Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2005-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NAM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN VĨNH TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NAM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN VĨNH TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005-2015

Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIỆT TIẾN

THÁI NGUYÊN - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm2017
Tác giả

Nguyễn Thị Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập
thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Để hoàn thành luận văn này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại
học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Địa lí, cảm ơn các quý thầy - cô giáo đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Việt Tiến người đã dành
nhiều thời gian, công sức tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ dẫn dắt em để em hoàn
thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Chi cục Phát triên nông thôn, Phòng Nông nghiệp,
Phòng Thống kê huyện Vĩnh Tường và các hộ nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ, cung
cấp số liệu, các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề
tài này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Nam

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Mục lục ................................................................................................................ iii
Danh mục những chữ viết tắt ............................................................................... iv
Danh mục bảng biểu ............................................................................................. v
Danh mục các hình .............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ........................................................ 5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 6
5. Những đóng góp của đề tài ............................................................................. 10
6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 10
NỘI DUNG ........................................................................................................ 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP ............................................................................................................. 11
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n ................................................................................................ 11
1.1.1. Các khái niệm và vai trò của nông nghiệp................................................ 11
1.1.2. Đă ̣c điểm của sản xuất nông nghiệp ......................................................... 13

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp ........... 16
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nông nghiệp ................................ 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 25
1.2.1. Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng ................................. 25
1.2.2. Phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................... 28
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 33
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC ... 34
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiê ̣p huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................................... 34

iii


2.1.1. Vị trí địa lí và pha ̣m vi lañ h thổ ................................................................ 34
2.1.2. Nhân tố tự nhiên ....................................................................................... 38
2.1.3. Nhân tố kinh tế – xã hội ............................................................................ 43
2.1.4. Đánh giá chung ......................................................................................... 52
2.2. Thực tra ̣ng phát triể n nông nghiê ̣p huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2005 - 2015 ................................................................................................ 54
2.2.1. Khái quát chung ........................................................................................ 54
2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp - thủy sản huyện Vĩnh Tường giai đoạn
2005 - 2015 ......................................................................................................... 58
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 78
Chương 3. ĐINH
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
̣
HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN
TỚI NĂM 2030................................................................................................. 79
3.1. Quan điể m, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp................................ 79

3.1.1. Quan điể m ................................................................................................. 79
3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................... 80
3.1.3. Đinh
̣ hướng phát triể n nông nghiê ̣p huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đế n
năm 2020............................................................................................................. 83
3.2. Mô ̣t số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiê ̣p huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................. 92
3.2.1. Tiế p tu ̣c xây dựng và hoàn thiê ̣n cơ chế thúc đẩy phát triể n nông nghiê ̣p
huyện Vĩnh Tường trong điều kiện thực tế ......................................................... 92
3.2.2. Đào ta ̣o và phát triể n nguồ n nhân lực, nâng cao chấ t lượng nguồ n lao đô ̣ng 94
3.2.3. Phát triển sản xuấ t gắ n với công nghiê ̣p chế biến và mở rộng thị trường tiêu
thu ̣ nông sản, xây dựng nông thôn mới .............................................................. 94
3.2.4. Xây dựng và triể n khai các dự án tro ̣ng điể m để đẩ y ma ̣nh sản xuấ t nông
nghiê ̣p, xây dựng nông thôn mới ........................................................................ 95
3.2.5. Thu hút vố n đầ u tư và huy đô ̣ng vố n ........................................................ 95
3.2.6. Xây dựng CSHT hiê ̣n đa ̣i và phát triển KHCN, sử du ̣ng hiê ̣u quả tài nguyên
và bảo vê ̣ môi trường .......................................................................................... 96

iv


3.2.7. Tăng cường liên kế t, hơ ̣p tác trong nước và quố c tế trong sản xuấ t, khai
thác và chế biế n nông sản ................................................................................... 96
3.2.8. Giải pháp khuyến khích phát triển hình thức kinh tế Hộ gia đình với các
mô hình như VAC… ........................................................................................... 97
3.2.9. Giải pháp “Khơi dòng hàng hoá và dịch vụ” ............................................ 97
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 101
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Chữ viết tắt
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CCGTSX

