Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

chuyên đề mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên khí hậu – địa hình – đất – sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.78 MB, 83 trang )

1

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

“MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN:
KHÍ HẬU – ĐỊA HÌNH – ĐẤT – SINH VẬT”

THPT Chuyên Hưng Yên
Năm học 2017 – 2018

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................................4


2

2. Mục đích của đề tài.........................................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................................6
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN:
KHÍ HẬU - ĐỊA HÌNH - ĐẤT - SINH VẬT.....................................................................................6
1. Mối quan hệ địa lí...........................................................................................................................6
1.1. Phân loại mối quan hệ địa lí.........................................................................................................6
1.2. Mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên..................................................................7
2. Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: khí hậu – địa hình – đất – sinh vật............................8
2.1. Tác động của khí hậu, sinh vật, đất đến địa hình.........................................................................8
2.1.1. Tác động của khí hậu đến địa hình...........................................................................................8
2.1.1.1. Miền khí hậu nóng ẩm...........................................................................................................9
2.1.1.2. Miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc).....................................................10
2.1.1.3. Miền khí hậu lạnh................................................................................................................13


2.1.2. Tác động của sinh vật đến địa hình.........................................................................................14
2.1.3. Tác động của (bề mặt) đất đến địa hình..................................................................................17
2.2. Tác động của địa hình, sinh vật, đất đến khí hậu.......................................................................17
2.2.1. Tác động của địa hình đến khí hậu.........................................................................................17
2.2.1.1. Tác động của địa hình đến nhiệt độ.....................................................................................17
2.2.1.2. Tác động của địa hình đến khí áp........................................................................................19
2.2.1.3. Tác động của địa hình đến độ ẩm không khí.......................................................................19
2.2.1.4. Tác động của địa hình đến lượng mưa.................................................................................20
2.2.1.5. Tác động của địa hình đến gió.............................................................................................20
2.2.2. Tác động của (bề mặt) đất đến khí hậu...................................................................................22
2.2.2.1. Tác động của (bề mặt) đất đến nhiệt độ không khí.............................................................22
2.2.2.2. Tác động của (bề mặt) đất đến độ ẩm không khí.................................................................22
2.2.3. Tác động của sinh vật đến khí hậu..........................................................................................23
2.2.3.1. Tác động của sinh vật (rừng) đến nhiệt độ không khí.........................................................23
2.2.3.2. Tác động của (rừng) sinh vật đến độ ẩm không khí............................................................23
2.2.3.3. Tác động của sinh vật (rừng) đến gió..................................................................................23
2.3. Tác động của khí hậu, đất, địa hình đến sinh vật.......................................................................24
2.3.1. Tác động của khí hậu đến sinh vật..........................................................................................24
2.3.1.1. Tác động của khí hậu đến sinh vật.......................................................................................24
2.3.1.2. Các kiểu thảm thực vật tương ứng với các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất......................29
2.3.2. Tác động của đất đến sinh vật.................................................................................................35


3

2.3.3. Tác động của địa hình đến sinh vật.........................................................................................36
2.4. Tác động của khí hậu, địa hình, sinh vật đến đất.......................................................................37
2.4.1. Tác động của sinh vật đến đất.................................................................................................37
2.4.2. Tác động của khí hậu đến đất.................................................................................................39
2.4.2.1. Tác động của khí hậu đến đất..............................................................................................39

2.4.2.2. Các nhóm đất tương ứng với các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất....................................40
2.4.3. Tác động của địa hình đến đất................................................................................................44
3. Nguyên nhân và ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.....................45
3.1. Nguyên nhân của mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên...................................................45
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên đối với hoạt động kinh tế xã
hội của con người..............................................................................................................................46
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN LUYỆN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN: KHÍ HẬU - ĐỊA HÌNH - ĐẤT - SINH VẬT...................................47
1. Dạng bài tập cơ bản......................................................................................................................47
2. Dạng bài tập nâng cao...................................................................................................................49
2.1. Dạng bài tập về mối quan hệ nhân quả đơn giản.......................................................................50
2.2. Dạng bài tập về mối quan hệ nhân quả phức tạp.......................................................................66
2.2.1. Dạng bài tập về mối quan hệ: nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả................................66
2.2.2. Dạng bài tập về mối quan hệ: một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả................................71
2.2.3. Dạng bài tập phân tích một chuỗi các mối quan hệ nhân quả................................................73
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH
PHẦN TỰ NHIÊN: KHÍ HẬU - ĐỊA HÌNH - ĐẤT - SINH VẬT..................................................74
1. Phương pháp sơ đồ hóa.................................................................................................................74
2. Phương pháp giảng giải................................................................................................................75
3. Phương pháp đàm thoại gợi mở....................................................................................................76
4. Phương pháp sử dụng bản đồ, tranh ảnh, mô hình.......................................................................77
5. Phương pháp nêu vấn đề...............................................................................................................78
C. PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................................81
1. Những vấn đề quan trọng của đề tài.............................................................................................81
2. Đề xuất, ý kiến..............................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................83


4


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của Địa lí là các thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp
kinh tế xã hội. Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là một sự kết hợp có quy luật của các thành
phần địa lí (như địa hình, khí hậu, nước trên mặt và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật
và động vật) nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một
hệ thống không thể chia cắt được. Trên phạm vi hành tinh, lớp vỏ địa lí (hay lớp vỏ
cảnh quan) là thể tổng hợp địa lí tự nhiên cấp cao nhất.
Các thành phần tự nhiên của lớp vỏ địa lí không tồn tại và phát triển một cách cô
lập, giữa chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh vì
chúng đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, hơn
nữa các thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với
nhau. Do vậy, khi nghiên cứu một thành phần của tự nhiên, chúng ta bắt buộc phải
nghiên cứu các mối quan hệ giữa nó và các thành phần tự nhiên khác, như vậy mới hiểu
được bản chất và các phản ứng nhiều mặt của đối tượng nghiên cứu.
Khi khai thác một lãnh thổ cho mục đích kinh tế, con người cần phải hiểu rõ mối
quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên của lãnh thổ. Việc không tính toán đầy
đủ đến các mối quan hệ sẽ kéo theo những thay đổi của toàn bộ hệ thống mà hậu quả
không thể lường trước được ví dụ như tai họa sinh thái trên vùng biển Aran. Ngược lại
việc hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên giúp con người có thể
điều chỉnh tác động làm biến đổi cảnh quan theo hướng có lợi cho mình.
Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên là một trong những nội dung
cơ bản của kiến thức địa lí trong trường phổ thông. Việc xác định mối quan hệ giữa các
thành phần tự nhiên chính là tìm ra nguyên nhân của sự vật hiện tượng địa lí. Đó là các
kiến thức có tính chất tổng hợp, bản chất các vấn đề từ nguyên nhân đến kết quả. Nếu
tự xác định và hiểu được các mối quan hệ giữa các thành phần trong học tập địa lí thì có
nghĩa là học sinh đã giải thích được câu hỏi “Tại sao” – một tình huống có vấn đề trong
học tập địa lí. Trường hợp này đòi hỏi học sinh ở trình độ hiểu biết cao hơn so với
“trình bày” hoặc “chứng minh”. Việc hình thành mối quan hệ nhân quả còn là mục tiêu
của dạy học Địa lí. Việc phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên

nói riêng và các mối quan hệ địa lí nói chung còn là con đường để phát triển tư duy Địa
lí cho học sinh. Khả năng xác định được các mối quan hệ nhân quả là thước đo trình độ
phát triển tư duy của học sinh.
Đối với thi học sinh giỏi môn Địa lí các cấp, nhất là thi học sinh giỏi Quốc gia
THPT, những câu hỏi mô tả đặc điểm sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên không nhiều, chủ
yếu là câu hỏi “tại sao”, đòi hỏi học sinh phải tìm ra nguyên nhân của các sự vật hiện
tượng địa lí. Muốn tìm ra nguyên nhân các em cần phải phân tích được mối quan hệ
giữa các thành phần giống như N.N.Branxiki đã viết: “Thực chất của việc hình thành
các mối quan hệ nhân quả là việc tìm ra các nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Việc
vạch ra nguyên nhân hình thành đối với các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế -


5

xã hội là một trong những mặt quan trọng nhất trong dạy học của giáo viên Địa lí. Vấn
đề về mối liên hệ của các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp
luận địa lí với tư cách là một khoa học và cả đối với phương pháp luận địa lí với tư cách
là một môn học trong nhà trường”.
Sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản của học sinh nhưng phần kiến thức về
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên chưa được đầy đủ, chi tiết và hệ thống thành
chuyên đề phục vụ cho việc ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi.
Vì nhiều những lí do quan trọng như trên nên tôi đã chọn và viết chuyên đề mối
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: khí hậu – địa hình – đất – sinh vật phục vụ
cho việc ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc Gia THPT.
2. Mục đích của đề tài.
- Trình bày mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: khí hậu – địa hình – đất –
sinh vật.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ tác động quan lại giữa các thành
phần tự nhiên.
- Phân tích ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên đối

với hoạt động kinh tế xã hội của con người.
- Xây dựng hế thống các dạng bài tập ôn luyện chuyên đề mối quan hệ giữa các
thành phần tự nhiên phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc Gia THPT.
- Cung cấp một số tư liệu kênh hình trực quan phục vụ việc dạy và học chuyên đề
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
- Giới thiệu một số phương pháp dạy học nội dung mối quan hệ giữa các thành
phần tự nhiên
Đề tài hướng tới đối tượng chính là giáo viên và học sinh các trường chuyên,
nhất là trong quá trình ôn luyện thi Học sinh giỏi Quốc gia. Tuy nhiên, các giáo viên và
học sinh phổ thông không chuyên cũng sẽ có được nguồn tài liệu hữu ích phục vụ kì thi
học sinh giỏi Tỉnh.


6

B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN
TỰ NHIÊN: KHÍ HẬU - ĐỊA HÌNH - ĐẤT - SINH VẬT.
1. Mối quan hệ địa lí.
Môn Địa lí nghiên cứu chủ yếu các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng Địa
lí về mặt không gian, vì vậy hầu hết các kiến thức Địa lí chính là các mối liên hệ Địa lí.
1.1. Phân loại mối quan hệ địa lí.
Do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí mà kiến thức của môn
Địa lí bao gồm kiến thức thuộc về tự nhiên và kinh tế, xã hội. Ba mảng kiến thức này
không phải riêng rẽ, độc lập mà có quan hệ tác động qua lại với nhau. Xuất phát từ nội
dung, mối quan hệ địa lí có thể phân thành ba loại: mối quan hệ giữa các hiện tượng tự
nhiên với nhau, mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế với nhau, mối quan hệ
giữa tự nhiên và kinh tế.
- Những mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, chẳng hạn, giữa khí
hậu của một nơi với vĩ độ của nơi đó, với địa hình, với các biển và dòng biển bao

quanh; giữa sông ngòi với địa hình, khí hậu, ... đây thường là những liên hệ nhân - quả.
- Những mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội với nhau, chẳng
hạn việc xây dựng các nhà máy đường ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi liên quan đến nơi đó
có nguồn nguyên liệu dồi dào (là các tỉnh trồng mía với qui mô lớn) ...
- Những mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội, ví dụ sử dụng đồng cỏ để
phát triển chăn nuôi, sử dụng thác nước làm thủy điện, phát triển công nghiệp chế biến
gỗ, giấy dựa vào tài nguyên rừng …
Mối quan hệ địa lí cũng có thể phân chia thành hai loại là mối quan hệ địa lí
thông thường với những mối quan hệ nhân quả. Cách phân biệt mối quan hệ địa lí thông
thường với những mối quan hệ nhân quả là đặt câu hỏi, phân tích và trả lời: “phải chăng
cứ có cái này thì phải có cái kia?”. Ví dụ như: Phải chăng cứ có rừng thì có công nghiệp
gỗ, giấy, xenlulô phát triển? Cứ có biển thì ngành hàng hải và ngành đánh cá phát triển?
Phải chăng cứ ở vĩ độ cao thì bao giờ cũng lạnh ? Có phải ở gần biển thì bao giờ khí
hậu cũng ôn hòa hơn không? Phải chăng địa hình dốc nhiên chỉ sông ngòi chảy xiết
không? ... Chỉ khi nào câu trả lời khẳng định được thì lúc đó mới có thể phát biểu theo
kiểu: vì … nên. Trong trường hợp câu trả lời phủ định thì đấy là mối quan hệ thông
thường. Chẳng hạn, có thể nói (Thụy Điển, Phần Lan, nằm ở vĩ độ cao nên có khí hậu
lạnh, vì đây là mối quan hệ có tính quy luật, nhưng không thể nói vì Na Uy nằm ở cạnh
biển nên ngành đánh cá và hàng hải phát triển, vì đây không phải là mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật, cứ có cái này thì tất yếu phải có cái kia; trong thực tế, cũng có
nhiều nước nằm ven biển, nhưng hai ngành đó không phát triển hay chưa phát triển.
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên phổ biến là các mối quan hệ nhân quả,
còn mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội với nhau, giữa tự nhiên và
kinh tế xã hội thường không phải là những mối quan hệ nhân quả, có tính quy luật, mà


7

chỉ là những mối quan hệ thông thường: không nhất thiết là có rừng thì công nghiệp gỗ
phát triển, không nhất thiết có đồng cỏ thì chăn nuôi mới phát triển ... Việc khai thác, sử
dụng tự nhiên, xây dựng và phát triển kinh tế còn tùy thuộc một phần lớn vào trí tuệ của

con người, vào trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ phát triển kinh tế, vào đặc điểm của
mỗi dân tộc và chế độ xã hội ...
Trong giới hạn của chuyên đề, tôi xin tập trung vào mối quan hệ nhân quả giữa
các thành phần tự nhiên
1.2. Mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên.
Mối quan hệ nhân quả có thành phần là nguyên nhân sinh ra kết quả. Mối quan
hệ nhân quả là mối quan hệ trong đó có sự tương quan, phụ thuộc một chiều giữa các sự
vật và hiện tượng. Chỉ có nguyên nhân mới sinh ra kết quả, không có kết quả nào lại
không bắt đầu từ nguyên nhân trước đó, trong khi đó kết quả không thể sinh ra nguyên
nhân ban đầu sinh ra nó, mà kết quả chỉ có thể trở thành nguyên nhân khác của một kết
quả khác. Ví dụ: các dòng biển lạnh chạy ven bờ lục địa đã làm cho các vùng này trở
thành hoang mạc ít mưa, nhưng hiện tượng ít mưa ở hoang mạc không phải là nguyên
nhân sinh ra các dòng biển lạnh.
Dựa vào tính chất đơn giản hay phức tạp, mối quan hệ nhân quả được phân thành
2 loại:
- Mối quan hệ đơn giản: một nguyên nhân dẫn đến một kết quả, ví dụ chế độ mưa
ở nước ta phân thành hai mùa mưa và khô dẫn đến chế độ nước sông phân thành hai
mùa lũ và cạn.
- Mối quan hệ phức tạp như: một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả (ví dụ phá
rừng đầu nguồn dẫn đến nhiều hệ quả như đất ở miền núi bị xói mòn nhiều hơn, chế độ
nước sông khắc nghiệt hơn, ...), nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả (ví dụ phân bố
mưa trên Trái Đất không đều do nhiều nguyên nhân như khí áp, gió, frong, dòng biển,
địa hình ...), hoặc một chuỗi các mối quan hệ nhân quả theo sơ đồ sau:

Dựa vào mức độ quan hệ trực tiếp hay gián tiếp của nguyên nhân và kết quả có
thể phân mối quan hệ nhân quả thành hai loại là: mối quan hệ nhân quả trực tiếp
(nguyên nhân sinh ra kết quả không thông qua mối liên hệ trung gian) và mối quan hệ
nhân quả gián tiếp (là phải thông qua các mối quan hệ khác). Thường thì mối quan hệ
nhân quả gián tiếp khó thấy và khó phát hiện hơn. Ví dụ: mối quan hệ giữa khí hậu với
sự hình thành đất. Trong mối liên hệ này có cả mối liên hệ nhân quả trực tiếp và mối

liên hệ nhân quả gián tiếp. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất
là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy (về mặt vật lí và
hóa học) thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất.


