Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 115 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





ĐÀO THỊ LAM HỒNG




ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN









LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ













THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐÀO THỊ LAM HỒNG



ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10








Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Đỗ Quang Quý








Thái Nguyên - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa (ĐTH) là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của tất cả các
quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, quá trình CNH, hiện đại hoá, đô
thị hoá tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh đã làm cho bộ mặt
các đô thị ở nước ta thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, mặt trái
của quá trình ĐTH cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề tạo
việc làm cho nông dân bị mất đất, phương thức đền bù khi giải phóng mặt
bằng, cách thức di dân, dãn dân đang phát sinh ngày càng phức tạp. Nếu

không có một chiến lược cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và khó
khăn trong quá trình giải quyết những vấn đề đó.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những KCN, khu chế xuất, các trung
tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những
ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo thuận lợi cho việc
ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống. ĐTH kích thích và tạo cơ
hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các
phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính
đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu
hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá.
Sự hình thành các KCN, khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới trong
những năm qua tại huyện Phú Bình đã bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt hơn, chính
nhờ các KCN sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết được nhiều việc làm cho
nhiều lao động địa phương nói riêng và lao động trong tỉnh Thái Nguyên nói
chung làm cho đời sống của người dân đang từng bước được cải thiện. Tuy
nhiên, đồng thời với việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân
thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người dân
sau khi cắt phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng sẽ ra sao? là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

2
những vấn đề cần được phân tích, tìm hiểu để đưa ra phương hướng giải quyết.
Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với sự
phát triển nông nghiệp của huyện Phú Bình, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình -
Tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng của quá trình của đô thị hoá ảnh hưởng phát triển

nông nghiệp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất một số giải pháp
giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn những ảnh hưởng của quá trình đô
thị hoá đến phát triển nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng để tìm ra những mặt tích cực cũng như những tiêu
cực mà quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.
-
Đ
ề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những ảnh hưởng của đô
thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình
2. Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại huyện
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Phú Bình
4. Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại
5. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

3
3.2.Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tập trung vào 03 xã là
xã Dương Thành, Thanh Ninh, Điềm Thuỵ là các xã có cụm công nghiệp, hệ
thống kênh mương, đường giao thông lớn nhất.
3.3. Thời gian nghiên cứu

Những số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2008-2010. Số liệu sơ
cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn hộ nông dân năm 2010.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình
- Thực trạng về dân số, lao động và việc làm huyện Phú Bình
- Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang lại
cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,
luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của xu hướng đô thị hoá
đối vớí phát triển nông nghiệp hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, đồng
thời đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nông dân, cho huyện và cho tỉnh
nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô
thị hoá mang lại.
5. Bố cục của luận văn
- Phần Mở đầu
+ Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
+ Chương II: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
+ Chương III: Giải pháp đối với ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến phát triển
nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phần Kết luận và kiến nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

4





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

4
Chƣơng 1
TỔ NG QUAN TI LIU NGHIÊN CU V
PHƢƠNG PHÁ P NGHIÊN CƢ́ U

1.1.Cơ sở khoa học
1.1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị
a. Khái niệm về đô thị

Trong tiếng Việt, có nhiều từ chỉ khái niệm “đô thị”: đô thị, thành phố, thị
trấn, thị xã Các từ đó đều có 2 thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức
năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ, nơi buôn bán, biểu hiện của phạm
trù hoạt động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động
qua lại trong quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm dân cư sống phi nông
nghiệp và làm chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị -
kinh tế của một khu vực lớn nhỏ, là những tiêu chí cơ bản đầu tiên để định hình
đô thị [11].
Ở Việt Nam, theo nghị định 72/2001/NĐ/CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ
quyết định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu chuẩn sau
[7].
Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
Thứ hai, đặc điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu 4000
người trở lên.