Cơ cấu giá trị sản xuất

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN-XD

Công nghiệp xây dựng

CSHT

Cơ sở hạ tầng


CSVCKT

Cơ sở vật chất kĩ thuật

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐKTN, TNTN

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

ĐTH

Đô thị hóa

DTTS

Dân tộc thiểu số

DV

Dịch vụ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX


Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX, HTXNN

Hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

KCN

Khu công nghiệp

KH

Kế hoạch

KHKT, KHCN

Khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ

KTTT

Kinh tế trang trại


KT-XH

Kinh tế - xã hội

MĐDS

Mật độ dân số

N-L-TS

Nông- lâm- thủy san

NTM

Nông thôn mới

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PTBV

Phát triển bền vững
iv


PTBV

Phát triển bền vững


SLLT

Sản lượng lương thực

TB-ĐN

Tây Bắc-Đông Nam

TCH

Toàn cầu hóa

TCLTNN

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

TCN

Tiểu công nghiệp

TT

Thị trấn

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn- ao- chuồng

VACR

Vườn- ao- chuồng- ruộng

VTĐL

Vị trí địa lí

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1. Số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản của ĐBSH so với cả nước năm
2011 và 2016............................................................................................... 26
Bảng 1.2. Trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo loại hình trang trại
tại thời điểm 01/7/2016 ............................................................................... 27
Bảng 1.3. GTSX nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc theo giá hiện hành phân theo các
ngành giai đoạn 2011 - 2015 ...................................................................... 29
Bảng 2.1: Đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính năm 2015.......................... 36
Bảng 2.2: Mật độ dân số Vĩnh Tường giai đoạn 2005 - 2015 ................................... 44
Bảng 2.3. Cơ cấu số hộ phân theo lĩnh vực kinh tế năm 2016 .................................. 46
Bảng 2.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân theo trình
độ CMKT cao nhất đạt được ...................................................................... 47
Bảng 2.5: Cơ cấu Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân
theo trình độ CMKT cao nhất đạt được ...................................................... 47
Bảng 2.6: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân theo trình
độ CMKT cao nhất đạt được ...................................................................... 48
Bảng 2.7: GTSX của huyện Vĩnh Tường chia theo các ngành kinh tế giai đoạn
2005 - 2015 theo giá so sánh năm 1994 ..................................................... 55
Bảng 2.8. Số lượng và cơ cấu hộ N - L - TS khu vực nông thôn năm 2011 và 2016 ..... 56
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản 2005-2015 (Triệu đồng) ............. 58
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 2005 - 2015. .................................... 59
Bảng 2.11: Diện tích ngành trồng trọt phân bố theo xã, thị trấn năm 2005-2011 ...... 60
Bảng 2.12: diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 2005-2015 ..................... 62
Bảng 2.13: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô giai đoạn 2005-2015 ................... 62
Bảng 2.14: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai giai đoạn 2005-2015 ................ 63
Bảng 2.15: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc giai đoạn 2005-2015 .................... 63
Bảng 2.16: Diện tích, năng suất và sản lượng cây mía của huyện Vĩnh Tường giai
đoạn 2005-2015 ...................................................................................... 63

Bảng 2.17: Diện tích, năng suất và sản lượng Cây đậu tương giai đoạn 2005-2015 .... 64

v


Bảng 2.18: Diện tích, năng suất và sản lượng Cây đậu các loại giai đoạn 2011-2015 ..... 64
Bảng 2.19: Diện tích, năng suất và sản lượng Cây rau các loại giai đoạn 2011-2015...... 65
Bảng 2.20: Số trâu, bò, lợn phân theo đơn vị hành chính xã, thị trấn năm 2005-2011..... 66
Bảng 2.21: Sản lượng và một số sản phẩm chăn nuôi trâu giai đoạn 2005-2015 ...... 67
Bảng 2.22: Số lượng, Sản lượng và một số sản phẩm chăn nuôi lợn giai đoạn
2005-2015 ............................................................................................... 69
Bảng 2.23: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2010-2015....... 69
Bảng 2.24. Giá trị sản xuất ngành thủy sản giá đoạn 2005 - 2015 ............................. 70
Bảng 2.25: Biến động sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2005-2015........................ 71
Bảng 2.26: Diện tích nuôi trồng thủy sản theo xã/phường/thị trấn huyện Vĩnh
Tường năm 2011-2015. .......................................................................... 73
Bảng 2.27: Số lượng trang trại theo xã/phường/thị trấn của huyện năm 2012-2015 ..... 75
Bảng 3.1. Dự kiến tăng GTSX ngành nông nghiệp đến 2020, tầm nhìn 2030 ........... 82
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính đến năm 2020 .... 86
Bảng 3.3. Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và định hướng năm 2030 ................. 88
Bảng 3.4. Dự kiến sản xuất thủy sản đến năm 2020 và mục tiêu đến năm 2030 ...... 89