8

Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng
đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật
sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho
đất.
2. Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: khí hậu – địa hình – đất – sinh vật.
Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng
của nó. Tuy nhiên, không một thành phần nào lại tồn tại và phát triển một cách cô lập,
nghĩa là không chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và ngược lại không phát huy
tác dụng ảnh hưởng của mình tới các thành phần khác. Sự trao đổi không ngừng vật
chất và năng lượng giữa các thành phần bộ phận cấu tạo đã qui định tính hoàn chỉnh của
lớp vỏ địa lí. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ
thống thống nhất, trong đó thành phần này phụ thuộc và tác động đến thành phần kia.
2.1. Tác động của khí hậu, sinh vật, đất đến địa hình.
Địa hình là tập hợp các dạng lồi lõm trên bề mặt Trái Đất. Địa hình bề mặt thạch
quyển là kết quả tác động tương hỗ giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh được thể
hiện trên bề mặt Trái Đất Địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng. Trên các lục địa hay ở
đáy đại dương cũng có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề. Nơi cao nhất
trên thế giới lên đến gân 9000m, còn nơi sâu nhất ở đáy đại dương cũng xuống tới hơn
11000m. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là do tác động của hai lực đối nghịch nhau:
nội lực và ngoại lực. Tác động của nội lực thường làm cho địa hình bề mặt Trái Đất
thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. Dựa
vào quá trình hình thành, có thể chia địa hình bề mặt Trái Đất thành: địa hình kiến tạo

(quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu) và địa hình bóc mòn – bồi tụ (quá trình ngoại
lực đóng vai trò chủ yếu.)
Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp
đá, làm cho chúng bị uốn nép, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài
mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất ...
Ngoại lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực tác động
đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Các quá trình ngoại lực
bao gồm: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại
lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. Tác nhân ngoại lực là các yếu tố
khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng
biển…), sinh vật (động, thực vật), con người.
Trong giới hạn của chuyên đề, tác giả xin tập trung vào tác động của tác nhân
ngoại lực là khí hậu và sinh vật đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2.1.1. Tác động của khí hậu đến địa hình.


9

Mỗi miền khí hậu khác nhau trên Trái đất đều có các quá trình hình thành địa
hình và các dạng địa hình đặc trưng.
2.1.1.1. Miền khí hậu nóng ẩm.
Ở miền khí hậu nóng ẩm phong hóa hoá học diễn ra mạnh. Phong hoá hoá học là
quá trình phá huỷ đá kèm theo sự biến đổi thành phần hoá học của đá và khoáng vật.
Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hoá học là hoạt động hoá học của nước, của
một số hợp phần không khí như oxi, khí cacbonic và tác dụng hoá sinh của sinh vật. Sở
dĩ nước tự nhiên có khả năng hoạt động hoá học là vì nó có một bộ phận phân li thành
các ion H+ và 0H-, đặc biệt khi trong nước có CO 2 hoà tan thì khả năng hoạt động hoá
học của nó càng rõ rệt. Khi nhiệt độ tăng trong chừng mực thích hợp, khả năng hoạt
động hoá học của nước cũng tăng lên. Do đó, tại các vùng nóng ẩm, tác dụng phong hoá
của nước thể hiện mạnh hơn; còn ở các vùng khí hậu lạnh, khả năng ấy kém dần; khi

nhiệt độ hạ xuống dưới 00C thì hầu như không còn nữa.
Những nơi đá dễ thấm nước và dễ hoà tan như đá vôi, thạch cao, do tác động của
nước trên mặt, nước ngầm và khí cacbonic đã xuất hiện các dạng địa hình đặc biệt như
địa hình cacxtơ. Quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên
mặt đất và ở dưới sâu được gọi là quá trình cacxtơ. Cường độ của quá trình cacxtơ phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu, do đó mặc dù địa hình cacxtơ gặp được từ cực
cho tới xích đạo nhưng tương ứng với mỗi đới khí hậu, địa hình cacxtơ lại có những nét
riêng. Ở miền nhiệt đới ẩm, vì nhiệt độ cao nên lượng CO 2 hoà tan trong nước ít hơn so
với miền cực, nhưng quá trình cacxtơ vẫn phát triển với cường độ rất lớn nhờ lượng
mưa và nhất là nhờ hàm lượng axít hữu cơ rất cao (do sinh vật phát triển mạnh). Với
nền nhiệt cao ẩm lớn, nước ta có tương đối nhiều hang động cacxtơ ví dụ như động
Phong Nha, động Hương Tích, ...

Động Phong Nha (hang ướt).
Động Hương Tích (hang khô).
Ở miền khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn (kết hợp nhiệt ẩm cao hình thành lớp vỏ
phong hóa dày) nên quá trình xâm thực do nước chảy diễn ra mạnh theo chiều sâu với
cường độ nhanh làm tăng mức độ chia cắt ngang, chia cắt sâu và biến đổi địa hình nhất
là ở những nơi mất lớp phủ thực vật hoặc canh tác nông nghiệp lạc hậu. Địa hình xâm
thực do nước chảy trên mặt bao gồm nhiều loại khác nhau như các rãnh nông (do nước
mưa rơi xuống chảy tràn), khe rãnh xói mòn (dòng chảy tạm thời xuất hiện khi có mưa


10

lớn) ... Mưa nhiều dẫn đến quá trình xâm thực mạnh và đồng thời quá trình bồi tụ cũng
diễn ra nhanh, hình thành địa hình các đồng bằng châu thổ. Các đồng bằng châu thổ
sông rất phổ biến ở miền khí hậu nóng ẩm như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Mê Kông, đồng bằng sông Hằng, ...


Xói mòn đất do dòng chảy
tạm thời (mưa)

Những biện pháp canh tác nông
nghiệp lạc hậu suốt thế kỷ 19 gây nên
hiện tượng xói mòn đất đai nghiêm
trọng, dần hình thành rãnh núi có độ
sâu hơn 45m bang Georgia (Mỹ).

2.1.1.2. Miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc).
Miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) lượng mưa rất nhỏ, biên
độ nhiệt lớn, gió thổi mạnh, thiếu lớp phủ thực vật, lớp phủ thổ nhưỡng kém phát triển.
Ở hoang mạc và bán hoang mạc thì phong hoá lí học diễn ra mạnh. Phong hoá lí
học làm cho đá bị vỡ vụn ra, nhưng không làm thay đổi thành phần hoá học của đá và
khoáng vật. Cường độ của quá trình này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, tính chất và
cấu trúc của đá ... Ở hoang mạc, bán hoang mạc dao động của nhiệt độ giữa các mùa
trong năm, giữa ngày và đêm tương đối lớn làm cho phong hóa nhiệt diễn ra mạnh. Các
khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ hạ
xuống; các lớp đá ở những độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau do đó bị giãn nở
khác nhau khiến cho liên kết giữa các lớp đá bị phá huỷ dần rồi bị vỡ ra thành nhiều
mảnh vụn. Hơn nữa ở hoang mạc, bán hoang mạc do bốc hơi rất mạnh nên luôn xảy ra
sự vận chuyển nước mao dẫn lên bề mặt đất. Trên đường di chuyển nước mao dẫn có
thể hoà tan các loại muối khoáng và khi nước bốc hơi muối khoáng sẽ đọng lại. Trong
suốt quá trình muối khoáng kết tinh, thành mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn, khiến
cho bề mặt nham thạch bị rạn nứt và vỡ vụn.


