Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án Toán lớp 1_Cánh Diều_Tiết 11 đến 20_Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.11 KB, 25 trang )

/>
TIẾT 11 ĐẾN 20 - MÔN TOÁN – CÁNH DIỀU (DUNG)
Tiết 11: LỚN HƠN, DẤU >, BÉ HƠN, DẤU <, BẰNG NHAU, DẤU =
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết so sánh số lượng, biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và các dấu
(>, <, =) để so sánh các số.
- Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực học toán: năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực
giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy toán học, năng
lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học.
3. Phẩm chất:
- HS chăm học, mạnh dạn, tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: + Các thẻ số và thẻ dấu.
- HS: + Bộ đồ dùng Toán 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động. (7 phút)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trò
- Các nhóm tham gia chơi trò chơi, trình
chơi “Ghép thẻ” theo nhóm.
bày kết quả trước mặt.


- GV nêu tên, hướng dẫn cách chơi: Mỗi
nhóm dùng 2 bộ thẻ các số từ 1 đến 5 và
2 bộ thẻ các dấu (>, <, =) để ghép thành
các mệnh đề đúng. Chẳng hạn: 1 < 5; 4 =
4; 3 > 2; ...

1


/>- GV yêu cầu HS kiểm tra chéo nhau,
chia sẻ kết quả.

- Các nhóm kiểm tra chéo kết quả của
nhau, nhóm nào lập được nhiều mệnh đề
đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi: Để so sánh đúng hai số cần
lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, kết luận: Để so sánh
đúng hai số cần lưu ý xác định đúng số
lượng đối tượng cần so sánh. Đầu nhọn
của dấu luôn quay về bên số bé.
B. Thực hành, luyện tập. (15 phút)
* Bài 2: >, <, = ?
- Cho HS quan sát hình vẽ thứ nhất, lập
tương ứng mỗi chiếc xẻng với một chiếc
xô. Nhận xét: “Mỗi chiếc xẻng tương
ứng với một chiếc xô, thừa ra một chiếc
xô. Vậy số xẻng ít hơn số xô”. Ta có: “2

bé hơn 3”, viết 2 < 3.
- GV hướng dẫn HS làm các hình vẽ còn
lại.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS thực hiện tương tự với các hình vẽ
tiếp theo rồi viết kết quả vào bảng con:
3 >2; 2 = 2.
- HS đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với
bạn cách làm.
- HS đọc: 2 bé hơn 3; 3 lớn hơn 2; 2
bằng 2. (đồng thanh)

- GV nhận xét, chữa bài.
- HS viết dấu >, <, = vào bảng con.
* GV khuyến khích HS diễn đạt bằng
ngôn ngữ của mình khi sử dụng các từ
ngữ: nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, bé hơn,
bằng nhau.
* Bài 3:
a) HS tập viết các dấu (>, <, =) vào bảng
con.
– GV quan sát, giúp đỡ.

- HS chỉ tay vào bảng đọc: dấu >, dấu <,
dấu =
- HS suy nghĩ cá nhân, tự làm bài vào vở.

- HS đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả

và chia sẻ với bạn cách làm.

b) Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số,
sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả
vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
D. Vận dụng. (10 phút)
* Bài 4: Vật nào ghi số lớn hơn trong
mỗi hình vẽ sau?
- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn

- HS quan sát tranh, nói cho bạn cùng

2


/>nghe bức tranh vẽ gì?
- GV yc HS chọn đồ vật có số lớn hơn.
Chẳng hạn: Áo số 3 lớn hơn áo số 1;
thuyền số 5 lớn hơn thuyền số 2.
- GV yc HS tìm các ví dụ xung quanh
lớp học, trong gia đình về so sánh số
lượng rồi chia sẻ với các bạn.
- GV nhận xét chung.
E. Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Kí hiệu toán học nào em cần nắm chắc?
- GV nhận xét, nhắc nhở chung.


Tiết 12:

bàn nghe bức tranh vẽ gì?
- HS chọn đồ vật ghi số lớn hơn rồi nói
cho bạn nghe cách làm.
- HS tìm các ví dụ xung quanh lớp học,
trong gia đình về so sánh số lượng rồi
chia sẻ với các bạn.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS trả lời: bé hơn, lớn hơn, bằng nhau.
- HS trả lời: Dấu >, dấu <, dấu =.

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 10.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hoá toán học, năng lực tư duy
và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán
học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: + 2 bộ thẻ số từ 1 đến 5, 1 thẻ số 8 và 2 bộ thẻ các dấu (>, <, =).
- HS: + Bộ đồ dùng học Toán 1.

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động. (5 phút)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trò
chơi “Ghép thẻ” theo nhóm.

3


/>- GV nêu tên, hướng dẫn cách chơi: Mỗi
nhóm dùng 2 bộ thẻ các số từ 1 đến 5 và
2 bộ thẻ các dấu (>, <, =) để ghép thành
các mệnh đề đúng. Chẳng hạn: 1 <5; 4 =
4; 3>2; ...
- GV yêu cầu HS kiểm tra chéo nhau,
chia sẻ kết quả.