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường ........................................................35
Hình 2.2. Bản đồ nguồn lực phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường ....................43
Hình 2.3. Dân số huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2004 – 2015 ......................................43

Hình 2.4. Số hộ gia đình phân theo thành thị và nông thôn năm 2016 (hộ ) [21] ......45
Hình 2.5. Cơ cấu số hộ phân theo lĩnh vực kinh tế......................................................46
Hình 2.6. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Vĩnh Tường .....57
Hình 2.7. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp - thủy sản (giá thực tế) ........................58
Hình 2.8. Cơ cấu GTSX nông nghiệp 2005 - 2015 theo giá thực tế ........................... 59
Hình 2.9. Chăn nuôi bò giai đoạn 2005-2015 .............................................................. 68
Hình 2.10. Cơ cấu GTSX thủy sản theo giá hiện hành giai đoạn 2011-2015 .............71
Hình 2.11. Tốc độ phát triển GTSX Thủy sản giai đoạn 2012 - 2015 theo giá so
sánh năm 2010 (đơn vị:%) [Nguồn 4] .........................................................................72

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là nền sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người.
Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình là lương thực.
Từ khi ra đời đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế nâng cao đời sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn định
về chính trị - xã hội của đất nước.
Cho đến nay chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, có thể thay thế được sản
xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với đời sống xã hội
của con người trong mọi thế hệ.
Ở Việt Nam, cha ông ta đã dạy “phi nông bất ổn” trước khi nói “phi công bất
phú”, “phi dịch bất hoạt”, “phi trí bất hưng”. Với gần 66% dân số sống ở nông thôn,
kinh tế còn thuần nông, cơ cấu nông nghiệp độc canh, tỷ trọng nông nghiệp đóng góp
vào GDP còn lớn (chiếm 17% GDP-2015), năng xuất khai thác từ ruộng đất còn thấp
nên vấn đề nông nghiệp nông thôn ở nước ta càng trở nên quan trọng. Trong quan điểm
và đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới
sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ chương, chính sách đúng

đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI (2011) tiếp tục khẳng định: đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn và
nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong hiện tại và tương lai, nông nghiệp, nông dân
và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, là tỉnh có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế đặc biệt là nông nghiệp. Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã
đạt nhiều thành tựu, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển
nông nghiệp nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Việc phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới trở thành một trong những
chương trình phát triển kinh - tế xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, với đặc
thù là một tỉnh ĐBSH, dân cư đông đúc, chủ yếu sống ở nông thôn, cơ sở vật chất kỹ thuật

1


còn hạn chế, đặt trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn
như hiện nay, nông nghiệp Vĩnh Phúc đang đứng trước nhiều thách thức. Để khắc phục
tình trạng này phải có nhiều giải pháp, chế tài phù hợp nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và
xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý hướng tới sự bền vững.
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn
sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam
Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Tây giáp huyện Ba Vì, thị xã
Sơn Tây (thành phố Hà Nội); Đông giáp huyện Yên Lạc. Vị trí địa lý của Vĩnh Tường
nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê
Trung ương (đê sông Hồng và sông Phó Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả 3 bề
bắc - tây - nam, địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng
phù sa cổ, Vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy, Vùng đất
phù sa châu thổ bên trong đê. Vì vậy, trong cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Tường, Nông

