ịị

QUYỀN s ở HỮU CÔNG NGHIỆP Đ ố i VỚI SÁNG CHẾ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ P H Á P ......

16

2.1.

Điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng c h ế ....................

16

2.2.

Thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ....

24

2.3.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với sáng chê được bảo

h ộ .........................................................................................................\/ 34

Chương III.

CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THựC THI QUYỀN Đ ố i

với

SÁNG CHẾ VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HŨU CÔNG NGHIỆP ĐÔÌ VỚI SÁNG
C H Ế ....................................................................................................

49

3.1.

Các biện pháp bảo đảm thực thi quyền đối với sáng c h ế .............

49

3.2.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng c h ế ....................................................................

57

KẾT LUẬN ................................................................................................................

65


TÀI

66

LIỆU THAM K H Ả O ......................................................................................


2

MỞ ĐẨU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sáng chế là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ con người, có vai trò vô

cùng quan trọng đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế-xã hội của mỗi quốc
gia. Ở Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là một quyền hiến
định được quy định tại Điều 60 Hiến pháp 1992. Bộ luật dân sự Việt Nam được
Quốc Hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 có nhiều điều luật quy định về
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân
sự, nhiều văn bản pháp luật quy định chi tiết về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế cũng đã được ban hành. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần khuyến khích các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là lĩnh vực phức
tạp và còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, nên các quy định pháp luật và việc thực thi
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam còn có những bất
cập và hạn chế nhất định.
Khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán để trở thành thành viên của Tổ

chức thương mại thế giới, trong đó có việc tham gia Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) thì việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật nói chung, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
nói riêng là rất cần thiết, nhằm đáp ứng được những chuẩn mực của TRIPs cũng như
tương thích với pháp luật về sáng chế của các nước công nghiệp phát triển. Đây là
một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà lập pháp, nhà nghiên cứu và các
chuyên gia pháp lý của Việt Nam. Trong đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam trong
mối tương quan so sánh với pháp luật về bảo hộ sáng chế của các nước công nghiệp
phát triển, nhằm tích luỹ kinh nghiệm, tiếp thu những quy định tiến bộ, để từ đó đưa


3

ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hưu
công nghiệp đối với sáng chế của Việt Nam là việc làm không thể thiếu.
Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ của Chương trình đào tạo cao
học luật Việt - Pháp, tôi chọn đề tài "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chê theo pháp luật Việt Nam và Cộng hoà P h á p ” làm đề tài nghiên cún luận
văn của mình.

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã được thực hiện dưới những
góc độ khác nhau. Có thể kể ra ở đây như: Đề tài Luận án Phó tiến sĩ luật học của
tác giả Lê Xuân Thảo "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" - năm 1996; Đề tài

"Pháp luật về sở hữu trí tuệ, thực trạng và xu hướng phát triển trong những năm đầu
của thế kỷ XXI" của Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp năm 2002; "Một số kiến
nghị góp phần sửa đổi các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật dân sự Việt
Nam" của Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp và tổ chức JICA Nhật Bản phối hợp
thực hiện năm 2003. Nhiều luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến
vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu nói trên thường chỉ đề cập đến sáng chế m ột cách khái quát, trong một
tổng thể gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác m à chưa đi sâu nghiên cứu
một cách toàn diện về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt
Nam, đặc biệt là dưới góc độ so sánh.
Có thể nói rằng, cho đến nay ở Việt Nam chưa có m ột công trình khoa học nào
nghiên cứu riêng về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế dưới góc độ
luật so so sánh. Vì vậy, đề tài "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối vói sáng chê
theo pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp" là một đề tài độc lập, không phải là
sự lặp lại của các công trình nghiên cúu trước đó.

i


4

3.

Mục đích của đề tài.
Mục đích của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật

Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế dưới góc độ so sánh
với pháp luật Cộng hoà Pháp nhằm thấy được những điểm tương đồng và khác biệt
giữa pháp luật hai nước; phát hiện ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong pháp
luật Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng mong muốn góp phần
nâng cao hiểu biết pháp luật Cộng hoà Pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế.

4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là một vấn đề

rất rộng và rất phức tạp, hơn nữa luận văn được thực hiện trong thời gian tương đối
ngắn với kiến thức và nguồn tư liệu còn hạn chế nên tác giả không có tham vọng đề
cập đến tất cả các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Trong khuôn khổ của một đề tài tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ, bản luận
văn này chỉ đề cập đến những nội dung cơ bản nhất trong pháp luật thực định của
Việt Nam và Cộng hoà Pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
dưới góc so sánh. Trên cơ sở phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa các quy định
pháp luật của hai nước, chỉ ra những bất cập và hạn chế còn tồn tại trong pháp luật
Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Các đối tượng sở hữu trí tuệ
khác và thực tiễn thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở
Việt Nam và Cộng hoà Pháp không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận văn.

5.

Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra, với đặc thù là đề tài nghiên cứu luật so sánh nên


5


các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu thực hiện đề tài bao gồm
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh.

6.