- Các nhóm tham gia chơi trò chơi.

- Các nhóm kiểm tra chéo kết quả của
nhau, nhóm nào lập được nhiều mệnh đề
đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi: Để so sánh đúng hai số cần

lưu ý điều gì?
B. Thực hành, luyện tập. (20 phút)
* Bài 1: >, <, = ?
- GV cho HS quan sát hình vẽ thứ nhất,
so sánh số lượng khối lập phương bên
trái với bên phải bằng cách lập tương
ứng một khối lập phương bên trái với
một khối lập phương bên phải. Nhận xét:
“5 khối lập phương nhiều hơn 3 khối lập
phương”, ta có: “5 lớn hơn 3”, viết 5 > 3.
- GV nhận xét, chữa bài.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS quan sát, thực hành so sánh số
lượng khối lập phương ở các hình vẽ tiếp
theo và viết kết quả vào vở: 4 < 6; 7 = 7.

- Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn
cách làm.

* Bài 2: >, <, = ?
- GV cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số,
sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả
vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.

- HS suy nghĩ, làm bài vào vở.

- Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và

chia sẻ với bạn cách làm.

* Bài 3: Xếp các số sau:
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV cho HS chơi trò chơi: Đố bạn?
- GV nêu tên, hướng dẫn cách chơi: HS
lấy các thẻ số 4, 8, 5. Đố bạn chọn ra thẻ
ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp
các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn,
từ lớn đến bé.

- HS tham gia chơi theo nhóm đôi: HS
lấy các thẻ số 4, 8, 5; 1 bạn hỏi, 1 bạn trả
lời:
+ Đố bạn thẻ nào ghi số lớn nhất?
+ Thẻ số 8 ghi số lơn nhất.
+ Đố bạn thẻ nào ghi số bé nhất?
+ Thẻ số 4 ghi số bé nhất.
- Các nhóm sắp xếp các thẻ số 4, 8, 5

- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.

4


/>theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV thay bằng các thẻ số khác hoặc lấy
ra 3 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến

10) cho HS trả lời cá nhân, sắp xếp các
số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn, từ
lớn đến bé.
C. Vận dụng. (10 phút)
* Bài 4. Bạn nào có ít viên bi nhất?
- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn
nghe bức tranh vẽ gì?
- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho bạn
về so sánh liên quan đến tình huống bức
tranh.

- HS trả lời cá nhân.

- HS trả lời: Bức tranh vẽ 3 bạn nhỏ
cùng với những viên bi của mình.
- HS thực hành hỏi đáp. Chẳng hạn:
+ Bạn áo đỏ có mấy viên bi? (9 viên bi)
+ Bạn áo vàng có mấy viên bi? (7 viên
bi)
+ Bạn áo xanh có mấy viên bi? (6 viên
bi)
- HS đếm và chỉ ra bạn có ít viên bi nhất,
bạn có nhiều viên bi nhất. Nói cho các
bạn nghe cách làm.

- GV yêu cầu HS chỉ ra bạn có nhiều
viên bi nhất; ít viên bi nhất.
D. Củng cố - dặn dò. (5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
điều gì?

- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về xem
trước bài: Em ôn lại những gì đã học.

Tiết 13:

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các
số trong phạm vi 10.
- Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, ...).
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:

5


/>- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: Các thẻ số từ 0 đến 10.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động. (5 phút)
* Bài 1: Xem tranh rồi đếm số đồ vật
mỗi loại.
- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn
nghe bức tranh vẽ gì?
- GV hướng dẫn nhận biết về số lượng
người và mỗi loại đồ vật có trong bức
tranh.
- GV hướng dẫn HS sử dụng các từ:
nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, bé hơn, bằng
nhau để so sánh số lượng liên quan đến
tình huống bức tranh.

- HS trả lời: Các bạn nhỏ đang dự sinh
nhật.
- HS đếm và nói số lượng, chẳng hạn: có
8 bạn nhỏ, có 3 bạn đội mũ, có 1 chiếc
bánh sinh nhật, có 6 cây nến, ...
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày trước
lớp: Ví dụ:
+ 8 bạn nhỏ nhiều hơn 3 cái mũ. Ta có 8
lớn hơn 3.

+ 9 cái đĩa ít hơn 10 cái thìa. Ta có 9 bé
hơn 10.

- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Thực hành, luyện tập. (25 phút)
* Bài 2. HS thực hiện theo theo cặp:
a. Đếm và gọi tên 9 đồ vật.
- GV nêu yêu cầu bài tập: Quan sát hình
vẽ, đếm và gọi tên 9 đồ vật trong hình.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nói
cho nhau nghe 9 đồ vật có trong hình.
Chẳng hạn:
+ Kéo, bút chì, quyển vở, quả bóng, máy
bay, cốc, ô tô, hộp bút.

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận, trình bày trước lớp.

b. Lấy ra từ bộ đồ dùng học tập 7 đồ vật.