nghiệp đóng vai trò chủ đạo (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp), và một số ngành
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng (nghề mộc, nghề rèn...), thương mại, du
lịch. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện đồng bằng, giao thông thuận tiện, thuận lợi cho các
loại hình dịch vụ phát triển. nhưng sự phát triển về kinh tế nông nghiệp ở huyện cũng
đứng trước nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Việt Tiến, tôi quyết định chọn hướng nghiên cứu cho luận văn
của mình là “Phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20052015”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng luôn biến động vì gắn liền với sự
biến động và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố bộ phận cấu thành và của
những mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp của địa phương
bất kỳ trong một giai đoạn cụ thể nào cũng không còn là vấn đề mới mẻ nhưng đặt
trong bối cảnh hiện nay thì vô cùng cần thiết.

2


J.Fonratier là người đầu tiên nghiên cứu một cách tổng hợp, có hệ thống và đưa
ra lý thuyết “ba khu vực hoạt động kinh tế - xã hội”. Theo lý thuyết này, tất cả các hoạt
động kinh tế được chia thành 3 khu vực hoạt động cơ bản (nông nghiệp, công nghiêp
– xây dựng, dịch vụ). Trong đó, nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho
con người, … và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự sống của
họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung.
Còn “Học thuyết kinh tế” của C.Mác khẳng định: Sự phát triển nông nghiệp giữ
vai trò rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người bởi vì con
người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới đến các hoạt động khác. Vai trò của nông
nghiệp sau này được kế thừa và phát huy bởi Ănghen và nhiều nhà khoa học khác trên
thế giới.

Trong hệ thống lí luận phát triển kinh tế trên thế giới, lí luận về giai đoạn phát
triển kinh tế là một bộ phận quan trọng, tiêu biểu cho lí luận này là nhà lịch sử kinh tế
Mỹ Walter W.Rostow. Trong cuốn “các giai đoạn phát triển kinh tế”, ông đã đưa ra
một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước khởi đầu về quá trình phát triển kinh tế
hiện đại ở 5 châu lục. Theo mô hình Rostow, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia được chia thành năm giai đoạn và tương ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu
kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy. Ở xã hội truyền thống,
hoạt động nông nghiệp thuần túy và mang những đặc trưng nổi bật nhưng năng suất
thấp, không có tích lũy, tự cấp tự túc, sản lượng nông nghiệp có thể tăng do mở rộng
diện tích đất canh tác (quảng canh) hoặc bắt đầu có cải tiến về tưới tiêu, thủy lợi, giống
cây trồng mới. Đến các giai đọan sau, nông nghiệp được đầu tư KHKT và thương mại
hóa, giữ vai trò quan trọng trong nấc thang phát triển nhân loại.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nông nghiệp đã thu
hút đông đảo lực lượng lao động xã hội, chiếm khoảng 1/5 GDP cũng như kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Trong thời kì CNH - HĐH hiện nay, phát triển nông nghiệp đã
được quan tâm, đề cập đến trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành
trung ương Đảng, trong các tạp chí chuyên ngành các hội thảo khoa học và nghiên cứu

3


độc lập của nhà khoa học…ở một số các trường Đại học như Đại học sư phạm Hà Nội,
Đại học nông nghiệp I, Đại học nông lâm Thái Nguyên… bộ môn địa lí nông nghiệp
hay kinh tế nông nghiệp đã được đưa vào giảng dạy.
Những đánh giá cơ bản về thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm đổi
mới, vấn đề xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam kèm theo những dẫn chứng số
liệu thống kê về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 1986-2001 đã được đề
cập chi tiết, đầy đủ trong cuốn “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới 19862001” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc.