Những điểm mới của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống các quy định của pháp

luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế dưới góc độ so
sánh với pháp luật Cộng hoà Pháp. Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã phần nào
đánh giá được mức độ hoàn thiện của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế, đồng thời cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập còn tồn
tại và đề xuất những giải pháp hoàn thiện.

7.

Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I. Khái quát chung về bảo hộ sáng ch ế
Chương II. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng c h ế theo pháp luật Việt
Nam và Cộng hoà Pháp
Chương III. Các biện pháp bảo đảm thực thi quyền đối vói sáng chê và
hoàn thiện pháp luật Việt Nam vê bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối vói
sáng chế.

À


6


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỂ BẢO HỘ SÁNG CHẾ
Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt
Nam và Cộng hoà Pháp đều quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế. Vậy thế nào là sáng chế và bằng độc quyền sáng chê'? Vai trò của bàng
độc quyền sáng chế là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ
sáng chế của Việt Nam và Cộng hoà Pháp có sự khác nhau nào hay không? Trong
chương này, tác giả sẽ tập chung làm rõ khái niệm về sáng chế và bằng độc quyền
sáng chế (1.1.)» vai trò của bằng độc quyền sáng chế đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội (1.2.), lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (1.3.).

1.1. Khái niệm về sáng chê và bằng độc quyền sáng chê
1.1.1. Sáng chê
Sáng chế là một trong những đối tượng quan trọng nhất của quyền sở hữu trí
tuệ, và là một trong những yếu tố nền tảng thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và công nghệ. Trong tất cả các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thì sáng chế
là đối tượng mang nhiều tính sáng tạo nhất của trí tuệ con người. Hiện nay trên thế
giới đã có nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương điều chỉnh về vấn đề
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Có thể kể ra đây một số Điều
ước quốc tế đa phương điển hình như Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công
nghiệp, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPs), Hiệp ước về họp tác sáng chế (PCT), Công ước Munich về sáng chế
Châu Âu 1974. Các điều ước này quy định về bảo hộ quyền sở hĩm công nghiệp đối
với sáng chế, nhưng đều không đưa ra khái niệm thế nào là sáng chế mà chỉ đưa ra
các tiêu chuẩn để sáng chế được bảo hộ (Công ước Paris, TRIPs) hoặc thiết lập hệ
thống nộp đơn bảo hộ sáng chế (PCT, Công ước Munich). Chỉ duy nhất Luật mẫu
của Tổ chức sỏ' hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về sáng chế đối với các nước đang phát
triển (1979) đã đưa ra một định nghĩa về sáng chế như sau: “Sáng chế cổ nghĩa là ý


À


7

tưởng của m ột nhà sáng chế cho phép thực hiện một giải pháp để giải quyết một vấn
đề đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật” [9].
Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay cũng đều quy định về
việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, trong đó có đầy đủ các quy
định về điều kiện bảo hộ, thủ tục xác lập quyền, các quyền được bảo hộ cũng như
các biện pháp thực thi quyền đối với sáng chế. Tuy nhiên, đa số pháp luật các nước
cũng chưa đưa ra được một định nghĩa chính thức về sáng chế. Trong Bộ luật sở hữu
trí tuệ Cộng hoà Pháp tại Khoản 1 Điều L611-10 quy định “bằng độc quyền sáng
chế được cấp cho các sáng chế có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng
trong công nghiệp” . Khoản 2 Điều L 611-10 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp liệt kê các
đối tượng không được cấp bằng độc quyền sáng chế vì chúng không được coi là
sáng chế. Tuy nhiên, Bộ luật luật sở hữu trí tuệ Pháp không có Điều luật nào định
nghĩa sáng chế là gì. Tương tự như Cộng hoà Pháp, tại Khoản 1 Điều 1 Luật sáng
chế Đức, Khoản 1 Điều 1 Luật sáng chế Hungary đều quy định “bằng độc quyền
sáng chế được cấp cho sáng chế có tính mới, mang tính sáng tạo và có khả năng áp
dụng trong công nghiệp” nhưng cũng không định nghĩa rõ ràng thế nào là sáng chế.
Chỉ có rất ít quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, đưa ra định nghĩa
về sáng chế trong một văn bản pháp luật cụ thể. Tại Điểm 2 Nghị định số 306/2001
về bảo hộ sáng chế của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã định nghĩa rằng “sáng chế
là một giải pháp kỹ thuật mới liên quan đến một sản phẩm, một quy trình hoặc sự
cải tiến của nó”. Điều 782 Bộ luật dân sự Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về sáng
chế như sau: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế
giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội”.
Theo định nghĩa này của Bộ luật dân sự Việt Nam thì sáng chế được hiểu như một
giải pháp kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn là tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp

dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Định nghĩa này không đơn thuần nêu lên
khái niệm sáng chế là gì mà nó còn bao hàm cả điều kiện để sáng chế được bảo hộ.
Có thể thấy rằng khó có thể đưa ra được một định nghĩa chính xác và thống


