CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (KDC)
- Tiền thân của công ty là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô,
được thành lập năm 1993.
- Tháng 9/2002, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần với tên gọi là
công ty cổ phần Kinh Đô.
- Ngày 2/10/2015, CTCP Kinh Đô đã nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi
lần thứ 22 về việc đổi tên công ty thành CTCP Tập Đoàn Kido với tên viết tắt là Kido
Group (Mã CK: KDC).
- Hiện tại công ty đang có trụ sở chính tại số 141 Nguyễn Du - Phường Bến Thành Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh.
- Sản phẩm: KIDO sản xuất những sản phẩm bánh kẹo hàng ngày, sản phẩm phục vụ
việc thưởng thức, biếu tặng dịp Lễ - Tết đến các sản phẩm Kem, Sữa, sản phẩm từ Sữa
và mở rộng sang thực phẩm thiết yếu.
- Các ngành hàng tăng trưởng chính góp phần tạo tăng trưởng cho KDC bao gồm:
Cracker/ Bánh Quế, Bánh mì, Bánh trung thu và Kem.
2. Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN)
-
Công ty Cổ phần GTNfoods được thành lập ngày 30/05/2011, với vốn điều lệ 80 tỷ
đồng, chuyên hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực như sản xuất tre công
nghiệp, xây dựng hạ tầng, khoáng sản,
vật liệu xây dựng, nhựa, nông sản và
thực phẩm.
-
Trụ sở chính: Số 92 Đường Võ Thị Sáu
-P.Thanh Nhàn - Q.Hai Bà Trưng Tp.Hà Nội
1
3. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS)
-
Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn là một công ty cổ phần được thành lập theo
Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số
056673 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 23 tháng 12 năm 1999.
Hoạt động chính của công ty là sản xuất đường, kinh doanh bất động sản, quyền sử
dụng đất, kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống,…
-
Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa. Số lượng nhân viên của Công tư và các công ty con tại ngày 30 tháng
6 năm 2018 là 2087 người
4. Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG)
-
Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) được
thành lập vào năm 2010 khi Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Công ty mẹ) thực
hiện chương trình tái cấu trúc tập đoàn. Công ty hiện đang hoạt động với 4 ngành
nghề chính: trồng và chế biến các sản phẩm từ Cao su và Cọ dầu, Chăn nuôi bò thịt và
tham gia dự án trồng cây ăn quả tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay đội ngũ
nhân viên của Công ty gồm 10.289 người bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp.
Năm 2010, khi mới thành lập, VĐL của công ty là 484.571.925.000 đồng.
Năm 2011, VĐL nâng lên 2.889.788.864.000 đồng.
Năm 2013, VĐL nâng lên 3.990.670.000.000 đồng.
Năm 2015, VĐL nâng lên 7.081.438.950.000 đồng.
Năm 2017, VĐL nâng lên 8.868.438.950.000 đồng.
5. Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC)
-
Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tường An là một công ty cổ phần được thành lập trên
cơ sở cổ phần hóa Nhà máy dầu Tường An thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Dầu
thực vật Việt Nam.
2
-
Hoạt động chính trong năm hiện tại của Công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu
các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa; sản
xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ
sản xuất chế biến ngành dầu thực vật.
-
Công ty có trụ sở chính đăng ký tại số 138 - 142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Cách ghi nhận Tài sản cố định
1.1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (KDC)
(Nguồn: Báo các tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Kinh Đô)
1.1.1. Tài sản cố định hữu hình
-
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
-
Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến.
-
Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá
của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất khi phát sinh.
-
Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do
thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữu tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị
còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp
nhất.
1.1.2. Tài sản cố định vô hình
-
Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
-
Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến
3
-
Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của
tài sản và các chi phí khác được hạch toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
hợp nhất khi phát sinh.
-
Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ được phát
sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với
giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
hợp nhất.