Nhóm tác giả Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn với “Nông
nghiệp vùng cao: thực trạng và giải pháp” đã tập hợp những bài viết có chọn lọc tại
Hội thảo quốc gia về nghiên cứu và phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng cao, Yên
Bái ngày 06/8/2002. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước đã đề cập đến thực trạng cũng như giải pháp thúc đảy sản xuất cây ăn quả, cây
công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản…phát triển nền nông nghiệp bền vững các tỉnh vùng
TDMNPB. Tiêu biểu như bài viết “thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển cây ăn
quả của vùng trung du miền núi phía Bắc” của tác giả Lê Hồng Sơn - Viện Quy hoạch
và thiết kế nông nghiệp đã đề cập cụ thể về hiện trạng sản xuất và phân bố các cây ăn
quả chủ yếu, thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và chính sách phát triển
cây ăn quả ở trung du miền núi phía Bắc, đề suất giải pháp cơ bản nhằm phát triển cây
ăn quả cho vùng.
Cuốn sách “Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố” xuất bản năm 2004
của tác giả Vũ Lăng Dũng đã nêu lên hiện trạng phát triển và xu hướng của ngành nông
nghiệp Việt Nam nói chung và 61 tỉnh thành phố cũng được đề cập khá cụ thể.
Tác giả Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) với hai cuốn sách “Địa lí kinh tế - xã hội
đại cương” (2005) và “Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam” (2013) đã đưa ra hệ thống
cơ sở lí luận và thực tiễn rất cụ thể vai trò của nông nghiệp trong hệ thống KT-XH và
đời sống con người nói riêng, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố nông nghiệp nói chung. Đặc biệt, trong cuốn “Địa lí nông lâm thủy sản Việt
Nam” (2013), tác giả đã phân tích cụ thể địa lí các ngành nông nghiệp và các vùng
nông nghiệp ở Việt Nam.

4


Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” của tác giả Vũ Đình Thắng xuất bản năm 2006
cũng đã trình bày tổng quan về hệ thống quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN và toàn bộ những vấn đề kinh tế học thuộc lĩnh vực
sản xuất và thương mại của nông nghiệp.

Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” xuất bản năm 2008 của
tác giả Đặng Văn Phan đã đề cập đến các vấn đề lí luận và thực tiễn của TCLTNN như
khái niệm, nhân tố và hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung, thực trạng
TCLTNN Việt Nam nói riêng ... Đây cũng là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra những
phân tích, nhận định về thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc.
Tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ trong cuốn “Giáo trình địa lí kinh tế xã hội
Việt Nam” (2011); Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên) cuốn “ Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt
Nam” tập I xuất bản năm 2009 đã phân tích và đánh giá sâu sắc các nguồn lực tự nhiên và
kinh tế xã hội đối với sự phát triển nông nghiệp và địa lí các ngành nông nghiệp Việt Nam.
Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là địa phương giàu tiềm năng, nền văn hoá
đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng thực trạng phát triển cho thấy chưa tương xứng với tiềm
năng hiện có. Đây là địa bàn thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản lí, các nhà
khoa học…Tác giả Lê Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về KT-XH của Vĩnh Phúc
nói chung và nông nghiệp nói riêng trong cuốn “Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”
tập II.
Huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc với cơ cấu kinh tế đặc trưng là nông nghiệp,
trong đó sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Do vậy, sản xuất nông nghiệp
luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước trong kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, với cách nhìn biện
chứng, luận văn phân tích đánh giá khách quan, khoa học những thành tựu phát triển
nông nghiệp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2015 và đề xuất một
số giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

5


3.1. Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn về nông nghiệp của Thế
giới và Việt Nam, luận văn tập trung đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển nông
nghiệp giai đoạn 2005-2015 huyện Vĩnh Tưởng, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, đề xuất các
giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, đáp ứng yêu
cầu CNH-HĐH đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về nông nghiệp dưới góc độ địa lí học
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
huyện Vĩnh Tưởng – tỉnh Vĩnh Phúc
- Phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2015
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp của huyện
Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
3.3. Giới hạn của đề tài
- Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và đánh giá sự phát triển nông
nghiệp trên toàn bộ địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, với 29 đơn vị hành
chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn 26 xã.
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập nhật trong
giai đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm 2020
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng và
hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20052015. Trong giới hạn nội dung nghiên cứu, đề tài chỉ tìm hiểu nông nghiệp theo nghĩa
rộng (bao gồm Nông nghiệp - Lâm nghiệp và Thủy sản) mà trọng tâm là tìm hiểu sự
phát triển và phân bố theo ngành, theo lãnh thổ (hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, vùng
chuyên canh).
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6