8

nhất về sáng chế trong luật của các quốc gia mặc dù vấn đề bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế là vấn đề mang tính toàn cầu, được điều chỉnh bởi
pháp luật của hầu hết các quốc gia và nhiều Công ước quốc tế. Tuy nhiên, dù cỏ hay
không có một định nghĩa chính thức về sáng chế thì về bản chất sáng chế đều được
hiểu một cách chung nhất là một giải pháp kỹ thuật, là ý tưởng của con người về
việc thực hiện một giải pháp để giải quyết một vấn đề kỹ thuật. Sáng chế không phải
một sản phẩm hay một quy trình cụ thể nào đó, và sáng chế cũng không phải là ý
tưởng chỉ nêu vấn đề mà không phải là cách giải quyết vấn đề. Sáng chế thể hiện các
đặc điểm cơ bản sau đây: (i) Sáng chế là một “đối tượng” mới do con người sáng tạo
ra chứ không phải là một đối tượng đã tổn tại khách quan trước đó mà con người
chưa phát hiện ra; (ii) Sáng chế phải mang đặc tính kỹ thuật theo nghĩa rộng nhất
của từ này, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp; (iii) Sáng chế là tập hợp các
thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một
vấn đề xác định.
1.1.2. Bằng độc quyền sáng chế
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế về bản chất chính là việc
Nhà nước bằng các quy định của pháp luật xác nhận quyền của các chủ thể đối với
sáng chế và bảo đảm việc thực thi các quyền đó trên thực tiễn. Quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế là một loại tài sản vô hình, nó không tự động phát sinh chỉ
trên cơ sở sự kiện “tạo ra sáng chế” mà phải được ghi nhận bởi cơ quan có thẩm
quyền dưới dạng một “Văn bằng bảo hộ” và được gọi là Bằng độc quyền sáng chế
[7].
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 9 Nghị định số 63/1996/NĐCPđược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP (sau đây

gọi tắt là Nghị định 63/1996/NĐ-CP) thì bẳng độc quyền sáng chế là văn bằng bảo
hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp, là chứng chỉ duy nhất của Nhà nước xác nhận quyền sở
hữu công nghiệp đối với sáng chế của chủ thể được cấp văn bằng, quyền tác giả của
tác giả sáng chế và xác nhận khối lượng báo hộ đối với sáng chế. Còn trong Bộ luật


9

sở hữu trí tuệ Pháp tại Điều L 611-1 có quy định “Mọi sáng chế có thể là đối tượng
của một Chứng chỉ sở hữu công nghiệp do Viện sở hữu công nghiệp quốc gia cấp
cho phép chủ sở hữu hoặc những người được thụ hưởng được độc quyền sử dụng
sáng chế” . Như vậy, pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp đều quy định quyền sở
hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập và bảo hộ trên cơ sở bằng độc quyẻn
sáng chế do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Văn bằng bảo hộ sáng chế được gọi là bằng độc quyền sáng chế bởi vì khi
được cấp bằng độc quyền sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế được độc quyền sử dụng
sáng chế, có quyền được thực hiện hoặc ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi
sử dụng sáng chế được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh. Hiểu một cách chung
nhất thì bằng độc quyền sáng chế là Chứng chỉ do Nhà nước cấp (thông qua Cơ quan
sở hữu trí tuệ quốc gia), công nhận chủ sở hữu sáng chế được độc quyền sử dụng
sáng chế trong m ột thời gian nhất định. Xét về bản chất, bằng độc quyền sáng chế
có thể được coi như là một “hợp đồng” giữa xã hội nói chung với cá nhân chủ sở
hữu sáng chế. Theo nội dung của “hợp đồng” này, chủ sở hữu sáng chế được độc
quyền sử dụng sáng chế và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế trong thời gian
nhất định, đổi lại chủ sở hữu sáng chế sẽ công bố các chi tiết của sáng chế cho công
chúng biết. Bằng độc quyền sáng chế chính là phần thưởng cho sự đầu tư về thời
gian, tiền của và những nỗ lực trong việc nghiên cứu, sáng tạo. Việc cấp bằng độc
quyền sáng chế kích thích hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ vì các đối
thủ cạnh tranh m uốn sáng tạo ra những giải pháp thay thế cho giải pháp đã được cấp
Bằng độc quyền; khuyến khích sự cải tiến và đầu tư vào các sáng chế được cấp Bằng

độc quyền bởi nó cho phép các chủ sở hữu sáng chế thu hồi phí tổn về nghiên cứu và
thu được lợi nhuận trong thời gian được hưởng độc quyền [4] [6].

1.2. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đôi với sáng chê đối với
sự phát triển kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật
Sáng chế là thành quả của những nỗ lực sáng tạo của trí tuệ con người. Báo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo,