Thứ ba, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

5
lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất và dịch vụ
thương mại phát triển.
Thứ tư, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu
phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị.
Thứ năm, có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất
và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/ km
2
trở lên.
b. Phân loại đô thị

Ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra
quyết định về phân cấp, phân loại đô thị. Đô thị nước ta chia làm 5 loại.
- Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu người trở lên,
mật độ 15.000 người/km
2
.
- Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu người, mật
độ 12.000 người/km
2
.
- Đô thị loại 3: là đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35 vạn
người, mật độ 10.000 người/km
2

- Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10
vạn


người (vùng núi có thể thấp hơn), mật độ 8000 người/km
2
.

- Đô thị loại 5: là đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội,
hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc
đẩy sự phát triển của một huyện. Dân số từ 4 nghìn đến 3 vạn (vùng núi có thể
thấp hơn).
c. Chức năng của đô thị

Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

6
khác nhau, nhìn chung có mấy chức năng chủ yếu sau [8].
* Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển
kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán.
Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công
nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa
dạng hoá. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ thuyền
và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
* Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng
với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại là
những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng
xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính
những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại thay đổi.
* Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải
trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các
trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.

* Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhẳm hướng nguồn lực vào
mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân
tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến
những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phương phải
có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị.
d. Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị

Ngoại thành ngoại thị là vành đai chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của
nội thị và nằm trong giới hạn hành chính thành phố, thị xã. Theo nghị định
72/2001/NĐ - CP ngày 5/10/2001, vùng ngoại thành, ngoại thị là một phần
đất đai của đô thị nằm trong giới hạn hành chính của đô thị [7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

7
Vùng ngoại thành ngoại có các chức năng sau:

Một là, dự trữ đất đai để mở rộng, phát triển nội thành nội thị.

Hai là, sản xuất một phần lương thực, thực phẩm, rau quả tươi sống phục vụ
cho nội thành, nội thị.
Ba là, bố trí công trình kỹ thuật đầu nối tập trung mà nội thị không bí trí được. Bốn
là, xây dựng mạng lưới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ, môi sinh,môi
trường.
1.1.1.2. Đô thị hoá
a. Khái niệm đô thị hoá

Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình ĐTH và
đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan
trọng và dự báo tương lai của quá trình này.

“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và
việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những
dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị [3]. Theo
khái niệm này thì quá trình ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị.
Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc
gia.
Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên
thì sẽ không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của
ĐTH cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các
nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã
hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức
sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới - phương thức đô thị. Đây là
một quá trình song song với sự phát triển CNH và CM KHCN [11
].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và
điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo
chiều sâu trên cơ sở HĐH cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
* Phân loại quá trình ĐTH:
Quá trình ĐTH diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại [15]:
- Quá trình ĐTH ở các nước đã phát triển: đặc trưng cho sự phát triển
này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những
ảnh hưởng xấu của quá trình ĐTH. ĐTH diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát
triển, mang tính tự nhiên.

- Quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không
đi đôi với CNH (trừ một số nước công nghiệp mới - NIC). Sự bùng nổ dân số đô
thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc
về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn.
* Quá trình ĐTH diễn ra theo 2 xu hướng

- ĐTH tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn
lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập
trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul, Điều này sẽ dẫn
đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi
thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh vực vẫn
chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập
giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái.
- ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt
động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo
nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

9
công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công
nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển
sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực
kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng này sẽ đảm bảo cân bằng sinh
thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông
thôn.
b. Tính tất yếu của đô thị hoá
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi
chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con
đường CNH thì đều gắn liền với ĐTH.

Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình
công nghiệp hoá TBCN và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền
kinh tế theo hướng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và
dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP.
Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.
Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình
chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và
không thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công
nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
1.1.1.3.Phát triển nông nghiệp
a. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú. Nông dân sống ở khu vực
nông nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi
trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học kỹ
thuật còn lạc hậu. Đại bộ phận, xét một cách tổng thể, các nước đang phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