4.1. Quan điểm nghiên cứu

* Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ
Các hiện tượng địa lí kinh tế- xã hội rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá
trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng
đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều
tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Nhiệm vụ của khoa học
địa lí là tìm ra sự vận động và phân hóa của các hiện tượng địa lí ấy. vì vậy, đề tài vận
dụng quan điểm lãnh thổ để tiến hành nghiên cứu về sự phát triển và phân bố nông
nghiệp trên địa bần huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, có thể thấy được sự
phân hóa rõ rệt trong phát triển nông nghiệp giữa huyện Vĩnh Tường với các huyện
khác trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau
đó.
*Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bào gồm nhiều
phân hệ (hệ thống nhỏ) có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Chỉ cần một thay
đổi nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng đến hoat
động chung của hệ thống. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp huyện
Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc (tự nhiên, KT-XH) luôn tồn tại, vận động và phát triển
trong một không gian lãnh thổ nhất định và bao gồm nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi
nhân tố có một quy luật vận động và phát triển riêng, xong các nhân tố không tồn tại
độc lập mà có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau tạo lên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
Do đó khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác hay của
cả hệ thống. Vì vậy, khi xem xét cần phải đặt nó trong một hệ thống.
*Quan điểm kinh tế
Một trong những mục tiêu quan trọng của các nghiên cứu Địa lí học là góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chính vì vậy đây là quan điểm chỉ
đạo được xuyên suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Vận dụng quan điểm này
trong quá trình nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về sự phát
triển của nông nghiệp thông qua các tiêu chí: Động lực tăng trưởng nông nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn heo hướng công nghiệp hoá - hiện


7


đại hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, thu hút lao động, tạo thêm việc làm,
tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế …Từ đó có thể đưa ra định hướng và giải pháp
đúng đắn cho vấn đề nghiên cứu.
*Quan điểm lịch sử
Kinh tế luôn ở trạng thái vận động, biến động không ngừng theo sự phát triển
của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu luận
văn luôn quán triệt theo quan điểm lịch sử - viễn cảnh để thấy được sự phát triển nông
nghiệp của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc theo giai đoạn, lí giải nguyên nhân của
sự phát triển trong hiện tại. Từ đó, là cơ sở để nghiên cứu định hướng và giải pháp phát
triển trong tương lai. Theo quan điểm lịch sử, khi xem xét sự phát triển kinh tế, nghiên
cứu trong một thời gian liên tục từ quá khứ - hiện tại - tương lai, dự báo sự phát triển
của hiện tượng. Nói cách khác, các hiện tượng này có quán trình phát sinh, phát triển
và suy vong. Trong quá trình nghiên cứu, xem xét hay đánh giá cần phải đứng trên
quan điểm lịch sử.
*Quan điểm phát triển bền vững
Việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng được một cơ cấu nông nghiệp
hợp lí, linh hoạt trong mỗi giai đoạn phải gắn liền với chiến lược phát triển bền vững.
Việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả nhất trong quá trình phát triển và phân bố
nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH đem lại lợi ích cho nhân dân và góp phần thay đổi
cơ cấu kinh tế chung của huyện Vĩnh Tường -tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết, nhưng phải
sử dụng hợp lí và không làm ảnh hưởng đến tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học (phép duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử) và bám sát đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước trong quá
trình CNH-HĐH. Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng một số phương pháp
chủ yếu sau.
*Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệu thống kê

Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong
các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí kinh tế nói riêng. Các nguồn tài liệu liên
quan tới đề tài nghiên cứu được thu thập tương đối đa dạng, phong phú, bao gồm các