1.1.3. Khấu hao và hao mòn
Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo
phương pháp đường thẳn trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như
sau:
Nhà cửa và kiến trúc
3 - 46 năm
Máy móc thiết bị
5 - 25 năm
Phương tiện vận tải
6 - 10 năm
Thiết bị văn phòng
3 - 5 năm
Thương hiệu
10 - 20 năm
Quyền sử dụng đất
10 - 46 năm
Phần mềm máy tính
3 - 12 năm
Mối quan hệ với khách hàng
16 - 20 năm
Lợi thế quyền thuê đất
16 - 32 năm
1.2. Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN)
(Nguồn: Báo các tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của Công ty Cổ phần
GTNfoods)
1.2.1. Tài sản cố định hữu hình
-
TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ trừ giá trị hoa mòn lũy kế.
4
-
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên
quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
-
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời
gian hữu dụng ước tính cụ thể như sau:
Nhà cửa và vật kiến trúc
5 - 50 năm
Máy móc thiết bị
4 - 17 năm
Phương tiện vận tải
6 - 10 năm
Thiết bị văn phòng
3 - 8 năm
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
4 - 25 năm
Tài sản khác
3 - 8 năm
4
1.2.2. Tài sản cố định vô hình
TSCĐ vô hình của Công ty chủ yếu gồm: Bản quyền, bằng sáng chế; nhãn hiệu hàng
hóa; phần mềm máy vi tính và TSCĐ vô hình khác. TSCĐ vô hình được khấu hao
theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
1.3. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS)
(Nguồn: Báo các tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của Công ty Cổ phần Mía
đường Lam Sơn)
1.3.1. TSCĐ hữu hình và vô hình
-
TSCĐ (bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình) được thể hiện theo nguyên giá trừ
đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có
liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sẵn sàng hoạt động như dự kiến. Các chi
phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi
phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp
nhất khi phát sinh.
5
-
Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản
được hạch toán vào BCKQHĐKD hợp nhất.
1.3.2. Khấu hao và hao mòn
-
Khấu hao TSCĐ được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời
gian hữu dụng ước tính của tài sản, được áp dụng như sau:
Quyền sử dụng đất lâu dài
Quyền sử dụng đất có thời hạn
Phần mềm máy tính
-
Không khấu hao
20 – 50 năm
5 – 8 năm
Nhà xưởng và vật kiến trúc
5 – 50 năm
Máy móc, thiết bị
5 – 20 năm
Phương tiện vận tải
5 – 20 năm
Thiết bị văn phòng
5 – 10 năm
Cây xanh lâu năm
5 – 23 năm
Trong năm 2018, công ty đã thay đổi thời gian khấu hao cho một số tài sản là nhà
xưởng, vật kiến trúc và máy móc, thiết bị thuộc Nhà máy đường số 2 và Xí nghiệp cơ
giới từ 7 đến 25 năm tăng lên thành từ 9 đến 38 năm. Ảnh hưởng đến báo cáo tài
chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2018 nếu công ty áp
dụng tỷ lệ khấu hao cho các tài sản này như trong các năm tài chính trước sẽ làm tăng
giá vốn hàng bán trong năm và tăng hàng tồn kho tại ngày 30 tháng 6 năm 2018 với
số tiền ước tính lần lượt là 9,7 tỷ VNĐ và 7,2 tỷ VNĐ.
1.4. Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của CTCP Nông nghiệp
Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai)
1.4.1. Tài sản cố định hữu hình
-
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
6
-
Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến.
-
Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá
của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất khi phát sinh.
-
Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do
thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữu tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị
còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng
hợp.
1.4.2. Tài sản cố định vô hình
-
Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
-
Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến
-
Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của
tài sản và các chi phí khác được hạch toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
hợp nhất khi phát sinh.
-
Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ được phát
sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với
giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
tổng hợp.