11

Đá bị vỡ ra do phong hóa ở Texas - Mĩ

Ở vùng hoang mạc, vai trò của gió trong việc hình thành địa hình nổi bật hẳn lên
không phải do gió lớn và thổi thường xuyên mà do thiếu lớp phủ thực vật và tính chất
khô hạn của đất. Hơn nữa, quá trình phong hóa vật lý xảy ra mạnh, nơi đây đá thường
bị nứt vỡ, đồng thời có nhiều nguyên liệu dễ bị gió mang đi như: cát, bụi. Tác dụng của
gió bao gồm xâm thực (thổi mòn và khoét mòn), vận chuyển và tích tụ. Địa hình do gió
tạo thành cũng hết sức đa dạng như những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong,
những ngọn đá sót hình nấm, cồn cát, ...
Thổi mòn là tác dụng của gió làm cuốn đi những hạt nhỏ đã bị phá huỷ bởi bụi,
cát. Những mảnh lớn hơn so với khả năng mang đi của gió sẽ được để lại tại chỗ tạo ra
một lớp đá toàn những mảnh to. Thổi mòn có thể làm những lớp mềm mất đi để tạo
thành hàm ếch thổi mòn. Trong các lớp đá có những phần cứng mềm khác nhau thì thổi
mòn sẽ làm mất đi chỗ mềm để tạo thành những hốc thổi mòn.

Hốc thổi mòn ở bang Utah - Mĩ
Nấm đá ở cao nguyên Altiplano, Bolivia
Khoét mòn là tác dụng phá huỷ của gió khi nó mang theo những hạt đá nhỏ. Tác
dụng của nó bị hạn chế trong phạm vi 2m gần mặt đất, do đó các khối đá sẽ bị khoét đi
nhiều hơn so với trên hình thân nấm. Khi cuống nấm bị đứt sẽ để lại khối đá đung đưa.
Trong phá huỷ có chọn lựa, khoét mòn cũng tạo ra bề mặt đá rỗ tổ ong.


12

Bề mặt đá rỗ tổ ong sa mạc Pinnacles – Nước Úc
Khi sức vận chuyển không còn khả năng thắng trọng lực nữa, tức là gió đã yếu đi
thì cát, bụi phải rơi trở về mặt đất và tạo thành những dạng địa hình tích tụ do gió như:
cồn cát, gò cát, gợn sóng cát ... Gợn sóng cát thường chỉ cao vài cm và thẳng với
góc hướng gió thổi. Gò cát hình thành từ một nhóm cây nhỏ hay một mô đá. Gò cát cao
dưới 1 - 3m, dài khoảng 4m. Trên mặt phẳng, gò cát giống như một cái lưỡi, kéo dài
dọc theo hướng gió thổi và luôn thay đổi theo gió. Cồn cát là những đợt sóng cát khổng

lồ, bất đối xứng, có kích thước lớn hơn các dạng kể trên. Cồn cát hình thành trong điều
kiện hoang mạc có nhiều cát.

Gợn sóng cát ở Morocco

Cồn cát ở hoang mạc Namip.

Gò cát ở Chad

Ốc đảo Huacachina (sa mạc ở Peru)


13

Cánh đồng cồn cát là những vùng rộng lớn (100 - 100km 2), trên đó gặp được
nhiều kiểu địa hình bồi tụ do cát khác nhau. Độc đáo nhất đối với cánh đồng cồn cát là
các cồn cát dọc. Cồn cát dọc chạy dài hàng chục km, giữa chúng là những thung lũng
rộng. Gió xoáy thổi tung những lớp cát trên mặt để đôi chỗ lộ ra cả đã gốc nằm bên
dưới. Các chỗ trũng này có độ ẩm hơn nhờ mực nước ngầm ở nông hơn (nguồn gốc do
nước mưa thấm hay do hơi nước ngưng tụ). Nhờ độ ẩm đó mà cây trồng có thể phát
triển được đó là các ốc đảo ví dụ ốc đảo Huacachina – giữa lòng sa mạc ở Peru. Ốc đảo
Huacachina là một thị trấn có cảnh quan tuyệt vời với những khu rừng cọ xinh xắn, hồ
nước trong xanh và những cồn cát ngút tầm mắt. Duy nhất nơi đây có những bãi cỏ
xanh, nằm gọn trong lòng sa mạc trải rộng hàng trăm nghìn km.
Như vậy, mỗi miền khí hậu khác nhau trên Trái đất đều có các quá trình hình
thành địa hình và các dạng địa hình đặc trưng. Thêm vào đó, khí hậu còn tác động đến
độ cao miền núi. Từ lâu người ta đã nhận thấy những đỉnh núi cao nhất trên cùng một
đới khí hậu thường xấp xỉ bằng nhau. Điều này nói lên sự phụ thuộc của độ cao miền
núi với khí hậu và được giải thích như sau: Cùng với quá trình nâng lên tạo núi, tốc độ
bóc mòn cũng ngày một tăng cho đến một lúc, tốc độ của cả hai quá trình đối lập kia

vừa bằng nhau thì núi không tiếp tục cao lên nữa. Độ cao đó của đỉnh núi duy trì cho
đến khi tốc độ nâng lên thua tốc độ bóc mòn. Tốc độ bóc mòn phụ thuộc trước hết vào
các điều kiện khí hậu, sau đó trong một chừng mực nhất định còn phụ thuộc cả vào độ
cứng của đá thành tạo trên núi. Vì vậy, ngay trong cùng một đới khí hậu các đỉnh cao
nhất cũng có sai biệt nhất định về độ cao, mặc dù như trên đã nói, chúng thường cao
xấp xỉ như nhau. Các đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất xuất hiện ở vùng chí tuyến vì ở
đây thiếu nước là tác nhân bóc mòn chủ yếu, và do vậy độ cao của các núi cao nhất
giảm dần về phía xích đạo và hai cực.

Biến đổi độ cao của núi theo vĩ độ
2.1.1.3. Miền khí hậu lạnh.
Ở miền khí hậu lạnh, khô quá trình phong hóa lý học diễn ra mạnh do sự đóng
băng của nước. Trong đá có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi
nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới 00C, nước trong khe nứt hóa băng, đồng thời thể tích của
nó tăng thêm, do đó tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Vì vậy, sau mỗi
lần nước trong khe nứt hóa băng bản thân khe nứt lại giãn thêm một ít. Nếu hiện tượng
hoá băng - tan băng xảy ra nhiều lần khối đá sẽ bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.


14

Những vùng khí hậu lạnh băng hà là nhân tố tạo địa hình quan trọng nhất. Địa
hình do băng hà tạo thành gọi là địa hình băng tích. Hiện nay, băng hà chiếm 11% diện
tích lục địa. Băng hà không phải là nước sông hay nước biển bị đóng băng mà do tuyết
tích tụ lâu ngày nên biến đổi mà thành. Khi đạt đến một chiều dày nhất định thì khối
băng có thể chuyển dịch. Khối băng có thể di chuyển theo hướng tác động của trọng lực
(hướng dốc). Do áp lực mạnh (lực ép của khối băng) lớp băng ở đáy sông băng bị tan
chảy làm khối băng trên nó dễ dàng di chuyển hơn, đặc biệt là những nơi có độ dốc lớn.
Trong quá trình di chuyển, băng hà có tác dụng phá huỷ rất lớn. Băng hà không những
dùng các mảnh đá kích thước khác nhau mà nó mang theo để khía, rạch, bào, nạo mà

còn dùng sức nặng của bản thân nó để ép vỡ, lôi đi các đá ở bên dưới.
Địa hình xâm thực do sự dịch chuyển của băng hà điển hình là những cao nguyên
băng hà, vịnh hẹp băng hà (phio), đá trán cừu ... Cao nguyên băng hà là những đồng
bằng cao cấu tạo bằng đá cứng đã chịu tác động gọt giũa của băng hà. Phio là những
thung lũng băng dài, hẹp ngang, vách đứng, phân nhánh mạnh, được nước biển hậu
băng hà tiến vào làm ngập, tạo thành những vịnh rất đẹp. Đá trán cừu là những khối đá
bầu dục và gần tròn, đường kính từ vài mét đến vài trăm mét, trên đó thấy nhiều vết
khía, dấu tích của sự cọ sát, mài giũa do băng hà dịch chuyển.