10
và kém phát triển có trên 80% dân số và 70% lao động xã hội tập trung ở nông
với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ lao động
thấp. Người nông ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa là những người tiêu
thụ sản phẩm của chính bản thân họ làm ra. Bởi vậy, tính phối hợp liên ngành
(cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn ở mức độ thấp, đóng góp từ
khu vực nông nghiệp và thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định.
b. Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển. Bởi vì các nước này đa số người dân sống dựa
vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính
phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng

suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi
lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực
cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp
còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế . Để đáp ứng nhu cầu lâu
dài của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực ở khu vực thành thành thị sẽ
không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng nâng suất lao động trong nông
nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp
ứng cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là
ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Khu vực công nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát
triển kinh tế, có ý nghĩa lớn là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Theo
Timer-1988, Morris và Adelma -1981 từ kinh nghiệm thực tế của thế kỷ XIX và
nhất là thập kỷ gần đâycho thấy, phát triển nông nghiệp là một điều kiện tiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

11
quyết cho sự thành công của công nghiệp hoá (do tích luỹ từ công nghiệp mang
lại) hình thành và phát triển thị trường trong nước, giải quyết việc làm ở nông
thôn trong thời gian đầu, hạn chế áp lực làm chậm quá trình công nghiệp hoá
…Để đạt được như vậy thì điều kiện đầu tiên quan trọng nhất là ta phải thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một nhiệm vụ rất quan
trọng của nền kinh tế quốc dân.
c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là bộ phận cấu thành rất quan
trọng của nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế
–xã hội ở nước ta. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là tổng thể của kinh
tế bao gồm mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và

quan hệ sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trong những khoảng thời gian
và điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói
chung đã và đang có sự khởi sắc, sản xuất phát triển đời sống nhân dân được cải
thiện. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu ngành, theo vùng, lãnh thổ, theo các
thành phần kinh tế, theo cơ cấu kỹ thuật – công nghệ hướng tới nền sản xuất
hàng hoá và đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.
Thế nhưng ở trong phạm vi của từng vùng trong nước thì không hẳn thế.
Do có sự phát triển không đều giữa các vùng trong nước, quá trình đó diễn ra ở
các vùng không giống nhau: ở vùng kinh tế phát triển , quá trình đó diễn ra theo
trình tự chung còn ở vùng kinh tế kém phát triển, quá trình đó có thể bắt đầu từ
việc phá thế độc canh hoá chuyển sang đa canh lúa, màu phát triển chăn nuôi và
bước tiếp theô là phát triển các ngành nghề tiều, thủ công nghiệp và dịch vụ. Xu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

12
hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là: tỷ
trọng nông nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
1.1.1.4. Vai trò của đô thị và đô thị hoá trong quá trình phát triển nông nghiệp
a. Tác động tích cực của đô thị và quá trình đô thị hoá đối với sự phát triển
nông nghiệp
Một là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ
trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp phần làm
thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây có
giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện
tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn đang được

tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp
thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi.
Hai là, ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang được thực hiện với
chủ trương “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và nâng cao đời sống của người nông dân. Do đó mà hệ thống giao thông
vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước cũng sẽ được cải
tiến về quy mô và chất lượng.
Ba là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô thị
ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản xuất
hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ thuật
cần thiết cho người nông dân như thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

13
học hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất
lượng tốt, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế
biến và thị trường trong ngoài nước.
Bốn là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các vùng lân
cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra
nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng
cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người/ tháng tăng lên thì nhu
cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu
dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân cư được cải thiện
đáng kể.
b. Những mặt hạn chế của quá trình đô thị hoá
Bên cạnh những mặt tích cực, tạo điều kiện thuận lợi đối với sản xuất và
đời sống con người, quá trình đô thị hoá cũng có những mặt hạn chế đó là:

- Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một
bộ phận nông dân bị mất đất canh tác, mất tư liệu sản xuất chủ yếu, thiếu hoặc
mất việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn.
- Hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị lớn, thậm chí cực lớn,
gây mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư. Những hộ nông dân bị thu
hồi đất do phát triển công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng di cư từ
nông thôn ra thành thị tìm việc làm.
- Gia tăng các tệ nạn xã hội và làm tăng ô nhiễm môi trường mất cân bằng
sinh thái. Tài nguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, làm giảm diện
tích cây xanh và mặt nước, gây ra ngập úng; Tăng cường khai thác nước phục vụ
sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ v.v…làm suy thoái tài nguyên nước; gia tăng các
chất thải rắn, lỏng, khí từ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ; nhiều nhà máy, xí
nghiệp gây ô nhiễm mô trường lớn v.v…
- Thay đổi các tập quán, lối sống, phương thức kiếm sống là kết quả tất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

