Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

X là tổng thống đương nhiệm của quốc gia A, thành viên của quy chế Rome (Quy chế của Tòa hình sự quốc tế ICC). Năm 2011, X bị tòa án Hình sự quốc tế (ICC) điều tra và ra quyết định truy tố vì các tội ác diệt chủng đối với cộng đồng người thiểu số tại quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.93 KB, 5 trang )

A. MỞ ĐẦU
Cùng với sự ra đời của quy chế rome thì tòa án hình sự quốc tế đã được
thành lập trong đó có quy định thẩm quyền xét xử các loại tội phạm cùng với đó
quy chế rome cũng đã quy định tội phạm diệt chủng đó là loại tội phạm quốc tế rất
nguy hiểm, nhưng quy chế này đã phần nào áp dụng được những biện pháp trừng
trị nghiêm khắc nhất đối với các loại tội phạm quốc tế bên cạnh đó sự xuất hiện
của tòa án quốc tế đã tạo ra phát triển mới trong luật quốc tế. Nhưng tình hình diễn
biến tội phạm như hiện nay thì quy chế rome và ICC có tầm ảnh hưởng rất tích cực
đến cuộc đấu tranh chung của nhân loại trong những nỗ lực loại bỏ tội phạm quốc
tế ra khỏi đời sống cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy em xin chọn đề số 06 làm baì
tập học kì của mình để di sâu và hiểu rõ hơn.
“TH6. X là tổng thống đương nhiệm của quốc gia A, thành viên của quy
chế Rome (Quy chế của Tòa hình sự quốc tế ICC). Năm 2011, X bị tòa án Hình
sự quốc tế (ICC) điều tra và ra quyết định truy tố vì các tội ác diệt chủng đối với
cộng đồng người thiểu số tại quốc gia này. ICC cũng đã đưa ra yêu cầu bắt giữ
đối với X trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên quy chế Rome.
Trong thời gian này, X vẫn tham dự các hội nghị quốc tế và thực hiện các
chuyến công du đến lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có các
quốc gia thành viên của quy chế Rome. Tuy nhiên, không một quốc gia nào tiến
hành bắt giữ và giao X cho ICC để xét xử: Hãy cho biết:
- Việc tiến hành truy tố của ICC đối với X có phù hợp với quy định của
Luật quốc tế không? Tại sao?
- Hành vi từ chối bắt giữ và giao X cho ICC tiến hành xét xử có phù hợp
với quy định của Quy chế Rome không? Tại sao?”


B. NỘI DUNG
1. Việc tiến hành truy tố của ICC đối với X có phù hợp với quy định của
Luật quốc tế không? Tại sao?
Việc tiến hành truy tố của ICC đối với X là hoàn toàn hợp lí và phù hợp với
quy định của Luật quốc tế.


Thứ nhất căn cứ theo điều 5 của quy chế rome quy định về các tội phạm
thuộc quyền tài phán của tòa án thì “ quyền tài phán của tòa án chỉ giới hạn đối
với các tội nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Theo
quy chế này tòa án có quyền tài phán đối với các tội phạm sau: a. Tội diệt
chủng…”
Như vậy thì tội diệt chủng của X thuộc thẩm quyền xét xử của ICC vì đây là
các tội phạm gây sự lo ngại và nguy hiểm đến cộng đồng quốc tế.
Cùng với đó cũng theo điều 6 của quy chế này quy định về tội Diệt chủng thì
“ Diệt chủng là một trong các hành vi sau được thực hiện nhằm tiêu diệt toàn bộ
hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo như : 1. Giết các
thành viên nhóm; 2. Gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặ tinh thần cho các
thành viên của nhóm;…” theo như tình huống thì X bị truy tố vì các tội ác diệt
chủng đối với cộng đồng người thiểu số tại quốc gia này. Như vậy nếu ICC điều tra
và đã đủ bằng chứng đã đủ về điều kiện cũng như thủ tục mà điều đó là sai phạm
của pháp luật mà luật quốc tế đưa ra thì việc truy tố X là hoàn toàn hợp lí.
2. Hành vi từ chối bắt giữ và giao X cho ICC tiến hành xét xử có phù
hợp với quy định của Quy chế Rome không? Tại sao?
Hành vi từ chối bắt giữ và giao X cho ICC tiến hành xét xử không phù hợp
với quy định của Quy chế Rome vì:


Thứ nhất, đây là tội phạm diệt chủng, đây là tội phạm quốc tế nên vấn đề
hợp tác bắt giữ người và giao nộp chứ không được từ chối, đây là nghĩa vụ của các
quốc gia chứ không phải quyền.
Thứ hai, Căn cứ vào điều 58 quy chế rome quy định về lệnh bắt giữ và triệu
tập của hội đồng dự thẩm thì “ 1. Vào bất kì thời điểm nào sau khi mở điều tra,
theo đơn đề nghị của trưởng công tố hội đồng dự thẩm ra lệnh bắt một người nếu
sau khi xem xét đơn đề nghị và chứng cứ hoặc các thông tin khác do trưởng công
tố đệ trình, hội đồng thấy rằng :
a. có căn cứ hợp lí để cho rằng người đó đã thực hiện một tội phạm thuộc

quyền tài phán của tòa an và
b. Việc bắt người đó là cần thiết : i. để bảo đảm sự có mặt của người đó tại
hiên tòa;
ii. để bảo đảm người dó không gây cản trở howcj gây nguy hiểm cho việc
điều tra thủ tục tố tụng tại tòa á, hoặc
iii. để ngăn ngừa người đó tiếp tục phạm tội có liên quan thuộc quyền tài
phán của tòa án , nảy sinh trong cùng một hoàn cảnh .”
như vậy ta có thể thấy X đã vi phạm tội diệt chủng quy định tại điều 5 quy
chế rome do vậy mà loại tội phạm này thuộc thẩm quyền tài phán của tòa án quốc
tế.
cùng với đó theo điều 59 của quy chế này quy định về thủ tục bắt tại quốc
gia giam giữ thì “ quốc gia đã nhận được yêu cầu bắt giữ tạm thời hoặc bắt và
chuyển giao một nguoiwf, sẽ lập tức tiến hành các bước để bắt người đó theo pháp
luật của quốc gia đó và quy định tại phần 9.”


Như vậy theo như tình huống thì ICC đã đưa ra yêu cầu bắt giữ đối với X
trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên quy chế rome mà trong khi đó khi X công
du đến lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau và các quốc gia là thành viên của
rome mà không một quốc gia nào giám bắt giữ X như vậy là không đúng theo quy
chế rome và không phù hợp nếu đã đủ các chứng cứ và thực hiện theo đúng thủ tục
trình tự mà các quốc gia cũng như quốc gia đó không bắt giữ X là không phù hợp.
C. KẾT LUẬN
Việc sử dụng phương thức giải quyết tội phạm thông qua các cơ quan tài
phán đã đảm bảo cho các nguyên tắc của luật quốc tế được thi hành, bảo vệ lợi ích
hợp pháp của các chủ thể của luật quốc tế. Việc sử dụng phương thức thông qua cơ
quan tài phán. thể hiện sự tôn trọng công lí lẽ phải trên thế giới. Hiện tại và tương
lai trong quan hệ quốc tế các cơ quan tài phán sẽ luôn là nơi “ chọn mặt gửi vàng”
của các chủ thể luật quốc tế.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình công pháp quốc tế. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Nxb : CA
Nhân Dân.
2. Quy chế rome về tòa án hình sự quốc tế.
3.

/>
viec-dan-do-trong-luat-hinh-su-quoc-te/



×