6


/>- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS lấy trong bộ đồ
dùng học tập 7 đồ vật bất kì.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV hướng dẫn HS lấy trong bộ đồ
dùng ra các đồ vật với số lượng khác
nhau: Lấy ra 5 đồ vật, …

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3. Số?
- GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt
động sau:
+ Đếm số quả bóng, số kẹo, số vòng tay,
số ngón tay rồi nêu số thích hợp.

- HS nhắc yêu cầu bài tập.
- HS lấy ra 7 đồ vật , để trước mặt, đếm
và gọi tên 7 đồ vật đó.
- HS chia sẻ kết quả với bạn.
- HS tự đưa ra yêu cầu để bạn cùng nhóm
thực hiện.

Thực hiện theo nhóm bàn:
- HS đếm rồi nêu số tương ứng cho bạn
cùng bàn nghe: 5 quả bóng; 4 cái kẹo; 6
cái vòng tay; 7 ngón tay; 8 ngón tay; 9
ngón tay.
- HS quan sát các hình vẽ, thảo luận
nhóm và trình bày trước lớp:
+ Có 4 cái kẹo, 2 cái xanh, 2 cái đỏ. 4
gồm 2 và 2.
+ Có 6 cái vòng tay, 5 cái đỏ, 1 cái xanh.
6 gồm 5 và 1 hoặc 6 gồm 1 và 5.
+ ………………………………….

+ GV cho HS quan sát hình vẽ, hướng
dẫn nêu nhận xét: “Có 5 quả bóng, 3 quả
bóng vằn đỏ, 2 quả bóng vằn xanh”. GV

hướng dẫn HS nói: “5 gồm 3 và 2 hoặc 5
gồm 2 và 3”. Thực hiện tương tự với các
trường hợp khác.
* GV có thể hướng dẫn HS thao tác trên
các ngón tay. Chẳng hạn: tay trái giơ 5
ngón, tay phải giơ 2 ngón. HS nói 7 gổm
5 và 2 hoặc 7 gồm 2 và 5.
C. Vận dụng. (7 phút)
- GV yêu cầu HS nhớ lại xem trong gia
đình mình có bao nhiêu người? Hãy kể
tên những người thân trong gia đình của
mình?
D. Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn
bạn điều gì?
- GV nhận xét, nhắc nhở chung.
Tiết 14:

- HS nối tiếp nêu trước lớp.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS nêu suy nghĩ của mình.

EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
(Tiết 2)

7



/>I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các
số trong phạm vi 10.
- Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, ...).
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: Các thẻ số từ 0 đến 10.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

8


/>
A. Khởi động. (5 phút)

- GV cho HS nghe hát, tập vận động phụ - HS hát, kết hợp vận động phụ họa.
hoa theo bài hát: Chúng em là HS lớp
Một.
B. Thực hành, luyện tập. (25 phút)
* Bài 4. Xem các thẻ số sau:
- GV yêu cầu HS lấy các thẻ số từ 0 – 10. - HS lấy các thẻ số từ 0 đến 10.
a) Tìm các thẻ ghi số bé hơn 5.
- HS tìm các thẻ ghi số bé hơn 5 để trước
mặt, đọc: 0, 1, 2, 3, 4 bé hơn 5. (cá nhân,
đồng thanh).
b) Tìm các thẻ ghi số lớn hơn 7.
- HS tìm các thẻ ghi số lớn hơn 7 để
trước mặt, đọc: 8, 9, 10 lớn hơn 7. (cá
nhân, đồng thanh).
c) Lấy ra các thẻ số 6, 3, 7, 2 rồi sắp xếp - HS lấy ra các thẻ số 6, 3, 7, 2 rồi sắp
các thẻ số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
xếp các thẻ số đó theo thứ tự từ bé đến
lớn. HS đọc kết quả: 2, 3, 6, 7.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV đưa ra một số yêu cầu tương tự để - HS làm việc nhóm đôi.
HS thực hiện.
* Bài 5.
- GV nêu yêu cầu bài tập: Hình sau có
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập theo lời GV
bao nhiêu hình vuông, hình tròn, hình
tam giác?
- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát tranh, - HS đếm, ghi kết quả vào vở.
đếm từng loại hình vuông, hình tròn,
hình tam giác, hình chữ nhật trong tranh
rồi ghi kết quả vào vở.

- GV nhận xét, chữa bài
- HS chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau
kiểm tra kết quả: Có tất cả 4 hình vuông,
10 hình chữ nhật, 6 hình tam giác và 4
hình tròn.
C. Vận dụng. (7 phút)
* Bài 6:
- GV nêu yêu cầu bài tập: Mỗi bông hoa - HS nhắc lại yc bài tập theo lời GV.
có bao nhiêu cánh?
- GV giới thiệu cho HS các loại hoa có 3, - HS nhắc lại tên các loại hoa trong tranh
4, 5, 6, 8, 10 cánh trong hình vẽ lần lượt theo lời GV.
là: hoa duyên linh, hoa mẫu đơn, hoa mai
trắng, hoa dừa cạn, hoa ly, hoa bướm.

9


/>- GV yêu cầu HS đếm số cánh hoa của
mỗi bông hoa.
- GV yêu cầu HS trình bày.