10

nghiên cứu, triển khai. Sáng chế có liên quan tới mọi khía cạnh của đời sống xã hội,
do đó việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế góp phần thúc đẩy sự
tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, sự thịnh vượng của văn hoá và sự phát triển kinh tế,
có khả năng làm giàu và phong phú thêm cuộc sống của con người và tương lai của
các quốc gia.
Thực tiễn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nguồn tài
nguyên thiên nhiên nghèo nàn, đã cho thấy rằng một trong các nhân tố giúp tạo nên
một nền kinh tế thịnh vượng là mối quan tâm dành cho việc bảo vệ thành quả tù' hoạt
động sáng tạo trí tuệ của con người. Sự tích lũy về tri thức là lực lượng thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xem
như là một yếu tố quan trọng nhằm khuyến khích đầu tư tư bản trong hoạt động
nghiên cún, triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có vai trò rất quan trọng trong việc tác động,
ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển. Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội và khoa học kỹ thuật còn thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế khuyến khích việc đầu tư
cho hoạt động sáng tạo của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vì sự phát triển của
kinh tế, văn hoá-xã hội thông qua cơ chế bảo vệ và dung hoà lợi ích chính đáng của

chủ sở hữu sáng chế với lợi ích chung của toàn xã hội.
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tạo môi trường pháp lý
phù hợp và bình đẳng, khuyên khích hoạt động cạnh tranh lành mạnh và thương mại
trung thực giữa các chủ thể trong một cơ chế thị trường ổn định nhằm thúc đẩy sự
tăng trướng kinh tế.
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tạo môi trường pháp lý
hấp dẫn, khuyến khích, thu hút các hoạt động đầu tư nước ngoài và khả năng chuyển
giao công nghệ từ ngoài nước vào trong nước. Đổng thời, là cầu nối tăng cường


11

thiện chí hợp tác, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy giao lưu
thương mại và trao đổi quốc tế trong mọi lĩnh vực.
-

Một cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế hữu hiệu còn

giúp cho nền kinh tế quốc gia giữ được thế chủ động trong quá trình hội nhập nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước, bảo hộ sản xuất trong
nước. Đặc biệt, khi một quốc gia tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, việc bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là một công cụ quan trọng nhằm bảo
vệ các nhà sản xuất chân chính trong nước, khẳng định những lợi thế cạnh tranh của
hàng hoá, dịch vụ trong nước trước hàng hoá và dịch vụ được cung ứng bởi các
thương nhân nước ngoài.
Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế một cách hữu
hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tác động thúc đẩy quá trình hội nhập của
mỗi quốc gia trên trường quốc tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đối với
Việt Nam, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chê không chỉ bảo đảm
cho sự vận hành bình thường của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa mà còn thúc đẩy phát triển sự hợp tác và trao đổi quốc tế trong các lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật và kinh tế - xã hội [1].

1.3. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam và Cộng hoà
Pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chê
Tại Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế được áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam là “Điều lệ
về cải tiến kỹ thuật- hợp lý hoá sản xuất và sáng chế” ban hành kèm theo Nghị định
của Chính phủ số 31/CP ngày 23 thángl năm 1981. Theo Điều lệ này thì Nhà nước
Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế dưới hai hình thức là:
cấp Bằng tác giả sáng chế hoặc cấp Bằng sáng chế độc quyền (Bằng tác giả sáng chế
xác nhận giải pháp kỹ thuật là sáng chế, quyền ưu tiên đối với sáng chế, quyền tác
giả sáng chế và quyền sở hữu sáng chế của Nhà nước. Bằng sáng chế độc quyền xác


12

nhân quyền sở hữu sáng chế của chủ sáng chế, giải pháp kỹ thuật là sáng chế, quyền
ưu tiên đối với sáng chế và quyền tác giả sáng chê). Thời hạn hiệu lực của Bằng tác
giả sáng chế và Bằng sáng chế độc quyền là 15 năm tính từ ngày nộp đơn sáng chế.
Bản Điều lệ này sau đó đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Quyết định của
Hội đồng bộ trưởng số 92/HĐBT ngày 5 tháng 8 năm 1986 và sau đó bị thay thế bởi
Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được Hội đồng Nhà nước thông qua
ngày 28 tháng 1 năm 1989.
Ngày 28 tháng 10 năm 1995 Bộ luật dân sự của Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 1996. Trong Bộ luật này đã dành nhiều Điều luật quy định về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và nó đã trở thành cơ sở pháp lý
cao nhất để triển khai toàn diện hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế ở Việt Nam từ đó đến nay.

Trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 1995, Chính phủ và các
Bộ, Ngành của Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư trong đó có quy
định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, như:
-N g h ị định của Chính phủ số 63/1996/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm

1996

quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp;
- Nghị định của Chính phủ số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1996/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm
1996 của Chính phủ quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp;
- Nghị định của Chính phủ số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
- Thông tư của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường số 3055/1996/TT-SHCN
ngày 31 tháng 12 năm 1996 về việc hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác
lập quvền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số


13

63/1996/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở
hữu công nghiệp;
- Thông tư của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường số 825/2000/TTBKHCNMT ngày 03 tháng 05 năm 2000 về hướng dẫn thi hành Nghị định số
12/1999/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sở hữu công nghiệp;
-T hông tư của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường số 49/2001/TTBKHCNMT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TTBKHCNMT ngày 3 tháng 5 năm 2000 của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường
hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 1999 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
- Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ số 30/2003/TT-BKHCN ngày 5
tháng 11 năm 2003 hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công

nghiệp đối với sáng chế/giải pháp hữu ích.
Ngoài ra, còn có nhiều văn bản khác cũng quy định về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế như Luật hải quan năm 2001, Bộ luật hình sự năm
1999.
So với Việt Nam thì pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế của Cộng hoà Pháp có quá trình hình thành và phát triển sớm hơn rất
nhiều. Văn bản pháp luật đầu tiên của Cộng hoà Pháp quy định về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với sáng chế là Nghị định ngày 7 tháng 1 năm 1791. Nghị định
này đã quy định rằng người sáng tạo ra sáng chế là chủ sở hữu của sáng chế đó.
Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho người yêu cầu mà không cần phải xét
nghiệm. Khi có tranh chấp xảy ra thì Toà án sẽ là cơ quan có trách nhiệm đánh giá
tiêu chuẩn bảo hộ của sáng chế làm căn cứ giải quyết tranh chấp. Thời hạn báo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là 15 năm.