Phio ở Na Uy
Hồ và rừng ở làng Romashki –Phần Lan
Khi băng hà di chuyển, nó đã phá hủy và bóc mòn đất đá mang đi những vật liệu
lớn, nhỏ nó tìm thấy trên đường đi của nó và đào sâu những chỗ trũng trên bề mặt đất.
Khi băng hà tan, nó đã để lại các đỉnh đồi tròn, những mặt bằng đá rắn chắc bị bào
phẳng. Giữa các đồi nhỏ là hàng vạn hồ (hồ băng hà) và đầm lầy nối với nhau bởi dòng
nước chảy xiết. Nhiều quốc gia ở vùng khí hậu lạnh phổ biến hồ băng hà và địa hình
đầm lầy tiêu biểu như Phần Lan (tên Finland - Phần Lan) được thay đổi nhẹ nhàng từ
Fenland, chữ “a fen” có nghĩa là một miền đầm lầy), Nga, Đức, Canada ...
Vùng khí hậu lạnh cũng có các đồng bằng băng hà được hình thành do tác dụng
bào mòn của băng hà như: đồng bằng Bắc Âu, Đông Âu ...
2.1.2. Tác động của sinh vật đến địa hình.


15

Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật đã làm cho đá và khoáng vật trên
bề mặt Trái Đất bị phá hủy về mặt cơ giới và vừa bị phá hủy về mặt hóa học. Các loài
sinh vật thường hút những sản phẩm thành tạo bị phá hủy từ đá như rễ cây hút nito,
photpho, cacbon, muối khoáng để nuôi cây. Ngược lại sinh vật lại tiết ra những chất hóa
học làm biến đổi thành phần cũng như tính chất của nham thạch như các axit hữu cơ

(ôxalic, malic, cacbonic, sunfuaric ...) có khả năng hòa tan và làm thay đổi thành phần
của đá mẹ. Các vi khuẩn và vi sinh vật dễ dàng vào sâu trong các lớp đá tới 2 – 3 km
tiết ra axit hữu cơ hòa tan các lớp đất đá rất mạnh ...
Ngoài ra sinh vật còn gây nên sự phá huỷ về mặt cơ học, thí dụ: động vật đào
hang, rễ thực vật khi xuyên vào kẽ nứt của đá cũng làm cho khe nứt bị rộng thêm do áp
lực của rễ lên thành khe nứt, dần dần đá và khoáng sẽ bị vỡ nhỏ ra.

Hệ thống rễ cây đang tách khối đá xâm nhập (Đồng Nai)
Sinh vật cũng góp phần tạo nên một số dạng địa hình độc đáo ở vùng biển như
ám tiêu san hô, bờ biển sú vẹt. San hô là động vật phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
Chúng tạo ra những cấu trúc vôi (ám tiêu) mà đôi khi có thể lớn tới hàng km. Cấu trúc
san hô có hình dạng và tên gọi khác nhau. Ám tiêu vòng là cấu trúc dạng vành khăn với
đường kính đôi khi tới 60km. Cấu trúc này vây lấy một cải vụng sâu khoảng 30-100m.
Ám tiêu vòng điển hình nhât thường gặp ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các tập
hợp của các đảo san hô trong quần đảo Hoàng Sa cho ta ấn tượng về ám tiêu vòng.

Rạn san hô vòng Bokak (quần đảo Marshall)

Rạn san hô viền bờ ở Eilat, Israel.


16

Ám tiêu bờ là cấu trúc san hô bám sát lấy bờ làm thành một bãi đá hay một tường
đá chạy dài. Ở bờ biển Trung Bộ, từ Đà Nẵng trở vào có nhiều ám tiêu bờ. Đặc biệt là ở
bờ biển Bình Thuận, ám tiêu bờ làm thành thềm đá cao dựng đứng trên mặt biển.
Ám tiêu chắn là cấu trúc san hô dài hàng chục đến hàng trăm km, song song với
bờ và cách bờ một dải nước rộng. Nổi tiếng nhất là ám tiêu chắn ở bờ đông bắc
Australia (dài hơn 2000km).


Ám tiêu chắn ở bờ đông bắc Úc.
Rạn san hô chắn bờ Papeete, Polynésie
Bờ biển sú vẹt: sú vẹt là những thực vật nhiệt đới điển hình, thường phát triển ở
các bờ bằng phẳng, ú bùn và bị ngập nước vào lúc thuỷ triều lên. Sú vẹt có một hệ
thống rễ, có tác dụng như một màng lọc đối với các sản phẩm vẩn đục từ phía biển đổ
vào cũng như từ phía bờ đổ ra làm cho lục địa được mở rộng mau chóng. Sú vẹt không
chỉ giữ lại các vật chất lục nguyên mà còn cung cấp một khối lượng lớn tàn tích thực
vật chết. Ở nước ta, các bãi bùn hình thành ở ven cửa sông và các bãi phù sa biển được
củng cố bởi những thực vật nước mặn như sú, vẹt, đước ... chiếm những diện tích rất
lớn. Đó là những đoạn bờ biển kéo dài từ Móng Cái tới Cẩm Phả, Thái Bình tới Ninh
Bình, các đảo phù sa ở đồng bằng sông Đồng Nai và Vàm Cỏ, rìa phía tây rừng U Minh
và mũi Cà Mau. Ở phía bắc, sú vẹt thường thấp (không quá 2m), trong khi đó ở Cà
Mau, đước cao tới 20-25m.
Con người cũng là sinh vật, các hoạt động sản xuất của con người làm biến đổi
rất lớn đến địa hình bề mặt Trái Đất và tạo nên các dạng địa hình nhân tạo như hệ thống
đê sông, đê biển, đập thủy điện, ....

Đập thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc)

Đê biển Hà Lan


17

2.1.3. Tác động của (bề mặt) đất đến địa hình.
Bề mặt thạch quyển của Trái đất được cấu tạo bởi nhiều loại khoáng vật và đá
khác nhau. Tốc độ phá huỷ đá, khoáng vật trong quá trình phong hóa ngoài phụ thuộc
vào đặc điểm khí hậu, sinh vật ... còn phụ thuộc vào đặc điểm của đá, khoáng vật như
thành phần khoáng vật, cấu trúc tinh thể, độ rắn, tính phân lớp, độ bền vững ...
Đá chứa nhiều loại khoáng kém bền vững như thạch cao, canxit, đôlômit,