- HS quan sát tranh, đếm số cánh hoa của
mỗi bông hoa. HS nói cho bạn cùng bàn
nghe kết quả.
- HS trình bày trước lớp: hoa duyên linh
có 3 cánh; hoa mẫu đơn có 4 cánh; hoa
mai trắng có 10 cánh; hoa dừa cạn có 5
cánh; hoa ly có 6 cánh; hoa bướm có 8
cánh.
- HS kể trước lớp.


- GV: Em hãy kể tên những loại hoa mà
em biết.
*GV khuyến khích HS về nhà quan sát
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
các bông hoa trong tự nhiên, đếm số
cánh hoa, tìm hiểu thêm về những bông
hoa có 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, ...
D. Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn - HS nêu suy nghĩ của mình.
bạn điều gì?
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà
xem trước bài: Em vui học toán trang 30.

Tiết 15:

EM VUI HỌC TOÁN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nghe hát, vận động theo nhịp và chơi trò chơi, thông qua đó củng cố kĩ năng đếm,
nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Làm các số em thích bằng các vật liệu địa phương, biểu diễn các số bằng nhiều
cách khác nhau.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
gắn với các biển báo giao thông.
10



/>2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: + Bài hát: Em tập đếm.
+ Các vật liệu để biểu diễn số lượng, chẳng hạn: dây, đất nặn, sỏi, que tính,...
+ Một số hình ảnh biển báo giao thông.
- HS: + Bộ đồ dùng học Toán 1.
+ Bút màu, giấy vẽ.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Nghe hát, vận động theo nhịp và giơ
ngón tay đúng số lượng: (10 phút)
- GV mở nhạc bài hát: Em tập đếm. GV
cùng HS vận động phụ họa thep nhịp bài - HS nghe và vận động theo nhịp của bài
hát.
hát “Em tập đếm”. HS giơ các ngón tay
theo các số có trong lời bài hát.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

- HS thực hiện theo cặp; đọc số, giơ ngón
Khi giơ một số ngón tay, GV yêu cầu HS tay đúng số lượng của số vừa đọc và
phải nói đúng số lượng ngón tay vừa giơ. ngược lại.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Tạo thành các số em thích:
- GV hướng dẫn làm các số đã học (từ 0 - HS lắng nghe GV hướng dẫn.
đến 10) bằng các vật liệu khác nhau đã
chuẩn bị trước. Chẳng hạn ghép số bằng
các viên sỏi, nặn số bằng đất nặn hoặc
dùng dây thừng để tạo số, ...
- GV quan sát, giúp đỡ HS.GV khuyến
- HS thực hiện nhóm đôi.
khích HS sáng tạo theo cách của các em.
- GV yc trưng bày các sản phẩm của
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, giới
nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.
thiệu về sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.

11


/>C. Thể hiện số bằng nhiều cách: (15
phút)
- GV hướng dẫn HS thể hiện các số đã
học bằng nhiều cách: viết, vẽ, tô màu, ...
- GV quan sát, giúp đỡ. Khuyến khích
HS sáng tạo theo cách của các em.
- GV yc HS trưng bày các sản phẩm của
nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.

- GV nhận xét, tuyên dương.
D. Tìm hiểu biển báo giao thông: (10
phút)
- GV: Em hãy nêu hình dạng của các
biển báo giao thông trong hình vẽ.

- HS nghe GV hướng dẫn.
- HS thực hiện nhóm đôi, thể thể hiện các
số đã học bằng nhiều cách: viết, vẽ, tô
màu, ...
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, giới
thiệu về sản phẩm của mình.

- HS trả lời: các biển báo giao thông có
dạng hình chữ nhật, hình vuông, hình
tam giác, hình tròn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- GV giới thiệu cho HS: Trong hình vẽ,
thứ tự từ trái qua phải là các biển báo:
đường dành cho ô tô, đường dành cho
người tàn tật, đường dành cho người đi
bộ cắt ngang và đường cấm đi ngược
chiều.
- GV yc HS chia sẻ hiểu biết về các biển - HS chia sẻ về những hiểu biết của
báo giao thông. Nhận ra biến cấm thường mình.
có màu đỏ.
- GV nhẫn ét, tuyên dương.
E. Củng cố - dặn dò: (5 phút)
- GV yc HS nói cảm xúc sau giờ học.

- HS nối tiếp nói về cảm xúc của mình
sau giờ học.
- GV yc HS nói về hoạt động thích nhất
- HS trả lời về hoạt động mình thích nhất
trong giờ học.
trong giờ học.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về xem
trước bài: Làm quen với phép cộng, dấu
cộng.

Tiết 16: LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG, DẤU CỘNG
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử

12


/>dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với
thực tiễn.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương
tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng:
- GV: + Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (+, =), thanh gài phép
tính.
+ Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa gộp).
- HS: + Bộ đồ dùng học Toán 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động. (5 phút)
- GV cho HS thảo luận theo cặp (nhóm
bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
+ Quan sát hai bức tranh trong SGK.
+ Nói với bạn về những điều quan sát
được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 3
quả bóng màu xanh; Có 2 quả bóng màu
đỏ; Có tất cả 5 quả bóng được ném vào
rổ.
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.