14

Ngày 5 tháng 7 năm 1844, Cộng hoà Pháp đã ban hành luật mới về bảo hộ
quyền sở hữu cống nghiệp đối với sáng chế thay thế Nghị định ngày 7 tháng l năm
1791. Đây là văn bản pháp luật hiện đại đầu tiên của Cộng hoà Pháp về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Luật năm 1844 vẫn giữ nguyên tắc là
bằng độc quyền sáng chế được cấp mà không cần phải xét nghiệm. Thời hạn bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo luật năm 1844 cũng được quy định
tối đa là 15 năm. Luật năm 1844 cũng quy định đối tượng yêu cầu cấp bằng độc
quyền sáng chế phải mới và có khả năng áp dụng trong công nghiệp. Đồng thời Luật
này cũng quy định người được cấp bằng độc quyền sáng chế phải có nghĩa vụ sử
dụng sáng chế đó, nếu không bằng độc quyền sáng chế sẽ bị đình chỉ hiệu lực.
Luật 1844 có hiệu lực cho tới khi bị thay thế bằng Luật số 68-1 ngày 2 tháng 1
năm 1968. Luật số 68-1 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1969) có xu hướng tạo
thuận lợi và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động sáng tạo. Luật này có nhiều quy định

mới so vói Luật năm 1844 mà quan trọng nhất là quy định về việc xét nghiệm về
tính mới của sáng chế. Các nhà lập pháp đã quy định cho phép chủ sáng chế được
lựa chọn hoặc là yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế với đầy
đủ các thủ tục xét nghiệm về tính mới, tính sáng tạo, và khi được cấp bằng độc
quvền sáng chế sẽ có hiệu lực tối đa trong 20 năm; hoặc là không phải qua xét
nghiệm và khi đó sáng chế được bảo hộ với thòi hạn tối đa chỉ là 6 năm.
Luật 68-1 sau đó đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần bởi các luật: Luật số 78742 ngày 13 tháng 7 năm 1978; Luật số 84-500 ngày 27 tháng 6 năm 1984; Luật số
90-510 ngày 25 tháng 6 năm 1990; Luật số 90-1052 ngày 26 tháng 11 năm 1990;
Luật số 94-102 ngày 5 thánh 2 năm 1994; Luật số 96-1106 ngày 18 tháng 12 năm
L996. Các văn bản pháp luật này hiện nay đã được pháp điển hoá và tập hợp trong
phần thứ VI của Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp (các Điều từ L.611-1 đến L.623-35).
Có thể nhận xét rằng do có sự khác nhau về các điều kiện kinh tế xã hội và đặc
biệt là trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ nên lịch sử hình thành
và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của


15

Việt Nam và Cộng hoà Pháp là tương đối khác nhau. Cộng hoà Pháp có một hệ
thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế lâu đời và
hoàn thiện hơn Việt Nam rất nhiều. Tại Pháp, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế được quy định tập trung thống nhất (thông qua việc hệ
thống hoá, pháp điển hoá) trong Bộ luật sở hữu trí tuệ, trong đó tập hợp rất đầy đủ
các quy định từ thủ tục xác lập quyền cho đến thực thi quyền đối với sáng chế.
Trong khi đó, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam
được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật, với nhiều cấp độ hiệu lực khác
nhau, trong đó các quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trong Bộ
luật dân sự Việt Nam 1995 là nguồn quan trọng nhất và là cơ sở để triển khai toàn
bộ hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam.



16

CHƯ ƠNG II. Q U Y Ể N SỞ HỮU C Ô N G N G H IỆ P Đ ố i V Ớ I SÁNG C H Ế

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ PHÁP
Trong chương này, tác giả sẽ đề cập đến những nội dung cơ bản nhất của pháp
luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, bao
gồm: điều kiện để đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế (2.ỉ.), thủ tục
xác lập quyền đối với sáng chế (2.2.), quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với
sáng chế được bảo hộ (2.3.).