14
yếu của quá trình đô thị hoá. Sự thay đổi đó cùng với sự gia tăng số lượng dân cư
và các hình thức quần cư, gia tăng các nhu cầu y tế, giáo dục, giải trí góp phần
làm cho phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh chóng; tỷ lệ thất nghiệp và các vấn
đề xã hội khác (trộm cắp, nghiện hút, mại dâm ) cũng gia tăng.
- Thay đổi hình thái kiến trúc. Tại các vùng nông thôn các nhà mái ngói
truyền thống đang được thay dần bằng các nhà kiểu thành thị.
1.1.2. Kinh nghiệm thực tiễn đô thị hoá trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình đô thị hoá trên thế giới
Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày một
tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia nghiên cứu
về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém
phát triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng dân số đô thị trên

tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so
với các quốc gia phát triển.
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn
ĐVT: %
Năm
Khu vực
1950
1970
1990
2000
Thế giới
29,7
36,7
43,7
47,4
Khu vực phát triển
54,99
66,7
73,7
76,1
Khu vực kém phát triển
77,8
25,1
34,7
40,5
Khu vực kém phát triển nhất
7,1
12,7
20,1
25,4

Nguồn: World urbanization prospect: 1996, New York 1997


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

15
Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỉ lệ dân số đô thị
toàn thế giới là từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17.8% lên
40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% lên 76,1%.
Hiện tại tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là 45%,
Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong
1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần
lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống
ở các đô thị [8].
1.1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới
a. Đô thị hoá ở Ấn độ [6]
Là một nước đông dân cư đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, năm
2000 dân số của Ấn độ đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ người và kéo theo nó là nhu cầu
nhà ở cũng rất cao. Ở một số thành phố lớn, vấn đề nhà ở càng trở nên nổi cộm.
Do vậy, việc phát triển nhà để đáp ứng nhu cầu nhà ở Ấn độ nói chung và nhà ở
các đô thị nói riêng trong quá trình đô thị hoá đã được Chính phủ Ấn độ rất quan
tâm. Chương trình phát triển nhà ở để đáp ứng cho nhu cầu đô thị hoá của Ấn độ
được chia theo các kế hoạch 5 năm:
- Kế hoạch lần thứ nhất (1951 - 1956), Ấn độ chủ trương xây dựng các
văn phòng, nhà ở cho các nhân viên Chính phủ và các công chức Nhà nước.
- Kế hoạch lần thứ hai (1956 - 1961), Phạm vi của chương trình nhà ở cho
người nghèo được mở rộng trong phạm vi cho tất cả công nhân.
- Kế hoạch lần thứ ba (1961 - 1966) vạch ra định hướng chung cho
chương trình nhà ở cho nhóm dân cư có thu nhập thấp.
- Kế hoạch lần thứ tư, Sự phát triển đô thị cân đối được coi là ưu tiên hàng

đầu trong (1969 - 1974).
- Kế hoạch lần thứ năm (1974 - 1979), kế hoạch trước về phát triển các đô
thị nhỏ ở các trung tâm đô thị mới để giảm sức ép dân số lên các thành phố lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