ôlêvin ... thì dễ bị phá huỷ. Những nơi đá dễ thấm nước và dễ hoà tan như đá vôi, thạch
cao, do tác động của nước trên mặt, nước ngầm và khí cacbonic đã xuất hiện các dạng
địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ. Các khoáng vật silicat càng chứa nhiều cation,
hoặc hàm lượng Si02 càng thấp, thì độ bền phong hóa càng thấp.
Những loại đá chứa nhiều khoáng vật sẽ có nhiều hệ số dãn nở khác nhau, do đó
bị phá huỷ dễ dàng hơn những loại đá chứa ít khoáng vật. Đá có màu thẫm sẽ hấp thụ
nhiệt mạnh hơn, vì vậy dễ bị phá huỷ hơn đá sáng màu ...
Các sản phẩm của quá trình phong hoá một phần bị nước hoặc gió cuốn đi, phần
còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hoá, tạo ra vật liệu cho quá trình
vận chuyển và bồi tụ.
2.2. Tác động của địa hình, sinh vật, đất đến khí hậu.
Thời tiết là trạng thái của khí quyển ở khu vực hay địa điểm nào đó vào một thời
điểm cụ thể ; nó được đặc trưng bởi các trị số về nhiệt độ, mây, mưa, độ ẩm tương đối,
gió, vv… của thời điểm đó, được gọi là các yếu tố khí tượng hay các yếu tố thời
tiết. Thời tiết có tính chất không ổn định, hay thay đổi bất thường.
Khí hậu là trạng thái của khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số
trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua, lượng nước bốc hơi, lượng mây,
gió, ... đó là các yếu tố khí hậu. Như vậy khí hậu là trị số trung bình nhiều năm của thời
tiết. Khí hậu có tính chất ổn định, ít thay đổi.
Khí hậu trên Trái Đất rất khác nhau giữa các khu vực, giữa các địa phương, ... Sự
khác nhau đó được tạo ra bởi các nhân tố địa lí của khí hậu là: vĩ độ, địa hình, lớp phủ
thực vật, lục địa đại dương, ... Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tác giả xin tập
trung vào tác động của nhân tố địa hình và sinh vật.
2.2.1. Tác động của địa hình đến khí hậu.
Địa hình là yếu tố phi địa đới có ảnh hưởng lớn đến khí hậu, phá vỡ tính địa đới
của khí hậu theo chiều vĩ độ từ Xích đạo về hai cực.
2.2.1.1. Tác động của địa hình đến nhiệt độ.
Ảnh hưởng của độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không
khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6 0C. Mặc dù vĩ độ gần
tương đương nhau nhưng nhiệt độ trung bình năm của trạm Đà Lạt (18,3 0C) thấp hơn

Nha Trang (26,30C) vì Nha Trang ở độ cao thấp hơn (Nha Trang 6m, Đà Lạt 1513m).
Như vậy mức độ giảm nhiệt theo độ cao nhanh hơn nhiều theo vĩ độ (bán cầu Bắc nhiệt
độ giảm trung bình 0,50C/1 vĩ độ trong khi trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm


18

0,60C). Vì sao trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trung
bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C?

Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Nguyên nhân tạo ra nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu: nguồn bức xạ mặt trời trực
tiếp (chỉ khoảng 19%); nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng (chủ yếu).
Khi các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất làm cho mặt đất nóng lên; sau
đó mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí làm cho không khí nóng lên. Mặc dù
không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ mặt trời,
nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn (không khí nhận được lượng nhiệt do
loạn lưu là sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí do mặt đất bị đốt nóng không
đều gây nên đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ). Càng lên cao, càng xa
bề mặt đất nên càng ít nhận được bức xạ của mặt đất. Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ Mặt
Trời rồi toả vào khộng khí được hơi nước giữ lại 60%. Hơi nước tập trung ở dưới thấp,
khoảng 3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4 km trở xuống. Càng lên cao, ít hơi nước,
nhiệt độ giảm. Các phần từ vật chất (tro bụi, các loại muối các vi sinh vật.. .) hấp thụ
một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít góp phần làm nhiệt độ giảm.
Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm do càng lên cao càng cách xa nguồn cung cấp
nhiệt là bề mặt đất, càng lên cao không khí càng loãng và sạch nên khả năng hấp thụ và
giữ nhiệt kém.
Sườn núi ngược với chiều với ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn và
lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có
góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.

Ở khu vực ngoại chí tuyến của Bắc bán cầu nhìn chung sườn núi ở phía Nam có
nhiệt độ cao hơn sườn phía Bắc (vì sườn Nam có các tia sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp),
ở Nam bán cầu ngược lại sườn núi ở phía Nam có nhiệt độ thấp hơn sườn phía Bắc.
Độ dốc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ: cùng hướng sườn phơi
nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải, do sườn dốc có góc nhập xạ (góc chiếu
sáng) lớn hơn.


19

Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi (mức độ đốt nóng
được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng, tô bằng màu đỏ)
Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt trong ngày thay đổi theo địa hình. Nơi đất bằng
nhiệt độ ít thay đổi hơn nơi đất trũng vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban
đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên mặt các cao nguyên,
không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở các đồng bằng.
2.2.1.2. Tác động của địa hình đến khí áp.
Càng lên cao khí áp càng hạ. Trên mặt biển khí áp trung bình đo được là
760mmHg và cứ lên cao 10m khí áp giảm 1mmHg. Điều này được lí giải như sau: càng
lên cao không khí càng loãng bởi vì không khí là thể khí có thể nén được nên không khí
ở tầng trên nén xuống tầng dưới làm không khí tầng dưới đậm đặc hơn. Càng lên cao
thì chịu lực ép của không khí tầng trên càng nhỏ nên loãng hơn và khí áp hạ.
Do vậy khi đi du lịch trên trên các đỉnh núi cao chúng ta không thể luộc chín
được trứng (nhiệt độ sôi của chất lỏng giảm khi áp suất không khí trên bề mặt chất lỏng
giảm và ngược lại). Ở vùng núi cao áp suất không khí giảm rõ rệt khiến nhiệt độ
hoá hơi của nước cũng giảm. Nước hoá hơi dưới 100 0C nên không đủ nóng để luộc chín
trứng).
2.2.1.3. Tác động của địa hình đến độ ẩm không khí.
Độ cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm không khí.
Càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm. Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước được

tính bằng gam có trong 1m3 không khí. Không khí ở sát mặt đất thường chứa rất nhiều
hơi nước, do kết quả của hiện tượng bốc hơi từ mặt đất và mặt nước lên nhưng càng lên
cao hơi nưóc càng ít.
Càng lên cao, độ ẩm bão hòa càng giảm. Độ ẩm bão hòa là lượng hơi nước tối đa
mà 1m3 không khí có thể chứa được. Độ ẩm bão hòa thay đổi theo nhiệt độ của không
khí. Nhiệt độ càng cao thì không khí chứa được càng nhiều hơi nước, nghĩa là độ ẩm
bão hòa càng cao. Càng lên cao, nhiệt độ trung bình của không khí giảm dần, tương ứng
độ ẩm bão hòa cũng giảm dần.
Thông thường thì từ mặt đất lên đến một kilômet độ ẩm tương đối tăng ít nhiều
theo chiều cao, rồi sau đó thì giảm dần. Độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm
tuyệt đối và độ ẩm bão hoà của không khí ở cùng nhiệt độ. Độ ẩm tương đối phụ thuộc


20

vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nhiệt độ không khí. Độ ẩm tương đối tỉ lệ nghịch
với nhiệt độ không khí. Càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm thì độ ẩm bão hoà
càng giảm nên độ ẩm tương đối càng tăng lên. Tuy nhiên độ ẩm tương đối chỉ tăng đến
một độ cao nhất định vì ¾ lượng hơi nước tập trung ở độ cao dưới 4km trở xuống, lên
cao nữa không khí khô vì ít hơi nước.
Sườn khuất gió thường có độ ẩm tương đối thấp vì không khí ở sườn khuất gió
khi xuống núi nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn của không khí khô xuống núi (trung
bình cứ hạ thấp 100m thì tăng 10C) nên độ ẩm bão hoà tăng; độ ẩm tương đối giảm.
2.2.1.4. Tác động của địa hình đến lượng mưa.
Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa. Cùng một sườn núi đón gió,
càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Sở dĩ vậy vì nhiệt độ không khí giảm
làm giảm độ ẩm bão hoà và không khí phải nhà bớt hơi nước là điều kiện cần để hơi
nước ngưng đọng. Nhưng đến một độ cao nhất định (độ cao có lượng mưa tối đa tương
ứng với độ cao có độ mây tối đa) lượng mưa lại giảm và không còn mưa do độ ẩm
không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo. Vì thế những sườn núi cao và