B. Hình thành kiến thức. (10 phút)
1. GV hướng dẫn HS thực hiện:
- GV hướng dẫn HS thao tác trên que
tính: Tay phải cầm 3 que tính. Tay trái

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp,
thực hiện theo yc của GV.

- HS nói cho bạn nghe những điều quan
sát được từ mỗi bức tranh.

- HS chia sẻ trước lớp:
+ Có 3 quả bóng màu xanh.
+ Có 2 quả bóng màu đỏ.
+ Có tất cả 5 quả bóng được ném vào rổ.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

13


/>cầm 2 que tính. Gộp lại (cả hai tay) và
đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính.
2.GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu
câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...
- GV giúp đỡ HS thực hiện.
3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các
thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí
hiệu toán học 3 + 2 = 5.
4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác, HS đặt phép
cộng tương ứng rồi gài phép tính vào
thanh gài. Chẳng hạn: GV nêu: “Bên trái
có 4 chấm tròn, bên phải có 1 chấm tròn,
gộp lại có tất cả mấy chấm tròn? Bạn nào
nêu được phép cộng?”.

- GV yc hs nêu các tình huống tương tự.
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Thực hành, luyện tập. (18 phút)
* Bài 1. Số?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu tình
huống trong tranh:
+ Bên trái có 2 quả bóng vàng. Bên phải
có 1 quả bóng xanh. Có tất cả bao nhiêu
quả bóng?
- GV yc đọc phép tính và nêu số thích
hợp, viết phép tính 2+1 = 3 vào vở.
- GV nhận xét bài của HS, hướng dẫn HS
sử dụng mẫu câu khi nói về bức tranh:
Có...Có...Có tất cả...
- GV yêu cầu HS nêu tình huống tranh 2.

- GV nhận xét, yc đọc phép tính và nêu
số thích hợp, viết phép tính vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Bài 2: Chọn phép tính thích hợp với
mỗi tranh vẽ.

- HS thực hiện nối tiếp: Có 3 que tính,
thêm 2 que tính. Có tất cả 5 que tính.

- HS nói: “Tay phải có 3 que tính. Tay
trái có 2 que tính. Có tất cả 5 que tính”.
- HS nghe GV giới thiệu phép cộng, dấu
+, dấu =: HS nhìn 3 + 2 = 5 và đọc ba
cộng hai băng năm.


- HS gài phép tính 4 +1 = 5 vào thanh
gài.

- HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố
nhau đưa ra phép cộng.

- HS nối tiếp nhắc lại.

- HS nêu: 2 +1 = 3 rồi viết vào vở.
- HS nêu: Bên trái có 2 quả bóng vàng.
Bên phải có 1 quả bóng xanh. Có tất cả
3 quả bóng.
- HS nêu: Bên trái có 2 quả dứa xanh.
Bên phải có 2 quả dứa vàng. Có tất cả 4
quả dứa.
- HS đọc phép tính và nêu số thích hợp:
số 4, viết phép tính 2 + 2 = 4 vào vở.
- HS đổi vở chia sẻ kết quả.

14


/>- GV nêu yêu cầu bài tập: Chọn phép
tính thích hợp với mỗi tranh vẽ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ,
thảo luận nhóm đôi cách chọn phép tính
thích hợp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng
ngôn ngữ cá nhân.
- GV yc HS chia sẻ trước lớp.


* Bài 3: Xem tranh rồi tập kể chuyện
theo phép tính đã cho.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV yc HS quan sát tranh, thảo luận
nhóm đôi, tập kể cho bạn nghe một tình
huống theo bức tranh. GV lưu ý hướng
dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có...
Có... Có tất cả...
- GV yêu cầu HS chia sẻ.

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm bàn,
tìm phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ.

- Đại diện các nhóm chia sẻ. Chẳng hạn:
+ Phép tính 3 + 2 thích hợp với bức tranh
bạn gái cầm cờ. Vì tay phải bạn gái cầm
3 lá cờ, tay trái 2 lá cờ. Ta có 3 + 2.

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm, kể tình huống theo
bức tranh cho bạn cùng bàn nghe.

- Đại diện các nhóm chia sẻ. Chẳng hạn:
Bạn mèo cắm 2 bông hoa màu đỏ vào lọ,
bạn chuột cắm thêm vào lọ 3 bông hoa
màu xanh. Trong lọ có tất cả 5 bông hoa.
- HS nối tiếp: 2 + 3 = 5.


- GV yc HS đọc phép tính tương ứng đã
cho.
D. Vận dụng. (5 phút)
- GV hướng dẫn HS nghĩ ra một số tình
- HS thảo luận nhóm, nói cho bạn cùng
huống trong thực tế liên quan đến phép
bàn nghe tình huống của mình.
cộng (với nghĩa thêm) rồi chia sẻ với
bạn. Chẳng hạn: Hà có 5 cái kẹo. Mẹ cho
thêm 1 cái kẹo. Hà có tất cả mấy cái
kẹo?
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- HS trình bày tình huống của mình trước
lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
E. Củng cố - dặn dò: (2 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế - HS lắng nghe, ghi nhớ.
liên quan đến phép cộng để hôm sau chia
sẻ với các bạn.