1.4.3. Khấu hao và hao mòn
Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo
phương pháp đường thẳn trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như
sau:
Nhà cửa và kiến trúc
5 - 50 năm
Máy móc thiết bị
5 - 15 năm
7
Phương tiện vận tải
6 - 10 năm
Thiết bị văn phòng
3 - 10 năm
Vườn cây lâu năm
7 năm
Phần mềm máy tính
7 năm
Tài sản khác
6 năm
1.5. Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của CTCP Dầu Thực vật
Tường An)
1.5.1. Tài sản cố định hữu hình
-
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
-
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến.
-
Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định hữu hình được ghi tăng
nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh khi phát sinh.
-
Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do
thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1.5.2. Tài sản cố định vô hình
-
Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
-
Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến.
-
Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của
tài sản và các chi phí khác được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
độ khi phát sinh.
8
-
Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do
thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1.5.3. Khấu hao và hao mòn
-
Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo
phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như
sau:
Nhà cửa và vật kiến trúc
5 - 27 năm
Máy móc và thiết bị
5 - 19 năm
Phương tiện vận tải
6 - 10 năm
Thiết bị văn phòng
3 - 5 năm
Phần mềm máy tính
3 năm
2. Nhận xét về tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng Tài sản của doanh nghiệp
2.1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (KDC)
Từ Bảng cân đối kế toán của Tập đoàn KIDO trong giai đoạn 2014-2018, ta có bảng tỷ lệ
Tài sản cố định/Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
TSCĐ
1.613.382
662.259
1.193.317
2.332.220
2.930.190
Tổng TS
7.875.876
6.724.109
8.849.020
11.307.175
12.511.540
20.48%
9.85%
13.5%
20.62%
23.42%
Bảng 1. Tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản của CTCP Tập đoàn Kinh Đô
9
Tỷ lệ TSCĐ / Tổng TS
Triệu VNĐ
14,000,000
12,000,000
10,000,000
8,000,000
TSCĐ
6,000,000
Tổng TS
4,000,000
2,000,000
0
2014
2015
2016
2017
2018
Năm
Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)
Nhận xét:
-
Nhìn vào bảng 1 và biểu đồ về tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS ta có thể thấy tỷ trọng TSCĐ của
Tập đoàn KIDO chiếm 1 phần nhỏ trong tổng tài sản, dao động qua các năm từ 9% 23%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Nói cách khác một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu
đồng được đầu tư vào TSCĐ. Năm 2015, Tập đoàn đã có sự giảm mạnh về TSCĐ.
Các năm còn lại TSCĐ tăng tương đối ổn định. Tổng Tài sản tăng qua các năm chủ
yếu là do công ty đầu tư vào tài chính.
-
Ngày 30/6/2015, Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) chính thức chia tay mảng bánh kẹo
khi công ty hoàn tất chuyển nhượng 80% cổ phần của CTCP Kinh Đô Bình Dương
cho tập đoàn Mondelez. Mondelez giờ đây đã tiếp quản phần lớn quyền lợi và nghĩa
vụ với bánh trung thu Kinh Đô. Phía Kinh Đô đã không còn ghi nhận doanh thu từ
hoạt động bánh kẹo kể từ ngày 1/7/2015 mà chỉ ghi nhận lợi nhuận tương ứng với tỷ
lệ sở hữu 20%. Đây chính là lý do khiến cho Tài sản cố định của KIDO giảm đáng kể
trong năm 2015. Trong năm 2015, KIDO đã thanh lý các máy móc thiết bị, nhà
10
xưởng, …, thanh lý và sáp nhập các công ty con khiến phần Nguyên giá TSCĐ hữu
hình giảm mạnh từ 1.903.912 triệu VNĐ xuống còn 434.244 triệu VNĐ.