16
trong quá trình đô thị hoá.
- Kế hoạch lần thứ sáu (1980 - 1985) là những chính sách kết hợp giữa
dịch vụ với nhà ở, đặc biệt nhà cho người nghèo.
- Kế hoạch lần thứ bảy (1985 - 1990) giao trách nhiệm về xây dựng nhà
cho khu vực tư nhân.
Chính phủ có vai trò hỗ trợ cho những người nghèo giúp họ tăng thêm thu
nhập; giải phóng mặt bằng và tăng cường đất đai và dịch vụ cho nhân dân.
b. Đô thị hoá ở Seoul – Hàn Quốc [6]
Trong vòng hơn 40 năm qua (1953 - 2001), Hàn Quốc thực hiện công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, làm nên "Sự thần kỳ kinh tế trên sông Hàn". Công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đã tạo điều kiện cho sự hình thành các khu đô thị,
thành phố mới. Tốc độ đô thị hoá tại các thành phố lớn ở Hàn Quốc rất cao, là
kết quả của việc phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp, các tổ hợp nhà
máy lớn ở Seoul và các thành phố lớn khác.
Seoul, thủ đô Hàn Quốc là thành phố đông dân cư thứ tư trên thế giới, với
10,97 triệu dân. Dân số riêng Seoul chiếm 1/4 dân số Hàn Quốc, trong khi đó
diện tích Seoul là 605,3 km
2
, chỉ chiếm 0,6% diện tích Hàn Quốc. Mật độ dân số
cao (trên 18.000 người/ km2) là vấn đề xã hội nhức nhối của Seoul, đòi hỏi phải
có chính sách phát triển và quy hoạch phù hợp. Hiện tại, do sản xuất phát triển
nên vẫn tồn tại khuynh hướng nông thôn di cư mạnh ra các khu vực đô thị thuộc
Seoul để kiếm việc làm và có cuộc sống đô thị, làm mật độ dân số tại thủ đô

Seoul ngày càng cao.
Từ năm 1971, Chính phủ Hàn Quốc đặt trọng tâm quản lý đô thị ở Seoul
vào việc ngăn không để dân số và diện tích đô thị tăng một cách tự nhiên và đã
quyết định thành lập một vành đai xanh bao quanh thủ đô, có diện tích khoảng
160 km2. Trong phạm vi vành đai xanh, Chính phủ không cho phép xây dựng
các cơ sở công nghiệp và các khu đô thị. Thực tế ở khu vực vành đai xanh, chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

17
có các hoạt động dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Từ đó cho đến nay, diện tích
của Seoul cơ bản không tăng, giữ ở mức 605,3 km2. đồng thời với việc lập vành
đai xanh, Chính phủ Hàn Quốc đã quy hoạch và xây dựng tổng cộng 16 khu
công nghiệp và dân cư mới (các thành phố vệ tinh) xung quanh thủ đô. Mỗi
thành phố vệ tinh có khoảng cách tới trung tâm Seoul khoảng 10 - 45 km. Mục
đích xây dựng các thành phố vệ tinh là nhằm thực hiện công nghiệp hoá, giảm
các áp lực tăng dân số ở khu Seoul cũ. Mỗi thành phố vệ tinh được xây dựng đều
là khu đô thị mới, cung cấp chỗ ở và các tiện nghi sinh hoạt có liên quan cho
khoảng 350 nghìn đến 460 nghìn dân; hoặc là khu công nghiệp tập trung với các
nhà máy lọc dầu, hoá chất Là các nhà máy có thể gây ô nhiễm môi trường
trong quá trình xây dựng và hình thành các thành phố vệ tinh, Chính phủ Hàn
Quốc luôn đóng vai trò chủ đạo, làm chủ đầu tư. Hai thành phố vệ tinh đầu tiên
được xây dựng năm 1960 là khu công nghiệp hoá dầu Ulsan và khu dân cư
Seong Nam. Tiếp theo, vào đầu năm 1970, với chính sách ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng và hoá chất, Chính phủ Hàn Quốc đã cho xây dựng một số tổ hợp
công nghiệp lớn, có các khu dân đi theo như Chang won, Yeocheon và Kumi,
đến cuối năm 1970 là thành phố vệ tinh Ascal. Cùng với việc xây dựng các thành
phố vệ tinh này, Chính phủ Hàn Quốc đã dời các nhà máy thuộc hai lĩnh vực kể
trên cùng toàn bộ lao động và gia đình của họ ra khỏi nội thành, giảm được mật
độ dân số và giải quyết được nạn ô nhiễm môi trường có thể có bên trong thủ đô.