15


/>- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà
xem trước bài: làm quen với phép cộng,
dấu cộng (tiếp theo).


Tiết 17: LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG, DẤU CỘNG (tiếp theo)
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, củng cố cách nhận
biết cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa thêm) trong một số tình huống gắn với
thực tiễn.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương
tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: + Các que tính, các chấm tròn.
+ Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa thêm).
- HS: + Bộ đồ dùng học Toán 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động. (5 phút)
- Cho HS hoạt động theo nhóm bàn và
thực hiện lần lượt các hoạt động:

+ Quan sát hai bức tranh trong SGK.
+ Nói với bạn về những điều quan sát
được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 4
quả bóng trong rổ. Thêm 1 quả bóng. Có
tất cả 5 quả bóng trong rổ.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm bàn
nói với bạn về những điều quan sát được
từ mỗi bức tranh

16


/>- GV yêu cầu HS chia sẻ những gì các
em quan sát được.
B. Hình thành kiến thức. (15 phút)
1.GV hướng dẫn HS thực hiện thao tác:
- Lấy ra 4 que tính. Lấy thêm 1 que tính.
Đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính?
* GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu
câu khi nói: Có... Thêm... Có tất cả...
2 .Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn đế diễn tả các
thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí
hiệu toán học 4+1=5.
3.Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác, chẳng hạn:
“Có 1 ngón tay. Thêm 3 ngón tay. Có tất
cả mấy ngón tay? Bạn nào nêu được

phép cộng?”.
- GV yc HS tự nêu tình huống khác.

- Các nhóm chia sẻ trước lớp: Có 4 quả
bóng trong rổ. Thêm 1 quả bóng. Có tất
cả 5 quả bóng trong rổ.

- HS thao tác trên que tính nói: “Có 4
que tính. Thêm 1 que tính. Có tất cả 5
que tính”. (cá nhân, đồng thanh).

- HS nhìn 4 + 1 = 5, đọc bốn cộng một
bằng năm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nêu phép cộng tương ứng rồi gài thẻ
phép tính vào thanh gài 1 + 3 = 4.

- HS thảo luận nhóm bàn, tự nêu tình
huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép
cộng.
- HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Thực hành, luyện tập. (10 phút)
* Bài 1: Số?
- GV cho HS quan sát bức tranh 1, nêu
tình huống. Chẳng hạn:
+ Có 1 con ong, thêm 1 con ong bay đến. + Đọc phép tính và nêu số thích hợp điền
Có tất cả bao nhiêu con ong?

vào ô trống. HS viết phép tính 1 + 1 = 2
vào vở.
- GV cho HS quan sát bức tranh 2, nêu
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, nêu
tình huống.
tình huống trong tranh:
+ Có 2 con chó, thêm 3 con chó. Có tất
cả bao nhiêu con chó?
- GV gọi HS nêu phép tính.
- HS nêu phép tính: 2 + 3 = 5, rồi viết
phép tính vào vở.
- GV kiểm tra, nhận xét vở của HS.
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
sử dụng mẫu câu: Có... Thêm... Có tất
cả...

17


/>D. Vận dụng. (7 phút)
- GV hướng dẫn HS nghĩ ra một số tình
huống trong thực tế liên quan đến phép
cộng (với nghĩa thêm) rồi chia sẻ với
bạn. Chẳng hạn: Bình có 3 bông hoa. Mẹ
cho thêm 1 bông hoa. Hà có tất cả mấy
bông hoa?
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.

- HS thảo luận nhóm, nói cho bạn cùng

bàn nghe tình huống của mình.

- HS trình bày tình huống của mình trước
lớp.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
E. Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế - HS lắng nghe, ghi nhớ.
liên quan đến phép cộng để hôm sau chia
sẻ với các bạn.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học
bài và xem trước bài: Phép cộng trong
phạm vi 6 trang 38.
Tiết 18: LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG, DẤU CỘNG (tiếp theo)
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, củng cố cách nhận
biết cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa thêm) trong một số tình huống gắn với
thực tiễn.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương
tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt

động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: + Các que tính, các chấm tròn.
+ Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa thêm).
- HS: + Bộ đồ dùng học Toán 1.

18


/>2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động. (5 phút)
- GV thao tác que tính nói: Tay phải cô
có 3 que tính. Tay trái cô có 1 que tính.
Cô có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV yêu cầu HS nêu phép tính.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn,
nêu các tình huống khác nhau, trình bày
trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Thực hành, luyện tập. (20 phút)
* Bài 2: Chọn phép tính thích hợp với
mỗi tranh vẽ.
- GV nêu yêu cầu bài tập: Chọn phép

tính thích hợp với mỗi tranh vẽ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ,
thảo luận nhóm đôi cách chọn phép tính
thích hợp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng
ngôn ngữ cá nhân.
- GV yc HS chia sẻ trước lớp.

- GV hỏi: 2 + 2 = ?