8


tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và cơ quan khác nhau. Trong
luận văn, tác giải sử dụng chủ yếu nguồn dữ liệu từ Niên giám thống kê của huyện, báo
cáo thường niên của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, tiến
hành các phương pháp nghiên cứu trong phòng với sự hỗ trợ của các phần mềm, xử lí
số liệu có đủ độ tin cậy phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài.
*Phương pháp phân tích hệ thống
Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh
Phúc được nhận biết thông qua phân tích mối liên hệ không gian, thời gian của các
ngành nông nghiệp. Ở đây tác giả chú ý đến các mối quan hệ tự nhiên và nhân văn, các
môi quan hệ nhân quả. Các giải pháp đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh, tổng
hợp để rút ra các hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lí phục vụ nghiên cứu nội dung đề
tài.
*Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một trong những phương pháp truyền thống của khoa học địa lí. Tác giả
vận dụng phương pháp này để khảo sát thực tế ở một số xã trong huyện để phát hiện
vấn đề và kiểm định các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau. Thực hiện
đề tài này, tác giả đã tiến hành quan sát, ghi chép, mô tả, chụp ảnh, quay phim, gặp gỡ
trao đổi với một số cơ sở ban ngành, các lãnh đạo, cách chuyên gia về những vấn đề
liên quan đến nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường
*Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của các
chuyên gia phòng kế hoạch đầu tư, các nhà khoa học trong lĩnh vực địa lí, lãnh đạo,
các cơ sở ban ngành huyện, các chuyên gia của Phòng nông nghiệp huyện.

*Phương pháp bản đồ và GIS
Bản đồ là những tài liệu tham khảo và cũng là sản phẩm của quá trình nghiên
cứu. Bản đồ dung để thể hiện thực trạng kinh tế, sự phân bố cảu các hiện tượng địa lí
kinh tế và các mối quan hệ lãnh thổ, trong không gian, các mối quan hệ giữa chúng và
những định hướng phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Do vậy, quá
trình thực hiện đề tài đã sử dụng bản đồ như một nguồn tư liệu quan trọng và cũng sử

9


dụng bản đồ như một phương tiện phản ánh các kết quả nghiên cứu về các vấn đề phát
triển và phân bố của nông nghiệp huyện Vĩnh Tưởng - tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Những đóng góp của đề tài
- Đúc kết và khái quát được cơ sở lí luận về nông nghiệp dưới góc độ địa lí học
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của nông nghiệp
huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, những lợi thế cơ hội cũng như những hạn chế,
thách thức.
- Đưa ra bức tranh phát triển và phân bố nông nghiệp ở huyện theo khía cạnh
ngành, lãnh thổ.
- Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị phát triển nông nghiệp hợp lí có
hiệu quả.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp huyện
Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường
- tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030


10


NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n
1.1.1. Các khái niệm và vai trò của nông nghiệp
1.1.1.1. Các khái niê ̣m về nông nghiê ̣p
Cơ cấ u nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – thủy sản còn theo nghĩa
hẹp, cơ cấu nông nghiệp là sự hợp thành của trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
TCLTNN là một hệ thống các liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp
nông nghiệp và các lãnh thổ nông nghiệp dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới
nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử
dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về ĐKTN, kinh tế, nguồn lao động
và đảm bảo năng suất xã hội cao nhất.
1.1.1.2. Vai trò
Về mă ̣t lí luận, vai trò của nông nghiệp được thể hiện chủ yếu ở một số điểm sau đây:
a. Nông nghiê ̣p đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực - thực phẩm phục vụ nhu
cầu cơ bản của con người
Sự ổn định bước đầu của dân số thế giới từ khi loài người biết trồng trọt và tạo
được cơ sở lương thực, thực phẩm. Với sự phát triển của KHKT, nông nghiệp ngày
càng được mở rộng, các giống cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng và phong phú.
C.Mác đã khẳng định: “Con người trước hết phải có ăn rồ i sau đó mới nói đến các
hoạt động khác, … Nông nghiệp là ngành cung cấ p tư liệu sinh hoạt cho con người, ...
và việc sản xuấ t ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự sống của họ và của
mọi liñ h vực sản xuất nói chung”
b. Nông nghiê ̣p có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt cung
cấ p nguyên liệu để phát triể n công nghiê ̣p, tiể u thủ công nghiê ̣p

Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công
nghiệp chế biến. Đă ̣c biệt, đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là
bộ phận đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