Trong thời kỳ 1970 - 1980, dân số tại các thành phố lớn ở Hàn Quốc, đặc
biệt là Seoul tăng rất nhanh do làn sóng người từ các vùng nông thôn nhập cư
vào thành phố. Hiện tượng thiếu nhà ở trở nên nghiêm trọng tại các đô thị, đặc
biệt là thủ đô Seoul. Chính phủ Hàn Quốc khi đó đã xây dựng hai khu dân cư lớn
- hai thành phố vệ tinh: Sanguedong và Mokdong ở ngoại ô Seoul để giải quyết
tình hình trên. Mỗi khu dân cư này có thể cung cấp chỗ ở và các dịch vụ liên
quan cho khoảng 250.000 dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

18
Vào cuối những năm 1980, do hiện tượng giá đất tăng vọt và thiếu đất để
xây dựng và phát triển, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định xây dựng các thành
phố vệ tinh mới ở xa trung tâm thủ đô Seoul, bên ngoài vành đai xanh. Tháng
4/1989, Chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch xây dựng 5 thành phố vệ tinh:
Bundang ở phía nam Seoul, Hasan ở phía tây bắc và 3 thành phố vệ tinh khác là:
Pyung Chon, San Bon và Joong Dong ở phía nam Seoul. Năm thành phố vệ tinh
này được xây dựng, cung cấp nơi ở và các dịch vụ cần thiết khác cho cuộc sống
của khoảng 2 triệu dân, làm giảm các áp lực kinh tế và xã hội do dân số tăng ở
thủ đô Seoul một cách đáng kể.
Nhờ nỗ lực xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, các
thành phố vệ tinh ở ngoại ô Seoul, Hàn Quốc đã giữ được thủ đô của mình là
một trong các thủ đô đẹp và hiện đại nhất thế giới.
c. Đô thị hoá ở Nhật Bản [11]
Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới,
cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong quá trình đô thị hoá, song đồng thời
cũng phải đương đầu với rất nhiều vấn đề do quá trính này nảy sinh ra.
Vào năm 1945, sau chiến tranh thế kết thúc, dân cư thành thị ở Nhật Bản
mới chiếm khoảng 30% dân số, thì vào năm 1985, chỉ riêng ba khu thành phố
lớn: Tokyo, Keihshin và Chuyoky với khoảng cách giữa chúng chưa tới 400 km

mà chiếm tới gần 50% dân số toàn quốc. Còn hiện nay số cư dân sống ở đô thị
của Nhật Bản đã chiếm tới khoảng 80% dân số. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
về quy mô, thì số lượng các thành phố cũng tăng. Năm 1957, Nhật Bản mới có
501, thì năm 1987 con số này lên tới 625 thành phố. Về tổng thể, sự phát triển
nhanh chóng của các thành phố Nhật Bản theo mô hình gia tăng dân số, hoàn bị
và phát triển lại các khu vực đô thị vốn có. Nhưng nhìn chung, sự phát triển này
nghiêng về phái thành phố ra đời từ những khu vực trước kia là nông thôn - ở đó
sự thâm nhập đô thị vào nông thôn diễn ra một cách nhanh chóng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

19
1.1.2.3. Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam
Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam được chia ra thành các giai đoạn phát
triển như sau:
- Trước năm 1954: đô thị Việt Nam đóng vai trò trung tâm hành chính,
giao lưu thương mại phục vụ cho sự cai trị của bọn thực dân; sản xuất công
nghiệp nhỏ bé. Những thành phố nổi tiếng thời phong kiến: Hà Nội, Phố cổ Hội
An, Thành Gia định.
- Thời kỳ 1955 – 1965, quá trình đô thị hoá đã diễn ra hai xu hướng khác
nhau: xu hướng đô thị hoá nhằm nâng cao đời sống nông thôn và thành thị kết
hợp với công nghiệp hoá và phát triển giáo dục và y tế toàn dân. đó là thời kỳ 10
năm đô thị hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955 – 1965). Ngược lại ở miền
Nam Việt Nam đã diễn ra xu hướng đô thị hoá nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt của quân đội Mỹ và tầng lớp thị dân trong vùng Mỹ chiếm đóng, lấy mục
tiêu quân sự để thiết lập hệ thống phường, xã nội đô, vùng ven và ngoại ô, thi
hành chính sách di dân ép buộc trong quá trình đô thị hoá, dùng bom đạn tàn phá
nhiều vùng nông thôn để tạo ra áp lực di dân cơ học vào đô thị. đó là thời kỳ 10
năm đô thị hoá cưỡng bức ở miền Nam Việt Nam.
- Từ năm 1965 đến khi đất nước hoàn toàn được giải phóng vào ngày