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3: Xem tranh rồi tập kể chuyện
theo phép tính đã cho.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV yc HS quan sát tranh, thảo luận

- HS quan sát thao tác của GV, nêu lại
tình huống. (cá nhân, đồng thanh).
- HS nêu cá nhân: 3 + 1 = 4.
- HS , thảo luận nhóm bàn nói với cho
nhau nghe về các tình huống có phép
cộng. Trình bày trước lớp.

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm bàn,
tìm phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ.

- Đại diện các nhóm chia sẻ. Chẳng hạn:
+ Phép tính 2 + 2 thích hợp với bức tranh
vẽ các chú chuồn chuồn. Vì có 2 chú
chuồn chuồn đậu trên lá, có thêm 2 chú

chuồn chuồn bay đến. Ta có 2 + 2.
- HS nối tiếp: 2 + 2 = 4
+ Phép tính 2 + 1 thích hợp với bức tranh
vẽ các chú sâu. Vì Có 2 chú sâu, có thêm
1 chú sâu. Có tất cả 3 chú sâu. Ta có: 2
+ 1 = 3.

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm, kể tình huống theo

19


/>nhóm đôi, tập kể cho bạn nghe một tình
huống theo bức tranh. GV lưu ý hướng
dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có...
Có... Có tất cả...
- GV yêu cầu HS chia sẻ.

- GV yc HS đọc phép tính tương ứng đã
cho.

- GV yc HS đọc phép tính tương ứng đã
cho.
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Vận dụng. (10 phút)
- GV hướng dẫn HS nghĩ ra một số tình
huống trong thực tế liên quan đến phép
cộng (với nghĩa thêm) rồi chia sẻ với
bạn. Chẳng hạn: Có 5 con gà. Có thêm 3

con gà. Có tất cả mấy con gà?
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.

bức tranh cho bạn cùng bàn nghe.

a. Đại diện các nhóm chia sẻ. Chẳng hạn:
Có 2 bạn đang đọc sách. Có thêm 1 bạn
đến đọc sách cùng. Có tất cả bao nhiêu
bạn?
- HS nối tiếp: 2 + 1 = 3
b. Đại diện các nhóm chia sẻ. Chẳng hạn:
Trong bình có 4 con cá. Bạn Nam đổ
thêm vào bình 2 con cá. Có tất cả bao
nhiêu con cá?
- HS nối tiếp: 4 + 2 = 6

- HS thảo luận nhóm, nói cho bạn cùng
bàn nghe tình huống của mình.

- HS trình bày tình huống của mình trước
lớp.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
D. Củng cố - dặn dò. (5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế - HS lắng nghe, ghi nhớ.
liên quan đến phép cộng để hôm sau chia
sẻ với các bạn.

- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học
bài và xem trước bài: Phép cộng trong
phạm vi 6 trang 38.
Tiết 19: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.

20


/>- Biết vận dụng để giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn
đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: + Các que tính, các chấm tròn.
- HS: + Bộ đồ dùng học Toán 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

A. Khởi động. (5 phút)
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn và
thực hiện lần lượt các hoạt động:
+ Quan sát bức tranh trong SGK.
+ HS quan sát tranh SGK.
+ Nói với bạn về những điều quan sát
+ HS thảo luận nhóm bàn, nói cho bạn
được từ bức tranh liên quan đến phép
nghe những gì mình thấy được trong
cộng. Chẳng hạn: “Có 4 con chim ở dưới tranh .
sân. Có 2 con chim đang bay đến. Có tất
cả bao nhiêu con chim?” HS đếm rồi nói:
“Có tất cả 6 con chim”.
- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao
- Đại diện các nhóm trình bày: HS nói
nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những
một tình huống có phép cộng mà mình
gì các em quan sát được từ bức tranh có quan sát được.
liên quan đến phép cộng. Khuyến khích
HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ
của các em.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hình thành kiến thức. (15 phút)
1. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt
- HS quan sát tranh ‘‘chong chóng’’
các thao tác sau:
- GV nói:
+ Bạn gái bên trái có 3 chong chóng rồi - HS tự lấy ra 3 chấm tròn.
lấy ra 3 chấm tròn.


21


/>+ Bạn gái bên phải có 1 chong chóng rồi
lấy ra 1 chấm tròn.
+ Để biết có tất cả bao nhiêu chong
chóng (hay chấm tròn) ta thực hiện phép
cộng 3 + 1.
2. GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự
với hình vẽ “chim bay” trong khung kiến
thức trang 38. GV lưu ý hướng dẫn HS
sử dụng mẫu câu khi nói : Có... Có... có
tất cả...
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu một số tình huống. HS đặt
phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS
tìm kết quả phép cộng rồi gài kết quả vào
thanh gài.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV viết 1 số phép tính cộng trong
phạm vi 6, yêu cầu HS tưởng tượng
trong đầu để tìm kết quả.
1 + 1 = ? 2 + 1 = ? 5 + 1 = ? 4+ 2 = ?...
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Thực hành, luyện tập. (10 phút)
* Bài 1 : Số?
- GV hướng dẫn HS cách làm 1 phép

tính: HS có thể nhẩm hoặc thao tác đếm
các chấm tròn để tìm kết quả.
- GV cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các
phép cộng nêu trong bài rồi ghi phép tính
vào vở.
- GV yêu cầu HS đổi vở, nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.
- GV HS tự nêu phép tính khác rồi đố