-
So sánh tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của Tập đoàn KIDO với một số công ty cùng ngành:
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
20.48%
9.85%
13.5%
20.62%
23.42%
31.38%
29.89%
28.32%
30.6%
35.76%
35.27%
29.62%
25.27%
19.25%
21%
Công ty
CTCP Tập
đoàn KIDO
CTCP Sữa
Việt Nam
Vinamilks
CTCP
Thủy Tạ
Bảng 2. Tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng tài sản của 1 số công ty cùng ngành Thực phẩm
và đồ uống
Nhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của KIDO so với các công ty khác cùng
ngành còn thấp.
2.2. Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN)
Từ Bảng cân đối kế toán của CTCP GTNFoods trong giai đoạn 2014-2018, ta có bảng tỷ
lệ Tài sản cố định/Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
TSCĐ
226.066
326.648
216.505
828.761
648.881
11
Tổng TS
1.081.646
2.100.978
3.206.350
4.801.777
4.729.665
20.9%
15.55%
6.75%
17.26%
13.72%
(TTS)
Bảng 3. Tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản của CTCP GTNFoods
Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)
Tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của CTCP GTNFoods
Triệu VNĐ
6,000,000
5,000,000
4,000,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
-
Năm
2014
2015
2016
TSCĐ
2017
2018
Tổng TS
Nhận xét:
-
Nhìn vào Bảng 3 và biểu đồ ta thấy, tổng tài sản của CTCP GTNFoods tăng tương đối
ổn định qua các năm từ 2014 đến 2017. Tuy nhiên, năm 2018 giảm nhẹ so với năm
2017.
-
Tổng tài sản tăng qua các năm chủ yếu là do công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tỷ lệ
TSCĐ chỉ chiểm trọng số nhỏ trong tổng tài sản, giai đoạn 2014-2018 tỷ lệ
TSCĐ/TTS cao nhất là 20.9% và thấp nhất là 6.75%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ
đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác một đồng
12
giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất
càng lớn chứng tỏ doang nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ. Đây cũng là một đặc
trưng của ngành Thực phẩm và đồ uống.
-
Theo BCTC hợp nhất đã kiểm toán của CTCP GTNFoods năm 2018, 82% doanh thu
thuần từ bán hàng ra bên ngoài của GTNFoods đến từ hoạt động chế biến sữa nên em
sẽ so sánh tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của GTNFoods với một số công ty cùng ngành.
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
Công ty
GTNFoods
20.9%
15.55%
6.75%
17.26%
13.72%
Vinamilks
31.38%
29.89%
28.32%
30.6%
35.76%
35.37%
32.15%
30.19%
40.08%
54.83%
Đường Quảng Ngãi
Bảng 4. Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ ở một số công ty cùng ngành
Nhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của công ty GTNFoods còn thấp hơn so
với các công ty cùng ngành.
2.3. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS)
Từ Bảng cân đối kế toán của CTCP Mía đường Lam Sơn trong giai đoạn 2016-2018, ta
có bảng tỷ lệ Tài sản cố định/Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1.000.000 VND
Năm
2016
2017
2018
TSCĐ
1.432.501
1.368.799
1.275.911
Tổng TS
2.704.500
2.608.170
2.864.429
13
45%
53%
52%
Bảng 5. Tỷ lệ Tài sản cố định so với Tổng Tài sản của CTCP Mía đường Lam Sơn
Tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng Tài sản
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
0
2016
2017
TSCĐ
2018
Tổng TS
Nhận xét:
-
Nhìn vào bảng và biểu đổ về tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản ta có thể thấy tỷ trọng
TSCĐ sản của CTCP Mía đường Lam Sơn rất lớn, luôn chiếm tới 45 – 50% tổng giá
trị tài sản. Điều này là dễ hiểu bởi hoạt động chủ yếu của CTCP Mía đường Lam Sơn
là hoạt động sản xuất các sản phẩm từ đường. Do đó nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…
chiếm cơ cấu cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
-
Chỉ tiêu tài sản cố định/tổng tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá
trị tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng vào
đầu tư TSCĐ. Đây cũng chính là một đặc trưng trong ngành sản xuất thực phẩm.