30/4/1975, chiến tranh đã tàn phá nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, nhiều vùng
dân cư nên trong thời gian đó quá trình đô thị hoá hoàn toàn bị ngừng lại.
- Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, để phù hợp với tiến trình chung
của cả nước, chúng ta đã tiến hành điều chỉnh sự phân bố các khu công nghiệp
và dân cư nhằm tạo ra phân bố lại lực lượng sản xuất. Chức năng từng đô thị
được xác định nhằm khai thác tiềm năng của từng đô thị. Hệ thống đô thị được
hình thành trên khắp cả nước với đủ các loại hình: đô thị công nghiệp, đô thị
cảng, đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị tổng hợp, song quy mô các đô
thị còn bé.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

20
Trong điều kiện của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, qúa trình đô thị hoá
diễn ra chậm chạp, đời sống dân cư đô thị gặp nhiều khó khăn: thiếu điện, thiếu
nước, thiếu lương thực.
- Giai đoạn 1986 đến nay, đại hội đảng lần thứ VI (năm 1986) đánh dấu
một bước khởi đầu phát triển quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước được xác lập
thay thế cho mô hình kế hoạch hoá tập trung. Chính sách đổi mới đã tạo điều
kiện nhanh chóng giải phóng lực lượng sản xuất; sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm nhanh chóng đưa nền kinh
tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, chậm phát triển. Quá trình đô thị hoá
bắt đầu khởi sắc và diễn ra với tốc độ nhanh. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế
và đô thị hoá không còn là mối quan hệ một chiều như trước (sự phát triển kinh
tế dẫn đến đô thị hoá) mà đô thị hoá đã có tác động trở lại quá trình phát triển
kinh tế. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá đến phát triển kinh tế đã được thể
hiện rất rõ nét.
Năm 1990, cả nước có 461 đô thị, 3 thành phố trực thuộc Trung ương. đến
năm 2002 cả nước đã có 651 đô thị, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung

ương, 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh và 565 thị trấn. Dân số đô thị năm
1990 chỉ khoảng 13 triệu người, chiếm chưa đến 20% tổng dân số thì năm 2002
đạt khoảng 20,2 triệu người, chiếm 25,4% tổng dân số. Tăng dân số đô thị 0,5
triệu người/năm (4,2%/năm). Ở đồng bằng ven biển, năm 1990 bình quân
khoảng 900 km2 diện tích tự nhiên có 1 đô thị, đến năm 1998 đạt khoảng 700
km2 có một đô thị. Ở Trung du và miền núi năm 1990 cứ 1200 km2 có 1 đô thị,
đến năm 1999 là 1000km2 có 1 đô thị [5]. đặc biệt từ năm 2000 đến nay, đô thị
hoá ở nước ta đã diễn ra với tốc độ nhanh. Tính đến 31/12/2004, cả nước có 25
thành phố trực thuộc tỉnh, 42 quận, 59 thị xã, 536 huyện, 1.181 phường, 583 thị
trấn, 9.012 xã. đến cuối năm 2005, cả nước có 679 đô thị, tăng gấp 1,4 lần so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

21
năm 1990, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 87 thành phố trực
thuộc tỉnh, 587 thị trấn. Hệ thống đô thị của ta rải đều trên khắp lãnh thổ với đủ
các loại hình: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị hành chính, đô thị du lịch,
đô thị tổng hợp. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô các đô thị còn nhỏ bé, cơ sở hạ
tầng còn nhiều bất cập. Theo dự tính của Chính phủ trong Quyết định phê duyệt
định hướng quy hoạch đô thị Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 10 ngày
23/1/1998), dân số đô thị năm 2010 là 30,4 triệu người (chiếm 33% dân số cả
nước) và năm 2020 dân số đô thị là 46 triệu người (chiếm 45% dân số chung).
Diện tích đô thị từ 0,2% trong tổng diện tích cả nước năm 1998 sẽ tăng lên
0,35% năm 2000, dự tính năm 2010 sẽ là 0,74% và năm 2020 diện tích đô thị cả
nước sẽ là 460.000 ha, chiếm 1/4 diện tích tự nhiên cả nước. Dân số chung Việt
Nam năm 2020 sẽ là 103 triệu người, dân số đô thị là 46 triệu người (chiếm 45%
dân số cả nước), bình quân hàng năm tăng 1,56 triệu người dân cư đô thị [5].
Trên thực tế, hệ thống đô thị Việt Nam vào thời điểm năm 1998 mới có
trên 630 đô thị, nhưng đến nay đã có trên 730 đô thị. Như vậy, sau 10 năm tăng
thêm 100 đô thị, tức là trung bình 1 năm tăng thêm 10 đô thị, một tháng có một