2.1. Điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chê
Để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế, thì đối tượng nêu trong đơn yêu cầu
cấp bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy
định, đó là: đối tượng phải được coi là một giải pháp kỹ thuật, có tính mới, tính sáng
tạo và có khả năng áp dụng trong thực tiễn, đồng thời đối tượng đó không được trái
với lợi ích xã hội, trật tự công cộng.
2.1.1. Giải pháp kỹ thuật
Theo quy định của pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp thì đối tượng được
bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế phải là một giải pháp kỹ thuật. Nếu đối tượng nêu
trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế không phải là giải pháp kỹ thuật thì
bằng độc quyền sáng chế sẽ không được cấp. Như vậy, điều kiện đầu tiên và là điều
kiện tiên quyết để một đối tượng có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là đối
tượng đó phải là một giải pháp kỹ thuật, là sản phẩm của trí tuệ con người về việc
giải quyết một vấn đề kỹ thuật theo nghĩa rộng nhất của từ này. Việc quy định đối
tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật cho phép loại
trừ sự bảo hộ đối với những phát minh khoa học vốn không phải là sản phẩm sáng
tạo của trí tuệ con người mà chỉ là những đối tượng đã tồn tại trong thế giới khách
quan được con người phát hiện ra.



17

Giải pháp kỹ thuật - đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế- là tập
hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật
nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Giải pháp kỹ thuật có thể và chỉ có thể thuộc
một trong các dạng sau đây: (i) Giải pháp kỹ thuật dạng vật thể, như: dụng cụ, máy
móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện; (ii) Giải pháp kỹ thuật dạng chất thể, như: vặt
liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm; (iii) Giải pháp kỹ thuật dạng vật liệu sinh
học, như: gen; thực vật, động vật biến đổi gen; (iv) Giải pháp kỹ thuật dạng quy
trình, như: quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý.
Các đối tượng sau đây không được coi là giải pháp kỹ thuật: (i) Đối tượng chỉ
là ý tưởng hoặc ý đồ, chỉ nêu vấn đề mà không phải là cách giải quyết vấn đề; (ii)
Vấn đề được đặt ra để giải quyết không phải là vấn đề kỹ thuật và không thể giải
quyết được bằng cách thức kỹ thuật; (iii) Các sản phẩm của tự nhiên hoặc do tự
nhiên chi phối, không phải là sản phẩm sáng tạo của con người.
2.1.2. Tính mới
Tính mới là tiêu chí rất quan trọng để m ột giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới
danh nghĩa sáng chế. Có thể nói đây là yêu cầu của pháp luật hầu hết các quốc gia
trên thế giới đối với việc cấp bằng độc quyền sáng chế. Pháp luật Việt Nam và Cộng
hoà Pháp đều coi tính mới là điều kiện tiên quyết để cấp bằng độc quyền sáng chế.
Theo quy định tại Điều 782 Bộ luật dân sự Việt Nam thì để được bảo hộ dưới danh
nghĩa sáng chế, giải pháp kỹ thuật phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế
giới. Điều L 611-10 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp cũng quy định một trong những điều
kiện để được cấp Bằng độc quyền là sáng chế phải có tính mới.
Tính mới là m ột khái niệm khách quan, việc xem xét đánh giá thế nào là tính
mới của một giải pháp kỹ thuật là hết sức phức tạp, đòi hỏi pháp luật mỗi quốc gia
phải quy định những tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là giải pháp kỹ thuật có tính
mới. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số

63/1996/CP-NĐ thì một giải pháp kỹ thuật được coi là có tính mới nếu: (i) Giải pháp


18

kỹ thuật nêu trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế không trùng với giải
pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế được nộp cho Cơ
quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn; (ii) Trước ngày ưu tiên của đơn yêu
cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn chưa bị bộc lộ
công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài, tới mức mà căn cứ vào đó người có trình
độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó. Một
thông tin được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lượng người xác
định có liên quan được biết thông tin đó. Giải pháp kỹ thuật không bị coi là mất tính
mới nếu giải pháp bị người khác do biết được thông tin đó tự ý công bô' nhưng
không được phép của người nộp đơn và ngày người đó công bố nằm trong thời hạn 6
tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.
Theo Điều L 611-11 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp thì một sáng chế được coi là có
tính mới nếu nó chưa bị bộc lộ công khai. Sáng chế bị bộc lộ công khai được hiểu là
tất cả những thông tin chứa đựng trong sáng chế mà công chúng có thể tiếp cận được
trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền, do sáng chế đó đã được mô tả
bằng văn bản, bằng lời nói, được sử dụng hay bằng bất kỳ phương tiện nào khác tới
mức mà một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện
được giải pháp đó. Một sáng chế cũng được coi là bị bộc lộ công khai nếu nội dung
của sáng chế đó đã được mô tả trong trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế được nộp cho Viện sở hữu công nghiệp Pháp, Cơ quan sáng chế Châu Âu hoặc
Cơ quan sáng chế quốc tế (theo Hiệp ước PCT) có chỉ định nước Pháp với ngày ưu
tiên sớm hơn. Điều L611-13 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp cũng quy định sáng chế
không bị coi là mất tính mới nếu nó bị bộc lộ trong khoản thời gian 6 tháng trước
ngày nộp đơn cấp bằng độc quyền; và việc bộc lộ đó xuất phát từ việc công bố của
một đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nếu nó xuất

phát trực tiếp hoặc gián tiếp từ: (i) một người khác do được biết thông tin đó tự ý
công bố; (ii) sáng chế được giới thiệu tại một triển lãm quốc tế chính thức hoặc được
công nhận là chính thức.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các quy định về tính mới của giải pháp kỹ