những đỉnh núi cao thường khô ráo.
Cùng một dãy núi sườn đón gió mưa nhiều hơn sườn khuất gió. Ở sườn đón gió,
không khí chuyển động đi lên, nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm (trung bình cứ
lên cao 100m thì giảm 0,60C), không khí bị lạnh đi, nhiệt độ xuống dưới điểm sương, sự
ngưng kết hơi nước được diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống từ các đám mây
bên sườn đón gió. Khi các dòng không khí vượt qua sống núi sang sườn khuất gió, hơi
nước đã giảm nhiều, bắt đầu chuyển động đi xuống và nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn
không khí khô xuống núi (trung bình cứ hạ thấp 100m thì tăng 10C) nên độ ẩm tương
đối hạ xuống và ít mưa. Ví dụ về mùa hạ, Lạng Sơn ở nơi khuất gió đông nam (phía sau
cánh cung Đông Triều) và ngược lại Quảng Ninh mưa nhiều (sườn đón gió).
2.2.1.5. Tác động của địa hình đến gió.
Ở miền núi, độ cao làm sinh ra các loại gió địa phương đó là gió phơn, gió núi,
gió thung lũng.
2.2.1.5.1. Gió núi – thung lũng.
Trong các hệ thống núi thường thấy có gió thay đổi hướng theo chu kì một ngày
đêm, loại gió đó gọi là gió núi - thung lũng. Ban ngày gió thổi từ thung lũng lên đỉnh
núi là thung lũng, ban đêm gió thổi từ trên đỉnh núi xuống thung lũng là gió núi.
Nguyên nhân sinh ra gió này chính là do sự chênh lệch nhiệt độ ở cùng độ cao của
không khí ở sườn núi và trên thung lũng.
Ban ngày, không khí trên sườn núi nóng hơn nên bốc lên cao, không khí ở thung
lũng lạnh, nên xuất hiện gió thổi từ thung lũng đến sườn núi đi lên gọi là gió thung
lũng. Gió thung lũng thường oi bức (nóng, ẩm).


21

Ban đêm sườn núi bức xạ mạnh hơn nên hiện tượng xảy ra ngược lại với quá
trình diễn ra ban ngày, gió trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng gọi là gió núi. Gió núi
thường mát dịu mát hơn gió thung lũng.
Gió núi và thung lũng thể hiện đặc biệt rõ rệt vào mùa hạ còn về mùa đông yếu

hơn.

Gió núi – thung lũng.
2.2.1.5.2. Gió phơn.
Những đợt gió khô nóng thổi từ trên núi xuống gọi là gió fơn. Trong các đợt gió
fơn mạnh, nhiệt độ có khi lên rất cao độ ẩm tương đối giảm mạnh, có khi đạt đến giá trị
rất thấp. Thời gian của những đợt gió fơn có thể từ vài giờ đến vài ba ngày. Gió fơn
thấy ở nhiều nơi trên thế giới như ở tây Capcadơ, ở Trung Á, châu Mĩ và trong nhiều hệ
thống núi khác. Ở Việt Nam có gió tây khô nóng (gió Lào).
Gió fơn có thể xuất hiện ở hệ thống núi dài, cao bất kì nơi nào, khi hai bên dãy
núi có sự chênh lệch lớn về áp suất, các dòng không khí phải vượt qua sống núi di
chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp; khi đến sườn đón gió chúng không thể rẽ ngang
được, bắt buộc phải vượt qua sống núi. Ở sườn đón gió, không khí chuyển động đi lên,
nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm (trung bình cứ lên cao 100m thì giảm 0,6 0C),
không khí bị lạnh đi, nhiệt độ xuống dưới điểm sương, sự ngưng kết hơi nước được
diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống từ các đám mây bên sườn đón gió. Khi các
dòng không khí vượt qua sống núi sang sườn khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều, bắt
đầu chuyển động đi xuống và nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô xuống
núi (trung bình cứ hạ thấp 100m thì tăng 10C) nên độ ẩm tương đối hạ xuống. Vì vậy
mà ở sườn khuất gió có gió nóng và khô, đó chính là gió fơn.
Lưu ý rằng gió phơn có nơi nóng, nhưng có nơi gió phơn không nóng. Nếu nhiệt
độ của gió ở sườn đón gió tương đối cao thì sang sườn khuất gió nhiệt độ tăng cao, gió
rất khô nóng (ví dụ gió phơn tây nam ở Bắc Trung Bộ nước ta). Nếu nhiệt độ của sườn
đón gió thấp, tuy đã tăng khi vượt núi hạ xuống bên kia sườn khuất gió, nhưng nhiệt độ
văn không cao (ví dụ: gió Ô Quy Hồ ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai nước ta).


22

Gió phơn.

2.2.2. Tác động của (bề mặt) đất đến khí hậu.
2.2.2.1. Tác động của (bề mặt) đất đến nhiệt độ không khí.
Vì sao không khí có nhiệt độ? Nguyên nhân tạo ra nhiệt độ không khí ở tầng đối
lưu: nguồn bức xạ mặt trời trực tiếp (chỉ khoảng 19%); nhiệt của bề mặt Trái Đất được
Mặt Trời đốt nóng (chủ yếu). Khi các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất
làm cho mặt đất nóng lên; sau đó mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí làm cho
không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp
một phần bức xạ mặt trời, nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn (không khí
nhận được lượng nhiệt do loạn lưu là sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí do
mặt đất bị đốt nóng không đều gây nên đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức
xạ). Chính vì lí do trên mà cán cân bức xạ Mặt Trời của bề mặt đất (đại lượng biểu thị
mối tương quan giữa năng lượng bức xạ mà bề mặt Trái Đất thu được và chi ra) là nhân
tố qui định chế độ nhiệt của lớp không khí sát mặt đất. Cán cân bức xạ Mặt Trời của bề
mặt đất lớn ở nội chí tuyến qui định nhiệt độ trung bình năm cao của vùng nhiệt đới.
Cán cân bức xạ Mặt Trời ở khu vực hai cực luôn âm qui định nhiệt độ trung bình năm
của vùng cực đều thấp dưới 00C.
Đặc điểm của bề mặt đất có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ không khí. Vùng hoang
mạc, bề mặt chủ yếu là cát nên biên độ nhiệt ngày đêm của không khí lớn. Cát có khả
năng hấp thu nhiệt rất tốt nhưng thoát nhiệt cũng rất nhanh. Ban ngày, bề mặt cát hấp
thu nhiệt lượng của mặt trời rất tốt nên nhiệt độ không khí cao, ban đêm bề mặt cát lại
thoát nhiệt nhanh nên nhiệt độ hạ thấp. Do ảnh hưởng của bề mặt là lớp băng tuyết nên
vùng cực về mùa hè mặc dù đã được nguồn năng lượng mặt trời cung cấp khá nhiều
nhưng nhiệt độ không khí ít khi vượt lên 10C đến 20C. Bề mặt băng tuyết phản chiếu các
tia bức xạ Mặt Trời, do đó nhiệt độ luôn lạnh hơn so với mặt đất. Hơn nữa khi tuyết tan
ra nó hút nhiệt độ từ không khí nên thời tiết lạnh giá kéo dài.
2.2.2.2. Tác động của (bề mặt) đất đến độ ẩm không khí.
Hơi nước luôn có trong không khí. Nguồn gốc của hơi nước trong khí quyển từ
đâu? Hơi nước liên tục được nhập vào khí quyển do quá trình bốc hơi từ mặt đất ẩm,