- HS tự lấy ra 1 chấm tròn.
- HS nêu nối tiếp : 3 + 1 = 4

- HS quan sát hình vẽ ‘‘chim bay’’, thảo
luận nói cho bạn nghe tình huống có
phép tính cộng : Có 4 con chim, thêm 2
con chim. Hỏi có tất cả mấy con chim ?
- HS nêu phép tính cộng: 4 + 2 = 6 (cá
nhân, đồng thanh).
- HS thảo luận nhóm bàn, nêu tình huống
tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng và
tính kết quả.
- Các nhóm trình bày trước lớp (1 bạn
đố, 1 bạn trả lời). Ví dụ: An có 3 viên bi,
Nam có 2 viên bi. Hỏi hai bạn có tất cả
mấy viên bi? (Có tất cả 5 viên bi)
- HS suy nghĩ và nêu trước lớp:
1 + 1 = 2; 2 + 1 = 3; 5 + 1 = 6; 4+ 2 = 6...
(cá nhân, đồng thanh)


- HS nêu trước lớp: 2 + 1 = 3 (cá nhân,
đồng thanh).
- HS suy nghĩ rồi viết phép tính vào vở.

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói
cho nhau nghe về tình huống đã cho và
phép tính tương ứng.
- HS đọc lại các phép tính đã làm.
- HS tự nêu phép tính rồi đó bạn tìm kết

22


/>nhau tìm kết quả phép tính.
- GV nhận xét, tuyên dương.
D. Vận dụng. (5 phút)
- Cho HS nghĩ ra một số tình huống thực
tế liên quan đến phép cộng trong phạm
vi 6.
- GV nhận xét, tuyên dương.
E. Củng cố - dặn dò. (5 phút)
- Bài học hôm nay em biết thêm được
điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế
liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6
để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về xem
trước bài: Phép cộng trong phạm vi 6
(tiếp theo).


quả.

- HS nêu ý hiểu của mình.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Tiết 20: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.
- Biết vận dụng để giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn
đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích học toán, đoàn kết, giúp đỡ bạn; chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: + Các que tính, các chấm tròn.
- HS: + Bộ đồ dùng học Toán 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động
não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

23



/>A. Khởi động. (5 phút)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đố
vui.
- GV đưa ra 1 vài phép tính cộng trong
phạm vi 10, đố HS tìm kết quả.
- GV yêu cầu HS tự đố nhau và tìm kết
quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Thực hành, luyện tập. (20 phút)
* Bài 2: Tính.
- GV cho HS tự làm bài 2: Tìm kết quả
các phép cộng nêu trong bài (HS có thể
dùng thao tác đếm để tìm kết quả phép
tính).
- GV nhận xét, chữa bài.
- GV yêu cầu HS nêu các phép tính khác
trong phạm vi 6.
* Bài 3: Xem tranh rồi nêu phép cộng
thích hợp.
- GV cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về
tình huống theo bức tranh rồi đọc phép
tính tương ứng.

- GV yêu cầu viết phép tính vào vở.
D. Vận dụng. (10 phút)
- Cho HS nghĩ ra một số tình huống thực
tế liên quan đến phép cộng trong phạm

vi 6.
- GV yc HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
E. Củng cố - dặn dò. (5 phút)

- HS nhắc lại tên trò chơi.
- HS nêu kết quả trước lớp, các bạn khác
nhận xét.
- HS cả lớp tham gia trò chơi: HS nêu
phép tính rồi chuyền bóng cho bạn nào
thì bạn đó phải trả lời kết quả. Ai trả lời
sai sẽ bị phạt.

- HS tự làm bài bào vở. Đổi vở, nói cho
nhau nghe về kết quả mình tìm được.

- HS nối tiếp nêu, tự nhẩm kết quả. Bạn
nào không nhẩm đucợ có thể dùng chấm
tròn hoặc que tính để tính.

- HS quan sát tranh, nêu tình huống rồi
đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước
lớp:
a. Bên trái có 3 chú mèo. Bên phải có 2
chú mèo. Có tất cả bao nhiêu chú mèo?
Phép tính tương ứng là: 3 + 2 = 5.
b. Trên cành cây có 4 con chim. Có 1 con
chim bay đến. Có tất cả mấy con chim?
Phép tính tương ứng là: 4 + 1 = 5.
- HS đổi vở, kiểm tra chéo, chia sẻ.

- HS thảo luận nhóm bàn, nói cho nhau
nghe các tình huống thực tế liên quan
đến phép cộng trong phạm
vi 6.
- HS nêu các tình huống khác nhau.

24


/>- Bài học hôm nay em biết thêm được
điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế
liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6
để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về xem
trước bài: Phép cộng trong phạm vi 6
(tiếp theo).

- HS nêu ý hiểu của mình.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

25


×