đô thị ra đời. đây là một sự phát triển vào loại nhanh nhất khu vực và thế giới
[9].
Từ nay đến năm 2020 có nghĩa là trong vòng 20 năm tới, Việt Nam phải
chung sống với các quốc gia trong một môi trường cạnh tranh ác liệt vì sự tiến
bộ của xã hội loài người do các mặt phát triển nhanh và tác hại lớn của quá trình
toàn cầu hoá tác động. Mục tiêu của Nhà nước ta cho đến năm 2010 hướng tới là
sẽ đạt hạ mức giảm lao động nông nghiệp chỉ còn 50% và đến 2020 phấn đấu hạ
mức lao động nông nghiệp thấp hơn nữa (các nước công nghiệp phát triển hiện
nay có tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 2% đến 6% so với dân số chung). đồng thời
Nhà nước ta còn đề ra mục tiêu cho năm 2010 là công nghiệp đạt tới 40 – 41%,
dịch vụ 42 – 43% và nông nghiệp khoảng 16 – 17% của tỷ trọng GDP trong toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

22
quốc [5].
1.1.2.4. Bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc giải quyết những
ảnh hưởng của đô thị hoá đối với nông nghiệp, nông thôn
a. Kinh nghiệm của thành phố đà Nẵng
Năm 1997, đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương; đến cuối năm 2003 được Chính phủ xếp hạng là đô thị loại 1 cấp Quốc
gia. Bên cạnh những kết quả to lớn do quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển các khu công nghiệp tập trung, chỉnh trang đô thị đem lại, là tình trạng hàng
chục nghìn người thiếu việc làm, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp phải
chuyển sang ngành nghề khác. Riêng năm 2004, quận Hải Châu huyện Hoà
Vang với tổng diện tích đất sản xuất bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng là gần
1000 ha. Tổng số hộ phải di dời, giải toả ở các địa phương nói trên là 12.694 hộ,
gần 60.000 khẩu, lao động bị mất việc làm là 4.893 người.
Qua khảo sát của Sở Lao động – Thương binh xã hội thành phố đà Nẵng
về tình hình việc làm và đời sống của 5.753 hộ với 15.804 lao động (trong đó có

3.537 lao động nông – ngư nghiệp) nằm trong diện tích bị thu hồi đất sản xuất,
di dời giải toả giai đoạn 2000 – 2003 có khó khăn về việc làm cho thấy tình trạng
việc làm của lao động có các dạng: đã ổn định việc làm chiếm 52,22%, có việc
làm không ổn định chiếm 17,07%, không có nhu cầu việc làm 7,03% và chưa có
việc làm 23,68%. Trong số lao động chưa có việc làm thì tỷ lệ có nhu cầu học
nghề là 45,46%. Về tình trạng việc làm của số lao động nông, lâm, ngư nghiệp
có sự thay đổi như sau: giữ nguyên nghề cũ 30,05%, chuyển sang nghề khác
18,94%, có việc làm không ổn định 16,17%, không có việc làm 34,84%.
Trong số lao động không có việc làm làm này có 874 người có nhu cầu học nghề
chiếm 71%, 358 người không đủ điều kiện học nghề chiếm 29% [6].
Trên cơ sở kết quả điều tra ở trên, ngoài chính sách đền bù, bố trí tái định
cư, trong thời gian qua UBND thành phố đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành, địa

×