-
So sánh với các doanh nghiệp ngành công nghiệp
đường Tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản:
Mã CK
Tên công ty
2016
2017
2018
14
LSS
CTCP Mía đường Lam Sơn
53%
52%
45%
SBT
CTCP Thành Thành Công
18%
27%
27%
– Biên Hòa
QNS
CTCP Đường Quảng Ngãi
30%
40%
55%
S33
CTCP Mía đường 333
63%
39%
46%
Bảng 6. Tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của một số doanh nghiệp lớn trong ngành công
nghiệp đường
(Số
liệu
lấy
từ
BCTC
hợp
nhất
kiểm
toán
trên
) Nhận xét: CTCP Mía đường Lam Sơn có tỷ trọng
TSCĐ/Tổng tài sản ở mức cao trung bình trong nhanh
-
Vòng quay tài sản cố định:
Vòng quay này được tính bằng cách lấy doanh thu tạo ra trong một năm chia cho giá trị
tài sản cố định công ty đang có để tạo ra doanh thu. Công ty có vòng quay tài sản cố định
càng lớn chứng tỏ công ty có thể khai thác các nhà máy xay xát mía tốt để huy động cao
nhất mức công suất của nhà máy. Các doanh nghiệp có thể chủ động nguồn mía nguyên
liệu sẽ có thể duy trì mức vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp cao hơn mức bình
quân của ngành.
15
Nhận xét: CTCP Mía đường Lam Sơn có hệ số vòng quay tài sản cố định thấp hơn so với
trung bình ngành.
2.4. Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG)
Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần quốc tế HAGL trong giai đoạn 2015-2018,
ta có Bảng tỷ lệ Tài sản cố định/ Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
Năm
2016
2017
2018
TSCĐ
7.072.654
6.900.466
9.207.445
Tổng TS
35,003,138
32,282,180
30,531,554
TSCĐ/ Tổng TS
20%
21%
30%
Bảng 7. Tỷ lệ Tài sản cố định so với Tổng Tài sản của CTCP Nông
nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
Tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng Tài sản
40,000,000
35,000,000
30,000,000
25,000,000
20,000,000
15,000,000
10,000,000
5,000,000
0
2016
2017
TSCĐ
2018
Tổng TS
16
Nhận xét:
-
Nhìn vào bảng về tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS ta có thể thấy tỷ trọng TSCĐ của CTCP quốc
tế HAGL chiếm 1 phần tương đối trong tổng tài sản, dao động qua các năm từ 20% 30%. Điều này là dễ hiểu bởi hoạt động chủ yếu của CTCP quốc tế HAGL là hoạt
động sản xuất trồng và chế biến các sản phẩm từ Cao su và Cọ dầu, Chăn nuôi bò thịt
và tham gia dự án trồng cây ăn quả tại Việt Nam, Lào và Campuchia do đó xưởng,
máy móc, thiết bị như hệ thống tưới nhỏ giọt rộng khắp, giúp lĩnh vực trồng trọt đạt
năng suất cao … chiếm cơ cấu tương đối cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
-
Chỉ tiêu tài sản cố định/tổng tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá
trị tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác một cách khác một đồng giá trị tài sản của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ.Tỷ lệ càng lớn chứng tỏ
doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư TSCĐ. Đây cũng chính là một đặc trưng trong
ngành sản xuất thực phẩm.