19

thuật để làm cơ sở cấp bằng độc quyền sáng chế theo quy định của pháp luật Việt
Nam và Cộng hoà Pháp về cơ bản là khá tương đồng và thống nhất.
2.1.3. Tính sáng tạo
Tính sáng tạo là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để sáng chế được
bảo hộ, nếu giải pháp kỹ thuật không có tính sáng tạo thì sẽ không được bảo hộ dưới
danh nghĩa sáng chế. Điều 782 Bộ luật dân sự Việt Nam và Điều L 611-10 Bộ luật sở
hữu trí tuệ Pháp đều quy định một trong những điều kiện để được cấp Bằng độc
quyền là sáng chế phải có tính sáng tạo.
Các quy định về đánh giá tính sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật trong pháp
luật Cộng hoà Pháp và Việt Nam cũng rất tương đồng nhau. Cụ thể, theo quy định
của Pháp luật Việt Nam thì một giải pháp được coi là có trình độ sáng tạo “nếu giải
pháp đó là kết quả của hoạt động sáng tạo và căn cứ vào trình độ kỹ thuật ớ trong
nước và ngoài nước tính đến ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp hằng độc quyền sáng
chế, giải pháp đó không nảy sinh một cách hiển nhiên đối với người có trình độ
trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng (Khoản 2 Điều 4 Nghị định
63/1996/NĐ-CP). Quy định này hoàn toàn tương đồng với quy định tại Điều 611-14
Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp là “sáng chế được coi là có tính sáng tạo nếu sáng chế
không nảy sinh một cách hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình làm việc
trong lĩnh vực tương ứng”.
Việc đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật được thực hiện bằng
cách đánh giá dấu hiệu/các dấu hiệu cơ bản khác biệt nêu trong yêu cầu bảo hộ để
đưa ra kết luận: (i) Dấu hiệu/các dấu hiệu cơ bản khác biệt có bị coi là đã được bộc

lộ trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc hay không, và (li) Tập hợp các dấu hiệu
cơ bản khác biệt có bị coi là có tính hiển nhiên hay không, úiig với một điểm thuộc
yêu cầu bảo hộ, giải pháp kỹ thuật được coi là có trình độ sáng tạo nếu việc đưa đấu
hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật là kết
quả của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả hiển nhiên của hiểu biết thông


20

thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Như vậy, cả theo pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp đều đòi hỏi một giải
pháp kỹ thuật để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế thì phải có tính sáng tạo, tức
là giải pháp kỹ thuật đó phải là kết quả của hoạt sáng tạo của trí tuệ con người ở một
trình độ cao hơn hẳn so với các hoạt động sáng tạo thông thường. Chính vì vậy, việc
tạo ra một sáng chế mới có thể tạo nên những bước phát triển vượt bậc trong các lĩnh
vực khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội của loài người.
2.1.4. Khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội.
Đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế phải là nhũng giải pháp kỹ
thuật có tính mới và tính sáng tạo nhưng đồng thời giải pháp kỹ thuật đó phải hữu
dụng đối với con người. Điều đó có nghĩa rằng giải pháp kỹ thuật phải có khả năng
áp dụng trong thực tiễn. Pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp đều quy định khả
năng áp dụng là một trong những điều kiện tiên quyết để một giải pháp kỹ thuật
được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Mặc dù về mặt câu chữ, quy định về khả
năng áp dụng của sáng chế giữa pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp có khác nhau
khi Điều 782 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định sáng chế “có khả năng áp dụng
trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội” trong khi Điều L 611-10 lại quy định sáng chế “có
khả năng áp dụng trong công nghiệp”. Tuy nhiên, về bản chất thì yêu cầu về khả
năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật trong pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp là
thống nhất với nhau.
Cụ thể là theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì giải pháp kỹ thuật được

công nhận là có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội nếu căn cứ vào
bản chất của giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế,
có thể thực hiện được giải pháp đó trong điều kiện kỹ thuật hiện tại hoặc tương lai
và thu được kết quả như được mô tả trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế
(Khoản 3 Điều 4 Nghị định 63/1996/CP-NĐ). Còn theo Điều L 611-15 Bộ luật sở
hữu trí tuệ Pháp thì sáng chế được coi là có khả năng áp dụng trong công nghiệp nếu


21

đối tượng có thể được chế tạo hoặc sử dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp (thuật
ngữ “công nghiệp” cần được hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này, bao gồm cả trong
lĩnh vực nông nghiệp).
Giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế được
coi là "có thể thực hiện"/“có thể chế tạo hoặc sử dụng” nếu: (i) Các thông tin về bản
chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình
bày một cách rõ ràng đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung
bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc/và có thể sử
dụng, khai thác hoặc/và tiến hành được giải pháp đó; (ii) Việc tạo ra, sản xuất ra, sử
dạng, khai thác hoặc tiến hành giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết
quả giống nhau và giống với kết quả được nêu trong bản mô tả của đơn yêu cầu cấp
bằng độc quyền sáng chế.
2.1.5. Đối tượng không được bảo hộ
Bên cạnh việc quy định các tiêu chuẩn để đối tượng được bảo hộ dưới danh
nghĩa sáng chế, pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp đều quy định một số đối
tượng bị loại trừ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế. Các căn cứ để loại
trừ sự bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế đối với các đối tượng này là do chúng trái
với trật tự công cộng, lợi ích xã hội, hoặc không được coi là giải pháp kỹ thuật hoặc
không đáp ứng tiêu chuẩn về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng. Tuy
nhiên, phạm vi các đối tượng loại trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Cộng