23

mặt nước và do sự thoát hơi nước từ thực vật. Như vậy, mặt đất ẩm là một trong nguồn
cung cấp độ ẩm (hơi nước) cho không khí.
Lượng nước bốc hơi thực tế từ bề mặt đất phụ thuộc vào lượng nước có trong đất
và sự tồn tại của các ống mao dẫn có trong đất để dẫn nước từ các lớp đất sâu lên mặt
bốc hơi, do đó lượng bốc hơi thực tế ở các vùng đất khô nhỏ hon so với các vùng đất
ẩm. Khi nước bốc hơi từ bề mặt đất, lớp không khí ở dưới thấp sát mặt đất nhận được
nhiều hơi nước nhất, sau đó do quá trình khuếch tán và trao đổi theo chiều thẳng đứng
nên hơi nước được đưa lên các lớp không khí trên cao.
2.2.3. Tác động của sinh vật đến khí hậu.
2.2.3.1. Tác động của sinh vật (rừng) đến nhiệt độ không khí.
Thực vật, nhất là rừng cây, có vai trò giữ cho chế độ nhiệt ôn hòa, vì ban ngày
rừng cây ngăn bức xạ mặt trời làm cho nhiệt độ không bị cao quá còn ban đêm cây rừng
ngăn bớt bức xạ mặt đất giữ cho nhiệt độ không xuống thấp quá. Như vậy ban ngày
nhiệt độ trong rừng sẽ thấp hơn, ban đêm nhiệt độ trong rừng sẽ cao hơn bên ngoài. Ở
hoang mạc ít thực vật cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm lớn hơn.
Sự xuất hiện của con người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệt độ không khí
trên Trái Đất. Các hoạt động sản xuất của con người đã thải vào khí quyển quá nhiều các
chất khí thải trong đó có CO2 làm cho nhiệt độ trung bình của Trái Đất có xu hướng tăng
lên (vì CO2 là chất khí nhà kính). Ở khu vực nội thành các thành phố (mật độ dân số
cao) nhiệt độ không khí thường cao hơn khu vực ngoại thành và vùng nông thôn.
2.2.3.2. Tác động của (rừng) sinh vật đến độ ẩm không khí.
Thực vật trong rừng nhả nhiều hơi nước làm cho độ ẩm của không khí tăng lên,
nên rừng làm tăng lượng mưa. Ở vùng xích đạo có nhiều nguyên nhân gây mưa trong
đó có yếu tố diện tích lớp phủ rừng lớn.
2.2.3.3. Tác động của sinh vật (rừng) đến gió.
Đối với gió sát mặt đất, rừng cây là vật chướng ngại ảnh hưởng lớn đến hướng
gió. Gió phải vươn lên trên rừng cây, rồi lại hạ xuống sau rừng cây, sinh ra những

chuyển động xoáy lốc. Nếu gió mạnh thì những luồng nhiễu động có thể lên cao trên
những ngọn cây lớn đến 200, 300m.


24

Hơi nước trong rừng cây.

Gió gặp chướng ngại vật – rừng cây.

2.3. Tác động của khí hậu, đất, địa hình đến sinh vật.
Sinh quyển là một quyển của Trái Đất trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
Chiều dày sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật: giới hạn phía trên là
nơi tiếp giáp với tầng ozon (22- 25km), giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương
(sâu nhất >11km). Ở lục địa xuống đáy lớp vỏ phong hóa, ở độ sâu trung bình 60m, ít
khi tới 100 - 200m hoặc hơn nữa. Trong trường hợp đặc biệt có thể tìm thấy sự sống ở
ngoài lớp vỏ phong hóa, ví dụ đã tìm thấy vi sinh vật trong mỏ dầu ở độ sâu đến
4500m. Tuy vậy sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà
chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề
mặt đất. Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của
khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.
Sự xuất hiện của sinh quyển trong lớp vỏ địa lí đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát
triển của các quyền khác trên Trái Đất. Ngược lại, các cơ thể sống của sinh quyển đều
phải sống dựa vào môi trường và chịu tác động của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm, nước, không khí, gió, đất, sinh vật ... Những sinh vật nào thích nghi với điều
kiện môi trường nơi phân bố sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị chết hoặc loại trừ ra
khỏi vùng phân bố.
Sinh vật trên thế giới rất đa dạng và phức tạp, sự phân bố của chúng phụ thuộc
vào rất nhiều nhân tố nhất là các yếu tố của khí hậu.
2.3.1. Tác động của khí hậu đến sinh vật.

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu
thông qua yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
2.3.1.1. Tác động của khí hậu đến sinh vật.
2.3.1.1.1. Tác đông của nhiệt độ đến sinh vật.
Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Đại đa số sinh vật chỉ có
thể sống trong phạm vi nhiệt độ từ 00C đến 400C. Nhiệt độ là yếu tố sinh thái của môi
trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của sinh vật. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng


25

đến các nhân tố khác của môi trường như độ ẩm, đất... Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh
vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi. Khi nhiệt độ tăng lên hoặc hạ thấp quá giới hạn
chịu đựng của sinh vật thì chúng không thể sống được.
Nhiệt độ của môi trường có sự khác nhau theo không gian, đã tạo ra những nhóm
sinh vật có khả năng thích nghi khác nhau. Vùng nhiệt đới và xích đạo là nơi phân bố
của các loài ưa nhiệt; các loài chịu lạnh phân bố ở các vùng vĩ độ cao và các vùng núi
cao.
Tuy nhiên thực vật có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ bằng nhiều hình
thức khác nhau. Ví dụ: ở những nơi trống trải, nhiệt độ không khí và đất cao như ở các
hoang mạc, xavan, các vùng đất cát ven biển nhiệt đới…, cây thích nghi môi trường
bằng khả năng hạn chế sự hấp thụ nhiệt nhờ có vỏ dày; trên lá có lông đây hoặc có lớp
sáp có khả năng cách nhiệt, phản xạ ánh sáng; một số có là biến thành gai để giảm bề
mặt tiếp xúc; nhiều loài có thân cây mọng nước có khả năng tích luỹ đường và muối
khoáng để giữ nước … Hoặc ở các vùng ôn đới, về mùa đông nhiệt độ xuống thấp, cây
thích nghi bằng cách rụng lá để hạn chế diện tiếp xúc với không khí lạnh, đồng thời
hình thành các vảy để bảo vệ chồi non, hoặc có loài tàn lụi để lại hạt ...
Liên quan với nhiệt độ của môi trường, người ta chia động vật làm hai nhóm:
nhóm đẳng nhiệt (ổn nhiệt) và nhóm biến nhiệt. Nhóm đẳng nhiệt là những loài động

vật có nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường như các loài
chim, thú. Nhóm động vật biến nhiệt là những loài động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi
theo nhiệt độ môi trường bên ngoài như các động vật không xương sống, cá, ếch nhái,
bò sát. Động vật có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường bằng nhiều
dạng khác nhau. Ví dụ, để điều hoà nhiệt, động vật có các đặc điểm hình thái, cấu tạo
cơ thể thích nghi. Hoặc ở vùng lạnh thú thường có lông dày và dài, có lớp mỡ dày dưới
da..., các côn trùng ở sa mạc nắng nóng có khoang chống nóng ... Một số loài chim, thú
tự thích nghi với nhiệt độ môi trường bằng cách ngủ đông, ngủ hè hoặc di trú.
2.3.1.1.2. Tác động của nước và độ ẩm không khí đến sinh vật.
Những nơi có nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm,
cận nhiệt, ôn đới ấm và ẩm là môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, nơi khô
khan, thiếu nước không thuận lợi cho sinh vật phát triển thì sinh vật nghèo nàn, ít sinh
vật có thể sinh sống được (như hoang mạc).
Sở dĩ như vậy vì nước và độ ẩm trong đất, trong không khí có ý nghĩa sinh thái
rất lớn đối với sinh vật. Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các tế bào sống,
nước tham gia vào hầu hết vào các hoạt động sống của sinh vật. Nước là nguyên liệu
cho cây quang hợp, là phương tiện vận chuyển trao đổi khoáng và chất hữu cơ trong
cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật. Nước tham gia trao đổi năng
lượng và điều hoà nhiệt độ cơ thể. Nước giữ vai trò quan trọng trong sinh sản và phát
tán nòi giống, nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.


×