11


Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều ngành công
nghiệp và ngược lại, thông qua công nghiệp chế biến, sản phẩm nông nghiệp tăng lên
nhiều lần về giá trị cũng như khả năng cạnh tranh.
c. Nông nghiê ̣p là ngành cung cấp lao động cho các ngành khác và nguồ n vốn
lớn cho phát triển kinh tế
Đây là xu hướng có tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch lao động theo ngành
trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp là khu
vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế khác. Trong giai đoạn
đầu của CNH, phần lớn dân cư hoạt động trong khu vực I và cư trú ở nông thôn. Quá
trình CNH, ĐTH, một mă ̣t tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động và mặt khác, việc áp dụng
KHKT trong nông nghiệp góp phần tăng nhanh năng suất lao động, tạo nguồn lao động
dư thừa bổ sung cho công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
Có thể khẳng định, hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp luôn luôn giữ
vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trên 40% lao động thế giới đang tham gia sản xuất
nông nghiệp (trong đó: ở các nước phát triển dưới 10%, các nước đang phát triển từ 30
- 70%) và tạo ra 4% GDP toàn cầu (ở các nước phát triển là 2%, các nước đang phát
triển là 27%, có những nước trên 50%).
d. Nông nghiê ̣p trở thành thi ̣trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm của các ngành
kinh tế khác
Nông nghiệp vừa là thị trường đầu vào, vừa là đầu ra của các ngành kinh tế khác.
Mă ̣c dù thu nhập của người lao động không cao như các lĩnh vực kinh tế khác nhưng ở
các nước đang phát triển với ưu thế về quy mô dân số, nông nghiệp và nông thôn thực

sự là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Bởi le,̃ sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ chủ
yếu dựa vào thị trường trong nước, mà trước hết là nông nghiệp và nông thôn. Nông
nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành nghề của dân cư. Đời sống
dân cư nông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và đạt
tốc độ tăng trưởng cao thì nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ
rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, sự thay đổi về nhu cầu trong
nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp tới quy mô sản xuất của các ngành phi
nông nghiệp.

12


e. Nông nghiê ̣p tham gia trực tiế p vào khai thác có hiê ̣u quả ĐKTN và TNTN, góp
phần vào việc gìn giữ cân bằ ng sinh thái, bảo vệ TNTN và môi trường, đảm bảo an
ninh quốc phòng
Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc sử dụng thường xuyên đất đai,
nguồn nước, các loại hoá chất ..., với việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng,
phủ xanh đất trống, đồi trọc ... Điều đó, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Do vậy, việc
bảo vệ nguồn TNTN, môi trường sinh thái còn là điều kiện để sản xuất nông nghiệp có
thể phát triển và đạt hiệu quả cao.
Đối với vấn đề an ninh quốc phòng, không thể không đề cập đến ngành thủy sản
trong việc gìn giữ chủ quyền quốc gia ở vùng biển - đảo [10], [12].
1.1.2. Đă ̣c điểm của sản xuất nông nghiệp
Mỗi ngành kinh tế có những đă ̣c điểm riêng biệt. Nông nghiệp là một trong hai
ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Nghiên cứu các đă ̣c điểm của nông nghiệp
có vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển, hoạch định chính
sách và tiến hành các biện pháp quản lý có hiệu quả. Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp
có những đă ̣c điểm nổi bật sau đây:
1.1.2.1. Đấ t trồng là tư liê ̣u sản xuấ t chủ yếu và đặc biê ̣t
Trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu

sản xuất chủ yếu, đă ̣c biệt và không thể thay thế.
Đất là tư liệu sản xuất đă ̣c biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Xét trên khía cạnh đối tượng lao động, đất chịu sự tác động của con người thông
qua việc làm đất (cày, bừa…) để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển; còn xét trên
khía cạnh tư liệu lao động, đất là công cụ lao động. Cho nên, số lượng và chất lượng đất
quy định lợi thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của mỗi vùng, hướng sử dụng đất quyết
định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Thông qua đất, các tư liệu sản xuất khác
mới tác động được đến cây trồng và con người mới sử dụng đất có hiệu quả để tạo ra sản
phẩm.
Đất sử dụng trong nông nghiệp với tư cách như tư liệu sản xuất gồm độ phì tự
nhiên (phụ thuộc vào ĐKTN liên quan tới vị trí địa lí của lãnh thổ) và độ phì kinh tế
(hình thành trong quá trình sản xuất của con người và phụ thuộc vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất). Việc sử dụng hợp lý đất có ý nghĩa đă ̣c biệt đối với độ phì

13


×