-
So sánh với các doanh nghiệp ngành sản xuất nông và hải sản:
Mã CK
Tên công ty
2016
2017
2018
HNG
CTCP quốc tế HAGL
20%
21%
30%
AAM
CTCP Thủy sản Mekong
13%
13%
14%
ABT
CTCP XNK thủy sản Bến
7%
8%
10%
32%
32%
27%
Tre
ACL
CTCP XNK thủy sản Thủy
Long An Giang
Bảng 8. Tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của một số doanh nghiệp lớn trong ngành công
nghiệp Sản xuất nông và hải sản
(Số liệu lấy từ BCTC hợp nhất kiểm toán trên )
Nhận xét: CTCP quốc tế HAGL có tỷ trọng TSCĐ/Tổng tài sản ở mức cao trong ngành
17
2.5. Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC)
Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An trong giai đoạn
2015-2018, ta có Bảng tỷ lệ Tài sản cố định/ Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1,000,000 VNĐ
Năm
2015
2016
2017
2018
TSCĐ
170,793
138,018
114,848
96,066
Tổng TS
1,225,982
1,193,883
1,568,036
2,035,582
TSCĐ/ Tổng TS
14%
11,56%
7,32%
4,7%
Bảng 9. Tỷ lệ Tài sản cố định so với Tổng Tài sản của CTCP Dầu Thực
vật Tường An
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
TỶ LỆ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH SO VỚI TỔNG TÀI SẢN
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
0
2018
2017
TSCĐ
-
2016
2015
Tổng TS
Nhìn vào Bảng 9 và biểu đồ ta thấy, tổng tài sản của CTCP dầu thực vật Tường An
luôn có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2015 đến 2018. Mỗi năm tỷ lệ giữa
TSCĐ/ Tổng TS đều giảm đi một lượng sấp xỉ 3-4%/ năm
18
-
Tổng tài sản tăng qua các năm chủ yếu là do công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tỷ lệ
TSCĐ chỉ chiểm trọng số nhỏ trong tổng tài sản, giai đoạn 2015-2018 tỷ lệ
TSCĐ/TTS cao nhất là 14% và thấp nhất là 4,7%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu
tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác một đồng giá
trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ.
-
So sánh tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của Tường An với một số công ty cùng ngành:
Đơn vị: %
Mã CP
Tên Công ty
2015
2016
2017
2018
TAC
Dầu Tường An
14
11,56
7,32
4,7
VNM
CTCP Sữa Việt Nam
39,1
28,3
30,6
35,8
MSN
CTCP Tập đoàn MaSan
37,5
40,8
47
45,2
Bảng 10. Tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của một số doanh nghiệp lớn trong
ngành công nghiệp Thực phẩm và đồ uống
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
Nhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của CTCP dầu thực vật Tường An còn
thấp hơn so với các công ty cùng ngành
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT CHUNG VỀ NGÀNH
Các công ty nhóm chúng em chọn đều là những công ty lớp, đã được niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) và chiếm thị phần lớn trong ngành hàng
Thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam.
Nếu như tỷ suất đầu tư TSCĐ ở các ngành khai thác, chế biến dầu khí (đến 90%),
công nghiệp nặng (70%) và thấp hơn ở các ngành thương mại, dịch vụ (15%) thì ở ngành
Thực phẩm và đồ uống tỷ lệ này chiếm 20-30%. Nguyên nhân là do đặc trưng của ngành
hàng này tài sản ngắn hạn (hàng hóa, thành phẩm,… thường được bán trong một chu kì
hoạt động kinh doanh) và đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ lệ lớn.
19
TSCĐ được phân bổ vào TSCĐ hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải,… và TSCĐ vô hình như bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu,
phần mềm máy tính,… Nhìn chung, các công ty chúng em chọn hoạt động đầu tư vào
TCSĐ còn chưa được chú trọng cao. Những năm gần đây TSCĐ có xu hướng giảm dần
do bị trích khấu hao và các công tư ít đầu tư thêm TSCĐ mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)
2. CTCP Chứng khoán VNDIRECT
3. Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của CTCP Tập đoàn KIDO
4. Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của CTCP GTNFoods
5. Báo cáo tài chính các năm 2016, 2017, 2018 của CTCP Mía đường Lam Sơn
6. Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của CTCP Nông nghiệp
Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai
7. Báo cáo tài chính các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của CTCP Dầu Thực vật Tường An
20