hoà Pháp là không hoàn toàn giống nhau.
Điều 787 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định “Nhà nước Việt Nam không bảo
hộ các sáng chế trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhàn đạo và các
đối tượng mà pháp luật sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ” . Các quy
định này tương tự với quy định tại Điểm a) Điều L 611-17 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp
là các sáng chế m à việc công bố hoặc thực hiện trái với trật tự công cộng, phong tục
tốt đẹp không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế; và do đó cơ thể con người, các


22

yếu tố, sản phẩm cũng như những kiến thức về cấu trúc gien con người không thế là
đối tượng yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 63/1996/NĐCP còn quy định các đối tượng sau đây không được Nhà nước bảo hộ dưới danh
nghĩa là sáng chế: Ý đồ, nguyên lý và phát m inh khoa học; Phương pháp và hệ
thống tổ chức và quản lý kinh tế; Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào
tạo; Phương pháp luyện tập cho vật nuôi; Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin,
phân loại, sắp xếp tư liệu; Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng,
các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ; Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên
ngoài của sản phẩm, chỉ m ang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng;
Phần mềm máy tính, thiết k ế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu
và các dạng tương tự; Giống thực vật, giống động vật; Phương pháp phòng bệnh,
chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, cho động vật; Quy trình mang bản chất
sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật.
Các đối tượng nêu trên không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế vì chúng
không được pháp luật Việt Nam coi là giải pháp kỹ thuật hoặc tuy được coi là giải
pháp kỹ thuật nhưng chúng không phải là giải pháp có tính mới, không có tính sáng
tạo, hay không có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội.
Khoản 2 Điều L611-10 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp quy định các đối tượng sau

đây không được coi là sáng chế và do vậy không được cấp bằng độc quyền sáng chế:
Các phát minh, các học thuyết khoa học, các phương pháp toán học; Các sáng tạo
chỉ mang tính thẩm mỹ; Các sơ đồ, đồ án, bản thiết kế, các nguyên lý và phương
pháp trong các hoạt động trí tuệ, các quy tắc, luật lệ, quy ước trong lĩnh vực giải trí,
trong lĩnh vực các hoạt động kinh tế cũng như các chương trình máy tính; Các hệ
thống thông tin. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều L611-10 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp lại
quy định rằng các đối tượng nêu trên “chỉ không được bảo hộ nếu yêu cẩu cấp bằng
độc quyền sáng c h ế chỉ liên quan tới duy nhất một đối tượng đó". Điều này có nghĩa


23

rằng những sản phẩm hay quy trình nào đó có chứa hoặc có một số giai đoạn phải sử
dụng các đối tượng kể trên thì vẫn có thể được xem xét cấp Bằng độc quyền. Ví dụ
những sản phẩm có chứa phần mềm máy tính hay những quy trình có một số giai
đoạn phải sử dụng phần mềm máy tính vẫn được Viện sở hữu công nghiệp Pháp cấp
bằng độc quyền sáng chế.
Điều L I 1-16 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp cũng quy định rằng “không được coi
là sáng chế có khả năng áp dụng trong công nghiệp các phương pháp chuẩn đoán
bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật”. Do
không được coi là có khả năng áp dụng nên đây cũng là các đối tượng không được
bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Tuy nhiên, các sản phẩm, các chất, cấu tạo để
thực hiện các phương pháp này thì vẫn được coi là có khả năng áp dụng trong công
nghiệp và vì vậy vẫn được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Khoản b) và c) Điều
LI 1-17 Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp còn quy định các giống cây trồng mới, giống
động vật (không bao gồm các chủng vi sinh) cũng như là các quy trình mang bản
chất sinh học để sản xuất thực vật và động vật (không phải là các quy trình phi sinh
học và vi sinh) không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng quy định của Việt Nam và Cộng hoà

Pháp về các điều kiện để đối tượng có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế về
cơ bản là tương tự nhau. Pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hoà Pháp tương đối
thống nhất với nhau khi đều quy định đối tượng của bằng độc quyền sáng chế phải
là các giải pháp kỹ thuật có tính mới, tính sáng tạo, và có khả năng áp dụng. Pháp
luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp cũng quy định một số đối tượng loại trừ không
được cấp bằng độc quyền sáng chế do chúng không được coi là giải pháp kỹ thuật
hoặc đối tượng này trái với trật tự công cộng hay trái với phong tục truyền thống tốt
đẹp của nhân dân. Một đối tượng để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế thì đối
tượng đó phải phải là một giải pháp kỹ thuật có tính mới, tính sáng tạo có khả năng
áp dụng trong thực tiễn và không trái với trật tự công cộng hay phons tục truyền


×